Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu ngồi
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu ngồi" nghiên cứu với mục đích tìm hiểu một số sai lầm học sinh thường mắc và biện pháp khắc phục khi học nhảy xa kiểu “Ngồi”. Giúp các em thực hiện tốt bốn giai đoạn kỹ thuật và nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu ngồi
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : ĐỖ THỊ HỒNG Ngày sinh : 26 – 12 – 1975 Năm vào ngành : 1995 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Lương Thế Vinh Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm thể dục Hệ đào tạo : Chính quy 3
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục một cách toàn diện về mọi mặt Đức Trí Thể Mỹ. Trong đó TDTT là một bộ phận không thể thiếu được của nền văn hóa xã hội và là một phương tiện giáo dục. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật, TDTT càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển cân đối về mặt trí lực và thể lực, tạo điều kiện cho việc nâng cao năng xuất lao động, trí sáng tạo nhằm thực hiện công cuộc phát triển xã hội ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn. Ngày nay TDTT còn là phương tiện có hiệu quả để thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, và thực hiện chức năng tăng cường hoạt động quốc tế, quan hệ giữa các dân tộc. Nó mang ý nghĩa chính trị văn hóa, kinh tế xã hội. Chính vì vậy yêu cầu của TDTT nước ta là không ngừng nâng cao trình độ thể thao và là một trong những dấu hiệu của trình độ văn hóa và năng lực sáng tạo của dân tộc. Ở nước ta, điền kinh là một môn thể thao được phát triển rất sớm, từ xa xưa tổ tiên của con người đã đi và chạy để tìm kiếm thức ăn, săn vật, bắn súc vật và chạy chốn thú dữ. Con người biết nhảy qua chướng ngại vật trên đường đi kiếm ăn, biết ném đá và các dụng cụ khác để săn mồi và bảo vệ mình. Những hoạt động này gắn chặt với đời sống con người, các hoạt động này cũng được coi là một biện pháp để rèn luyện thể lực và dần đã trở thành môn thể thao không thể thiếu được trong xã hội con người, và đã được đưa vào chương trình thi đấu ở các kỳ Đại hội TDTT, đồng thời là nội dung chủ yếu để giảng dạy ở các trường THCS, THPT. Thông qua bộ môn nhằm bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được những kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ nếp sống, tác phong công nghiệp. Hoạt đông điền kinh rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người như: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy các môn phối hợp. Trong đó nhảy xa là một nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực. Nó là một 4
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục hoạt động tự nhiên của con người do vậy các động tác nói chung là đơn giản, dễ tập nhưng để thực hiện tốt các giai đoạn và đạt thành tích cao đòi hỏi các em phải phát huy hết sức mạnh tốc độ, sự khéo léo khi thực hiện động tác. Trong kỹ thuật nhảy xa (nhảy xa ưỡn thân, nhảy xa cắt kéo, nhảy xa kiểu ngồi). Thì nhảy xa kiểu “Ngồi” là kỹ thuật đơn giản mà học sinh dễ tập nhất nên người ta đã đưa kỹ thuât nhảy xa kiểu “Ngồi” vào giảng dạy ở các trường THCS. Qua thực tế công tác giảng dạy ở trường tôi nhận thấy rằng nhảy xa kiểu “Ngồi” là một kỹ thuật dễ học tuy nhiên để học sinh tiếp thu và thực hiện tốt kỹ thuật, đạt được thành tích cao thì không đơn giản chút nào. Năm học 2020 2021 tôi được phân công dạy học sinh lớp 8 tôi thấy các em học sinh còn mắc rất nhiều sai lầm khi thực hiện các giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Nên tôi mạnh dạn đưa ra một số lỗi sai thường mắc phải và biện pháp sửa chữa những sai lầm đó giúp các em thực hiện tốt các giai đoạn kỹ thuật và đạt thành tích cao trong tập luyện cũng như trong thi đấu. Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng giảng dạy của giáo viên môn GDTC nói riêng cũng như nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ thể dục. Với ki ến th ức bản thân được trau dồi trong những năm tháng học tập rèn luyện cũng như sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp đã thôi thúc tôi đến với sáng kiến “Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu “Ngồi”. 2. Mục đích nghiên cứu: Với mục đích tìm hiểu một số sai lầm học sinh thường mắc và biện pháp khắc phục khi học nhảy xa kiểu “Ngồi”.Giúp các em thực hiện tốt bốn giai đoạn kỹ thuật và nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8. Xác định một số sai lầm mà học sinh thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Lựa chọn và đưa ra một số biện pháp khắc phục những sai lầm đó. Áp dụng các biện pháp khắc phục vào thực tiễn và tiến hành thực nghiệm rồi so sánh đối chứng từ đó tìm ra biện pháp tối ưu nhất để áp dụng. 3. Phạm vi, thời gian thực hiện: Phạm vi: học sinh lớp 8A,D trường THCS Lương Thế Vinh. Thời gian: đề tài được thực hiện trong năm học 2020 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: điều tra, tổng hợp các dữ liệu, chứng minh bằng bài giảng cụ thể: Quan sát các buổi tập luyện của học sinh lớp 8A,D. Xây dựng kế hoạch bài dạy, nắm chắc chương trình, nội dung bài học, xác định mục đích, yêu cầu và trọng tâm của bài để thiết kế bài dạy cho phù hợp. 5
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng học sinh thông qua các buổi tập luyện và phỏng vấn trực tiếp. Thực hiện giờ dạy trên lớp, thực nghiệm mời tổ nhóm chuyên môn dự giờ, lấy ý kiến đồng nghiệp và học sinh để chỉnh sửa, tiếp tục thử nghiệm để hoàn chỉnh bài giảng. PHẦN II: NỘI DUNG I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 1. Thuận lợi và khó khăn: Mặc dù trong những năm gần đây, sân tập, trang thiết bị, dụng cụ dùng cho việc giảng dạy, tập luyện môn GDTC từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và tập luỵên của học sinh. Tuy vậy so với nhu cầu chuyên môn, từng nội dung học tập thì thầy dạy và trò tập luyện vẫn còn thiếu sân bãi, dụng cụ rất nhiều. Song những năm qua nhà trường đã khắc phục khó khăn từng bước phấn đấu, mở rộng qui mô nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 2.Thực trạng vấn đề: Trong hoạt động TDTT nói chung, việc thực hiện kỹ thuật động tác là rất quan trọng. Nếu kết hợp đồng đều chính xác giữa các yếu tố cấu thành động tác sẽ đem lại hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu. Do đó một bộ phận chính của giảng dạy kỹ thuật thể thao phải hướng vào lĩnh hội, nắm vững các kỹ thuật và hoạt động thực tiễn. Qúa trình này được tiến hành dựa trên các nguyên tắc giáo dục, giáo dục thể chất. Một hoạt động đơn giản hay phức tạp nào đó của người dạy và người học được diễn ra trong quá trình giảng đều phải tuân thủ nguyên tắc hình thành 6
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục kỹ năng, kỹ xảo vận động. Đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ đó giúp người học chuyển từ việc nắm vững chắc có hệ thống sang thực hiện kỹ thuật một cách toàn vẹn và thành thạo. Thực trạng công tác giảng dạy và học tập môn GDTC ở trường THCS Lương Thế Vinh nói chung và việc giảng dạy nội dung môn nhảy xa kiểu “Ngồi” cho học sinh lớp 8 nói riêng chưa đem lại hiệu quả cao. Một phần do học sinh nhảy theo thói quen tự do không cần đo đà và khả năng tiếp thu động tác của một số học sinh còn chưa tốt, một số em mải chơi không để ý nghe cô hướng dẫn nên việc giảng dạy và sửa chữa động tác sai cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Một phần do dụng cụ để học sinh tập bổ trợ còn thiếu. Một phần quan trọng nữa là do chưa tìm được cách sửa sai thật hiệu quả để giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật. Qua thực tế giảng dạy tại trường và quan sát những buổi tập của học sinh tôi thấy học sinh còn mắc nhiều lỗi sai như: Chạy đà chưa chính xác( các bước chạy chưa ổn định, tăng tốc độ sớm, muộn khác nhau) Giậm nhảy không hết, còn bị lao, giậm chưa đúng ván. Mất giai đoạn bước bộ, thu chân giậm sớm quá, thời kỳ ngồi xổm trên không thu chân không gọn, giai đoạn trên không thu bị quá gập phía trước dẫn đến bị mất thăng bằng. Giai đoạn tiếp đất không với cẳng chân ra trước được, bị mất thăng bằng. Mặc dù giáo viên đã sửa chữa nhiều nhưng các em vẫn chưa thực hiện đúng, vì vậy việc cấp thiết là phải tìm ra những biện pháp mới để sửa chữa những lỗi sai đó cho học sinh. Nắm được những cơ sở trên tôi mạnh dạn đưa ra hai nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Xác định một số lỗi sai học sinh thường mắc phải khi tập luyện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ Ngồi”. + Nhiệm vụ 2: Biện pháp khắc phục những sai lầm trên. 3. Số liệu thống kê: Để đánh giá khách quan những biện pháp khắc phục những sai lầm trong giảng dạy và luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi đã tiến hành thực nghiệm và đối chiếu tại trường THCS Lương Thế Vinh với các em lớp 9 cụ thể như sau: + Nhóm thực nghiệm gồm lớp 9A : 43 em. + Nhóm đối chiếu gồm lớp 9C: 41 em và lớp 9D: 36 em. Nhóm thực nghiệm tập các bài tập theo phương pháp khắc phục những sai lầm mà tôi đã nghiên cứu. Nhóm đối chiếu thực hiện theo giáo án của phân phối chương trình hiện hành. Trước khi thực nghiệm cả hai nhóm tương đương nhau về sức khỏe, lứa tuổi, thành tích và thời gian tập luyện môn nhảy xa kiểu “Ngồi”. 7
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Bảng điều tra số liệu trước khi thực nghiệm: Số học sinh mắc sai Nhóm thực Nhóm đối lầm trong từng giai nghiệm: 8A chiếu: 8D đoạn của kỹ thuật nhảy Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ xa kiểu ngồi lượn % lượn % g g Giai đoạn chạy đà 7 16,3 8 19,5 Giai đoạn giậm nhảy 8 18,6 9 21,95 Giai đoạn trên không 5 11,6 6 14,6 Giai đoạn tiếp đất 3 6,9 4 9,8 II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nhiệm vụ 1: Xác định được một số sai lầm mà học sinh thường mắc khi dạy và tập kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. 1.Cơ sở lý luận giảng dạy động tác: Quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác cho học sinh được chia làm 3 giai đoạn: *Giai đoạn 1: Giai đoạn dạy học ban đầu: Giai đoạn này tương ứng với giai đoạn lan tỏa. Vì vậy giai đoạn này các quá trình thần kinh phản ứng lan tỏa trả lời còn được lựa chọn trong quá trình học tập thực hiện động tác, có nhiều nhóm cơ thừa tham gia bị lôi cuốn vào hoạt động. Vì vậy giai đoạn này là giai đoạn được lựa chọn và phối hợp các động tác đơn lẻ thành một động tác thống nhất, trong giai đoạn này hưng phấn dễ khuyếch tán vào các vùng thần kinh khác, lúc này cơ thể chưa phân biệt được chính xác kích thích có điều kiện khác nhau dẫn đến việc thực hiện động tác gò bó, không chính xác. *Giai đoạn 2: Giai đoạn học đi sâu: 8
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Giai đoạn này tương ứng với giai đoạn tập chung hưng phấn. Trong giai đoạn này, các giai đoạn tập luyện được lặp đi lặp lại nhiều lần, lúc này sự khuyếch tán của quá trình thần kinh giảm đi, hưng phấn chỉ tập chung vào những vùng nhất định, động tác được phối hợp tốt hơn. Giai đoạn này động tác được hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc, dễ bị rối loạn trong điều kiện thay đổi không ổn định. *Giai đoạn 3: Giai đoạn này kĩ năng, kĩ xảo được hình thành tương ứng, ở giai đoạn này thì động tác đã ổn định và trở thành kỹ năng vận động, được thực hiện ngày càng tự động hóa hơn. Lúc này trên vỏ não đã định hình thành được các đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm thần kinh. Tuy nhiên, để động tác tự động hóa hơn thì người học phải lặp đi lặp lại động tác nhiều lần với việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động. Trong quá trình giảng dạy động tác cho học sinh và người tập luyện thể dục thể thao thì ở các giai đoạn trên chỉ mang tính tương đối, trong quá trình tập luyện thì một vài giai đoạn biểu hiện không rõ rệt. Điều này phụ thuộc vào độ khó của động tác như: độ khó của kỹ thuật, đặc điểm hoạt động cơ bắp, đặc điểm cá nhân, trình độ tập luyện của người học. Trong quá trình tập mỗi động tác riêng lẻ cần phải dựa trên các giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động. Muốn học được thành kĩ xảo tương đối hoàn thiện thì phải trải qua 3 giai đoạn tiêu biểu khác nhau cả về nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, 3 giai đoạn đó là: + Giai đoạn ban đầu: Mục đích của giai đoạn này là dạy các nguyên lí kỹ thuật, hình thành kĩ năng thực hiện, mặc dù còn nhiều nhóm cơ thừa tham gia thực hiện động tác còn vụng về. Nhiệm vụ của giai đoạn này là: Tạo khái niệm chung về động tác tâm thế tốt để tiếp xúc với động tác đó. Học từng phần (từng giai đoạn) của kĩ thuật động tác mới. Ngăn ngừa, loại trừ những cử động không cần thiết và những sai lầm lớn trong kỹ kĩ thuật động tác. Hình thành nhịp điệu chung của động tác. + Giai đoạn học đi sâu: Mục đích của giai đoạn này là: đưa trình độ tiếp thu ban đầu còn thấp, chưa hoàn thiện đối với kĩ thuật động tác lên mức tương đối hoàn thiện, việc thực hiện động tác chuẩn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu bước đầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kĩ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kĩ thuật đó, các nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Hiểu được các qui luật vận động tác cần được học sâu hơn. 9
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Chính xác hóa động tác theo các đặc tính không gian, thời gian và các động lực của nó sao cho tương ứng với các đặc điểm cá nhân của người tập. Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác tự nhiên và liên tục. Tạo điều kiện để thực hiện động tác biến dạng. + Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật: Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người tập tiếp thu và vận dụng các động tác một cách toàn vẹn. Trong thực tế các nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Củng cố kĩ xảo đã có về kĩ thuật động tác. Mở rộng sự thực hiện về kĩ thuật động tác trong các trường hợp khác nhau hoàn thiện kĩ thuật động tác phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân. *Tâm sinh lí, lứa tuổi: Ở lứa tuổi này quá trình lan tỏa hưng phấn trong hệ thần kinh trung ương vẫn chiếm ưu thế, cá em biết chủ động kiềm chế những hành động theo bản năng. Sự chú ý có chủ định và thời gian tập chung chú ý nghe giảng hoặc học bài tăng hơn học sinh lớp 8. Tuy nhiên do tế bào thần kinh còn chưa hoàn thiện và ổn định, nên các em dễ tập chung chú ý, nhưng cũng nhanh mệt mỏi nếu như hình thức, nội dung học tập, tập luyện nghèo nàn, đơn điệu. Hệ thần kinh ở các em lớp 9 rất linh hoạt, nên các em dễ tiếp thu kiến thức, động tác, bài tập mới và dễ hình thành các phản xạ vận động có điều kiện, đây là điểm thuận lợi khi dạy học các môn thể thao như: chạy nhanh, nhảy xa kiểu “ Ngồi”, và nhảy cao kiểu “ Bước qua”….Lứa tuổi này các em đã chững chạc nên nhiều, rất nhạy cảm, có nhiều dự kiến, ước mơ và hay so sánh, các em trai thường hay thích phô trương về sức mạnh và trí tuệ của mình, các em gái dễ xúc cảm, ngượng ngùng, rụt rè, nên hoạt động kém tự nhiên. Xương các em tuy đã cứng, song vẫn còn nhiều sụn và đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài nên rất cần những điều kiện tốt để phát triển, tránh những hoạt động để ảnh hưởng đến tư thế làm cong vẹo cột sống. Các cơ bắp còn mảnh rẻ và yếu do phát triển mạnh về chiều dài, các cơ co phát triển mạnh hơn các cơ duỗi, các cơ to phát triển mạnh hơn các cơ nhỏ. Do sự phát triển của cơ không đồng đều, nên các em không phát huy được hết sức mạnh của mình trong các bài tập và nhanh xuất hiện mệt mỏi. Do đó không nên ép học sinh quá nặng, quá nhiều hoặc quá lâu các bài tập về sức mạnh. Tim ở lứa tuổi này đang từ phát triển chậm hơn sự phát triển của các hệ mạch tiến đến phát triển hòa nhịp với sợ phát triển chung của cơ thể. Do đó hoạt động tim chưa được vững vàng, cơ năng điều tiết của tim chưa ổn định, sức co bóp còn yếu, nếu hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng dễ mau mệt mỏi. 10
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Phổi của các em phát triển chưa hoàn chỉnh như ở người lớn, các ngăn buồng phổi và túi phổi còn nhỏ, dung lượng phổi thấp nhất là với những học sinh ít hoạt động thể dục thể thao. Bên cạnh các đặc điểm tâm sinh lí đó còn có một số em trong giờ vẫn ham chơi, chưa chú ý nên khi tập luyện kĩ thuật chưa tốt, thành tích chưa cao. Vì vậy việc giảng dạy và học kĩ thuật nhảy xa nói chung còn gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi giáo viên phải tìm biện pháp khắc phục những hạn chế này. 1.2.Cơ sở lí luận của kỹ thuật nhảy xa: Nhảy xa kiểu “Ngồi” gồm 4 giai đoạn: + Giai đoạn chạy đà. + Giai đoạn giậm nhảy. + Giai đoạn trên không. + Giai đoạn tiếp đất. Giai đoạn chạy đà: +Nhiệm vụ: tạo cho người nhảy đạt được tốc độ nằm ngang lớn nhất và tạo điều kiện tốt cho giai đoạn giậm nhảy. Tùy theo đặc điểm cá nhân, trình độ tập luyện và thể lực của mỗi người, mà đoạn đường chạy đà có thể kéo dài từ 10 35 mét. Với học sinh lớp 9 đà có thể dài từ 10 25 mét. +Có 2 cách chạy đà: Chạy tăng tốc độ ngay từ đầu: ( phù hợp cho vận động viên có trình độ tập luyện cao) Chạy tăng tốc độ từ từ: (phù hợp cho người mới học). Kĩ thuật chạy đà gồm hai phần: tư thế chuẩn bị trước khi chạy và kĩ thuật chay đà: + Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: đứng chân trước chân sau, chân trước cả bàn chân hoặc nửa bàn chân chậm đất, mũi chân sát vạch xuất phát. Chân sau (thường là chân giậm nhảy) chạm đất bằng nửa trước bàn chân cách gót chân trước theo chiều dọc khoảng một bàn chân, theo chiều ngang khoảng 5 – 10 cm. Cả hai chân khuỵu gối trọng tâm dồn nhiều vào chân trước. Thân ngả về trước hai tay buông tự nhiên hoặc co tay trước, tay sau so le với chân. Hoặc có thể đứng hai chân song song mũi hai chân sát vạch xuất phát. Hai chân hơi khuỵu, khoảng cách giữa hai chân nhỏ hơn vai. Hai tay buông tự nhiên hoặc để hờ lên hai đầu gối, thân ngả về trước. + Kĩ thuật chạy đà: kĩ thuật chay đà như kĩ thuât chạy cự li ngắn về tần số, nhưng độ dài bước phải được tăng dần. Thân người được nâng cao dần lên phối hợp với đánh tay và đặc biệt là phải tăng dần tốc độ cho đến khi đạt tốc độ hợp lí thì duy trì tốc độ đó đến khi giậm nhảy. Để duy trì được tốc độ cao phải giữ ổn định độ dài và tần số bước chạy, phối hợp nhịp nhàng giữa chân với tay và tránh tâm lí lo lỡ đà làm rối loạn bước chạy. Khi chạy đặt nửa trước bàn chân chạm đất, thời kì đạp sau cần đạp tích cực như khi chạy 60 m. Riêng bước cuối cùng khi đặt chân vào ván giậm nhảy 11
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục cần bước nhanh và ngắn hơn bước trước đó khoảng 0,5 1 bàn chân để đặt cả bàn chân chạm ván chuẩn bị cho giai đoạn giậm nhảy. Lúc này thân không ngả về trước hoặc không ngả ra sau mà giữ thẳng đứng, hai tay sẵn sàng phối hợp với giậm nhảy đưa người ra trước lên cao. Chạy đà là giai đoạn quan trọng trong nhảy xa ở tất cả các kiểu nhảy khác nhau. Thông thường, tốc độ chạy càng cao, giậm nhảy càng mạnh, thành tích đạt được càng cao. Chính vì vậy những người có tốc độ chạy cự li ngắn tốt thường có thành tích cao trong nhảy xa. Tuy nhiên, trong tực tế không phải những nhà vô địch chạy cự li ngắn lại là những nhà vô địch nhảy xa. Ổ đây có một yếu tố quan trọng là sự phối hợp một cách chính xác, ăn nhịp giữa chạy đà và giậm nhảy. Vì vậy tập chạy đà trong nhảy xa là vô cùng quan trọng, không những để phát huy tốc độ, mà còn để tập cách đặt chân giậm nhảy vào ván giậm cho chính xác và đúng góc độ cần thiết. Giai đoạn giậm nhảy: Nhiệm vụ: trên cơ sở giữ vững và lợi dụng tốc độ nằm ngang tạo ra tốc độ thẳng đứng để có được tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc độ bay hợp lí. Giai đoạn này chia làm 3 thời kỳ: + Thời kỳ đưa đặt chân giậm: đây chính là bước cuối cùng trong kỹ thuật chạy đà, Thời kỳ này làm nền tảng cơ sở cho giai đoạn giậm nhảy. + Thời kỳ hoãn xung: ( giảm chấn động ). Sau khi chống xuống đất, chân giậm hơi gấp ở khớp gối để giảm chấn động, đồng thời làm căng các nhóm cơ chuẩn bị tích cực nhất cho giai đoạn co cơ. Góc độ giữa đùi và cẳngchân lúc kết thúc giai đoạn giai đoạn hoãn xung là 140 – 145 độ. Nếu góc độ lớn quá cơ không đủ căng ít tác dụng khi giậm nhảy, ngược lại góc độ quá nhỏ sẽ dẫn tới thời gian giậm nhảy lâu dẫn tới tốc độ nằm ngang bị giảm. + Thời kỳ giậm nhảy: sau khi trọng tâm vượt qua điểm chống đỡ là bắt đầu động tác giậm nhảy. Nhanh chóng duỗi thẳng hết các khớp hông, gối, cổ chân, góc độ giậm nhảy là 70 75 độ. Song song với chân giậm là sự đánh lăng tích cực của chân lăng. Đùi chân lăng tích cực lăng mạnh ra trước và lên trên, cẳng chân thả lỏng gần như vuông góc với đùi, lúc đùi chân lăng song song với mặt đất cũng là lúc kết thúc giậm nhảy, chân giậm rời khỏi mặt đất. Tay cùng bên với chân lăng đánh từ trước ra sau sang ngang và hơi ra ngoài. Khi đánh tay chủ động nâng vai lên cao là kết thúc giậm nhảy (hai tay dừng đột ngột). Lúc đánh tay khuỷu tay bên chân giậm hơi thu vào trong còn khuỷu tay bên chân lăng lại đưa ra ngoài, ra sau. Giai đoạn trên không: người ta chia giai đoạn trên không làm 3 thời kỳ: Thời kỳ bước bộ: sau khi kết thúc giậm nhảy chân giậm vừa rời đất cũng là lúc kết thúc động tác đánh lăng của chân lăng lúc này tay và chân lăng đột ngột dừng ở tư thế: tay bên chân giậm về trước, cánh tay song 12
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục song với mặt đất ngang vai thì dừng lại, cẳng tay vuông góc với mặt đất và cánh tay. Tay bên chân lăng đánh sang ngang cẳng tay vuông góc với cánh tay, quá trình thực hiện động tác bước bộ 1/3 đoạn đường bay, lúc này tay và chân lăng vẫn giữ nguyên như lúc giậm nhảy, chân giậm nhảy xong giữ ở phía sau, thânngười hơi thẳng hoặc hơi ngả về phía sau. Thời kỳ thực hiện kỹ thuật: sau khi thực hiện động tác bước bộ đùi chân lăng vẫn tiếp tục nâng cao, thân trên vẫn giữ thẳng, hai tay hơi đưa lên trên, về trước, chân giậm nhảy xong thả lỏng còn giữ lại ở phía sau, sau đó gấp lại và thu về trước đưa lên cao, dần dần gập chân lăng và khép lại hình thành động tác ngồi trên không, sau đó hai chân tiếp tục đưa lên cao, bụng hóp thân trên gấp nhiều về phía trước giống như động tác ngồi xổm thu gọn trên không. Thời kỳ chạm cát: từ tư thế ngồi xổm trên không khi gần chạm cát hai cẳng chân duỗi thẳng nâng cao và dài ra trước để chuẩn bị chạm cát điểm xa nhất. *Giai đoạn tiếp đất: Khi hai chân vừa chạm cát nhanh chóng đánh mạnh hai tay ra sau, sau đó tiếp tục vòng lên trên đưa ra trước, đồng thời khi vừa chạm cát nhanh chóng gập hai gối để giảm chấn động theo quán tính tiếp tục đưa cơ thể về phía trước. Giai đoạn tiếp đấtcó 2 cách đổ người: + Đổ người về phía trước: trùng hai gối khi chạm cát + Đổ người sang bên: khi chậm cát chỉ một chân trùng gối để giảm chấn động còn chân kia tương đối thẳng để trọng tâm dồn sang bên trùng gối. 1.3: Xác định một số sai lầm học sinh thường mắc khi tập luyện k ỹ thu ật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Để xác định được những sai lầm học sinh mắc phải khi tập luyện tôi đã sử dụng phương pháp sư phạm: Tôi đã quan sát các tiết học nhảy xa của học sinh lớp 8 trường THCS Lương Thế Vinh và đã phát hiện được một số sai học sinh thường mắc khi tập luyện đó là: a. Giai đoạn chạy đà: Chạy đà không chính xác do: + Độ dài các bước không ổn định, tăng tốc độ sớm, muộn khác nhau. Nhất là những bước trước khi đặt chân vào ván giậm. + Tư thế xuất phát không ổn định. Chạy đà tốc độ chậm. Chạy đà không có tư thế chuẩn bị giậm nhảy. b. Giai đoạn giậm nhảy: Giậm nhảy không tích cực. Giậm nhảy bị lao, góc độ giậm nhảy quá nhỏ c. Giai đoạn trên không: 13
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Mất giai đoạn bước bộ, thu chân giậm quá sớm. Thời kỳ ngồi xổm trên không thu chân không gọn. Thân người khi bay trên không bị lệch hoặc xoay người ở trên không nên dẫn đến động tác ở trên không bị sai. Giai đoạn trên không thu bị quá gập phía trước dẫn đến mất thăng bằng. d. Giai đoạn tiếp đất: Không chủ động tiếp đất. Góc độ tiếp đất quá nhỏ hoặc quá lớn. Tiếp đất không trùng gối. Thân trên ngả về sau quá nhiều. Trên dây là những lỗi sai học sinh thường mắc phải khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. 2. Nhiệm vụ 2: Những giải pháp khoa học tiến hành: Để khắc phục những sai lầm thường mắc khi học sinh tập luyện và nâng cao thành tích khi học kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi đi sâu vào nghiên cứu hai vấn đề sau: Hoàn thiện kỹ thuật: Hoàn thiện kỹ thuật là nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu của quá trình giảng dạy. Qúa trình này rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian như kỹ thuật nhảy xa chúng ta phải chia nhỏ các giai đoạn để giảng dạy và tập luyện. Ví dụ: tập phân đoạn, tập từ động tác đơn giản đến động tác phức tạp giúp học sinh dễ tiếp thu động tác và tập động tác được chính xác hơn, việc hoàn thiện kỹ thuật cũng cần phải tính đến đặc điểm cá nhân của người tập. * Phát triển thể lực: Đối với bất kì môn thể thao nào cũng đòi hỏi yếu tố thể lực. Vì vậy việc phát triển thể lực cho học sinh là rất quan trọng, đặc biệt môn nhảy xa đòi hỏi người tập phải có sức nhanh, sức mạnh tốc độ chính vì vậy trong quá trình giảng dạy phải đặc biệt quan tâm đến khâu phát triển thể lực cho học sinh. Dựa vào cơ sở lí luận chung về phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa, cũngnhư qua kinh nghiệm giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh và qua những lần quan sát các buổi tập của học sinh tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sửa sai nhằm khắc phục những lỗi sai học sinh thường mắc, đó là các biện pháp sau: 1. Xây dựng khái niệm: + Giảng giải kỹ thuật: chú ý nhấn mạnh các giai đoạn chủ yếu. + Xem làm mẫu hoàn chỉnh hoặc chi tiết. + Dùng tranh ảnh, sơ đồ để giới thiệu chính xác kỹ thuật nhảy xa. + Cần nêu bật then chốt của kỹ thuật, giai đoạn chủ yếu, vị trí quan sát tốt nhất là đứng bên chân giậm của người làm mẫu và cách xa 5 – 10 m. 14
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục 2. Giảng dạy kỹ thuật chạy đà kết hợp với giậm nhảy: 2.1: Trước hết giáo viên cho học sinh chạy đà tự do giậm nhảy nhiều lần để chọn chân giậm, sau khi đã xác định được chân giậm nhảy giáo viên cho học sinh tiến hành đo đà: Ví dụ: các bước chạy đà không ổn định (giậm nhảy không đúng ván) các bước dài, ngắn, tăng tốc độ sớm, muộn, chạy tốc độ chậm. + Cách sửa: + Tại chỗ mô phỏng động tác đưa đặt chân giậm và phối hợp giậm nhảy với tay và chân lăng. Cho học sinh tiến hành đo đà và đánh dấu đà. Học cách đo đà: + Mục đích: ổn định bước đà: Đo bằng bước đi thường, cứ hai bước đi thường bằng một bước chạy. Đo bằng cách chạy ngược tờ ván giậm đến điểm xuất phát. Đo bằng bàn chân. Chạy đà nhiều lần với tốc độ tăng dần và hạ thấp trọng tâm. Chạy tốc độ cao ngoài đường chạy. Chạy tốc độ cao trong hố. Hình 1: Giai đoạn chạy đà 2.2. Một bước giậm nhảy: + Mục đích: xây dựng phối hợp cảm giác giữa chân giậm, chân lăng và đánh tay trong giậm nhảy. + Yêu cầu: chân giậm thẳng, đùi chân lăng vuông góc với thân người, tay đánh đúng. 2.3. Đi ba bước giậm nhảy: + Mục đích: bước đầu làm quen với việc đi bộ thực hiện giậm nhảy. + Yêu cầu: phối hợp tốt giữa đi và giậm nhảy. 2.4. Chạy ba bước giậm nhảy: + Mục đích: nâng cao kỹ thuật giậm nhảy. + Yêu cầu: bước chạy tự nhiên, giậm nhảy nhanh mạnh. 2.5. Chạy bốn bước giậm nhảy: 15
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục + Mục đích: nâng cao kỹ thuật bố bước cuối cùng. + Yêu cầu: chạy có nhịp điệu, giậm nhảy có hiệu lực. Ví dụ: giậm nhảy bị lao do góc độ giậm nhảy quá nhỏ, những bước cuối cùng không thấp trọng tâm, tốc độ giậm chậm. + Cách sửa: tập 4 bước cuối cùng thấp trọng tâm để có được tư thế chuẩn bị giậm nhảy, lúc giậm nhảy yêu cầu thân thẳng, tập phản xạ giậm nhảy. Hình 2: Giai đoạn giậm nhảy 2.6. Chạy đà giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ với đà ngắn, trung bình, dài. + Mục đích: hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật trên không. + Yêu cầu: tốc độ chạy đà tăng dần, giậm nhảy nhanh, mạnh, thực hiện đúng tư thế bước bộ trên không. Ví dụ: mất giai đoạn bước bộ trên không do thu chân giậm quá sớm. + Cách sửa: Tập động tác bước bộ ở ngoài hố nhảy. Tập động tác bước bộ ở trong hố nhảy nhiều lần. Thực hiện với đà ngắn, trung bình, dài. 2.7. Làm mẫu kết hợp với phân tích kỹ thuật, cho học sinh xem tranh giai đoạn trên không nhảy xa kiểu “Ngồi”. + Mục đích: giúp học sinh nhận biết được kỹ thuật trên không nhảy xa kiểu “Ngồi”. + Yêu cầu: giáo viên làm mẫu chính xác, phân tích ngắn gọn, rõ ràng. 16
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Hình 3: Giai đoạnh trên không 2.8. Chạy đà 3 – 5 bước thực hiện kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy, trên không. + Mục đích: bước đầu làm quen với kỹ thuật trên không nhảy xa kiểu “Ngồi”. + Yêu cầu: thu gọn hai chân tạo thành tư thế ngồi xổm trên không. Ví dụ: Thời kỳ trên không thu chân giậm không gọn do cơ bụng, chân yếu, do chủ động gập thân. + Cách sửa: Tại chỗ nhảy xa thu sát đùi thành ngồi xổm. Nhảy có đà và yêu cầu thu chân cao để qua. Tập cơ bụng, chân để thu. Tập động tác bước bộ, thu chân giậm. Chủ động thẳng chân. 2.9. Tại chỗ bật xa với cẳng chân về phía trước chậm cát. + Mục đích: nâng cao thành tích. + Yêu cầu: cẳng chân với xa. Hình 3: Giai đoạn tiếp đất 2.10. Hoàn thiện kỳ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” với đà ngắn, trung bình, dài. + Mục đích: nâng cao dần độ khó. 17
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục + Yêu cầu: tốc độ đà nhanh, giậm nhảy nhanh, mạnh, đúng ván, tư thế trên không đúng, tiếp đất giữ được thăng bằng. Hình 4: Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 2.11. Hướng dẫn luật thi đấu: + Mục đích: giới thiệu luật thi đấu cơ bản. + Yêu cầu: học sinh nắm được và áp dụng vào trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu. 2.12. Làm quen với tổ chức trọng tài và thi đấu: + Mục đích: làm quen với kiểm tra, thi đấu. + Yêu cầu: tập luyện như thi đấu. 2.13. Giáo viên cho học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình tập luyện của các bạn và cách sửa sai động tác. Để nâng cao phần nhận thức và hiểu bài tập đúng ngay tại lớp, giáo viên giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá bản thân, sửa sai cho bạn, so sánh động tác đúng sai. Ví dụ: khi tiếp đất bị ngã ra phía sau. + Cách sửa: tập nhảy tại chỗ đưa hai chân về trước và chủ động lao người về trước Sau phần luyện tập và nhận xét của các em, giáo viên nhận xét củng cố bài tập, nhấn mạnh khâu quan trọng và trọng tâm kỹ thuật bài tập, gọi 1 2 em lên thực hiện. Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét cho điểm. 2.14. Giáo viên đưa ra những câu hỏi và bài tập về nhà nhằm rèn luyện kỹ năng nắm bắt kỹ thuật và củng cố bài học. Trong quá trình luyện tập trên lớp các em còn thụ động, máy móc làm theo, nhận thức thực hiện động tác còn mơ hồ. Do vậy, các em luyện tập còn chưa chính xác kỹ thuật động tác. Chính vì vậy sau buổi tập giáo viên nên đưa ra một 18
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục số bài tập và những câu hỏi về nhà phù hợp, sát thực tế để các em củng cố, đào sâu tính tư duy thực hiện động tác tốt hơn. Ví dụ: Tập chạy với tốc độ cao 20 – 30 m. Tập động tác bước bộ trên không. Tập bật với chân về phía trước tiếp đất. Bên cạnh các bài tập cho về nhà giáo viên đưa ra một số câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: tại sao giai đoạn chạy đà cũng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất (vì chạy đà tạo ra lực nằm ngang phối hợp với lực do giậm nhảy sẽ quyết định thành tích). Câu hỏi 2: tại sao giai đoạn giậm nhảy law một trong những giai đoạn quan trọng nhất (vì giậm nhảy tạo ra lực để bật người lên cao ra xa). Câu hỏi 3: giai đoạn tiếp đất quan trọng chỗ nào? (nếu không khéo léo sẽ làm hạn chế thành tích do chạy đà và giậm nhảy tạo nên). Thông qua các bài tập và câu hỏi ở nhà, giúp cho các em nắm chắc được kỹ thuật, tập chính xác trình tự động tác, từ đó nâng cao được hiệu quả giờ học, thành tích đạt cao hơn. III. Một số kết quả đạt được: Để đánh giá khách quan những biện pháp khắc phục những sai lầm trong giảng dạy và luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi đã tiến hành thực nghiệm và đối chiếu tại trường THCS Lương Thế Vinh – Hà Nội với học sinh khối 9 cụ thể như sau: + Nhóm thực nghiệm gồm lớp 9A: 43 em. + N hóm đối chiếu gồm lớp 9C: 41 em và lớp 9D: 36 em. Nhóm thực nghiệm tập các bài tập theo phương pháp khắc phục những sai lầm mà tôi đã nghiên cứu. Nhóm đối chiếu thực hiện theo giáo án của phân phối chương trình hiện hành. Trước khi thơcj nghiệm cả hai nhóm đương nhau về sức khỏe, lứa tuổi, thành tích và thời gian tập luyện môn nhảy xa kiểu “Ngồi”. Bảng số liệu điều tra sau khi tiến hành thực nghiệm: Số học sinh mắc sai Nhóm thực Nhóm đối lầm trong từng giai nghiệm: 8A chiếu: 8D đoạn của kỹ thuật nhảy Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ xa kiểu ngồi lượn % lượn % g g Giai đoạn chạy đà 1 2,3 8 19,5 19
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục Giai đoạn giậm nhảy 2 4,7 9 21,95 Giai đoạn trên không 0 0 6 14,6 Giai đoạn tiếp đất 0 0 4 9,8 Đối chứng với số liệu khảo sát ban đầu cho thấy năm học 2020 – 2021 chứng tỏ rằng các bài tập và phương pháp mà tôi đã áp dụng để sửa chữa những lỗi sai thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu “ Ngồi” có hiệu quả hơn hẳn so với các phương pháp giảng dạy thông thường. 20
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục \ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc dạy và học môn GDTC trong trường phổ thông cơ sở là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất, ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗigiáo viên chúng ta phải trau rồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giá dục thể thao ngày càng phát triển. Qua sáng kiếnnày cho thấy rằng việc nắm vững và thực hiện có hiệu quả kỹ thuật nháy xa kiếu “ Ngồi” là rất quan trọng trong quá trình tập luyện, thi đấu trong các kỳ thi hội khỏe Phù Đổng giành cho học sinh phổ thông. Vì vậy việc tìm ra sai lầm học sinh thường mắc khi tập luyện cũng như tìm ra biện pháp để sửa chữa những sai lầmđó là rất cần thiết giúp cho học sinh nắm vững kỹ thuật, nâng cao thành tích, chất lượng giảng dạy cũng như trong thi đấu các kỳ hội khỏe Phù Đổng có hiệu quả hơn. 2. Khuyến nghị: Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong công tác giáo dục thể chất ở trường THCS nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức khỏe học sinh. Để đảm bảo công tác giáo dục thể chất cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô, việc tập luyện của trò theo hướng: mỗi năm nhàtrường mua sắm thêm thiết bị dụng cụ như: mua thêm đệm nhảy, thay cột nhảy cao… để thay thế một số thiết bị xuống cấp, không an toàn khi tập luyện. Tiến tới xây dựng học đa năng. Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô, học sinh tự làm, thêm một số thiết bị dụng cụ như: cờ, hố cát, tranh ảnh…. Góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất 21
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn Thể dục của nhà trường phục vụ tốt cho công tác GDTC cho học sinh. Thường xuyên cải tạo và nâng cấp sân tập, đường chạy, sân thi đấu thể thao trong nhà trường để tổ chức các hoạt động TDTT nhằm tăng cường sức khỏe cho học sinh, tăng cường mối đoàn kết, thân thiện. Đệ tài này tuy rằng đẫ hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm biện pháp mới hay hơn, sát thựchơn giúp cho học sinh nâng cao khả năng, luôn tích cực hay say và hiểu rõ được kỹ năng vận độn, phương pháp tập luyện nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện cề đức, trí, thể, mĩ trong thường phổ thông cơ sở, theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước trong việc giáo dục đào tao thế hệ trẻ hôm nay. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Qua thời gian ứng dụng được sự tận tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp cùng các thầy cô và các em học sinh lớp 8 trường Trung Học Cơ Sở Lương Thế Vinh đề tài của tôi đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 2 năm 2021 . Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 93 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn