Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi-không khí môn Hóa học 8
lượt xem 8
download
Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi – không khí lớp 8, khơi dậy niềm đam mê của các em học sinh với bộ môn Hóa học. Từ đó, kết quả học tập của các em cũng như chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi-không khí môn Hóa học 8
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng, hứng thú học tập có vai trò đặc biệt quan trọng. Kêt qua hoc tâp cua ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ngươi hoc không chi phu thuôc vao đăc điêm tri tuê cua ca nhân, ma con phu ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ thuôc vao đông c̀ ̣ ơ, thai đô va h ́ ̣ ̀ ưng thu h ́ ́ ọc tập cua ng ̉ ươi hoc. H ̀ ̣ ưng thu hoc ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̣ tâp co tac dung nâng cao tinh tich c ́ ́ ực, tự giac va lam tăng hiêu qua cua qua ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ trinh nhân th ̀ ̣ ưc, h ́ ưng thu hoc tâp tao ra s ́ ́ ̣ ̣ ̣ ự say mê nghiên cứu, tim toi kiên ̀ ̀ ́ thưc, nhu câu cân hiêu biêt, v ́ ̀ ̀ ̉ ́ ận dụng kiến thức vê môt linh v ̀ ̣ ̃ ực, môt bô môn ̣ ̣ ̣ khoa hoc nao đo, giup ng ̀ ́ ́ ươi hoc co thê v ̀ ̣ ́ ̉ ượt qua moi kho khăn đê đat đ ̣ ́ ̉ ̣ ược ̣ ́ muc đich nhanh nhât. ́ Lí luận dạy học đã chỉ ra rằng: “Dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người học”. Một mặt trí tuệ của học sinh chỉ có thể phát triển tốt trong quá trình dạy học khi thầy giáo phát huy tốt vai trò của người tổ chức, điều khiển. Bởi một sự gợi ý khéo léo có tính chất gợi mở của giáo viên sẽ có tác dụng kích thích tính tự lực và tư duy sáng tạo của học sinh, lôi kéo họ chủ động tham gia vào quá trình dạy học một cách tích cực, tự giác. Mặt khác đối với học sinh để phát triển trí tuệ của mình không có cách nào khác là phải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. J. Piaget đã kết luận: “Người ta không học được gì hết nếu không phải trải qua sự chiếm lĩnh bằng hoạt động, rằng học sinh phải phát minh lại khoa học, thay vì nhắc lại những công thức bằng lời của nó”. Thực tiễn chứng tỏ rằng: thiếu hứng thú học tập làm cho tinh thần mệt mỏi, làm giảm khả năng tư duy, giảm khả năng lĩnh hội tri thức và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự yếu kém trong học tập. Vi vây, môt trong ̀ ̣ ̣ nhưng yêu câu s ̃ ̀ ư pham quan trong cua ng ̣ ̣ ̉ ươi giao viên la phai hinh thanh va ̀ ́ ̀ ̉ ̀ ̀ ̀ kích thích hưng thu hoc tâp bô môn cho hoc sinh nhăm nâng cao năng l ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ực nhận thức của học sinh, nâng cao chât l ́ ượng day hoc. ̣ ̣ Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tăng nội dung thí nghiệm biểu biễn, bài thực hành và bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học không những tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lĩnh hội hệ thống kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy, mà còn giúp học sinh hình thành thế giới quan khoa học đúng đắn. Tuy nhiên, việc dạy và học bộ môn Hóa học hiện nay ở các trường phổ thông cũng còn khá nhiều hạn chế như chủ yếu vẫn thiên về lí thuyết, chưa cung cấp cho học sinh các kiến thức có tính ứng dụng thực tế nhiều, hay việc thí nghiệm hóa học chưa được thể hiện trong nhiều giờ lên lớp, học sinh ít được tự làm thí nghiệm...Chính những điều này đã làm cho học sinh chưa Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 1 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. thực sự có hứng thú học tập bộ môn Hóa học, dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao. Từ các lí do trên tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài : "Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8" II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi – không khí lớp 8, khơi dậy niềm đam mê của các em học sinh với bộ môn Hóa học. Từ đó, kết quả học tập của các em cũng như chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao hơn. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề 1. Hứng thú học tập ̣ ̣ ̣ ̣ ơi t Hoat đông hoc tâp v ́ ư cach la hoat đông nhân th ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ưc tich c ́ ́ ực, tự lực và ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ ̉ ̃ ực thường xuyên. sang tao, la môt qua trinh đoi hoi phai nô l ̀ “Hưng thu hoc tâp chinh la thai đô l A.G. Covaliop cho răng: ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ựa chon đăc ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ biêt cua chu thê v̉ ơi đôi t ́ ́ ượng cua hoat đông hoc tâp vê s ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ự cuôn hut vê tinh ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̀́ ̃ ́ ực cua no trong đ cam va y nghia thiêt th ̉ ́ ời sông ca nhân”. ́ ́ ACômenky xem tạo hứng thú là một trong những con đường chủ yếu “làm cho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui”. Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, khái quát hóa các hiện tượng thì các em hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ rệt. Có hứng thú thì mới có tính tích cực, tính sáng tạo. 2. Tư duy và sự phát triển tư duy trong dạy học. Theo tác giả Nguyễn Xuân Trường (ĐHSP Hà Nội) thì “Tư duy là hành Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 2 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. động trí tuệ nhằm thu thập và xử lí thông tin về thế giới quanh ta và thế giới trong ta. Chúng ta tư duy để hiểu, làm chủ tự nhiên, xã hội và chính mình”. Dạy học ngày nay suy cho cùng là dạy cách học, cách tư duy cho học sinh, kiến thức lâu ngày có thể quên, điều còn lại trong mỗi người là năng lực tư duy. Như vậy, nhà vật lí nổi tiếng N.I.sue đã nói: “Giáo dục – đó là cái được giữ lại khi mà tất cả những điều học thuộc đã quên đi” . Câu này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển tư duy cũng như mối quan hệ mật thiết của nó với giảng dạy. Vì vậy, vấn đề phát triển tư duy cho học sinh cần phải được coi trọng trong quá trình dạy học. Nếu không có khả năng tư duy thì học sinh không thể hiểu biết, không thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân. II. Thực trạng vấn đề 1. Thuận lợi Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana đã thành lập các cụm chuyên môn, trong đó có cụm tổ chuyên môn Hóa học là nơi để các giáo viên trong tổ Hóa trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Ban giám hiệu trường THCS Lê Văn Tám rất quan tâm đến việc dạy và học của bộ môn, hàng năm đã có sự hỗ trợ về hóa chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy môn Hóa, giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp như: phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài giảng…. Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh…. và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học. Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát thí nghiệm, giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống và suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra. Học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 2. Khó khăn Hiện nay ở Trường THCS Lê Văn Tám, kết quả dạy học môn hóa học tuy đã có tiến bộ so với những năm học trước, song vẫn kết quả còn chưa cao, một số học sinh chưa chưa yêu thích môn hóa học, do việc giảng dạy ở trường còn mắc phải một số tồn tại: Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 3 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Do học sinh mới bước đầu làm quen với bộ môn Hóa học, cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lí giải các tượng liên quan đến hóa học đối với học sinh còn khó khăn. Học sinh còn lúng túng khi phải giải quyết những câu hỏi và bài tập tổng hợp, đặc biệt là những vấn đề thực tiễn, do đó các em chưa thực sự yêu thích môn học. Đối với môn hoá học, phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng là thí nghiệm hóa học thì chưa được thể hiện trong nhiều giờ lên lớp do thiếu dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học..., rất ít giờ học mà học sinh được tự làm thí nghiệm. Trong quá trình dạy học, khi cần sử dụng tư liệu dạy học thì chủ yếu giáo viên tìm trên mạng internet, các đồ dùng có sẵn. Tuy nhiên, số tư liệu dạy chưa phong phú, chất lượng chưa cao. Cụ thể, bài kiểm tra định kì sau khi học xong chương oxi – không khí các năm 2016 – 2017 và 2017 – 2018 với kết quả như sau: Số học sinh đạt Tỉ lệ học sinh đạt Năm học Tổng số học sinh điểm trên trung điểm trên trung bình bình 2016 – 2017 112 78 69,64% 2017 – 2018 101 65 64,35% Trước khi áp dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh vào chương trình dạy học, tôi đã phát cho học sinh mẫu phiếu khảo sát niềm yêu thích của học sinh với môn Hóa qua 3 mức độ: thích, bình thường và không thích. Kết quả khảo sát 106 em học sinh như sau: Thích Bình thường Không thích Số học sinh 25 43 38 Tỉ lệ 23,58% 40,57% 35,85% Qua số liệu khảo sát có thể thấy, chưa nhiều em thực sự yêu thích môn học. Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên và để nâng cao khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, để tạo niềm yêu thích học môn Hóa học thì việc kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở THCS, Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 4 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. giác chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng, hứng thú học tập có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là động lực thúc đẩy học sinh tìm tòi, hiểu biết và vận dụng kiến thức một cách linh động. Sau đây tôi xin đề xuất một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn hóa học 8. 1. Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng và lợi ích của vấn đề đặt ra. Trong quá trình dạy học, giáo viên giới thiệu về tầm quan trọng và ứng dụng của các chất, các hợp chất. Đồng thời cung cấp các thông tin quan trọng về tính độc, ảnh hưởng của các chất đến sức khỏe con người và môi trường… Từ đó khơi dậy trí tò mò, thúc đẩy các em tìm hiểu vấn đề được học. Ví dụ qua một số bài trong chương oxi – không khí giáo viên làm cho học sinh thấy được oxi và không khí sạch quan trọng với đời sống con người như thế nào, từ đó tạo cho các em mong muốn tìm hiểu oxi là chất như thế nào, có ở đâu,...điều này giúp học sinh tiếp cận bài học với tâm thế muốn học, muốn tìm hiểu. Bài 24: Tính chất của oxi Trong đời sống: Oxi cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật trên trái đất. Không có oxi chúng ta không thể tồn tại và phát triển. Oxi còn tham gia vào các quá trình khác như: sự cháy, sự gỉ, sự thối rữa xác động thực vật và có vai trò quan trọng trong công nghiệp luyện kim. Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Như chúng ta đã biết, oxi đóng vai trò rất to lớn trong hóa học cũng như trong đời sống và sản xuất của con người. Không có oxi chúng ta không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy việc điều chế được oxi tinh khiết là một việc làm cần thiết và quan trọng mà chúng ta phải làm. Bài 28: Không khí – Sự cháy Thực nghiệm cho thấy nếu 2 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì. Động vật, cây xanh và các tác nhân từ con người tạo nên một hệ cân bằng sinh thái. Khi ở trạng thái cân bằng, bầu khí Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 5 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. quyển trong suốt, động vật hô hấp bình thường và khỏe mạnh, cây xanh quang hợp và tái tạo oxi. Nhưng nếu không khí bị ô nhiễm, hàm lượng oxi không đảm bảo mà lượng khí độc tăng lên làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái. Vì vậy, việc xác định được thành phần không khí cũng như có biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm là vấn đề chung của toàn cầu. Trong cuộc sống thường ngày, sự cháy rất quan trọng. Nó giúp con người có thể nấu ăn, chế tạo dụng cụ, đồ dùng…Tuy nhiên cũng có những sự cháy gây nên hậu quả hết sức nặng nề như cháy nhà, cháy rừng…Do đó, chúng ta phải nắm rõ được điều kiện phát sinh cũng như các biện pháp dập tắt sự cháy để mang hại lợi ích tốt nhất cho con người. Mỗi khi áp dụng phương pháp “ làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng và lợi ích của vấn đề đặt ra”, tôi nhận thấy các em chăm chú lắng nghe với thái độ mong muốn tìm hiểu kiến thức, một số em bày tỏ sự quan tâm đến vẫn đề đặt ra bằng các câu hỏi liên quan đến thực tiễn mà các em nhận ra, điều này làm cho tôi và các học sinh khác đều cảm thấy có hứng thú khi tiếp cận bài học. 2. Sử dụng các tư liệu lịch sử hóa học Dựa vào các câu chuyện lịch sử hóa học, giáo viên chuyển tới học sinh các thông tin về sự tìm ra các nguyên tố, các chất, hay các tấm gương về sự ham mê nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học... Các câu chuyện sẽ làm cho các kiến thức đến với học sinh một cách hứng thú, dễ hiểu hơn. Ví dụ khi học bài 24: Tính chất của oxi, giáo viên có thể đưa lịch sử tìm ra khí oxi vào bài dạy để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguyên tố oxi, giúp giải đáp một số thắc mắc của các em mà xưa nay không ai nói tới như tìm ra oxi khi nào, ai là người tìm ra... “Lịch sử tìm ra Oxi” Ai là người tìm ra nguyên tố Oxi ? Câu hỏi này mỗi quốc gia trả lời một cách khác nhau với đầy đủ chứng cớ: + Người Trung Quốc: cho rằng từ thế kỷ VIII, nhà triết học Trung Quốc Mao Hoa đã biết rằng không khí có 2 thứ khí: khí cháy được và khí thở được. + Người Ý: tự hào rằng chính họa sĩ và là nhà bác học nổi tiếng của họ là Leona dơ Vinxi đương thời đã nói đến không khí là hỗn hợp: khí để thở và khí để đốt cháy. + Người Pháp thì ủng hộ cho Lavoadiê + Người Anh thì ủng hộ cho Pritxli + Người Thụy Điển cho rằng chính Sile phát hiện ra Oxi đầu tiên. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 6 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Cuộc tranh luận về quyền tác giả khám phá ra Oxi đã kéo dài 200 năm mới tạm yên. Cuối cùng thì lịch sử ghi nhận đồng tác giả tìm ra Oxi là Pritxli và Sile. Còn tên chính thức của khí này là “Oxygenium” do nhà hóa học Pháp Lavoadiê đặt xuất phát từ 2 chữ Hy Lạp “Oxus”: axit và “genao”: sinh ra. Sau khi được nghe câu chuyện về lịch sử tìm ra oxi phần lớn các em đều rất vui vẻ và hào hứng với bài học vì nhờ có câu chuyện mà mình đã biết được ý nghĩa tên của nguyên tố oxi. 3. Phương pháp trực quan: Sử dụng các hình ảnh, thí nghiệm hóa học. Các hình ảnh, thí nghiệm hóa học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học, nó giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức một cách toàn diện từ cảm giác đến hiện tượng tư duy. Thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu sâu sắc, làm cho các em sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống. Chúng được coi là chiếc cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học và hành trong quá trình dạy – học môn Hóa học. Các thí nghiệm hóa học còn có thể được vận dụng trong các bài tập thí nghiệm: nhận biết, điều chế,... sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm đã học. Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các tính chất… nhưng nếu không giải bài tập thì các em vẫn chưa thể nắm vững và vận dụng những gì đã học và đã thuộc. Ví dụ trong chương oxi – không khí, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh, làm thí nghiệm hoặc sử dụng phim thí nghiệm. Việc được quan sát hình ảnh một cách sáng tỏ mà không phải tưởng tượng hay việc được theo dõi hiện tượng của các thí nghiệm, được tự tay làm một thí nghiệm nào đó có lẽ là điều mà học sinh thích nhất ở môn Hóa học. Nó làm cho các em thấy mình chính là chủ thể của hoạt động học, mình được thầy cô tin tưởng giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho các bạn xem...theo tôi đây là nhân tố quyết định việc học sinh có hứng thú với môn học không. Bài 24: Tính chất của oxi Hình 1: mô hình công thức phân tử của oxi và oxi dạng lỏng Thí nghiệm: Sắt cháy trong Oxi Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 7 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Mục đích: nhằm chứng minh Oxi là phi kim hoạt động mạnh, phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại trừ Au, Pt Cách tiến hành: Cuộn dây sắt nhỏ thành hình lò xo, một đầu quấn vào một mẩu than nhỏ để làm mồi (có thể dùng 1/5 que diêm). Đốt cháy mẩu than rồi nhúng vào lọ đựng Oxi. Dây sắt cháy sáng tạo thành những hạt Fe3O4 màu nâu, sau thí nghiệm đầu dây có một cục sắt nhỏ hình cầu. Phản ứng: 3Fe + 2O2 to Fe3O4 Những điều chú ý để thí nghiệm thành công: Cho vào lọ một ít nước hoặc cát để lọ khỏi bị nứt khi sắt và oxit sắt nóng chảy rớt xuống. Mẩu than không quá lớn để hạn chế sự tiêu hao nhiều Oxi trong bình. Sau khi hướng dẫn và lưu ý kĩ, giáo viên có thể cử 1 em học sinh lên làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát. Thí nghiệm: Lưu huỳnh cháy trong Oxi Mục đích: nhằm chứng minh Oxi là 1 phi kim hoạt động mạnh, phản ứng mãnh liệt với lưu huỳnh. Cách tiến hành: Đưa muỗng sắt chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh bột vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa khí oxi. Phản ứng: S + O2 to SO2 Hình 2: Hình ảnh đốt lưu huỳnh trong oxi Những điều chú ý để thí nghiệm thành công: Không lấy nhiều hóa chất sẽ nguy hiểm Không cho khí SO2 bay ra ngoài Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 8 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Sau khi hướng dẫn và lưu ý kĩ, giáo viên có thể cử 1 em học sinh lên làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát. Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp Ứng dụng của oxi Khi học phần ứng dụng của oxi, thay vì mỗi học sinh tự nghiên cứu hình ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên có thể chiếu hình ảnh trên bảng để HS tập trung quan sát và thảo luận, điều này sẽ giúp tiết học trở nên sinh động, sôi nổi hơn. Hình 3: Ứng dụng của oxi Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 9 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ ứng dụng của oxi trong các ngành ở Việt Nam Bài 26: Oxit CuO Fe2O3 CaO Hình 5: Hình ảnh một số oxit dạng bột Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Trong phần điều chế khí oxi, giáo viên giới thiệu về nguồn tạo ra oxi trong tự nhiên. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 10 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Hình 7: Nguồn tạo ra khí oxi trong tự nhiên Trước khi làm thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO 4 trong phòng thí nghiệm, giáo viên có thể chiếu cho học sinh xem hình ảnh sau, phân tích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm rồi mới tiến hành làm thí nghiệm cho học sinh quan sát. Hình 6: Sơ đồ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và thu khí bằng cách đẩy nước. Tiến hành thí nghiệm: Điều chế oxi từ KMnO4 Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 11 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Mục đích: nhằm thu được khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Cách tiến hành: Cho một lượng nhỏ kalipenmanganat( KMnO4) vào ống nghiệm, dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng trên ngon lửa đèn cồn. Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm, que đóm sẽ bùng cháy. Phản ứng: 2 KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2 Bài 28: Không khí – Sự cháy Tranh ảnh Hình 7: Thành phần không khí Hình 8: Hoạt động gây ô nhiễm môi trường Hình 9: Cháy rừng gây ô nhiễm Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 12 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Hình 10: Cây xanh tạo môi trường trong lành Thí nghiệm hóa học Mục đích: Xác định thành phần không khí gồm khoảng 21% oxi, còn lại là nitơ và các khí khác. Cách tiến hành: Chuẩn bị dụng cụ như hình a. Đốt photpho đỏ trong muỗng sắt như hình b rồi đưa nhanh photpho đỏ đang cháy vào ống hình trụ, đậy kín bằng nút cao su. Khi đó ta thấy mực nước trong ống hình trụ dâng cao lên vạch thứ 2, chứng tỏ oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí. Trong thời gian cho phép, tôi đã tổng hợp được 14 phim thí nghiệm và 47 hình ảnh, cùng các tư liệu giúp trí nhớ khác đựng trong đĩa CD kèm theo. Sau khi áp dụng phương pháp trực quan: sử dụng tranh ảnh, phim thí nghiệm, đặc biệt cho học sinh tự tay làm thí nghiệm...tôi nhận thấy đa số các học sinh rất thích thú, tập trung vào xem tranh hay xem bạn mình làm thí Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 13 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. nghiệm, cùng nhau thảo luận. Điều này đã giúp cho các em nhớ kiến thức tốt, từ đó làm cho chất lượng bộ môn cũng tăng lên đáng kể. 4. Hệ thống hóa kiến thức bằng: “Bản đồ tư duy” hoặc sơ đồ thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khái niệm “bản đồ tư duy” đã khá gần gũi với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Thực tế cho thấy rằng việc sử dụng b ản đồ tư duy có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học, bởi vì nó giúp nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của bài học, giải quyết tốt các vấn đề, chuyển tải thông tin bài học hiệu quả, kích hoạt trí sáng tạo, hỗ trợ trí nhớ, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập... Mặt khác, nhằm phát triển năng lực cho học sinh (tự chủ, sáng tạo, hợp tác nhóm...) thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo như giao việc cho các tổ học sinh về nhà làm vừa có thể khắc sâu kiến thức lại vừa phát huy được sự hứng thú, sáng tạo của học sinh. Ví dụ học xong bài oxi, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hệ thống lại kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, tìm hiểu thêm kiến thức về nguồn tạo ra khí oxi, ứng dụng của oxi...bằng cách vẽ tranh, vẽ sơ đồ, bản đồ tư duy thông qua hoạt động nhóm từ 3 đến 5 bạn. Đây là dịp để các em thể hiện sự sáng tạo, sự đoàn kết, sự tài năng của mình và là một hoạt động mà các em rất thích thú, nhiệt tình tham gia. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 14 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 15 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 16 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. 5. Đặt thành thơ vui, câu đố hóa học Đây là cách ôn bài, giúp học sinh rèn luyện trí nhớ rất hiệu quả, mang tính chất hài hước nhưng chứa đựng nội dung bài học. Hơn nữa, khi sử dụng thơ vui, câu đố hóa học học sinh rất hứng thú, sôi nổi trong tiết học, tâm lí thoải mái để tiếp nhận các kiến thức của bài. Ví dụ giáo viên có thể áp dụng phương pháp này trong một số bài của chương, đây là phương pháp hiếm khi học sinh được thấy trong các môn tự nhiên. Nó mang đến một cách tiếp cận bài học rất lạ nhưng không kém phần thú vị, nó làm cho tiết học trở nên sôi nổi, vui vẻ hơn. Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp Ứng dụng của oxi Đây là chất gì? Bắt ta đi nhốt vào bình Khi thì cấp cứu sinh linh con người Khi trêu sắt thép lửa cười Khi sâu đáy biển cùng người nhái bơi. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 17 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Đáp án: khí oxi Đây là khí gì? Chẳng phải củi, chẳng phải than Mà nuôi được lửa từ ngàn năm xưa Hình hài nào thấy bao giờ Ở đâu mà thiếu lửa chờ chẳng lên. Đáp án: khí oxi Bài 26: Oxit Đây là khí gì? Chất gì khi hít phải Ai cũng cười sặc sụa Chất gì mới ngửi thôi Nước mắt người giàn giụa. Đáp án: N2O (đinitơ ôxit) Đây là khí gì? Khí gì là khí thải Gây hiệu ứng nóng lên Hạn chế ngay bạn nhé Để cuộc sống vững bền Đáp án: khí cacbon đioxit (CO2) 6. Dạy học bằng câu hỏi hoạt động hóa người học. Giáo viên sẽ dẫn dắt sự tiếp thu kiến thức của học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, có thể sử dụng hình thức dạy học này khi chuẩn bị nghiên cứu bài mới, trong quá trình dạy học, cũng như khi học bài cũ. Trên cơ sở trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra học sinh sẽ chủ động tìm hiểu, tư duy để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Ví dụ: giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi vào các bài trong chương như sau Bài 24: Tính chất của oxi. 1/ Oxi có nhiều trong không khí, hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với Oxi. Vậy em hãy cho biết một số tính chất vật lí của Oxi ? Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 18 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. 2/ Tại sao cá dưới nước thỉnh thoảng lại ngoi lên khỏi mặt thoáng? Hay: Tại sao người ta thường đặt các ống dẫn khí trong chậu cá cảnh? 3/ Tại sao khi nhốt một con châu chấu vào một lọ nhỏ rồi đậy kín, sau 1 thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn? Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp Ứng dụng của oxi 1/ Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín? 2/ Vì sao khi tắt đền cồn người ta đậy nắp lại? 3/ Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước dều phải thở bằng khí oxi nén lại? 4/ Chúng ta phải làm gì để có lượng oxi nhiều trong không khí? Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy. Khí oxi trong tự nhiên không bị giảm đi qua các hoạt động của con người là do đâu? Từ đó chúng ta phải làm gì để giữ cho nguồn oxi trong không khí luôn được cân bằng? Bài 28: Không khí – Sự cháy 1/ Không khí bị ô nhiễm có thể gây nên các tác hại gì? Cần làm gì để bảo vệ không khí trong lành? 2/ Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa sự oxi hóa chậm và sự cháy? 3/ Giải thích vì sao muốn dập tắt đám cháy do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hặc phủ cát mà không dùng nước? 4/ Cho biết khí trong bình cứu hỏa là khí gì? 5/ Vì sao trong các nhà máy, người ta cấm không cho chất giẻ lau máy có dích dầu mỡ thành đống? Thông qua các câu hỏi mang tính chất gợi mở, có sự liên hệ chặt chẽ với bài học, học sinh phải hình thành cho mình cách suy nghĩ, tư duy logic, biết áp dụng những kiến thức được học để giải quyết vấn đề đặt ra. 7. Tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn. Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học, đó chính là việc liên hệ kiến thức lý thuyết với các vẫn đề thực tiễn. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 19 Trường THCS Lê Văn Tám
- Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8. Ví dụ trong một số bài của chương oxi – không khí, giáo viên đưa ra các vấn đề thực tiễn như hiện tượng mưa axit, hiệu ứng nhà kính...điều này vừa giúp các em có thêm kiến thức xã hội, vừa giúp các em yêu thích môn học hơn khi thấy kiến thức Hóa học rất gần gũi với cuộc sống. Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp Ứng dụng của oxi Oxi được dùng trong đèn xì oxi – axetilen. Người ta đốt khí axetilen và khí oxi ở đầu mỏ đèn xì. Hỗn hợp khí cháy với ngọn lửa dài, sáng xanh, nhiệt độ lên đến gần 3000oC. Do đó, đèn xì oxi – axetilen được dùng để hàn, cắt các tấm kim loại. Bài 26: Oxit Hiện tượng mưa axit Khí thải công nghiệp và khí thải các động cơ chứa một lượng lớn các oxit axit như SO2, NO...Khi các oxit này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí tạo ra các axit như axit sunfuric. SO2 + O2 + H2O → H2SO4. Axit tan trong nước mưa tạo mưa axit. Mưa axit chính là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường chính ở 1 số nơi. Ngoài ra, mưa axit còn làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình ngoài trời như tượng đài... Tại sao một số trường hợp tử vong khi dùng bếp than để sưởi? Vì: khi than cháy sinh ra khí CO. Khí này đặc biệt sinh ra nhiều khi ủ bếp than do bếp không cung cấp nhiệt độ đủ cho than cháy. Khi ở trong nhà đóng kín cửa, lượng CO sinh ra nhiều không thoát ra ngoài được tích tụ lại trong phòng. Kho nồng độ CO vượt quá mức cho phép, khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể dẫn tới tử vong. Bài 28: Không khí – Sự cháy Màn khói chết người xảy ra ở đâu Ngày 5/ 10/1952 tại Luân Đôn (Anh) đã xảy ra sự việc “màn khói chết người” làm chấn động thế giới. Hàm lượng oxit SO 2 cao gấp 6 lần và lượng khói bụi cao gấp 10 lần ngày bình thường. Hậu quả là dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong 4, 5 ngày đã có trên 4000 người chết (phần lớn là người già và trẻ em). 2 tháng sau lại có thêm 8000 người chết nữa. Nguyên nhân là do khói than (SO2, bụi...) của các nhà máy thải ra đã quyện vào sương mù buổi sớm mùa đông gây ra. Hiện tượng “ Hiệu ứng nhà kính” Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân 20 Trường THCS Lê Văn Tám
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 331 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 28 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 98 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 44 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn