CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT DẤU HIỆU<br />
CHIA HẾT CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN - TOÁN 6<br />
BẬC THCS<br />
-------- --------<br />
<br />
1<br />
<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
- Số học là một môn khoa học nó có vai trò khá quan trọng trong việc rèn<br />
luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Số học giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát<br />
hơn, suy luận chặt chẽ lôgíc hơn. Thế giới những con số cũng thật gần gũi nhưng<br />
cũng đầy bí ẩn.<br />
- Ở trường THCS phân môn số học tuy chỉ được học ở lớp 6 nhưng nó<br />
xuyên suốt quá trình học toán ở các cấp<br />
- Toán học ngày một phát triển không ngừng, trong đó một bộ môn toán<br />
được mệnh danh là “Bà chúa của toán học” đó là môn Số học - môn học mà chỉ<br />
được gọi tên chính thức ở lớp 6, nhưng kiến thức cơ bản của nó thì xuyên suốt<br />
quá trình học toán ở bậc phổ thông.<br />
- Đối với học sinh THCS, Số học là một mảng khó trong chương trình toán<br />
THCS. Phần lớn học sinh chưa có phương pháp giải bài tập. Nguyên nhân cơ bản<br />
của những khó khăn mà học sinh gặp phải khi giải bài tập số học chính là ở chỗ:<br />
lúc đầu giải bài tập mới - học sinh thấy có sự đứt quãng giữa cụ thể của những<br />
điều kiện bài toán và sự phụ thuộc toán học trừu tượng diễn ra trong những điều<br />
kiện đó hoặc học sinh chỉ thu nhận kiến thức về cách giải một bài tập cụ thể nào<br />
đó nhưng kỹ năng chung về việc giải toán khác thì yếu. Trong đó ý muốn cơ bản<br />
của việc dạy cách giải bài tập toán phải là dạy cho học sinh tự giải những bài tập<br />
tương đối mới, những bài học đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo trong các cách giải.<br />
- Việc học môn toán ( với mức độ SGK) không đòi hỏi học sinh phải có trí<br />
thông minh đặc biệt nào. Tuy nhiên không thể suy rằng mọi học sinh đều học tập<br />
dễ dàng như nhau, có học sinh tiếp thu tri thức toán học rất nhanh chóng và sâu<br />
sắc mà không cần sự cố gắng đặc biệt trong khi đó một số em khác có cố gắng<br />
nhiều nhưng không đạt được kết quả như vậy.<br />
- Nhiệm vụ của giáo viên dạy toán là tìm hiểu, nghiên cứu những mặt<br />
mạnh và khắc phục mặt yếu, có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển<br />
và làm cho mọi học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, đồng thời góp phần<br />
phát hiện, đào tạo nhân tài ngay từ những năm đầu ở bậc THCS.<br />
- Trong quá trình học tập môn toán, nhiều khi ta cần biết một số có chia hết<br />
hay không chia hết cho một số nào đó mà không cần thực hiện phép chia. Muốn<br />
vậy ta cần biết các dấu hiện chia hết cho một số tự nhiên. Ở chương trình Toán<br />
tiểu học, việc thực hiện “Rút gọn phân số” dựa trên tính chất cơ bản của phân số<br />
là: “Cùng chia tử số và mẫu số cho cùng một số tự nhiên khác không” việc xác<br />
<br />
2<br />
<br />
định số tự nhiên này cũng được tiến hành trên cơ sở dấu hiệu chia hết mà không<br />
dùng tới khái niệm ước chung hoặc ước chung lớn nhất.<br />
- Với những lý do trên tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng<br />
cho học sinh lớp 6 nhận biết nhanh dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên nhằm<br />
giúp học sinh thuận lợi khi vận dụng làm một số bài tập có liên quan.<br />
II.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU :<br />
Đối tượng học sinh lớp 6 ở bậc trung học cơ sở.<br />
III.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :<br />
Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã vận dụng phương pháp nghiên<br />
cứu đã học như: Phương pháp đổi mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, đó là<br />
phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá.<br />
Hệ thống hoá tài liệu, đối chiếu, nghiên cứu thêm nhiều các tài liệu có liên<br />
quan để chọn lọc những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm tư liệu mới, chính xác<br />
nhất, học hỏi thêm những kinh nghiệm của những người đi trước để làm kinh<br />
nghiệm cho bản thân.<br />
IV.KẾT CẤU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :<br />
Kết cấu gồm bốn phần :<br />
* Phần đặt vấn đề<br />
* Giải quyết vấn đề<br />
* Kết quả nghiên cứu<br />
* Bài học kinh nghiệm<br />
<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.<br />
B1). BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.<br />
Trong chương trình Toán ở tiểu học, học sinh đã được học các dấu hiệu<br />
chia hết cho 2, cho 5, cho 3 và cho 9 theo 2 nhóm số.<br />
- Nhóm số được xét xem chữ số tận cùng của các số tự nhiên: “chia hết cho<br />
2, cho 5”.<br />
- Nhóm số được xem tổng các chữ số của số tự nhiên: “ chia hết cho 3, cho<br />
9”.<br />
I). PHƢƠNG PHÁP.<br />
<br />
Trong chương trình giảng dạy về phần này của sách lớp 6 cải cách, tôi đã<br />
khắc sâu lại các kiến thức trong bài học dựa vào tính chất “chia hết của một tổng”<br />
nên học sinh đã nắm được các dấu hiệu chia hết một cách chặt chẽ hơn và cung<br />
cấp thêm một số dấu hiệu chia hết dựa trên kiến thức chia theo 2 nhóm số.<br />
1). Những số được xét chữ số tận cùng của các số tự nhiên.<br />
3<br />
<br />
Số tự nhiên A bất kỳ có thể viết được dưới dạng:<br />
A = an an1an2 ...........a1a0<br />
= 10 n an 10 n1 an1 .................. 101 a1 a0<br />
Thì:<br />
* A 2 a 0 2 a 0 0;2;4;6;8<br />
* A 5 a 0 5 a 0 0;5<br />
Ta có thể mở rộng thêm cho học sinh:<br />
*A 4<br />
<br />
a1 a 0 4<br />
<br />
* A 25<br />
<br />
a1 a 0 25<br />
<br />
*A 8<br />
<br />
a 2 a1 a 0 8<br />
<br />
* A 125 a 2 a1 a 0 125<br />
2). Nhóm số được xét xem tổng các chữ số của số tự nhiên.<br />
A = an an1an2 ...........a1a0<br />
Vậy:<br />
* A 9 an an1 .................. a1 a0 9<br />
* A 3 an an1 .................. a1 a0 3<br />
Giáo viên cung cấp và mở rộng thêm cho học sinh:<br />
Nếu n là số chẵn thì:<br />
A 11 ( a0 a 2 ............. a n2 a n ) - ( a1 a3 ................ a n3 a n1 ) 11<br />
Nếu n là số lẻ thì:<br />
A 11 ( a0 a1 ............... a n1 a n ) - ( a0 a1 ............... a n1 a n ) 11<br />
Lƣu ý:<br />
Số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3 nhưng số chia hết cho 3 thì có thể<br />
chưa hết cho 9.<br />
Ví dụ: * Xét số 3291<br />
+ Số 3291 có tổng các chữ số là 3 + 2 + 9 + 1 = 15 và 15 3 nhưng<br />
15 9 số này chia hết cho 3 nhưng không thể chia hết cho 9.<br />
* Xét số 4653<br />
4<br />
<br />
+ Số 4653 có tổng các chữ số là 4 + 6 + 5 + 3 = 18 và 18 3; 18 9<br />
nên số này chia hết cho cả 3 và 9.<br />
3). Kết hợp với các dấu hiệu chia hết.<br />
Cách 1: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.<br />
- Những số có tận cùng bằng 0 thì chia hết cho cả 5 và 2.<br />
Ví dụ: Các số 80; 100; 370; 190; …….. Các số này chia hết cho cả 2 và 5<br />
vì có chữ số tận cùng là số 0<br />
Cách 2: Dấu hiệu chia hết cho 6.<br />
Những số chia hết cho 2 và 3 thì đều chia hết cho 6.<br />
Ví dụ: * Xét số 390<br />
Ta có :<br />
<br />
390 2 vì có chữ số tận cùng là 0<br />
390 3 vì có 3 + 9 + 0 = 12 3.<br />
<br />
Vậy 390 chia hết cho cả 2 và 2 nên chia hết cho 6.<br />
II). HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÁP DỤNG DẤU HIỆU CHIA HẾT ĐỂ LÀM BÀI<br />
TẬP.<br />
<br />
1). Loại bài tập điền chữ số thích hợp vào dấu * để được các số chia hết.<br />
Ví dụ: Điền chữ số vào dấu * để được số 54 * chia hết cho 2<br />
Hướng dẫn học sinh:<br />
Số 54 * = 540 + *<br />
Để 54 * chia hết cho 2 thì * 0;4;6;8<br />
Vậy các số tìm được là: 540; 542; 546; 548.<br />
Ví dụ: Điền chữ số vào dấu * để được số * 85 thoả mãn:<br />
a). Chia hết cho 2.<br />
b). Chia hết cho 5<br />
Hƣớng dẫn học sinh:<br />
a). Số * 85 có chữ số tận cùng là 5 => số * 85 2<br />
Vậy ta không tìm được * để * 85 chia hết cho 2.<br />
b). Số * 85 = * 8 + 5 có chữ số tận cùng là 5. Vậy ta có thể thay *<br />
bằng bất cứ số nào từ 1 đến 9 thì số * 85 đều chia hết cho 5. Nên các số tìm được<br />
là: 185; 285; 385; 485; 585; 685; 785; 885; 985.<br />
Ví dụ 3:<br />
5<br />
<br />