intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh (Vi Văn Bằng)

Chia sẻ: Vi Van Bang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

249
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp quý thầy cô và các bạn có thêm tài liệu trong quá trình giảng dạy môn Địa lý, mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến kinh nghiệm "Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh" dưới đây. Nội dung đề tài giới thiệu đến các bạn những kỹ năng làm bài tập thực hành địa lý, hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh (Vi Văn Bằng)

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ      Sách giáo khoa Địa lí lớp 9 ( theo chương trình đổi mới ) được biên soạn theo  tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn để giáo viên  có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng hợp và xử lý thông  tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được các  kiến thức,vừa rèn luyện được các kĩ năng và nắm bắt được phương pháp học  tập. Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình sách giáo khoa lớp 9  có 11 bài thực hành với nhiều dạng khác nhau và sau mỗi bài học đều có phần  câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức và kĩ năng của học sinh. Các bài thực  hành Địa lí và phần bài tập Địa lí trước đây thường bị xem nhẹ mặc dù nó rất  quan trọng. Hiện nay, dạy và học được coi là quá trình phát triển của bản thân  học sinh, việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà là quá  trình học sinh tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới  nhờ sự giúp đỡ,  hướng dẫn của giáo viên. Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thực  hành Địa lí và các bài tập sách giáo khoa Địa lí lớp 9.       Để học sinh có thể tự rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn, thì học sinh phải   biết tự xác định để vẽ được biểu đồ và làm trọn vẹn nội dung các bài tập thực  hành Địa lí. Nhưng để thực hiện được điều đó một cách có hiệu quả và chất  lượng thì còn phụ thuộc rất nhiều vào từng đối tượng học sinh.      Qua một số năm công tác từ 2010­2014 tại trường PTDTBT­THCS Xuân  Chinh đây là một trường miền núi thuộc vùng kinh tế­xã hội đặc biệt khó khăn,  địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, nhiều thôn xa  trường học cách 7­8km. Mặt bằng dân trí thấp, kinh tế xã hội chậm phát triển.  Nên bản thân tôi hiểu được đặc điểm của học sinh  tại trường và đã chăn chở để  tìm ra phương pháp dạy học cho phù hợp với học sinh của trường mình đang  công tác.Tôi mạnh dạn đưa ra một sáng kiến để dạy trong trương trình bài tập  thực hành SGK Địa lí lớp 9: “ Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí  cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT­THCS Xuân Chinh”, để đồng nghiệp  tham khảo và rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp  để sáng kiến này được hoàn thiện hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận:         Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một  lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của  mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy học nói chung ngày càng trở thành  mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và  xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu,  1
  2. đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong  các nghị quyết của TW.         Nghị quyết TW 4 khóa VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở   tất cả các cấp học, bậc học.  Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản  xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng  những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư  duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.        Nghị quyết TW 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương  pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp   tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến  và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian  tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.        Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo luật  giáo dục ( 1998) là:   + Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.   + Bồi dưỡng pháp tự học.   + Rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.   +Tác động đến tình cảm, đem lại miền vui, hứng thú học tập cho học sinh.Cốt  lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới hoạt động học tập  chủ động của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Quá trình dạy học  là quá trình hoạt động  của giáo viên và học sinh trong sự tương tác thống nhất  biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên­ học sinh­  phương tiện hoạt động học. Khi nói tới phương pháp dạy học không thể không  nói tới vai trò của người giáo viên. Người giáo viên có một vị trí hết sức quan  trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn địa lí nói riêng, trong đó  đặc biệt là phương pháp làm  bài tập thực hành, được biểu hiện cụ thể như sau:    ­  Đối với giáo viên :   + Là người dẫn dắt học sinh giải quyết những tình huống có vấn đề, biết khơi  dậy và kích thích trí tò mò, lòng ham muốn tìm hiểu các kiến thức địa lí.   + Là người chỉ đạo, biết tạo điều kiện và tổ chức những hoạt động học tập  của học sinh.   + Là người hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập  địa lí khác nhau như bản đồ, biểu đồ, quả địa cầu, tranh ảnh, băng hình, phần  mềm dạy học địa lí .....   + Là người biết khuyến khích, động viên thành tích học tập của học sinh.    ­  Đối với học sinh :   + Học sinh có nhu cầu, hứng thú học tập địa lí. 2
  3.   + Học sinh chủ động, huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao trong việc  chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng địa lí.   + Học sinh thích thể hiện và biết cách thể hiện những hiểu biết của mình về  địa lí trong các hoạt động học tập.   + Học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.       Trong các môn học ở nhà trường THCS đều vận dụng rất nhiều các bài tập,  các bài thực hành. Mỗi môn học có một số dạng bài tập với đặc thù riêng, đối  với môn địa lí cũng vậy. Ở đây tôi chỉ đưa ra một phần trong tổng hợp phần bài  tập thực hành địa lí đó là dạng bài tập biểu đồ mà tôi đã thử nghiệm và áp dụng  có hiệu quả trong giảng dạy tại đơn vị công tác, trường: PTDTBT­THCS  Xuân  Chinh.       Bài thực hành vẽ biểu đồ giúp cho học sinh trong quá trình học tập tiếp thu  được kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Cũng qua đó mà học sinh bồi dưỡng  thêm năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.       Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh ở các môn học là một quá trình  phối hơp nhiều mặt, thể hiện trong chương trình, nội dung của các môn học  trong đó có môn địa lí. Song để rèn luyện được kĩ năngđó học sinh cần nhận biết  được yêu cầu bài ra, xác định hướng, cách làm bài sau khi đọc kĩ bài. Để giúp  học sinh có kĩ năng nhận biết nhanh và vận dụng đúng các bài tập thực hành địa  lí, bản thân tôi có một sáng kiến nhỏ mong góp phần củng cố thêm kĩ năng thực  hành, khả năng nhận biết để vẽ biểu đồ.      Mục đích:  + Đối với giáo viên:        Hệ thống các loại biểu đồ, phân loại các dạng bài tập biểu đồ. Qua đó tạo  điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng giảng dạy thực hành và hướng dẫn  học sinh làm bài tập địa lí lớp 9 một cách tốt nhất.  + Đối với học sinh:      ­ Học sinh biết xác định được các dạng bài tập dựa trên cơ sở lí luận và thực  tiễn qua việc hướng dẫn của giáo viên trước khi làm bài tập thực hành và các bài  tập trong chương trình scáh giáo khoa địa lí lớp 9.      ­ Học sinh nhận thức được các loại biểu đồ: Cột, tròn, đường, miền....      ­ Xác định được kiểu biểu đồ khi đọc bất kì một bài tập thực hành. 2.Cơ sở thực tiễn:   Qua thực tiễn giảng dạy môn địa lí, tôi thấy có nhiều vướng mắc, lúng túng  trong hướng dẫn làm bài tập thực hành, trong khi đó phân phối chương trình thời  gian dành cho làm bài tập thực hành thì rất ít. 3
  4.   Qua thu thập số liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh  một vài năm  lại đây tôi thấy:   Học sinh chưa xác định được yêu cầu của đề bài, kiểu biểu đồ  sẽ  vẽ, cách  xử lí bảng số liệu, biểu đồ thích hợp theo yêu cầu đề bài, các bước tiến hành  khi vẽ  một biểu đồ  hoàn chỉnh và chưa biết cách nhận xét dựa vào bảng và   biểu đồ  đã vẽ   theo yêu cầu đề  bài, nên khi làm các bài kiểm tra đặc biệt là  phần bài tập cho thấy chất lượng bài rất thấp.      Kết qủa khảo sát ban đầu: (cụ thể học kì I) Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu­kém SL TL SL TL SL TL SL TL 9A 20 0 0,0 01 5 03 15 16 80 9B 21 0 0,0 01 4,8 04 19 16 76,2 Tổng 41 0 0,0 02 4,9 07 17,1 32 78         Thực tế giảng dạy tôi thấy các bạn đồng nghiệp cũng đã vận dụng nhiều  phương pháp dạy học khác nhau nhưng hiệu quả  dạy học vẫn chưa cao, chưa   củng cố và rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh.           Vậy làm thế nào để giúp học sinh hiểu các kiến thức cơ bản và vân dụng  được kiến thức đó? Làm thế  nào để  rèn luyện kỹ  năng giải bài tập, bổ  sung  hoàn chỉnh kiến thức khi làm bài kiểm tra, đi thi? Trong quá trình giảng dạy tôi  đã tích lũy  được một số  kinh nghiệm nho nhỏ  khi phối hợp các phương pháp   dạy học: Trực quan ­ vấn đáp, phương pháp luyện tập và thực hành, phương   pháp thảo luận nhóm đặc biệt là “ Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí  cho học sinh lớp 9 ở trường  PTDTBT­THCS Xuân Chinh”.  3.Giải quyết vấn đề:        ­ Để xác định được yêu cầu bài ra và tiến hành vẽ biểu đồ, trước tiên học   sinh cần hiểu khái niệm biểu đồ là gì.        ­ Các bước tiến hành vẽ và một số lưu ý trước khi tiến hành vẽ biểu đồ.        ­ Giới thiệu cách rèn luyện kĩ năng làm một số bài thực hành thuộc nhiều  dạng biểu đồ khác nhau. 3.1. Khái niệm: 4
  5.          Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát  triển của một hiện tượng ( như quá trình phát triển kinh tế qua các năm...), mối  tương quan về độ lớn giữa các đại lượng ( ví dụ: so sánh sản lượng thủy sản  giữa các vùng kinh tế....) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( cơ cấu  ngành của nền kinh tế ).        Các dạng bài thực hành thuộc nhiều loại biểu đồ khác nhau. Mỗi loại biểu  đồ thể hiện nhiều chủ thể khác nhau, nên khi vẽ biểu đồ cần đọc kĩ yêu cầu đề ra,  xác định chủ thể, thể hiện trên biểu đồ (động thái phát triển, so sánh tương  quan độ lớn, hay thể hiện cơ cấu ) chọn biểu đồ thích hợp nhất. 3.2.Các bước tiến hành vễ biểu đồ. ­ Xử lý số liệu ( từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối) đơn vị % nếu yêu  cầu bài ra vẽ biểu đồ hình tròn hoặc miền. ­ Xác định tỉ lệ đường tròn hoặc miền. ­ Vẽ biểu đồ. + Vẽ  + Ghi bảng chú giải ( kí hiệu ) + Tên  biểu đồ bằng chữ in hoa hoặc thường ( tên chung nếu là biểu đồ so  sánh).  Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ. ­ Đọc kĩ số liệu bài ra. ­ Tuyệt đối không dùng màu để tô, kí hiệu trên bản đồ. ­ Nếu là biểu đồ tròn: Khi vẽ đường tròn, vẽ một bán kinh trùng với  phương kim đồng hồ chỉ 12giờ và chia theo chiều kim đồng hồ. ­ Bất cứ một biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên biểu đồ. 3.3.Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng làm một số dạng bài tập thực hành thuộc  nhiều loại biểu đồ khác nhau. Các loại biểu đồ bao gồm: + Biểu đồ hình cột ( cột đơn, cột kép, cột chồng, thanh ngang ). + Biểu đồ hình tròn ( hoặc hình vuông). + Đồ thị (đường biểu diễn). + Biểu đồ kết hợp ( cột + đường). + Biểu đồ miền. 3.3.1. Biểu đồ hình cột ( thanh ngang).       Biểu đồ hình cột sö dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại  lượng.   ­  Yêu cầu: 5
  6.  + Chọn kích thước biểu đồ phù hợp với khổ giấy.  + Các cột khác nhau về độ cao ( tùy theo số liệu đề tài), còn bề ngang phải  bằng nhau.  + Tên biểu đồ. Bài tập 1: Biểu đồ hình cột.   Dạng 1: Cột đơn.   Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời  kỳ 1980­2002 dựa vào bảng số liệu sau: Năm Sản lượng (triệu tấn) 1980 11,6 1985 15,9 1990 19,2 1995 24,9 2002 34,4 TriÖu tÊn 35 34.4 30 25 24.9 20 19.2 15.9 15 11.6 10 5 0 N¨ m 1980 1985 1990 1995 2002 S¶n l­ î ng lóa g¹ o Biểu đồ thể hiện sản lượng lúa gạo ở nước ta từ năm 1980 đến 2002. Dạng 2: Cột chồng ( Bài tập 2 –Trang 33 sách giáo khoa địa lí lớp 9).    Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị  sản xuất ngành chăn nuôi. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ( %). Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm  Phụ  trứng, sữa phẩm  chăn nuôi 1990 100,0 63,9 19,3 12,9 3,9 2002 100,0 62,8 17,5 17,3 2,4 6
  7. 100% 3,9 2,4 12,9 17,3 80% Phô phÈmch¨n nu«i 19,3 17,5 S¶n phÈmtrøng, s÷a Gia cÇm 60% Gia sóc 40% 63,9 62,8 20% 0% 1990 2002 Nam Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ( 1990­2002) 3.3.2. Biểu đồ hình tròn ( hình vuông).   ­ Biểu đồ hình tròn ( vuông) thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần  của một tổng thể.   ­ Đối với biểu đồ hình tròn: Nếu đề bài cho số liệu tương đối thì không cần xử  lý mà tiến hành các bước vẽ luôn. Song nếu số liệu là tuyệt đối ( thô) thì cần xử  lý số liệu về tương đối trước khi vẽ.   ­ Nếu bài cho số liệu tương đối thì vẽ các đường tròn có kích thước bằng nhau.  Nếu bài cho số liệu tuyệt đối thì phải tính tỉ lệ đường tròn ( R­r ). Nhưng đối  với cấp THCS tỉ lệ đường tròn chỉ yêu cầu ở mức độ tương đối, vì vậy chỉ cần  đường tròn sau to hơn đường tròn trước một chút ( nếu số liệu cho là tăng) hoặc  nhỏ hơn  ( nếu số liệu cho là giảm ).  ­ Yêu cầu:  + Đọc bảng số liệu, xử lý số liệu ( nếu cho số liệu tuyệt đối ), nếu là số liệu  tương đối thì tiến hành các bước vẽ.  + Chú ý tỉ lệ đường tròn ( nếu bài cho số liệu tuyệt đối).  + Để chia các đại lượng chính xác theo tỉ lệ cần lấy tỉ lệ x 3,60 để tính góc ở  tâm.  + Chọn ký hiệu thích hợp để thể hiện trên biểu đồ.  + Tên biểu đồ. Bài tập 2. Biểu đồ hình tròn. 7
  8.   Dạng 1: Một biểu đồ tròn Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 2003 theo số  liệu dưới đây. Năm Lao động % 2003 Nông, lâm, ngư  Công nghiệp­ xây  Dịch vụ nghiệp dựng 24,0 59,6 16,4 24% N-L-Ng- NghiÖp C«ng nghiÖp, XD DÞch vô 59,6 16,4                    Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao đọng theo ngành năm 2003 Dạng 2: Hai biểu đồ tròn ( Bài 1­ trang 38 sách giáo khoa Địa lí 9).    Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích giao trồng các nhóm ở nước ta  năm 1990 và 2002 theo bảng số liệu sau đây: Diện tích giao trồng phân theo nhóm cây ( nghìn ha ) 1990 2002 Năm Các nhóm cây Cây lương thực 9040,0 12831,4 Cây công nghiệp 6474,6 8320,3 Câythực phẩm, cây ăn quả, cây  1366,1 2173,8 khác Các bước tiến hành.     1) Xử lý số liệu (đơn vị % )    N¨m 1990 2002 8
  9. C¸c nhãm c©y Tæng sè 100,0 100,0 C©y l¬ng thùc 71,6 64,8 C©y c«ng nghiÖp 13,3 18,2 C©y thùc phÈm, c©y ¨n qu¶, c©y kh¸c 15,1 17,0 15,1 13.3 71.6    2) Vẽ biểN¨m u đồ1990 :     N¨m 2002 17 c©y l- ¬ng thùc c©y c«ng nghiÖp 18.2 64.8 C©y thùc phÈm, c©y ¨ n qu¶, c©y kh¸ c Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây ở nước ta năm 1990­ 2002 3.3.3. Vẽ đồ thị (đường biểu diễn).        ­ Được dùng để thể hiện tiến trình động thái phát triển của một hiện tượng  qua thời gian. 9
  10.        ­ Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục tọa độ vuông góc mà trục đứng thể  hiện độ lớn của đại lượng ( số người, sản lượng hay tỉ lệ %........) trục ngang  thể hiện năm.        ­ Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy (  cân đối).        ­ Với biểu đồ này nếu bài ra có 2 đại lượng khác nhau (đơn vị tính khác  nhau) thì vẽ hai trục đứng.        ­ Cũng có thể bài ra yêu cầu có nhiều đại lượng cùng đơn vị tính ( %) thì  cần biểu hiện rõ đường biểu diễn ( ký hiệu ) tránh từng ký hiệu.        ­ Yêu cầu:       + Hệ trục tọa độ: trục đứng thể hiện đơn vị sản lượng.       + Trục ngang thể hiện năm.       + Xác định khoảng cách cân đối phù hợp.       + Hai đại lượng khác nhau thì vẽ 2 trục đứng: Trục biểu hiện đơn vị a, trục  biểu hiện đơn vị B.       + Ký hiệu đường biểu diễn cần được phân biệt:      ­ Màu sắc (đen, xanh, đỏ....)      ­ Ký tự riêng ( thường được dùng nhiều) Bài tập 3: Biểu đồ đường ( Bài 1 trang 80­ sách giáo khoa địa lí 9).   Dựa vào bảng sau, vẽ biểu đồ đường thể hiện tố độ tăng dân số, sản lượng  lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng Sông Hồng  qua các năm 1995­2002. §¬n vÞ (%) N¨m 1995 1998 2000 2002 Tiªu chÝ D©n sè 100,0 103,5 105,6 108,2 S¶n lîng l¬ng thùc 100,0 111,7 128,6 131,1 B×nh qu©n l¬ng thùc theo ®Çu ngêi 100,0 113,8 121,8 121,2 10
  11. 130 125 120 D©n sè 115 S¶n l­ î ng l­ ¬ng thùc BQ l­ ¬ng thùc theo ®Çu ng­ êi 110 105 100 1995 1998 2000 2002 Nam Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình   quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng Sông Hồng qua các năm 1995­ 2002. 3.3.4. Biểu đồ kết hợp cột và đường.            ­ Dùng để thể hiện động lực phát triển và mối tương quan về độ lớn giữa  các đại lượng.            ­ Biểu đồ kết hợp: Kết hợp đề mục 1 và 3 trong phần II của bài. Cần chú  ý thể hiện rõ nhất mối tương quan giữa hai loại biểu đồ được vẽ kết hợp.            ­ Yêu cầu:            + Kết hợp yêu cầu của biểu đồ hình cột và đường biểu diễn.   Bài tập 4: Biểu đồ kết hợp.    Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng cà phê ( nhân) N¨m 1980 1985 1990 1995 1997 1998 DiÖn tÝch c©y 22,5 44,7 119,3 186,4 270 370, trång 6 (Ngh×n ha) S¶n lîng (ngh×n 8,4 12,3 92 218 400,2 409, tÊn) 3 11
  12. 450 400 350 300 DiÖn tÝch c©y trång 250 (ngh× n ha) 200 S¶n l­ î ng (Ngh× n tÊn) 150 100 50 0 1980 198 1990 1995 1997 1998 Nam Biểu đồ diễn biến diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê ở nước ta thời  kỳ 1980­1998 ( Chú ý : Khi vẽ biểu đồ đường kết hợp cột : Tuyệt đối không tô đậm hay dùng  bút ngòi to để vẽ biểu đồ đường vì sẽ mất độ chính xác). 3.3.5. Biểu đồ miền.    ­ Dùng để thể hiện cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng.    ­ Ranh giới của biểu đồ miền là đường biểu diễn.    ­ Giá trị đại lượng trên trục đứng là %.  Nếu bài ra cho số liệu đơn vị tuyệt đối thì cần phải xử lý số liệu từ đơn vị  tuyệt đối sang số liệu đơn vị tương đối.  Bài tập 5 : Biểu đồ miền ( Bài tập  thực hành, bài 16 trang 60 – sách giáo khoa  địa lí lớp 9) Cho bảng số liệu sau :  Cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 – 2002 ( %) 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tæng sè 100, 100, 100, 100, 100, 100, 100, 0 0 0 0 0 0 0 N«ng, l©m, ng 40,5 29,2 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 nghiÖp C«ng nghiÖp, 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 x©y dùng DÞch vô 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5         Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002 12
  13. 100 90 80 70 DÞch vô 60 C«ng nghiÖp, x©y dùng 50 N«ng, l©m, ng­ nghiÖp 40 30 20 10 0 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002 3.4. Bài tập vận dụng . 3.4.1.Bài tập 1 :       Vẽ biểu đồ cơ cấu thể hiện tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành  phân theo khu vực sản xuất ở nước ta.  ( Đơn vị : tỉ đồng ) Năm 1990 1996 Nông, lâm, ngư nghiệp 16.252 70.334 Công nghiệp và xây   9.513 79.501 dựng 16.190 108.774 Dịch vụ     Cho nhận xét và giải thích. 3.4.2.Bài tập 2 :    Vẽ biểu đồ diễn tả tình hình phát triển sản lượng lúa ở nước ta theo bảng  sau :  ( Đơn vị : triệu tấn ) Năm 1992 1994 1996 2000 2002 2004 Sản lượng   21,6 23,5 26,4 32,1 34,4 35,9 lúa       Hãy  nêu nhận xét. 3.4.3.Bài tập 3:  Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự phát triển về diện tích cây công nghiệp ở nước ta.  ( Đơn vị : nghìn ha ) Năm 1980 1985 1987 1989 1990 19 95 13
  14. Cây công nghiệp hằng  371,7 601 637,6 543,7 500 66 năm 9 Cây công nghiệp lâu năm 256 478 547,7 625,1 623 71 1  Hãy nhận xét về diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong thời gian qua. 3.4.4.Bài tập 4 : Dựa vào bảng số liệu sau đây : Năm 1980 1984 1986 1990 1995 1999 2004 Số dân ( triệu người ) 54 58,6 61,1 66,1 73,8 76,3 82,0 Sản lượng lúa ( triệu   11,6 15,6 16,0 19,1 27,5 31,4 35,9 tấn)  Hày vẽ biểu đồ kết hợp diễn tả dân số và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn  1980­4004. Hãy nêu nhận xét. 3.4.5. Bài tập 5 .           Vẽ biểu đồ và nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu ở nước ta giai  đoạn 1995­2004. ( Đơn vị : tỉ  USD ) Năm 1995 1997 2000 2001 2002 2004 Xuất khẩu 5,4 9,2 14,5 15,0 16,7 26,5 Nhập khẩu 8,2 11,6 15,6 16,2 19,7 31,9 4. Kết quả :        Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này kết quả đạt được như sau :     ­ Học sinh đã xác định được yêu cầu của đề bài.     ­ Học sinh xác định được cách chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu  đề bài.     ­ Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỉ lệ cao.     ­ Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.       Từ đó tỉ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ  thích hợp đối với bài yêu cầu cao hơn so với khi chưa được áp dụng.        Kết quả thực nghiệm ở hai lớp 9 trường  PTDTBT­THCS Xuân Chinh như  sau : Líp Tæng sè BiÕt x¸c ®Þnh vµ vÏ ®óng Cha biÕt c¸ch x¸c HS ®Þnh vµ vÏ SL TL % SL TL% 9A 20 17 85 3 15 9B 21 18 85,7 3 14,3 14
  15. Tổng 41 35 85,4 6 14,6 ­ Kết quả áp dụng sau khi thực hiện đề tài đạt được như sau: Sĩ  Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu­kém Lớp số SL TL SL TL SL TL SL TL 9A 20 02 10 06 30 10 50 02 10 9B 21 02 9,5 07 33,4 10 47,6 02 9,5 Tổng 41 04 9,8 13 31,7 20 48,7 04 9,8       Đề tài này không chỉ dừng lại trong phạm vi bài tập thực hành SGK địa lí lớp 9 mà   còn có thể vận dụng  để dạy ở các khối lớp ở trường THPT. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận.        Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân tôi đã tự củng cố  thêm được phần nào kiến thức. Bài học được áp dụng vào các bài: Bài 10, bài  16, bài 22, bài 27, bài 34, bài 40, bài 44 và tất cả các bài tập trong sách giáo khoa  Địa lí lớp 9, ngoài ra còn áp dụng để làm các bài tập tham khảo luyện thi vào 10  và các đề thi HSG, đề thi các trường chuyên nghiệp ..v..v.        Chương trình Địa lí lớp 9 có nhiều bài thực hành vẽ biểu đồ hoặc phân tích  số liệu. Giới thiệu cách vẽ biểu đồ để rèn luyện kĩ năng cho học sinh và giúp  cho học sinh dễ dàng đánh giá, nhận biết bài thực hành Địa lí kinh tế­ xã hội  trong chương trình địa lí lớp 9 và tạo cơ sở tiền đề cho học sinh tiếp tục học ở  chương trình THPT sau này. Học sinh biết vận dụng kết hợp lý thuyết với thực  hành, phát huy tính sáng tạo, tích cực chủ động trong quá trình học tập môn địa  lí.        Sáng kiến kinh nghiệm này được bản thân tôi, một giáo viên giảng dạy môn  Địa lí trường PTDTBT­THCS Xuân Chinh , với nội dung không mới nhưng chưa  được áp dụng rộng rãi, những kết quả trên đây là quá trình đúc rút kinh nghiệm  của bản thân mong góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới nội dung và  phương pháp dạy học nói chung và môn địa lí nói riêng ở chương trình THCS.        Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi có một số đề xuất và kiến  nghị như sau: 2. Đề xuất.        Để  nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn địa lí nói chung và địa lí lớp 9 nói  riêng tôi xin có một số kiến nghị nhỏ.  15
  16.      ­ Cần bổ sung những biểu đồ, sơ đồ minh hoạ và các lược đồ treo tường.       ­ Cần xây dựng và cung cấp thêm một số  băng, đĩa tạo điều kiện thuận lợi   cho giáo viên và học sinh trong quá trình khai thác  và củng cố kiến thức.       ­ Cần tăng cường  số lượng  bài tập khi ra đề  thi, khảo sát  chất lượng giáo viên  và   học sinh.       ­ Cần bổ sung nội dung kiến thức vào chương trình và tăng thời gian, thời lượng để  giải bài tập thực hành.     ­ Cần thiết phải trang bị cho học sinh kĩ năng thực hành, lý thuyết phải luôn  đi với thực hành thì học sinh mới hiểu và nắm chắc được bản chất của vấn đề.     ­  Do cấu trúc phân phối chương trình có một số thay đổi nên giáo viên cần  phải linh hoạt khi lồng ghép nội dung thực hành vào tất cả các bài dạy, sao cho  thích hợp nhằm đạt kết quả cao. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG  Thường Xuân, ngày 18  tháng 03 năm  ĐƠN VỊ 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của  mình viết, không sao chép nội dung của  người khác. Người viết ( ký và ghi rõ họ tên ) Vi Văn Bằng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học địa lí: Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu  Hằng, Nguyễn Trọng Phúc, Trần Đức Tuấn. ( NXB giáo dục năm 2005). 2. Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng địa lí: Đỗ Ngọc Tiến­  Phí Công Việt.(NXB giáo dục năm 2007). 3. Sách giáo viên địa lí 9: Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức.( NXB giáo dục  năm 2005). 4. Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ: Trần Văn Quang.( NXB giáo  dục năm 2007). 16
  17. 5. Luyện thi vào lớp 10 môn địa lí ­ Nhà xuất bản quốc gia Thành Phố Hồ  Chí Minh.( NXB giáo dục năm 2007). MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1.Cơ sở lí luận. 1 2.Cơ sở thực tiễn 3 3.Giải quyết vấn đề 4   3.1.Khái niệm 4 4   3.2.Các bước tiến hành vẽ biểu đồ 17
  18.   3.3. Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng một số dạng bài tập thực hành  5 thuộc nhiều loại biểu đồ khác nhau: 5     3.3.1.Biểu đồ hình cột  7     3.3.2. Biểu đồ hình tròn 9     3.3.3. Biểu đồ đồ thị     3.3.4. Biểu đồ kết hợp cột và đường 10     3.3.5. Biểu đồ miền. 11   3.4. Bài tập vận dụng 11 4.Kết quả 13 13 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 13 1.Kết luận 14 2.Đề xuất 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2