intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường THPT số 2 TX Sa Pa

Chia sẻ: Nguyễn Đức Hiển | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

42
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp rèn kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường THPT số 2 TX Sa Pa" nhằm đưa ra một số giải pháp kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực cho học sinh; Giúp cho học sinh hứng thú, tích cực học tập, vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi đến lớp; Góp phần giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường THPT số 2 TX Sa Pa

  1. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1 4.   Phạm   vi,   đối   tượng   và   khách   thể   nghiên   cứu ...........................................................................………………………………....1 5. Tính mới của đề tài..........................................................................................2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 8. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................2 9. Đóng góp của đề tài..........................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận....................................................................................3 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................3 2. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................3 2.1 Khái niệm về kĩ năng .....................................................................................3 2.2. Khái niệm về cảm xúc..................................................................................3 2.3. Khái niệm kiểm soát cảm xúc .....................................................................4 3. Vai trò của việc kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực................4 Chương II. Thực trạng kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực 5 1. Quá trình nghiên cứu thực trạng.......................................................................5 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng........................................................................5 2.1.  Khảo   sát   thực   trạng   và  hiểu  biết   của   học   sinh   về   kiểm   soát   cảm  xúc……….5 2.2.   Khảo   sát   những   việc   học   sinh   đã   thực   hiện   để   kiểm   soát   cảm  xúc……………5 3. Nguyên nhân ………………………………………………………………….6 3.1. Nguyên nhân khách quan …………………………………………… ……..6 3.2.   Nguyên   nhân   chủ   quan   ………………………………………  ……………...7 Chương III. Đề xuất giải pháp và thực nghiệm giải pháp..........................8 1. Đề xuất giải pháp.............................................................................................8 1.1. Ý thức rèn luyện cảm xúc theo hướng tích cực……..............................8 1.2.  Xây   dựng   mô   hình   học   sinh   bán   trú   tự   quản,   đôi   bạn   cùng   tiến   ……………...8 1.3.  Xây   dựng   và   tăng   cường   hoạt   động   của   các   câu   lạc  bộ……………………….9 1.4. Thành lập và tăng cường hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường.......9 2. Kết quả thực nghiệm giải pháp.....................................................................10 PHẦN KẾT LUẬN 
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. PHẦN MỞ ĐẦU      1. Lí do chọn đề tài Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tác động  mạnh mẽ  đến hiệu quả  công việc, học tập, khả  năng sáng tạo của con   người. Tục ngữ  Việt Nam có câu: “cả  giận mất khôn”. Đúng vậy, ai trong  chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả khôn lường của việc không giữ  được bình tĩnh và mất lý trí do nông nổi nhất thời gây nên. Và cách duy nhất  để  chúng ta có thể  hạn chế  những hệ  quả  đó chính là bản thân phải biết   cách kiểm soát cảm xúc.       Cuộc sống con người nói chung và học sinh nói   riêng luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ những cảm xúc tích cực   đến những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc của học sinh nảy sinh và biến  đổi liên tục trong quá trình tham gia học tập, trong quan hệ bạn bè, gia đình,  xã hội. Do vậy khi chúng ta không làm chủ được cảm xúc sẽ tạo nên những   thói quen tiêu cực như  việc than vãn, cảm thấy bất lực, bức xúc, tiêu cực   không lối thoát về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Qua số liệu thống kê của truyền thông, tác giả được biết: hàng năm ở  nước ta có khoảng 2000 vụ bạo lực xảy ra, trong đó chiếm 53% số vụ xảy  ra trong học đường và các trường THPT cũng nằm trong số  đó mà nguyên   nhân lại xuất phát từ  những lí do rất nhỏ. Chỉ  vì một số  học sinh không tự  kiểm soát được cảm xúc của mình đã có những hành vi vi phạm, để  lại   những hậu quả khôn lường.  Xuất phát từ  thực trạng trên, tác giả  nhận thấy việc nghiên cứu để  giúp tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh có nhận thức, thái độ và   hành động đúng đắn về  khả  năng kiểm soát cảm xúc của bản thân để  hạn  chế những cảm xúc, hành vi tiêu cực trong học đường là vô cùng quan trọng,  góp phần tạo nên môi trường học đường an toàn, lành mạnh, tiến bộ. Vì   vậy tác giả  lựa chọn đề  tài “Giải pháp rèn kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho   học sinh trường THPT số 2 TX Sa Pa”. 2. Câu hỏi nghiên cứu ­ Thực trạng kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực của học  sinh trường THPT số 2 Sa Pa diễn ra như thế nào ? ­ Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh   trường THPT số 2 Sa Pa ? ­ Làm thế nào để  kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực của  học sinh trường THPT số 2 Sa Pa? 3. Mục đích nghiên cứu ­ Đưa ra một số giải pháp kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu  cực cho học sinh. ­ Giúp cho học sinh hứng thú, tích cực học tập, vui vẻ, hạnh phúc mỗi   khi đến lớp. ­ Góp phần giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh   tích cực thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
  4. 4. Phạm vi, đối tượng và khách thể nghiên cứu ­ Phạm vi: Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa.  ­ Đối tượng điều tra: Giải pháp rèn kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học  sinh trường THPT số 2 Sa Pa. ­ Khách thể  nghiên cứu:  100 học sinh thuộc ba khối lớp của trường  THPT số 2 Sa Pa. 5. Tính mới của đề tài ­ Rất ít đề tài trước đó chú trọng tìm hiểu kĩ năng, phân tích thực trạng  kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực cho học sinh.  ­ Đề tài này giúp các bạn học sinh: + Hiểu được thế nào là cảm xúc, cảm xúc tiêu cực. + Hiểu thế  nào là kiểm soát cảm xúc, hậu quả  của việc chưa kiểm   soát được cảm xúc. + Đưa ra được những giải pháp  ưu việt giúp học sinh kiểm soát cảm   xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực. + Giảm thiểu số vụ bạo lực học đường và hành xử thiếu văn hóa. + Góp phần xây dựng trường học thân thiện, nhân văn, an toàn và hạnh  phúc.  6. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Làm rõ cơ sở lý luận của việc kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc  tiêu cực cho học sinh. ­ Nghiên cứu thực trạng hiện nay để  đưa ra các giải pháp  kiểm soát  cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực cho học sinh phù hợp, hiệu quả. 7. Phương pháp nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập và nghiên cứu tài   liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu. ­  Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng đang diễn ra tại trường  THPT số 2 thị xã Sa Pa. ­  Phương pháp điều tra: Các bảng hỏi khảo sát. ­  Phương pháp thống kê phân tích số liệu. ­ Thực nghiệm mô hình giải pháp: Học sinh thay đổi nhận thức, hành  động nhằm thay đổi lối sống, hành vi, góp phần  kiểm soát tốt cảm xúc và  hạn chế cảm xúc tiêu cực trong học tập cũng như trong đời sống. 8. Giả thuyết nghiên cứu ­ Những cách thức áp dụng chưa phù hợp chính là nguyên nhân dẫn đến  việc kiểm soát cảm xúc và hạn chế  cảm xúc tiêu cực cho học sinh  chưa đạt  hiệu quả. ­ Nếu đề tài này thành công sẽ giúp học sinh có kĩ năng kiểm soát cảm  xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực. 9. Đóng góp của đề tài
  5. ­ Phân tích, lý giải thực trạng  kiểm soát cảm xúc và hạn chế  cảm xúc  tiêu cực cho học sinh.  ­ Đề ra những giải pháp hiệu quả trong kiểm soát cảm xúc và hạn chế  cảm xúc tiêu cực cho học sinh, áp dụng được cho tất cả các trường THPT.
  6. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khả  năng kiểm soát cảm xúc là một đề  tài nghiên cứu mới mẻ  trong  lĩnh vực tâm lý học. Nhiều nhà nghiên cứu coi khả năng này là một bộ  phận  cấu thành nên trí tuệ cảm xúc của con người. Do đó, một số đề tài về trí tuệ  cảm xúc cũng nghiên cứu đến khả năng kiểm soát cảm xúc như:  Năm 2003, tác giả  Nguyễn Huy Tú với một số  bài viết như: “Chỉ  số  thông minh cảm xúc cao – một tiền đề  thành công” trên Tạp chí Giáo dục;  “Trí tuệ cảm xúc – bản chất và phương pháp chẩn đoán”. Tác giả Nguyễn Công Khanh với “Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của học   sinh trung học phổ thông” – một nhánh của đề tài cấp nhà nước. Năm 2007, đề  tài “Giáo dục cảm xúc trong thế  giới duy lý” do tác giả  Nguyễn Ngọc Thanh làm chủ  nhiệm. Trong đó, tác giả  đưa ra mô hình giáo   dục cảm xúc để lấy lại sự quân bình trong giáo dục. Trên truyền thông cũng đã có một vài chương trình luận đàm về  hành  xử của người dân ở những nơi công cộng như: “Kĩ năng kiểm soát cảm xúc”  của tiến sĩ Lê Thẩm Dương, “Kĩ năng kiểm soát cảm xúc” của sinh viên  Nguyễn Thị Hải trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.  2. Các khái niệm cơ bản 2.1. Khái niệm về Kĩ năng       Kỹ năng (Skills): “Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực   hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ  sở  hiểu biết (kiến  thức   hoặc   kinh   nghiệm)   nhằm   tạo   ra   kết   quả   mong   đợi”.   (Theo   L.   Đ.  Levitov nhà tâm lý học Liên Xô)  2.2. Khái niệm về Cảm xúc và cảm xúc tiêu cực Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng: “Cảm xúc là sự phản ánh tâm   lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan   hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới   hình thức những rung động trực tiếp” Theo tác giả  Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Tâm lý, 1991: “Cảm xúc là  phản  ứng rung chuyển của con người trước một kích thích vật chất hoặc   một sự  việc, gồm hai mặt: những phản  ứng sinh lý do thần kinh thực vật   như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt, hoặc   run rẩy, rối loạn tiêu hóa; những phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói,  hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát,   chủ thể kiềm chế khó khăn” Những  tác   giả   như   Nguyễn   Xuân   Thức,   Nguyễn   Quang  Uẩn   nhận   định: “Cảm xúc là những thái độ  thể  hiện rung cảm của con người đối với  những sự  vật hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong  mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người”
  7.       Định   nghĩa   được   chấp   nhận   rộng   rãi   nhất   hiện   tại   về cảm   xúc (emotion) cho rằng nó là một trạng thái cảm nhận (feeling) liên quan  đến suy nghĩ, sự thay đổi về sinh lý và một biểu hiện (hoặc hành vi) ra bên   ngoài (Theo sách “Khái lược Tâm lý học”)          Cảm xúc tiêu cực được định nghĩa là tập hợp của các cảm xúc kích  thích cảm giác khó chịu và coi tình huống đang xuất hiện ngay lúc đó là có  hại, cho phép con người  kích hoạt các nguồn lực nhằm  đối phó với tình  huống  ấy. Cảm xúc tiêu cực cảnh báo chúng ta về  một số  trường hợp được  coi là mối đe dọa hoặc thách thức đối với bản thân hoặc một số  nguy hiểm   có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta ngay hiện tại hoặc sẽ  xảy ra  ở  tương lai. Cách tiếp cận tốt hơn với những cảm xúc đó là làm chủ  chúng mà không phủ nhận hay chối bỏ chúng.  2.3. Khái niệm kiểm soát cảm xúc.              Kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ  những cảm xúc của bản  thân mà chính là học cách kiểm soát để  làm chủ  hành vi, thái độ  của bản  thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản,  kiểm  soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở  về  trạng thái cân bằng thông qua nhiều  phương diện như ngôn ngữ, hình thể… Kiểm soát cảm xúc là cách sử  dụng lý trí để  điều khiển một phần  cảm xúc. Từ đó làm thay đổi phản ứng, hành động của mình trước tác động   theo hướng tích cực. (Nguồn: https://www.tienphong.vn/) 3. Vai trò của việc kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực. ­ Cảm xúc là yếu tố  chi phối suy nghĩ và hành vi. Chính vì vậy, việc   kiểm soát cảm xúc sẽ  giúp mỗi người có suy nghĩ khách quan, từ  đó đưa ra  những quyết định sáng suốt và hành động đúng đắn.  ­ Nếu để  cảm xúc lấn át, suy nghĩ và hành vi của con người sẽ  bị  chi   phối ít nhiều. Do đó, kiểm soát cảm xúc là kỹ  năng rất cần thiết cho cuộc   sống nói chung và việc học tập nói riêng. Làm chủ được cảm xúc sẽ giúp học  sinh gặp nhiều thuận lợi và giảm thiểu tối đa những tình huống căng thẳng. ­ Quản lý tốt cảm xúc sẽ  giúp mỗi học sinh tránh được những mâu  thuẫn trong môi trường học đường cũng như  cuộc sống. Điều này có vai trò  quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Người quản lý tốt   cảm xúc của bản thân sẽ  có lời nói, hành động đúng mực, nhờ  vậy sẽ  dễ  dàng mở  rộng các mối quan hệ  với những người xung quanh. Ngoài ra, khi  quản lý tốt cảm xúc và có cách hành xử  đúng mực, học sinh cũng có cơ  hội  kết bạn với nhiều người. Từ  đó tạo nhiều thuận lợi cho học tập cũng như  các hoạt động của cuộc sống.
  8. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC HẠN CHẾ CẢM  XÚC TIÊU CỰC 1. Quá trình nghiên cứu  Nội dung nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận Tháng 8/2022  Nghiên cứu cơ sở thực tiễn Tháng 9/2022 ­ hết tháng 10/2022 Thực nghiệm giải pháp Tháng 11/2022 ­ hết tháng 12/2022 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng.  2.1. Khảo sát thực trạng và hiểu biết của học sinh về kiểm soát  cảm xúc Tác giả khảo sát trên 100 học sinh ba khối của trường THPT số 2 Sa   Pa, về những hiểu biết của học sinh đối với việc kiểm soát cảm xúc bằng 2   câu hỏi: Câu hỏi khảo sát 1: Bạn đã bao giờ cáu gắt, xích mích với bạn cùng  lớp hay chưa? Câu hỏi khảo sát 2: Bạn nghĩ việc kiểm soát cảm xúc có cần thiết  hay không? Bảng 1: Thống kê thực trạng và  hiểu biết của học sinh về kiểm soát cảm   xúc. Không  Hiếm khi Thỉnh  Thường  Rất  Điểm  STT Câu  bao giờ thoảng xuyên thường  Điểm trung  hỏi (2điểm) xuyên bình (1điểm) (3điểm) (4điểm) (5điểm) 1 1 2 8 22 50 18 374 3,74 2 2 26 34 22 16 2  234 2,34 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình ở câu hỏi 1 là 3,74 – học sinh thường xuyên  cáu gắt, xích mích với bạn cùng lớp;  ở  câu hỏi 2 là 2,69 – học sinh thỉnh thoảng cảm thấy việc kiểm soát  cảm xúc là cần thiết. Vậy là đa số học sinh  trong tổng số 100 bạn   ở trường THPT số 2 Sa Pa chưa tìm hiểu   nhiều về kĩ năng kiểm soát cảm xúc, học sinh gần như thường xuyên cáu gắt, xích mích với bạn, và học sinh   chưa nhận thấy sự cần thiết của việc kiểm soát cảm xúc  2.2. Khảo sát những việc làm học sinh đã thực hiện để  kiểm soát  cảm xúc Tác giả khảo sát trên 100 học sinh ba  khối của trường THPT số 2 Sa Pa  về những việc làm học sinh đã thực hiện để kiểm soát cảm xúc với 5 câu hỏi: Câu hỏi khảo sát 1: Khi người khác có thái độ và hành động không đúng  với bạn, bạn có tức giận và bức xúc không?
  9. Câu hỏi khảo sát 2:  Bạn có giải pháp gì để  kiểm soát cảm xúc hay  không? Câu hỏi khảo sát 3: Có ai giúp đỡ  bạn giải quyết khúc mắc khi không   làm chủ được cảm xúc hay không ? Câu hỏi khảo sát 4: Bạn đã thực hiện mô hình học sinh bán trú tự quản,  đôi bạn cùng tiến chưa ? Câu hỏi khảo sát 5: Bạn có thường xuyên tham gia hoạt động câu lạc   bộ (CLB), hội, nhóm trong trường học không ? Bảng 2: Bảng thống kê những việc làm học sinh đã thực hiện để   kiểm soát cảm xúc. Không  Thỉnh  Thường  Rất  Hiếm khi Điểm  Câu  bao giờ thoảng xuyên thường  STT Điểm trung  hỏi xuyên (2 điểm) bình (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) 1 1 0 5 18 46 31 403 4,03 2 2 40 30 15 10 5 210 2,10 3 3 6 28 20 26 20 326 3,26 4 4 15 20 40 15 10 285 2,85 5 5 50 17 8 19 6 214 2,14 Nhận xét: Kết quả  khảo sát cho thấy điểm trung bình  ở  câu hỏi 1 là mức 4,03  ­ học sinh thường  xuyên cảm thấy tức giận, bức xúc khi người khác có thái độ và hành động không đúng với mình . Câu hỏi số  2 điểm trung bình có tần số  là 2,1 ­ học sinh hiếm khi có giải pháp để  kiểm soát cảm xúc và hạn chế  cảm   xúc tiêu cực cho bản thân. Câu hỏi số 3 điểm trung bình có tần số là 3,26 – học sinh thỉnh thoảng tìm kiếm sự  giúp đỡ của người khác khi gặp các vấn đề khúc mắc do không làm chủ  được cảm xúc. Câu hỏi số 4 điểm   trung bình có tần số là 2,85 – học sinh thỉnh thoảng thực hiện đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.  Câu hỏi số 5 điểm trung bình có tần số là 2,94 – học sinh thỉnh thoảng  tham gia hoạt động CLB, hội, nhóm  trong trường học. Như  vậy, qua việc khảo sát 02 bảng hỏi, tác giả  nhận thấy kĩ năng  kiểm soát cảm xúc và hạn chế  cảm xúc của học sinh trong nhà trường chưa   tốt.  Đa số  các bạn học sinh chưa có nhiều hiểu biết cũng như  kĩ năng để  kiểm soát cảm xúc của bản thân. Từ  đó dẫn đến thực trạng còn những học  sinh xích mích, đánh nhau cả trong và ngoài nhà trường. 3. Nguyên nhân 3.1. Nguyên nhân khách quan Để tìm ra nguyên nhân khách quan, tác giả tiến hành khảo sát nhóm học  sinh 100 bạn của ba khối, lập bảng hỏi với 5 câu hỏi sau: Câu 1: Nhà trường có thường xuyên tuyên truyền về kĩ năng kiểm soát   cảm xúc cho bạn không ? Câu 2: Khi bạn gặp vấn đề khúc mắc vì không làm chủ được cảm xúc,  các thầy cô có thường xuyên tư vấn, hỗ trợ hay không ? Câu 3: Bố mẹ bạn có đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của   bạn hay không ? Câu 4: Bố mẹ bạn có động viên, chia sẻ khi bạn gặp vấn đề khúc mắc   về kiểm soát cảm xúc hay không? Câu 5: Bạn bè của bạn có thường xuyên giúp đỡ, trao đổi trong học tập  và đời sống với bạn hay không ?
  10. Bảng 3: Bảng khảo sát các nguyên nhân khách quan. Không  Thỉnh  Thường  Rất  Hiếm khi Điểm  Câu  bao giờ thoảng xuyên thường  STT Điểm trung  hỏi xuyên (2 điểm) bình (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) 1 1 25 30 23 15 7 249 2,49 2 2 40 30 15 9 6 211 2,11 3 3 5 48 32 10 5 262 2,62 4 4 30 31 25 9 5 228 2,28 5 5 14 42 18 19 7 263 2,63 Nhận xét:  Qua bảng số  liệu trên, ta thấy các chỉ  số  hầu hết   ở  trạng  thái hiếm khi. Từ đó, ta nhận thấy nguyên nhân khách quan rơi vào mối quan   hệ trong nhà trường (giữa thầy và trò) và mối quan hệ trong gia đình (giữa bố  mẹ và con cái). Hầu hết học sinh được khảo sát là những học sinh người dân  tộc thiểu số   ở  vùng cao, không được quan tâm nhiều về  đời sống vật chất   cũng như tinh thần. Phần lớn các bạn chưa cảm thấy đủ  niềm tin và sự  quan   tâm từ phía gia đình và nhà trường để sẵn sàng chia sẻ và tháo gỡ những khó  khăn vướng mắc về tâm lý do không kiểm soát được cảm xúc. 3.2. Nguyên nhân chủ quan Để  tìm ra nguyên nhân chủ  quan, tác giả tiến hành khảo sát nhóm học   sinh 100 bạn của ba khối, lập bảng hỏi với 3 câu hỏi sau: Câu 1: Bạn có bao giờ chia sẻ khó khăn, khúc mắc với thầy cô giáo, bố  mẹ và bạn bè không ? Câu 2: Bạn có hào hứng, chủ động khi tham gia các hoạt động học tập,   rèn luyện, sinh hoạt ở trường không ? Câu 3: Bạn có thường xuyên giúp đỡ bạn cùng lớp của mình không ? Bảng 4: Bảng khảo sát các nguyên nhân chủ quan. Không  Thỉnh  Thường  Rất  Hiếm khi Điểm  Câu  bao giờ thoảng xuyên thường  STT Điểm trung  hỏi xuyên (2 điểm) bình (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) 1 1 45 27 16 7 5 200 2,00 2 2 29 33 10 10 18 255 2,55 3 3 15 28 22 20 15 292 2,92 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy các chỉ số hầu hết rơi vào  trạng thái hiếm khi, thỉnh thoảng. Như vậy nguyên nhân chủ quan là học sinh  còn rụt rè, nhút nhát trong học tập cũng như  các các hoạt động sinh hoạt tại  trường. Bên cạnh đó, các bạn học sinh người dân tộc thiểu số còn chưa thực  sự  nhạy bén, năng động, chưa mạnh dạn trải lòng với thầy cô, bạn bè và  chưa chủ động tìm đến sự hỗ trợ của những người xung quanh.  Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là sự rụt rè của học sinh và sự  quan  tâm chưa sát sao, toàn diện từ  phía gia đình, thầy cô. Chính những nguyên 
  11. nhân này đã dẫn đến thực trạng học sinh chưa có kĩ năng kiểm soát cảm xúc   gây ra những hậu quả không mong muốn. . CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP  VÀ THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP 1. Đề xuất giải pháp 1.1. Ý thức rèn luyện cảm xúc theo hướng tích cực. ­  Kiểm soát cảm xúc bằng việc điều chỉnh các hành động của cơ   thể: Khi gặp các tình huống nảy sinh cảm xúc tiêu cực, con người phải học   cách kiểm soát nó. Để cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng, chúng ta hãy điều  chỉnh cơ thể bằng cách làm một vài động tác đơn giản như: thả lỏng người,   hít thở  sâu trong vòng 10 giây, nếu có thể  thì nên uống một chút nước lạnh  để cảm xúc nóng giận lắng xuống. Ngoài ra, có thể  thay đổi tư thế, rời khỏi  vị trí hiện tại sao cho bản thân thoải mái nhất sẽ giúp chúng ta nhanh chóng  kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh. ­ Kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ: Hãy luôn nhìn người khác bằng thái  độ tích cực và nhân ái, mỗi người sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực nảy   sinh trong tâm hồn, tránh để  cảm xúc điều khiển hành vi của mình. Hãy tìm  những điểm tốt, những điều đáng để học tập của người đối diện. Hãy giảm  cái tôi của mình xuống. Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ  muốn điều  tốt cho chúng ta nhưng ta có thể  chưa hiểu và nghĩ rằng họ  đang bêu xấu   mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và   có đáng tức giận với họ hay không. ­ Điều khiển cảm xúc bằng sử dụng ngôn từ:  Ông cha ta có câu: “lời  nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thay vì nói ra   những câu từ  khó nghe, làm tổn thương đến người khác thì tại sao chúng ta  không chọn cách diễn đạt dễ  chịu hơn, hòa nhã hơn. Đồng thời, nên nghĩ kĩ  trước khi nói, dù đang tức giận đến đâu, muốn “xả” hết mọi thứ  nghĩ trong  đầu ra đến đâu thì hãy cố  gắng suy nghĩ về  những gì mình định nói, xem  những điều đó có phù hợp hay không. Ngoài ra, khi không hài lòng về lời nói   của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ  là gì, để  tránh hiểu  nhầm mục đích của mọi người, và khi chúng ta hiểu ra thì tình huống lại  ở  thế “sự đã rồi”. ­ Kiểm soát cảm xúc bằng cách rèn luyện sự tự tin:  Nhiều người bị  rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng bởi vì thiếu tự  tin. Khi thấy mình  không bằng người khác, con người sẽ  bi quan và nhiều lúc tức giận vô cớ;  
  12. thiếu tự  tin làm bản thân cảm thấy sợ  hãi, mọi chuyện trở  nên khó khăn….  Do vậy lấy lại tự  tin là yếu tố  rất quan trọng giúp mỗi người kiểm soát  được cảm xúc của bản thân. Vì thế, việc con người có được sự  tự  tin trong  mọi tình huống giao tiếp chính là cách kiểm soát cảm xúc bản thân.  ­ Chia sẻ với người khác: Thay vì cố gắng “dằn mặt” kẻ thù, hãy nói  chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có thể sự tức giận sẽ giảm đi   nhanh chóng và chúng ta cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn  bè mình, không đổ  lỗi cho người khác, can đảm nhận lỗi và tìm cách giải   quyết, không tính toán thiệt hơn, vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay   thế bằng những lời khen ngợi, suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực. 1.2. Xây dựng mô hình học sinh bán trú tự quản, đôi bạn cùng tiến. Phần lớn học sinh của trường THPT số 2 Sa Pa là những học sinh ở bán  trú nên tác giả  thấy vai trò của người học trong hoạt động này là thật sự cần  thiết. Các bạn học sinh được sắp xếp, phân công theo mô hình các đôi bạn,  nhóm bạn. Học sinh trong bán trú sẽ  có trách nhiệm giúp đỡ  nhau trong học   tập, trong sinh hoạt tập thể, lao động vệ sinh, thể thao văn nghệ, tự nhắc nhở  nhau trong hoạt động một ngày bán trú. Mỗi học sinh cần nâng cao tinh thần   tự quản, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, chia sẻ với nhau những khó khăn vướng   mắc để  mỗi ngày sinh hoạt bán trú học sinh có thêm những trải nghiệm.  Ở  trên lớp, các bạn cần giúp đỡ nhau trong việc học tập, có thể ngồi học nhóm  hay cùng xây dựng mô hình cùng tiến, cùng thi đua để  đạt nhiều điểm tốt,  hạn chế những vi phạm của nhau. Sau mỗi tháng, các đôi bạn, nhóm bạn sẽ  báo cáo với Ban quản lý KTX và giáo viên chủ nhiệm về tình hình và sự tiến   bộ của nhóm mình. 1.3. Xây dựng và tăng cường hoạt động của các câu lạc bộ. Hoạt động câu lạc bộ  là một yếu tố  quan trọng trong việc rèn kĩ năng   kiểm soát cảm xúc cho học sinh. Đối với học sinh trường các trường vùng  cao, học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo nên tăng cường hoạt động  câu lạc bộ  (CLB). Đây là nơi mà cả  phụ  huynh, học sinh và giáo viên có  thể  cùng nhau chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành để  cùng giải quyết những  khó khăn, khúc mắc về  các vấn đề  trong học tập cũng như  rèn luyện  của học sinh. Tại CLB này, tất cả các học sinh đều có thể tham gia dưới   sự  tư  vấn của Đoàn trường và giáo viên chủ  nhiệm. CLB này không chỉ  giúp học sinh cảm thấy vui vẻ, lạc quan, tự  tin h ơn, có tiếng nói của  riêng mình mà còn giúp rút ngắn khoảng cách giữa học sinh ­ gia đình ­  nhà trường. Các bạn sẽ lựa chọn cho mình một câu lạc bộ phù hợp với bản   thân và phát huy năng lực của mình. Đối với trường THPT số 2 Sa Pa thì CLB  thêu thổ cẩm, CLB tiếng anh, CLB văn nghệ, CLB thể thao được xem là nơi  sinh hoạt lý tưởng của học sinh.  Ở  đó, học sinh vừa thể  hiện được năng  khiếu của mình vừa có cơ  hội được tham gia các hoạt động văn nghệ, thể  thao do Đoàn trường phối hợp với các đoàn thể. Mỗi cuối tuần, các học sinh   trong CLB văn nghệ có thể đi biểu diễn trong các khu du lịch sinh thái tại địa 
  13. phương. Hoạt động này vừa tăng thêm thu nhập cho học sinh, vừa giúp các   bạn cảm thấy thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Đối với CLB thêu thổ  cẩm, học sinh sẽ được Đoàn trường tạo điều kiện để  thêu theo dịch vụ  với  các đơn vị  quản lý văn hóa tuyến trên. Từ  đó giúp học sinh năng động và tự  tin hơn trong giao tiếp, góp phần nâng cao kết quả  học tập cũng như  rèn  luyện của học sinh. 1.4. Thành lập và tăng cường hoạt động của tổ tư  vấn tâm lý học  đường. Cần thành lập tổ tư vấn tâm lí học đường tại các nhà trường THPT nói  chung và trường THPT Số 2 Sa Pa nói riêng. Người tư vấn sẽ là các bạn học   sinh ưu tú của các chi đoàn học sinh đã được các thầy cô giáo có chuyên môn  hướng dẫn, tập huấn. Dưới sự tư vấn của các thành viên trong tổ tư vấn, các  bạn học sinh sẽ được chia sẻ, hỗ  trợ để  tháo gỡ  những trăn trở  vướng mắc  trong học tập cũng như trong mọi hoạt động của đời sống. Tổ tư vấn tâm lý  có phòng làm việc riêng, đảm bảo nguyên tắc riêng tư  để  các bạn học sinh   thoải mái chia sẻ những vấn đề cần tháo gỡ.  Từ đó, góp phần giúp các bạn   học sinh hình thành được thái độ  sống tích cực, lạc quan và sống chan hòa,  yêu thương hơn. 2. Kết quả thực nghiệm giải pháp 2.1.  Khảo sát thực trạng và hiểu biết của học sinh về  kiểm soát  cảm xúc Sau khi áp dụng giải pháp, tác giả  khảo sát lại lần thứ  2 đối với 100  học sinh ba khối của trường THPT số 2 Sa Pa, về những hiểu biết của học sinh   đối với việc kiểm soát cảm xúc bằng 2 câu hỏi: Câu hỏi khảo sát 1: Bạn đã bao giờ cáu gắt, xích mích với bạn cùng lớp   hay chưa? Câu hỏi khảo sát 2: Bạn nghĩ việc kiểm soát cảm xúc có cần thiết hay  không? Bảng 1: Thống kê thực trạng và hiểu biết của học sinh về kiểm soát cảm  xúc. Không  Thỉnh  Thường  Rất  Hiếm khi Điểm  Câu  bao giờ thoảng xuyên thường  STT Điểm trung  hỏi xuyên (2 điểm) bình (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) 1 1 15 45 25 10 5 245 2,45 2 2 2 5 12 53 23 375 3,75 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình ở  câu hỏi 1 là mức 2,45 ­ học sinh gần như  hiếm khi cáu gắt, xích mích hoặc có thái độ, hành động không đúng với bạn cùng lớp; ở  câu hỏi 2 là 3,75 ­   học sinh gần như thường xuyên cảm thấy cần thiết phải kiểm soát cảm xúc của bản thân. Vậy là đa số học  sinh được khảo sát ở trường THPT số 2 Sa Pa sau khi nhóm tác giả thực hiện giải pháp thì đã có sự thay đổi   rõ rệt. Học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc, từ  đó những thái độ, hành động   không đúng với bạn bè và những người xung quanh giảm đi đáng kể.
  14. 2.2. Khảo sát những việc làm học sinh đã thực hiện để  kiểm soát  cảm xúc. Sau khi áp dụng giải pháp, tác giả  khảo sát lần 2 với 100 học sinh ba  khối của trường THPT số 2 Sa Pa về   những giải pháp học sinh đã thực hiện  để kiểm soát cảm xúc với 5 câu hỏi: Câu hỏi khảo sát 1: Khi người khác có thái độ và hành động không đúng  với bạn, bạn có tức giận không? Câu hỏi khảo sát 2:  Bạn có giải pháp gì để  kiểm soát cảm xúc hay  không? Câu hỏi khảo sát 3: Có ai giúp đỡ  bạn giải quyết khúc mắc khi không   làm chủ được cảm xúc hay không ? Câu hỏi khảo sát 4: Bạn đã thực hiện mô hình học sinh bán trú tự quản,  đôi bạn cùng tiến chưa ? Câu hỏi khảo sát 5: Bạn có thường xuyên tham gia hoạt động CLB, hội,  nhóm trong trường học không ? Bảng 2: Bảng thống kê những việc làm học sinh đã thực hiện  để kiểm soát cảm xúc. Không  Thỉnh  Thường  Rất  Hiếm khi Điểm  Câu  bao giờ thoảng xuyên thường  STT Điểm trung  hỏi xuyên (2 điểm) bình (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) 1 1 0 30 45 15 10 305 3,05 2 2 8 20 35 25 12 313 3,13 3 3 2 4 22 54 18 382 3,82 4 4 1 6 12 65 16 389 3,89 5 5 20 12 28 45 15 383 3,83 Nhận xét: Kết quả khảo sát lần 2 cho thấy điểm trung bình ở câu hỏi 1 là mức  3,05 – học sinh thỉnh  thoảng tỏ ra cáu giận và bức xúc khi người khác có thái độ và hành động không đúng với mình. Câu hỏi số 2  điểm trung bình có tần số là 3,13 – học sinh đã cơ bản đã có những giải pháp để kiểm soát cảm xúc của bản   thân. Câu hỏi số 3 điểm trung bình có tần số là 3,82 – học sinh đã biết nhờ  sự giúp đỡ  của người khác khi   gặp khúc mắc vì không làm chủ  được cảm xúc. Câu hỏi số 4 điểm trung bình có tần số  là 3,89 – học sinh   thường xuyên thực hiện mô hình bán trú tự quản, đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Câu hỏi số 5   điểm trung bình có tần số  là 3,83 – học sinh khá thường xuyên  tham gia hoạt động CLB, hội, nhóm trong  trường học. Như vậy, sau khi áp dụng các giải pháp để kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực, qua   việc khảo sát lần 2, tác giả nhận thấy các chỉ số tăng lên theo hướng tích cực. Phần lớn học sinh đã ý thức và   bắt đầu thay đổi nhận thức cũng như  hành động của bản thân, góp phần xây dựng một trường học thân   thiện, học sinh tích cực, nói không với bạo lực học đường. 2.3. Khảo sát đối tượng trước và sau khi tác động Tác giả  tiến hành chọn ra 50 bạn học sinh trong nhóm 100 bạn ba khối   để áp dụng giải pháp, so sánh với 50 bạn không được tác động giải pháp và  nhận được kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng giải pháp 50 học sinh áp  50 học sinh không áp  STT Nội dung dụng giải pháp  Tỉ lệ % dụng giải pháp Tỉ lệ % (A) (B) Biết cách kiểm soát cảm  1 46,0 92,0 24,0 48,0 xúc 2 Tích cực, tự tin trong các  45,0 90,0 21,0 42,0
  15. hoạt động 3 Hòa đồng với bạn bè 48,0 96,0 17,0 34,0 Sau đó tác giả tiến hành phân tích biểu đồ đối chiếu 50 học sinh được áp dụng giải pháp với 50  học sinh không được áp dụng giải pháp.                Nhận xét: Qua biểu đồ, ta thấy 50 học sinh sau khi áp dụng giải pháp  có sự tiến bộ rõ rệt: + Về kiểm soát cảm xúc: Nhóm học sinh được tác động giải pháp (A)  biết cách kiểm soát cảm xúc và hạn chế cảm xúc tiêu cực, chênh lệch dương  so với nhóm học sinh không được tác động giải pháp (B) là 44 % + Về tính tích cực, tự tin trong các hoạt động: Nhóm A đạt 90%, chênh  lệch dương so với nhóm B là 48%. + Về sự hòa đồng với bạn bè: Nhóm A chênh lệch dương so với nhóm  B là 62%. Như vậy, các học sinh được tác động giải pháp có sự tiến bộ rõ rệt về  mặt nhận thức. Từ chỗ có kĩ năng kiểm soát cảm xúc, học sinh cảm thấy vui   tươi, thoải mái hơn khi đến trường, mạnh dạn, tự  tin hơn trong các hoạt  động. Tình trạng học sinh xích mích, đánh nhau, bỏ học, tảo hôn, vi phạm nội  quy giảm đáng kể. Học sinh cảm thấy yêu trường mến bạn, đi học đầy đủ,   tích cực hơn dù hoàn cảnh hết sức khó khăn.  Sau khi thực nghiệm các giải  pháp tại trường THPT số 2 Sa Pa, chúng em nhận thấy từ sự thay đổi của học  sinh, các thầy cô giáo cũng ngày càng nhiệt huyết hơn không chỉ  trong công  tác giảng dạy mà cả trong các hoạt động giáo dục khác.
  16. PHẦN KẾT LUẬN Chúng em thiết nghĩ việc xây dựng và gìn giữ  đạo đức, truyền thống   văn hóa dân tộc là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi những giải pháp đồng   bộ nhưng nó cũng chỉ đơn giản bắt đầu từ những việc nhỏ của mỗi cá nhân,  ngay từ trong mỗi gia đình và mỗi nhà trường. Rèn luyện kỹ năng kiểm soát  cảm xúc, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực trong mỗi chúng ta thật sự không   phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu cố  gắng rèn luyện từng ngày  chúng ta sẽ đạt được mục tiêu và góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc,   xã hội văn minh. Kiểm soát cảm xúc không chỉ  thể  hiện sự  văn minh  ứng xử  nơi công  cộng mà còn thể hiện sự tự trọng cá nhân, sự tôn trọng cộng đồng và tự  tôn  dân tộc. Nếu tất cả chúng ta bắt đầu hành động ngay từ ngày hôm nay, cùng   nhau nhắc nhở, cùng nhau thực hiện thì nhất định nét văn hóa đẹp này sẽ  được tiếp nối và một ngày không xa nữa việc kiểm soát cảm xúc trở  thành   thói quen, trở thành kĩ năng, trở thành truyền thống. Như vậy với các trường  học sẽ góp phần xây dựng nhà trường “kỉ cương ­ tình thương ­ trách nhiệm”  “nói không với bạo lực học đường và hành xử thiếu văn hóa”; với xã hội sẽ  ngày càng công bằng ­ dân chủ ­ văn minh hơn, và góp phần tích cực tạo nên   một đất nước Việt Nam ngày càng tiến bộ và phát triển không ngừng.
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tống Mặc (Hà Giang dịch) (2017), Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản   lĩnh, NXB Thế Giới. 2. Richard Nicholls (Phương Nguyễn dịch) (2019),Cân bằng cảm xúc, cả  lúc  bão giông, NXB Thế Giới. 3. Lê Thẩm Dương (2018), Cảm Xúc Là Kẻ  Thù Số  1 Của Thành Công, NXB Báo   Sinh viện và Hoa học trò. 4.  Fujii Masako (2015), Hóa giải giận dữ, NXB Thế Giới. 5. Nguyễn Thị Hải (2019), Kĩ năng quản lý cảm xúc của bản thân sinh viên sư  phạm,   https://text.xemtailieu.net/tai­lieu/ky­nang­quan­ly­cam­xuc­ban­than­ cua­sinh­vien­su­pham­1464688.html 6.  Rèn   kỹ   năng   kiểm   soát   cảm   xúc   cho   HS   THCS,  https://giaoducthoidai.vn/ket­noi/ren­ky­nang­kiem­soat­cam­xuc­cho­hs­ thcs­3798541.html.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2