Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ngôn ngữ mạng xã hội của học sinh và một số giải pháp góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tại trường THPT Lê Lợi
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng cho học sinh ý thức được sự quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, biết tôn trọng tiếng Việt, rèn luyện thói quen tư duy mạch lạc, rõ ràng, từ đó mà học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt có hiệu quả cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ngôn ngữ mạng xã hội của học sinh và một số giải pháp góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tại trường THPT Lê Lợi
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và hội nhập ấy, bên cạnh những sự sáng tạo đáng được công nhận vẫn còn tồn tại những bất cập về việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là hiện tượng sử dụng ngôn ngữ mạng xã hội tràn lan của giới trẻ hiện nay. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ- thông tin, đây được xem là mảnh đất màu mỡ để để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển. Bản thân giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh luôn có sự tò mò và hứng thú nhất định với thế giới mạng mang tên Internet - một thế giới ảo nơi mà lứa tuổi HS có thể thoải mái sử dụng chung một thứ ngôn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ không đụng hàng mà chúng ta thường hay gọi nó là “ngôn ngữ tuổi teen”, “ngôn ngữ mạng xã hội”. Thật đáng báo động khi thứ ngôn ngữ này lại đang âm thầm len lỏi vào môi trường học đường, vào lời ăn tiếng nói hằng ngày một cách nhanh chóng. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, chúng ta sẽ vô tình tiếp tay và vô tình hủy hoại đi sự trong sáng của ngôn ngữ nước mình. Qua tìm hiểu thực tế, ở Việt Nam hiện nay, có đến hơn 68 triệu người sử dụng Internet (chiếm 70%) và 65 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 67% trong tổng số những người sử dụng Internet). Trong số 67% người dùng này, giới trẻ (bao gồm cả học sinh, sinh viên) chiếm hơn hơn 22 triệu người (34% và đang tiếp tục gia tăng). Điều đáng nói ở đây, việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên, học sinh rất ít bị kiểm soát bởi phụ huynh và nhà trường hay bất kì một cơ quan nào. Chính sự buông lỏng này đã tạo điều kiện cho những lệch chuẩn về văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực và hết sức phức tạp. Việc sử dụng ngôn ngữ mạng cũng như nhiều loại ngôn ngữ pha tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt, tác động sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn mực với đầy đủ hàm ý và sự biểu đạt của nó không còn được sử dụng, thay vào đó là lớp ngôn ngữ lai căng, cẩu thả, tối nghĩa, dung tục được phổ biến. Điều này kéo theo mối nguy hại lớn, mối lo về nguy cơ biến dạng của ngôn ngữ và nền văn hóa dân tộc. Lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách, gây nên lối sống buông thả, không còn tôn trọng pháp luật. Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp đã gián tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lệch, gây ra những hành vi phạm tội trong giới trẻ. Không thể không kể đến sự thiếu chuẩn mực trong việc sử dụng ngôn ngữ như là một nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, xung đột khi mà nhiều vụ ẩu đả dẫn đến án mạng cũng chỉ vì lời nói khó nghe, khó hiểu hoặc “thấy ghét” 1
- của những thanh niên. Có thể thấy, ngôn ngữ mạng xã hội thực chất giống như con dao hai lưỡi, dùng nhiều sẽ thành quen, có thể dẫn đến việc giới trẻ chệch hướng, biến nó thành ngôn ngữ trong nhà trường, trong cơ bản. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của quá trình phát triển công nghệ, sự buông lỏng, thiếu sự quản lí chặt chẽ thông tin trên các phương tiện truyền thông của các nhà sản xuất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc ngôn ngữ mạng xã hội trở nên phổ biến. Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sự hình thành các giá trị thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Những hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi các kênh truyền hình vô tình biến một hiện tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước, mà trong đó tiêu biểu là các bản nhạc, lời bài hát sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng. Tuy nhiên, yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất vẫn là chủ quan ở mỗi bạn trẻ, một bộ phận trong đó có lối sống bắt chước, học theo, đua đòi và thích thể hiện bản thân, học đòi theo xu hướng của thời đại. Hiện tượng này gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng ngôn ngữ mạng và sự cấp thiết của việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt trong thời đại nay. Những năm vừa qua, việc đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ và biện pháp gìn giữ ngôn ngữ là một đề tài không hẳn mới, nhưng lại không bao giờ cũ. Tuy nhiên, tìm hiểu về ngôn ngữ mạng vẫn còn nhiều bất cập tồn tại, các biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để. Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ mạng xã hội của học sinh và một số giải pháp góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tại trường THPT Lê Lợi” làm nội dung nghiên cứu của mình. Đề tài này là công trình nghiên cứu của tôi, chưa được cá nhân, tập thể và công trình giáo dục nào công bố trên các tài liệu, sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Biện pháp tôi đưa ra giúp người sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là HS hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ mạng, tránh các lỗi trong diễn đạt. Mặt khác mục đích quan trọng vẫn là khắc phục tình trạng sử dụng từ ngữ bừa bãi, rèn luyện kỹ năng nói và viết thường xuyên, tránh nói sai, viết sai làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó xây dựng cho học sinh ý thức được sự quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, biết tôn trọng tiếng Việt, rèn luyện thói quen tư duy mạch lạc, rõ ràng, từ đó mà học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt có hiệu quả cao hơn. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng - Ngôn ngữ mạng xã hội của HS - Học sinh trường THPT Lê Lợi 2
- 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ nghiên cứu ở đối tượng HS trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định vai trò và tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về lí luận cũng như thực tiễn của đề tài. - Đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng và ngôn ngữ thiếu trong sáng hiện nay của học sinh THPT. - Vận dụng các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng hiện nay. - Nhận định kết quả thông qua việc đối chiếu, đánh giá kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài trong quá trình giảng dạy của bản thân. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lí luận Xác định tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nên tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề lí luận cũng như thực tiễn của đề tài. Tôi cũng xác định được vai trò và tầm quan trọng của đề tài tôi nghiên cứu. 2. Khảo sát thực tế Từ việc khảo sát thực tế tại trường mình giảng dạy, trực tiếp tiếp xúc với hiện tượng học sinh sử dụng ngôn ngữ mạng thiếu trong sáng hàng ngày như nhắn tin điện thoại, bài kiểm tra và cách trình bày bảng, từ đó đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt hiện nay tại các trường THPT nói chung và tại trường THPT Lê Lợi nói riêng. 3. Phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả Qua kết quả nghiên cứu lí luận và phân tích thực tế, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp đánh giá và đưa ra nhận định kết quả thông qua việc đánh giá, đối chiếu trước và sau khi áp dụng đề tài trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi. 4. Nhận xét, sửa lỗi Khi đã có kết quả từ việc khảo sát và đánh giá thực tế, tôi đã vận dụng các biện pháp nhằm khắc phục những tình trạng sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng của học sinh, chỉ ra những lỗi mà các em thường mắc phải, từ đó tìm cách khắc phục từng lỗi cho các em. V. CẤU TRÚC Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài tập trung vào một số vấn đề như sau: 3
- - Cơ sở của đề tài - Các giải pháp thực hiện - Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi - Triển khai thực hiện đề tài VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Trên thực tế đã có những bài viết bàn về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Tuy nhiên các bài viết đó mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát hoặc đưa ra những biện pháp chung chung chứ chưa thực sự đề ra được một biện pháp hữu hiệu nào. Từ thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng thiếu trong sáng hiện nay của học sinh, trong sáng kiến này tôi đã đưa ra một số biện pháp mới giúp các em sử dụng đúng, sử dụng hay tiếng Việt khi giao tiếp với nhau cũng như trong học tập môn Ngữ văn. Các biện pháp tôi đưa ra phù hợp với lứa tuổi, trình độ của các em học sinh THPT, đặc biệt tạo ra những sân chơi vừa lành mạnh, vừa có ý nghĩa trau dồi vốn tiếng Việt cho các em. Từ đó góp phần mang lại những hiệu quả nhất định trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng, phát huy vẻ đẹp tâm hồn tính cách, phẩm chất của con người Việt nói chung. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tiếng Việt Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp, thuộc nhóm Việt-Mường, họ Nam Á. Sự tiếp xúc với người Hán, tiếng Hán, văn hóa Hán trong suốt 1000 năm Bắc thuộc để lại dấu ấn sâu đậm và có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành ngôn ngữ. Từ năm 939, Việt Nam dành được độc lập tự chủ, mối quan hệ với tiếng Hán không còn là quan hệ trực tiếp nữa. Từ đây, tiếng Việt diễn biến theo quy luật nội tại, nó còn bắt cả kho từ ngữ gốc Hán diễn biến theo quy luật của mình. Khi nước nhà dành được độc lập, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên nguyên tắc và cơ sở của tiếng Hán. Trong khi đó, sự hình thành chữ Quốc Ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây. Sự áp đặt của chế độ thuộc địa Pháp bãi bỏ việc học, dùng chữ Hán, đưa đến sự thắng lợi của chữ Quốc Ngữ. Mặt khác, sự tiếp xúc với tiếng Pháp, ngôn ngữ Pháp đã dẫn đến hình thành nền báo chí Việt Nam bằng chữ Quốc Ngữ, nền văn chương Việt Nam hiện đại, sự đổi mới trong thơ ca, những tiếp thu về từ vựng, ngữ pháp. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã đưa lại địa vị “ngôn ngữ chính thức của quốc gia” cho tiếng Việt. Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả ngôn ngữ ở Việt Nam. 4
- Sau năm 1975, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa. Nhiều từ thuần Việt được sử dụng phổ biến thay cho từ Hán Việt. Ngày nay tiếng Việt đang tiếp tục phát triển và làm giàu cho bản thân. 1.2. Khái niệm ngôn ngữ mạng Ngôn ngữ mạng là loại ngôn ngữ do giới trẻ tạo ra khi tham gia vào mạng Internet và mạng điện thoại di động, thường được sử dụng trên các diễn đàn, mạng xã hội (facebook, instagram,zalo,…), các công cụ trò chuyện trực tuyến (yahoo, messenger,…), trong tin nhắn điện thoại (sms). Loại ngôn ngữ này đang được phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi HS. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của học sinh Hiện nay, ngôn ngữ @, ngôn ngữ 9x hay còn gọi là ngôn ngữ tuổi teen đang tràn lan trên các kênh thông tin đại chúng. Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ đang sử dụng loại ngôn ngữ này như một phương tiện giao tiếp chính trong cuộc sống. Lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký cá nhân (blog) hay thử tán gẫu (chat), chúng ta sẽ thấy tiếng Việt được HS thay đổi “tất tần tật” từ cách viết đến cấu trúc câu. Đúng là không khó để nhận ra việc tiếng Việt đang bị một bộ phận HS sử dụng một cách vô trách nhiệm, thậm chí bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ, dẫn đến cách hiểu thứ ngôn ngữ chúng ta đang dùng hằng ngày “tựa như một mớ hổ lốn”. Bất cứ lúc nào HS cũng có thể chen ngôn ngữ nước ngoài vào, khiến cho ngôn ngữ Việt không ra Việt, tây không ra tây. Tôi đã làm một cuộc khảo sát bằng cách nhắn tin với học sinh của tôi và giật mình “tá hỏa” bởi một loại ngôn ngữ mới mà các em HS sử dụng chưa hề thấy trong từ điển. Chữ nghĩa được giản lược đến mức tối đa theo cách phát âm, viết tắt. Đơn cử như: “quá”, “quyển” được viết thành “wá, wyển”; “quen” thành “wen”; “quên” được viết thành “wên”; “yêu” giản lược thành “iu”;“luôn” thành “lun”; “buồn” thành “bùn”; “biết không”? thành “bitk?”; “biết rồi” thành “bít rùi”; “biết chết liên” thành “Bít chít lìn”; “mấy” thành “mí”… Hay những ký tự như: “ko,k” (không); “u” (bạn, mày), “ni” (nay), “en” (em), “m” (mày), “ex” (người yêu cũ), “t” (tao), “hem” (không),… Theo khảo sát, có một số cách biến thể ngôn ngữ như sau: * Xu hướng đơn giản hóa: Đây là khuynh hướng phổ biến nhất mà bất kỳ một HS nào cũng mắc phải. Một số kí tự HS thường dùng phổ biến qua tin nhắn điện thoại: 5
- Ngôn ngữ gốc Ngôn ngữ mạng (cười) haha Kaka (cười) hihi Hjhj h Anh A Ăn cơm ăn kum Ba (cha) Papa Bà xã Vx Chà Ckàz chảnh chó c2 Chào bye bye Chắc Chắt Chết Chjt chia tay Ct Chim Chym Chịu Ckju Cho Choa Chó Tró Chồng Ck chúc ngủ ngon g9, chux ngủ ngon * Xu hƣớng phức tạp hóa - Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm. Ví dụ: :(( buồn :) cười :))))) rất buồn cười. 6
- - Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ. Ví dụ: “Thiếu zắng a, e humz thể shống thêm 1 fút jây nào nữa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). * Xu hƣớng tạo ra những lời nói cố định Những câu HS hay sử dụng là: Chảnh như con chó cảnh Chán như con gián Chuyện nhỏ như con thỏ Biết chết liền Đã xấu còn xa, đã si đa còn xông pha hiến máu Bó tay chấm cơm Buồn như con chuồn chuồn Đẹp trai có gì là sai - Khi những ngôn ngữ kia được chuyển thành văn bản với từng bước phát triển và sáng tạo thì chúng sẽ có hình dạng như sau: Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam j ta? (Tạm dịch là: Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì ta?) * Xu hƣớng sử dụng ngoại ngữ một cách tùy tiện Ví dụ: + “Con đang ở trường mà, đang làm nốt assignment, con send xong rồi về. Đợi con chút, con check lại xong rồi fone lại cho ba ngay”… Ở đầu dây bên kia, vị phụ huynh đang toát mồ hôi hột không kịp hiểu con gái cưng nói gì. Đệm tiếng Anh như một phần tất yếu trong giao tiếp của các bạn trẻ cho dù đôi lúc nó gây sự hiểu lầm, khó chịu của người nghe. + “Mày ok hay không ok cũng phải call lại cho nó chứ. Chẳng pro chút nào cả” + “Can” (có thể) chiều nay học xong tớ sẽ đi bơi. Cậu tham gia không?/Tớ “no” (không) biết. Và còn vô vàn các biến thể khác của ngôn ngữ nữa. Có thể thấy, ngôn ngữ mạng xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và dưới bất kì hình thức nào. Không thể phủ nhận được mức độ sử dụng rộng rãi và tính phổ biến của loại hình ngôn ngữ phi chính thức này. Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, tôi đã khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của HS tại Trường THPT Lê Lợi (nơi tôi đang công tác) ở tin nhắn trên điện thoại. Sau đây là một số hình ảnh cho thấy hàng loạt những lỗi mắc phải của HS: 7
- 8
- Để có cơ sở nhận xét về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của HS ở trường THPT Lê Lợi như đã nêu trên, tôi đã tiến hành khảo sát HS trong trường. Kết quả khảo sát HS: Đối tượng khảo sát: HS trường THPT Lê Lợi Số lượng khảo sát: 529 HS Số lƣợng STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ % trả lời Em có thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mạng 529 100% không? Thường xuyên 425 81,1% 1 Thỉnh thoảng 90 17,2% Rất ít 14 1,7% 9
- Lí do khi em sử dụng ngôn ngữ mạng? 529 100% Thói quen, thích thú 186 35,17% 2 Thể hiện bản thân 159 30,2% Học theo bạn bè 106 20,2% Tiết kiệm thời gian 78 14,43% Theo em việc sử dụng ngôn ngữ mạng có làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không? 529 100% 3 Có 511 96,5% Không 18 3,5% Em có sử dụng ngôn ngữ mạng trong các bài kiểm tra không? 529 100% 4 Có 345 65,4% Không 184 34,6% Kết quả khảo sát này cho thấy, dù HS có ý thức được ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữ mang đến sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng ngôn ngữ này vẫn được các em HS lạm dụng và sử dụng hàng ngày. Đây cũng là một thực trạng đáng báo động trong giơi trẻ hiện nay. 2.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, thi cử Nhiều năm dạy học, qua các bài tập làm tại lớp hoặc các bài kiểm tra, tôi nhận thấy rất nhiều lỗi dùng từ và cách diễn đạt mà học sinh mắc phải. Các em đưa cả ngôn ngữ mạng xã hội thiếu trong sáng vào trong các bài kiểm tra. Trong đó lỗi cơ bản của các em vẫn là viết tắt, viết theo lối viết mà các em tự định ngầm với nhau. Điều đáng lo ngại là các em không ý thức được những lỗi đó có ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Việc chấm bài của các em trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì ngoài việc xem xét nội dung của bài viết, GV còn phải dành nhiều thời gian để sửa lỗi chính tả cho các em. Thậm chí giáo viên đôi lúc không thể hiểu các em đang diễn đạt điều gì trong câu văn đó. Hơn nữa lỗi này không chỉ ở một số bài mà hầu hết các em HS đều mắc phải. Sau đây là hình ảnh một số bài kiểm tra của các em: 10
- 11
- 3. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay Nguyên nhân khách quan Xã hội ngày càng phát triển, lối sống phương Tây ồ ạt tràn vào Việt Nam. Giới trẻ là những người nhạy bén nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và làm ra cái mới để thể hiện mình. Tuy nhiên, vì còn trẻ nên các em chưa khẳng định được việc thể hiện mình như vậy là đúng hay sai, các em muốn thay đổi nhưng chưa biết cách thay đổi như thế nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính tả của tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: k,q, c cùng để biểu thị âm vị / k/; hay z, d, gi cùng để biểu thị âm /z/v. * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: do sự giảm sút tình yêu tiếng Việt, ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt không được coi trọng. Thứ hai: do xu hướng lai căng, sính ngoại, thích “hiện đại”, thích được thể hiện cá tính của giới trẻ. Tâm lý “thích sành điệu, thích được xem là dân chơi, là đẳng cấp”, một số người thường thích thể hiện sự “uyên bác” bằng cách diễn đạt 12
- pha trộn nhiều tiếng nước ngoài, hay diễn đạt khó hiểu, dùng các từ nước ngoài một cách không cần thiết… Thứ ba: do sự thiếu hụt những tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho những người không biết nghĩa của các từ tố Hán Việt ngày càng nhiều, dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt. Ví dụ: từ “cứu cánh” nghĩa là mục đích (hay mục đích cuối cùng), song hiện nay rất nhiều người hiểu là “cứu giúp” hay “giải thoát”, “giải pháp”. Thứ tư: do cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận không nhỏ học sinh như: nói tục, chửi bậy, dùng từ, đặt câu không đúng nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp... Thứ năm: do việc tiếp xúc thường xuyên với cách sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện của những bài viết không chuẩn mực trên mạng, sự dễ dãi, vô nguyên tắc trong sử dụng ngôn ngữ, sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn tượng”, “giật gân”… Từ những thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đề ra một số biện pháp để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đề tài này không chỉ giúp các em HS giữ gìn được tiếng Việt mà còn tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích phát huy năng lực của các em. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Sự trong sáng của tiếng Việt Chúng ta nên hiểu như thế nào là "trong sáng"? Trong sáng chính là sự trong trẻo, sáng rõ, không một chút vẩn đục. Trong sáng có nghĩa là ở trạng thái giữ được bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp, tạp nham, hoàn toàn lành mạnh. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt. Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Mỗi chữ viết có cách viết và cách phát âm khác nhau, có thể ghép với nhau theo quy tắc để tạo nên những từ mới. Mỗi câu đều có cấu trúc ngữ pháp nhất định và mang phong cách ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh sử dụng, tất cả điều đó cấu thành sự trong sáng của tiếng Việt. Thứ hai, tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, do ông cha ta là người sáng lập nên, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc, sự trong sáng trong tiếng Việt chính là không có sự pha tạp, việc sử dụng hay mượn từ của nước ngoài phải có chọn lọc, phải phù hợp và có chừng mực, không lạm dụng các từ nước ngoài, tuy nhiên ở trong mỗi hoàn cảnh phải biết dung nạp những yếu tố tích cực để làm giàu, đa dạng hơn vốn tiếng Việt. 13
- Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ chính là đang sáng tạo ngôn ngữ, tiếng Việt trong quá trình sử dụng được con người sáng tạo với muôn màu muôn vẻ khác nhau, tuy nhiên sự sáng tạo đó phải nằm trong quy củ, phải tuân theo những quy tắc chung, đảm bảo tính chuẩn mực và hệ thống của tiếng Việt. Không thể sáng tạo một cách nhố nhăng, vô tổ chức, cái sáng tạo phải hướng đến đóng góp cho sự bền vững và phát triển của tiếng Việt. Ngôn ngữ nào cũng vì một mục đích chung đó là giao tiếp trong xã hội loài người, chính vì vậy, nó phải đảm bảo những chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đối với tiếng Việt, tính lịch sự, văn minh chính là một trong những nét trong sáng của thứ ngôn ngữ này. Thứ tư, trong xã hội có bao nhiêu lứa tuổi, bao nhiêu thành phần, tầng lớp và phân chia vai vế thì ứng với đó là có bấy nhiêu cách xưng hô phù hợp. Sự phù hợp trong cách xưng hô không chỉ để nhận dạng mà còn đảm bảo tính nhân văn, tình cảm giữa con người. Không chỉ riêng trong cách xưng hô mà toàn bộ việc sử dụng tiếng Việt cũng phải đảm bảo lịch sự, có văn hóa, thể hiện ở cách điều chế cảm xúc, biết khiêm nhường, lễ độ và nói năng từ tốn, đặc biệt là biết nói lời xin lỗi, cảm ơn. 2. Một số giải pháp góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 2.1. Trong dạy học môn ngữ văn 2.1.1. Qua hoạt động xây dựng đề kiểm tra và đánh giá 2.1.1.1. Xây dựng đề kiểm tra Giáo viên có thể xây dựng thành những đề đọc hiểu, đề văn nghị luận xã hội về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của chính giới trẻ hiện nay. Từ đó các em nhận thức được rõ hơn hiện trạng sử dụng tiếng Việt của chính bản thân mình, nhận thức được giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ là vấn đề của mình mà đó còn là điều cả cộng đồng đang hướng tới. Biện pháp này tác động trực tiếp đến các em HS ở chiều nhận thức. Khi đọc và làm các bài kiểm tra liên quan đến vấn đề ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ, HS từ chỗ nhận thức đến thực hành ngay trên chính bài làm của mình. Sau đây là một số đề kiểm tra 15 phút và kiểm tra định kì mà tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá tại các lớp tôi giảng dạy. Tôi nhận thấy các em đã làm bài tốt, ý thức được nét đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây cũng là cách để đưa các em trở về với ngôn ngữ mẹ đẻ giàu đẹp - tiếng Việt. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Phần 1: Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu ở dƣới: hư chữ viết v n tr n tiến n i Vần tr n c o êm cá l n s o mờ 14
- i tiến Việt như ất c y như l n tre n v m m mại như t Dấu huy n trầm dấu n chênh vênh ể mọi i u b n r u r t m th nh hư i nư c hôn thể n o n m b t Tiến th thiết n i thườn n he như hát (Tiến Việt Lưu Quang Vũ) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh nói lên sự trong sáng của tiếng Việt trong văn bản trên? Câu 3. Nêu và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: i tiến Việt như ất c y như l n tre n v m m mại như t Câu 4. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt? Phần 2: Làm văn (7 điểm Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung của phần đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Câu 2. ( 5,0 điểm) Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12 tập 1) Cảm nhận của anh /chị về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ trên. 15
- ĐỀ KIỂM TRA (15 PHÚT) Đề 1 Phần 1: Đọc - hiểu Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “ i ch ấy họ i cả v o tiến Việt Họ yêu vô c n th tiến tron mấy mư i thế ỉ chi s vui buồn v i ch ôn Họ dồn t nh yêu quê hư n tron t nh yêu tiến Việt Tiến Việt họ n h l tấm l h n von hồn nhữn thế hệ qu Đến lượt họ họ c n mượn tấm hồn bạch chun ể i n i b n ho n riên ”. (Trích t thời ại tron thi c - Hoài Thanh) Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Khi nói đến tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới, tác giả đã dùng những từ, những hình ảnh thấm đượm tình cảm nào? Câu 3. Cách diễn đạt “l tấm l h n von hồn nhữn thế hệ qua” có nghĩa là gì? Câu 4. Viết lại một câu thơ ở một trong các bài thơ “V i v n ” (Xuân Diệu), “Tr n i n ” (Huy Cận), “Đ y thôn V Dạ” (Hàn Mặc Tử), “Tư n tư” (Nguyễn Bính)… đã học, đọc để minh chứng cho tình yêu quê hương đất nước qua tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới. Đề 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dƣới: m mư i n ười con theo cha xuống biển m mư i n ười con theo m lên rừng Nhữn n ười con ngồi úc trốn ồng Tiếng chim hót phổ vào giọng nói M là tiến ầu tiên tr gọi Nghe d u dàng âu yếm biết bao Tiếng Việt i tiếng Việt có từ u Sau tiếng M là tiếng Yêu thánh thót Tiến ư c n he như r i từng giọt Tiến Đất nghe ch c n ch vững b n Tiến m n he n ạt n o hư n th m ười Giao Chỉ l ng nghe tiếng gió Tiếng dòng sông rì rào sóng v Tiếng trời xanh lồng l ng mênh mang Tiếng xôn xao của n ng thu vàng Tiếng dế êm tr n th nh vời vợi Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi Tiến m y b y vư n vấn s c trời 16
- Tiếng sấm r n và tiến mư r i Tiếng nh p ập trái tim thiếu nữ Tiếng bập bùng nhen trong bếp l a Những thanh âm tha thiết bồi hồi Bật ra thành tiếng Việt trên môi… (Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách) Câu 1 . Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2 . Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiến ư c n he như r i từng giọt. Câu 3 . Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì? M là tiến ầu tiên tr gọi Nghe d u dàng âu yếm biết bao Câu 4 . Theo em, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là gì? 2.1.1.2. Hoạt động đánh giá, trả bài kiểm tra Trong các tiết trả bài kiểm tra tôi không chỉ hướng dẫn học sinh xác định đúng thể loại, kiểu bài, cách làm bài và trình bày bài văn… mà còn hướng dẫn, rèn luyện cho HS cách dùng từ khi viết văn, chữa lỗi dùng từ, chữa cách diễn đạt… sao cho trong sáng. Trong quá trình chấm bài kiểm tra, bản thân tôi phát hiện ra những lỗi mà học sinh thường mắc phải như: *Lỗi dùng từ - D n từ chư ún m: Để dùng từ đúng âm phải hướng dẫn HS cách phát âm chuẩn. Nhưng để nói chuẩn tất cả Tiếng Việt là một yêu cầu rất khó đối với HS trên cả ba miền của đất nước ta, chưa kể mỗi miền lại có những phương ngữ khác biệt… Biện pháp tốt nhất để giúp HS dùng từ đúng âm đó là rèn viết chính tả, viết đúng chính tả. Muốn đạt được yêu cầu này, tôi cho học sinh nhìn cách viết đúng, nghe cách nói đúng để rồi bản thân các em sẽ viết đúng và nói đúng. Ví dụ: Đúng âm Không đúng âm Phiêu bạt Phiêu bạc Trong trắng Chong chắng Lãng mạn Lãng mạng Sự thống nhất về chữ viết được thể hiện trong chữ Quốc ngữ; nói như vậy có ý nghĩa đáng lưu ý bởi vì tiếng Kinh là “Quốc ngữ” của tất cả các dân tộc trên đất nước ta. Đó là một thứ chữ ghi âm vị, dựa trên cơ sở chữ cái La Tinh, có dấu ghi thanh điệu và từng âm tiết tách rời. 17
- - D n từ chư ún n h : Đây là hiện tượng mà HS chưa hiểu hết hoặc chưa hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mà chỉ suy luận, đoán mò, hiểu từ lờ mờ nghĩa của từ, cũng có thể là để cho câu thêm vần vè, dễ đọc nên các em đã sử dụng từ bừa bãi. Đặc biệt với những từ vay mượn tiếng nước ngoài. Nghĩa của từ được nêu rõ trong từ điển, phải dùng từ một cách chính xác, hiểu đúng nghĩa gốc của nó. Phải tra cứu để hiểu tường tận nghĩa của từ mà dùng từ đúng khi nói và viết. GV cần chú ý lớp từ đa nghĩa, từ có nghĩa đen và nghĩa bóng… Phần lớn trường hợp dùng từ không đúng nghĩa thường xảy ra ở các từ Hán Việt. Từ Hán Việt là từ có gốc Hán, do người Việt mô phỏng âm Hán cổ mà đọc chệch ra thành âm Hán Việt. - L i d n từ phư n n ữ hôn sán n h : Lỗi này thường xuất phát từ thói quen thổ ngữ, cách phát âm lệch chuẩn, các thanh lẫn lộn, đặc biệt là sự lẫn lộn giữa thanh hỏi (dấu hỏi),thanh ngã (dấu ngã) và thanh nặng (dấu nặng) nên dẫn tới viết sai, dùng từ không rõ nghĩa. Cách sửa lỗi dùng từ: - D n từ ch nh xác: Để sửa lỗi dùng từ này trước hết GV phải phát âm chuẩn và viết đúng chính tả. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi bằng các phương pháp trực quan, đặt câu, tìm từ trí nghĩa để so sánh… Sau khi chỉ ra những lỗi về dùng từ và cách khắc phục cho những lỗi cụ thể thì tôi đồng thời cũng hướng dẫn các em đến cách dùng từ hay, dùng từ sáng tạo, độc đáo. Điều này tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo của tiếng Việt mà nhiều lúc các em không nhận ra. Để sử dụng từ ngữ hay, sáng nghĩa thì học sinh cần dùng từ chính xác. Đây là cách dùng từ có chọn lựa, để tìm ra từ đúng nhất, có giá trị nghệ thuật nhất phù hợp với từ cần diễn đạt. Chẳng hạn Nguyễn Tuân khi miêu tả về nước sông Đà ở mặt ghềnh Hát Loong “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè”. Câu từ Nguyễn Tuân sử chính xác nhưng cũng rất độc đáo góp phần diễn tả bản chất hung hãn của dòng chảy trên sông Đà. - D n từ h nh tượn : Là cách dùng từ có thể vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh của cuộc sống, tạo cho người đọc có cảm giác như được nhìn thấy tận mắt, sờ tận tay sự vật được miêu tả. Với đặc tính này, ngoài chức năng thông báo, từ hình tượng còn tạo cho người đọc nhiều rung cảm thẩm mĩ. Vì vậy, từ hình tượng rất phù hợp trong viết văn. Trong các loại từ (từ đơn, từ ghép, từ láy) thì từ láy có khả năng tạo ra được hình ảnh khêu gợi, có giá trị gợi hình, gợi cảm nhất. Nếu GV hướng dẫn HS dùng từ láy đúng chỗ thì chúng miêu tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động mà các từ khác không có được. Ví dụ: nhỏ: nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhoi… Ngoài từ láy ra, cách dùng từ tạo được hình ảnh, cảm xúc phổ biến nhất đó là các biện pháp tu từ như: Nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ… là cách làm cho văn bản 18
- có hình ảnh gợi cảm, ý nghĩa sâu xa; nhờ vậy mà nội dung diễn đạt có thêm những nét bổ sung “đắt giá” so với cách nói thông thường. Vì thế, khi viết văn GV cần khuyến khích, hướng dẫn HS dùng từ láy, từ hình tượng, động từ, tính từ thích hợp… để bài viết của các em “có giá trị nghệ thuật” hơn. - D n từ ún phon cách: Các từ trong tiếng Việt cũng như trong ngôn ngữ khác, không chỉ khác nhau về ngữ nghĩa mà còn khác nhau về phong cách, chức năng. Như vậy, từ một tổ hợp kích thích: nghe, nhìn, vận động, cấu âm; một quy luật tâm lý là càng nhiều cơ quan cảm giác, tham gia vào tiếp nhận đối tượng thì các em càng ghi nhớ chắc chắn đối tượng (từ) đó. Vì vậy, khi dạy sử dụng từ, chữa lỗi dùng từ cho học sinh, trong phạm vi có thể cần sử dụng các phương tiện tác động lên tất cả các giác quan: học sinh không chỉ nhìn thấy vật thật đại diện cho nghĩa từ mà còn nghe thấy, phát âm và viết từ mới. Làm sao mỗi câu văn, đoạn văn, bài văn các em viết ra chứa đựng được nhiều nội dung chừng nào hay chừng ấy; với cách dùng từ chắc, súc tích, giàu hình ảnh, văn phong trong sáng, sinh động, tự nhiên, đúng trọng tâm đề bài… là những yêu cầu cần thiết nhất. *Lỗi về câu - L i v cấu tạo: Trong quá trình sử dụng câu, đây là lỗi mà HS thường gặp nhất, bởi nhiều khi các em chưa nắm vững cấu trúc chung về ngữ pháp của câu. Đặc biệt là sử dụng câu thiếu thành phần chủ ngữ, thiếu thành phần vị ngữ, thiếu cả hai hoặc thừa các thành phần đó. Nguyên nhân của việc viết câu sai thì có nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là do các em chưa chịu khó ôn luyện ở nhà, thói quen dùng câu theo kiểu “chát” tin nhắn trên điện thoại, đến lớp làm bài còn ẩu, thiếu suy nghĩ… Những lỗi mà khi chấm bài kiểm tra của học sinh tôi vẫn thường xuyên gặp phải như: S d n c u thiếu chủ n ữ (là lỗi khi trình bày câu mà không có thành phần chính thứ nhất); S d n c u thiếu v n ữ (đây cũng là một trong những trường hợp sử dụng câu thiếu thành phần chính thứ hai); S d n c u thiếu cả h i th nh phần ch nh (đây là những lỗi xảy ra trong trình bày câu hoặc đoạn văn. Trường hợp này học sinh dễ nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ với các thành phần chính của câu dẫn đến khi trình bày câu lại thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ); S d n thừ các th nh phần ch nh ho c th nh phần ph củ c u (đây là những trường hợp mắc lỗi khi HS không nắm vững cấu trúc ngữ pháp của câu, dẫn đến diễn đạt rườm rà, thừa chủ ngữ, thừa vị ngữ hoặc thừa trạng ngữ). - L i v dấu c u: Đối với việc dùng dấu câu trong các bài viết, nhất là bài văn, việc dùng dấu 19
- câu không chính xác là một trong những trường hợp mắc lỗi nhiều nhất của học sinh. Đặc biệt là nhầm lẫn giữa dấu chấm (.) với dấu phẩy (,) hoặc sử dụng dấu câu không đúng ngữ pháp, dùng dấu câu tuỳ tiện,… ở đây có rất nhiều nguyên nhân mắc lỗi của HS, nhưng nguyên nhân chính là do HS viết ẩu, thiếu suy nghĩ, chưa nắm vững quy tắc dùng dấu câu. Những lỗi về dấu câu mà tôi vẫn thường gặp phải trong quá trình chấm bài kiểm tra học sinh như: L i hôn d n dấu c u (nhiều khi do không nắm vững cấu trúc ngữ pháp của câu hoặc do viết ẩu nên một số học sinh khi trình bày nội dung nào đó mà không sử dụng đến dấu câu); D n dấu c u tuỳ tiện (là một trong những lỗi mà HS mắc phải khá nhiều, bởi nhiều em chưa nắm vững quy tắc dùng dâu câu trong diễn đạt. - L i phon cách: Khi diễn đạt một ý nào đó, HS thường sử dụng các kiểu miêu tả có phong cách khác nhau mà dùng chung trong một ý. Các em thường lấy phong cách này để diễn đạt cho phong cách ngôn ngữ khác. Đây là một trong những trường hợp mà HS phạm lỗi khá nhiều. Vì không nắm vững phong cách ngôn ngữ, hoặc do thói quen sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt. Một số biện pháp khắc phục lỗi về câu Qua kết quả khảo sát thống kê lỗi viết câu của HS, bản thân tôi đã nắm bắt được một số lỗi sai trong khi làm bài của HS. Trên cơ sở đó, dựa vào nhiệm vụ, yêu cầu nội dung và phương pháp dạy, để góp phần làm giảm lỗi trong làm bài cho HS, tôi thường sử dụng một số biện pháp như sau: Xây dựng cho HS một động cơ học tập tốt. Nghiên cứu kỹ nội dung bài học trước khi lên lớp. Hướng dẫn cho các em cụ thể hơn trong các tiết học, đặc biệt là trong những tiết trả bài kiểm tra. Bởi vì tiết trả bài kiểm tra rất quan trọng, nếu GV cho học sinh làm nhiều, đọc ra trước lớp về bài làm của mình nhiều thì GV có thể nhận biết được số lượng em mắc lỗi và những lỗi nào để có biện pháp khắc phục. Trong quá trình kiểm tra miệng, GV dễ dàng phát hiện những lỗi về phát âm, đặc biệt trong việc học sinh sử dụng sai dấu câu dẫn đến việc phát âm thiếu chuẩn, như vậy sẽ tạo cho học sinh có ý thức trong nói, trong học tập. Đối với tiết kiểm tra viết, trước khi học sinh làm bài, tôi hướng dẫn lại dàn bài chi tiết nhiều lần để các em khó quên, cần cho HS rèn luyện ở nhà nhiều hơn. GV cần đầu tư chú trọng nhiều hơn nữa đến phân môn Làm văn. Vì đây là một nội dung rất khó. Dạy cho các em những nội dung chính của mục tiêu thì dễ, nhưng hướng cho các em làm bài theo trí tưởng tượng thì khó, nhiều đoạn văn phải hướng tới hư cấu của nội dung, dùng các biện pháp tu từhợp lý sẽ giúp các em có bài văn hay hơn, súc tích hơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ và Python để giải quyết lớp bài toán dạng số trong bồi dưỡng học sinh giỏi
54 p | 59 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp nghề phổ thông
12 p | 128 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hoạt động làm phim, lồng tiếng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
60 p | 47 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying
41 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề Ancol - Hóa học 11
71 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài giải pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong hoạt động dạy học Tiếng Việt 10 tại trường THPT Nguyễn Tất Thành
24 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Hợp chất của cacbon
125 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực ngôn ngữ và tư duy phản biện cho học sinh bằng hoạt động tranh biện trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
77 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng chống bạo lực ngôn từ học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm
61 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp dạy học mô hình hóa toán học để hướng dẫn học sinh giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ở toán học 11 tại trường THPT Thái Hòa
86 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 11 tiếp cận ngôn ngữ truy vấn SQL để tạo lập và truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu KINH_DOANH
50 p | 1 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp trò chơi khi dạy học ngôn ngữ lập trình Python Tin học 10 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
46 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng lớp bài toán kiểu dữ liệu danh sách trong bồi dưỡng học sinh giỏi
36 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp khi học các tiết thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ văn 10, bộ Cánh diều)
67 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Quy hoạch động trong việc lập trình giải một số bài toán để bồi dưỡng học sinh giỏi bằng Ngôn ngữ Python
57 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn