Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6
lượt xem 6
download
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, tạo hứng thú cho các em trong các giờ học Ngữ văn; tạo sự thống nhất giữa việc tổ chức giảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh; giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH TÊN SÁNG KIẾN: RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Minh Lan Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
- Krông Ana, tháng 2 năm 2017 MỤC LỤC Trang I. Phần mở đầu………………………………………………………... . 2 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài……………………………………….2 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3 4. Giới hạn của đề tài...................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3 II. Phần nội dung.......................................................................................4 Cơ sở lí luận......................................................................................... ......4 Thực trạng...................................................................................................6 Nội dung và hình thức của giải pháp..........................................................8 a) Mục tiêu của giải pháp............................................................................8 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp..........................................8 c) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng............................................................................................8
- III. Phần kết luận, kiến nghị...................................................................16 1. Kết luận.................................................................................................16 2. Kiến nghị..............................................................................................16 a) Đối với ban giám hiệu...........................................................................16 b) Đối với Phòng GD&ĐT.........................................................................17
- I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, từ bao đời nay văn học, văn hóa Việt Nam đã trở thành cội nguồn sức mạnh tinh thần vô giá của dân tộc ta. Những áng văn hay bất hủ với thời gian, dòng văn hóa tinh thần đó giáo dục nhân cách con người, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống. Bởi vậy, môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó là công cụ để tư duy văn hóa và tư duy khoa học. Học tốt môn văn giúp các em học các môn học khác tốt hơn. Vậy mà thực tế hiện nay nhiều học sinh của chúng ta không có hứng thú học môn Văn thậm chí là ngại học môn Văn, lười học môn Văn. Nhìn chung, các em chưa có phương pháp học tập môn Văn một cách có hiệu quả, đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Một trong những nguyên nhân đó là phương pháp dạy của giáo viên chưa hợp lý, các hình thức tổ chức hoạt động học tập trên lớp trong giờ Ngữ văn chưa thu hút được sự chú ý, đam mê của học sinh. Để làm tốt được điều này, tôi luôn trăn trở suy nghĩ, tìm tòi biện pháp giáo dục học sinh, để các em có hứng thú yêu thích bộ môn Văn, từ đó các em sẽ học tập tốt hơn, đặc biệt là phần tập làm văn. Vì thế, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 ” để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a) Mục tiêu: Nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, tạo hứng thú cho các em trong các giờ học Ngữ văn. Tạo sự thống nhất giữa việc tổ chức giảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. Rèn kĩ năng: quan sát, nhận xét, so sánh Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh. Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cảnh. Rèn kỹ năng dựng đoạn trong văn tả cảnh. Luyện lời văn chuyển ý, liên kết đoạn cho bài văn tả cảnh. Giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lí và khả năng viết văn miêu tả của từng học sinh, qua đó mà hỗ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp. Mặt khác với việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi muốn thực hiện được điều trăn trở bấy lâu là làm sao cho các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, trên tinh thần đó các em sẽ tự giác sưu tầm tài liệu. Có thêm nhiều vốn từ, kiến thức, hiểu sâu hơn về văn miêu tả. Để khi làm văn miêu tả các em biết gắn lý thuyết với thực hành các em có thể đưa được những rung cảm thực sự từ thực tế cuộc sống vào trong mỗi bài văn, từ đó làm được một bài văn miêu tả hay. b) Nhiệm vụ: Đưa ra một số biện pháp, và những ví dụ cụ thể về các tiết dạy văn miêu tả . 3. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 6 4. Giới hạn của đề tài
- Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép, tôi chỉ áp dụng cho lớp 6A3 Trường THCS Lê Đình Chinh năm học 2014 2015 phạm vi nghiên cứu của đề tài là ““Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6.” 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b) Nhom ph ́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c) Phương pháp thống kê toán học Thống kê kết quả học tập của học sinh qua kiểm tra đánh giá. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận Phân môn Tập làm văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình và sách giáo khoa văn ở các trường phổ thông nói chung và Trung học cơ sở nói riêng. Nếu coi kiến thức bộ môn Văn là hành trang quý giá chuẩn bị cho học sinh sau này bước vào đời thì những hiểu biết về văn miêu tả là những hành trang thiết thực nhất. Dạy tốt phần văn miêu tả không chỉ giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả mà còn giúp các em phát triển trí tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm,... Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng
- tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật nhỏ bé có giá trị? Nói miêu tả, dễ tưởng miêu tả chỉ là vẽ phong cảnh trời nắng trời mưa, chớp bể mưa nguồn và thiên nhiên: cây vườn, bãi cỏ, con sông… nhưng đầu tiên miêu tả là chú trọng sự việc, con người. Con người sinh ra mọi sự cơ mà, con người trong xã hội là tất cả. Diện mạo, dáng dấp tâm trạng, ăn nói với mọi đặc điểm của người ta cũng như cái vân ngón tay, mỗi người một khác, không ai giống ai. Có thế mới khó, thật khó. Chỉ có tích lũy mọi mặt hiểu biết về con người mới có thể miêu tả được về con người. Đã có khi nào ta để ý nhiều lần, không quản thời gian về một người từ cử chỉ, việc làm đến lời ăn tiếng nói? Cần tạo ra sự thích thú, dựng thành nếp làm việc hằng ngày cho thói quen cần thiết này. Nhà văn Mỹ Êmin uê đã nói một câu có thể làm phương châm chủ yếu cho đức tính cần cù của công việc viết: “Nhà văn sáng tạo ra chủ đề, đề tài, cốt truyện, nhân vật nhưng tất cả mọi chi tiết của các vấn đề trên thì chỉ quan sát, chỉ có mắt thấy tai nghe mới có chứ tuyệt nhiên không thể tưởng tượng ra được”. Mỗi người đều sinh sống trong một tập thể cộng đồng và mọi cảnh đời đều in dấu, đều hiện lên hình ảnh và luôn luôn xuất hiện, đan chen, châu tuần quanh người, tác động tới người. Bởi vậy, mỗi câu văn miêu tả không phải là một bức tranh đơn độc treo để mà ngắm, mà là bức tranh gắn bó đời sống, con người và xã hội tức là nhân vật và bối cảnh. Phải phát hiện cho được những dây mơ rễ má liên quan với con người, bất cứ dù nhỏ bé hay tưởng như xa lạ. Nếu cái biết mới dừng lại ở chỗ chung chung hoặc có sẵn thì dễ viết, viết nhanh những chắc chắn là tẻ nhạt. Người viết chỉ dễ viết khi có hứng khởi nhưng lại cần giữ sao cho vừa say mê, hứng thú lại vừa tỉnh. Khi sáng tác ra mỗi đoạn văn, trong người viết diễn ra hai trạng thái. Tác giả miêu tả thông qua nhân vật (không phải là tác
- giả), từ nhân vật toát ra tính nết, suy nghĩ và hành động. Danh từ chuyên môn gọi thế là hóa thân. Có nghĩa là ta viết ra tạo nên nhân vật nhưng nhân vật nhìn nhân vật nghĩ, nhân vật hành động. Người viết điều khiển nhân vật, sự việc, tư tưởng nhưng người viết không nhìn thay, nghĩ thay, làm thay, cái tài tình là xây dựng được nhân vật của nhân vật. Đây không phải chỉ là hình thức biểu hiện, mà là yêu cầu khách quan của nghệ thuật sáng tạo ra nhân vật. Bởi vì, khi đã dựng lên nhân vật, thì nhân vật không phải là bù nhìn, là cái cớ cho người ta viết sai khiến, là âm binh của thầy phù thủy mà nhân vật có cuộc đời của nhân vật. Có như vậy, vấn đề và nhân vật mới thực sự khách quan, mới như thật, là thật dưới mắt bạn đọc. Như vậy, để các em học sinh lớp 6 làm được một bài văn miêu tả hay, biết gắn lý thuyết với thực hành đòi hỏi giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh, phải tạo được hứng thú học tập ở các em. Muốn vậy, giáo viên phải nâng cao được hiệu quả của bài học Ngữ văn vì bài học Ngữ văn là tổng hợp của sự liên kết giữa phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên với việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. 2. Thực trạng Trong năm học 2014 – 2015, tôi được BGH giao cho nhiệm vụ: giảng dạy Ngữ văn khối 7 và lớp 6a3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tôi luôn gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy sao cho phù hợp với từng bài dạy cũng như đối tượng học sinh ở đây. Trong quá trình thực hiện, tôi đã thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: a) Thuận lợi: Sự xuất hiện của công nghệ thông tin cùng với việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đã phần nào phát huy tính tự giác, chủ động của học sinh trong lĩnh hội tiếp nhận tri thức.
- Đa số các em học sinh ngoan, chịu khó học hỏi, tìm tòi kiến thức. Sự phối kết hợp nhịp nhàng của các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. b) Khó khăn: Phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài. Sách tham khảo của phân môn Tập làm văn thường chỉ đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Đối tượng học sinh vừa chuyển cấp từ Tiểu học lên THCS, kĩ năng viết văn nói chung, văn miêu tả nói riêng có những điểm chưa phù hợp, lời văn cứng nhắc, khuôn mẫu thiếu tính sáng tạo, chưa phân bố hợp lí các phần trong một bài văn. Hơn nữa, khả năng so sánh đối chiếu tưởng tượng, nhận xét chưa thực sự chính xác, sâu sắc. Học sinh chưa ý thức được sự quan trọng của vấn đề tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi. Sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh (thời nay) quả là ít ỏi, hầu như là không có. Điều này làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ ở các em. Sách thư viện cho mượn còn hạn chế, ít sách tham khảo. Nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới việc học tập của con em mình. Một số ít giáo viên dạy Ngữ văn còn chú trọng đến nội dung sách giáo khoa nên trong các tiết dạy họ thường cố gắng truyền tải cho học sinh ki ến
- thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý đến rèn kĩ năng làm văn cho học sinh. Do đó bài học Ngữ văn chưa đạt hiệu quả chưa cao, học sinh chưa có hứng thú và yêu thích môn Văn. c) Đánh giá, phân tích các vấn đề về thực trạng: Trường THCS Lê Đình Chinh đóng trên địa bàn xã Quảng Điền đa số người dân ở đây là người Quảng Nam, Quảng Ngãi, kinh tế chủ yếu là trồng cây lúa nước nên đời sống còn gặp không ít khó khăn. Vì thế việc quan tâm tới học tập của con em mình chưa thực sự được chú trọng. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cùng những nỗ lực của tập thể các thầy cô giáo trong nhà trường đã và đang từng bước đưa chất lượng giáo dục của xã nhà đi lên. Nhưng do đa số các em học sinh ở đây là người Quảng nên phát âm sai nhiều. Điều này dẫn đến các em viết sai chính tả nhiều. Hơn nữa,với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin mạng, cùng nhiều trò chơi hấp dẫn đã lôi cuốn một số học sinh tham gia, khiến cho các em xao nhãng việc học hành. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để có thể truyền ngọn lửa tình yêu văn học đến với các em, để một số em không còn cảm thấy nặng nề, nhàm chán, thậm chí là sợ mỗi khi tới tiết học Ngữ văn, nhất là học phần Tập làm văn. Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, tôi cũng tìm ra giải pháp để có thể khắc phục phần nào thực trạng trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp, phương tiện trong các giờ dạy học Ngữ văn, cụ thể là “Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6”. Sau hơn một học kì của năm học 20142015 áp dụng, tôi dần nhận thấy sự khác biệt trong các tiết học Văn. Các em trở nên sôi nổi, hào hứng hơn mỗi khi tới tiết học. Hơn nữa, các em cũng chịu khó nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo để chuẩn bị trước nội dung bài học theo hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt, chất lượng các bài viết văn miêu tả được nâng lên.
- 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Giúp giáo viên lựa chọn trọng tâm của những tiết học văn miêu tả. Từ đó lựa chọn một cách đúng đắn, hợp lý các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Góp phần gây hứng thú học tập Ngữ văn cho học sinh, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp học sinh học tập tốt, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Rèn kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh, tìm ý, cách diễn đạt, chuyển ý. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn kĩ năng sống cho các em: yêu thiên nhiên, con người, đất nước,... qua từng bài học, đề bài viết. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Để giúp học sinh lớp 6 làm tốt văn miêu tả, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Đây là công việc hết sức quan trọng, dù cho giáo viên có chuẩn bị thật tốt tiết dạy của mình nhưng học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài (đọc trước tác phẩm và trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của giáo viên) thì tiết học đó cũng sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Vậy, hướng dẫn học sinh chuẩn bị những nội dung nào cho tiết học tới là phụ thuộc vào từng bài dạy cụ thể. Từ đó, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân hay các tổ, nhóm cùng chuẩn bị. Cần giúp học sinh hiểu rõ những yêu cầu cơ bản của việc viết văn miêu tả: Trước hết, người viết phải làm sống dậy đặc trưng của cảnh vật, con người để giúp người đọc hình dung rõ nét trạng thái, tính chất và hoạt động của chúng một cách say sưa, hứng thú. Người viết phải mê hoặc lôi cuốn độc giả bằng ma
- lực trong từng con chữ của mình. Tiếp đến phải biết chọn lọc lấy cái gì là riêng, đặc sắc, tiêu biểu nhất để dồn hết bút lực cho nó. Sau đó là bài viết phải giàu cảm xúc. Thường khi làm văn miêu tả các em cứ nghĩ rằng bộc lộ cảm xúc ở phần mở bài và kết bài là đủ. Các em chưa biết lồng cảm xúc ngay trong từng nét tả để khơi gợi cảm giác trong lòng người đọc, lúc ấy hiệu quả thẩm mĩ mới cao. Rèn kĩ năng: quan sát, ghi chép, tưởng tượng, nhận xét, so sánh: + Rèn kĩ năng quan sát, ghi chép: Trước hết giáo viên cần hướng dẫn và chỉ ra các ví dụ cụ thể cho học sinh học tập. Giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu một số đối tượng, sưu tầm các tư liệu khác nhau như hình ảnh, tranh vẽ, bài viết, các đoạn phim,... Sau khi HS trình bày các kết quả của mình, giáo viên có thể bổ sung một số tư liệu trình chiếu rồi nêu vấn đề để các em nhận thấy có thể quan sát đối tượng miêu tả trong nhiều hoàn cảnh. Hướng học sinh khi quan sát, phải chú ý đến bố cục, đường nét, màu sắc, hình ảnh của cảnh và đặt ra những câu hỏi để tự lí giải và quan trọng là phải tìm được chi tiết trọng tâm, nét nổi bật, nét riêng của từng sự vật cụ thể; không nên quan sát và chọn chi tiết miêu tả một cách tràn lan mang tính liệt kê. Quan sát bằng tất cả các giác quan và không ngừng rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng trong quá trình quan sát. Cần chép ngắn gọn lại vào một cuốn sổ tay. + Rèn kĩ năng tưởng tượng: Giáo viên cho học sinh thấy được vai trò của trí tưởng tượng là rất lớn. Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho học sinh tìm được những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn tả hấp dẫn hơn. Trước hết, giáo viên có thể cho học
- sinh trao đổi, đặt câu hỏi so sánh hai đoạn văn để làm rõ vai trò của kĩ năng tưởng tượng trong miêu tả. Sau đó, đưa ra các bài tập rèn kĩ năng tưởng tượng cho học sinh để tăng cường tính chủ động và tư duy học tập; nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. Trong các bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh phải biết tự viết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng, không nên lặp lại các hình ảnh so sánh đã quá cũ, quá sáo mòn. + Rèn kĩ năng so sánh: Chất lượng của bài miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải gợi được cảm giác mãnh liệt nhất, những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc, khiến họ nhìn rất rõ và rất có ấn tượng. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là cái chi tiết “có góc cạnh, sinh động” thể hiện được “Cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái”… Cái chi tiết này có được do chất lượng của sự quan sát và cách chọn lọc, các em phải tìm ra những gì “chân thật nhưng lại ít được chú ý”, những gì giúp người đọc “nhìn rất rõ và rất có ấn tượng”, các chi tiết có tính chất tạo hình. Khi dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh các cách so sánh và ví dụ cụ thể để học sinh nhận biết và vận dụng trong khi làm bài của mình. Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh, so sánh vật với con người, so sánh theo hướng thu nhỏ lại, so sánh theo hướng phóng đại lên, so sánh theo hướng cụ thể hoặc trừu tượng hoá. Sau đó, giáo viên đưa ra một số hình ảnh cho các em tự đặt câu, viết đoạn có so sánh và nêu tác dụng của so sánh ấy, rồi sửa những lỗi sai cho các em khi so sánh chưa phù hợp. Trên cơ sở hướng dẫn đó, học sinh có được những cách so sánh khác nhau về cùng một đối tượng. + Rèn kĩ năng nhận xét: Trước hết, có thể nhận xét trực tiếp bằng lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh. Ví dụ: “Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng
- chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp”(Vũ Tú Nam)..... Cũng có thể nhận xét gián tiếp, bộc lộ kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả. Ví dụ như nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những trái mướp lớn nhanh như thổi: “Rồi quả thi nhau trồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to... Sau đó, tổ chức học sinh làm việc cá nhân, gọi từng em nhận xét đối tượng mình tả cho cả lớp nghe với yêu cầu khi nhận xét phải thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận riêng về đối tượng; cách diễn đạt mang sắc thái cá nhân, thể hiện được những liên hệ, trải nghiệm riêng của các em để tạo sự mạnh dạn tự tin cho các em và uốn nắn sửa cho các em khi nhận xét chưa hoặc không phù hợp. Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết. Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh: Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh: + Phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào? + Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác sơ khoáng của bức tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người thưởng thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào ? Thực tế tôi thấy
- học sinh thường viết một cách cộc lốc cụt lủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát. Nên tôi đã đưa ra theo ý như một công thức để học sinh dễ nhớ: + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn. + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là những lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó. Lưu ý với học sinh: Lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng...sát hợp với yêu cầu của đề. + Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn miêu tả cảnh còn là cụ thể những cảnh nào? (Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, nếu là đề tả cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có có những điểm nổi bật gì? Như thế nào?). Tôi cho học sinh luyện kỹ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh: cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn. Sau đó cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ sử dụng những từ láy có tính biêu cảm cao, dùng từ độc đáo để tập diễn đạt. Đặc biệt giáo viên cần chú ý đến phép so sánh trong các câu văn của học sinh. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Giáo viên hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.
- Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh: Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu ?... Chúng thường làm vào kể lể, liệt kê cảnh một cánh tràn lan, không trội lên được những đặc trưng của cảnh và càng không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy người giáo viên phải làm như thế nào để khắc phục khó khăn này. Trước hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát cụ thể. Bao giờ câu đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến xa theo tầm mắt. Trong quá trình miêu tả cụ thể giáo viên lưu ý cho học sinh trình tự miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, ý câu trước với câu sau logic với nhau tạo độ kết về mặt nghĩa, những câu đoạn cuối thường là những câu có ý nghĩa sâu sắc, làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên giáo viên hướng cho học sinh biết dành những lời văn trội hơn vào cuối đoạn. Cứ theo cách hướng dẫn như trên giáo viên cho học sinh luyện viết thành nhiều đoạn cho nhiều cảnh. Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn trong văn tả cảnh: Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết, liên hoàn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả cảnh. Có thể sử dụng cách chuyển: + Các cảnh nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên + Chuyển cảnh nhờ những hình ảnh trung gian. + Hướng chuyển cảnh theo gam màu. + Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với không gian. … ”
- + Chuyển cảnh bằng cách liên tưởng theo sự quan sát qua các giác quan khác nhau. Giáo viên hướng cho học sinh luyện cách mở bài và kết bài miêu tả: + Giáo viên đưa ra một số cách mở để học sinh luyện theo: Cách mở bài hay thưòng là gián tiếp: Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh. Hoặc có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu... Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý cho học sinh đủ ý cần nêu trong mở bài. + Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng trong tâm hồn người đọc. Sau đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể: Ví dụ 1: Khi tìm ý cho đề văn: Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa xuân: Đứng giữa cánh đồng giang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê. Ôi! quê hương tôi đẹp như một nàng tiên đang mỉm cười trước nhân gian. Thật ấm áp, thanh bình đầy sức sống,... Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì nổi bật? Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân giã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa thu). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực.
- Ví dụ 2: Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh. Sau khi giáo viên đưa đoạn văn mẫu để kích thích sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật của học sinh. Giáo viên cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt. Chẳng hạn: Hình ảnh cây đa > Cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ, hứng lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen, thấp thoáng sau tán lá đa là mái đình cổ kính quê em... Hay miêu tả cảnh lá rụng, Khái Hưng đã viết: “ Mỗi chiếc lá có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiệc tưa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.có chiếc như con chim lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố ngượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phơi mình trên mặt đất....” Luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh: Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc thúng con đựng đầy ắp nắng chiều thu. Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè. Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông Ngân. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trừng thiên nhiên đầy đặn. > Phép so sánh độc đáo: như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. c) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. * Kết quả thu được qua khảo nghiệm:
- Trong thời gian qua, tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh lớp 6 làm tốt văn miêu tả. Qua các tiết học đó, tôi nhận thấy rằng các em đã có phần chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các tiết học trở nên sôi nổi hơn, bớt đi sự căng thẳng, nhàm chán, đa số các em không còn e ngại học Văn, viết Tập làm văn. Đã có một số em sáng tạo được những tác phẩm “bé con”giá trị. đặc biệt chất lượng bộ môn cũng được cải thiện đáng kể, cụ thể qua bảng khảo sát sau: Kết quả khảo sát cuối học kì I, năm học 2014 – 2015 LỚP6A3 (TS: 33 HS) Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Tiến hành khảo sát đầu năm Cuối học kì II Giỏi: 2 Giỏi: 5 Khá: 6 Khá: 10 Trung bình: 16 Trung bình: 14 Yếu: 9 Yếu: 4 Kém: 2 Kém: 0 Năm học này tôi được phân công bồi bưỡng sinh giỏi Văn 6. Tổng số: 3 em đi thi cấp huyện; kết quả: 3 em đạt học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 2015. * Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Từ kết quả đạt được như trên, bản thân tôi đã nghiệm ra rằng: Muốn học sinh học tập tốt môn Ngữ văn giáo viên phải truyền cho các em tình yêu, niềm đam mê đối với văn học. Bởi chỉ khi yêu thích, các em mới ham học, chịu khó nghiên cứu tìm tòi những tài liệu có liên quan để bổ sung thêm nguồn kiến thức. Và để làm được điều này, trước hết giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờ học Ngữ văn. III. Phần kết luận, kiến nghị
- 1. Kết luận Làm thế nào để giúp học sinh học tập tốt môn Ngữ văn, đặc biệt là học sinh lớp 6 viết văn miêu tả tốt là vấn đề vô cùng quan trọng đối với người giáo viên văn. Đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Có như vậy mới thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học tích vào quá trình dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối, lớp. Trong phạm vi cho phép của đề tài, tôi chỉ mạnh dạn đưa ra một số biện pháp và vài ví dụ minh hoạ cho những biện pháp tôi đã áp dụng. Tôi thấy rằng qua những biện pháp đó, đa số học sinh đã đáp ứng được một cách tương đối những yêu cầu mà tôi đã đặt ra. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức nó phải mang tính liên tục, thường xuyên thì mới cho kết quả tốt. Do năng lực còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ bó hẹp trong rèn kĩ làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để hoàn chỉnh hơn. 2. Kiến nghị a) Đối với ban giám hiệu Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Thường xuyên tổ chức các tiết thao giảng, hội giảng để giáo viên có dịp học tập trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp. Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các loại sách tham khảo b) Đối với Phòng GD&ĐT Đầu tư thêm trang thiết bị dạy học cho nhà trường như: máy chiếu, máy tính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp chủ nhiệm
9 p | 1973 | 333
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric
34 p | 334 | 106
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh lớp 8
35 p | 1021 | 98
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2
8 p | 1597 | 96
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2
53 p | 693 | 65
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 3
18 p | 322 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh (Vi Văn Bằng)
18 p | 246 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp hai
32 p | 185 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng vẽ theo mẫu cho học sinh khối 5
11 p | 242 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng vẽ tranh phong cảnh cho học sinh lớp 4
15 p | 236 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9
14 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng thực hành môn sinh học cho học sinh lớp 7
16 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5
22 p | 72 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng thực hành Hóa học cho học sinh lớp 8
19 p | 45 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 16 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng và tư duy sáng tạo cho học sinh khi sử dụng tính đơn điệu của hàm số để giải hệ phương trình
22 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn