intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng

Chia sẻ: Cochat Cochat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

345
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm góp một phần giúp các em học sinh yêu thích và hiểu lịch sử. Việc sử dụng âm nhạc sẽ tạo cho giờ học được sự sinh động, lôi cuốn, truyền cảm cao. Xuất phát từ thực tế đó mà "Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng" đã được thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG --------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12, PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 1954) TẠI TRƯỜNG THPH LÝ TỰ TRỌNG. Tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ Giáo viên môn: Lịch sử Kèm theo đĩa CD NĂM HỌC 2013-2014
  2. MỤC LỤC Trang A. Lý do chọn đề tài 01 B. Cơ sở thực hiện đề tài 03 I. Cơ sở lý luận 03 II. Thực trạng chung 05 III. Tổ chức thực hiện đề tài: 09 3.1. Sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử như thế nào? 09 3.2. Nguyên tắc và quá trình sử dụng âm nhạc trong các bài học lịch sử 11 3.3. Các biện pháp tiến hành 11 IV. Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Lý Tự Trọng 27 4.1. Thực trạng sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử ở trường THPT Lý Tự Trọng hiện nay 27 4.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 29 4.3. Tiến hành thực nghiệm 30 C. Kết luận 45 I. Ý nghĩa đề tài 45 II. Khả năng ứng dụng của đề tài 45 III. Bài học kinh nghiệm 45 IV. Kiến nghị, đề xuất. 46 Phụ lục Tài liệu tham khảo 49 Minh chứng (Phiếu khảo sát, đề kiểm tra, bảng điểm, bài làm của học sinh và đĩa nhạc) 50
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12, PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 1954) TẠI TRƯỜNG THPH LÝ TỰ TRỌNG A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của học sinh. đào tạo con người có bản sắc dân tộc,có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử nước ta”(1941) “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Tuy nhiên giai đoạn hiện nay thực trạng dạy học môn lịch sử trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội… Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chất lượng môn lịch sử của học sinh THPT ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn lịch sử đang có nguy cơ mất dần vị thế vốn có của nó,việc dạy học môn lịch sử gặp nhiều khó khăn Là một giáo viên dạy bộ môn lịch sử hơn 10 năm nay, tôi băn khoăn và trăn trở về vấn đề này. Tại sao bộ môn lịch sử trong trường học mấy năm trở lại đây lại lại rơi vào tình trạng như vậy. Đó thực sự là những vấn đề đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau ... Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Không có phương pháp, mô hình nào là bất biến. Vấn đề học sinh chán học và “ngại” học bộ môn Lịch sử là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía. Vậy thì giáo viên phải là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho học sinh tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập, biến những số liệu, những Chỉ thị, Nghị quyết thành những nội dung sống động, lôgic
  4. Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay – đa phần các em coi Lịch sử là môn phụ, học đối phó, không thích học Lịch sử, … chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập, phải đem đến cho học sinh niềm say mê trong học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm những gì không chỉ trong phạm vi kiến thức ở nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích. Hơn nữa, một nền giáo dục, một bài học lịch sử như vậy không đặt nặng trọng tâm vào việc giúp học sinh tiếp nhận kiến thức của bài học mà giúp người học nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình. Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1919- 1954) với nhiều sự kiện, như sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,phong trào cách mạng 1930-1931,thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân,Cách mạng tháng Tám thành công giành độc lập tự do cho dân tộc,cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ(1954) chấn động địa cầu...Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều bước ngoặt quan trọng.Bằng nhiều phương pháp để giáo viên truyền đạt bài giảng có hiệu quả, từ trước tới nay giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn,hoạt động nhóm...kết hợp với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, lược đồ,sơ đồ, phim tài liệu... Theo tôi ngoài những phương pháp trên, chúng ta có thể sử dụng âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy môn lịch sử. Âm nhạc (các ca khúc tiền chiến,cách mạng) là những bài ca đi cùng năm tháng rất có giá trị về mặt lịch sử, là mảng âm nhạc hay nhưng hiện nay về góc độ lịch sử chưa được khai thác nhiều, rất ít giáo viên mạnh dạn đưa vào tiết dạy bộ môn. Nhằm góp một phần giúp các em học sinh yêu thích và hiểu lịch sử .Việc sử dụng âm nhạc sẽ tạo cho giờ học được sự sinh động, lôi cuốn, truyền cảm cao. Học sinh hiểu sử qua âm nhạc, âm nhạc góp phần tạo ra sự rung cảm cho người học. Vì thế, mục tiêu của giờ học lịch sử không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức lịch sử mà còn hướng đến sự hào hứng cho học sinh tự đi tìm kiến thức ngoài sách giáo khoa. Trong khi đó, con đường gần nhất để đến với tâm hồn con người đó là âm nhạc. Sử dụng âm nhạc trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiến thức, tâm hồn cho các em phát huy hiệu quả môn Lịch sử trong nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
  5. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “Sử dụng Âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPT Lý Tự Trọng”. Tuy nhiên, sử dụng âm nhạc vào dạy học lịch sử có thể áp dụng ở nhiều cấp học, nhiều bài học B. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận Đã có rất nhiều hội thảo, nhiều diễn đàn, nhiều bài viết, nhiều ý kiến đưa ra về vệc đổi mới phương pháp dạy học nói chung môn lịch sử nói riêng. Chương trình giáo dục phổ thông bàn hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QQĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh" . Theo các nhà nghiên cứu dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò hướng dẫn để quá trình truyền thông đạt hiệu quả. Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai.Nói cách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử.
  6. Để làm được điều này cũng không đơn giản, vì đa giáo viên phải chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều), phòng máy chiếu rất ít… Chính vì những lẽ đó cho nên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những đột phá, suy nghĩ mới, hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh. Lịch sử là một môn học có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng nhân cách con người. Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, giúp các em khôi phục lại bức tranh sinh động về quá khứ, bức tranh đó sẽ được soi vào hiện tại để tìm một phương hướng phát triển của đất nước trong tương lai. Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là một quá trình nhận thức, trong đó giáo viên là người tổ chức,dẫn dắt học sinh có mục đích , có kế hoạch để các em nắm vững những tri thức cơ bản, phát triển năng lực nhận thức. Những kiến thức lịch sử thế giới và Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ có tác dụng đến việc phát triển trí tuệ mà còn làm rung động đến trái tim của học sinh. Những con người thực, việc thực của quá khứ sẽ khơi dậy cho học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Đây sẽ là hành trang vô giá cho thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay. Muốn học tốt lịch sử phải tường minh ba vấn đề: Thời gian, không gian và con người. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Hướng dẫn học sinh tự học, tự tiếp cận vấn đề là một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Mỗi một tiết dạy, giáo viên có một phương pháp riêng, tìm ra những con đường để học sinh tiếp nhận nội dung bài học một cách thoải mái, tự giác, tích cực. Âm nhạc có nhiều vai trò trong đời sống xã hội, có sức ảnh hưởng lớn. Sô-xta-coovits viết “ Âm nhạc nâng con người lên,làm cho con người cao quý, củng cố phẩm chất, niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân…” Âm nhạc là chứng nhân của lịch sử, nhiều bài hát ra đời ghi lại các sự kiện lịch sử ( không gian, thời gian, nhân vật..), nhiều bài hát ra đời là vũ khí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, là nguồn động viên, khích lệ tinh thần cho bộ độ ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,chống Mĩ. Nhiều người hay hỏi làm sao mà Việt Nam có thể thắng Pháp, Mỹ.Chiến thắng Pháp, Mỹ trên thế giới ngày nay vẫn chỉ là một "khát vọng Việt Nam”. So sánh những đối tượng bị Pháp, Mỹ đánh bại ,với Việt Nam thì chúng ta thấy
  7. ngay cái khác biệt ấn tượng đó là tâm tư tình cảm của dân tộc Việt Nam, thứ mà các nơi đó không có. Và những bài hát còn mãi với thời gian này đã cho người nghe cảm nhận được cái tâm tư tình cảm đó. Chính nhờ cái tâm tư tình cảm dân tộc này mà dân tộc Việt đã chiến thắng quân đội Pháp, Mỹ. Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 rất nhiều bài học giáo viên có thể sử dụng âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ để dạy học theo phương pháp mới phù hợp thời đại mới. Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hóa, khái quát hóa để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật. để làm được điều đó, ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học (hiện vật, văn tự cổ…) thì việc sử dụng âm nhạc cũng có tác dụng rất lớn trong việc học lịch sử. II. Thực trạng chung Dạy học lịch sử có vai trò hết sức quan trọng nhưng trên thực tế ở các trường phổ thông việc dạy và học bộ môn lịch sử gặp rất nhiều khó khăn.Khó khăn lớn nhất đó là học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về môn học, không đầu tư thời gian để học tập hoặc học một cách đối phó. Về phía phụ huynh học sinh và xã hội thì một số cho đây là môn phụ nên rất ít quan tâm đến môn học… Ở các trường THPT số lượng học sinh đăng ký đại học khối C rất ít và kết quả thi đại học và cao đẵng của bộ môn lịch sử rất thấp. Hiện nay, trong một tiết học lượng kiến thức lịch sử khá lớn, sách giáo khoa khá nặng về kiến thức khô khan với nhiều sự kiện, ngày tháng năm, địa danh, nhân vật,sách chủ yếu là kênh chữ, ít kênh hình… thuộc bài, nhớ chi tiết đã tạo nên áp lực cho học sinh. Giáo viên luôn tiếp cận với nhiều phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Nhìn chung, đa số giáo viên đều nhiệt tình, hăng say trong công việc giảng dạy, tận tụy với học sinh ứng dụng nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh nhằm làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn nhưng do lượng kiến thức nhiều, khô khan với những ngày tháng năm, địa danh, nhân vật...khó nhớ mà chỉ nằm trong khuôn khổ của một tiết học nên hầu hết các giáo viên đều dạy nhồi nhét, chạy đua với thời gian, mang tính áp đặt vì vây học sinh cảm thấy tiết học nặng nề và chán ghét khi học môn Lịch sử. Trước thực trạng hiện nay, một giờ học lịch sử mà khơi dậy được đam mê, khơi dậy hứng thú để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, giúp các em nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em – đó chính là một bài học hiệu quả. Năm học 2012-2013, khi nghe tin Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáu môn thi tốt nghiệp, trong đó không có môn Lịch sử, các học sinh trường THPT Nguyễn Hiền ở Thành phố Hồ Chí Minh đã reo mừng và xé đề cương ôn thi
  8. môn Sử. Đây là một hành động phản cảm nhưng cũng nói lên thực trạng rất báo động của bộ môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay. Năm học này Bộ Giáo Dục cho chọn môn thi tốt nghiệp chỉ có 2môn bắt buộc văn và toán thì môn Lịch sử rất ít học sinh chọn thi. Trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa,số học sinh chọn thi môn Lịch Sử rất ít, trường THPT Lý Tự Trọng 1,05 % , trường Phan Bội Châu- Cam Ranh 3,38 %, trường Nguyễn Trãi- Ninh Hòa 7,3%... Mặc dù đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường phổ thông đang rất cố gắng đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả của bài học, chất lượng của bộ môn nhưng kết quả không đạt như mong muốn. Vậy làm sao để môn học Lịch sử hấp dẫn, làm sao để học sinh yêu thích học bộ môn Lịch sử? Năm học 2013- 2014 nhóm giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử của trường THPT Lý Tự Trọng đã tiến hành nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi, tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Có nhiều ý kiến được đưa ra như cần ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng lịch sử, cần tăng cường ứng dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường kiểm tra, chiếu phim lich sử, sử dụng âm nhạc(các ca khúc tiền chiến, cách mạng)…tất cả các ý kiến tranh luận đều đi đến một mục đích đó là làm sao để học sinh tiếp cận với môn học lịch sử với tinh thần thoải mái và không bị gò ép, làm sao để học sinh nhận thấy cần thiết phải học môn lịch sử cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, làm sao để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn... Để giải quyết những câu hỏi khó trên tất cả giáo viên giảng dạy bộ môn đều, suy nghỉ, trăn trở tìm những phương án mang tính chất khả thi. Với kinh nghiệm của tôi hơn 10 năm đứng trên bục giảng, tôi thấy rằng một phương pháp làm cho học sinh hứng thú, say mê học môn Lịch sử đó là “Sử dụng âm nhạc trong giờ học môn Lịch sử”. Bản thân tôi nhận thấy rằng âm nhạc được sử dụng rộng rãi từ thời chiến tranh còn hiện nay âm nhạc có mặt khắp mọi nơi trong các chương trình truyền thông, lễ hội,giao lưu… Nghĩa là bài học lịch sử phải có không khí lịch sử, phải hấp dẫn, phải tạo được biểu tượng nhân vật… nghe nhạc để học sinh dễ nhớ,có dấu ấn khi tìm hiểu bài học
  9. .Học sinh ham thích học môn lịch sử là thành công lớn của người dạy lịch sử. Một khi học sinh đã ham mê học môn lịch sử thì tình hình đã nêu trên sẽ được cải thiện và chất lượng dạy và học bộ môn cũng được nâng cao. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt ra cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử phải tìm hiểu những bài hát có giá trị ý nghĩa để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. Tại trường THPT Lý Tự Trọng- Nha Trang việc đưa âm nhạc vào bài giảng lịch sử, đối với chúng tôi rất thuận lợi vì trường ở thành phố, gia đình học sinh đa phần có điều kiện, có nhiều phương tiện để khai thác và sử dụng âm nhạc hỗ trợ bài học... Từ thực trạng trên, tôi thấy cần thiết khi chọn đề tài: “Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919 - 1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng” Mục đích nghiên cứu của đề tài SKKN là sử dụng âm nhạc vào việc dạy học lịch sử giúp các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, có mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Sử dụng âm nhạc trong môn học giúp học sinh có tính t1ich cực chủ động trong học tập vì các em phải huy động kiến thức đã học các môn khác để hiểu sâu sắc sự kiên lịch sử, giúp các em biết vận dụng thông minh trong học tập. Đề tài SKKN này còn nhằm trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được qua thực tiễn giảng dạy lịch sử và qua học hỏi đồng nghiệp đi trước. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 trường THPT Lý Tự Trong 2.2. Thực trạng dạy môn lịch sử ở trường THPT Lý Tự Trong trước khi thực hiện đề tài (Phiếu khảo sát học sinh) Qua kết quả khảo sát ( phụ lục 1) tôi rút ra những nhận xét như sau: - Phần đông số học sinh không thích học bộ môn Lịch sử, số học sinh chọn khối C để thi đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. - Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ rất nhiều nên trong giờ lịch sử lén làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng. - Giáo viên tự độc diễn trên bảng (giảng, đọc, học trò chép). Giáo viên đặt câu hỏi học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời.
  10. - Giáo viên trình bày bài giảng học sinh không hiểu, chóng quên, không khơi dậy niềm đam mê, tìm tòi, tính độc lập suy nghĩ của học sinh. - Kì kiểm tra thì ít học bài, học tủ, quay cóp, chép bài bạn… 2.3. Nguyên nhân: Có rất nhiều cuộc họp, rất nhiều Hội thảo bàn về cách dạy và học môn Lịch sử đã diễn ra trong mấy năm lại đây để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Và rất nhiều nguyên nhân được đề cập. Theo tôi thì do những nguyên nhân sau đây: - Một là, hiện nay nhu cầu xã hội giành cho học sinh theo học các môn khoa học xã hội rất ít. Các trường đại học, cao đẳng mọc lên ngày càng nhiều nhưng chủ yếu là giành cho các học sinh theo học các môn khoa học tự nhiên. Vì vậy, số học sinh có nhu cầu theo học các môn khoa học xã hội tại các trường THPT là rất ít. Thậm chí có nhiều trường không duy trì được lớp khối C.Cụ thể tại trường THPT Lý Tự Trọng không có lớp khối C. - Hai là, học sinh theo học các ngành xã hội tại các trường Đại học, Cao đẳng sau khi ra trường mặc dù có bằng tốt nghiệp khá và giỏi nhưng vẫn không xin được việc làm, nhất là ngành lịch sử. Thực tế là những ngành khoa học xã hội đa số thuộc biên chế của nhà nước, cho nên nhu cầu sử dụng lao động rất ít. Nếu có việc làm thì lương cũng rất thấp. Đúng là “cơm áo gạo tiền ghì sát đất”. Vì vậy, đa số phụ huynh và học sinh quay lưng với môn học này. - Ba là, môn Lịch sử trong các trường THPT, THCS vẫn được xem là môn phụ, thường bị lãnh đạo coi nhẹ, đồng nghiệp và kể cả xã hội nhìn nhận bằng ánh mắt thiếu thiện cảm (vì những giáo viên dạy Toán, Lí... có giá hơn!). Còn học sinh và phụ huynh thì có suy nghĩ đơn giản rằng học lịch sử chẳng sẽ có ích gì, vì nó không phục vụ cho việc thi cử và kiếm tiền sau này. - Bốn là, còn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Nội dung sống động nhất của lịch sử là phải gắn với cuộc sống, cuộc sống qua các thời kỳ lịch sử và cuộc sống hôm nay, lại chưa được quan tâm và phát huy. Tóm lại là cách trình bày lịch sử khô khan, đánh giá lịch sử còn áp đặt chủ quan, nặng về lý luận, ít có các câu chuyện sinh động về một sự kiện lịch sử, về một nhân vật lịch sử và như vậy, học sinh không thích học là hệ quả tất yếu. - Năm là, phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề. Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất và cũng được nói đến nhiều nhất nhưng mặt khác đó cũng lại là nguyên nhân khó khắc phục nhất. Khi nhắc đến nguyên nhân này, người ta chỉ làm một việc đơn giản duy nhất là đổ lỗi cho giáo viên. Nhưng suy cho cùng thì giáo viên cũng chỉ là người chịu hậu quả của một nền giáo dục lạc hậu đã kéo dài mà thôi. “Thay đổi một quan niệm khó hơn phá vỡ một quả bom nguyên
  11. tử”. Tất cả giáo viên đều biết rất rõ về điều này nhưng với hoàn cảnh hiện nay họ gần như không có lựa chọn khác. Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên đó là: Giáo viên dạy lịch sử còn để giờ học quá khô khan, nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó để khắc phục hiện tượng này, theo tôi tùy từng địa phương để áp dụng việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan.Một trong những phương pháp mới có thể thực hiện rộng rãi đó là đưa âm nhạc vào giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn. 2.4. Vấn đề đặt ra: Giáo viên phải cố gắng đầu tư,tìm các phương pháp thích hợp, phải biết cô đọng kiến thức. Phải làm sao cho môn học của mình có sức thu hút ( ít nhất là trong các giờ lên lớp), học sinh có ý thức được tầm quan trọng của môn học, thấy nó thú vị và không thể không học. Điều này quả không dễ dàng chút nào, nhưng tôi biết không ít thầy cô đã làm được và làm rất tốt. Giáo viên phải có những biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh hiểu được kiến thức cơ bản nhất, trong một thời gian ngắn nhất , vừa đáp ứng được hiệu quả bài học vừa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn bài học. 2.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Phạm vi nghiên cứu:Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954 ( chương trình lớp 12 cơ bản). Nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh khối 12 trong dạy học bộ môn Lịch sử của Trường THPT Lý Tự Trọng Thời gian thực hiện đề tài: Từ tuần 9 đến hết tuần 16 ( năm học 2013- 2014). 2.6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: Khảo sát thăm dò ý kiến, Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận. Sưu tầm, tham khảo các tài liệu trong dạy học lịch sử và các tài liệu liên quan đến bộ môn Lịch sử 12. Sưu tầm những bài ca đi cùng năm tháng Kiểm tra, đánh giá kết quả. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 3.1. Sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử như thế nào?
  12. Trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả học tập và tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp sư phạm. Đối với bộ môn Lịch sử như thực trạng hiện nay, chúng ta có thể sử dụng phương tiện âm nhạc hỗ trợ dạy học có hiệu quả. Trong thực tế qua nhiều năm dạy học, tôi thấy học sinh ở thành phố xem âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, khi nào các em cũng nghe nhạc lại có điều kiện mua các phương tiện hỗ trợ nghe nhạc. Do đó chúng tôi có thể sử dụng âm nhạc để hỗ trợ bài giảng môn lịch sử. Vậy sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử như thế nào? Giáo viên, học sinh phải làm gì khi sử dụng âm nhạc trong bộ môn lịch sử lớp 12. Khi sử dụng âm nhạc để tổ chức hoạt động nhận thức kiến thức mới cho học sinh trong giờ lên lớp cần chú ý giải quyết các vấn đề sau: - Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát. - Cần phải đưa âm nhạc vào lúc nào? - Thời gian giành sử dụng âm nhạc chiếm bao nhiêu thời gian? - Hình thức sử dụng âm nhạc bằng cách nào? 3.1.1. Phương án thực hiện: Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát trước khi chuẩn bị dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954, chuẩn bị đĩa hát, cắt đoạn nhạc có nội dung hỗ trợ bài giảng... Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm các bài hát tiêu biểu, phù hợp. Đến tiết dạy, phần liên quan, giáo viên sử dụng đoạn nhạc có giá trị về mặt lịch sử để học sinh học lịch sử qua các bài hát cách mạng... 3.1.2. Kế hoạch giảng dạy sử dụng âm nhạc Tiết Nội dung tác động Tuần Tên bài dạy CT (Bài hát sử dụng) Bài 12: Phong trào dân tộc dân ”Dấu chân phía trước”/ Phan chủ ở Việt Nam từ năm 1919 Minh Tuấn 9 17 đến năm 1925 “Ánh sáng Lê Nin”/Nguyễn Văn Quý
  13. Tiết Nội dung tác động Tuần Tên bài dạy CT (Bài hát sử dụng) Bài 13: Phong trào dân tộc dân “ Kể chuyện người cộng sản”/ chủ ở Việt Nam từ năm 1925 Trần Hoàn 10 19 đến năm 1930 “Đảng đã cho ta một mùa xuân”/ Phạm Tuyên Bài 14: Phong trào cách mạng “Trên quê hương Xô Viết . 11 21 (1930- 1935) Nghệ Tĩnh”/ Dân Huyền Bài 16: Phong trào giải phóng “ Nhớ về Pác Bó” /Phan Nhân dân tộc và tổng khởi nghĩa ”Diệt phát xít”/ Nguyễn 12 24 Tháng Tám( 1939- 1945). Nước ĐinhThi Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. “Mười chín tháng Tám” Xuân Oanh Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ “Vệ quốc quân”/ Phan Huỳnh 14 28 cộng hòa sau ngày 2- 9- 1945 Điểu đến trước ngày 19- 12- 1946. Bài 18: Những năm đầu của “Lá xanh” / Hoàng Việt 29 cuộc K/C toàn quốc chống thực ” Ngày mùa”/ Văn Cao Bài 19:Bước phát triển của cuộc 15 30 “Hành quân xa” Đỗ Nhuận kháng chiến toàn quốc chống 31 thực dân Pháp(1951-1953) dân ”Hát mừng anh hùng Núp”/ Pháp( 1946- 1950). Nguyễn Văn Quý “Giải phóng Điện Biên” của Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn Đỗ Nhuận quốc chống thực dân pháp kết “Bế Văn Đàn sống mãi”/ Huy 16 32 thúc (1953- 1954). Du “Tướng quân Võ Nguyên Giáp” của Bùi Hoàng Yến 3.2. Nguyên tắc và quá trình sử dụng âm nhạc trong các bài học lịch sử 3.2.1. Các nguyên tắc:
  14. Thứ nhất: Nội dung bài hát tiền chiến, cách mạng phải liên quan với chương trình sách giáo khoa,hỗ trợ bài giảng... Thứ hai: Đảm bảo mối liên hệ lôgíc giữa các bài giảng và âm nhạc. Thứ ba: Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện, nội dung bài hát phải phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, bài hát phải chính xác về nội dung, mục đích cuả tác giả, của người sử dụng... 3.2.2. Quá trình sử dụng: gồm các bước Xác định mục đích sử dụng các bài hát (loại hình, yêu cầu… ) Xác định nội dung bài hát (phù hợp với yêu cầu học tập). Xác định hệ thống các bài hát. Thể hiện các bài hát Kiểm tra để đánh giá học sinh. 3.3. Các biện pháp tiến hành 3.3.1. Khái quát . Hiện nay âm nhạc là người bạn đồng hành thân thiết với thế hệ trẻ, âm nhạc sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu và học tập về môn lịch sử của học sinh. Nhưng vấn đề là chúng ta phải sử dụng như thế nào cho có hiệu quả. 3.3.2. Nội dung, phạm vi thực hiện: Lịch sử lớp 12( 1919-1954) ở các bài : Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Bài 14: Phong trào cách mạng 1930- 1935. Bài 15: Phong trào dân chủ 1936- 1939. Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2- 9- 1945 đến trước ngày 19- 12- 1946. Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1946- 1950).
  15. Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1951- 1953). Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954). 3.3.3. Các biện pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử ở lớp 12. a) Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm chọn lọc những bài hát có ý nghĩa, phản ánh giai đoạn lịch sử từ năm 1919 đến năm 1954 Dạy học lịch sử cần chú ý đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học của học sinh. Bởi vì, bài giảng ở trên lớp chỉ là bước mở đầu cho công việc tiếp tục tự học ở nhà để hiểu vấn đề, hiểu thời đại,hiểu lịch sử dân tộc, bằng nhiều cách để thực hiện mục đích, trong đó có cách: Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm chọn lọc những bài hát nhạc tiền chiến,cách mạng (trước 1954) với yêu cầu cụ thể(tên bài hát, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa bài hát) * Ví dụ Giai 1919-1930 1930-1945 1945-1954 đoạn 1/ "Ánh sáng Lê-nin"/ 1/ “Trên quê 1/“Lá xanh” / Nguyễn Văn Quỳ hương Xô Viết Hoàng Việt 2/”Dấu chân phía Nghệ Tĩnh”/ Dân 2/” Ngày mùa”/ trước”./ Phan Minh Huyền Văn Cao Tuấn 2/” Nhớ về Pác 3/”Hát mừng anh 3/ “Chào mừng Đảng Bó” Sáng tác của hùng Núp”/ Nguyễn CSViệt Nam”/Phạm Phan Nhân Văn Quý Tuyên 3/”Diệt phát xít” 4/“Giải phóng Điện 4/“ Kể chuyện người Sáng tác của Biên” của Đỗ cộng sản”./ Trần Hoàn :NguyễnĐinhThi Nhuận 5/ “Đảng đã cho ta một 4 /“Lên Đàng”/ 5/”Qua miền Tây mùa xuân” / Phạm Lưu Hữu Phước Bắc”/Nguyễn Tuyên 5/ “Tiếng gọi Thành 6/ “Cùng nhau đi hồng thanh niên”/ Lưu 6/”Hành quân xa”/ Tên bài binh”/ Nguyễn Đình Hữu Phước hát/ sáng Thi... Đỗ Nhuận tác 6/ “Mười chín 7/”Bế Văn Đàn tháng Tám” / sống mãi”/ Huy Du Xuân Oanh ... 8/ “Tướng quân Võ Nguyên Giáp” của Bùi Hoàng Yến...
  16. b) Sử dụng âm nhạc để học sinh tiếp nhận kiến thức mới hứng thú, say mê : Ở các trường THPT nói chung,cũng như trường THPT Lý Tự Trọng- Nha Trang nói riêng, xu thế học ban C giảm, đa số học sinh học ban A.Bước sang lớp 12, năm cuối cấp,gánh nặng về thi cử như thi Tốt nghiệp, Đại học… các em ít chú ý,đầu tư môn học Lịch sử. Nếu học thì các em chỉ học đối phó nhưng sự say mê và hứng thú thật sự chưa có. Bởi vậy theo tôi nghĩ phải làm thế nào để các em đến với môn Lịch sử một cách tự nhiên. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống, âm nhạc là người bạn đồng hành của mọi thế hệ. Âm nhạc là cầu nối đến với trái tim của con người, vì thế mà nơi nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt. Ngày nay học ngoại ngữ cũng bằng cách nghe nhạc, khi các bà mẹ mang thai các chuyên gia cũng khuyên cho em bé nghe nhạc cổ điển…Vậy tại sao chúng ta lại không mạnh dạn đưa âm nhạc- những bài hát cách mạng lồng vào tiết dạy môn lịch sử để hỗ trợ bài học? Thực tế những lớp12 tôi dạy, kiểm tra bài cũ rất ít em thuộc bài, thuộc thì chỉ mang tính chất lấy điểm, tôi có sáng kiến, đến những bài học mà có các bài hát có tác dụng hỗ trợ cho bài học, tôi giao bài tập cho HS sưu tầm và thuộc bài hát đó, rõ ràng các em rất tích cực, hồ hỡi, tìm và thuộc lời các bài hát dài…Từ đó bản thân tôi thấy âm nhạc là cầu nối để các em đến với môn Lịch sử tự nguyên không gò ép …
  17. * Ví dụ khi dạy Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 – 1930. (SGK Lịch sử lớp 12), tiết 2 Tiết 16,17 -Tuần 8, 9 BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 ( 2 tiết) I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức  Giúp HS hiểu biết được những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự biến chuyển về giai cấp xã hội VN.  Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ 1919- 1925 2/ Tư tưởng  Bồi dưỡng về tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của các nước đế quốc. 3/ Kĩ năng Xác định được nội dung, cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế. II/ Thiết bị, tài liệu dạy – học  Bản đồ về các khu công nghiệp, hầm mỏ, đồn điền…trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp.  Chân dung 1 số nhà hoạt động yêu nước III/ Tiến trình tổ chức dạy - học 1/ Ổn định lớp 2/ Hỏi bài cũ: * Mở bài: Những thay đổi của tình hình thế giới và tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp đã tạo ra những biến chuyển mới về mọi mặt...Chúng ta cùng tìm hiểu 3/ Bài mới: HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN II/ Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ năm 1919 đến năm 1925
  18. HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN * Hoạt động 1: : Cả lớp, cá nhân 1/ Phong trào đấu tranh của các - GV:Tìm hiểu về hoạt động của PBC,PCT giai cấp và 1 số người VN ở nước ngoài(về nhà đọc a/ Hoạt động của PBC và PCT, 1 SGK) số người Việt ở nước ngoài(SGK) Tm hiểu về hoạt động của giai cấp TS,TTS, CNhân ? b/ Hoạt động của TS,TTS,CN ở - Học sinh đọc SGK, trình bày VN - TS: Tẩy chay hàng ngoại…1923 Hoạt động của TS,TTS,CN ở VN ĐC và TS chống độc quyền xkhẩu lúa gạo.1923 Bùi Quang Chiêu +TS: Tẩy chay hàng ngoại…1923 ĐC và TS lập Đảng Lập hiến chống độc quyền xkhẩu lúa gạo.1923 Bùi Quang Chiêu lập Đảng Lập hiến - TTS: Đòi tự do dân chủ, 1 số tổ chức chính trị ra đời:VN nghĩa +TTS: Đòi tự do dân chủ, 1 số tổ chức chính hòa đoàn, Hội Phục Việt, hoạt trị ra đời:VN nghĩa hòa đoàn, Hội Phục động của báo chí và nhà XBđấu Việt, Đảng Thanh niên, nhiều tờ báo ra tranh sôi nổi đời:Người nhà quê, tiếng dân,thực nghiệp dân báo, những nhà xbản tiến bộ như:Nam đồng thư xã, cường học thư xã…1926 đấu tranh đòi thả PBC, để tang PCT - Công nhân:lẻ tẻ, tự phát + Công nhân:lẻ tẻ, tự phát + CN Ba son bãi công, đòi tăng . TĐức Thắng thành lập “Công hội đỏ” lương . CN Ba son bãi công, đòi tăng lương… + TĐức Thắng thành lập “Công Từ đó rút ra nhận xét về ý thức cách mạng hội đỏ” của các giai cấp …đánh dấu bước phát triển mới + Giai cấp tư sản: Có tinh thầncudân tộc của pt công nhân nhưng dễ thoả hiệp với Pháp + Tiểu tư sản: Thể hiện lòng yêu nước nhưng còn non yếu, bồng bột, thiếu tổ chức quần chúng - Nêu những đặc điểm của phong trào công nhân 1919-1925 + Mục tiêu đấu tranh: Đòi quyền lợi kinh tế + Hình thức: Bãi công
  19. HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN + Tính chất: tự phát * Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp - GV gọi HS đọc SGK,tóm tắt nội dung hoạt độnh CM của NAQ từ 1919 đến 1925 - HS làm việc 2/ Hoạt động yêu nước của 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc 18/6/1919 đưa bản yêu sách 8 điểm tại Hội - 1911 Người ra đi tìm đường cứu nghị Vec-xai đòi quyền tự do bình nước. đẳngkhông được chấp nhận. - 18/6/1919 đưa bản yêu sách 8 7/1920 NAQ đọc “Luận cương về các vấn điểm tại Hội nghị Vec-xai đòi đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. quyền tự do bình đẳngkhông tìm ra con đường cứu nước được chấp nhận. 25/12/1920 tham dự Đại hội Tua - 7/1920 NAQ đọc “Luận cương 1921 thành lập”Hội Liên hiệp các dân tộc về các vấn đề dân tộc và thuộc thuộc địa” ở Pa ri.làm chủ bút nhiều tờ báo địa” của Lênin. như “LePa ria”, “Bản án chế đọ thực dân”… tìm ra con đường cứu nước 6/1923 đến LX,10/1923 tham dự Hội nghị - 25/12/1920 tham dự Đại hội quốc tế nông dân. Tua 1924 tham dự ĐH quốc tế CS lần V. - 1921 thành lập”Hội Liên hiệp 11/11/1924 NAQ về đến TQ để trực tiếp các dân tộc thuộc địa” ở Pa ri.làm tuyên truyền lí luận CM,xd tổ chức CM dể chủ bút nhiều tờ báo như “LePa gphóng dân tộc VN ria”, “Bản án chế đọ thực dân”… Ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn Ái - 6/1923 đến LX,10/1923 tham Quốc từ 1919-192- Tìm ra con đường cứu dự Hội nghị quốc tế nông dân. nước giải phóng dân tộc là con đường cách - 1924 tham dự ĐH quốc tế CS mạng vô sản lần V. - Là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị 11/11/1924 NAQ về đến TQ để (thông qua việc truyền bà chủ nghĩa Mác- trực tiếp tuyên truyền lí luận Lênin về nước qua sách báo) cho việc thành CM,xd tổ chức CM để gphóng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam giai đoạn dân tộc VN sau này.” * GV: mở đoạn bài hát : Dấu chân phía trước của Phạm Minh Tuấn (đoạn tô đậm)
  20. HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN Khi tôi còn là hạt bụi. Người đã lên tàu đi xa,. Khi quê hương còn chìm nổi. Người đã lên tàu đi xa. Khi tôi còn là hạt bụi. Người đã lên tàu đi xa. Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt bước chân Bác đặt chốn này Dấu chân không nhẹ như mây Dấu chân không êm không ấm Dấu chân không là dấu nắng mười ngón trăn trở bầm sâu. Dấu chân của dáng đứng lâu nặng hai vai là Tổ quốc. Chắc Người rưng rưng nước mắt trái tim căm giận bừng bừng. Khi tôi còn là hạt bụi. Người đã lên tàu đi xa. Khi quê hương còn chìm nổi. Người đã lên tàu đi xa. Để tôi được là Việt Nam. Để tôi mặt trời gần lại. Để nghe tim mình thay đổi. Để người người sống tự do. Nhẹ nhàng đôi chân mà bước. Bác đã là người đi trước khai rừng băng sông mở lối. Cho tôi có cả cuộc đời cho tôi có cả cuộc đời. Hoặc đoạn bài hát Mở đoạn nhạc bài hát "Ánh sáng Lê-nin"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2