Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9
lượt xem 16
download
Trong thực tế giảng dạy hiện nay tác giả thấy học sinh còn rất nhiều hạn chế khi tạo lập văn bản nói chung và trong việc viết đoạn văn nói riêng, nhất là với học sinh lớp 9. Với học sinh lớp 9, nhiều em không hứng thú làm dạng bài tập viết đoạn văn mà đây lại là dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh, là một khâu quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Từ thực tế trên tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Ngữ văn là bộ môn có một vị thế vô cùng quan trọng trong chương trình phổ thông nói chung và chương trình THCS nói riêng. Môn Ngữ văn góp phần bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho học sinh, giúp các em cảm nhận được những tư tưởng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ nhất của con người. Từ đó giúp các em sống đẹp, sống tốt, sống có ích, rèn luyện cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. Và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong văn học, nghệ thuật. Ngoài ra học văn còn mở mang tâm hồn, trí tuệ cho học sinh, góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách. Để đạt được những điều trên người giáo viên phải là người vững tay nghề, tâm huyết với công việc, hàng ngày, hàng giờ bên trang giáo án giáo viên phải trăn trở, nghĩ suy chọn phương pháp nào dễ hiểu, dễ cảm nhất để học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất . Việc dạy học là cả một nghệ thuật và dạy văn là một bộ môn mang tính chất nghệ thuật đặc biệt, bởi những điêù môn Ngữ văn chuyển tải chủ yếu thông qua phương tiện ngôn từ, những ngôn từ được chuyển tải ấy được đi từ sự gợi mở của giáo viên, sự tích cực, năng lực cảm thụ của học sinh. Từ những kiến thức được tìm hiểu các em biến thành những câu văn, đoạn văn, bài văn của mình và đem những điều được học ứng dụng vào cuộc sống. Với học sinh THCS việc học văn thực sự rất quan trọng, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều phương tiện thông tin hiện đại, thông tin đại 1 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 chúng cập nhật liên tục khiến nhiều học sinh quên lãng sách văn học và cũng không ham thích môn Ngữ văn. Với môn Ngữ văn ở bậc THCS các em được học ba phân môn là Văn học,Tiếng Việt và Tập làm văn, các em học nhiều phân môn Văn học và Tiếng Việt nhưng đầu ra lại chủ yếu là Tập làm văn. Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn học và Tiếng Việt. Vì vậy chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy các em nắm vững văn bản, biết cách xây dựng các loại văn bản từ văn bản nghệ thuật đến các văn bản hành chính. Trong thực tế giảng dạy hiện nay tôi thấy học sinh còn rất nhiều hạn chế khi tạo lập văn bản nói chung và trong việc viết đoạn văn nói riêng, nhất là với học sinh lớp 9. Với học sinh lớp 9, nhiều em không hứng thú làm dạng bài tập viết đoạn văn mà đây lại là dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh, là một khâu quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Từ thực tế trên tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9”. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH : Nhiều năm gần đây, trong chương trình Ngữ văn theo tinh thần đổi mới đã chú trọng đến việc viết đoạn văn của học sinh, ở các khối lớp đều có các giờ luyện nói, giờ luyện tập xây dựng bài văn theo thể loại đã học. Trong giờ luyện nói yêu cầu học sinh trình bày các đoạn văn mà các em đã chuẩn bị sẵn ở nhà,trong giờ luyện tập bao giờ cũng có phần xây dựng đoạn văn trước khi viết bài hoàn chỉnh. Song thực tế cho thấy các em rất ngại viết văn cũng như viết các đoạn văn. Ví dụ sau các giờ học giáo viên thường đưa ra những dạng bài tập yêu cầu các em viết đoạn thì hầu hết các em không hứng thú làm bài, nhiều em làm theo kiểu bắt buộc chỉ đơn thuần kể lại tên tác giả, tác phẩm và nhìn vào phần “Ghi nhớ”(SGK) để ghi lại nội dung chứ tuyệt nhiên không biết mình đang trình bày đoạn văn theo nội dung nào, trình bày theo cách diễn 2 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 dịch hay qui nạp...Lại có em viết đoạn văn nhưng lại có nhiều chỗ xuống dòng, không đúng yêu cầu cơ bản về mặt hình thức mỗi đoạn văn. Với các em học sinh lớp 8,9, một lợi thế hơn so với học sinh lớp 6,7 là các em đã được học bài: “Xây dựng đoạn văn trong văn bản” ở lớp 8(Tiết 10), nhưng hình như với nhiều em phần lí thuyết này vẫn chưa làm các em hiểu rõ hơn về cách xây dựng đoạn văn, từ những tiết dạy có dạng bài tập này tôi quan sát, tìm hiểu thấy nhiều học sinh chưa thực hiện tốt thao tác viết đoạn văn dù giáo viên đã nhắc nhở các em nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh làm không tốt dạng bài tập viết đoạn văn, nhưng theo tôi nguyên nhân chủ yếu là: HS chưa nắm được rõ ràng khái niệm về đoạn văn, về câu chủ đề trong đoạn văn. HS chưa nắm được các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn. HS chưa biết cách viết đoạn văn theo bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Chưa định hình cụ thể diện mạo một đoạn văn. Vốn từ nghèo vì không chịu đọc tài liệu, đọc các tác phẩm văn học. Lệ thuộc vào các sách văn mẫu. Chưa chú ý quan sát xung quanh, trí tưởng tượng chưa cao, lười tư duy. Qua khảo sát thực tế ở các lớp 9A, 9B trường THCS Lê Đình Kiên năm học 20092010 do tôi trực tiếp giảng dạy khi tôi ch ưa áp dụng đề tài này, kết quả việc kiểm tra viết đoạn văn của các em như sau: Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém SL % SL % SL % SL % Lớp 9A = 43 3 7% 19 44,2% 17 39,5% 4 9,3% 9B = 46 4 8,7% 20 43,4% 17 37% 5 10,9% 3 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Phân môn Tập làm văn ở bậc THCS giúp cho HS năm được các thể loại trong chương trình, đó là: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận và Hành chính. Từ đó, giúp HS biết vận dụng các loại văn bản vào quá trình học tập và vào đời sống. Với đề tài này tôi mong muốn các em biết cách xây dựng đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng, từ đó các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn, đồng thời có thể ứng dụng những điều được học vào các môn học khác cũng như vào đời sống. Với văn nghị luận, mỗi đoạn văn đều chứa một ý chính, ý chính có thể đứng ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn, tùy theo đoạn văn viết theo cách diễn dịch hay qui nạp. Cũng có khi ý chính nằm trong nội dung các câu khi đoạn văn được triển khai theo cách song hành...Từ những bài tập viết đoạn văn nghị luận, giáo viên chú ý rèn luyện cho học sinh lớp 9 kĩ năng diễn đạt đúng và hay trong làm văn, tập vận dụng một các sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu qua bộ môn Ngữ văn và cả những kiến thức văn hóa, xã hội để từ đó các em có thể viết và nói trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Thông qua nội dung các đoạn văn còn rèn luyện cho các em một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì, giúp các em phân biệt đúng, sai, tốt, xấu...Từ đó nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới chân, thiện, mĩ, các em biết sống tốt hơn, đẹp hơn. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9. Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn HS lớp 9 viết các đoạn văn nghị luận. Phương pháp nghiên cứu: Đây là kinh nghiệm của bản thân khi tiến hành giảng dạy, tôi đã thực hiện như sau : 4 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 Dùng sách giáo khoa, tìm hiểu sách giáo viên, đọc kĩ thể loại văn nghị luận, đọc kĩ các dạng đoạn văn nghị luận, từ đó rút ra kinh nghiệm hướng dẫn học sinh. Tham khảo thêm một số bài văn, đoạn văn mẫu về văn nghị luận ở trong các sách tham khảo, nâng cao để tìm ra cái chung cơ bản khi tiến hành làm dạng bài tập này. Viết các đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Rèn kĩ năng viết đoạn văn là phát huy năng lực và tư duy cho HS . Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi HS phải suy nghĩ và yêu cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ý của đoạn để hiệu quả diễn đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn hút, thuyết phục người đọc. Kĩ năng dựng đoạn văn gắn với các kĩ năng khác trong việc làm bài văn nghị luận như tìm ý, lập dàn ý, luyện nói, viết bài văn hoàn chỉnh. Đây là những thao tác , những kĩ năng có khi thực hiện cùng một lúc. Cũng có khi thao tác dựng đoạn văn được thực hiện riêng đó là khi HS học các bài xây dựng đoạn văn hoặc giáo viên ra các bài tập ngắn, bài kiểm tra coa câu yêu cầu viết đoạn văn. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: A. NHỮNG DẠNG BÀI TẬP GIÚP HS RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN: Để HS làm tốt dạng bài tập: Viết đoạn văn nghị luận, trước hết GV phải cho HS hiểu rõ: Đoạn văn là gì? Có mấy cách trình bày nội dung trong một đoạn văn?Câu chủ đề là gì? *Khái niệm đoạn văn: 5 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.(SGK Ngữ văn 8Tập 1Trang 36NXB GD 2010) *Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn: Nội dung của đoạn văn có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường dùng các cách phổ biến sau: Diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành, bên cạnh đó còn có đoạn văn trình bày theo cách tổng phân hợp, đoạn văn mang kết cấu so sánh, nhân quả, đòn bẩy... * Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn: Đoạn văn thường có câu chủ đề và từ ngữ chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. 1.CỤ THỂ CÁC CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG TRONG MỘT ĐOẠN VĂN: a.Đoạn văn diễn dịch:(Có câu chủ đề) Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. Đoạn văn mẫu: “Đọc “ Sang thu”(Hữu Thỉnh) ta cảm nhận một mùa thu đẹp, lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn ta. Mùa thu với hương ổi nồng nàn, với sương chùng chình nửa đi nửa ở, với đám mây mùa 6 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 hạ còn “Vắt nửa mình sang thu”...Chất hiện thực trong thơ đã hòa hợp với chất trữ tình. Đằng sau cách kể và tả của tác giả là nhịp đập của con tim lúc trầm tư, khi rộn rã. Người đọc thấy lòng nôn nao nhớ nhung xao xuyến về một miền quê yêu dấu.”( Đoạn văn mẫu tác giả tự viết) Kết cấu đoạn văn: Câu 1 mang ý khái quát, các câu còn lại triển khai ý, làm rõ cho câu khái quát. b. Đoạn văn qui nạp: (Có câu chủ đề) Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ ý cụ thể, chi tiết nhằm hướng tới ý khái quát nằm cuối đoạn văn. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh gía chung. Đoạn văn mẫu : “Chính Hữu khép lại bài thơ Đồng chí” bằng một hình tượng thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng. Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị “Đầu súng trăng treo”. Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hòa quyện vào nhau tạo nên hình tượng thơ để đời.” (Bùi Thị Phương, HS lớp 9B Trường THCS Lê Đình Kiên Yên ĐịnhThanh Hóa. Năm học 20092010) Kết cấu đoạn văn: 7 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 Từ câu 1 đến câu 6 phân tích hình tượng thơ ở cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của cả đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn có kết cấu qui nạp. c. Đoạn văn song hành :(Không có câu chủ đề) Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn. Đoạn văn mẫu : “Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.” (Lê Thị Tú An, HS lớp 9C Trường THCS Lê Đình Kiên Yên Định Thanh Hóa. Năm học 20052006) Kết cấu đoạn văn: Các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau cùng triển khai một nội dung đó là: vẻ đẹp của các bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Bác . d. Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề. Đoạn văn mẫu : “Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc bảo vệ để vừa có gỗ vừa có có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm cỏ ngọt bốn mùa, thêm nữa còn có lâm sản 8 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dân sẽ giàu, môi trường sống sẽ được bảo vệ.”( Đoạn văn mẫu tác giả tự viết) Kết cấu đoạn văn: Các ý trong đoạn văn tiếp nối nhau thể hiện chủ đề về việc trồng cây xanh vừa bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,bảo vệ môi trường vừa góp phần phát triển kinh tế. * Ngoài 4 cách trình bày nội dung trong một đoạn văn thường gặp như : diễn dịch, qui nạp, song hành và móc xích, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể cung cấp thêm bài tập về các đoạn văn có các cách trình bày nội dung khác với 4 cách trên. Cụ thể như sau : e. Đoạn tổngphânhợp: (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn) Đoạn tổngphânhợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ...để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng cao vấn đề. Đoạn văn mẫu: “Đồng chí”(Chính Hữu) mang vẻ đẹp riêng của anh bộ đội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Đó là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng hết sức thiêng liêng. Số phận của các anh gắn bó sâu sắc với số phận chung của cả dân tộc. Bài thơ hòa chung vào dàn đồng ca hào hùng của văn học thời kì mới thời kì của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, cao cả và thiêng liêng.”( Nguyễn Thị Thu Hà, HS lớp 9C Trường THCS Lê Đình Kiên – Yên Định – Thanh Hóa. Năm học 20052006) 9 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 Kết cấu đoạn văn: Câu đầu : ý khái quát bậc một.(Tổng) Hai câu tiếp : Triển khai ý khái quát.(Phân) Câu cuối : Nâng cao,mở rộng, khẳng định lại vấn đề.(Hợp) g. Đoạn văn so sánh : Đoạn văn so sánh có sự đối chiếu để thấy cái giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề...để tữ đó thấy được chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn. Có 2 kiểu so sánh khi viết đoạn văn la: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. + So sánh tương đồng : Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng VD: So sánh các tác giả, các đoạn thơ, đoạn văn có nội dung tương tự nhau. Đoạn văn mẫu : “Ngày trước ông cha ta có câu”Có công mài sắt có ngày nên kim”. Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết :”Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Sau này vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ”Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta.”(Phân tích văn thơ Chủ tịch Hồ Chí MinhLê Bá Hán Công ty sách và thiết bị trường học Nghệ Tĩnh1988) Kết cấu đoạn văn: Câu 1,2 có nội dung tương đương với câu thơ của Hồ Chí Minh. Đây là 10 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 đoạn văn có kết cấu so sánh tương đồng. + So sánh tương phản : Đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng VD: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống...tương phản nhau. Đoạn văn mẫu : “Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để thành tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa, vốn là giá trị cao quí nhất trong các giá trị của loài người. Những người luôn hợm mình, tự cao tự đại, nhiều khi trở thành những kẻ có hại cho xã hội. Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của người xưa : “Tiên học lễ, hậu học văn”.( 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn Nguyễn Quang Ninh – NXB Giáo dục1998) Kết cấu đoạn văn: Nội dung của đoạn văn nói về quan niệm của việc học : học để làm người. Câu 1,2 nêu nội dung trái ngược với quan niệm , câu 3 nêu quan niệm. h. Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu: Đoạn văn kết cấu đòn bẩy, bắc cầu là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn, những dẫn chứng gần giống hoặc trái với ý tưởng (Chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra. Đoạn văn mẫu : “Hình ảnh con người mới Việt Nam đã đi vào văn học với muôn hình nhiều vẻ, lung linh sắc màu. Đó là những con người bình dị mà vĩ đại, giản dị mà cao thượng. Đó có thể là những người hăng say lao động, làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời trong “Đoàn thuyền đánh cá”(Huy Cận), hay những con người “Lặng lẽ dâng cho đời” một phần sức lực nhỏ bé cho đất nước trong 11 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 “Mùa xuân nho nhỏ”(Thanh Hải). Và ta hãy dừng lại chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những con người vô danh, âm thầm, lặng lẽ cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quổc trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.” ( Đoạn văn mẫu tác giả tự viết) Kết cấu đoạn văn: Câu 1,2 giới thiệu chung về hình ảnh con ngưòi mới Việt Nam trong văn học. Các câu tiếp theo làm điểm tựa, làm cầu nối để giới thiệu về vẻ đẹp của những nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ở câu cuối đoạn văn. Lưu ý: Sau khi đưa các phần lí thuyết và giới thiệu các đoạn mẫu cho HS, GV ra các bài tập yêu cầu các em luyện các dạng đoạn văn đã được học, sau đó cho các em trình bày và yêu cầu các em khác nhận xét, sữa chữa, GV nhận xét, uốn nắn để các em viết đoạn văn tốt hơn. Ngoài các kiểu kết cấu đoạn văn được giới thiệu ở trên còn có một số kiểu đoạn văn được xây dựng theo kết cấu khác, song với HS THCS theo tôi chỉ cần đưa ra những dạng đoạn văn theo kết cấu như trên để học sinh dễ nhận biết và dễ vận dụng vào quá trình làm bài văn nghị luận. 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CÂU CHỦ ĐỀ VÀ ĐOẠN VĂN: a. Bài tập nhận diện câu chủ đề : GV đưa ra các dạng bài tập nhận diện câu chủ đề, Ví dụ bài tập sau : Bài tập: Hai đoạn văn sau có câu chủ đề đứng ở những vị trí khác nhau . Em hãy xác định câu chủ đề ở 2 đoạn văn? Đoạn 1: “Tất cả những đau thương ấy là vì đâu? Nguyễn Du cho rằng tại trời, tại số mệnh. Nhưng số mệnh ở đây lại hiện ra dưới hình thức những con người, 12 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 bọn người ấy khá đông, đó là thằng bán tơ,Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, bọn Ưng, Khuyển, tổng đốc Hồ Tôn Hiến...Đày đọa Kiêù không phải chỉ có một người như trường hợp Thạch Sanh. Đày đọa Kiều là cả một xã hội.” ( 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn Nguyễn Quang Ninh – NXB Giáo dục1998) Đoạn 2: “Nghệ thuật trong “Nhật kí trong tù” rất phong phú. Có bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay. Có bài lại dùng lối ngụ ngôn rất thâm thúy. Có bài tự sự, có bài trữ tình hay vừa tự sự vừa trữ tình. Lại có bài châm biếm. Nghệ thuật châm biếm cũng nhiều vẻ: khi là tiếng cười mỉa mai, khi là tiếng cười phẫn nộ. Cũng có khi đằng sau nụ cười là nước mắt.”( 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn Nguyễn Quang Ninh – NXB Giáo dục1998) Cho HS nhận diện ở đoạn 1 câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.(Đoạn văn qui nạp). Trong đoạn 2 câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.(Đoạn diễn dịch) b. Bài tập viết đoạn văn triển khai câu chủ đề đã cho : Bài tập : Cho các câu chủ đề sau, hãy triển khai thành các đoạn văn và cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào? Câu 1: Trong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy. Câu 2: Nếu Thúy Vân có một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang thì Thúy Kiều lại mang vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo. Câu 3: Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất tố là người phụ nữ yêu chồng, thương con tha thiết. Câu 4: Có thể nói mọi người dân Việt Nam đều say mê Truyện Kiều. Gợi ý : Câu chủ đề 1,4 có thể triển khai đoạn văn theo kết cấu qui nạp. Câu chủ đề 2,3 có thể triển khai đoạn văn theo kết cấu diễn dịch. 13 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 c. Bài tập luyện dựng đoạn văn không có câu chủ đề:(Đoạn song hành) Bài tập 1: Hãy giải thích tại sao đoạn văn dưới đây gọi là đoạn song hành? “ Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ. Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình của những chàng trai, cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức tổ tiên và anh linh của những người đã khuất. Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của những người lao động.” Bài tập 2: Từ những câu khởi đầu dưới đây, em hãy triển khai thành đoạn văn có kết cấu song hành? Câu 1: Hàng ngày Bác dùng bữa rất đạm bạc thường khi chỉ có cháo bẹ, rau măng. Câu 2: Ca dao, dân ca của chúng ta nói nhiều đến con cò. Gợi ý: Bài tập 1: Đoạn văn trên là đoạn văn có kết cấu song hành vì: các câu ngang bậc nhau về ý, không câu nào phụ thuộc vào câu nào. Bài tập 2: Đây là bài tập có các câu khởi đầu cho sẵn, nếu HS không tinh thì sẽ dễ triển khai thành đoạn văn có kết cấu diễn dịch(có câu chủ đề), vì vậy GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn theo kết cấu song hành, các câu tiếp theo của câu đã cho phẩi triển khai các ý khác, chứ không triển khai ý đã cho trước. Cụ thể các đoạn có thể viết như sau: (GV đưa ra các đoạn mẫu sau khi HS đã trình bày bài tập của mình) Đoạn 1: “Hàng ngày Bác dùng bữa rất đạm bạc thường khi chỉ có cháo bẹ, rau măng. Còn giường nằm chỉ là những tấm ván hay cành cây ghép lại. Chỗ làm việc là bàn đá chông chênh đặt cạnh bờ suối. Phương tiện làm việc quí nhất của Bác là chiếc máy chữ đã cũ.” Đoạn 2: “Ca dao, dân ca của chúng ta nói nhiều đến con cò. Ca dao, dân ca 14 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 của chúng ta cũng nói nhiều đến con cua, cái bống. Rồi con trâu, con lợn, con gà. Và lại cả những cái tôm, cái tép, con kiến, con ong nữa.” d. Bài tập chuyển đổi đoạn văn: Bài tập 1: Từ đoạn văn không có câu chủ đề dưới đây, em hãy viết thành một đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn? “Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.” Bài tập 2: Dựa vào nội dung đoạn văn sau, em hãy viết thành những đoạn văn khác có nội dung tương tự nhưng theo các kiểu kết cấu khác? “ Những ngày thơ ấu”(Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ, sinh ra trong một gia đình bất hòa, phá sản và trụy lạc, sớm phải sống bơ vơ, lêu lổng. Gia đình ấy khi còn sung túc đã không có hạnh phúc. Đứa con ra đời bởi một tình yêu gắng gượng. Người bố phẫn chí, lặng lẽ trả thù số phận bằng những làn khói thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung, khao khát hạnh phúc nhưng cũng đành chịu cúi đầu trước lễ giáo phong kiến. Gia đình sa sút rồi phá sản. Cha chết, mẹ bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Bé Hồngđứa trẻ mồ côi cha, xa tình mẹ phải sống đói rách, trong sự ghẻ lạnh của gia đình họ nội và thái độ dửng dưng của xã hội.” ( Đoạn văn mẫu tác giả tự viết) Gợi ý: Bài tập 1: Đây là bài tập đơn giản HS có thể làm được ngay, các em chỉ cần thêm câu chủ đề vào đầu hoặc cuối đoạn văn. GV để HS tự làm, nếu chưa hay thì sữa chữa. Bài tập 2: Bài tập này khó hơn vì yêu cầu các em chuyển đổi kết cấu đoạn 15 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 văn, trước hết yêu cầu các em xác định đây là đoạn văn thuộc kiểu kết cấu diễn dịch, sau đó gợi ý các em chuyển đổi thành đoạn qui nạp, đoạn tổng phânhợp... Chuyển thành đoạn văn qui nạp: các câu trong đoạn (từ câu 2 trở đi) có thể giữ nguyên, câu 1(câu chủ đề) đưa xuống cuối đoạn và được viết lại cho phù hợp như sau “ Có thể nói “Những ngày thơ ấu”(Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệmđau buồn, tủi cực của một đứa trẻ, sinh ra trong một gia đình bất hòa, phá sản và trụy lạc, sớm phải sống bơ vơ, lêu lổng.” Chuyển thành đoạn tổngphânhợp : Toàn bộ đoạn văn giữ nguyên, viết thêm câu kết đoạn, ví dụ câu sau “Dấu ấn tuổi thơ ấy cũng lớn dần lên trong chịu đựng âm thầm, buồn tủi và chán chường của bé Hồng.” B. CÁC LỖI HS THƯỜNG MẮC PHẢI KHI VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ CÁCH SỬA LỖI: Qua việc triển khai phần lí thuyết về các cách xây dựng đoạn văn trong văn bản, cũng như kết hợp cho các em làm các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn, tôi rút ra một số lỗi các em thường mắc và yêu cầu các em sữa chữa các lỗi đó để việc viết đoạn văn của các em đạt kết quả tốt nhất. Từ đó các em biết viết những đoạn văn không những đúng mà phải viết được những đoạn văn hay, bởi đây là một thao tác quan trọng để các em có thể làm tốt những bài văn theo yêu cầu của chương trình và có vốn kiến thức về diễn đạt ứng dụng vào các môn học khác, ứng dụng vào cuộc sống. Các lỗi HS thường mắc phải và cần sữa chữa cụ thể như sau: + Đoạn văn thiếu ý: Thường ở những đoạn văn có câu chủ đề nêu nhiều ý nhưng khi triển khai đoạn, các ý đó lại không được trình bày đầy đủ. Với lỗi này GV hướng dẫn HS xác định rõ câu chủ đề có những ý nào, khi viết đoạn văn cần triển khai đầy đủ các ý đã nêu ở câu chủ đề. + Đoạn văn loãng ý : đó là những đoạn văn chứa quá nhiều câu mở rộng 16 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 vấn đề, những câu này làm cho nội dung đoạn văn bị dàn trải, phân tán không tập trung làm rõ nội dung chính của đoạn. Với những em hay mắc lỗi viết đoạn văn dàn trải GV yêu cầu các em biết lựa chọn những câu v ăn tập trung làm rõ cho ý chính của cả đoạn. + Đoạn văn lạc ý : Đây là đoạn văn có câu chủ đề nhưng những câu đứng sau hoặc trước câu chủ đề lại không phục vụ cho câu chủ đề đó. Khi đoạn văn lạc ý có thể sửa bằng 2 cách sau : (1) Thay câu chủ đề bằng câu phù hợp; (2) Viết các câu còn lại phù hợp với câu chủ đề. + Lặp ý : Đó là đoạn văn có chứa những câu có ý trùng nhau, lặp lại nội dung những câu đã có. Với đoạn mắc lỗi này nên hướng dẫn HS bỏ các câu lặp để đoạn văn trở nên gọn gàng. + Đứt mạch ý : Đoạn văn đứt mạch ý là đoạn văn trong đó các câu không có sự liên kết về nội dung cũng như hình thức. Chữa lỗi này bằng cách yêu cầu các em thêm các câu, các từ ngữ có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn. + Lỗi logic : Đoạn văn có lỗi logic là đoạn văn có các ý trình bày lộn xộn, không theo trình tự không gian hoặc thời gian hoặc các câu không phù hợp về nội dung, phản ánh sai thực tế khách quan. Cách sửa lỗi này là : GV hướng dẫn HS khi trình bày các ý đoạn văn phải theo trình tự nhất định, các ý nhất quán về nội dung, phù hợp với thực tế khách quan. + Viết đoạn quá dài : HS không xác định được nội dung cụ thể của đoạn văn nên các em không tách đoạn mà cứ viết theo quán tính những đoạn văn thật dài. Cách sửa lỗi này như sau : GV hướng dẫn HS xem lại lí thuyết về xây dựng đoạn văn, hướng dẫn các em tách các phần đã viết thành những đoạn phù hợp về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Qua hệ thống các bài tập và qua việc phát hiện và sửa những lỗi các em hay mắc phải trong khi viết đoạn văn GV cần định hướng cách viết đoạn 17 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 văn cho các em. Từ đó các em sẽ có ý thức rèn luyện để không mắc lỗi viết những đoạn văn tùy tiện, các em vận dụng tốt cách viết đoạn văn vào quá trình học tập và vào đời sống của mình. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Từ việc áp dụng cách dạy HS xây dựng đoạn văn như trên vào các buổi dạy bồi dưỡng, phụ đạo cho các em HS lớp 9, tôi thấy các em rất hứng thú học tập, đa số các em hăng hái làm bài tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài, các em phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập. Điều đáng ghi nhận ở đây là sau khi được hướng dẫn, luyện tập và tìm ra các lỗi các em thường mắc phải khi viết đoạn văn, nhiều em đã biết trình bày đoạn văn đúng yêu cầu, không bị mắc lỗi về nội dung cũng như hình thức. Từ việc nắm chắc cách viết đoạn văn nghị luận, cùng với việc nắm vững các thao tác làm một bài văn nghị luận, các em HS lớp 9 đã làm được những bài văn nghị luận đúng yêu cầu của đề bài. Nhiều em còn viết được những bài văn hay, ý nghĩa sâu sắc, hành văn sắc sảo, lập luận chắc chắn, logic. Đây chính là mục tiêu của tôi khi triển khai đề tài này. Với các em HS lớp 9 việc viết tốt văn nghị luận chính là một phần hành trang để các em tự tin hơn khi bước vào cấp học cao hơn, cũng là một phần hành trang để các em tự tin hơn khi bước vào đời. Sau khi triển khai đề tài này ở 2 lớp 9A, 9B trường THCS Lê Đình Kiên, năm học 20092010, kết quả khảo sát về việc viết đoạn văn như sau: Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém SL % SL % SL % SL % Lớp 9A = 43 8 18,6% 24 55,8% 9 20,9% 2 4,7% 18 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 9B = 46 9 19,6% 25 54,4% 10 21,7% 2 4,3% Như vậy sau khi triển khai đề tài này với đối tượng HS cụ thể thì tôi thấy các em có nhiều tiến bộ trong việc viết đoạn văn nghị luận. Số HS viết được đoạn văn nghị luận ở mức độ khá giỏi tăng lên, số HS viết đoạn văn nghị luận yếu kém và trung bình giảm đi. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1.Về giáo viên: + Cần chuẩn bị chu đáo bài giảng của mình, qua bài giảng cần phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, tạo niềm hứng thú say mê cho các em trong học tập. Đừng biến giờ Tập làm văn thành những giờ học lí thuyết cứng nhắc, nặng nề, khô cứng mà nên linh hoạt vận dụng các phương pháp giảng dạy khoa học, hợp lí cho từng bài, từng phần cụ thể. Điều rất quan trọng là người giáo viên phải biết biến những kiến thức phức tạp thành những kiến thức đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của các em. + Khi HS mắc các lỗi trong khi xây dựng đoạn văn, GV nên nhẹ nhàng chỉ bảo, chỉ dẫn tận tình tùy theo nhận thức của từng em, từ đó tất cả các em đều tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò ép. Đây cũng chính là cách tạo hứng thú cho các em trong học môn Ngữ văn. + Trong các bài dạy về xây dựng đoạn văn, GV phải có những đoạn mẫu rõ ràng, phù hợp. + GV phải động viên, khuyến khích để tạo hứng thú cho các em trong giờ học, ghi điểm cho những em làm bài tốt và động viên những em học chưa giỏi nhưng đã cố gắng hoàn thành bài tập của mình. 2. Về học sinh : + Đầu tiên phải cho các em nắm vững lí thuyết về đoạn văn, sau đó mới cho các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn . Cần tạo cho HS thói quen tư duy 19 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 tập trung, không xây dựng đoạn văn một cách lan man hay làm bài một cách chiếu lệ. + Không lệ thuộc vào các đoạn văn có sẵn trong SGK, trong các sách văn mẫu mà cố gắng suy nghĩ, tư duy sáng tạo để làm bài cho tốt. + Khi làm dạng bài tập viết đoạn văn cần phải xác định nội dung đoạn văn mình sẽ viết, dự kiến đoạn văn đó sẽ trình bày theo cách nào, đoạn văn có hay không có câu chủ đề, sau đó cần chú ý đến cách trển khai, sắp xếp ý để viết được đoạn văn hoàn chỉnh. III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Qua nhiều năm thực hiện chương trình SGK theo chương trình đổi mới, tôi đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, soạn giảng, sử dụng phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Là một giáo viên tôi thiết nghĩ: Dù bất kì đứng trước một đơn vị kiến thức nào cũng phải huy động hết trí tuệ, dồn hết tâm huyết mà đào sâu suy nghĩ, tìm đến con đường truyền tải đến học sinh một cách ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất, hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng, không nhất thiết cầu kì quá hoặc quá máy móc bám vào cách đi của sách hướng dẫn, sách giáo khoa; phải tìm cho mình con đường đi riêng, căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, từng lớp dạy để học sinh cảm nhận được nội dung của đơn vị kiến thức. Với bộ môn Ngữ văn đòi hỏi giáo viên đứng lớp cần phải suy nghĩ, phải luôn tìm tòi, sáng tạo, tìm cho môn của mình một lối đi riêng. Và như vậy sẽ nâng cao chất lượng thực sự cho môn Ngữ văn trong nhà trường, học sinh mới thực sự yêu thích môn làm văn, giáo viên dạy Văn mới lấy lại niềm tin, uy tín cho mình. Do thời gian có hạn, đề tài của tôi mới chỉ viết ở một phạm vi hẹp, tôi chỉ đưa ra một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận, chắc chắn còn nhiều bài tập hay mà tôi chưa tìm ra. Những điều tôi viết ra chỉ 20 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên Yên Định Năm học: 2010 2011
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm – Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho tẻ mẫu giáo nhỡ
13 p | 1391 | 286
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ hoạt động góc
13 p | 2192 | 171
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng tập viết cho học sinh lớp 1
8 p | 1038 | 147
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên - Toán 6 bậc THCS
16 p | 672 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 3
18 p | 325 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh (Vi Văn Bằng)
18 p | 248 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10
11 p | 421 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng cho học sinh lớp 12 giải nhanh các bài toán nguyên hàm và tích phân bằng phương pháp liên kết tích phân
20 p | 105 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6
16 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 2
16 p | 144 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng định lý Pytago để giải một số loại bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý các khối 8;9
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình học 7
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết Tập đọc
17 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT qua việc xây dựng một số bài toán trắc nghiệm nguyên hàm không sử dụng máy tính cầm tay
12 p | 52 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn