intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh trong các tiết trả bài làm văn ở trường THPT Tân Kỳ 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong các giờ trả bài làm văn cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Tân Kỳ 3 nói riêng; Phát huy các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn cho học sinh THPT; Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới năng lực tự đánh giá, nhận xét nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh trong các tiết trả bài làm văn ở trường THPT Tân Kỳ 3

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHO HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT TRẢ BÀI LÀM VĂN Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN 0
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHO HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT TRẢ BÀI LÀM VĂN Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tên các tác giả : Nguyễn Thị Thanh Huyền Ngô Thị Phương Thảo Tổ : Ngữ văn Năm thực hiện : 2022 - 2023 Số điện thoại : 0947056040, 0913428987
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 0 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 1 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu. ...................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Tính mới, tính khoa học và tính hiệu quả......................................................... 2 6. Bố cục đề tài .................................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ....................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 4 1.2. Một số khái niệm. ..................................................................................... 6 1.2.1. Giải pháp .......................................................................................... 6 1.2.2. Năng lực tự đánh giá,nhận xét........................................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................... 7 2.1. Về phía giáo viên...................................................................................... 7 2.2. Về phía học sinh ....................................................................................... 7 2.3. Về phía cha mẹ học sinh ........................................................................... 7 2.4. Về phía nhà trường ................................................................................... 7 II. Thực trạng vấn đề trong cách trả bài theo lối truyền thống.............................. 8 1. Những thuận lợi............................................................................................... 8 1.1. Về phía chương trình, sách giáo khoa. ...................................................... 8 1.1.1. Theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo (trước đây), giờ trả bài làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT được qui định như sau....... 8 1.1.2. Theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo (hiện tại), giờ trả bài làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT được qui định như sau: ..... 8 1.2. Về phía các nhà quản lý giáo dục. ............................................................ 8 1.3. Về phía giáo viên và học sinh ................................................................... 9 2. Một số khó khăn. ............................................................................................. 9 2.1. Về chương trình, sách giáo khoa .............................................................. 9 2.2. Về phía giáo viên...................................................................................... 9 2.3. Về qui trình thực hiện hóa hoạt động đổi mới đánh giá ........................... 9 III. Các giải pháp thực hiện đề tài. ....................................................................... 9
  4. 1. Giải pháp 1: Giáo viên giúp học sinh xác định được những yêu cầu cơ bản cần đạt được của tiết trả bài làm văn.................................................................... 9 1.1. Về kiến thức: ............................................................................................ 9 1.2. Về năng lực: ............................................................................................. 9 1.3. Về phẩm chất, thái độ: ........................................................................... 10 2. Giải pháp 2: Giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực cần thiết trong tiết trả bài làm văn................................................................ 10 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá, nhận xét bài làm văn của mình..... 12 Hoạt động 1: Tự nhận xét, đánh giá bài làm văn ở nhà. ................................. 12 Hoạt động 2: Nạp phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn cho giáo viên để làm cơ sở, căn cứ cho việc cho điểm. ............................................................ 14 Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức hoạt động xây dựng đáp án cho bài văn. ............................................................................... 15 Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động tự nhận xét, đánh giá bài văn trên lớp. ............................................................... 15 4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn. ................. 16 Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá bài làm văn của bạn ở nhà.......................... 16 Hoạt động 2: Nạp phiếu nhận xét, đánh giá bài văn giáo viên phân công của bạn cho giáo viên để làm cơ sở, căn cứ cho việc cho điểm. ..................... 17 Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức hoạt động xây dựng đáp án cho bài văn. ............................................................................... 18 Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động nhận xét, đánh giá bài văn của bạn trên lớp............................................................ 18 Hoạt động 5: Giáo viên và học sinh thống nhất điểm số. ............................... 19 5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh tự rút kinh nghiệm về bài làm văn. ............ 20 5.1. Mục đích: ............................................................................................... 20 5.2. Cách thức thực hiện: ............................................................................... 21 6. Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh tự học thông qua tiết trả bài làm văn. .............. 22 IV. Giáo án thể nghiệm: ................................................................................... 24 PHẦN III: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT................................................................... 39 1. Kết luận. ........................................................................................................ 39 2. Đề xuất .......................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 41 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 42 1
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 GD - ĐT Giáo dục đào tạo 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 PP Phương pháp 5 SGK Sách giáo khoa 6 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 7 THPT Trung học phổ thông
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục tổng thể cần hướng học sinh đến năm phẩm chất và mười năng lực. Quá trình phát triển năng lực có năng lực chung và năng lực đặc thù. Môn Ngữ văn là môn có nhiều năng lực đặc thù, để đáp ứng việc đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá ở môn Ngữ văn nhằm nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời đại hiện nay. Như chúng ta đã biết, trả bài làm văn là một hoạt động quan trọng trong chương trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay. Nó là khâu cuối cùng và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình kiểm tra, đánh giá môn học cũng như xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của quá trình dạy, học. Qua hoạt động này, giáo viên giảng dạy, các nhà quản lý giáo dục có thể thu thập thông tin làm cơ sở để điều hành, chỉ đạo việc dạy, học một cách hiệu quả, các tổ nhóm chuyên môn điều tiết phân phối chương trình phù hợp với đặc điểm học sinh của trường mình, chọn ra những hạt nhân để định hướng, bồi dưỡng, … Đối với người học, thực hiện tốt hoạt động trả bài làm văn không chỉ đánh giá chính xác khả năng nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người học mà còn có thể nâng cao năng lực hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực trình bày vấn đề, năng lực giải quyết tình huống, đặc biệt là năng lực tự nhận thức, khả năng tự đánh giá. Vấn đề đổi mới hoạt động trả bài làm văn cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Tân Kỳ 3 đã được nhiều nhà giáo dục, giáo viên đứng lớp quan tâm và là vấn đề được đưa ra bàn cãi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên việc tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của hoạt động trả bài làm văn, đặc biệt là thông qua tiết trả bài để nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét của người học còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Những giải pháp nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh trong các tiết trả bài làm văn ở trường THPT Tân Kỳ 3, chúng tôi mong muốn trình bày một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động trả bài, góp phần nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh THPT Tân Kỳ 3 trong các giờ dạy học làm văn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần nâng cao chất lượng trong các giờ trả bài làm văn cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Tân Kỳ 3 nói riêng. - Phát huy các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn cho học sinh THPT. 1
  7. - Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới năng lực tự đánh giá, nhận xét nói riêng. - Góp phần đào tạo con người toàn diện có năng lực đánh giá, nhận xét, tư duy sáng tạo đáp ứng nhu cầu trong thời đại toàn cầu hóa. 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh trường THPT Tân Kỳ 3 nói chung và các lớp 11A5, 11A7, 11A9, 11A11 của khối 11; các lớp 10A11, 10A9, 10A10, 10A7 của khối 10; Năm học: 2022 - 2023, tại trường THPT Tân Kỳ 3. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Thông qua các tiết trả bài của các bài kiểm tra định kì gồm bài kiểm tra giữa kỳ I và cuối kì I; giữa kì II (được thực hiện trong chương trình do bộ giáo dục và đào tạo qui định). 3.3. Kế hoạch, thời gian thực hiện: Thời gian Nội dung Tháng 8/ 2022 -> tháng 12/ 2022 Hoàn thành đề cương SKKN. Tháng 10/ 2022 -> tháng 4/ 2023 Áp dụng để kiểm định và hoàn thành SKKN. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chiếu, khảo sát (trước và sau khi thực hiện đề tài) - Phương pháp quan sát thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích tổng hợp (Phân tích nguyên nhân, tổng hợp kết quả) 5. Tính mới, tính khoa học và tính hiệu quả. 5.1. Tính mới của đề tài. - Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống. - Bổ sung lý luận, hệ thống phương pháp nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh thông qua các tiết trả bài. - Phân tích những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của các giải pháp đã thực thi. - Xây dựng các giải pháp mới trong quá trình nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét ở học sinh THPT. - Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, chủ động cho học sinh. 5.2. Tính khoa học của đề tài. - Nội dung của đề tài được trình bày khoa học, các luận điểm, luận cứ và các thông số có giá trị xác thực cao. 2
  8. - Đề tài đáp ứng được quan điểm giáo dục, mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 5.3. Tính hiệu quả của đề tài. - Đề tài áp dụng có hiệu quả trong quá trình giáo dục để nhận ra điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục của học sinh THPT nói chung và trường THPT Tân Kỳ 3 nói riêng. - Đề tài góp phần nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh ở trường THPT Tân Kỳ 3. 6. Bố cục đề tài Ngoài Đặt vấn đề, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Từ ngữ viết tắt, Nội dung chính của đề tài gồm 4 mục: I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh trong các tiết trả bài ở THPT. II. Thực trạng của vấn đề trong cách trả bài truyền thống. III. Một số giải pháp để nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh trong các tiết trả bài ở THPT. IV. Giáo án thực nghiệm. V. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và với nhà trường. 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơ sở pháp lý Việc đánh giá bài làm văn của học sinh THPT đã được nhiều nhà giáo dục, giáo viên đang trực tiếp dạy học quan tâm, nghiên cứu. Nói đến phương pháp dạy học các tiết trả bài làm văn cho học sinh THPT không thể không nhắc tới các cuốn giáo trình về phương pháp dạy học văn. Thứ nhất: Theo quan điểm của tác giả Phan Trọng Luận. Trương Dĩnh trong cuốn Phương pháp dạy học văn, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, 2001 thì giờ trả bài làm văn được tiến hành theo tiến trình sư phạm như sau: Giáo viên xác định yêu cầu chủ yếu của giờ trả bài về các mặt: kiến thức, tư tưởng, kỹ năng, phương pháp, … công bố những yêu cầu chính của giờ trả bài để học sinh đánh giá bài làm của lớp và của bản thân. Thứ hai: Theo tác giả Nguyễn Quang Ninh, “ Trả bài là giờ thông báo kết quả học tập, đánh giá sản phẩm tinh thần của học sinh” …” trả bài không phải chỉ là hoạt động đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu chung của lớp và của riêng bản thân để học sinh có hướng sửa chữa, vươn lên ở những bài làm tiếp theo … Thứ ba: Theo tác giả Nguyễn Đăng Châu, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng thì giờ trả bài được thực hiện theo các bước sau: - Nhắc lại đề văn đã làm. - Xác định yêu cầu của đề. - Đánh giá chung kết quả làm bài của lớp. - Xây dựng dàn bài mẫu. - Đọc bài tiêu biểu. - Trả bài. Thứ tư: Theo tác giả của đề tài: Chấm và trả bài làm văn theo qui trình khoa học để nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn ở trường THPT thì giờ trả bài có thể thực hiện theo qui trình sau: Bước 1: Tạo tâm thế cho học sinh tham gia tiết trả bài. Bước 2: Tổ chức cho học sinh tái hiện và tìm hiểu đề bài. Bước 3: Tổ chức cho học sinh xây dựng dàn ý cho bài văn. Bước 4: Giáo viên nhận xét và đánh giá chung về bài làm văn của học sinh. 4
  10. Bước 5: Tổ chức cho học sinh phân tích và chữa lỗi trong bài làm văn. Bước 6: Tổ chức cho học sinh đọc và bình bài văn hay, đoạn văn viết tốt. Bước 7: Giáo viên công bố điểm, phát bài và giải quyết những thắc mắc của học sinh. Như trên, hầu hết các giáo trình về phương pháp dạy học bộ môn cũng như các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, bài viết và các giáo án của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn hiện nay trở về trước đều tổ chức hoạt động trả bài làm văn theo cách truyền thống. Đó là thầy chấm bài, ghi nhận xét và điểm số rồi trả bài cho học sinh trong tiết trả bài làm văn. Có thể mô hình hóa hoạt động trả bài theo cách truyền thống như sau: Thời gian Trước giờ trả Trong giờ trả Phương Cách thức hoạt động bài bài tiện thực hiện dạy học Nhận xét Giáo viên Giáo viên Bài văn Giáo viên ghi (lời phê) nhận xét (lời phê ) Đánh giá Giáo viên Giáo viên Bài văn Giáo viên đánh (điểm số) giá (cho điểm) Lập dàn ý Giáo viên Giáo viên và Bài văn Qua hoạt động học sinh vấn đáp Sửa lỗi Giáo viên Giáo viên và Bài văn Học sinh dựa học sinh vào lời phê để sửa lỗi Rút kinh Học sinh Bài văn Học sinh tự rút nghiệm kinh nghiệm Trên đây là hình thức đánh giá theo phương pháp cũ. Vì vậy, hoạt động đánh giá bài làm văn chủ yếu là công việc của thầy, cô. Với cách thức tổ chức này, giờ trả bài sẽ có những ưu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm của các giờ trả bài theo phương pháp đánh giá cũ: - Học sinh được giáo viên đánh giá, nhận xét nên có thể nhận thức về bản thân mình một cách nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để làm bài văn; khả năng phát hiện vấn đề và năng lực sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề. - Trên cơ sở đối chiếu, so sánh hoạt động chữa đề ở trên lớp với điểm số và lời nhận xét của giáo viên trên bài văn, học sinh có thể nhận thức và đánh giá mức độ chuẩn xác của điểm số giáo viên đã chấm. 5
  11. - Thông qua lời nhận xét của giáo viên học sinh có thể phát hiện những ưu điểm trong bài văn của mình để phát huy hoặc nhận ra những nhược điểm nhằm sửa chữa, khắc phục. Học sinh có thể trình bày quan điểm đánh giá của mình nếu cảm thấy sự đánh giá của thầy cô là chưa thỏa đáng. - Được lắng nghe những bài văn tốt, hay chưa tốt, học sinh có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Nhược điểm của các giờ trả bài theo phương pháp đánh giá cũ: - Chưa phát huy được tính tích cực, tính tự giác, tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ trả bài. Vì giờ trả bài chủ yếu là hoạt động của giáo viên. - Không phát triển được năng lực tự nhận xét, đánh giá của người học. Sau mỗi giờ làm bài, học sinh thường quan tâm đến điểm số, ít quan tâm đến việc rèn luyện, phát triển năng lực tự nhận xét, đánh giá bài văn. Quan niệm nhận xét, cho điểm là nhiệm vụ của thầy cô giáo đã khiến cho người học tham gia hoạt động trả bài một cách thụ động. - Chưa chú ý tới việc tích hợp, giáo dục kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. - Tiêu chí cơ bản và quan trọng để đánh giá giờ trả bài thành công là khả năng, năng lực tự nhận xét, đánh giá của người học. 1.2. Một số khái niệm. 1.2.1. Giải pháp Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề lớn mà để giải quyết sẽ liên quan đến nhiều vấn đề nhỏ trong đó. Nói các khác, giải pháp sẽ gồm nhiều biện pháp giải quyết. 1.2.2. Năng lực tự đánh giá,nhận xét Laws (2006) định nghĩa: “ Đánh giá là tiến trình thu thập và phân tích bằng chứng đưa đến kết luận về một vấn đề, một phẩm chất, giá trị, ý nghĩa hoặc chất lượng của một chương trình, một sản phẩm, một người, một chính sách hay một kế hoạch nào đó” (10, 2006). Và năng lực tự đánh giá bản thân là việc mỗi cá nhân tự khách quan nhận xét những ưu, nhược điểm của bản thân ở mỗi khía chuyên môn, kỹ năng, tố chất, … tương thích với yêu cầu đặt ra. Dựa vào định nghĩa của Laws (2006) và định nghĩa về năng lực tự đánh giá bản thân, chúng tôi đưa ra một định nghĩa nâng cao năng lực tự nhận xét, đánh giá cho học sinh trong các giờ trả bài làm văn ở trường THPT nói chung và trường THPT Tân Kỳ 3 nói riêng: Năng lực tự nhận xét, đánh giá là khả năng học sinh tự biết nhận xét, phân tích ưu nhược điểm trong bài làm văn của mình và bài làm văn của bạn để biết phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu trong các bài làm văn sau. Và cũng từ đó có những giải pháp để nâng cao năng lực làm văn của bản thân. 6
  12. Như vậy, giải pháp nâng cao năng lực tự nhận xét, đánh giá của học sinh trong các giờ trả bài làm văn ở trường THPT là đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực tự nhận xét, đánh giá từ đó rút ra những kỹ năng cần thiết để làm tốt một bài làm văn. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Về phía giáo viên - Thực tế các tiết dạy trả bài làm văn trước đây của giáo viên THPT nói chung và giáo viên trường THPT Tân Kỳ 3 nói riêng chưa có sự thống nhất về cách soạn giảng và chưa coi trọng thỏa đáng đến mục tiêu, hiệu quả của các tiết dạy trả bài làm văn. - Tổ nhóm chuyên môn chưa phát huy vai trò trách nhiệm của mình nên tiết trả bài chưa đạt hiệu quả cao. - Ít dự giờ, đánh giá và xếp loại giáo viên đối với các tiết trả bài làm văn. Vì thế giáo viên ít tìm tòi, sáng tạo, hoặc còn xem nhẹ, không đầu tư, không quan tâm đúng mức đến việc soạn tiết trả bài, còn chung chung, đối phó nên kết quả chưa cao. - Giáo viên chưa thật sự chú trọng đến thao tác hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân và cách sửa chữa những yếu kém trong bài viết của mình. - Giáo viên chưa rèn cho học sinh kỹ năng tự nhận xét, đánh giá bài làm của bạn, của mình để phát huy hết điểm mạnh và khắc phục điểm yếu ở các bài làm văn tiếp theo. 2.2. Về phía học sinh - Đa số các em có thói quen học vẹt bài văn mẫu mà không nắm vững các kĩ năng viết văn. Mặc dù trong chương trình học các em đã được tìm hiểu lý thuyết cách tạo lập từng kiểu văn bản. - Khi viết bài các em nhớ các thao tác, các bước tạo lập văn bản nhưng lại mơ hồ trong thực hiện từng bước đó. - Các em còn lười nhác trong việc đọc sách để trau dồi kiến thức và trau dồi vốn từ, vì vậy khi viết văn các em thường mắc lỗi dùng từ, lỗi về cách diễn đạt. Nói như vậy, có nghĩa là ở bài làm văn sau, học sinh không hề rút ra được kinh nghiệm từ bài viết trước để khắc phục. 2.3. Về phía cha mẹ học sinh - Mang tâm lí khá phổ biến muốn cho con học các môn tự nhiên, rất ít cha mẹ cho con học môn văn nếu không có yêu cầu của giáo viên. - Ít đầu tư về thời gian, tài liệu tham khảo cho các em. 2.4. Về phía nhà trường Ít dự giờ, đánh giá và xếp loại giáo viên đối với các tiết trả bài làm văn. Vì thế giáo viên ít tìm tòi, sáng tạo, hoặc còn xem nhẹ, không đầu tư, không quan tâm đúng mức đến việc soạn tiết trả bài, còn chung chung, đối phó nên kết quả chưa cao. 7
  13. II. Thực trạng vấn đề trong cách trả bài theo lối truyền thống. 1. Những thuận lợi. 1.1. Về phía chương trình, sách giáo khoa. 1.1.1. Theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo (trước đây), giờ trả bài làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT được qui định như sau: Lớp 10 (ban cơ bản), có 7 bài kiểm tra định kỳ, tương ứng với 7 giờ trả bài làm văn (thực hiện theo PPCT 7 tiết trả bài) Lớp 11 (ban cơ bản), có 7 bài kiểm tra định kỳ, tương ứng với 7 giờ trả bài làm văn (thực hiện theo PPCT 7 tiết trả bài) Lớp 12 (ban cơ bản), có 7 bài kiểm tra định kỳ, tương ứng với 7 giờ trả bài làm văn (thực hiện theo PPCT 7 tiết trả bài) 1.1.2. Theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo (hiện tại), giờ trả bài làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT được qui định như sau: Lớp 10 (chương trình giáo dục phổ thông mới), có 4 bài kiểm tra định kỳ, tương ứng với 4 giờ trả bài làm văn (thực hiện theo PPCT 4 tiết trả bài) Lớp 11 (ban cơ bản), có 4 bài kiểm tra trong đó (1 bài giữa kỳ 1, 1 bài cuối kỳ 1, một bài giữa kỳ 2 và một bài cuối kỳ 2), tương ứng với 4 giờ trả bài làm văn (thực hiện theo PPCT 4 tiết trả bài) Lớp 12 (ban cơ bản), có 4 bài kiểm trong đó (1 bài giữa kỳ 1, 1 bài cuối kỳ 1, một bài giữa kỳ 2 và một bài cuối kỳ 2), tương ứng với 4 giờ trả bài làm văn (thực hiện theo PPCT 4 tiết trả bài) Sau mỗi bài kiểm tra làm văn viết tại lớp hoặc ở nhà (trước đây) và viết trên lớp (hiện nay), sách giáo khoa đều biên soạn các nội dung, hình thức, gợi ý cho việc thực hiện tiết trả bài làm văn. Đây là cơ sở pháp lý và cũng là những gợi ý hết sức quan trọng, cần thiết giúp giáo viên đưa ra những hình thức thiết kế cho phù hợp nhằm rèn luyện, nâng cao kỹ năng tự nhận xét, đánh giá bài làm văn của học sinh. 1.2. Về phía các nhà quản lý giáo dục. Những chỉ thị, công văn, những buổi tập huấn chuyên môn chỉ đạo thực hiện chương trình môn Ngữ văn của các cấp giáo dục đã có nhiều chỉ dẫn quan trọng, kịp thời, sát sao về vấn đề đổi mới hoạt động đánh giá, trong đó nhấn mạnh: thầy, cô đánh giá trên cơ sở sự tự nhận xét, đánh giá của học sinh. Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá theo đổi mới kiểm tra đánh giá để phát triển năng lực và hình thành những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho học sinh, khi ra 8
  14. đề giáo viên phải thực hiện theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, ma trận đề kiểm tra là cơ sở để phát triển năng lực tự nhận xét, đánh giá của người học. 1.3. Về phía giáo viên và học sinh Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá của học sinh trong các giờ trả bài. Đã có nhiều công trình khoa học, chuyên luận, các bài báo của giáo viên bàn về vấn đề đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá. Học sinh đã có sự thay đổi tích cực trong nhận thức, thái độ và hành động trong các giờ trả bài: có ý thức nâng cao năng lực làm văn, quan tâm đến vấn đề giải quyết tình huống đặt ra từ thực tiễn đời sống. 2. Một số khó khăn. 2.1. Về chương trình, sách giáo khoa Chưa có những gợi ý, chỉ dẫn cụ thể, thiết thực về hình thức, cách thức tổ chức hoạt động đánh giá bài văn trong các tiết trả bài. 2.2. Về phía giáo viên Phần đa giáo viên chưa quen với cách đánh giá mới đó là thầy, cô đánh giá dựa trên sự tự nhận xét, đánh giá của học sinh 2.3. Về qui trình thực hiện hóa hoạt động đổi mới đánh giá Đổi mới công tác đánh giá phải được thực hiện đồng bộ với việc đổi mới hoạt động dạy học làm văn, ra đề kiểm tra làm văn. Đây là quá trình lâu dài, bền bỉ và đầy khó khăn của cả thầy và trò. III. Các giải pháp thực hiện đề tài. 1. Giải pháp 1: Giáo viên giúp học sinh xác định được những yêu cầu cơ bản cần đạt được của tiết trả bài làm văn. 1.1. Về kiến thức: - Biết rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để phát huy và để khắc phục những tồn tại trong bài viết. - Xác định được trọng tâm kiến thức, kỹ năng làm văn cần hình thành và phát triển. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống. 1.2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện, khả năng tự nhận thức, … - Năng lực chuyên biệt: Nhận biết được những nội dung chính và cấu trúc của một bài văn kiểm tra. 9
  15. Có kỹ năng làm bài, biết cách sửa lỗi cho mình và cho bạn sau mỗi bài kiểm tra. Tự đánh giá, nhận xét bài làm của mình và của bạn: Ưu, khuyết, điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục. 1.3. Về phẩm chất, thái độ: - Có trách nhiệm với việc học tập của bản thân. - Chăm chú trong học bài, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. - Biết nhân ái, yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước. - Sống gắn bó với thiên nhiên và trân trọng cuộc sống. Hình ảnh: Học sinh xác định yêu cầu cơ bản cần đạt trong tiết trả bài làm văn. 2. Giải pháp 2: Giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực cần thiết trong tiết trả bài làm văn. Theo chương trình Ngữ văn mới được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học. Các yêu cầu cần đạt tập trung vào 4 kỹ năng lớn: Đọc, Viết, Nói, Nghe. - Đọc bao gồm yêu cầu đọc đúng và đọc hiểu. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản (trong đó có đọc thẩm mỹ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người đọc). - Viết yêu cầu học sinh không chỉ biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn. 10
  16. - Nói và Nghe căn cứ vào nội dụng của Đọc và Viết để luyện tập trình bày cho học sinh Nói và Nghe tự tin có hiệu quả, từ nói đúng đến nói hay. Từ yêu cầu cần đạt trên nên năng lực quan trọng cần hình thành trong giờ trả bài làm văn cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu đổi mới này. Thứ nhất là nâng cao năng lực làm văn. Làm văn là quá trình mang tính tích hợp cao và thể hiện rõ sự sáng tạo của học sinh. Bởi lẽ bản thân việc vận dụng ngôn ngữ để nói, viết, trình bày tư tưởng của một cá nhân trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể là hoạt động mang tính sáng tạo. Bên cạnh đó, trong khi thực hành làm văn, học sinh sẽ vận dụng những kiến thức về tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm sống và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân trước một vấn đề. Do vậy, không khó để nhận thấy tính tích hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học trong quá trình làm văn. Việc dạy thực hành làm văn muốn đạt hiệu quả trước hết cần nắm được hai đặc trưng cơ bản này. Từ việc tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực, Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Chi nhận thấy, hướng dẫn học sinh thực hành tạo lập văn bản qua các dự án là một hình thức phù hợp với những đặc trưng trên đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển năng lực. Một là, hình thức này khắc phục được tình trạng lặp lại đơn điệu của những dạng bài tập về làm văn. Hai là, khi được thực hành bằng các dự án, học sinh sẽ ý thức rõ hơn tính chất liên kết giữa các đơn vị bài học về một dạng văn bản nào đó để có thể phối hợp các kỹ năng đã được học một cách hiệu quả. Tóm lại, thông qua các giờ học làm văn, học sinh được nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp. Nếu học sinh được rèn kỹ năng nhập vai, phát tin hoặc nhận tin, thông qua các hoạt động thực hành làm văn, giúp học sinh có cơ hội chuyển hoá năng lực bên ngoài (hiểu biết) thành năng lực bên trong (khả năng của cá nhân), giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực đánh giá, … Thứ hai là năng lực tự nhận xét, đánh giá . Trong giờ trả bài làm văn, năng lực tự nhận xét, đánh giá của học sinh hình thành và phát triển khi học sinh xác định được ưu điểm, nhược điểm trong bài văn. Đây là cơ sở để người học tìm ra nguyên nhân để phát huy điểm mạnh và có phương hướng giải quyết những vướng mắc trong bài viết. Thứ ba là năng lực tự học. Đây là một năng lực rất quan trọng của người học vì chính năng lực này giúp học sinh: chịu trách nhiệm về việc học của bản thân, dám đối mặt với những thách thức, mong muốn được thay đổi và được học, có động cơ và mục tiêu học 11
  17. tập, ham học hỏi và tò mò cao, độc lập và tự tin, …Việc đổi mới giờ trả bài cũng đồng nghĩa với việc dạy cho học sinh biết cách tự nhận xét, đánh giá bài văn bằng những lời nhận xét đánh giá của chính mình. Thứ tư là năng lực ứng xử. Học sinh tự mình tổ chức, tự mình thực hành, trải nghiệm hoạt động học tập để phát hiện vấn đề để nói, viết những ý kiến, suy nghĩ, kiến giải của bản thân về các vấn đề, các câu hỏi, các tình huống, các thử thách mà cuộc sống đặt ra cho con người, từ đó biết đưa ra quyết định kịp thời, những cách thức hành động chuyên nghiệp, khả năng ứng xử với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó và làm chủ bản thân trước những thách thức của cuộc sống ở trong mỗi giờ làm văn. Hình ảnh: Phát triển năng lực nói, nghe của học sinh. 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá, nhận xét bài làm văn của mình. Mục đích: - Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nhận xét, đánh giá. - Phát triển năng lực tự nhận thức của người học. - Độc lập và tự tin. - Rèn luyện kỹ năng phân bố, sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học. Cách thực hiện: Hoạt động 1: Tự nhận xét, đánh giá bài làm văn ở nhà. Sau khi làm xong bài kiểm tra viết, giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu tự nhận xét, đánh giá, yêu cầu các em về nhà tự nhận xét ưu điểm, nhược 12
  18. điểm của bài văn. Tác dụng của các làm này là rèn cho học sinh kỹ năng tự nhận thức năng lực của bản thân (mặt yếu, mặt mạnh, mặt được, mặt chưa được). Phiếu tự nhận xét, đánh giá của học sinh khối 11: Tự nhận xét Kiến Thứ tự Ưu điểm Nhược điểm nghị PHẦN I: Đọc - Hiểu (3 điểm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: PHẦN II: Làm văn (Văn nghị luận) (7 điểm) Câu 1: Câu 2: Phiếu tự nhận xét, đánh giá của học sinh khối 10: Thứ tự Tự nhận xét Kiến nghị Ưu điểm Nhược điểm PHẦN I: Đọc - Hiểu (6 điểm) Câu 1 (trắc nghiệm lựa chọn) Câu 2 (trắc nghiệm lựa chọn) Câu 3 (trắc nghiệm lựa chọn) Câu 4 (trắc nghiệm lựa chọn) Câu 5 (trắc nghiệm lựa chọn) Câu 6 (trắc nghiệm lựa chọn) Câu 7 (trắc nghiệm lựa chọn) Câu 8 (trắc nghiệm tự luận) 13
  19. Câu 9 (trắc nghiệm tự luận) Câu 10 (trắc nghiệm tự luận) PHẦN II: Viết (Văn nghị luận) (4 điểm) Lưu ý: Học sinh tự nhận xét, đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: - Về kiến thức: Bài viết phải thể hiện đúng yêu cầu của thể loại. Đầy đủ các ý về nội dung của đề bài. Kết hợp các thao tác lập luận. - Về hình thức: Đảm bảo bố cục của bài văn. Chữ viết, cách trình bày, sắp xếp ý. Lỗi chính tả: dùng từ, đặt câu,, dựng đoạn, liên kết câu, liên kết đoạn. - Khả năng sáng tạo riêng: Hoạt động 2: Nạp phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn cho giáo viên để làm cơ sở, căn cứ cho việc cho điểm. Trước khi thực hiện tiết trả bài theo qui định trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, giáo viên cho lớp phó phụ trách học tập thu tất cả các phiếu tự nhận xét, đánh giá của học sinh trong lớp mình và đưa cho giáo viên trước giờ trả bài khoảng 4 đến 5 ngày để giáo viên tham khảo quyết định cho điểm. Hình ảnh: Phiếu tự nhận xét, đánh giá của học sinh. 14
  20. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức hoạt động xây dựng đáp án cho bài văn. Mục đích: - Tạo căn cứ để đánh giá chính xác bài văn. - Qua việc hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức hoạt động học tập, có thể phát triển ở họ năng lực tự học, kỹ năng pát hiện, hợp tác, giao tiếp, … Cách thức thực hiện: Thao tác 1: Học sinh tự xung phong hoặc giáo viên chỉ định trực tiếp một người đảm nhiệm vai trò điều hành các bạn trong lớp lập đáp án cho bài văn. Thao tác 2: Dưới sự điều hành của bạn học sinh tự xung phong hoặc giáo viên chỉ định đó, cả lớp cùng thảo luận, trao đổi và thống nhất đáp án của bài văn. Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động tự nhận xét, đánh giá bài văn trên lớp. Thao tác 1: Sau khi thống nhất đáp án tất cả các học sinh đọc lại bài văn của mình đã làm, bổ sung thêm phần nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của bài văn và đánh giá bằng điểm số vào phiếu tự nhận xét, đánh giá. Thao tác 2: Người điều hành học sinh tự xung phong hoặc giáo viên chỉ định tiếp tục tổ chức cho các bạn đọc những nhận xét về ưu nhược điểm của bài làm văn trước tập thể lớp để cùng nhau rút kinh nghiệm thể lớp để cùng nhau rút kinh nghiệm . Học sinh điều hành việc tự nhận xét, đánh giá. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2