NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
Quá trình đổi mới dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi<br />
nhiều yếu tố căn bản có tính chất nền tảng. Một trong những yếu tố quan<br />
trọng đó chính là con người- người giáo viên- người thầy. Đứng trên bục<br />
giảng, một người thầy (cô)-(nói chung) đóng vai trò then chốt để có được<br />
những sản phẩm quan trọng: CON NGƯỜI. Thế nên, người thầy không phải<br />
chỉ dạy học kiểu truyền thụ kiến thức một chiều; điều cần thiết là sự định<br />
hướng, trao đổi, chia sẻ cùng học sinh các đơn vị kiến thức trong từng bài<br />
học và tất cả tình cảm nhiệt huyết và đặc biệt là kĩ năng sống (của chính<br />
người thầy) để làm nên thành công trong công việc có tính chất đặc thù.<br />
<br />
Để tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy điều đó, một vấn đề quan tâm<br />
hàng đầu đó là cần đổi mới hoạt động ở tổ chuyên môn. Nghĩa là làm sao để<br />
chúng ta giảm việc có tính chất hành chính và tập trung vào các nghiệp vụ<br />
chuyên môn như: tìm hiểu-nghiên cứu thực tế và đặt vấn đề, trao đổi, thảo<br />
luận, rút kinh nghiệm để việc dạy học thiết thực và hiệu quả thật sự. Qua đó,<br />
kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy của mỗi giáo viên sẽ dần được nâng cao.<br />
<br />
Một tổ chuyên môn vững mạnh đúng nghĩa thì tất nhiên phải có những<br />
người thầy vững vàng về chuyên môn, có tâm huyết trong công việc và nghề<br />
nghiệp, có sự năng động, tích cực trong hợp tác và giúp đỡ nhau về chuyên<br />
môn-kinh nghiệm giảng dạy.<br />
<br />
Vấn đề đặt ra ở đây là tương đối rộng. Tuy nhiên, từ những suy nghĩ và<br />
trăn trở trong nghề nghiệp, trong phụ trách công tác chuyên môn của tổ Ngữ<br />
Văn, bản thân tôi luôn có ý thức học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình<br />
giảng dạy cũng như trong sinh hoạt tổ chuyên môn để từ một số công việc,<br />
vấn đề có tính “ hàn lâm, xa vời” được ứng dụng vào thực tế nơi mình công<br />
tác một cách hiệu quả thiết thực. Đó chính là lí do tôi thực hiện nghiên cứu<br />
và thực hiện đề tài: Nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy của giáo<br />
viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn “nghiên cứu bài học”.<br />
<br />
Với đề tài này, lựa chọn tối ưu của tôi chính là qua quá trình sinh hoạt ở tổ<br />
chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, kết hợp với thực tế giảng dạy, mỗi<br />
giáo viên có thêm kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết và thiết thực nhất trong dạy<br />
học và đặc biệt, phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT Tôn Đức Thắng<br />
nói riêng và học sinh THPT nói chung.<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 1<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
1.Cơ sở lí luận<br />
<br />
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện<br />
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học<br />
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến<br />
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ<br />
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để<br />
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển<br />
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt<br />
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ<br />
thông tin và truyền thông trong dạy và học”;<br />
<br />
- Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ<br />
thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy<br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.<br />
<br />
- Các sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện các hoạt động<br />
đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dưỡng,<br />
tập huấn về phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm<br />
chuyên môn, cụm trường; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp, động viên khen<br />
thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới phương pháp<br />
dạy học và các hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác.<br />
<br />
- Triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài<br />
học”. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy hoạt động của học<br />
sinh làm trung tâm, ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến<br />
người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong<br />
học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho<br />
học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không?<br />
cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?<br />
<br />
2. Cơ sở thực tiễn<br />
<br />
Từ năm 2013-2014, Sở giáo dục đào tạo Đồng Nai tổ chức tập huấn cho<br />
tổ trưởng chuyên môn nhằm thực hiện công tác đổi mới sinh hoạt tổ chuyên<br />
môn.<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 2<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
Năm học 2014-2015, Sở tiếp tục triển khai tập huấn đổi mới cho Tổ<br />
trưởng chuyên môn, tổ chức hội thảo về dạy học môn Văn.<br />
<br />
Tài liệu tập huấn của Bộ giáo dục Đào tạo về đổi mới sinh hoạt chuyên<br />
môn là “ chỗ dựa” cho một số hoạt động có tính chất then chốt ở cả phương<br />
diện lí luận và ứng dụng vào thực tế.<br />
<br />
Quy chế chuyên môn ở trường THPT quy định rõ: mỗi tháng Tổ nhóm<br />
chuyên môn sịnh hoạt hai lần.Trong mỗi cuộc họp Tổ nhóm chuyên môn phải đi<br />
sâu đánh giá được hoạt động chuyên môn trong 2 tuần vừa qua và đề ra được<br />
nhiệm vụ chuyên môn trong 2 tuần kế tiếp (theo kế hoạch đã được xây dựng từ<br />
đầu năm học) đồng thời đi sâu thảo luận các vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết,<br />
trình bày và thảo luận các chuyên đề đã được tập huấn (nếu có), bàn giải pháp<br />
đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học<br />
sinh...<br />
<br />
Tuy nhiên, về SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI<br />
HỌC, các tổ ở trường THPT Tôn Đức Thắng vẫn chưa thực hiện bài bản, Tổ chuyên<br />
môn Ngữ Văn vẫn chưa thực hiện tốt mà chỉ thực hiện được một phần thông qua các<br />
tiết hội giảng cấp tổ, cấp trường: thông qua giờ dạy của giáo viên thì dự giờ chủ yếu<br />
góp ý đánh giá tiết dạy của giáo viên về tác phong, phương pháp, kiến thức nội dung,<br />
chưa chú trọng đến quan sát và đánh giá học sinh trong tiết học.<br />
<br />
Những nguyên nhân được xác định như sau:<br />
<br />
- Điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo…<br />
<br />
- Thời gian đầu tư để thực hiện sinh hoạt Chuyên môn nghiên cứu bài học còn<br />
bị động khá nhiều.<br />
<br />
- Giáo viên thường ngại đánh giá nhận xét, thực tế có khi né tránh phân tích,<br />
chỉ ra hạn chế giúp đồng nghiệp tiến bộ.<br />
<br />
- Tiết dạy của Giáo viên thường do Giáo viên đó tự soạn, tự đầu tư, chưa có sự<br />
đóng góp của tổ…<br />
<br />
-Một số giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu thì chỉ mang tính cá nhân, chưa có sự<br />
trao đổi, chia sẻ để tìm đến tính phổ quát của vấn đề khi ứng dụng.<br />
<br />
Cái nhìn khác từ phía học sinh:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 3<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
1. Đầu vào quá thấp. Học sinh tuyển vào lớp 10 trong các năm học dao động<br />
ở số lượng 500 em. Hết năm học lớp 10, số lượng này chưa tới 450. Như<br />
thế, sĩ số giảm hơn 1 lớp.<br />
<br />
Học sinh yếu kém bị thải loại là thực tế nhưng số liệu cho thấy đó là khó khăn<br />
và là thách thức của người dạy học, tức là làm sao để con số bị thải loại kia ít đi!<br />
<br />
2. Học sinh chưa thực sự chú trọng tới môn Văn bởi ảnh hưởng lối học<br />
vẹt, học chay. Tâm lí học để kiểm tra đủ điểm 5 khiến cho quan điểm này phổ<br />
biến trong số đông học sinh. Tâm lí này tạo ra tính ỳ trong học tập khiến người<br />
dạy vấp phải nhiều tình huống sư phạm phải xử lí.<br />
<br />
3. Một bộ phận học sinh tiếp cận sách học tốt, bài mẫu với mục đích là để<br />
vươn lên. Tuy nhiên, hiệu quả thấp hoặc chưa có bởi học sinh không phân biệt<br />
được “cái cần học” và “cái dở, yếu” của chính cuốn sách không chất lượng.<br />
Một phần trong số này là học sinh trung bình-khá, bên cạnh khó khăn trên, các<br />
em vẫn chưa biết cách học; tức là học cái gì, học thế nào từ sách, để mình nâng<br />
cao kiến thức, viết văn tốt hơn! Bộ phận này tự thành công là rất hiếm.<br />
<br />
4. Vai trò, công việc trong tương lai ở một số ngành nghề liên quan trực<br />
tiếp đến môn Văn là cánh cửa hẹp. Từ đó dẫn đến việc học sinh không có lựa<br />
chọn cho những ngành này-môn học này. Thiếu yêu thích, đam mê nên không<br />
có động lực để học sinh vươn lên. Số học sinh theo đuổi bộ môn Văn thật sự<br />
vẫn rất hiếm nên sức lan tỏa trong học tập không thể có!<br />
<br />
5. Học sinh yếu kém ( yếu kém cả học lực và về ý thức) còn tồn tại cá<br />
biệt. Bộ phận này có ảnh hưởng không tốt đến tâm lí của những em khác: không<br />
học, học chống đối và chấp nhận thi lại. Sự ảnh hưởng này, tiếc thay, lớn hơn cả<br />
sự ảnh hưởng từ những điều tốt đẹp.<br />
<br />
Như vậy, cả từ phía giáo viên và học sinh đều có những vấn đề cần đổi<br />
mới, đó là thách thức lớn. Động lực thay đổi từ sinh hoạt chuyên môn phải là<br />
được quan tâm.<br />
<br />
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP<br />
<br />
Chuẩn bị cho năm học mới 2014-2015, căn cứ nhiệm vụ năm học, căn cứ<br />
tình hình thực tế của năm học mới, Kế hoạch năm học của nhà trường, tôi đã<br />
xây dựng kế hoạch cho việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, coi<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 4<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
đây là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chuyên môn nhằm thúc đẩy quá trình dạy học<br />
để phù hợp nhu cầu mới, tình hình mới.<br />
<br />
3.1 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn<br />
<br />
-Trước tiên, đó là sự chia sẻ cùng đồng nghiệp về nội dung đổi mới,<br />
cách thức tiến hành công việc. Các thành viên đã có nhận thức đúng đắn về<br />
đổi mới phương pháp dạy học, cách thức nghiên cứu bài học. Nhiều thành viên<br />
đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương<br />
pháp dạy học theo hướng đổi mới. Một số giáo viên đã vận dụng được các<br />
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng<br />
thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tổ chức<br />
hoạt động dạy học được nâng cao; vận dụng được qui trình kiểm tra, đánh giá<br />
mới.<br />
<br />
- Thứ hai, tổ trưởng xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện chuyên<br />
đề và lấy ý kiến bổ sung, thống nhất.<br />
<br />
-Thứ ba, lựa chọn bài học “ có vấn đề” để đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
Thế nào là bài “ có vấn đề”?<br />
<br />
-Bài có vấn đề là bài khó tiếp cận kiến thức. Có thể, đó là bài khó dạy, phát sinh<br />
nhiều tình huống cần xử lí. Thậm chí, bài học đó “ bị xem nhẹ”, tức là xem bài<br />
học đó không quan trọng! Điều này dẫn đến việc dạy qua loa, nhưng thực tế, nó<br />
lại rất quan trọng.<br />
<br />
Điều này, phải dựa vào quá trình dự giờ của tổ trưởng chuyên môn trong<br />
suốt quá trình công tác. Tức, đó phải là kinh nghiệm của chính tổ trưởng chuyên<br />
môn.<br />
<br />
-Thứ tư, tổ trưởng làm chủ tọa việc phân tích bài học nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 5<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
- Phân tích về việc lựa chọn nội dung trong chương trình và sách giáo<br />
khoa hiện hành để nghiên cứu bài học: vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của nó.<br />
- Xác định vấn đề chính cần giải quyết trong bài học.<br />
+ Định hướng thiết kế giáo án cho bài học: cấu trúc các nhiệm vụ học tập<br />
dự kiến tổ chức hoạt động học của học sinh (theo tiến trình sư phạm của phương<br />
pháp dạy học tích cực được lựa chọn).<br />
- Thời điểm thực hiện, thời lượng, cách thực hiện (GV…)<br />
Trên cơ sở thảo luận lấy ý kiến, Tổ trưởng sẽ dự kiến sẽ tổ chức cho học<br />
sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có<br />
thể hình thành cho học sinh trong bài học và trình bày cụ thể về:<br />
- Kiến thức<br />
- Kĩ năng<br />
- Năng lực<br />
-Thứ năm, tổ trưởng khuyến khích GV đăng ký dạy minh họa<br />
GV đăng kí dạy, TTCM yêu cầu tất cả các GV cùng tham gia dự giờ, thảo<br />
luận, khuyến khích giáo viên vận dụng những điều học được vào thực tế.<br />
3.2 Lưu ý khi thảo luận về giờ dạy minh họa (Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của<br />
Bộ- không phải của người viết)<br />
-Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận.<br />
<br />
-GV dạy minh họa trình bày mục tiêu, ý tưởng….cảm nhận sau khi dạy như sự<br />
hài lòng, băn khoăn…<br />
<br />
-GV dự chia sẻ về quan sát, ghi chép, cảm nhận được. Khuyến khích mọi người<br />
đề có ý kiến. Không để người dự mổ xẻ, phân tích , soi mới những hạn chế của<br />
GV dạy minh họa. Người dự cần căn cứ vào mục tiêu của bài để hiến kế giúp<br />
người dạy khắc phục hạn chế.<br />
<br />
-Mỗi người dự tự tìm ra những yếu tố tích cực, suy nghĩ xem mình đã học được<br />
những gì từ bài học này.<br />
<br />
-Không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, quá chú trọng đến quy<br />
trình truyền thống của một giờ dạy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 6<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
-Không đánh giá GV, không xếp lại giờ học và không kết luận cần phải thay đổi<br />
theo cách nào mà để GV tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với HS và<br />
điều kiện học tập của lớp mình<br />
<br />
-Khi phân tích bài học cần căn cứ vào các tiêu chí sau: (Theo tài liệu hướng<br />
dẫn của Bộ- không phải của người viết)<br />
<br />
1.Quan sát hành vi HS – Đánh giá lớp học<br />
<br />
Hình 1: Đồng thuận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Chú tâm và phân tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Tập trung và mất tập trung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 7<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Mạnh dạn và nhút nhát<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Không thể hiểu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Cần và bất cần<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 8<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
Hình 7: Gặp phải khó<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
khăn<br />
Hình 8: Tự tin và mất tự<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tin<br />
3.3 Những tiêu chí có thể làm căn cứ phân tích bài học (Nguồn: Tài liệu của<br />
Bộ giáo dục-không phải của người viết )<br />
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học<br />
-Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với MT, ND, PPDH được sử dụng.<br />
-Mức độ rõ ràng của MT, ND, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của<br />
mỗi nhiệm vụ học tập.<br />
-Mức độ phù hợp của TBDH và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động<br />
học của HS.<br />
-Mức độ hợp lí của phương án KTĐG trong quá trình tổ chức hoạt động học của<br />
HS<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 9<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:<br />
-Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của PP và HT chuyển giao nhiệm vụ học tập.<br />
-Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS.<br />
-Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp<br />
tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.<br />
-Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá<br />
kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS<br />
3. Hoạt động của học sinh:<br />
-Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong<br />
lớp.<br />
-Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các<br />
nhiệm vụ học tập.<br />
-Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết<br />
quả thực hiện nhiệm vụ học tập.<br />
-Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học<br />
tập của HS.<br />
GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến HS như:<br />
- HS học như thế nào?<br />
- HS đang gặp khó khăn gì trong học tập?<br />
- ND và PPDH có phù hợp, có gây hứng thú cho HS không? Kết quả học tập<br />
của HS có được cải thiện không?<br />
- Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?<br />
Vị trí quan sát lớp học khi dự giờ:<br />
<br />
Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát, ghi chép, quay<br />
phim các hoạt động học của HS một cách dễ dàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 10<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.4 Những bài học kinh nghiệm<br />
Thực tế, đề tài đã được tiến hành thực hiện ở tổ Văn trường THPT Tôn<br />
Đức Thắng trong hai năm học: 2013-2014 và 2014-2015.<br />
<br />
Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học<br />
chúng tôi tuân thủ nguyên tắc của nó nhưng công việc cụ thể tiến hành theo<br />
những điểm nhấn sau:<br />
<br />
-Trong năm 2013-2014, chúng tôi thực hiện sinh hoạt chuyên môn nghiên<br />
cứu bài học trong giai đoạn thứ nhất của công việc: Đó là tiếp cận hình thức<br />
“ nghiên cứu bài học” ở cách thức làm việc, hướng nghiên cứu. Bước tiếp<br />
theo là triển khai thống nhất ý kiến soạn bài (thiết kế giáo án). Cuối cùng là<br />
thực hiện giảng dạy và đúc rút những bài học kinh nghiệm cơ bản sau khi<br />
đánh giá theo trình tự kế hoạch đã đề ra.<br />
<br />
-Trong năm 2014-2015, chúng tôi thực hiện ở mức cao hơn. Đó là tập<br />
trung giải quyết những vướng mắc trong quá trình tiếp cận bài học ở học<br />
sinh (người viết nhấn mạnh). Vấn đề này được nhìn nhận sâu sắc hơn và giải<br />
quyết thấu đáo hơn để cuối cùng, mỗi giáo viên có kinh nghiệm, kĩ năng<br />
trong quá trình dạy học- phù hợp với đối tượng học sinh. Tức là từ sự trải<br />
nghiệm, giáo viên có thể áp dụng đại trà và linh hoạt với nhiều bài học khác<br />
nhau dựa trên quan điểm của vấn đề đã đặt ra từ hoạt động chung. (Có thể<br />
nói: Đây là giai đoạn đi từ cái chung tới cái riêng).<br />
<br />
Qua quá trình thực hiện, những bài học kinh nghiệm thực tiễn được rút ra<br />
như sau:<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 11<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
3.4.1 Bài học kinh nghiệm về việc lựa chọn bài học làm đối tượng<br />
nghiên cứu:<br />
-Ý kiến của các thành viên trong tổ có khi sẽ rất nhiều, TTCM cần có<br />
định hướng sự lựa chọn tương thích với nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã đề<br />
ra, gần nhất là của học kì đang thực hiện.<br />
Ví dụ: Trong năm học 2013-2014, tập trung vào các đơn vị kiến thức cơ<br />
bản để thiết kế bài học-hoạt động học của học sinh. Bài dạy “Chí Phèo” của<br />
Nam Cao được lựa chọn. Nội dung dạy thực hành trên lớp là tiết 2, tìm hiểu về<br />
hình tượng nhân vật Chí Phèo.<br />
Cơ sở của sự chọn lựa này, là do quá trình đi dự giờ, TTCM nhận thấy<br />
việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm còn nhiều hạn chế,<br />
hoặc diễn giảng, hoặc còn nặng phân tích-thao tác cũ trong tiến trình dạy học.<br />
Mặc dù ghi: Đọc-hiểu nhưng bản chất vẫn là phân tích, nghĩa là, không mới.<br />
Điều thứ 2, còn nhiều giáo viên phải loay hoay hoặc đặt tên các đề mục,<br />
tức đơn vị kiến thức chưa sát với mục tiêu bài học. Vì điều này, HS không thể<br />
nắm được cốt lõi của vấn đề vì “thầy mơ hồ thì trò không hiểu”.<br />
Thực tế, khi đi vào nghiên cứu bài Chí Phèo với cơ sở, mục đích trên,<br />
TTCM đã tham khảo ý GV trên 20 năm kinh nghiệm, và thực hiện bước đệm<br />
bằng buổi sinh hoạt chuyên đề: Nghiên cứu bài học để xây dựng hệ thống đề<br />
mục. Một số tác phẩm đã chọn ra: “Thuật hoài” (tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão,<br />
“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.<br />
Trước và sau tiến hành họp tổ để triển khai vấn đề sự hưởng ứng của GV<br />
cao. Kết quả kiểm tra giáo án sau này cũng cho thấy, cá nhân GV có ý thức và<br />
kinh nghiệm vượt trội. ¾ giáo viên cần thay đổi, đã có sự thay đổi đáp ứng nhu<br />
cầu nghề nghiệp.<br />
Năm 2014-2015, tiếp tục nghiên cứu bài “ Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn<br />
Du), mục đích muốn đạt đến là tạm đủ với hai thể loại chính của văn chương.<br />
Như trên đã nói, với bài này, mục đích muốn đạt đến là: Từ bài học được<br />
nghiên cứu, tất cả GV có cho mình kinh nghiệm để ứng dụng vào nhiều bài,<br />
nhiều thể loại theo đặc trưng của loại thể văn chương và theo đối tượng học<br />
sinh.<br />
Như thế, nếu TTCM có tâm huyết với công việc, có cái nhìn khách quan<br />
và có những bước đệm tốt trong các bước sinh hoạt chuyên môn, thì kinh<br />
nghiệm, kĩ năng của GV trong tổ sẽ tiến bộ nhanh, nâng cao.<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 12<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
3.4.2 Bài học kinh nghiệm về xây dựng, thiết kế giáo án<br />
“Chín người, mười ý”, câu tục ngữ cho thấy, thống nhất ý kiến không dễ.<br />
Để có tiếng nói chung, và đặc biệt, không để “cãi nhau, tranh luận vô bổ”,<br />
TTCM cần xây dựng dàn ý ban đầu theo thảo luận sơ bộ của cả tổ (có thể GV<br />
khác xung phong làm).<br />
Giáo án lần 1 được in ra cho tất cả các thành viên. Để có hiệu quả cao,<br />
ngoài việc khuyến khích động viên của TTCM, thời gian nghiên cứu, bổ sung<br />
phải dành từ 1 tuần trở lên. Thời gian ngắn, gấp, có thể dẫn tới sự qua loa, chiếu<br />
lệ vì “ có người khác làm thay”!<br />
Giáo án lần 2 sẽ do 1 GV đăng kí dạy mẫu soạn lại. Việc này tiến hành<br />
sau khi họp tổ thảo luận thống nhất chung về giáo án (lần 1). TTCM kết hợp<br />
GV xây dựng giáo án lần 2.<br />
Giáo án lần 3 là giáo án có sau 3 lần thảo luận, thống nhất từ tổ chuyên<br />
môn. Còn sai sót, tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa.<br />
Sau lần 3, giáo án chính thức sẽ do GV dạy minh họa hoàn chỉnh.<br />
Bài học kinh nghiệm ở đây là: TTCM lưu ý GV bám sát chuẩn kiến thức<br />
kĩ năng, gắn với đối tượng HS để xây dựng hoạt động dạy học.<br />
Sau mỗi giáo án in ra, dành hẳn phần giấy trắng gọi là “phần đóng góp,<br />
xây dựng” để GV tự ý thức về việc làm của mình (xây dựng, không phải làm<br />
cho vui, càng không phải là “phê phán”).<br />
Giáo án chung nhưng do 1 người dạy, nên không nhất thiết buộc GV đó<br />
phải bám sát từng chi tiết, câu hỏi. Hệ thống câu hỏi chuẩn, phù hợp với đối<br />
tượng HS được tiếp nhận bài dạy là có thể chấp nhận.<br />
Vì đối tượng học sinh các lớp khác nhau, nên khuyến khích GV: không<br />
phải lấy đó làm nguyên mẫu, phải chỉnh sửa, nếu sử dụng cho lớp dạy của mình<br />
sau này.<br />
TTCM cần có sự khuyến khích, khen động viên GV có nhiều đóng góp<br />
xây dựng có ý nghĩa.<br />
Việc phê phán, đánh giá hạn chế, phải có, nhưng cần tinh tế, tế nhị, tránh<br />
việc chán nản, bất hòa vì ý thức cảm thấy không cần thiết của GV về vấn đề<br />
đang thực hiện.<br />
Thực tế cũng cho thấy, sức lan tỏa không chỉ riêng lẻ trong từng bài, từng<br />
khối. Khi có một sản phẩm giáo án tốt, sự nhân rộng “cái tốt” ở các chủ đề khác<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 13<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
nhau là điều tất yếu xảy ra. Đây chính là khi mục đích của công việc đã đạt<br />
được.<br />
3.4.3 Bài học kinh nghiệm trong hoạt động thảo luận về giờ dạy<br />
minh họa<br />
GV đã được trang bị, lưu ý những điều cần thiết về quá trình dự giờ<br />
nhưng khi thảo luận, nhưng TTCM cần lưu ý thêm về cách thức đóng góp ý<br />
kiến, thảo luận về giờ dạy minh họa:<br />
-Góp ý có tính hệ thống.<br />
-Có thể góp ý nhiều lần.<br />
- Các yếu tố cần tập trung chú ý đóng góp và xây dựng là các hoạt động<br />
học tập, tiếp cận kiến thức của HS:<br />
+ HS đã học tập với tinh thần thế nào, thoải mái, tự tin; nếu không có<br />
được là do đâu? Thời điểm nào, ở phần nào của bài học.<br />
+HS tiếp thu từng đơn vị kiến thức thế nào (có từng đề mục của bài học<br />
để căn cứ). Phần nào tốt, phần nào chưa tốt, hay chưa được. Nguyên nhân do<br />
đâu (có thể do đâu).<br />
+HS tiếp nhận, lĩnh hội các phương pháp tổ chức dạy học của GV thế<br />
nào: Rất tốt/tốt/ trung bình/ dưới trung bình/yếu? Ở phần nào của bài học, thời<br />
điểm nào?<br />
+Sự trình bày của HS, những HS đóng góp xây dựng bài học thế nào. Ở<br />
phần mục nào, thời điểm nào. Ưu điểm, hạn chế, điều gì cần phát huy, điểm nào<br />
cần khắc phục...<br />
+HS giải quyết vấn đề GV đưa ra thế nào, khi làm việc cá nhân, theo cặp,<br />
hay hoạt động nhóm...<br />
+ Qua phần củng cố của GV, người quan sát dự giờ thấy HS nắm vững<br />
vấn đề chưa: qua HS được phát biểu, qua quan sát, qua bài tập nhỏ...<br />
Có thể còn nhiều điều khác từ góc độ HS cần quan tâm để nhận xét, góp<br />
ý. Khi lấy HS làm trung tâm của quá trình dạy học, càng không thể xem nhẹ các<br />
yếu tố cần lưu ý ở trên.<br />
Tuy nhiên, việc quan sát của một GV chỉ là 1 góc độ, sự kết hợp của tất<br />
cả ý kiến thành viên trong tổ mới đi đến cái nhìn khách quan nhất. Việc quay<br />
phim, chụp hình các hoạt động và kết hợp xem lại trong quá trình thảo luận là<br />
một điều hữu ích nhất.<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 14<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
Nếu ở một giờ dạy tách biệt, tức do 1 GV thiết kế, giảng dạy kiểu Thao<br />
giảng, chắc chắn rằng, những hoạt động của HS trong quá trình học tập chính là<br />
thể hiện tất cả những kết quả GV đã rèn luyện, hướng dẫn cho các em trong một<br />
thời gian dài, thậm chí xuyên suốt bậc học GV cũng chỉ rèn cho HS một vài kĩ<br />
năng cơ bản nhất. Đó là sự thật.<br />
Vì giờ dạy mang tính minh họa nên ý kiến thảo luận không phải dẫn đến<br />
thống nhất, mà mỗi GV tự rút ra cho mình 1 bài học kinh nghiệm-kĩ năng để áp<br />
dụng cho chính mình. Điều này, TTCM cần lưu ý và điều này, tất nhiên sẽ<br />
không áp lực với người muốn nói, và người nghe, người dạy.<br />
Quan trọng, sau bài học đã nghiên cứu, giảng dạy, thảo luận, bàn bạc, GV<br />
có cái nhìn thông suốt về vấn đề nghiên cứu bài học và những kinh nghiệm, kĩ<br />
năng có được từ sự trải nghiệm.<br />
3.4.4 Bài học kinh nghiệm về phương pháp tổ chức hoạt động dạy<br />
học<br />
Sau hai năm triển khai chuyên đề “nghiên cứu bài học”, có 05 bài học<br />
được thực hiện trong đó có 03 bài làm bước đệm, 02 bài học được dạy minh<br />
họa, đó là: Chí Phèo (Nam Cao) và Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).<br />
Quan sát những giờ dạy đồng nghiệp sau đó, và chính từ trải nghiệm của<br />
TTCM, bản thân nhận thấy có những hoạt động dạy học cần cân nhắc trong<br />
thiết kế bài học và dạy học như sau:<br />
Thứ nhất, cách đặt câu hỏi trong hoạt động phát vấn, đàm thoại. Câu hỏi<br />
của GV cần trọng tâm, đúng chủ đề, chủ điểm cần khai thác.<br />
Với thơ, càng tránh câu hỏi vụn vặt, vì dễ đi đến lan man, xa rời trọng<br />
tâm.<br />
Thứ hai, ở hoạt động trải nghiệm (khởi động) khi bước vào giờ học có vai<br />
trò tích cực, là cú hích cho “ đầu xuôi đuôi lọt”, tuy nhiên, GV sử dụng còn<br />
yếu. GV cần có thêm một số kĩ năng, sở đoản khác: ngâm, hát, kể chuyện...<br />
Riêng về phương pháp thảo luận nhóm không thể thực hiện với đối tượng<br />
HS của nhà trường. Lớp A thì không chú ý học Văn, lớp B thì quá yếu (tỉ lệ TB<br />
trở lên chỉ ở 60% trong nhiều năm). HS chủ yếu chỉ nói chuyện, trao đổi vụn<br />
vặt, chưa gọi là thảo luận, kết quả đều chờ ở “ hạt nhân” trong khi “hạt nhân” ấy<br />
cũng...yếu!<br />
Nếu tính 2/3 tiết dạy Thao giảng của Tổ chuyên môn trong 1 năm, thì có<br />
12 tiết dạy trong 02 năm có sử dụng phương pháp này, và không hiệu quả.<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 15<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
Nếu cộng thêm những tiết dạy chính trải nghiệm của tôi, TTCM nhằm rèn<br />
kĩ năng này cho HS lớp 11 năm học 2014-2015 thì con số này gấp 5 lần. Tuy<br />
nhiên, hiệu quả thu lại vẫn tương đối thấp. HS không thể thực hiện hoạt động<br />
này ở mức trung bình về mục đích tương tác để học tập. Bản thân đã thất bại<br />
trong hoạt động này ở chính 01 tiết Hội giảng cấp trường.<br />
Mặt khác, thực tế hiếm có một HS đọc đúng trong hoạt động đọc văn<br />
bản, việc dạy, rèn luyện 1 nhân tố như thế trong 1 lớp học cũng là vấn đề thách<br />
thức. Không thể bài nào GV cũng đọc, càng không thể đọc hết.<br />
Bản thân tôi, TTCM phải rất rèn luyện để có thể đọc thơ, hát những bài<br />
hát phổ nhạc từ thơ. Nhưng sức lan tỏa chỉ là thầy nói, hát, và thích. HS Không<br />
đủ động lực để yêu Văn và hết mình rèn luyện.<br />
Với hoạt động liên hệ, so sánh, đối chiếu, nhiều khi GV rất vô tư khi liên<br />
hệ hoặc sử dụng thông tin, hoặc hình ảnh cho một vấn đề nào đó mà không quan<br />
tâm đến ý nghĩa, tác dụng; thậm chí tính thẩm mĩ. Dù là tiết dạy minh họa<br />
nhưng “ cao hứng”, GV “quên mất” điều quan trọng: mục tiêu bài học.<br />
So sánh, đối chiếu hay sử dụng các kênh thông tin nhằm làm sáng tỏ nội<br />
dung bài học và hấp dẫn HS học Văn là cần thiết. Nhưng điều quan trọng, GV<br />
phải biết lưu ý những điều như trên.<br />
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI<br />
Qúa trình thực hiện đề tài đã tạo một động lực mới, sức lan tỏa mới trong<br />
đội ngũ giáo viên của tổ Văn trường THPT Tôn Đức Thắng.<br />
Với 9 thành viên, kinh nghiệm nghề nghiệp theo số năm như sau:<br />
Tuổi nghề trung bình: 05 năm.<br />
Người có kinh nghiệm 23 năm: 01.<br />
Tuổi nghề trên 10 năm: gồm 02, trong đó 01 là TTCM.<br />
Sự tiếp cận cái mới, sử dụng CNTT và các kênh thông tin đạt 7/9 thành<br />
viên năm học 2013-2014 và 8/9 thành viên năm 2014-2015.<br />
Kết quả kiểm tra hồ sơ giáo án: năm 2013-2014 đạt 7/8 Tốt. 01 không<br />
kiểm tra (nghỉ bệnh). Năm 2014-2015, đạt 8/8 Tốt. Những hạn chế trong các tiết<br />
soạn bài là không đáng kể (Loại tốt: 80% số lượng tiết dạy-giáo án được kiểm<br />
tra xếp loại tốt).<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 16<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
Kết quả hội giảng năm 2013-2014: 7/8 Giỏi. 01 không hội giảng do nghỉ<br />
bệnh. Năm 2014-2015: 9/9 xếp giỏi. Trong đó 02 GV thi GV giỏi cấp trường<br />
đạt, gồm TTCM và 01 GV có 7 năm tuổi nghề.<br />
Về xếp loại học lực, năm 2013-2014, tỉ lệ trung bình trở lên của toàn<br />
trường là 60%. Năm học 2014-2015 là 78%.<br />
Về điểm kiểm tra học kì của HS 12, đề Sở: Học kì I năm 2013-2014 trung<br />
bình trở lên 33%. Năm học 2014-2015 là 49%.<br />
Về điểm kiểm tra học kì của HS 12, đề Sở: Học kì II năm 2013-2014<br />
trung bình 45%. Năm học 2014-2015 là 56%.<br />
Học sinh giỏi cấp tỉnh Khối 10 năm 2013-2014 có 01 HS. Năm học 2014-<br />
2015 là 01. Không tăng.<br />
Học sinh giỏi cấp tỉnh Khối 12 năm 2013-2014 có 03 HS. Năm học 2014-<br />
2015 là 04. Tăng cả về số lượng và chất lượng (02 giải 3, 02 giải khuyến khích).<br />
Riêng mảng HSG cấp tỉnh khối 12 môn Văn của nhà trường, nhiều năm<br />
xếp ngang hàng với các trường bạn: trung bình 01 năm có 03 HS đạt giải.<br />
TTCM thực hiện nhiệm vụ này.<br />
Về kết quả thi tốt nghiệp môn Văn, tỉ lệ HS trung bình trở lên luôn ngang<br />
bằng mặt bằng chung của Tỉnh, có năm 2012-2013 cao hơn, năm 2013-2014<br />
thấp hơn 1%, là con số không đáng kể.<br />
Với thực lực đội ngũ giáo viên như thế, với kết quả giáo dục thật sự đi<br />
vào chiều sâu, bản thân tôi, một TTCM có thể đặt niềm tin vào đồng nghiệp, tin<br />
cậy đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ giáo dục tại trường THPT<br />
Tôn Đức Thắng.<br />
Tuy nhiên muốn giữ gìn và phát huy những thành tích đạt được một cách<br />
lâu dài thì ngoài việc mỗi giáo viên, học sinh phải nỗ lực, phải coi trọng việc<br />
sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn một cách nghiêm túc, đúng quy định và nội<br />
dung sinh hoạt chuyên môn phải thật sự có ý nghĩa.<br />
<br />
Trong năm 2014-2015 này, sự chuyển biến về công tác đổi mới sinh hoạt<br />
tổ chuyên môn của tổ Văn dù đi đầu, nhưng vẫn là mới bắt đầu. Để tổ chuyên<br />
môn thực sự vững mạnh, cần có những giải pháp cụ thể hơn nhằm tạo sự<br />
chuyển biến thật rõ ràng trong việc đổi mới nội dung-cách thức sinh hoạt- đặc<br />
biệt là vấn đề “nghiên cứu bài học”. Làm sao để vấn đề trở thành “ tự thân, tự<br />
giác” đối với mỗi GV. Điều này chính là yếu tố góp phần giữ vững và phát huy<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 17<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
thành quả đào tạo của nhà trường, xây dựng niềm tin của nhân dân, về nhà<br />
trường.<br />
<br />
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG<br />
<br />
+ Với Tổ trưởng, Nhóm trưởng chuyên môn: cần thực sự đổi mới trong quản lý<br />
đơn vị và cùng chung sức với Ban giám hiệu thực hiện tốt việc điều hành sinh<br />
hoạt tổ, nhóm chuyên môn.<br />
<br />
+ Với Ban giám hiệu: Quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo công việc này<br />
và có chế tài cụ thể, xử phạt nghiêm minh các biểu hiện vi phạm.<br />
<br />
+ Với Sở Giáo dục và đào tạo: Cần tăng cường hơn trong công tác thanh<br />
tra chuyên môn ở các nhà trường, đặc biệt chú trọng việc sinh hoạt tổ, nhóm<br />
chuyên môn.<br />
<br />
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tài liệu tập huấn TTCM về ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN<br />
MÔN- Bộ giáo dục đào tạo 2015.<br />
2. Bài giảng của TS Nguyễn Trọng Hoàn, ngày<br />
VII. PHỤ LỤC<br />
Đính kèm các biểu mẫu Phiếu khảo sát, Phiếu thăm dò, Phiếu lấy ý kiến;<br />
các bài tập, các bài giảng trong quá trình thực nghiệm; phim, ảnh, sản phẩm<br />
phần mềm và các sản phẩm khác thu được từ quá trình thực hiện sáng kiến kinh<br />
nghiệm,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 18<br />
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN<br />
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”<br />
<br />
TRỊNH VĂN HUY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 19<br />