intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn tâm lý học sinh trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Chia sẻ: Nguồn SKKN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

60
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện đề tài nhằm nắm được thực trạng về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên của nhà trường về công tác tư vấn tâm lý học sinh. Cấp độ tâm lý của học sinh nhà trường. Từ đó đề ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực chuyên môn tư vấn của đội ngũ giáo viên đế sắp xếp bố trí công tác tư vấn tâm lý cho phù hợp với đối tượng học sinh trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn tâm lý học sinh trường THCS Đinh Tiên Hoàng

  1. Năm học: 2020­2021 MỤC LỤC Phần NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 I Phần mở đầu 2  1 Lý do chọn đề tài 2  2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 3 Đối tượng nghiên cứu 4 4 Giới hạn của đề tài 4 5 Phương pháp nghiên cứu 4  II Phần nội dung 4  1 Cơ sở lí luận 4  2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5  3 Nội dung và hình thức của giải pháp 8 a Mục tiêu của giải pháp 8 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 8 c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 13  d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn  13 đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng III Phần kết luận, kiến nghị 15  1 Kết luận 15 2 Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo 19 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn tâm lý học sinh 1 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  2. Năm học: 2020­2021  trường THCS Đinh Tiên Hoàng. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài   Thực hiện Nghị quyết số 29­NQ/TW ngay 04 thang 11 năm 2013,  ̀ ́ Hội nghị lần  thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về  “Đổi mới căn bản, toàn   diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong   điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Thực hiện Thông tư  31/TT/BGD ĐT ngày 18/12/2017 của Bộ  GD&ĐT về  việc Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ  thông với mục đích. Phòng ngừa, hỗ  trợ  và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp   phải khó khăn về  tâm lý trong học tập và cuộc sống để  tìm hướng giải quyết  phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể  xảy ra; góp phần xây dựng môi  trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học   đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh,  thái  độ   ứng xử  phù hợp trong các mối quan hệ  xã hội; rèn luyện sức khỏe   thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà  trường nhiệm vụ  quan trọng cần quan tâm thực hiện tốt công tác giáo toàn diện   (giáo dục đạo đức, truyền thống, tư  tưởng, lòng yêu gia đình, yêu Tổ  quốc, tăng   cường công tác giáo dục về lòng yêu Biển đảo, quê hương ...). Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ  công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý vẫn   còn có những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát  triển kinh tế  xã hội, vẫn còn nhiều giáo viên chậm đổi mới hoặc đổi mới còn  lúng túng, máy móc và mang tính hình thức, nặng về dạy học, giáo dục theo lỗi   cũ, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng   sống, tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Trước tình hình trên, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải tăng cường  xây dựng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo một cách toàn   diện. Đây là những việc vừa đáp  ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến   2 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  3. Năm học: 2020­2021 lược lâu dài. Vậy làm cách nào để   bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên   làm công tác tư vấn tâm lý đạt hiệu quả?  Là người quản lý công tác chuyên môn  tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm mọi biện pháp chỉ đạo và quản lý sao cho công   tác chuyên môn nói chung và công tác tư vấn tâm lý học sinh đạt hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề  tài “Một sô phương pháp nâng  cao hiệu quả công tác Tư vấn tâm lý học sinh” tại trường THCS Đinh Tiên  Hoàng”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài  Hoạt   động   hỗ   trợ   tâm   lí   học   đường   trong   trường   học   tham   vấn   học   đường tập trung vào ba nội dung: Phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp với ba   cấp độ hoạt động.  Cấp độ  1: Các hoạt động phổ  biến: Tác động đến tất cả  hoặc một số  lượng lớn học sinh trong nhà trường (khoảng 80% học sinh). Các dịch vụ ở cấp   độ này mang tính chất phòng ngừa và làm lành mạnh hóa môi trường trường học  để giảm thiểu vấn đề  khó khăn học sinh có thể gặp phải. Nếu giáo viên và nhà  trường làm tốt các hoạt động có tính chất phòng ngừa  ở  cấp độ  này thì có thể  giảm bớt thách thức và khó khăn ở cấp độ hỗ trợ cao hơn. Cấp độ  2: Nhóm học sinh này có thể  nằm trong khoảng từ  10 – 20%, là  những dịch vụ phổ biến có tính phòng ngừa đã không gây được ảnh hưởng một   cách tích cực; các em này cần được can thiệp (tham vấn/ trị  liệu trực tiếp).  Những học sinh này có thể có những khó khăn trong học tập như kết quả thấp,   thiếu khả  năng tập trung chú ý, thiếu động cơ  học tập; hoặc có những vấn đề  liên quan đến thái độ cư xử, hành vi không thích hợp. Cấp độ  3:  Ở  cấp độ  này tập trung vào những học sinh có nhu cầu và cần  thiết phải có những can thiệp chuyên sâu. Nhóm này có thể  chiếm từ  1 – 7%, là  những học sinh có các vấn đề khó khăn nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần hoặc   có những hành vi quá mức như bắt nạt, tấn công, phá hoại người hoặc tài sản của   nhà trường. Chính vì vậy, hoạt động tư  vấn học đường trong nhà trường cần có  những thông tin về  các tổ  chức cung cấp dịch vụ  can thiệp và trị  liệu tâm lý  chuyên sâu ngoài trường có tính chuyên nghiệp. Thực hiện đề  tài nhằm nắm được thực trạng về  chất lượng chuyên môn  của đội ngũ giáo viên của nhà trường về công tác tư vấn tâm lý học sinh. Cấp độ  tâm lý của học sinh nhà trường.Từ  đó đề  ra một số  biện pháp cụ  thể  để  nâng  3 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  4. Năm học: 2020­2021 cao năng lực chuyên môn tư vấn của đội ngũ giáo viên đế sắp xếp bố trí công tác  tư vấn tâm lý cho phù hợp với đối tượng học sinh trong nhà trường. Đề  tài có nhiệm vụ  tìm hiểu và nghiên cứu cơ  sở  lý luận và thực trạng  chất lượng công tác tư vấn của đội ngũ giáo viên trường THCS Đinh Tiên Hoàng  từ trước khi Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn công tác tư vấn tâm lý  học sinh và sau khi cán bộ, giáo viên đã được tập huấn (năm 2019) cho đến nay   để tìm ra được những ưu điểm và tồn tại để  phát huy mặt mạnh và khắc phục   mặt yếu. Rút kinh nghiệm từ  thực tế và xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu  quả công tác tư vấn tâm lý học sinh.  3. Đối tượng nghiên cứu  ­ Ví trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở; ­ Hoạt động học tập và sự  phát triển trí tuệ  của lứa tuổi  học sinh trung học  cơ sở; ­   Chất   lượng   giảng   dạy   của   đội   ngũ   giáo   viên   trường   THCS   Đinh   Tiên  Hoàng; ­ Năng lực tư vẫn của đội ngũ giáo viên tại trường   4. Giới hạn của đề tài  Đề  tài nghiên cứu tư  vấn tâm lý cho học sinh trường THCS Đinh Tiên  Hoàng. 5. Phương pháp nghiên cứu  ­ Nghiên cứu tài liệu về mặt lý luận để hiểu và chọn lọc ra được những nội  dung tư  vấn học đường phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cấp   THCS. ­ Tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu thăm dò để  đánh giá thực trạng  của vấn đề đang nghiên cứu. ­ Vận dụng những nội dung đã nghiên cứu về  mặt lý luận vào đối tượng  nghiên cứu cụ thể. ­ Khảo sát bằng phiếu thăm dò, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả trước và  sau khi tiến hành thực nghiệm (có phiếu đỉnh kèm). ­ Rút ra kết luận và đề ra hướng giải quyết của đề tài. II. PHẦN NỘI DUNG   1. Cơ sở lý luận.  4 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  5. Năm học: 2020­2021  Theo đường lối đúng đắn của Đảng, Bộ  GD&ĐT đã triển khai đổi mới  chương trình giảng dạy các bậc học, các cấp học trong đó có cấp THCS. Để  tiến kịp xu thế  phát triển của các trường trong khu vực và thế  giới. Trong  những năm gần đây cùng với việc điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục  phổ thông 2018 hiện giáo dục theo đánh giá phẩm chất, năng lực chúng ta thấy  được có nhiều thuận lợi. Đó là nội dung sách giáo khoa được tinh giản, phương  pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm…  Tư  vấn tâm lý là quá trình nhà tư  vấn vận dụng những tri thức, phương   pháp và kỹ  thuật tâm lý học nhằm trợ  giúp đối tượng được tư  vấn nhận ra chính   mình, từ đó thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm lý của bản   thân mình.  Tư  vấn giáo dục là qua trình tư  vấn mà nhà tư  vấn sử  dụng các phương   pháp giáo dục nhằm can thiệp, phòng ngừa, hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển. Hình thức tư vấn: tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp. Nguyên tắc đạo đức trong tham vấn: Nguyên tắc tôn trọng, chấp nhận đối  tượng; Không phán xét đối tượng; Dành quyền tự  quyết cho đối tượng; Đảm  bảo tính bí mật. Các bước của tiến trình tham vấn: Xây dựng mối quan hệ; Xác định vấn   đề  ban đầu; Hiểu sâu vấn đề  hơn và xác định mục tiêu; Thực hiện kế  hoạch;   Kết thúc; Theo dõi. Như vậy, quá trình tư vấn là quá trình từ khi nhà tư vấn bắt đầu làm việc   với người cần tư  vấn đến khi đạt được một kết quả  nhất định mà cả  hai chấp  nhận.   Kết quả tư vấn là sự thay đổi về chất ở một mức độ nhất định ở người cần tư vấn. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Phân tích, đánh giá các nội dung, vấn đề  về thực trạng mà đề tài đã đặt ra, đã áp dụng, áp dụng thử; số liệu minh   họa cụ thể, chính xác.  a. Thuận lợi ­ khó khăn * Thuận lợi 5 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  6. Năm học: 2020­2021 Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đáp ứng tương đổi đầy đủ cho công tác   dạy và học.                    Đội ngũ giáo viên của nhà trường đảm bảo đủ  số  lượng: Quản lý: 02;  Tổng phụ  trách Đội: 01; Phổ  cập: 01; giáo viên: 57; nhân viên: 06. Chất lượng  tương đối đồng đều, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng   giáo dục. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và   công tác. Nhiều giáo viên đã sáng tạo, sử  dụng linh hoạt các phương pháp dạy   học. Một số giáo viên và cán bộ quản lý đã được tham gia lớp tập huấn về công   tác tư vấn tâm lý cho học sinh. * Khó khăn  Chưa có giáo viên chuyên về  công tác tư  vấn tâm lý học sinh; chưa có  phòng dành riêng đảm bảo sự kín đáo, riêng tư, tạo cho các em cảm giác an toàn  cho công tác tư vấn.  Một số  giáo viên chưa thực sự  quan tâm đến công tác tư  vẫn tâm lý học   sinh, nhiều khi còn dùng mệnh lệnh, áp đặt quyền lực của giáo viên lên học sinh  dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và công tác tư vấn tâm lý cho  học sinh đạt hiệu quả chưa cao. b. Thành công­ hạn chế * Thành công  Khi vận dụng đề tài này tôi thấy nhiều giáo viên đã có thay đổi những suy   nghĩ cứng nhắc, máy móc trong việc vận dụng phương pháp và hình thức tổ  chức tư  vấn cho học sinh. Giáo viên đã linh hoạt trong việc nhận xét, đánh giá  phẩm chất, năng lực theo hướng tiến bộ  của học sinh làm cho việc giáo dục  ngày càng tốt hơn. Một số học sinh đã mạnh dạn trong gặp các thành viên trong tổ tư vấn tâm   lý của nhà trường để  trao đổi những khó khăn trong học tập và cuộc sống của  bản thân. * Hạn chế            Đa số  giáo viên chủ  nhiệm lớp, các tiết sinh hoạt lớp giáo viên thường  dành để  phổ  biến các hoạt động tuần tiếp theo, phê bình các học sinh vi phạm  hoặc  có những biểu hiện không tốt trong tuần vừa qua. Nhiều giáo viên chưa   quan tâm,  tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh lại như  vậy và nếu tìm hiểu  6 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  7. Năm học: 2020­2021 được nguyên nhân thì lại không biết phải tác động như thế nào, nhất là khi học   sinh gặp những vấn đề nhạy cảm về giới tính, tình bạn, tình yêu... Các em gặp rất nhiều những vướng mắc cần  được hỗ  trợ  trong cuộc  sống, trong học tập, nhưng các em không muốn tìm đến vai trò tư  vấn của giáo   viên và các tổ chức trong trường do tâm lý rụt rè, e ngại. c. Mặt mạnh­ mặt yếu * Mặt mạnh Được sự  quan tâm của Phòng GD&ĐT, năm 2019 đã phối hợp với học   viện giáo dục đã tổ chức cho một số cán bộ và giáo viên được tham gia tập huấn   công tác tư vấn tâm lý học sinh.         Đội ngũ giáo viên của nhà trường đủ số lượng và chất lượng. Nhiều giáo   viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc  nâng cao tay nghề của mình. Một số giáo viên tiếp cận và ứng dụng công nghệ  thông tin tốt trong giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng. Một số giáo  viên có ý thức vươn lên trong công tác, chịu khó học hỏi, đầu tư  cho công tác  chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Nhà trường luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với những giáo viên có   khả năng thực hiệm tốt công tác tư vấn tâm lý học sinh.   * Mặt yếu Còn số  giáo viên mang tư  tưởng hoàn thành nhiệm vụ, chậm cầu tiến,  íttâm huyết với nghề. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Được sự  quan tâm chỉ  đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường. Đội ngũ giáo  viên được tham gia tập huấn, tham gia thực hiện chuyên đề về tư vấn tâm lý học  sinh. Giáo viên được tự  học bằng nhiều hình thức phong phú như  đọc tài liệu,  sách, báo, Intenet... Ngoài những thuận lợi còn có những nguyên nhân, yếu tố  tác động đến  công tác tư vấn tâm lý học sinh, đó là: ­ Do trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ  của giáo viên chưa đồng đều, ngại  thay đổi, tiếp cận cái mới. ­ Do trình độ đào tạo không đồng bộ về bộ môn. ­ Do công tác quản lý có đôi lúc còn chưa phát huy được hết khá năng của   giáo viên. 7 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  8. Năm học: 2020­2021 ­ Do nhiều giáo viên chưa được tham gia tập huấn về công tác tư vấn tâm   lý học sinh.        ­ Chưa động viên khen thưởng hay xử  lý kịp thời những giáo viên chưa   thực hiện tốt. ­ Cơ sở vật chất và con người chưa đáp ứng tốt công tác tư vấn tâm lý học   sinh. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Từ  những nguyên nhân, yếu tố  tác động đến chất lượng công tác tư  vấn   tâm lý học sinh. Những lý do sâu xa tác động đến chất lượng tư  vấn tân lý học  sinh được chia thành các nhóm như sau:  Một là, nguyên nhân từ phía nhà trường Năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của cán bộ quản lý đôi lúc chưa hiệu   quả. Chưa xây dựng được kế  hoạch dài hạn, trung hạn một cách khoa học và   khả thi, chưa kiên quyết, nhạy bén, sáng tạo trong chỉ đạo. Việc bố trí sắp xếp,  sử dụng nhân lực chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có hoặc chưa phù hợp để đảm   bảo phát huy tối đa nội lực tạo nên sức mạnh tập thể. Công tác khen thưởng – kỷ luật đôi lúc chưa thỏa đáng. Hai là, nguyên nhân từ phía giáo viên Một  số  giáo viên có trình độ  đào tạo cao nhưng chưa thật sự  tâm huyết   với nghề, chưa tích cực trong công tác tự học, tự rèn. Năng lực chuyên môn của một số  giáo viên còn nhiều hạn chế, hạn chế  trong chuyên môn cũng như  trong việc tiếp thu sự  góp ý để  chỉnh sửa cho hạn   chế đó. Một số  giáo viên chưa thật sự  đầu tư  cho chuyên môn của mình, cứ  rập  khuôn, máy móc chưa năng động sáng tạo. Một số  giáo viên còn sử  dụng phương pháp giáo dục áp đặt, mệnh lệnh   đối với học sinh. Một số  giáo viên chưa hiểu được  đặc  điểm, tâm sinh lý  của lứa tuổi  THCS. Ba là, nguyên nhân từ phía học sinh Nhà trường có trên 50% học sinh dân tộc Ê đê và phần lớn học sinh con em  nông dân kinh tế gia đình khó khăn. Phụ huynh ít quan tâm đến con em, phần lớn  phụ huynh khoán trắng cho nhà trường. 8 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  9. Năm học: 2020­2021 3. Nội dung và hình thức của giải pháp  a. Mục tiêu của giải pháp    Để  đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng; đáp   ứng yêu cầu giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới, việc nâng cao năng lực   tư vấn tâm lý học sinh cho đội ngũ giáo viên là rất quan trọng phải được quan tâm  kịp thời. Với nhận thức như vậy, bản thân người quản lý đã luôn chỉ đạo sát sao,   quyết liệt, thường xuyên khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác tư vấn tâm lý  của năm trước để có biện pháp cụ thể, kịp thời tác động đến từng đối tượng giáo   viên để giúp đội ngũ giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục và   tư vấn tốt cho học sinh. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp  *   Các   nội   dung   tư   vấn   tâm   lý   học   sinh  (Theo   điều   5   của   Thông   tư  31/2017/TT­BGDĐT về  việc Hướng dẫn thực hiện công tác tư  vấn tâm lý cho  học sinh trong trường phổ thông):  ­ Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị  thành niên phù hợp với lứa tuổi. ­ Tư  vấn, giáo dục kỹ  năng, biện pháp  ứng xử  văn hóa, phòng, chống bạo  lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. ­ Tư  vấn tăng cường khả  năng  ứng phó, giải quyết vấn đề  phát sinh trong  mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. ­ Tư  vấn kỹ  năng, phương pháp học tập hiệu quả  và định hướng nghề  nghiệp. ­ Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải  quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị  tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư  vấn của nhà trường. * Cách thức thực hiện giải pháp Đối với Ban giám hiệu Tuyên truyền, phổ  biến kiến thức, nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân  viên và học sinh trong trường học từ đó tác động đến thay đổi hành vi và nhận  thức cho toàn bộ cộng đồng và xã hội; Thông qua công tác tuyên truyền, sân khấu hóa, chuyên đề  tăng cường tính  làm chủ của các em học sinh. Sau khi tham gia các hoạt động tuyên truyền, nâng  9 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  10. Năm học: 2020­2021 cao nhận thức các em sẽ  đóng vai trò là những “tuyên truyền viên” để  tiếp tục   tuyên truyền, vận động bạn bè, gia đình, người thân thay đổi hành vi và nhận  thức từ đó tác động tích cực đến xã hội. Tạo môi trường xanh sạch, đẹp và an toàn từng bước xây dựng “Trường  học hạnh phúc”  với thông điệp, thầy cô giáo thay đổi để  hướng đến một môi  trường sư phạm văn minh, lịch sự, thân thiện. Các hành vi của thầy, cô giáo phải   chuẩn mực, đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, tận lực, yêu thương học trò. Bố  trí những giáo viên, nhân viên có phẩm chất, năng lực trong công tác tư  vấn tâm lý học sinh làm thành viên tổ tư vấn. Phối kết hợp với các tổ  chức, với địa phương để  thực hiện tốt công tác tư  vấn tâm lý cho học sinh. Tạo điều kiện về  thời gian, cơ  sở  vật chất cho tổ tư vấn tâm lý học sinh  hoạt động hiệu quả. Định hướng các hoạt giáo dục trong nhà trường thông qua việc cung cấp   những thông tin khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường, những kết  quả  thực về  những vấn đề  nổi cộm của mỗi khối, mỗi lớp. Các hoạt động tư  vấn học đường góp phần tạo tiếng nói chung, kết nối nguồn lực trong toàn nhà  trường trong định hướng giáo dục học sinh. Đối với tổ tư vấn:  Căn cứ quyết định thành lập tổ tư vấn tâm lý đấu năm học để phân công cụ  thể công việc cho từng thành viên phụ trách, ví dụ: Tổ  trưởng tổ  tư  vấn là Phó hiệu trưởng phụ  trách chung, theo dõi chỉ  đạo  hoạt động tư  vấn của tổ tư vấn; hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên về  công tác tư  vấn học sinh; tư vấn về phòng tránh bạo lực học đường. Giáo viên Tổng phụ trách đội tư vấn công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tư vấn về pháp luật. Giáo viên dạy môn Mỹ thuật tư vấn thẩm mỹ trong trang phục phù hợp giới  tính. Giáo viên dạy môn Ngữ văn tư  vấn giáo dục kỹ năng sống, biện pháp ứng  xử văn hóa, phòng, chống bạo lực học sinh, xâm hại thân thể. Giáo viên dạy môn Sinh học tư  vấn về  giới tính, tuổi dạy thì, tảo hôn và  hôn nhân cận huyết. 10 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  11. Năm học: 2020­2021 Nhân viên y tế tư vấn về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên; chăm sóc   sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng bệnh... Mỗi thành viên phải biết xây dựng và thiết lập kế  hoạch, nắm được các  hình thức, các bước, nguyên tắc, kỹ năng tư  vấn, hình thức can thiệp tham vấn   (trực tiếp, gián tiếp) phải đạt được một số yêu cầu sau: Một số  nguyên tắc đạo đức trong tham vấn: Nguyên tắc tôn trọng, chấp   nhận   đối   tượng;   Không   phán   xét   đối   tượng;   Dành   quyền   tự   quyết   cho   đối  tượng; Đảm bảo tính bí mật. Các bước của tiến trình tham vấn: Xây dựng mối quan hệ; Xác định vấn đề  ban đầu; Hiểu sâu vấn đề  hơn và xác định mục tiêu; Thực hiện kế  hoạch; Kết   thúc; Theo dõi. Kỹ năng tham vấn: Là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết chuyên   môn và giá trị  nghề  nghiệp của nhà tham vấn vào hoàn cảnh tham vấn cụ  thể,  nhằm tạo lập mối quan hệ  hợp tác, qua đó giúp đối tượng tự  nhận thức được  bản thân và các vấn đề  đang tồn tại, từ  đó tự  xác định giải pháp để  giải quyết   vấn đề một cách hiệu quả. Kỹ  năng tham vấn cơ  bản: Kỹ năng giao tiếp không lời: sử  dụng hành vi,   cử  chỉ, nét mặt, điệu bộ, ánh mắt, âm điệu, vị  trí và khoảng cách thân thể, im   lặng tích cực, sự  va chạm…; Kỹ  năng lắng nghe; Kỹ  năng hỏi; Kỹ  năng phản   hồi; Kỹ năng thấu cảm; Kỹ năng tóm lược; Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý; Kỹ  năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề; Kỹ năng xử lý im lặng ; Kỹ năng chia  sẻ  bản thân; Kỹ  năng cung cấp thông tin; Kỹ  năng giao nhiệm vụ  về  nhà; Kỹ  năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ và hành vi; Kỹ  năng điều phối; Kỹ  năng làm  mẫu; Kỹ năng xử lý tình huống khó xử và hành vi lệch chuẩn trong nhóm. Quy trình tham vấn cá nhân: Giai đoạn 1: Tạo mối quan hệ  và lòng tin;   Giai đoạn 2: Xác định vấn đề giúp thân chủ xác định vấn đề đang tồn tại đối với   họ; Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp; Giai đoạn 4: Triển khai giải pháp Giai  đoạn 5: Kết thúc. Tư  vấn tâm lý học sinh là một quá trình bao giờ  cũng có mở  đầu có diễn   biến và kết thúc. Đối với giáo viên chủ nhiệm Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, thường xuyên trao đổi thông tin của học sinh về  vấn đề  tâm sinh lý lứa tuổi để  có sự quan tâm đúng mức đến con cái,  11 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  12. Năm học: 2020­2021 phát hiện kịp thời những biểu hiện không bình thường của các em để  có sự  hỗ  trợ  kịp thời. Thông qua các buổi họp phụ huynh định kỳ và những lần gặp mặt  riêng phụ  huynh của một số  em có những biểu hiện  không bình thường, nhấn  mạnh vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái.  Đối với giáo viên bộ môn Theo dõi sát sao học tập của học sinh qua các tiết học đồng thời lắng nghe   các em chia sẻ về học tập cũng như cuộc sống từ đó có những góp ý kịp thời đối  với những học sinh chưa tiến bộ để các em có sự điều chỉnh hợp lý về phương   pháp học  tập và cuộc sống. Trong nhận xét, đánh giá theo hướng tiến bộ  của  học sinh. Đối với học sinh Đối với bản thân học sinh, nhờ  có hoạt động tư  vấn học đường, các em   được hình thành năng lực khám phá bản thân; các em được tham gia các hoạt  động rèn luyện kỹ năng tự  chăm sóc và ứng phí với các khó khăn tâm lý ở  từng  giai đoạn lứa tuổi. Các em được trang bị kiến thức, kỹ năng để nhận diện những  dấu hiệu bất thường về sức khỏe, tâm lý và biết cách, tìm nơi trợ giúp hoặc báo  với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Đối với phụ huynh Cha mẹ phải quan tâm và thường xuyên trò chuyện với con mình như những   người bạn, lắng nghe con tâm sự để hiểu con cần giúp đỡ  như thế nào, đối với  những vướng mắc từ  trường lớp, bạn bè, cha mẹ  báo với giáo viên chủ  nhiệm   để phối hợp giúp đỡ các em giải quyết. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp   Đối với gia đình và nhà trường, hoạt động tư  vấn học đường là cầu nối   giữa học sinh, cha mẹ  và thầy cô/ nhà trường. Hoạt động tư  vấn học đường  chuyển tải những thông tin, những hiểu biết về đặc điểm tâm lý đặc trưng của  học sinh; hướng tới sự  hợp tác mang tính  ổn định, có nguyên tắc, có đạo đức  giữa nhiều lực lượng trong tất cả các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh. d. Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi   và hiệu quả ứng dụng.  PHIẾU KHẢO SÁT KIỂM TRA THỰC TRẠNG TÂM LÝ CỦA HỌC SINH Bạn hãy đánh dấu vào lựa chọn từ 0 đến 5 mà bạn cho là phù hợp nhất đối  với bản thân bạn. Trong đó: 12 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  13. Năm học: 2020­2021 0 ­ Chưa từng = 0đ 1 ­ Hiếm khi = 1đ 2 ­ Thỉnh thoảng = 2đ  3 ­ Khá nhiều = 3đ 4 ­ Thường xuyên = 4đ 5 ­ Luôn luôn = 5đ Lựa chọn của   STT Câu hỏi bạn 0 1 2 3 4 5    1   Bạn có đánh nhau, tổ chức đánh nhau? Bạn có trêu chọc dưới hình thức xô đẩy, ngáng chân, túm tóc     2 bạn mình?    3 Bạn có nói xấu bạn bè?    4 Bạn có trấn lột tiền bạc, tài sản của bạn bè?    5 Bạn có lao lên đánh giáo viên hay học sinh hội đồng? Bạn có ép buộc người khác không (phải cho nhìn bài, chép      6 bài,...)?    7 Bạn có nhục mạ bạn bè trên Internet?    8 Bạn có xúc phạm bằng lời nói (Chửi bới, sỉ nhục,…)?    9 Bạn có bôi chất bẩn, ngứa vào chỗ người khác ngồi?   10 Bạn có vẽ bậy lên quần áo?   11 Bạn có phá hủy đồ dùng học tập của người khác?   12 Bạn có đặt biệt danh chế giễu bạn bè mình?   13 Bạn có đe dọa bằng ám hiệu (Lườm/ nguýt/ nhìn ác ỷ) Bạn có chế  giễu, bình phẩm hình dáng (mập, lùn, đen, xẩu    14 xí,...)   15 Bạn có chế giễu giới tính người khác?   16 Bạn có gặp khó khăn trong học tập không?   17 Bạn có bị hiếp dâm và quấy rối tình dục?   18 Bạn có bị kỷ luật thô bạo của cha mẹ? 13 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  14. Năm học: 2020­2021   19  Bạn có bị lạm dụng tình dục trẻ em?   20 Bạn có thích thể hiện các hành động như trên game không?   21 Bạn có thấy chán học, thích bỏ học không?   22 Bạn có bị người khác cô lập, lảng tránh?   23 Bạn có khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng?   24 Bạn có khi nào suy nghĩ tự hủy hoại bản thân?   25 Bạn có sợ tiếp xúc, không muốn giao tiếp? Tổng số  điểm từ  0 đến 19 điểm: Mức độ  tâm lý dưới mức trung bình (Kí  hiệu mức độ I). Học sinh không bị ảnh hưởng về vấn đề tâm lý. Tổng số điểm từ 20 đến 49 điểm: Mức độ tâm lý ở mức trung bình (Kí hiệu  mức độ II). Mức độ tâm lý trong tầm kiểm soát. Tổng số điểm từ 50 đến 79 điểm: Mức độ tâm lý ở mức  khá nhiều (Kí hiệu  mức độ III). Đang gặp phải một số vấn đề về tâm lý.  Tổng số  điểm từ  80 đến 100 điểm: Mức độ  quá nhiều (Kí hiệu mức độ  IV). Mức độ tâm lý đang gây hững vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống. * Về tổng hợp phiếu khảo sát Lớp Lấn 1 Lần 2 0­>19  20­>49  50­>79  80­>100  0­>19  20­>49  50­>79  80­>100  điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm 6 40% 38% 12% 10% 65% 20% 8% 7% 7 25% 50% 13% 12% 52% 30% 9% 9% 8 20% 65% 10% 5% 35% 52% 9% 4% 9 20% 55% 15% 10% 40% 46% 8% 6% Nhận xét: Lần 1: Mức độ tâm lý ở  mức trung bình này tăng dần từ khối lớp 6 là 38%,  khối  lớp 7 là 50%, đến khối lớp 8 là cao nhất 65%, sang lớp khối 9 con số  này lại  giảm xuống 55%. Điều này chứng tỏ  lứa tuổi thay đổi tâm lý nhất trong khối   THCS là học sinh khối 8. Lần 2: 14 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  15. Năm học: 2020­2021 Mức độ tâm lý ở mức trung bình này tăng dần từ khối lớp 6 là 20%,  khối lớp   7 là 30%, đến khối lớp 8 là cao nhất 52%, sang lớp khối 9 con  số này lại giảm   xuống 46%. Điều này chứng tỏ sự trùng hợp so với lần khảo sát trước chỉ số cao  nhất vẫn là học sinh khối 8. * Nhận xét chung: Dựa vào bảng tổng hợp khảo sát về tâm lý học sinh các   khối lớp, chúng ta nhận thấy đối tượng học sinh lớp 8 thường có biểu hiện về  tâm sinh lý nhiều hơn các khối lớp khác. Vì vậy trong các hoạt động dạy học giáo viên cần quan tâm đối tượng học  sinh lớp 8 nhiều hơn, có các phương pháp tư vấn tâm lý phù hợp hơp. Trước khi thực hiện đề  tài, có một số  giáo viên phản ánh một số  em có  thái độ  chưa tốt. Đặc biệt trong lớp có một trường hợp học sinh cá biệt (là học  sinh lưu ban của năm học trước), các mối quan hệ bạn bè của em khá phức tạp,  gia đình em khó khăn, cha mẹ vất vả mưu  sinh nên không có nhiều thời gian để  gần gũi con. Trong điều kiện như  vậy, học  sinh này đã có những hành vi, tư  tưởng, tâm lý chưa tốt như thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, khi được nhắc nhở thay  vì hối lỗi thì em lại cố tỏ ra thái độ “chẳng sợ ai”. Sau khi các em được tư vấn, phân tích có tình có lý, có tình để em hiểu và   rút kinh nghiệm. Sau một thời gian được tư vấn học sinh cá biệt này đã dần thay  đổi, biết kính trọng thầy  cô giáo, biết lắng nghe mọi người góp ý, sống hoà  đồng với các bạn trong lớp và được giáo viên bộ môn quan tâm giúp đỡ. Thông qua tư  vấn học đường đã giúp cho học sinh ngày càng tự  tin, hòa  đồng, gần gũi hơn với giáo viên, nhờ  đó giáo viên kịp thời nắm bắt các vấn đề  khó khăn, khúc mắc của các em để có những tác động phù hợp kịp thời. * Về tổng hợp chất lượng hai mặt  ­ Năm học 2019­2020: HL HK Khối Tổn G K TB Y Kém T K Tb g SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 11,1 37,8 11 48,9 2,0 0,0 19 79,0 19,3 6 243 27 92 5 0 47 4 1,65 1 6 9 7 6 0 2 1 4 39,7 11 52,0 0,9 0,0 14 66,2 33,3 7 219 16 7,31 87 2 0 73 1 0,46 3 4 5 1 0 5 1 3 12,5 46,5 41,0 0,0 0,0 14 71,0 24,0 8 200 25 93 82 0 0 48 10 5,00 0 0 0 0 0 2 0 0 16,1 12 49,5 34,3 0,0 0,0 21 88,8 11,1 9 242 39 83 0 0 27 0 0,00 2 0 9 0 0 0 5 4 6 15 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  16. Năm học: 2020­2021 Tổn 10 11,8 39 43,3 39 44,0 0,7 0,0 69 76,7 19 21,5 904 7 0 15 1,66 g 7 4 2 6 8 3 7 0 4 7 5 7 ­ Học kỳ 1 năm học 2020­2021: HL HK Khối Tổng G K TB Y Kém T K Tb SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 10. 34. 6 285 29 98 154 54 4 1.4 0 0 255 89.5 29 10.2 1 0.3 2 4 12. 45. 41. 7 232 30 105 96 1 0.4 0 0 195 84.1 33 14.2 4 1.7 9 3 4 44. 44. 8 208 18 8.6 94 93 3 1.4 0 0 164 78.1 44 21 0 0 8 3 16. 47. 32. 9 195 33 93 64 5 2.6 0 0 146 74.9 39 20 10 5.1 9 7 8 Tổn 11 12, 42, 44, 920 390 407 13 1,4 0 0 760 82,6 145 15,8 15 1,6 g 0 0 4 2 Nhìn vào kết quả chất lương cho chúng ta thấy tuy xếp loại học lực chưa   cao so với một số trường trong huyện, nhưng xếp loại hạnh kiểm t ỉ l ệ x ếp lo ại   tốt tương đối cao, tỉ lệ trung bình thấp và không có học sinh xếp loại hạnh kiểm   yếu.  III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực trạng về  công tác tư vấn tâm lý học sinh tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng, tôi nhận thấy  rằng: Để nâng cao công tác tư vấn tâm lý học sinh trong nhà trường, cần có các  việc làm cụ  thể  và thiết thực đối với lực lượng giáo viên làm công tác tư  vấn,  bao gồm: Luôn chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở thiết lập kế hoạch   cụ  thể  cho công tác này. Chỉ  đạo kịp thời việc thực hiện nề  nếp sinh hoạt   chuyên môn để  nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời thường xuyên thăm  lớp, dự giờ và tổ chức tốt các buổi tuyên truyền, các chuyên đề, hội thi về công   tác tư vấn. 16 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  17. Năm học: 2020­2021 Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt   đổi mới phương pháp dạy học, nhận xét, đánh giá học sinh theo hướng tích cực.   Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng  tạo của đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó còn phải khen thưởng kịp thời các giáo viên có thành tích  trong công tác tư vấn tâm lý học sinh của trường cũng như của ngành. Thực hiện các biện pháp giúp đỡ  giáo viên nâng cao tay nghề  giảng dạy  một cách khoa học và đồng bộ, đảm bảo trình độ  giáo viên đạt chuẩn và trên  chuẩn trong các lĩnh vực, tạo mọi điều kiện để  giáo viên phát huy tối đa khả  năng của mình, đồng thời giáo viên cũng cần có nhiệt huyết trong công việc và  có tinh thần trách nhiệm cao. Đã tạo được sự  phối hợp tốt giữa giáo viên chủ  nhiệm với giáo viên bộ  môn; giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh trong việc giáo dục học sinh. Khi  học sinh có vấn đề  vướng mắc phụ  huynh đã chủ  động báo cho giáo viên chủ  nhiệm. Giáo viên chủ  nhiệm đã phối hợp với các thành viên của tổ  tâm lý học  sinh của nhà trường để  có các phương pháp tư  vấn, hỗ  trợ  các em. Nhờ  đó đã  giải quyết tốt các vấn đề tân lý của học sinh.  Hoạt động tư vấn học đường trong nhà trường đã góp phần tạo động lực   và củng cố  thái độ  cho học sinh trong việc triển khai nhiều hoạt động cộng  đồng/ xã hội đồng thời góp phần ngăn chặn, hạn chế  và xóa bỏ  các tệ  nạn xã  hội, giảm chi phí của xã hội trong giáo dục trên cơ sở trợ giúp học sinh kịp thời   tránh hoặc can thiệp sớm các khó khăn, rối nhiễu tâm lý. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Phòng GD&ĐT Tổ chức nhiều chuyên đề về công tác tư vấn tâm lý hơn nữa để  giáo viên   được tham gia học hỏi kinh nghiệm.  Tổ chức cho cán bộ  quản lý và giáo viên cốt cán đi tham quan học tập và   chia sẻ kinh nghiệm ở những đơn vị điển hình trên địa bàn huyện và trong Tỉnh. 2.2. Đối với nhà trường Cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây dựng thêm cơ sở vật   chất và cung cấp đầy đủ  các trang thiết bị  dạy học cho giáo viên và công tác  quản lý của trường nói chung và công tác tư vấn học sinh nói riêng. 17 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  18. Năm học: 2020­2021 Tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện đổi mới   phương pháp dạy học, đổi mới hình thức nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh  theo hướng tích cực của học sinh. 2.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm Các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên  lớp giáo viên chủ  nhiệm cần  dành nhiều thời gian quan tâm,  tìm hiểu khi học  sinh gặp những vấn đề nhạy cảm về học tập, giới tính, tình bạn, tình yêu... Khi các em có vướng mắc cần được hỗ trợ trong cuộc sống, trong học tập,  thì giáo viên kịp thời tư vấn hoặc nhờ thành viên tổ tư vấn hoạc  các nhà tư vấn  tâm lý để kịp thời giúp đỡ các em. 2.4. Đối với học sinh Các em cần tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc  và ứng phó với các khó khăn tâm lý ở từng giai đoạn lứa tuổi, trang bị kiến thức,  kỹ năng để nhận diện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, tâm lý và biết  cách, tìm nơi trợ giúp hoặc báo với cha mẹ, thầy cô, bạn bè.  Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao công tác   tư  vấn tâm lý học sinh, đáp  ứng yêu cầu dạy học tại trường THCS Đinh Tiên   Hoàng. Trong quá trình thực hiện đề  tài, chắc chắn sẽ  không tránh khỏi những   thiếu sót và những ý kiến chủ quan của bản thân. Kính mong hội đồng đóng góp  ý kiến để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.            Tôi xin chân thành cảm ơn!       Cuôr Dăng, ngày 10 tháng 3 năm 2021                 Người thực hiện                            18 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  19. Năm học: 2020­2021                  Ý kiến hội đồng khoa học chấm SKKN cấp trường ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………… CT. Hội đồng  chấm 19 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
  20. Năm học: 2020­2021 Ý kiến hội đồng khoa học chấm SKKN cấp Huyện ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………… CT. Hội đồng chấm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.  Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 2. Điều lệ trường học: Thông tư số 32/2020/TT­BGDĐT 20 Người thực hiện: Trần Danh Toại, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2