intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn" được thực hiện với mục đích tìm ra một phương pháp giảng dạy khoa học, có hiệu quả nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo “Học sinh làm trung tâm” trong tất cả các giờ học. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn

  1. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục đích của bộ  môn Ngữ  Văn trong nhà trường là hình thành và phát  triển năng lực văn cho học sinh gồm: năng lực cảm thụ năng lực tư duy, năng  lực diễn đạt. Các mặt  ấy góp phần vào quá trình hình thành lên nhân cách   cũng như khả năng văn học cho mỗi con người. Nhiệm vụ của người thầy giáo dạy văn là giúp cho học sinh biết cảm  thụ  được cái đẹp một cách tự  giác, có ý thức, từ  đó bồi dưỡng khả  năng tư  duy  để  học tốt môn Văn cũng như  các môn học khác trong chương trình   THCS hiện hành. Có thể nói rằng, có cảm thụ tốt, tư duy tốt thì học sinh mới có thể diễn   đạt, trình bày tốt bằng Văn học. Ngược lại, nếu học sinh không biết diễn đạt  tốt, thì cái cảm và cái nghĩ tốt của học sinh cũng không còn có giá trị  nữa.   Như vậy, yêu cầu diễn đạt đối với học sinh phổ thông là vô cùng quan trọng. Yêu cầu ấy được cụ thể hoá qua các mức độ sau: ­ Trình bày được một cách có trật tự và có hệ thống những ý kiến của   mình. ­ Khẳng định được chỗ  nào chính, chỗ  nào phụ, chỗ  yếu, chỗ  mạnh  của những ý kiến đó.  ­ Bảo vệ ý kiến của mình bằng cách đánh giá, phân tích so sánh với các  ý kiến khác. ­ Biết trình bày những hiểu biết của mình bằng những luận điểm, luận  cứ chính xác. Như vậy, năng lực diễn đạt về thực chất là một loại năng lực tổng hợp  bao gồm một lúc huy động toàn bộ các năng lực văn học của học sinh. Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  2. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 2 Vì thế, để  hình thành và bồi dưỡng năng lực văn học của học sinh   THCS, vai trò của việc rèn luyện khả năng diễn đạt là rất quan trọng. Trong   chương trình Ngữ văn THCS đã chú ý đến vấn đề  này qua các bài thực hành  Luyện nói. Đây chính là điều làm tôi trăn trở lâu nay. I.2.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ­ Tìm ra một phương pháp giảng dạy khoa học, có hiệu quả nhất, phát huy  được tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo  “Học sinh   làm trung tâm” trong tất cả các giờ học. ­ Góp phần phát triển năng lực văn học của học sinh, qua đó giúp các em  hình thành và phát triển nhân cách. ­ “Ngôn ngữ là thứ của cải vạn năng của con người, nhất là ngôn ngữ   nghệ  thuật”  (GS. TS Nguyễn Thanh Hùng ­ Trường Đại học Sư  phạm Hà  Nội). Để  tăng thêm sức mạnh quần thể  xã hội, con người cần có ngôn ngữ  để  trao đổi và đối phó với mọi bất trắc và giải quyết khó khăn gặp phải.  Luyện khả năng diễn đạt tốt cho học sinh trong các giờ luyện nói là đã luyện   cho các em cái sức mạnh kỳ diệu ấy để vững vàng trong cuộc sống. I.3.  THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM      I.3.1. THỜI GIAN ­ Thời gian để tôi nghiên cứu đề tài là cả quá trình giảng dạy ở các năm  học song trọng tâm là năm học 2007 ­ 2008 khi tôi có suy nghĩ là phải tìm ra  cách luyện nói cho học sinh hiệu quả nhất trong các giờ văn.        I.3.2.  ĐỊA ĐIỂM ­ Địa điểm để  thực nghiệm đề  tài là học sinh các lớp khối 7 trong đó  chủ yếu là học sinh 2 lớp 7B1 và 7B2 trường THCS Mạo Khê II ­ Đông Triều  ­ Quảng Ninh ở trong các giờ văn. I.4.  ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  3. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 3   Cơ sở thực tiễn a) Chương trình Ngữ  Văn 7, phân môn Tập làm văn đặt trọng tâm  ở  thực hành. Xây dựng qua bài thực hành, thực hành qua nhận biết và  thực hành làm văn bản. Chương trình chú trọng phần luyện nói với  nhiều hình thức được bố trí rải đều trong cả năm học. ­ Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (Tiết 56 tuần 14) ­ Làm thơ lục bát (Tiết 59 ­ 60) ­ Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề (Tiết 112 tuần 28) ­ Hoạt động ngữ văn (Tiết 135 + 136 tuần 34) => Tổng số  tiết của môn Ngữ  Văn lớp 7 là: 140 riêng phân môn Tập  làm văn chiếm 45 tiết chiếm (          %) trong đó số tiết luyện nói là 7   tiết chiếm         (        %).   Về mặt thực tiễn  II. PHẦN NỘI DUNG II.1.  CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN II.1.1. Hệ  thống câu hỏi phải hay, rõ nghĩa (hệ  thống câu hỏi cảm xúc,  cau hỏi tưởng tượng, câu hỏi hiểu biết) II.1.2.  Phải thường xuyên chữa lỗi cho học sinh khi nói (chữa phát âm   sai, chữa nói nhỏ, chữa nói sai ngữ pháp, chữa tư thế ngượng nghịu khi nói) II.2.  CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.2.1. Luyện khả năng phát biểu trong tất cả các giờ Ngữ văn  Hệ  thống câu hỏi hay là những câu hỏi mang tính liên tục, sát với vấn   đề, khêu gợi được sự  hứng thú của học sinh, có màu sắc văn học khơi lên ở  Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  4. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 4 học sinh những tình cảm, những xúc động thẩm mĩ. Câu hỏi nên có ngôn từ  dễ hiểu, nếu cần giáo viên có thể cung cấp những dữ kiện cần thiết để  học   sinh có thể tìm lời giải đúng. Qua nghiên cứu và thực tế dạy học, tôi đã khái quát được một hệ thống   câu hỏi giúp học sinh có khả năng trả lời tốt như sau: b) Hệ thống câu hỏi tưởng tượng ­ Loại câu hỏi này giúp học sinh xác nhận sự  hình dung của các em  dưới tác động của hình tượng văn học. * Ví dụ: ? Em hình dung như  thế  nào về  hình  ảnh của tên quan phụ  mẫu đang   ngồi chơi bài trong đình? Hãy tả lại cho các bạn nghe. ? Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện “Bài ca nhà tranh bị gió thu   phá” dựa vào ý thơ của Đỗ Phủ. c) Hệ thống câu hỏi hiểu biết Câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm ­ Câu hỏi yêu cầu học sinh kể  lại được văn bản truyện, đọc thuộc  được văn bản thơ: Ví dụ: Tóm tắt văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác  giả Khánh Hoài? ­ Câu hỏi yêu cầu lí giải Ví dụ: Vì sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên tác phẩm của mình là “Sống  chết mặc bay”? ­ Câu hỏi yêu cầu phát biểu quan điểm. Ví dụ: Nhân vật Phan Bội Châu là người đáng kính, nhân vật Va ­ ren   vừa đáng ghét vừa đáng khinh, ý kiến của em thế nào? Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  5. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 5 Câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm ­ Loại câu hỏi này gợi ý học sinh khám phá các chi tiết nghệ  thuật và cấu trúc văn bản. Ví dụ:   ? Trong lời đối thoại giữa Sùng Bà với Thị Kính, những câu nói nào   đáng nhớ? Vì sao? (Quan Âm Thị Kính)  ? Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng   các cách lập luận gì? (Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”)  ?  Để  thể  hiện tình bà cháu sâu nặng tác giả  đã sử  dụng những biện   pháp nghệ thuật gì? (Tiếng gà trưa) * Thực tế  cho thấy khi giáo viên đặt hệ  thống câu hỏi hay, linh hoạt,   phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với từng kiểu bài, từng bài học thì  học sinh sẽ được kích thích phản ứng, trả lời miệng khá lưu loát d) Muốn rèn luyện kĩ năng nói tốt cho học sinh, phải thường xuyên   chữa lỗi cho học sinh khi nói. Trong khi nói, học sinh thường thể  hiện nhiều nhược điểm như: nói  ngọng, nói nhỏ, nói sai ngữ  pháp, nói ngập ngừng, ngượng nghịu. Từ  những   nhược điểm này, tôi đề ra cách chữa cho các em: a) Chữa phát âm sai (chữa nói ngọng) Học sinh nói ngọng chủ yếu là nhầm lẫn giữa “n” và “l”. Theo tôi, đây   là nhược điểm cần chữa nhất. Để  chữa phát âm “l ­ n”, tôi đưa ra biện pháp  như sau: ­ Bản thân giáo viên không được nói ngọng ­ Gây dư luận trong lớp không tán thành nói ngọng mà thường xuyên có  ý thức giúp bạn nói ngọng sửa. ­ Chỉ dẫn phát âm l ­ n: Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  6. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 6 + Phụ  âm “l”: Muốn phát âm đúng phải uốn lưỡi và đặt đầu lưỡi vào  mặt bên trong của lợi thuộc hàm trên khi phát âm. Khi phát âm, hơi cũng bị  đẩy ra nhanh qua đầu lưỡi mà thoát ra khỏi miệng. + Phụ âm “n”: Là phụ âm tắc ở đầu lưỡi, khi phát âm, hơi bật ra  ở cả  mũi và miệng. Muốn phát âm đúng phải đặt đầu lưỡi vào lợi thuộc hàm trêm   cho sát chân răng rồi mới phát âm. ­ Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ. Ví dụ từ “nàng” và “làng”, khi  nào thì viết “n”, khi nào thì viết “l” (Khi chỉ một người con gái, viết “nàng”:   Nàng công chúa. Khi chỉ một đơn vị hành chính ở nông thôn, viết  “làng”:   Làng xóm, làng văn hoá....) ­ Phổ biến cho học sinh những bài thơ chữa ngọng l ­ n. Tiết “Chương   trình địa phương ­ Rèn luyện chính tả” đã có một hệ  thống bài tập luyện  chính tả l ­ n rất tốt cho học sinh thực hành chữa nói ngọng. b) Chữa lỗi nhỏ: Đối với các em nói nhỏ, tôi thường gây phản ứng trong lớp: ­ Ở dưới các em nghe rõ không? Cả lớp trả lời: ­ Không ạ. Trong trường hợp này, tôi bảo nhỏ  em đó hãy nhắc lại. Khi đó, em sẽ  phải nói to hơn hẳn. Có khi tôi lại hỏi luôn em khác. ­ Em hãy nhận xét ý kiến của bạn. Em đó sẽ không nhận xét được vì không nghe rõ bạn nói gì. Tôi lại gợi   ý cho học sinh kia nói lại cho to hơn. Ngoài ra, tôi còn trực tiếp phân tích cho các em nói nhỏ về tác dụng của  việc nói to tát rõ ràng, đó là trình bày để  mọi người hiểu mình đã thu lượm   được những kiến thức gì. Nếu nói nhỏ thì ý kiến dù hay cũng vô ích. Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  7. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 7 c) Chữa nói sai ngữ pháp: ­ Khi học sinh phát biểu, tôi thường chú ý theo dõi ý kiến của các em.  Nếu học sinh nói thiếu chủ ngữ tôi nhắc ngay: ­ Ai? Cái gì? Nếu học sinh nói  thiếu vị ngữ, tôi hỏi: Làm sao? Thế nào? Có khi tôi còn phải thêm vào câu nói   của các em những từ  ngữ  cần thiết để  chuyển ý, nối cho mạch lạc và cung  cấp những từ cho các em còn đang lúng túng tìm tòi. Tôi nghĩ rằng không bao   giờ  nên bắt bẻ, vặn vẹo học sinh nói sai ngữ  pháp mà phải dùng giọng nói  nhỏ nhẹ, tác phong điềm đạm, làm cho học sinh thấy mình được thầy cô quan  tâm giúp đỡ nên có hứng khởi phát biểu. ­ Tôi còn đề  ra một số  yêu cầu để  giúp các em nói đúng ngữ  pháp. Ví  dụ: Khi trả lời, học sinh phải nhắc lại câu hỏi xem có nhớ không, phải trả lời   đúng nội dung câu hỏi, nói năng gẫy gọn, không có những từ  “rằng, thì, là,   mà” trong câu. d) Chữa tư thế ngượng nghịu khi nói * Học sinh ngượng nghịu  khi nói thường do một số nguyên nhân sau: ­ Học sinh không hiểu bài, không hiểu câu hỏi ­ Học sinh lớn hơn hẳn bạn khác, đứng lâu rất ngại. ­ Học sinh không quen nói nên sinh ra nhút nhát. ­ Học sinh thiếu vốn từ. * Phương pháp chữa: ­ Với học sinh không hiểu bài, không thuộc bài, tôi ghép em đó vào  nhóm những em giỏi văn, yêu cầu em giỏi giúp đỡ bạn chuẩn bị bài, học bài,   nghe bạn đọc thuộc bài trước khi đến lớp. Giáo viên sẽ  phải đánh giá học   sinh giỏi cả ở chỗ phát huy tác dụng trong lớp như vậy. ­ Với học sinh lớn, luôn phải giữ uy tín cho các em. Khi yêu cầu các em  trả lời, chính giáo viên phải giữ gìn tư  thế đàng hoàng, đúng mức của người  thầy giáo, đồng thời, lời nói cử chỉ phải tạo được niềm vui cho các em. Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  8. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 8 ­ Với học sinh nhút nhát, tôi cho các em tham gia nhiều trong hoạt động  tập thể để mạnh dạn dần, lưu ý các em khi nói phải biết ngẩng cao đầu, nhìn  thẳng, không có những động tác thừa làm giảm tác dụng của câu nói và thiếu   lịch sự. ­ Với học sinh thiếu vốn từ nên lúng túng ngượng nghịu, tôi yêu cầu các  em nắm vững phương pháp tích luỹ vốn từ, lựa chọn từ. * Mặt khác, tôi còn chú trọng cho điểm khi học sinh phát biểu. Tiêu  chuẩn cho điểm tôi quy định như sau: ­ Phát biểu nhiều lần trong một tiết, có nhiều ý đúng và gần đúng, cuối  giờ cho điểm 8, 9, 10 (tuỳ mức độ ý đúng, ý sai) ­ Cả  lớp không ai trả  lời được, em nào phát biểu đúng, hay, tuỳ  mức  độ, cho điểm 9 ­ 10. ­ Phát biểu đúng, to, rõ, phong thái đàng hoàng, lời lẽ lưu loát, cho điểm 10. ­ Nói lúng túng không cho điểm, nhưng phải đứng dậy nghe bạn khác   phát biểu rồi nhắc lại. Chính cách cho điểm này đã khuyến khích học sinh thi đua phát biểu rất tốt. II.2.2.    LUYỆN NÓI KỸ NĂNG NÓI TRONG CÁC GIỜ LUYỆN NÓI CỦA PHÂN   MÔN TẬP LÀM VĂN THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH Luyện nói là hoạt động phát ngôn trực tiếp, đòi hỏi người nghe phải  nghe trực tiếp. Một người nói thì người khác phải nghe. Vậy, làm thế nào để  nhiều học sinh có cơ  hội được luyện nói và nhiều học sinh được nghe? Qua  thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi rút ra phương pháp như sau: II.2.2.1 . Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo Các bài luyện nói của phân môn Tập làm văn được cấu trúc hai phần   chính: Phần 1: Chuẩn bị. Phần II: Luyện nói trên lớp. Sách giáo khoa đã nêu  những việc làm cụ thể mà học sinh cần chuẩn bị. Giáo viên xác định cho học  Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  9. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 9 sinh thấy rõ việc chuẩn bị  bài là hết sức cần thiết. Chuẩn bị  một bài luyện  nói phải thực hiện các thao tác sau: ­ Đọc kỹ các yêu cầu của sách giáo khoa: Yêu cầu về thể loại, về nội   dung, phương pháp...của các đề  bài. Đọc kỹ  bài tham khảo (nếu có) để  có  thêm những định hướng cho bài làm. Giáo viên phải rèn cho học sinh đọc với   ý thức trách nhiệm cao, đọc để  nắm được yêu cầu phát hiện ra các ý trọng   tâm. Nếu khúc mắc chỗ nào, cần phải đọc lại lý thuyết, hỏi thầy cô, bạn bè  để tìm ra cách giải quyết ngay. ­ Sau khi đã nắm chắc, hiểu kĩ các yêu cầu của đề  cần phải chuẩn bị,   học sinh tiến hành thực hiện các yêu cầu đó. * Ví dụ  1: Bài “Luyện nói văn biểu cảm, sự  vật, con người (Tiết 40  tuần 10) SGK Ngữ Văn 7 ­ Tập 1 Trang 129. Phần chuẩn bị có yêu cầu: Lập dàn bài kể miệng trên lớp theo một trong các đề bài sau và kể theo  dàn bài: 1. Cảm nghĩ về  thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế  hệ  trẻ  “cập bến tương lai”. 2. Cảm nghĩ về tình bạn 3. Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày. 4. Cảm nghĩ về  một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu. Với phần chuẩn bị như trên, để luyện tập được tập trung, giáo viên có  thể chỉ định một trong bốn đề để học sinh lập dàn bài trước ở nhà. Việc lập  dàn bài đòi hỏi học sinh phải có kỹ  năng đã được rèn luyện từ  những tiết  trứơc (cách lập ý, dàn ý) * Ví dụ  2: Bài “Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về  tác phẩm văn học”   (Tiết 56 Văn 7 Tập 1 ­ Trang 154) Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  10. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 10 Bài này yêu cầu học sinh phải chuẩn bị: phát biểu cảm nghĩ về  một  trong hai bài thơ  của chủ  tịch Hồ  Chí Minh (Bài Cảnh khuya hay bài Rằm  tháng giêng) ­ Giáo viên nêu hướng dẫn học sinh chuẩn bị  các yêu cầu  ở  nhà theo  như  gợi ý của sách giáo khoa. Điều quan trọng và giáo viên dành nhiều thời  gian nhất đó là: gợi ý chuẩn bị  đoạn văn nói. Giáo viên hướng dẫn cụ  thể  những cách mở bài, thân bài và kết bài sao cho khi nói, các chi tiết liền mạch,   thống nhất, thể hiện được cảm xúc đối với tác phẩm. Nên phát huy khả năng  nói rõ ràng, mạch lạc, giọng nói có cảm xúc, tự nhiên. II.2.2.2 . Tiến trình lên lớp a) Hoạt động 1: Hướng dẫn chung ­ Giáo viên nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói (nếu   là tiết luyện nói đầu tiên trong chương trình). Giáo viên có thể  gọi một học  sinh nói về một vấn đề đơn giản để từ đó nhận xét kỹ năng nói của các em. ­ Giáo viên nêu yêu cầu của giờ  học, chú ý những quy định của việc   luyện nói: không nói dài dòng, văn hoa cầu kỳ, mà nên nói gọn rõ, mạch lạc  theo dàn ý đã chuẩn bị (không viết thành văn). ­ Kiểm tra sự  chuẩn bị  của học sinh ( các tổ, nhóm báo cáo kết quả   kiểm tra). b) Hoạt động 2: Bổ sung hoàn chỉnh sự chuẩn bị của học sinh ­ Nếu là luyện nói phát biểu cảm nghĩ về: sự  vật, con người, về  tác  phẩm văn học đã có định hướng trước về đề  bài thì giáo viên yêu cầu 1 ­> 2   học sinh  ở  2 tổ  nộp dàn bài sơ  lược đưa lên máy chiếu để  cả  lớp quan sát.  Sau đó gọi học sinh phát biểu đánh giá, bổ  sung. Giáo viên gợi ý hoàn chỉnh  dàn bài. Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  11. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 11 ­ Nếu là hoạt động: Sử  dụng từ thì giáo viên củng cố  cho học sinh kỹ  năng dùng từ  đúng nghĩa, đúng cấu tạo...Giáo viên chuẩn bị  sẵn máy chiếu,  giấy trong đã viết những từ dùng đúng và dùng sai, yêu cầu học sinh nói trực   tiếp, sửa trực tiếp cho bạn... c) Hoạt động 3: Luyện nói theo tổ Khuôn khổ  thời gian không cho phép mọi học sinh đều được trình bày  miệng trước lớp những gì mình đã chuẩn bị. Do đó cần chia tổ, nhóm để học   sinh tập nói với nhau. Trong quá trình các tổ luyện nói, giáo viên lưu ý các em   trong tổ  lắng nghe, cùng sửa chữa cho các bạn, chú ý sửa chữa về  các mặt   sau: ­ Phát âm đúng, rõ ràng, dễ nghe ­ Sửa câu sai, từ sai ­ Sửa cách diễn đạt vụng về ­ Biểu dương những diễn đạt hay, sáng, gọn ­ Sửa phong cách nói. Sau đó các tổ chọn ra đại diện tiêu biểu cho tổ, nhóm mình để chuẩn bị  nói trước lớp. II.2.3.  GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM TUẦN 14 ­ TIẾT 56 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Mục tiêu cần đạt qua tiết luyện nói  ­ Hướng dẫn, động viên học sinh dựa vào dàn bài tập nói, trình bày cảm  nghĩ dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  12. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 12 ­ Bước đầu luyện kỹ  năng nói, kể  trước tập thể  sao cho to, rõ, mạch  lạ c B. Chuẩn bị ­  Học sinh: Chuẩn bị  dàn ý sơ  lược, tập nói  ở  nhà đề  bài: phát biểu  cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh ­ Giáo viên: Chuẩn bị bài dạy theo tiến trình giáo án. C. Cách thức tiến hành ­ Học sinh lên bảng trình bày phần chuẩn bị ở nhà D. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (các tổ  trưởng báo   cáo sau khi kiểm tra vở soạn) (mỗi tổ 1 dàn ý chép vào bảng phụ) 3. Bài mới Hoạt động 1: GV gọi 1 HS nói cho các bạn về   ước mơ  của mình ­>   GV nhận xét kỹ  năng nói. Trên cơ  sở  đó giáo viên nêu yêu cầu của bài nói  hôm nay: + Khi nói về cảm nghĩ của mình về tác phẩm văn học thì nội dung phải  đầy đủ, nói chuẩn à nói đúng, nói theo dàn ý + Các ý phải được sắp xếp hợp lý, lời văn phải rõ ràng, trong sáng,  cách nói trôi chảy, tự nhiên, diễn cảm, có ngữ điệu. + Tư  thế  phải mạnh dạn, tự  tin, biết phối hợp điệu bộ, cử  chỉ  và nét   mặt thì càng tốt. Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  13. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 13 GV lưu ý thêm: Người nói hay, hấp dẫn là người biết làm chủ  bài nói   của mình thể hiện ở chỗ thuộc bài nói, nói có cử chỉ, điệu bộ minh hoạ. Hoạt động 2: Sau khi treo 4 bảng phụ của 4 tổ lên bảng, yêu cầu học  sinh bổ sung dàn ý của tổ bạn Các bước cụ thể: * Mở bài: Giới thiệu thơ và hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ * Thân bài:  ­ Hai câu đầu: Tiếng suối rì rầm từ xa vọng lại đêm khuya thanh vắng  mới nghe như vậy ­> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, ví tiếng suối với tiếng hát  là một nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu mang sức sống và hơi ấm  con   người. Câu thơ  2: Có 3 nét vẽ: tầng cao là trăng, giữa là cổ  thụ, tầng thấp là  hoa, là rừng. Chữ “lồng” điệp lại 2 lần, nhân hoá trăng, cổ thụ và hoa; Hai vế  tiểu đối ­> ngôn ngữ thơ trang trọng điêu luyện. ­ Hai câu cuối: diễn tả tâm tình thi sĩ: xúc động trước cảnh thiên nhiên  mà bởi lo lắng cho đất nước. * Kết bài:    ấn tượng chung về  bài thơ: là bài thơ  thất ngôn tứ  tuyệt   kiệt tác. Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Màu sắc cổ  điển hoà hợp với màu sắc thời đại. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm  hứng yêu nước nhuần nhị, đầy chất thơ... GV lưu ý học sinh: Căn cứ  vào dàn ý để  trình bày theo trình tự  nhất   định. Cảm xúc phải tự nhiên, chân thành. Không cần giấy (bài đã chuẩn bị) để  đọc mà chỉ dựa vào các ý để nói. Hoạt động 3: Luyện nói theo tổ Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  14. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 14 ­ GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 10 em (ứng với  4 tổ) ­ Mỗi tổ  cử  1 em làm trưởng nhóm điều khỉên cho các bạn tập nói và  nhận xét cho người nói ­ Mỗi bạn nói 1 phần hoặc cả  bài rồi nhận xét về  các mặt (phát âm,  giọng nói, dùng từ, viết câu, chuyển đoạn, diễn đạt, phong cách nói, cử  chỉ,   điệu bộ, nét mặt..) ­ Chọn 2 bạn để nói trước lớp ­ Khi học sinh tập nói ­ GV theo dõi ­ hỗ trợ các em khi cần thiết (nên  tôn trọng các em, tránh can thiệp quá sâu) Hoạt động 4: Trình bày trước lớp + Từng nhóm cử đại diện lên nói * Nói phần mở bài + Kết bài + HS theo dõi bạn để nhận xét  * Nói phần thân bài (có đối chiếu với yêu cầu của đề,  của giờ luyện nói...) + Có thể nhận xét 1 hoặc nhiều  * Nói cả bài nội dung của bài nói(phong cách,  tư thế, tác phong, giọng điệu, diễn đạt...) ­ GV theo dõi học sinh và điều chỉnh giờ học sao cho hợp lý, tránh làm   thay các em, khi cần thiết nên làm mẫu cho học sinh về giọng nói, tư thế trình bày) ­ Sau khi học sinh nhận xét ­> bổ sung ­> cho các em xếp loại ­ GV bổ sung nhận xét của học sinh (nên tôn trọng ý kiến ­ bài nói của các em) 4. Củng cố ­ Giáo viên nhận xét giờ học: Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  15. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 15 + Sự chuẩn bị của học sinh + Tinh thần thái độ của học sinh trong giờ thực hành luyện nói ­ Giáo viên tuyên dương những học sinh chuẩn bị bài tốt => cho điểm;  những nhóm hoạt động có hiệu quả. 5. Hướng dẫn về nhà ­ Lập dàn ý các đề còn lại trong SGK 57 ­ Tập nói  ở  nhà (có thể  đứng trước gương để  vừa nói vừa quan sát   mình nói rồi tự rút kinh nghiệm ­ Chuẩn bị trước bài sau II.3.  CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU     II.3.1. Kết quả ­ Bằng phương pháp đã thực hiện như trên, trong thời gian qua, tôi nhận  thấy học sinh đã đạt được một số kết quá như sau: + Học sinh đã hiểu rõ vai trò của việc luyện nói, có ý thức nói thường  xuyên không chỉ ở trong giờ học Ngữ văn mà cả trong giao tiếp hàng ngày. + Số  học sinh nói ngọng l ­ n giảm hẳn. Một số  em thế  hiện rõ khả  năng nói tốt. Cụ  thể trong đợt thi “Chúng em kể  chuyện Bác Hồ” có em đạt  được giải cao trong toàn trường. + Sự chuẩn bị của các em trong giờ luyện nói rất chu đáo. Các em hăng  hái, tự giác và đa số thích nói trước toàn thể. Giờ học trở nên sinh động, vốn  ngôn ngữ của các em tăng lên rõ rệt. + Kết quả cụ thể qua khảo sát:  Số học sinh thực hành Lớp 7B1 (40 học sinh) Lớp 7B2 (44 học sinh) Lớp thí nghiệm Lớp dạy chưa thực  nghiệm phương pháp  Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  16. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 16 này Số học sinh nói ngọng 20/40 34/44 Số   học   sinh   diễn   đạt   lúng  30/40 35/44 túng  Số  học sinh nói mạch lạc, tự  4/40 3/44 tin Số học sinh đạt yêu cầu 8/40 7/44 Số học sinh hay nói hay 0/40 0/44 + Kết quả khảo sát sau tiết luyện nói phát biểu cảm nghĩ tác phảm văn  học (Tiết 56 tuần 14) Số học sinh thực hành Lớp   7B1   (lớp   thực  Lớp 7B2 (44 học sinh)  nghiệm)   (40   học  Lớp   dạy   chưa   thực  sinh) hiện phương pháp này Số học sinh nói ngọng 6/40 20/44 Số học sinh diễn đạt lúng túng 5/40 25/44 Số  học sinh nói mạch lạc, tự  16/41 5/44 tin Số học sinh nói hay 5/40 0/44 Số học sinh nói đạt yêu cầu 22/40 10/44 III. PHẦN KẾT LUẬN ­ ĐỀ NGHỊ III.1.  KẾT LUẬN       III.1.1.  Chưa giải quyết triệt để  vấn đề  thời gian. Thực tế  có những   trường hợp học sinh chuẩn bị bài chưa chu đáo, giáo viên sẽ  phải mất nhiều   thời gian hơn cho việc hướng dẫn, bổ sung hoàn chỉnh sự  chuẩn bị  của học   sinh. Lại có khi các tổ nhóm chọn cử đại diện chưa đúng, đứng lên trình bày  trước lớp còn  lúng  túng  cả  về  phương pháp  và nội dung,  phải sửa  chữa   nhiều, làm ảnh hưởng đến thời gian chung. III.1.2.  Kiểu bài luyện nói, trong chương trình Ngữ  văn 7 nói riêng và  chương trình Ngữ văn THCS nói chung khá đa dạng về hình thức và nội dung.   Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  17. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 17 Có bài “Luyện nói văn biểu cảm sự  vật, con người”, có bài “Luyện nói phát  biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, giải thích một vấn đề”, có bài “Tập làm  thơ  lục bát”....Như  vậy, với mỗi bài lại phải có một thiết kế  riêng chi tiết  hơn, phù hợp hơn. Nội dung của những kinh nghiệm này chỉ có tính tổng quát,  không phải tiết nào cũng rập khuôn y như vậy. III.1.3. Muốn thực hiện thành công phương pháp này đòi hỏi giáo viên  và học sinh đều phải có sự  chuẩn bị  chu đáo trước khi tiến hành giờ  luyện  nói. Sự chuẩn bị đó phải được thực hiện cả gián tiếp (trong các giờ Ngữ văn,  trong giao tiếp hàng ngày) và trực tiếp (trong giờ Luyện nói chính thức). Đặc   biệt người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải kiên trì, không nên nóng  vội. III.1.4. Học sinh tích cực học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên ­ Giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc luyện nói cho học sinh,  bản thân giáo viên phải nói tốt, biết xử lý tình huống một cách linh hoạt, biết  động viên khuyến khích học sinh kịp thời, khen  chê đúng mức tạo niềm tin cho các  em. III.1.5. Giáo viên và học sinh chuẩn bị chu đáo để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao   nhất. ­ Giáo viên phải thường xuyên có ý thức luyện nói cho học sinh  ở  tất  cả các tiết học đặc biệt là khi trả lời câu hỏi. ­ Giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn trao đổi kinh nghiệm, dự  giờ  của nhau để cùng tìm ra phương pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại. III.1.6. Việc chia tổ, nhóm để học sinh thực hành luyện nói được nhiều   là rất cần thiết. Với một số  tiết cụ  thể, giáo viên có thể  giao cho mỗi tổ,   nhóm một đề  riêng, hoặc cùng một đề  nhưng với những yêu cầu khác nhau  (về nội dung, phương pháp) để học sinh chuẩn bị. III.2. ĐỀ NGHỊ Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  18. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 18 III.2.1. Các tổ, nhóm chuyên môn nên chú ý tổ chức các hoạt động ngoại  khoá văn học để  học sinh có nhiều cơ  hội được thực hành nói. Chẳng hạn,  trong chương trình Ngữ  văn 7 có tiết “Hoạt động Ngữ  văn” các giáo viên  trong nhóm Ngữ văn 7 có thể kết hợp với nhau tổ chức cuộc thi trong cả khối   7 (Thi ở lớp trước, thi ở khối sau). Cần tổ chức trang trọng, tạo không khí vui tươi để lôi  cuốn học sinh. III.2.2.  Nhà trường có nhiều hoạt động ngoại khoá hơn để  các em có   điều kiện giao lưu, tiếp xúc, thể  hiện kỹ  năng nói về  các vấn đề  văn học   trong cuộc sống để  sự  cảm nhận của các em về  văn chương tự  nhiên hơn,  chân thực hơn. Việc phát huy vai trò tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh   được thể  hiện  ở  nhiều mặt với nhiều phương pháp khác nhau. Một trong  những phương pháp có tính tích cực, theo tôi đó là việc rèn luyện cho học sinh  tự  tin, sáng tạo trong học tập trước hết là  ở  việc luỵên nói tốt. Nói tốt, nói  hay vừa giúp học sinh hiểu và yêu vẻ  đẹp kỳ  diệu, phong phú của tiếng mẹ  đẻ, vừa là cách để các em bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện nhân cách toàn diện. Sau một thời gian giảng dạy, tôi đã rút ra đựơc một số kinh nghiệm và   áp dụng kinh nghiệm đó trong quá trình dạy bài Luyện nói. Tôi đã khái quát,   tổng hợp thành đề  tài kinh nghiệm này. Tôi rất   mong được sự  đóng góp ý   kiến của các cấp lãnh đạo, Ban chỉ  đạo chuyên môn và các đồng nghiệp để  bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn./. Tôi xin trân trọng cảm ơn!            Mạo Khê, ngày 20 tháng 4 năm   2008 NGƯỜI VIẾT Từ Thị Hiền Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  19. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 19 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II PHÒNG GD & ĐT HUYỆN  ĐÔNG TRIỀU  IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Giảng văn văn học Việt Nam Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
  20. Luyên noi cho hoc sinh trong gi ̣ ́ ̣ ơ Tâp lam văn ̀ ̣ ̀ 20 ­ Văn học dân gian Việt Nam ­ Việc dạy văn học trong nhà trường phổ thông PHỤ LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1       I.1   Lý   do   chọn   đề  tài.................................................................................1       I.2   Mục   đích   nghiên  cứu ..........................................................................2       I.3   Thời   gian   địa  điểm..............................................................................2       I.4   Đóng   góp   mới   về   mặt   lí   luận,   về   mặt   thực  tiễn...................................2 II. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................3       II.1   Chương   1:   Tổng  quan........................................................................3       II.2   Chương   2:   Nội   dung   vấn   đề   nghiên  cứu............................................3       II.3   Chương   3:   Phương   pháp   nghiên   cứu,   kết   quả   nghiên   cứu................13 III. PHẦN KẾT LUẬN ­ KIẾN NGHỊ.........................................................................15 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................18 Từ Thị Hiền – Trường THCS Mạo Khê II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2