Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM NÂNG<br />
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO<br />
HỌC SINH<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
Theo thống kê của bộ lao động thương binh và xã hội năm 2013 cả nước<br />
có 1.053.000 người thất nghiệp trong đó có 145.000 cử nhân, thạc sĩ. Ở nước ta<br />
hiện nay trung bình mỗi năm có 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng.<br />
Trong khi đó năm 2014 theo thống kê còn tới 162.000 sinh viên đã ra trường mà<br />
chưa tìm được việc làm. Theo ông Nguyễn Bá Ngọc - Phó Viện trưởng Viện<br />
Khoa học Bộ Lao động thương binh và xã hội: “Trong số hơn 9,9 triệu người có<br />
bằng cấp, chứng chỉ thì chỉ có 2,7 triệu công nhân kỹ thuật, 2 triệu người tốt<br />
nghiệp trung học chuyên nghiệp; còn lại là hơn 5,2 triệu người tốt nghiệp cao<br />
đẳng, đại học trở lên. Trong khi đó, nhu cầu tuyển của doanh nghiệp chủ yếu là<br />
những lao động có tay nghề. Sự mất cân bằng này sẽ tiếp tục làm gia tăng tỷ lệ<br />
thất nghiệp trong sinh viên tốt nghiệp thời gian tới”. Đó là một sự lãng phí lớn<br />
cho gia đình và cho xã hội, ảnh hưởng lớn tới tâm lý học tập của giới trẻ. Chính<br />
vì vậy công tác hướng nghiệp luôn quan trọng trong nhà trường phổ thông nhằm<br />
giúp các em có một hướng đi phù hợp cho bản thân, phù hợp với nhu cầu xã hội.<br />
<br />
Ý thức rõ tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp từ nhiều năm qua,<br />
các trường THPT nói chung, trường THPT Điểu Cải nói riêng luôn chú trọng,<br />
quan tâm nhiều đến hoạt động hướng nghiệp. Phát huy mọi bộ phận trong nhà<br />
trường tham gia vào công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Đoàn thanh<br />
niên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, giáo viên bộ môn, và đặc biệt là<br />
giáo viên chủ nhiệm.<br />
<br />
Tại sao lại là giáo viên chủ nhiệm? Trước hết chúng ta phải thấy được<br />
vai trò và vị trí quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong mỗi lớp học. Giáo<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 1<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
viên chủ nhiệm được ví như “linh hồn của mỗi lớp học”. Hình ảnh của người<br />
giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của học sinh.<br />
Không ai ngoài giáo viên chủ nhiệm là người luôn gần gũi, chia sẻ với các em.<br />
Giữ một mối quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là<br />
cầu nối quan trọng giữa học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội. Sau nhiều<br />
năm được giao công tác chủ nhiệm, với những gì bản thân đã làm, ý thức được<br />
tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp cho học sinh, tôi mạnh dạn viết<br />
chuyên đề này. Hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để tôi<br />
có thể sử dụng một cách có hệ thống hơn trong hoạt động giáo dục của mình.<br />
<br />
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
<br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
II.1.1. Khái niệm hướng nghiệp<br />
<br />
“Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong<br />
và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả<br />
năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá<br />
nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” [3]<br />
<br />
Hướng nghiệp được hiểu theo hai phương diện: Phương diện xã hội và<br />
phương diện giáo dục phổ thông. Trên phương diện xã hội, hướng nghiệp có thể<br />
hiểu là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học,<br />
kinh tế học…nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng<br />
thú, năng lực, nguyện vọng sở trường, vừa đáp ứng được như cầu nhân lực của<br />
các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.<br />
<br />
Trên phương diện trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt<br />
động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Với tư cách là hoạt động dạy của<br />
thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư<br />
phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 2<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực,<br />
hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.<br />
Hướng nghiệp trong trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tác động<br />
sư phạm nhằm làm cho học sinh chọn được nghề một cách hợp lý.<br />
<br />
Hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của học<br />
sinh. Qua đó mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin nghề nghiệp trong<br />
xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải nắm được hệ thống yêu cầu<br />
của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kĩ năng tự đối chiếu những<br />
phẩm chất, những đặc điểm tâm sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề<br />
đang đặt ra cho người lao động.<br />
<br />
Như vậy có thể hiểu công tác hướng nghiệp là hệ thống các công việc của<br />
nhà trường, của gia đình và xã hội nhằm xác định phương hướng chọn nghề cho<br />
thanh niên.<br />
<br />
II.1.2. Bản chất tâm lý của hoạt động hướng nghiệp<br />
<br />
Là một hệ thống các động cơ chọn nghề của học sinh. Hệ thống này bao<br />
gồm: Các chủ thể của sự điều khiển: Nhà trường, gia đình, các nhóm không<br />
chính thức.<br />
<br />
Các phương tiện và phương pháp điều khiển: Công tác hướng nghiệp của<br />
nhà trường, sự giáo dục của gia đình, sự thông tin định hướng nghề nghiệp của<br />
các cơ quan chuyên môn nhà nước….<br />
<br />
Đối tượng điều khiển: Các động cơ và định hướng giá trị của học sinh.<br />
<br />
Kết quả điều khiển: Sự sẵn sàng nghề nghiệp của học sinh, cụ thể là<br />
chuẩn bị cho học sinh có khả năng chọn nghề nghiệp phù hợp với đòi hỏi của<br />
nghề nghiệp đúng với khả năng của mình và hợp với yêu cầu xã hội.<br />
<br />
II.1.3. Mục đích của hướng nghiệp<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 3<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
Mục đích tổng quát là giúp cho mọi người đang trong độ tuổi lao động<br />
nói chung và cho thanh niên nói riêng có được một nghề, có được một tương lai,<br />
có được một con đường sống phù hợp với bản thân, góp phần hiện thực hóa các<br />
mục tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn lịch sử cụ thể và chiến lược phát triển xã<br />
hội nói chung.<br />
<br />
Vậy hướng nghiệp trong quá trình phát triển nghề nghiệp nhằm giúp cho<br />
mỗi thanh niên lựa chọn được một nghề để học, nghề đó phải thỏa mãn cả các<br />
điều kiện khách quan và chủ quan đối với cá nhân trong điều kiện hiện tại và<br />
tương lai.<br />
<br />
II.1.4. Nội dung của công tác hướng nghiệp trong trường THPT<br />
<br />
Gồm công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp.<br />
<br />
Giáo dục nghề nghiệp trong công tác hướng nghiệp là sự tác động có mục<br />
đích, có kế hoạch vào thế hệ trẻ, làm cho họ hiểu về các nghề, hiểu được nhu<br />
cầu xã hội của từng nghề qua đó hình thành hứng thú và khuynh hướng với nghề<br />
nghiệp nhất định.<br />
<br />
Nội dung chủ yếu của công tác giáo dục nghề là : Tuyên truyền nghề,<br />
giáo dục trách nhiệm thanh niên phải tham gia vào các nghề mà nhà nước đang<br />
cần, giáo dục vai trò vị trí của từng nghề đối với sự phát triển của đất nước; giáo<br />
dục về quyền lợi và trách nhiệm của từng nghề,….<br />
<br />
Tư vấn nghề nghiệp là hệ thống các biện pháp tâm lý – giáo dục để chẩn<br />
đoán và phát hiện, đánh giá những năng lực về nhiều mặt của người được tư vấn<br />
nhằm giúp họ chọn nghề một cách có hiểu biết. Thông qua việc tư vấn, định<br />
hướng, theo dõi quá trình phát triển của học sinh đối chiếu với yêu cầu của nghề<br />
rồi giới thiệu nghề nên chọn.<br />
<br />
II.2. Cơ sở thực tiễn<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 4<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
Trường THPT Điểu Cải nằm ở vị trí khá thuận lợi, gần quốc lộ 20, ở khu<br />
vực dân cư tập trung đông. Tập thể giáo viên nhà trường luôn có ý thức cao<br />
trong việc thực hiện sự nghiệp giáo dục các em học sinh. Lãnh đạo nhà trường<br />
luôn quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện tối đa cho các bộ phận trong nhà trường<br />
hoàn thành tốt công việc được giao. Trường đã được xây dựng và phát triển từ<br />
lâu qua nhiều thế hệ vì vậy đã xây dựng được những truyền thống tốt đẹp mang<br />
nét đặc trưng riêng của nhà trường.<br />
<br />
Thuận lợi: Với đặc điểm trên, dưới góc độ một giáo viên giảng dạy, giáo<br />
viên chủ nhiệm lớp tôi thấy có nhiều thuận lợi cho hoạt động giáo dục.<br />
<br />
Lượng học sinh của trường đông, đa số học sinh ngoan, hiền, có ý thức<br />
học tập, là một lợi thế để tôi có thể thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục cho<br />
học sinh trong đó có hoạt động hướng nghiệp. Bản thân tôi cũng tự thấy chúng<br />
ta cần phải có trách nhiệm giúp đỡ cho các em trong những giai đoạn đầu đời để<br />
các em có thể vững vàng hơn khi bước vào cuộc sống.<br />
<br />
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm chia sẻ với tôi những khó khăn trong<br />
công tác chuyên môn, đặc biệt là công tác chủ nhiệm. Tôi là một giáo viên tuổi<br />
nghề còn rất trẻ nên thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường động viên,<br />
hỗ trợ, giúp đỡ những lúc khó khăn. Tạo điều kiện tối đa cho cá nhân tôi hoàn<br />
thành nhiệm vụ của một người giáo viên đứng lớp. Các thầy cô, đồng nghiệp,<br />
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn giúp đỡ tôi, hỗ trợ tôi rất tích cực<br />
trong mọi hoạt động.<br />
<br />
Bản thân tôi tuy còn trẻ nhưng luôn nỗ lực trong công tác chuyên môn,<br />
nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và luôn cố gắng đóng góp sức mình vào<br />
sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.<br />
<br />
Khó khăn: Là một trường khu vực vùng núi, hoàn cảnh kinh tế cả phía<br />
nhà trường và học sinh còn nhiều khó khăn. Học sinh nhiều em còn phải vừa đi<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 5<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
học, vừa phụ giúp gia đình nên thời gian để đọc sách, báo, truy cập internet rất<br />
hạn chế. Các em thiệt thòi hơn rất nhiều so với học sinh ở những khu vực thành<br />
phố có điều kiện kinh tế tốt hơn. Bản thân tôi là một giáo viên còn trẻ chưa có<br />
nhiều kinh nghiệm vì vậy còn gặp nhiều khó khăn, vẫn phải trau dồi rất nhiều về<br />
nghiệp vụ. Trường ở xa trung tâm thành phố nên các hoạt động hướng nghiệp<br />
cũng vì thế mà bị hạn chế.<br />
<br />
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP<br />
<br />
III.1. Giáo dục hướng nghiệp cần thực hiện một cách đồng bộ<br />
<br />
Để giáo dục hướng nghiệp thực sự có hiệu quả tôi nghĩ nó cần được thực<br />
hiện một cách đồng bộ và xuyên suốt từ khi học sinh vào học ở trường cấp<br />
III.Thậm chí trong chương trình giáo dục của các nước như: Nga, Trung Quốc,<br />
Hàn Quốc, Nhật Bản, hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện từ bậc THCS.<br />
Trong chương trình của bộ giáo dục đưa ra có bộ môn hướng nghiệp dành cho<br />
học sinh lớp 10, 11, 12 nhưng thực tế chúng ta thấy rằng chưa thực sự có hiệu<br />
quả. Người học chưa ý thức hết vai trò, tầm quan trọng và làm hết mình cho<br />
công tác hướng nghiệp. Chưa có giáo viên có trình độ chuyên môn phụ trách bộ<br />
môn hướng nghiệp. Sách giáo trình viết rất kĩ nhưng rất dài, dàn trải, không cập<br />
nhật kịp thời xu hướng phát triển của nền kinh tế.Vì vậy các em thấy môn học<br />
hướng nghiệp xa lạ với mình, thấy nó không quan trọng với bản thân mình, do<br />
đó học sinh học tập theo kiểu đối phó nhiều hơn là tự giác tiếp cận. Vì vậy thực<br />
tế điều tra cho thấy đa số học sinh lớp 10;11 vẫn rất mơ hồ về việc chọn ngành<br />
nghề cho mình. Các em vẫn luôn nghĩ rằng việc chọn ngành nghề chỉ giành cho<br />
học sinh lớp 12. Thực tế điều này phản ánh rất rõ qua việc các em không quan<br />
tâm nhiều đến các buổi tư vấn tuyển sinh hàng năm do trường tổ chức. Nhưng<br />
khi đến lớp 12, một bộ phận lớn các em ở khối cơ bản của trường chọn theo trào<br />
lưu, số khác lại chọn theo hiểu biết rất mơ hồ về nghề, một số khác lại chỉ chọn<br />
vì suy nghĩ “chọn đại”. Dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sau.<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 6<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
Chúng ta phải giáo dục cho các em tinh thần yêu lao động. Nghề nào<br />
cũng là nghề cao quý. Tâm lý thích những công việc nhàn rỗi, thích “làm thầy”<br />
nhiều hơn là “làm thợ” đã dấn đến hệ lụy “thừa thầy thiếu thợ” ở nước ta hiện<br />
nay.<br />
<br />
III.2. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 10<br />
<br />
Ngay từ khi vào lớp 10, giáo viên chủ nhiệm cần phải định hướng được<br />
cho học sinh niềm đam mê, sở trường, sở thích và mỗi em phải có ước mơ về<br />
nghề nghiệp của bản thân sau này. Giáo dục cho em hiểu được tầm quan trọng<br />
của xác định nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích của bản thân. Giáo dục<br />
cho các em hiểu việc chọn nghề nghiệp không phải là việc của riêng ai và chính<br />
các em phải chủ động nắm bắt. Chúng ta đặt trường hợp nếu như các em chọn<br />
nghề xuất phát từ chính bản thân các em với sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp<br />
của mình thì các em sẽ là những sinh viên, học viên học tập bằng lòng đam mê,<br />
sự yêu thích ở môi trường đại học và các em sẽ trở thành những lao động tốt khi<br />
các em ra trường. Giáo dục cho các em hiểu rằng nghề nào cũng là nghề cao<br />
quý, nghề nào cũng có thể đưa mình tới thành công nếu như mình đam mê và nỗ<br />
lực hết mình cho công việc ấy. Ngược lại khi các em theo đuổi một nghề mà<br />
chính các em không đam mê, không xuất phát từ sở trường, sở thích của các em<br />
thì các em sẽ không tạo được hứng thú cho bản thân, gây tâm lý chán nản khi<br />
gặp khó khăn hay theo đuổi nó một cách thụ động, như vậy thực tế cho thấy<br />
hoạt động giáo dục đào tạo nghề sau đó không mang lại hiệu quả. Sinh viên chỉ<br />
học xong để lấy tấm bằng nhưng khi đi vào công việc thì các em không thể đáp<br />
ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của<br />
sinh viên là tất yếu.<br />
<br />
III.2.1. Lập sổ theo dõi hoạt động hướng nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 7<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
Để nắm được sở trường, sở thích, ước mơ của mỗi em về nghề nghiệp của<br />
mình đồng thời khuyến khích các em hình thành cho mình ước mơ, sở thích<br />
riêng. Giáo viên phải có một quá trình theo dõi, quan sát và nắm bắt lâu dài qua<br />
hành vi, cử chỉ, tính cách, qua các hoạt động học tập, vui chơi và qua sự phối<br />
hợp với gia đình học sinh. Mỗi giáo viên nên lập một cuốn sổ theo dõi về hướng<br />
nghiệp cho các em, ghi lại toàn bộ những thông tin cần thiết để có thể tư vấn<br />
hướng nghiệp sau này.<br />
<br />
STT Họ và tên học Đặc điểm tính Sở trường sở thích Ghi chú sự thay<br />
sinh cách đổi (Sự xuất hiện<br />
(Hoàn cảnh các yếu tố mới<br />
gia đình) trong quá trình<br />
phát triển nhân<br />
cách hs)<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Với mỗi học sinh giáo viên nên giành hẳn một trang riêng và theo dõi,<br />
cập nhật liên tục để năm bắt được thông tin đầy đủ chính xác. Thực tế nhiều em<br />
đã có thể lựa chọn được nghề mình yêu thích, phù hợp ngay từ đầu nhưng còn<br />
lại đa số các em có sự thay đổi. Học sinh THPT là giai đoạn có nhiều bất ổn<br />
trong tính cách, tâm lý. Giáo viên cần ghi nhận kịp thời những biến chuyển<br />
trong nhận thức, thái độ, hành vi của các em để có thông tin đầy đủ cho công tác<br />
hướng nghiệp sau này.<br />
<br />
Những điều này là một bước rất khó khăn, và theo tôi là bước quan trọng<br />
nhất trong cả quá trình hướng nghiệp cho học sinh THPT. Về cơ bản chúng ta<br />
buộc phải có quá trình thực hiện khi học sinh còn học lớp 10 để các em có cái<br />
nhìn nghiêm túc về lựa chọn nghề và định hướng năng lực bản thân. Nếu như<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 8<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
các em có năng khiếu, việc này sẽ giúp các em có thời gian bồi dưỡng cho<br />
những năng khiếu của bản thân mình. Còn nếu các em cảm thấy chưa phù hợp<br />
thì trong suốt quá trình lớp 11, 12, sau đó các em vẫn có thể nhận diện ra và<br />
chọn lại.<br />
<br />
III. 2. 2. Tổ chức các buổi thảo luận về ước mơ, nghề nghiệp của các em.<br />
<br />
Có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện điều này tùy vào mỗi giáo<br />
viên chủ nhiệm, tùy vào quỹ thời gian cho phép và mục đích riêng của mỗi giáo<br />
viên.<br />
<br />
Để tổ chức thảo luận được trong khoảng thời gian sinh hoạt chủ nhiệm có<br />
hạn, trước hết giáo viên cần sắp xếp, lên kế hoạch cho giờ sinh hoạt lớp trong<br />
tháng một cách khoa học. Mỗi tháng có 4 tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên<br />
cần phân chia nội dung sinh hoạt làm sao đảm bảo thực hiện được các kế hoạch<br />
của nhà trường, giải quyết các vấn đề của lớp. Để làm được điều này, tôi chia<br />
sinh hoạt chủ nhiệm mỗi tháng thành 4 nội dung.<br />
<br />
Tuần 1: Phổ biến các hoạt động của nhà trường, những nội dung, hoạt động<br />
trọng tâm của tháng dựa trên kế hoạch của nhà trường và BCH đoàn trường.<br />
<br />
Tuần 2 và 3: Tổ chức thảo luận về nghề nghiệp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống<br />
cho học sinh.<br />
<br />
Tuần 4: Tổng kết thi đua trong tháng, xếp hạnh kiểm tháng và tổ chức rút kinh<br />
nghiệm.<br />
<br />
Tổ chức thảo luận: Trong tuần 2 và 3 của mỗi tháng giáo viên cho học<br />
sinh cùng thảo luận. Trước hết cho mỗi học sinh tự nói về ước mơ, sở thích của<br />
mình sau đó cho các em thảo luận. Thời gian tối đa cho mỗi học sinh trình bày<br />
là 5 phút. Mỗi buổi sinh hoạt sẽ thảo luận cho khoảng 4 học sinh.<br />
<br />
Mỗi học sinh sẽ trình bày theo các nội dung gợi ý sau:<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 9<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
Câu 1. Bạn là người như thế nào?<br />
Câu 2. Bạn muốn cuộc sống sau này của bạn như thế nào?<br />
Câu 3. Bạn có năng khiếu gì đặc biệt không?<br />
Câu 4. Bạn thích học những môn học nào? Bạn thích đọc những loại sách<br />
nào?<br />
Câu 5. Bạn có thích tham gia các hoạt động tập thể không?<br />
Câu 6. Ước mơ, sở thích về nghề nghiệp của bạn là gì?<br />
Câu 7. Bạn đã làm gì để thực hiện ước mơ đó?<br />
Câu 8. Gia đình bạn có biết về ước mơ của bạn hay không? Có ủng hộ bạn<br />
hay không?<br />
Câu 9. Theo em, em cần chuẩn bị những điều gì cho việc thực hiện ước mơ<br />
đó?<br />
<br />
Sau khi các em trình bày, giáo viên tổ chức cho lớp thảo luận, đóng góp ý<br />
kiến xây dựng cho mỗi học sinh. Yêu cầu các em có thái độ nghiêm túc, đóng<br />
góp tích cực. Những thông tin từ bài thảo luận giáo viên chủ nhiệm ghi lại vào<br />
sổ theo dõi nghề nghiệp của các em đã lập trước đó.<br />
<br />
III. 2. 3. Trắc nghiệm khách quan.<br />
<br />
Có thể cho các em làm trắc nghiệm khách quan định hướng nghề nghiệp<br />
để nắm được tính cách, khả năng của các em phù hợp với nhóm nghề nghiệp<br />
nào. Có nhiều trắc nghiệm khác nhau nhưng tôi sử dụng trắc nghiệm định<br />
hướng nghề nghiệp của Key Jonh Holland [4 – tr36]<br />
<br />
stt Bảng A: (R: Realistic – Người thực tế) Điểm<br />
1 Tôi có tính tự lập.<br />
2 Tôi suy nghĩ thực tế.<br />
3 Tôi là người thích nghi với môi trường mới.<br />
4 Tôi có thể vận hành, điều khiển các máy móc thiết bị.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 10<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
5 Tôi làm các công việc thủ công như gấp giấy, đan, móc.<br />
6 Tôi thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ.<br />
7 Tôi thích những công việc sử dụng tay chân hơn trí óc.<br />
8 Tôi thích những công việc thấy ngay kết quả.<br />
9 Tôi thích làm việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn<br />
phòng.<br />
Tổng điểm bảng A<br />
<br />
<br />
<br />
stt Bảng B ( I: Investigative – Người thích nghiên cứu) Điểm<br />
1 Tôi có tìm hiểu khám phá nhiều vấn đề mới.<br />
2 Tôi có khả năng phân tích vấn đề.<br />
3 Tôi biết suy nghĩ một cách mạch lạc, chặt chẽ.<br />
4 Tôi thích thực hiện các thí nghiệm hay nghiên cứu.<br />
5 Tôi có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán những vấn đề.<br />
6 Tôi thích những hoạt động điều tra, phân loại, kiểm tra đánh<br />
giá.<br />
7 Tôi tự tổ chức công việc mình phải làm.<br />
8 Tôi thích suy nghĩ về những vấn đề phức tạp, làm những công<br />
việc phức tạp.<br />
9 Tôi có khả năng giải quyết vấn đề.<br />
Tổng điểm bảng B<br />
<br />
<br />
<br />
stt Bảng C (A: Artistic – Người có tính nghệ sĩ) Điểm<br />
1 Tôi là người dễ xúc động.<br />
2 Tôi là người có óc tưởng tượng phong phú.<br />
3 Tôi thích sự tự do, không theo những quy định, quy tắc.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 11<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
4 Tôi có khả năng thuyết trình, diễn xuất.<br />
<br />
5 Tôi có thể chụp hình hoặc vẽ tranh, trang trí, điêu khắc.<br />
6 Tôi có năng khiếu âm nhạc.<br />
7 Tôi có khả năng viết, trình bày những ý tưởng của mình.<br />
8 Tôi thích làm những công việc mới, những công việc đòi hỏi<br />
sự sáng tạo.<br />
<br />
9 Tôi thoải mái bộc lộ những ý thích.<br />
<br />
Tổng điểm bảng C<br />
<br />
<br />
<br />
stt Bảng D (S: Social – người có tính xã hội Điểm<br />
1 Tôi là người thân thiện hay giúp đỡ người khác.<br />
2 Tôi thích gặp gỡ, làm việc với con người.<br />
3 Tôi là người lịch sự, tử tế.<br />
4 Tôi thích khuyên bảo, huấn luyện hay giảng giải cho người<br />
khác.<br />
5 Tôi là người biết lắng nghe.<br />
6 Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và<br />
người khác.<br />
7 Tôi thích các hoạt động vì mục tiêu chung của cộng đồng, xã<br />
hội.<br />
8 Tôi mong muốn mình có thể đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn.<br />
9 Tôi có khả năng hòa giải, giải quyết những việc mâu thuẫn.<br />
Tổng điểm bảng D<br />
<br />
<br />
<br />
stt Bảng E (E: Enterprising – người dám nghĩ dám làm Điểm<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 12<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
1 Tôi là người có tính phiêu lưu mạo hiểm.<br />
2 Tôi có tính quyết đoán.<br />
3 Tôi là người năng động.<br />
4 Tôi có khả năng diễn đạt, tranh luận và thuyết phục của<br />
người khác.<br />
5 Tôi thích các việc quản lý, đánh giá.<br />
6 Tôi thường đặt ra các mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống.<br />
7 Tôi thích gây ảnh hưởng đến người khác.<br />
8 Tôi là người thích cạnh tranh, và muốn mình giỏi hơn người<br />
khác.<br />
9 Tôi muốn người khác phải kính trọng, nể phục tôi.<br />
Tổng điểm bảng E<br />
<br />
<br />
<br />
stt Bảng F (C: conventional – người công chức) Điểm<br />
1 Tôi thích dự kiến các khoản thu chi.<br />
2 Tôi có tính cẩn thận.<br />
3 Tôi là người chu đáo, chính xác và đáng tin cậy.<br />
4 Tôi thích công việc tính toán sổ sách, ghi chép số liệu.<br />
5 Tôi thích các công việc lưu trữ, phân loại, cập nhật thông<br />
tin.<br />
6 Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và<br />
người khác.<br />
7 Tôi đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống.<br />
8 Tôi thích lập thời khóa biểu, sắp xếp lịch làm việc.<br />
9 Tôi thích làm việc với các con số, làm việc theo hướng dẫn,<br />
quy trình.<br />
Tổng điểm bảng F<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 13<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm bảng có điểm số cao nhất, kiểu người đó phù hợp với bạn.<br />
<br />
Sau khi kết thúc năm học lớp 10, các học sinh phải định hướng được khả<br />
năng bản thân mình, sở thích của bản thân mình để có hướng đầu tư học tập phù<br />
hợp, trau dồi những năng khiếu của bản thân. Ngoài ra giáo viên cũng có thể<br />
phát hiện, bồi dưỡng cho các em thông qua quá trình theo dõi hoạt động của học<br />
sinh qua học tập, hoạt động tập thể mà chính các em cũng chưa phát hiện ra.<br />
Giáo dục cho các em tinh thần yêu lao động, nghề nào cũng là nghề đáng quý<br />
trọng, nghề nào cũng có thể mang lại thành công nếu các em đam mê, yêu thích.<br />
Và khi các em không có thái độ nghiêm túc trong việc lựa chọn nghề thì các em<br />
có thể sẽ phải lãng phí nhiều thời gian và tài chính sau này.<br />
<br />
III.3. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 11<br />
<br />
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 11 cần dựa trên cơ sở những nền<br />
tảng hướng nghiệp đã thực hiện từ lớp 10. Các em đã bước đầu hiểu được bản<br />
thân mình yêu thích công việc gì và năng lực, tính cách của mình phù hợp với<br />
công việc gì. Khối 11, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho các em chọn<br />
nghề phù hợp với bản thân. Sách giáo trình hướng nghiệp lớp 11 cũng đã đề cập<br />
đến vấn đề này nhưng thực tế nếu chúng ta dạy theo cách truyền thống trước<br />
đây các em rất nhàm chán, thiếu tập trung do tính dàn trải. Tính cập nhật hạn<br />
chế nhiều so với các phương tiên trên Internet và truyền thông. Tôi lựa chọn<br />
cách cho các em là người chủ động tiếp cận, tìm hiểu những gì các em thấy bản<br />
thân mình cần thiết, trên cơ sở định hướng của giáo viên.<br />
<br />
Để làm được điều này trong lịch sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm cần<br />
sắp xếp các buổi thảo luận về nghề nghiệp. Giáo viên có thể xếp lịch sinh hoạt<br />
chủ nhiệm tháng theo từng nội dung. Giành hai đến ba buổi tùy vào lượng công<br />
việc cần giải quyết trong tháng và quỹ thời gian hoạt động.<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 14<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
Tuần 1: Phổ biến các hoạt động của nhà trường, những nội dung, hoạt động<br />
trọng tâm của tháng dựa trên kế hoạch của nhà trường và BCH đoàn trường.<br />
<br />
Tuần 2 và 3: Tổ chức thảo luận về nghề nghiệp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống<br />
cho học sinh.<br />
<br />
Tuần 4: Tổng kết thi đua trong tháng, xếp hạnh kiểm tháng và tổ chức rút kinh<br />
nghiệm.<br />
<br />
Giáo viên cho học sinh đăng kí nói về những nghề mà học sinh yêu thích.<br />
Những hiểu biết của các em về ngành nghề đó. Mỗi tiết chúng ta cũng cho từ ba<br />
đến bốn học sinh trình bày. Lợi thế của cách làm này so với việc giảng dạy<br />
hướng nghiệp truyền thống trước đây là đỡ mất thời gian hơn vì chúng ta không<br />
trình bày tất cả các nghề mà chúng ta chỉ tập trung đi thẳng vào những nghề nào<br />
các em đã lựa chọn và cần tìm hiểu. Hiệu quả của việc tìm hiểu cũng cao hơn vì<br />
các em chính là những người tự giác tiếp cận những thông tin nghề mà các em<br />
cần.<br />
<br />
Để thảo luận hiệu quả, giáo viên có thể đưa ra những hướng dẫn, gợi ý<br />
cho học sinh tìm hiểu về nghề dưới dạng những câu hỏi lớn như:<br />
<br />
Câu 1. Ước mơ của em sau này sẽ làm nghề gì?<br />
<br />
Câu 2. Công việc đó có đặc điểm gì? Cần lưu ý những vấn đề gì?<br />
<br />
Câu 3. Theo em nghề em đã chọn có phù hợp với bản thân em hay<br />
không?Vì sao?<br />
<br />
Câu 4. Để theo ngành học đó cá nhân mình nên chuẩn bị những gì ngay<br />
từ bây giờ?<br />
<br />
Câu 5. Những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch chọn nghề của em là gì?<br />
<br />
Câu 6. Những khó khăn của em khi thực hiện ước mơ đó là gì?<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 15<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
Qua việc làm như vậy các em sẽ có định hướng cho bản thân mình ngay<br />
từ đầu. Những bạn chưa định hướng cho mình được cũng vì thế mà học hỏi, có<br />
thể qua sự trình bày đó, một số bạn còn lại sẽ thấy ngành đó phù hợp với bản<br />
thân mình và lựa chọn. Ngay cả khi các em cùng trình bày về một nghề thì<br />
những thông tin đó sẽ bổ sung cho nhau, tạo nên một sự hiểu biết về nghề các<br />
em đã lựa chọn hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn. Sau khi các em kết thúc phần trình<br />
bày về nghề mình lựa chọn, giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giải đáp những thắc<br />
mắc còn chưa được giải quyết và giúp các em đưa ra định hướng phù hợp.<br />
<br />
Mặt khác nó sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm phân loại được học sinh. Chúng<br />
ta sẽ biết phải quan tâm, giúp đỡ những em chưa định hướng được nghề nghiệp<br />
cho mình chọn được ngành nghề phù hợp. Theo dõi quá trình học tập, rèn<br />
luyện của những học sinh đã có định hướng để nhắc nhở, uốn nắn các em.<br />
<br />
Những thông tin các em trình bày, giáo viên sẽ tập hợp lại thành một cuốn<br />
tổng hợp theo từng nhóm nghề để khi các em có nhu cầu có thể tham khảo lại.<br />
Giáo viên vẫn phải thực hiện thao tác ghi chép đầy đủ thông tin về lựa chọn<br />
nghề của các em vào sổ theo dõi đã lập ra từ lớp 10.<br />
<br />
Một bước thực hiện tiếp theo sau khi các em đã hoàn thành việc thảo luận<br />
nghề là tiếp tục cho các em test lại trắc nghiệm khách quan về nghề của Key<br />
Jonh Hollan. Việc trắc nghiệm phải được tiến hành mỗi năm vì đối với học sinh<br />
THPT, một năm là quãng thời gian dài, các em có nhiều thay đổi, phát triển về<br />
năng lực học tập, tâm sinh lý, đặc điểm tính cách các em. Vì vậy khi kiểm tra lại<br />
giáo viên sẽ nắm được các em có phát triển thêm các yếu tố mới trong việc lựa<br />
chọn nghề hay không. Ghi chép sự thay đổi vào sổ theo dõi nếu có.<br />
<br />
III.4. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12<br />
<br />
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 12 là sự nối tiếp những hoạt<br />
động hướng nghiệp ở khối 10 và 11. Như đã trình bày ban đầu hoạt động hướng<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 16<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
nghiệp cần thực hiện một cách xuyên suốt trong ba năm cấp III, dưới sự theo<br />
dõi, giám sát cả quá trình dài.<br />
<br />
Hướng nghiệp cho khối 12 chủ yếu là tập trung vào viêc tư vấn cho các<br />
em chọn ngành thi và chọn trường thi phù hợp với ngành nghề mình đã chọn.<br />
Thực tế hiện nay cho thấy giáo dục trở thành một loại hình dịch vụ. Số lượng<br />
các trường đại học, cao đẳng tăng lên rất nhanh. Theo thống kê toàn ngành của<br />
Bộ giáo dục, năm học 2010 - 2011 cả nước có 163 trường đại học; 223 trường<br />
cao đẳng; 593 trường trung cấp nghề chưa kể các loại hình đào tạo khác. Các<br />
hình thức đào tạo ngày càng đa dạng và thậm chí là hoạt động du học nước<br />
ngoài ngày càng rộng mở. Giờ đây thực sự các em có nhiều lựa chọn hơn cho<br />
việc vào các trường đại học, cao đẳng. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc lựa<br />
chọn cho mình một trường để học sau khi tốt nghiệp THPT trở nên khó khăn<br />
hơn. Thực tế cho thấy các trường đại học, cao đẳng cũng không ngừng mở thêm<br />
nhiều ngành mới theo nhu cầu của thị trường lao động. Có những ngành mà hầu<br />
như các trường đều có như: Kế toán, quản trị kinh doanh, Maketing,….. Con số<br />
đó càng chứng minh một điều hoạt động giáo dục ngày càng được xã hội hóa,<br />
thương mại hóa. Hoạt động tư vấn tuyển sinh được các trường dân lập tổ chức<br />
rầm rộ trước mỗi mùa thi. Thực tế cho thấy không phải trường nào cũng có chất<br />
lượng đào tạo tốt. Ngoài những trường đại học lâu đời, có chất lượng còn lại<br />
một bộ phận không nhỏ các trường chất lượng đào tạo chưa cao. Dẫn đến hệ<br />
lụy tất yếu là khi ra trường các em khó tìm được việc làm theo đúng chuyên<br />
ngành, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Như vậy, làm thế nào để các em có định hướng<br />
chọn trường một cách phù hợp nhất. Theo quan điểm của cá nhân tôi, trong giai<br />
đoạn hiện nay nếu các em không đủ năng lực vào các trường có chất lượng đào<br />
tạo tốt, chúng ta nên định hướng cho các em có hướng đi theo các trường nghề.<br />
Thực tế hiện nay cho thấy xã hội cần rất nhiều bộ phận công nhân lành nghề.<br />
Những người công nhân có tay nghề vững luôn được trọng dụng ở các công ty<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 17<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
với mức lương thỏa đáng. Và trong cơ cấu lao động nước ta thiếu hẳn lực lượng<br />
này.<br />
<br />
Vậy định hướng thế nào cho các em chọn được trường thi, ngành thi phù<br />
hợp và hiệu quả đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực tâm huyết của gia đình, nhà trường,<br />
của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Những người có thể cho các em<br />
những định hướng tốt về nhu cầu lao động sắp tới.<br />
<br />
Hiện nay thông tin tuyển sinh của các trường được phổ biến rất rộng rãi<br />
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet và các chương trình tư<br />
vấn tuyển sinh rất nhộn nhịp. Điểm thi hàng năm của các trường, điểm chuẩn,<br />
điểm đầu vào những năm trước được cập nhật thường xuyên. Giáo viên chủ<br />
nhiệm sẽ giúp các em lựa chọn ngành, trường phù hợp định mức khả năng của<br />
các em.<br />
<br />
Giáo viên sẽ cho các em đăng kí ngành nghề đã lựa chọn. Sau đó giáo<br />
viên cần đối chiếu lại sổ theo dõi thông tin nghề nghiệp đã lập ra để xem nghề<br />
các em đã đăng kí có trùng với nghề trước đây các em đã lựa chọn hay không,<br />
và nghề đó có phù hợp với đặc điểm bản thân các em mà chúng ta đã theo dõi.<br />
Nếu các em có sự thay đổi về lựa chọn nghề chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao<br />
có sự thay đổi đó. Trên cơ sở đã thống nhất với các em về nghề lựa chọn, giáo<br />
viên sẽ yêu cầu các em tìm hiểu thông tin về những trường đào tạo ngành mà<br />
các em chọn. Sau đó xếp các trường theo mức điểm từ cao tới thấp. Dựa vào<br />
năng lực học thực tế của mỗi học sinh, giáo viên đối chiếu với mức điểm sàn<br />
của mỗi trường, tư vấn cho các em nên tham gia đăng kí vào trường nào cho phù<br />
hợp. Sẽ có không ít học sinh lựa chọn những trường cao hơn khả năng của các<br />
em, giáo viên cần tư vấn cho các em hướng giải quyết ngay từ đầu. Nếu như các<br />
em quyết tâm theo học trường đã lựa chọn chúng ta yêu cầu các em phải nỗ lực<br />
đầu tư trong giai đoạn khối 12, nhưng xét thấy sau học kì I các em vẫn không có<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 18<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
gì biến chuyển hơn so với lớp 11, chúng ta sẽ tư vấn cho các em chọn một<br />
trường khác có cùng ngành thi với mức điểm thấp hơn.<br />
<br />
Thông tin về điểm tuyển sinh hiện nay được phổ biến rộng rãi trên<br />
Internet và trong mỗi kì tư vấn tuyển sinh của nhà trường luôn cung cấp thông<br />
tin đầy đủ về điểm của tất cả các trường trong vòng vài năm. Nhìn chung có sự<br />
chênh lệch tùy vào mỗi năm học nhưng sự chênh lệch đó không nhiều và có tính<br />
phân bậc rõ ràng giữa các trường.<br />
<br />
III.5. Giáo dục hướng nghiệp cần thực hiện khi nào<br />
<br />
Nhiệm vụ của nhà trường không phải chỉ có thực hiện giáo dục hướng<br />
nghiệp mà còn rất nhiều nhiệm vụ giáo dục khác mà chúng ta phải hoàn thành.<br />
Quỹ thời gian cho năm học có hạn. Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm chỉ có 1 tiết<br />
sinh hoạt chủ nhiệm và giờ sinh hoạt 15 phút, trong khi đó lại có rất nhiều việc<br />
để thực hiện. Nhưng việc hướng nghiệp cho các em quan trọng như chính việc<br />
dạy văn hóa cho các em vì mục đích trước mắt, lâu dài của sự học là trang bị<br />
cho các em một vốn kiến thức để sống, để hoàn thiện bản thân và sau này các<br />
em trở thành những người công dân có ích. Một khi các em lung túng trong việc<br />
chọn nghề hay các em không lựa chọn được một nghề cho bản thân mình thì đó<br />
là một sự lãng phí lớn cho gia đình và cho xã hội. Thực tế hiện nay ở nước ta sự<br />
lãng phí nguồn lao động trẻ rất nhiều. Một bộ phận lớn học sinh có lực học<br />
trung bình; yếu, sau khi ra trường thiếu định hướng nghề nghiệp, dẫn tới chơi<br />
bời, tụ tập, không tham gia lao động. Ngay cả việc để các em học không đúng<br />
ngành nghề cũng là một sự lãng phí lao động trẻ ít nhất là vài năm đối với mỗi<br />
em.<br />
<br />
Nhiều giáo viên quan niệm giáo dục hướng nghiệp chỉ tập trung cho khối<br />
12, và thực tế những buổi tư vấn hướng nghiệp ở trường hiện nay cũng chỉ mới<br />
thu hút học sinh khối 12 tham gia. Nhưng theo cá nhân tôi, hoạt động hướng<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 19<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
nghiệp tốt nhất nên được chú trọng ngay từ khi các em mới bước vào lớp 10 và<br />
duy trì suốt 3 năm học một cách hệ thống. Việc thực hiện hướng nghiệp quá trễ<br />
sẽ làm cho các em bị thiệt thòi, không có thời gian trau dồi ước mơ cho bản<br />
thân, không có thời gian bồi dưỡng những năng khiếu đối với những em có năng<br />
khiếu riêng. Việc chúng ta coi trọng công tác hướng nghiệp ngay từ khi các em<br />
vào lớp 10 sẽ giúp cho các em có cái nhìn nghiêm túc hơn về hoạt động hướng<br />
nghiệp, quá trình theo dõi các em được chính xác hơn. Qua quá trình theo dõi<br />
thông qua hoạt động học tập trên lớp và hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể<br />
khác, những nét tính cách của các em sẽ được bộc lộ. Giáo viên chủ nhiệm vì<br />
vậy sẽ phần nào nắm được những đặc điểm tính cách của các em có phù hợp với<br />
nghề đã chọn hay không.<br />
<br />
Thực tế trong suy nghĩ của học sinh khối 10 và khối 11 đa số các em vẫn<br />
quan niệm việc hướng nghiệp là việc của lớp 12. Một thực tế ở trường cho thấy<br />
có rất nhiều học sinh ở các lớp cơ bản khối 10 và 11; và ngay cả một bộ phận<br />
học sinh ở các lớp khối 12 vẫn chưa hình dung được ngành, nghề, trường mà<br />
mình sẽ chọn thi khi làm hồ sơ thi đại học, cao đẳng. Vẫn chưa biết được mình<br />
thích học ngành nào hay sở trường của cá nhân mình là gì.<br />
<br />
Đây là một thiệt thòi cho các em. Bởi nếu như bản thân các em có năng<br />
khiếu đặc biệt thì năng khiếu ấy cần được bồi dưỡng lâu dài, đẩy đủ để giúp các<br />
em phát huy khả năng bản thân và sống với niềm đam mê, sở thích của bản thân.<br />
<br />
Thứ hai các em không có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, về thời gian đầu tư<br />
cho môn học vì chưa xác định được ngay từ đầu mình cần đầu tư vào những<br />
môn học quan trọng nào. Dẫn tới sự lúng túng khi chọn khối thi, ngành thi, chọn<br />
trường thi ở lớp 12 và dẫn tới chọn không phù hợp với năng lực, chọn cảm tính,<br />
chọn theo bạn bè hay theo sự áp đặt của cha mẹ. Kết quả là tỉ lệ đậu đại học<br />
không cao, tỉ lệ thất nghiệp sau khi ra trường lớn và tâm lý chán nản ở bậc đại<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 20<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
học vì ngành mình học không theo sở thích bản thân, lãng phí nguồn nhân lực<br />
của xã hội.<br />
<br />
III.6. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh<br />
<br />
Sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong hoạt động giáo dục nói<br />
chung, trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp nói riêng là một việc cần thiết,<br />
nhằm tạo sự thống nhất, đạt hiệu quả tối đa trong giáo dục học sinh.<br />
<br />
Để công tác giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần làm gì<br />
<br />
- Lên kế hoạch cho công tác chủ nhiệm một cách khoa học.<br />
- Xây dựng một hệ thống ban cán sự lớp thực sự hoạt động hiệu quả.<br />
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh về công tác hướng nghiệp.<br />
- Gia đình đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.<br />
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
Trong thời gian công tác ở trường tôi đã được phân công chủ nhiệm sáu<br />
năm. Mỗi năm học tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian để thực hiện nhiệm vụ<br />
giáo dục hướng nghiệp. Việc thực hiện hướng nghiệp theo hướng phát huy tính<br />
tích cực, chủ động của học sinh cũng là cơ hội để giáo dục cho các em các kĩ<br />
năng sống, tạo điều kiện để các em chia sẻ, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn.<br />
Việc hướng nghiệp cho học sinh đã giúp các em tùy vào từng khối lớp có nhận<br />
thức ở mức độ khác nhau đối với việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân sau<br />
này.<br />
<br />
Năm học 2012 – 2013, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10A1, tôi đã tổ<br />
chức cho các em thảo luận về hướng nghiệp cho khối 10. Kết quả cho thấy các<br />
em rất hứng thú với hoạt động thảo luận về sở thích, ước mơ nghề nghiệp của<br />
bản thân sau này. Qua buổi thảo luận đó các em được thể hiện bản thân, được<br />
chia sẻ về bản thân và được lắng nghe bạn bè xung quanh chia sẻ về mình. Từ<br />
đó các em mạnh dạn hơn, hiểu nhau hơn và ý thức rõ hơn về tầm quan trọng<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 21<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
phải theo đuổi ước mơ của mình. Kết quả là lớp có 48 học sinh thì cả 48 em đều<br />
xác định được ước mơ, sở thích nghề nghiệp của mình, từ đó có định hướng cố<br />
gắng nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ. Thông qua các hoạt động tập thể<br />
các em cũng đã bộc lộ một số năng khiếu, sở trường riêng của bản thân để bồi<br />
dưỡng, phát triển, định hướng nghề nghiệp.<br />
<br />
Năm học 2013 -2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12A2, với đặc<br />
điểm là một lớp chọn, đa số học sinh có lực học tốt, có định hướng nghề nghiệp<br />
rõ ràng, gia đình quan tâm sâu sắc vào việc chọn nghề, chọn trường của học<br />
sinh. Tôi đã thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp thông qua việc cho các em<br />
đăng kí lại nghề, chọn trường, chọn nghề, điều tra lại việc chọn nghề của các em<br />
phù hợp với sở thích nguyện vọng của các em không, xuất phát từ năng lực thực<br />
tế của các em hay không. Kết quả trong năm học vừa qua lớp tôi có 41 học sinh:<br />
Tất cả các em đều có định hướng nghề nghiệp cho mình sau khi ra trường; các<br />
em nắm được thông tin về tuyển sinh từ các trường, mức điểm chuẩn cho ngành<br />
nghề mình đã chọn; Có 28 em đậu đại học, cao đẳng nguyện vọng một và hai; 3<br />
học sinh đi du học nước ngoài; 10 em còn lại đang chờ thi lại vào các trường<br />
theo sở thích của các em vào năm nay.<br />
<br />
Năm học 2014- 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12A5. Với đặc<br />
điểm là một lớp cơ bản với lực học trung bình, việc định hướng nghề nghiệp của<br />
các em còn non yếu. Tôi chỉ được phân công chủ nhiệm lớp 1 năm vì vậy việc<br />
hướng nghiệp tôi đã phải tập trung vào nhiều nội dung kể cả từ khâu lựa chọn<br />
nghề phù hợp với năng lực của các em cho đến định hướng trường thi. Tôi đã<br />
giúp các em có lực học khá trong lớp có định hướng vào các trường đại học, cao<br />
đẳng thực hiện việc chọn trường tùy theo năng lực của bản thân. Con số này có<br />
tất cả là 10 em, tuy số lượng này chưa nhiều so với các lớp học khác nhưng tôi<br />
nghĩ nó phù hợp với năng lực học tập của các em, ngành nghề mà các em đăng<br />
kí thi phù hợp với sở thích, nguyện vọng của mình.<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 22<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
stt Họ và tên Đặc điểm bản thân Nghề đã chọn<br />
1 Nguyễn Viết Năng động, có khả năng giải quyết vấn đề, Môi trường<br />
Trường Giang có khả năng tổ chức các hoạt động, cần cù,<br />
lực học khá ( TB lớp 12: 7.2)……<br />
2 Nguyễn Thị Ngoan, hiền, có năng khiếu múa hát, lực học Sư phạm Mầm non<br />
Thanh Thúy khá (TB lớp 12:7.0)…..<br />
3 Tràn Thị Hiền, ngoan, khéo tay, yêu trẻ, lực học khá Sư phạm Mầm non<br />
Tuyết Lan (TB lớp 12: 6.9)…..<br />
4 Nguyễn Vũ Năng động, cân cù, thích công việc cơ khí , Cơ khí ôtô<br />
Linh lực học khá ( TB lớp 12: 6.4)…..<br />
5 Trần Thị Nhanh nhẹn, cẩn thận, có thể tin tưởng, lực Sư phạm tiểu học<br />
Ngọc Yến học khá (TB lớp 12: 7.0)….<br />
6 Phạm Thị Anh Năng động, nhanh nhẹn, có tính kỉ luật, có Luật<br />
Thư khả năng thuyết phục, lực học khá (TB lớp<br />
12: 7.6)…..<br />
7 Nguyễn Chí Lịch sự, hòa nhã, biết lắng nghe, thích hoạt Ngôn ngữ Anh<br />
Tâm động tập thể, lực học khá ( TB lớp 12: 6.9)…<br />
8 Trương Thị Sống hòa đồng, thích tham gia các hoạt động Kinh tế gia đình<br />
Bích Ngọc tạp thể, hay giúp đỡ bạn bè. Lực học trung<br />
bình ( TB lớp 12: 6.0)….<br />
9 Trần Thị Nhiệt tình, yêu trẻ, thích các hoạt động giúp Sư phạm Mầm non<br />
Ngọc Phương đỡ mọi người, có năng khiếu hát, lực học khá<br />
( TB lớp 12: 6.4)….<br />
10 Hà Duy Có tính kỉ luật, thích tìm tòi nghiên cứu, có Cơ khí<br />
Cường tính sáng tạo, lực học khá ( TB lớp 17:<br />
7.6)….<br />
Số học sinh còn lại có lực học trung bình và yếu, tôi định hướng cho các<br />
em đăng kí thi tốt nghiệp lớp 12 trước, sau đó tham gia vào các lớp học nghề mà<br />
các em yêu thích.<br />
<br />
Với những gì tôi đã làm, tôi thấy bước đầu đã đạt được những kết quả tốt<br />
trong công tác hướng nghiệp, góp phần giúp các em có hướng đi phù hợp cho<br />
bản thân mình sau khi ra trường. Bên cạnh những việc đã làm được bản thân tôi<br />
vẫn thấy còn những hạn chế cần hoàn thiện và khắc phục trong những năm học<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 23<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
sau. Thứ nhất là năm học vừa qua, một vài học sinh trong lớp 12A2 do tôi chủ<br />
nhiệm bị động trong việc lựa chọn nghề và trường thi. Các em không thiếu<br />
những thông tin về trường các em dự định thi nhưng chưa có hành trang kiến<br />
thức đầy đủ để có thể đậu nguyện vọng 1. Dẫn đến nguyện vọng 2 là những lựa<br />
chọn thứ yếu không mấy phù hợp. Bản thân tôi nghĩ nếu như các em được định<br />
hướng sớm hơn để có một mục tiêu phấn đấu rõ ràng từ khi bước vào trường<br />
cấp 3, thì các em sẽ chủ động hơn. Thứ hai, trong năm học này vẫn còn 2 học<br />
sinh lớp chủ nhiệm tôi đã không thuyết phục được các em đăng kí khối thi ít<br />
hơn khi lực học của các em còn chưa đáp ứng được, nên tôi nghĩ mục tiêu các<br />
em hướng tới cao hơn so với khả năng của các em. Dù đã tư vấn, làm việc với<br />
phụ huynh học sinh. Sự lựa chọn như vậy dễ làm cho các em không đạt được<br />
nguyện vọng 1 và bị động trong lựa chọn nguyện vọng 2 vì đó là những ngành<br />
mà các em yêu thích.<br />
<br />
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ<br />
<br />
Với Ban giám hiệu nhà trường:<br />
<br />
Nên để những giáo viên có nguyện vọng tiếp tục chủ nhiệm lớp trong suốt<br />
3 năm học để việc giáo dục hướng nghiệp thực hiện một cách hệ thống.<br />
<br />
Biên chế lớp theo chuẩn học sinh. Một lớp có lượng học sinh quá đông<br />
gây khó khăn cho các hoạt động quan sát, theo dõi. Các em cũng dễ lơ là trong<br />
học tập vì giáo viên bộ môn không thể theo sát tất cả các em.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 24<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Phạm Tất Dong và Đặng Danh Ánh (2007), Hoạt động giáo dục hướng<br />
nghiệp 10,11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
<br />
2. Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục<br />
hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường trung học phổ thông, Nhà<br />
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
<br />
3. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp : Điều 3- Nghị định 75/ 2006/NĐ-CP Quy<br />
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục<br />
.<br />
<br />
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Đổi mới giáo dục hướng nghiệp<br />
trong trường Trung học, Hà Nội, tháng 12/ 2013.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 25<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
Bảng trắc nghiệm nghề nghiệp Key Jonh Hollan<br />
<br />
(Tìm bảng có điểm số cao nhất, kiểu người đó phù hợp với bạn).<br />
<br />
Kiểu người R ( Realistic – Người thức tế): Tổng điểm bảng A là cao nhất so<br />
với các bảng khác<br />
<br />
Người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp này thường có khả năng về kĩ<br />
thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực<br />
vật; thích làm các công việc ngoài trời.<br />
<br />
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm những nghề về kiến trúc, an<br />
toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kĩ thuật, máy tàu thủy, lái xe,<br />
huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp ( quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm<br />
nghiệp,…); cơ khí ( chế tạo máy, bảo trì và sữa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí,<br />
ứng dụng, tựng động,…); điện – điện tử, địa lý – địa chất ( đo đạc, vẽ bản đồ địa<br />
chính); dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp…<br />
<br />
Kiểu người I ( Investigative – Người nghiên cứu); Tổng điểm bảng B là cao<br />
nhất<br />
<br />
Là nhóm người có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và<br />
giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm; Các ngành<br />
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên ( toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa chất, thống<br />
kê..); khoa học xã hội ( nhân học, tâm lý, địa lý…); y – dược ( bác sĩ gây mê hồi<br />
sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ..); khoa học công nghệ ( công nghệ thông tin, môi<br />
trường, điện, vật lý kĩ thuật, xây dựng….); nông lâm; thú y.<br />
<br />
Kiểu người A ( Artistic – Nghệ sỹ): Tổng điểm bảng C là cao nhất<br />
<br />
Có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giái, khả năng tưởng tượng<br />
cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn<br />
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 26<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh<br />
<br />
mẫu. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: ngành về văn chương; báo<br />
chí ( bình luận viên, dẫn chương trình…); điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, ca nhạc,<br />
múa, kiến trúc, thời trang, hội họa, giáo viên dạy Anh văn, bảo tang, bảo tồn,…<br />
<br />
Kiểu người S ( Social – Xã hội): Tổng điểm bảng D là cao nhất<br />
<br />
Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, giải thích, làm những việc như<br />
giảng giải, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, huấn luyện cho người khác.<br />
<br />
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Sư phạm, giảng viên, huấn<br />
luyện viên điền kinh, tư vấn hướng nghiệp, công tác xã hội, sức khỏe cộng<br />
đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu<br />
quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, hộ<br />
sản, chuyên gia về Xquang, chuyên gia dinh dưỡng,…<br />
<br />
Kiểu người E ( Enterprise – thiên phú lãnh đạo): Tổng điểm bảng E là cao<br />
nhất<br />
<br />
Có khả năng về kinh doanh, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh<br />
hưởng hay thuyết phục người khác, có khả năng quản lý. Ngành nghề phù hợp<br />
với nhóm này bao gồm: các ngành về quản trị kinh doanh ( quản lý khách sạn,<br />
quản trị nhân sự,…); thương mại; marketing; kế toán tài chính, luật sư; dịch vụ<br />
khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên; pha chế rượu; kĩ sư công<br />
nghiệp; bác sĩ; quy hoạch đô thị; bếp trưởng; báo chí….<br />
<br />
Kiểu người C ( Conventional – Mẫu người công chức): tổng điểm bảng F là<br />
cao nhất.<br />
<br />
Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm<br />
việc với những số liệu theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn<br />
phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: các ngành về hành chính;<br />
thốn