Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình sinh học 8
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xác định được mục tiêu với môn học. Giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Hướng dẫn học sinh tự học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cần chuẩn bị bài theo hướng dạy học tích hợp phát triển năng lực của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình sinh học 8
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình sinh học 8”. - Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thúy - Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ sinh học Bình Xuyên, tháng 01 năm 2019
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Kim Thúy Ngày tháng năm sinh: 04/06/1976 nữ Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến Chức danh; Giáo Viên Trình độ chuyên môn; Thạc sỹ sinh học Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có): 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Kim Thúy c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật ( nếu có) - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình sinh học 8”. - Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng vào giảng dạy học sinh giỏi môn sinh học lớp 8 chương IV: Hô hấp - Mô tả sáng kiến
- + Về nội dung của sáng kiến: I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu - Trong chương trình Sinh học 8, có khá nhiều kiến thức mới và khó. Đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tìm hướng tiếp cận mới phù hợp với đối tượng học sinh, phân loại chính xác học sinh nhằm phát hiện, bồi dưỡng nguồn tài năng cho bộ môn và đóng góp thành tích của nhà trường, kích thích được sự say mê, hứng thú học tập bộ môn của học sinh tạo điều kiện tốt trong công tác giảng dạy của giáo viên. - Đối với học sinh thời gian giảng dạy trên lớp chính khóa 2 tiết trong 1 tuần. Thời gian dạy đội tuyển ít, không có giờ dạy bồi dưỡng thêm. Ngoài ra học sinh học kín tuần, nên thời gian học sinh đầu tư vào cho các bài học đội tuyển rất hạn chế. - Tìm ra các phương pháp học sao cho phù hợp, ngắn gọn, đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu tiếp thu kiến thức nhanh nhất. -Từ thực tiễn trên với tâm huyết và mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn tôi đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập một cách hiệu quả chương trình sinh học lớp 8. Tôi đặc biệt chú trọng tới chương IV: Hô hấp. Đây là kiến thức gắn liền với thực tiễn. Mặt khác, phần kiến thức này có trong tất cả các đề thi học sinh giỏi Huyện và các đề thi học sinh giỏi khoa học tự nhiên cấp Tỉnh. Qua đề tài này giúp học sinh có cách suy nghĩ, tìm tòi góp phần phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, hệ thống khái quát hóa. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó có phương pháp học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy đại trà và đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi. II. Một số giải pháp 1. Giải pháp 1: Xác định được mục tiêu với môn học - Đặt ra mục tiêu - Có tư duy tích cực, thái độ nghiêm túc, tự tin - Định hướng ôn tập - Ba giai đoạn ôn thi + Tổng quát kiến thức + Luyện đề, luyện kỹ năng, luyện phương pháp. + Tối ưu kiến thức - Chia thời gian hợp lý: lập thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần, từng tháng rõ ràng 2. Giải pháp 2: Giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp Khi đưa chuyên đề vào giảng dạy, tôi chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học là chính. Ngoài ra, tôi còn kết hợp với một số phương pháp: 1
- đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Vấn đáp, hợp tác nhóm, phương pháp thực hành, phương pháp kết hợp sự đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. Vì tự học có ưu điểm sau: + Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v…v) để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, biến tri thức đó thành của mình. + Tự học chính là cách để bản thân tự tìm tòi, khám phá và giải quyết các câu hỏi khó, hiểu được bản chất và ghi nhớ sâu. Qua đó, học sinh có thể rèn luyện cho mình tư duy độc lập, nâng cao hiệu quả học tập và tự bồi dưỡng cho mình những lỗ hổng kiến thức. + Tự học của học sinh THCS phải có sự định hướng của giáo viên. Ngoài những giờ lên lớp giáo viên trực tiếp giảng dạy. Quá trình học tập khi không có giáo viên, học sinh phải chủ động tự sắp xếp thời gian, huy động trí tuệ kĩ năng của bản thân để học tập theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên: ôn tập, làm đề cương, bài tập nâng cao… nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập. 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự học a. Phương pháp học - Biến kiến thức học được thành kiến thức của mình. - Viết lại theo cách hiểu của mình - Tổng hợp lại kiến thức sau mỗi bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc trò chơi ô chữ. - Sau mỗi chương cần tổng hợp lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. - Mối liên kết giữa các kiến thức trọng tâm và nâng cao. - Lý thuyết gắn liền với thực hành - Lý thuyết học theo từng chuyên đề, học từ cái đơn giản nhất. Hiểu được kiến thức cơ bản trước rồi mới đến kiến thức nâng cao. Học đến đâu chắc đến đó. - Hãy nghiên cứu kĩ hình vẽ trong sách giáo khoa để hiểu rõ cấu tạo của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trên cơ sở đó tìm hiểu chức năng của chúng thông qua thí nghiệm hoặc thông tin do sách cung cấp. Bằng cách đó, các em sẽ lĩnh hội được những kiến thức và kĩ năng cần thiết và mục tiêu của bài, của chương đề ra. - Chú ý những câu hỏi mở rộng, nâng cao để suy nghĩ gắn kết các kiến thức với nhau. - Bài tập: Cần phân dạng các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Làm bài tập lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành phản xạ có điều kiện nhuần nhuyễn từ dễ đến khó. - Học nhóm,trao đổi với bạn bè, giải các đề thi - Học qua Internet tìm hiểu các đề thi, các kiến thức tham khảo - Từ kiến thức lĩnh hội được học sinh biết vận dụng các hiện tượng trong thực tế. 2
- b. Phương pháp đọc - Học sinh tự đọc thông tin trong sách giáo khoa, sách tham khảo từ đó rút ra kiến thức cho mình. - Phân tích được các ví dụ, hình vẽ, sơ đồ trong sách giáo khoa. Mô tả được sự vật, hiện tượng, giải thích được các hiện tượng thực tế. - So sánh kiến thức + Vấn đề, khái niệm + Sách cơ bản và sách nâng cao cùng vấn đề. - Không bỏ qua, bỏ xót mục “ Em có biết” trong sách giáo khoa. 4. Giải pháp 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh - Giáo viên thường xuyên kiểm tra miệng, giải bài tập trên bảng hoặc yêu cầu 2 học sinh tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Kiến thức nào chưa thuộc, phải học lại cho thật thuộc. Chưa hiểu bạn nào hiểu giảng lại cho bạn chưa hiểu. Nếu cả hai bạn chưa hiểu, không làm được thì giáo viên giải thích cặn kẽ cho học sinh hiểu đưa ra các ví dụ cụ thể liên hệ thực tiễn. - Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài tập về nhà khi giao nhiệm vụ cho học sinh, nhóm học sinh . - Đánh giá, nhận xét cho điểm các bài làm tốt của học sinh cũng như các nhóm học sinh - Nêu gương các nhóm, các cá nhân học sinh có các bài làm tốt để động viên và khuyến khích các học sinh khác 5. Giải pháp 5: Giáo viên cần chuẩn bị bài theo hướng dạy học tích hợp phát triển năng lực của học sinh . - Giáo viên hệ thống hệ thống các câu hỏi trọng tâm, pho to các câu hỏi ôn tập dạng tự luận, trắc nghiệm, đề thi minh họa phát cho học sinh. - Học sinh làm đề cương ôn tập, giải đề. - Giáo viên thu bài chấm điểm, nhận xét ưu nhược điểm, sửa sai III. Các bước ôn tập hiệu quả môn sinh học * Bước 1: Xác địch mục tiêu rõ ràng * Bước 2: Lên kế hoạch và sắp xếp thời gian * Bước 3: Phương pháp đọc * Bước 4: Sơ đồ tư duy (mind mapping) * Bước 5: Ứng dụng lý thuyết vào thực hành * Bước 6: Tăng tốc cho kỳ thi * Bước 7: Đi thi IV. Công thức để đạt điểm tuyệt đối - Đọc bài trước khi nghe giảng 3
- - Tập trung và đặt câu hỏi - Ôn bài nhanh trong vòng 24 tiếng - Luôn hoàn tất bài tập về nhà trước khi đến lớp - Tìm hiểu lỗi trong bài tập về nhà - Thường xuyên trao đổi bài với giáo viên trực tiếp giảng dạy và các bạn cùng đội tuyển. - Làm bài tập lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành phản xạ có điều kiện nhuần nhuyễn từ dễ đến khó. - Ôn bám sát kiến thức và kỹ năng cơ bản - Sau khi kết thúc mỗi bài, mỗi chương viết tổng hợp lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. V. Sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức trọng tâm chương IV: Hô hấp 4
- VI. Câu hỏi ôn tập chương IV 1. Câu hỏi tự luận Câu 1: a. Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? b. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Mối quan hệ giữa các giai đoạn? Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? c. Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào? Câu 2: Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng của chúng? Vì sao? Câu 3: Trình bày sự thông khí ở phổi? Câu 4: So sánh hô hấp ở người và ở thỏ: Câu 5: Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại Câu 6: Cần luyện tập như thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh? Câu 7: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể đáp ứng như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó? Câu 8: Hãy giải thích câu nói chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận? Câu 9: Nhờ đâu mà các nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu oxi? Câu 10: Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi? Câu 11: Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? (Hay: Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?) Câu 12: Trong hoạt động hô hấp có những dạng khí nào? Câu 13: a. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? b. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 14: Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. a.Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? 6
- b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu? c. Ý nghĩa của việc của hô hấp sâu? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml). Câu 15: Một người sống 80 tuổi và hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 450 ml. a. Tính lượng khí ôxi người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp? b.Tính lượng khí cacbonic người đó thải ra môi trường bằng con đường hô hấp? c. Làm thế nào trng tương lai con người vẫn được đảm bảo khí ôxi để hô hấp? Biết thành phần không khí hít vào và thở ra như sau: O2 CO2 N2 Hơi nước Khi hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít Khi thở ra 16,40% 4,10% 79,50% Bão hòa Câu 16: Hãy trình bày cơ chế tự điều hòa hô hấp ở cơ thể người? 2. Câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ? A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản Câu 2: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác ? A. Khí quản B. Thanh quản C. Phổi D. Phế quản Câu 3. Phổi người trưởng thành có khoảng A. 200 – 300 triệu phế nang. C. 700 – 800 triệu phế nang. B. 800 – 900 triệu phế nang. D. 500 – 600 triệu phế nang. Câu 4. Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại ? A. Phế quản B. Khí quản C. Thanh quản D. Họng Câu 5. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ? A. 4 lớp B. 3 lớp C. 2 lớp D. 1 lớp Câu 6. Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là A. lá thành. B. lá tạng. C. phế nang. D. phế quản. Câu 7. Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế A. bổ sung. B. chủ động. C. khuếch tán. D. thẩm thấu Câu 8. Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng A. 2500 – 3000 ml. B. 3000 – 3500 ml. C. 1000 – 2000 ml. D. 800 – 1500 ml. Câu 9. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ? A. Hêrôin B. Côcain C. Moocphin D. Nicôtin 7
- Câu 10. Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong ? A. N2 B. CO C. CO 2 D. N2 VII. Các đề thi minh họa Câu 2: Trích đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 của Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên năm học 2014 - 2015 Người ta cần sử dụng bình thở ôxi trong những trường hợp nào? Câu 3 (1,5 điểm): Trích đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 của Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên năm học 2014 - 2015 a. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích. b. Phân biệt hô hấp bình thường và hô hấp sâu. Câu 2: Trích đề thi chọn học sinh giỏi KHTN cấp huyện lớp 8 của Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên năm học 2015 -2016 Hội bơi chải trên sông Cánh được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Lễ hội diễn ra sôi động với hoạt động tế lễ thần sông và cuộc thi bơi chải. Vốn là vùng sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người dân nơi đây gắn với con sông và tín ngưỡi của họ cũng gắn với vị thần sông.Tín ngưỡng thờ thần sông đã xuất hiện các hình thái lễ hội trên sông nước, bởi lễ hội vốn được hình thành từ tín ngưỡng và sự tôn thờ. Lễ hội bơi chải trên sông Cánh là một lễ hội như thế. Ngoài phần tế lễ thần sông, thì bơi chải là nét đặc sắc nhất của lễ hội sông nước, gọi là “bơi chải” Sau khi kết thúc chặng đua mà các vận động viên bơi chải vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường. Giải thích? Câu 4 (2 điểm): Trích đề thi học sinh giỏi KHTN-KHXH dành cho học sinh lớp 8 THCS của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 Kết quả đo một số thành phần không khí hít vào và thở ra như sau: Khí O2 CO2 N2 Hơi nước Hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít Thở ra 16,40% 4,10% 79,50% Bão hòa Một người bình thường có thể tích khí khi hít vào gắng sức là 2800ml, thể tích khí lưu thông là 500ml, thể tích khí thở ra gắng sức là 1000ml, thể tích khí cặn là 1000ml. 1. Xác định dung tích sống của người này. 2. Hàm lượng CO2 cao nhất ở thể tích khí nào? Giải thích. 8
- 3. Một người bình thường thở 20 nhịp/phút. Tính thể tích khí lưu thông qua phổi trong 1 phút. 4. Tại sao một người thở sâu gắng sức nhiều lần có thể nhịn thở lâu hơn người bình thường? 5. Khí CO được hình thành như thế nào? Hãy nêu tác hại của khí CO với cơ thể. 6. Vì sao luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng? Câu 6: Trích đề thi chọn học sinh giỏi KHTN cấp huyện lớp 8 của Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên năm học 2016 -2017 Theo báo Người lao động đưa tin chiều ngày 01/01/2016 tại lò nung vôi do ông Lê Văn Thông, thôn Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa làm chủ lò, tổ chức thuê người vào lò. Ông Phạm Văn Tuyên đang xếp đá, than vào lò thi bị ngất do phía dưới một nhóm khác tổ chức đốt lò.Thấy ông Tuyên ngất ông Thông và 7 người khác vào cứu đưa ông Tuyên ra. Tuy nhiên tất cả 9 người đều nhanh chóng bị ngất, sau khi được giải cứu và đưa đi cấp cứu đến tối ngày 01/01/2016 đã có 8 người tử vong. Qua thông tin trên em hãy cho biết: 1. Chất khí làm 9 người bị ngất nhanh chóng và 8 người tử vong có tên là gì? Viết công thức hóa học của chất khí đó? 2. Giải thích vì sao 9 nạn nhân trên hít thở trong điều kiện có nồng độ khí đó cao lại bị ngất nhanh chóng và dẫn tới tử vong Câu 2: Trích đề thi chọn học sinh giỏi KHTN cấp huyện lớp 8 của Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên năm học 2017 – 2018 Khí A có khả năng kết hợp với Hemogolobin (Hb) của hồng cầu như thế nào so với các chất khí khác trong quá trình vận chuyển các chất khí của cơ thể? Giải thích? Vì sao không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín và khi dập tắt bếp than không nên dùng nước? + Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy môn sinh học lớp 8 chương IV: Hô hấp cho giáo viên giảng dạy môn sinh học 8, học sinh giỏi lớp 8 trường THCS Bá Hiến Đề tài này đã được xây dựng qua quá trình bản thân trực tiếp nghiên cứu và vận dụng trong khi giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8. Đề tài nghiên cứu vào những vấn đề rất thiết thực và có tính ứng dụng cao. Mỗi nội dung trong đề tài mang tính chất khái quát và đã được giải quyết một cách cụ thể, chi tiết, cung cấp cho người học cách học nhanh gọn, cụ thể, chính xác. Chính vì việc giảng dạy theo nội dung của đề tài này sẽ không chỉ giúp học sinh có một hệ 9
- thống phương pháp học, mà quan trọng hơn là các em nắm được bản chất bài học. Có như vậy học sinh mới hiểu và nắm vững một cách tổng quát về kiến thức, trên cơ sở đó các em mới có thể tự học, tự nghiên cứu tài liệu và có hứng thú học tập bộ môn. Qua quá trình vận dụng đề tài này vào thực tế tôi nhận thấy các em học sinh đều tiếp thu và vận dụng được các giải pháp đó vào bài học một cách có hiệu quả. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + Mang lại lợi ích xã hội. - Rèn một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình sinh học 8 là khó, không dễ nhưng bản thân tôi với kinh nghiệm tích lũy, thực tiễn cuộc sống, lòng yêu nghề cung cấp đủ những kiến thức cơ bản phù hợp với nhận thức và yêu cầu của học sinh giỏi, không gây quá tải, quá khó, không gây áp lực cho học sinh, học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú học, say mê với bộ môn. Giáo viên hưng phấn giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Chất lượng học sinh giỏi: Kết quả khảo sát (tổng hợp trong bảng trước và sau khi áp dụng đề tài) Trước khi khảo sát Số học sinh tham gia đội Đạt giải Năm học tuyển Sinh 8 Nhất Nhì Ba KK 2016 - 2017 6 0 0 1 1 Sau khi khảo sát Số học sinh tham gia đội Đạt giải Năm học tuyển Sinh 8 Nhất Nhì Ba KK 2017 - 2018 6 0 1 2 1 - Chất lượng học sinh giỏi liên môn: Kết quả khảo sát (tổng hợp trong bảng trước và sau khi áp dụng đề tài) Trước khi khảo sát Năm Tổng Đạt giải cấp Huyện Đạt giải cấp Tỉnh học số học Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK sinh 2016 - 2017 18 0 0 1 3 0 0 1 2 10
- Sau khi khảo sát Tổng Đạt giải cấp Huyện Đạt giải cấp Tỉnh Năm học số học Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK sinh 2017 - 2018 18 0 0 1 4 0 1 1 3 - Sau khi áp dụng chuyên đề chất lượng học sinh giỏi, có sự tiến bộ rõ rệt theo năm học. Số lượng học sinh yêu thích môn học ngày càng nhiều và các em tự giác, tích cực học tập hơn. - Sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi cao. - Chất lượng giải cao hơn, học tập đạt hiệu quả tốt + Mang lại lợi ích về kinh tế. Sáng kiến này sẽ giúp các em rút ngắn được thời gian học tập. Do đó sẽ có nhiều thời gian làm các việc khác , đó cũng là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Để giáo viên và học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản trọng tâm. - Giáo viên chuẩn bị trước các kiến thức trọng tâm, câu hỏi ôn tập, đề thi minh họa - Soạn bài theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh - Giáo viên có chấm chữa bài của học sinh làm ở nhà để động viên khuyến khích tinh thần học tập của các em đặc biệt là nêu gương những học sinh học tập tích cực để các học sinh khác có ý thức tự học cao - Qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên trao đổi chuyên môn với các giáo viên chuyên môn ở các trường trong Huyện - Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những vấn đề đổi mới của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, cung cấp thêm tài liệu cho thư viện nhà trường để GV và học sinh tham khảo.…để giáo viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức và nội dung dạy học. đ) Khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng cơ quan tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) 11
- Áp dụng cho giáo viên dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 trong trường trung học cơ sở. Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn Bá Hiến, ngày 24 tháng.01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Nguyễn Thị Kim Thúy 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 326 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 97 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 23 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 36 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn