intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

360
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10" được thực hiện với các nội dung chính như: Dạy văn học dân gian theo kế hoạch giáo dục; Dạy tác phẩm văn học dân gian như đối với tác phẩm văn học viết; Dạy tác phẩm văn học dân gian theo phương pháp truyền thống;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến trường THPT Trần Hưng Đạo Chúng tôi: Tỷ lệ  (%)  Trình  đóng  Ngày tháng  Chức  độ  TT Họ và tên Nơi công tác góp vào  năm sinh vụ chuyên  việc tạo  môn ra sáng  kiến THPT Trên  1 Trương Thị Thu Hà 24/05/1971 PHT 20% Trần Hưng Đạo ĐH THPT CTCĐ  2 Phạm Thị Thanh Hoa 02/10/1978 Cử nhân 20% Trần Hưng Đạo TTCM THPT Giáo  3 Đinh Thị Hương 06/04/1978 Cử nhân 20% Trần Hưng Đạo viên THPT Giáo  4 Hà Thị Thu 12/05/1987 Thạc sĩ 20% Trần Hưng Đạo viên THPT Giáo  5 Nguyễn Thị Ngọc Thúy 17/12/1981 Cử nhân 20% Trần Hưng Đạo viên I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả  đề  nghị  xét công nhận sáng kiến “Sân khấu hóa các tác phẩm văn học   dân gian trong chương trình Ngữ văn 10” Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn THPT  II. Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Dạy văn học dân gian theo kế hoạch giáo dục Khung phân phối chương trình về  cơ  bản được chia theo từng tuần, mỗi tuần sẽ  gồm các bài liên quan đến 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Tùy thuộc vào nội  dung kiến thức, mà thường sẽ có cả 3 phân môn này hoặc 2/3 phân môn sao cho đủ tổng số  tiết của mỗi học kì hoặc của cả  năm học. Như  vậy, bài học sẽ  được cấu trúc riêng rẽ,  không có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau.  1
  2. Tuần Tiết Tên bài 6 18 Hướng dẫn đọc thêm: Ra­ma buộc tội 7 19 Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự 7 20, 21 Bài viết số 2: Bài văn tự sự (làm trên lớp) 8 22, 23 Tấm Cám 8 24 Tự học có hướng dẫn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 9 25 Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày 9 26, 27 Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (chỉ dạy bài 1, 4, 6) Trích Kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn lớp 10 năm 2014 – 2015của Bộ giáo dục Đào tạo * Ưu điểm: ­ Thống nhất thực hiện Kế hoạch giáo dục trong toàn cấp học. ­ Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục nhanh chóng và thuận lợi. * Hạn chế: ­  Nội dung kiến thức của khung vẫn còn rời rạc, chưa có mối liên quan, thống nhất  nhiều đến nhau. ­ Kế  hoạch giáo dục chủ  yếu tập trung vào khối lượng kiến thức truyền đạt cho học  sinh chứ không phải hình thành các năng lực như định hướng của Bộ nêu ra trong nhiệm vụ,   mục tiêu năm học. ­ Đơn vị kiến thức còn hướng tới sự hàn lâm khoa học, chưa đáp ứng hoặc vượt quá khả  năng tiếp thu, nhu cầu của học sinh. 1.2. Dạy tác phẩm văn học dân gian như đối với tác phẩm văn học viết Văn học dân gian có đặc trưng riêng so với văn học viết. Khi dạy, giáo viên thường xóa  nhòa ranh giới giữa việc nghiên cứu văn học dân gian với các khoa học liên quan như  lịch   sử, xã hội,văn hóa học, phong tục học… làm cho bài dạy mất đi những cái hay, cái đẹp.  Không những thế, khi dạy tác phẩm văn học dân gian, giáo viên thường đơn giản hóa tác  phẩm văn học dân gian mà biểu hiện thường thấy là diễn xuôi một cách khô khan, cứng   2
  3. nhắc tác phẩm (ca dao), hay tìm hiểu một cách hời hợt các nhân vật (truyện cổ tích, truyền   thuyết…)  * Ưu điểm: ­ Dạy học văn học dân gian như  dạy một tác phẩm văn học viết phù hợp với phương  pháp dạy học truyền thống: giáo viên là người cung cấp tri thức, học sinh là người thụ  động tiếp nhận kiến thức. ­  Dạy học văn học dân gian như dạy một tác phẩm văn học viết phù hợp với hình thức   kiểm tra đánh giá trước đây (học thuộc, tái hiện). * Hạn chế: Dạy văn học dân gian như  dạy một tác phẩm văn học viết chưa đúng thi pháp của tác   phẩm văn học dân gian. Bởi mỗi thể loại lại có một đặc trưng riêng. Học sinh không phân  biệt được văn học viết và văn học dân gian, không cảm nhận cái hay cái đẹp riêng của văn   học dân gian theo từng đặc trưng thể  loại. Như vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới  trong dạy học đó là phát triển năng lực, học sinh tích cực chủ  động trong các hoạt động;   mặt khác lại không làm sáng tỏ được đặc điểm từng thể loại văn học dân gian. 1.3. Dạy tác phẩm văn học dân gian theo phương pháp truyền thống Dạyhọc theo phương pháp truyền thống là cách dạy có từ lâu đời, giáo viên sẽ là người  thuyết trình, giảng giải nội dung kiến thức còn học sinh là lắng nghe, ghi chép và học thuộc   lượng kiến thức mà giáo viên cung cấp. Phương pháp này giáo viên sẽ  là  “trung tâm” của  tiết học, còn học sinh là “khách thể, là quỹ  đạo xung quanh”. Giáo án dạy chương trình  cũng được thiết kế  theo một đường thẳng từ  trên xuống dưới, nội dung giảng dạy mang   tính truyền thống và mang đặc điểm về sự tuyến tính cao. Có nhiều phương pháp dạy học truyền thống khác nhau, như  phương pháp thuyết trình  thông báo – tái hiện, phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương   pháp đọc, phát vấn… Cho dù là phương pháp nào thì giáo viên cũng là người truyền đạt, chỉ  đạo, kiểm tra các bước học tập còn học sinh là đối tượng tiếp nhận. *  Ưu điểm: ­ Giáo viên thông báo được nội dung kiến thức của bài học theo một định hướng có sẵn. ­ Tái hiện chính xác tri thức. ­ Hình thành tư tưởng, tình cảm tốt đẹp thông qua ngôn ngữ  và cách thức mà giáo viên  giảng dạy. *  Hạn chế: ­ Nặng về truyền đạt thông tin. ­ Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học buồn tẻ và kiến thức thiên về  lý thuyết. Vì không có cơ hội thực hành nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức   đã học vào thực hiện. ­ Ít phát triển tư duy độc lập và sáng tạo. ­ Người học bị động, không/ ít có sự tương tác hai chiều. ­ Ít/ khó hình thành những kĩ năng và định hướng năng lực cho học sinh. 3
  4. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Những vấn đề lí luận chung 2.1.1. Khái lược về Sân khấu hóa các tác phẩm văn học Tác giả  Cao Ngọc trong bài viết “Cần cẩn trọng khi chuyển thể tác phẩm văn học” đã  khẳng định: “Trong lịch sử nghệ thuật nói chung, các tác phẩm văn học kinh điển, nổi tiếng   luôn có sức hấp dẫn với đông đảo công chúng. Đây được coi là một “mỏ vàng” cho các đạo   diễn, biên kịch sân khấu. Những năm 50 của thế  kỷ  XX, truyện Kiều của Nguyễn Du do   NSND Sỹ  Tiến và Việt Dung viết kịch bản đã lập kỳ  tích hơn1000 đêm diễn”. Sau đó, vở  kịch được công chiếu tại Giơ – ne – vơ (Thụy Sĩ) và tiếp tục gặt hái những thành công vang   dội, đích thân thị  trưởng thành phố  đã mời các nghệ  sĩ của Việt Nam đến tòa thị  chính để  chiêu đãi trọng thể  và mời  ở  lại biểu diễn vài ngày. Từ  đó đến nay, việc chuyển thể  tác   phẩm văn học sang các loại hình sân khấu ngày càng trở  nên phổ  biến và gặt hái được   những thành công nhất định. Các vở kịch chuyển thể từ các tác phẩm như   Cô bé bán diêm,   Tấm Cám, Dế mèn phiêu lưu kí… cũng được diễn khắp năm châu.  Trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn, từ năm 2002, Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung   (Tổ  trưởng tổ  Xã hội, Giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Ngoại ngữ  thuộc Đại học   Ngoại ngữ ­ ĐHQG Hà Nội) là người đầu tiên tìm ra phương pháp sân khấu hóa tác phẩm  văn học, “Trả tác phẩm về cho học sinh”. Tức là làm sao cho các em được tìm hiểu, được   sống, được cháy hết mình trong mỗi tác phẩm bằng diễn xuất của mình. Đúng như một nhà   giáo dục học người Mĩ đã nói: “Trước một vấn đề, thầy nói cho tôi, tôi sẽ  quên, cho tôi   xem, có thể tôi không nhớ nhưng cho tôi tham gia thì tôi sẽ hiểu. Tôi hiểu bởi thầy đã dạy   tôi cách học mà tôi không bao giờ  thấy trong bất kì quyển sách nào ”. Bằng việc sân khấu  hóa, học sinh được tư duy và học cách tư duy. Từ đó các em hiểu sâu tác phẩm hơn, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng   xây dựng một chuyên đề, phát huy năng lực tự học, ý thức tự giác, khả năng tra cứu do tự  đọc, tự tìm tài liệu, đóng góp ý kiến và tổng hợp vấn đề, xây dựng phong cách tự  tin, khả  năng thuyết trình trước đám đông, khả  năng diễn xuất…Đặc biệt, biện pháp này sẽ  giúp  học sinh hiểu bài sâu, nhớ  bài lâu do được sống cùng tác phẩm, được hóa thân cùng các   nhân vật.  Như vậy, Sân khấu hóa các tác phẩm văn học là hình thức chuyển thể các tác phẩm văn   học, hoặc một phần tác phẩm thành loại hình sân khấu (kịch, hát, kể, múa…) 2.1.2. Lí do cần Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian Sân khấu hóa tác phẩm văn học nói chung và sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân   gian nói riêng là một phương pháp dạy và học Văn ra đời cách đây đã lâu nhưng nó luôn đáp   ứng được mục tiêu giáo dục: dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm và  định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Mặc dù ra đời cách đây gần 20 năm, nhưng ở mỗi tác phẩm, mỗi thế hệ học trò, chúng   tôi luôn tìm ra được điểm khác biệt về  cách diễn xuất, cách tìm hiểu tác phẩm, cách tư  duy…của học sinh. Do đó, biện pháp này luôn luôn có một vị trí quan trọng trong việc đổi  mới phương pháp dạy học. 4
  5. 2.1.3. Mục đích của việc Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian Thứ  nhất, Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian để  cải tiến phương pháp dạy học  cũ, lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện đại và mục tiêu giáo dục. Thứ hai, Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian không chỉ hướng tới mục tiêu dạy học   theo hướng tích cực, học sinh là trung tâm, chủ động trong bài học, hình thành nhiều kĩ năng   và năng lực mà còn góp phần hướng các em tới các giá trị  Chân­Thiện ­ Mỹ  trong cuộc   sống. Thứ  ba, học sinh sẽ  có những trải nghiệm thực tế  những tác phẩm mình học để  tìm  hiểu, cảm thông với những số phận, mảnh đời bất hạnh hay vui với niềm vui của nhân vật   trong tác phẩm. Đây là một sân chơi bổ ích, thú vị để các em thể hiện khả năng diễn xuất,   năng khiếu của bản thân trong lĩnh vực nghệ thuật  2.1.4. Vai trò của biện pháp Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian Thứ  nhất, rèn luyện kĩ năng cảm thụ  tác phẩm văn học đặc biệt là theo đặc trưng thể  loại, giúp học sinh yêu thích bộ môn và tìm đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Thứ hai, tăng cường tính thực hành, gắn lý thuyết với thực tiễn đời sống. Thứ  ba, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nói và viết tiếng Việt chuẩn, thành thạo   hơn. Thứ tư, giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm tốt đẹp về tình yêu thương con  người, lòng yêu nước, yêu cuộc sống, biết quan tâm, chia sẻ với người khác… Thứ  năm, thông qua hoạt động Sân khấu hóa, củng cố  thêm kiến thức, khắc sâu trọng   tâm bài học. Thứ sáu, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh. 2.1.5. Hình thức Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian Có nhiều hình thức sân khấu hóa để  chuyển từ  một tác phẩm văn học dân gian hoặc  một đoạn trích như  kịch, múa, ngâm thơ, kể chuyện, hát…tùy vào nội dung và sự lựa chọn  của mình mà học sinh chọn những loại hình sân khấu khác nhau.  Hình thức phù hợp và học sinh thường lựa chọn nhiều nhất đó là diễn kịch. 2.2. Vận dụng biện pháp Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian vào thực tiễn 2.2.1.Lập kế hoạch tiến hành Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian * Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động  ­ Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch giáo dục, giáo viên  cần tiến hành khảo sát  nhu cầu và các điều kiện để tiến hành hoạt động. Chúng ta cần xác định rõ đối tượng thực  hiện để  có thể  thiết  Kế  hoạt động vừa phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa hạn chế  tối đa  những điều không phù hợp xảy ra đối với học sinh. ­ Thông thường, để  Sân khấu hóa được một tác phẩm/trích đoạn văn học dân gian mất   khá nhiều thời gian. Vì vậy, giáo viên cần rà soát trước Kế hoạch dạy học để  giao nhiệm  vụ cho học sinh kịp thời. 5
  6. ­ Mặt khác, không phải bất kì một tác phẩm văn học dân gian nào cũng có thể sân khấu   hóa được. Giáo viên cần căn cứ vào các điều kiện vật chất, đối tượng học sinh, kế hoạch   dạy học để lựa chọn tác phẩm phù hợp. * Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Việc xác định rõ ràng mục tiêu của hoạt động sẽ giúp: ­ Tạo nên tính đúng đắn cho hoạt động. ­ Kích thích tính tích cực hoạt động, năng động, chủ động của giáo viên và học sinh. ­ Khối lượng và chất lượng kiến thức rõ ràng, học sinh dễ nắm bắt, giáo viên dễ  dàng   tổ chức lớp học. ­ Dự đoán những kỹ năng, thái độcó thể được hình thành ở học sinh và các mức độ đạt   được sau khi tham gia hoạt động. * Bước 3: Xác định nội dung, cách thức của hoạt động ­ Căn cứ vào từng chủ đề trong Kế hoạch giáo dục, căn cứ vào nhu cầu và các mục tiêu  đã đề ra để xây dựng nội dung phù hợp cho các hoạt động.  ­ Xác định cụ thể cách thức tiến hành hoạt động. Có thể tiến hành một hoạt động hoặc   một chuỗi các hoạt động liên tiếp nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra và phù hợp với   từng đối tượng học sinh. * Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết hoạt động ­  Lập kế  hoạch chi tiết hoạt động,chi phí (nếu có phát sinh) và điều kiện thực hiện   chúng để tìm ra phương án tối ưu nhất có thể tiến hành. ­ Kiểm soát được toàn bộ nội dung, xác định rõ các bước tiến hành, cách thức thực hiện * Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện hoạt động Đây là một khâu quan trọng bởi việc rà soát, kiểm tra kĩ càng lại nội dung và trình tự của  các hoạt động, thời gian thực hiện cho từng hoạt động, xem xét tính hợp lý, khả năng thực  hiện và kết quả cần đạt được sẽ quyết định việc thành công hay thất bại của mục tiêu đề  ra. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý thì phải kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng,   hoàn thiện chương trình hoạt động. 2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian * Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: ­ Tên bài học: Nêu tên một bài học cụ thể hoặc một chủ đề  mà giáo viên lựa chọn để   sân khấu hóa. ­ Hình thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm  ­ Địa điểm: tại lớp học/ tại nhà ­ Chuẩn bị của GV: SGK, Sách giáo viên, giáo án, các vật dụng cần thiết. ­ Chuẩn bị của HS: SGK Ngữ văn lớp 10, Máy tính hoặc điện thoại có kết nối Intenet,   các vật dụng học tập cần thiết … * Bước 2: Xác định mục tiêu bài học ­ Mục tiêu: 6
  7. + HS khắc sâu nội dung, ý nghĩa tác phẩm văn học dân gian thông qua hình thức sân   khấu hóa và các hoạt động học tập. + HS biết cách chuyển thể một tác phẩm văn học dân gian thành kịch bản sân khấu. + HS thể hiện được khả năng diễn xuất của mình. ­ Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. + HS hình thành và rèn luyện một số kĩ năng: tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết   trình, diễn xuất… ­Thái độ: + Học sinh được bồi dưỡng tình yêu văn chương, nghệ thuật. + Có thái độ yêu thích và ý thức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc. ­ Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. +Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, làm việc nhóm. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuyết trình, diễn xuất. + Kĩ năng sống: Hình thành kỹ  năng tự  tin ra quyết định của bản thân và kỹ  năng giao   tiếp xã hội. * Bước 3: Xây dựng nội dung bài học: ­ Chuyển thể được tác phẩm/ trích đoạn tác phẩm văn học dân gian thành một kịch bản  sân khấu. ­ Biểu diễn dựa trên kịch bản đã chuyển thể * Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm kiếm và chuẩn hóa thông tin: ­ Mục tiêu hoạt động: Hs đọc và tìm hiểutác phẩm văn học dân gian để nắm vững cốt truyện (đối với thể loại   truyền thuyết, truyện cổ  tích, truyện cười, truyện ngụ  ngôn…) hoặc nắm vững nội dung   các tác phẩm thuộc loại hình khác (như ca dao, hò, vè…); tìm hiểu trang phục, ngôn ngữ, lối  sống của người Việt gắn liền với tác phẩm qua việc tìm hiểu sách lịch sử, nguồn Internet,   và các nguồn tài liệu khác. ­ Hình thức hoạt động: Hs làm việc nhóm (mỗi nhóm từ 3 đến 5 học sinh), giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm  thông tin trên Internet hoặc sách báo, tài liệu tham khảo về  những tác phẩm văn học dân  gian (hoặc tác phẩm mà giáo viên định hướng). Lưu ý: cần tìm hiểu kĩ những bài viết, hình  ảnh minh họa về  trang phục và cách thức   chuyển thể một tác phẩm văn học dân gian sang hình thức sân khấu. ­ GV giao nhiệm vụ: HS tìm hiểu tác phẩm và loại hình sân khấu phù hợp ­Hs thực hiện nhiệm vụ (làm việc nhóm): 7
  8. +  Đọc các tác phẩm văn học dân gian/sgk Ngữ văn 10 (hoặc tác phẩm mà giáo viên định   hướng). + Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm lựa chọn tìm kiếm thông tin trong  sgk, trên Intenet và các tài liệu khác mà học sinh có. + Mỗi thành viên trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm của mình và báo cáo về  nhóm  trưởng. + Cả nhóm thống nhất các thông tin tìm được và xây dựng các thông tin về hình thức sân  khấu hóa. + Lựa chọn tác phẩm văn học dân gian sẽ chuyển thể thành kịch bản sân khấu Gv kiểm tra quá trình làm việc của học sinh và hướng dẫn học sinh lựa chọn tác phẩm  và loại hình sân khấu hóa. Hoạt động 2. Xây dựng ý tưởng kịch bản  ­ Mục tiêu: học sinh hình thành được ý tưởng cho một kịch bản cho một tác phẩm/trích  đoạn tác phẩm văn học dân gian ­ Hình thức: hoạt động nhóm GV giao nhiệm vụ cho học sinh về việc xây dựng ý tưởng cho kịch bản chuyển thể từ  tác phẩm văn học dân gian sang một loại hình sân khấu ­ Hs thực hiện nhiệm vụ + Các nhóm thảo luận để thống nhất hình thức chuyển thể cho phù hợp nhất với nhóm  mình. + Xây dựng kịch bản cho một tác phẩm văn học dân gian để  biểu diễn trên sân khấu   trong khoảng thời gian GV quy định: xác định tên tác phẩm được sân khấu hóa (có thể trùng   hay không trùng với tên bài học), dự  kiến phân cảnh, nhân vật, bối cảnh, đạo cụ, trang   phục… + GV quan sát, theo dõi quá trình làm việc của học sinh, yêu cầu các em báo cáo tiến độ  (nếu làm việc tại nhà) rồi nhận xét, tư vấn cho ý tưởng kịch bản của từng nhóm. Đảm bảo   sự đa dạng, không trùng lặp về ý tưởng, tránh những sai sót không đáng có hay không đúng  với thuần phong mĩ tục của người Việt. Hoạt động 3: Sáng tác kịch bản chuyển thể ­ Mục tiêu :học sinh biết sáng tác một kịch bản sân khấu chuyển thể từ một tác phẩm  văn học dân gian. Nắm chắc đặc điểm loại hình sân khấu mà mình lựa chọn để sáng tác. ­ Hình thức: hoạt động nhóm GV giao nhiệm vụ cho HS: Sáng tác kịch bản  Hs: thực hiện nhiệm vụ + Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ  cụ thể  cho từng thành viên hoặc cho nhóm thành   viên trong nhóm. + Các thành viên trong từng nhóm chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công. + Cả nhóm thống nhất thành kịch bản hoàn chỉnh. + Rà soát, điều chỉnh sai sót và hoàn thiện kịch bản. 8
  9. GV quan sát, tư vấn việc phân công nhiệm vụ trong các nhóm cho phù hợp với năng lực,   trình độ, khả năng của mỗi học sinh. Trong đó mỗi hs phải có ít nhất một nhiệm vụ. Nếu  học sinh làm việc tại nhà, giáo viên theo dõi và yêu cầu học sinh báo cáo tiến độ công việc.  Cuối cùng, giáo viên góp ý, sửa chữa kịch bản cho từng nhóm. Hoạt động 4: Hoàn thiện và báo cáo sản phẩm ­ Mục tiêu: học sinh hoàn thiện được sản phẩm Sân khấu hóa và chuẩn bị tiến hành báo   cáo sản phẩm  ­ Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hoàn thiện sản phẩm để Sân khấu hóa. ­ Học sinh thực hiện nhiệm vụ:Các nhóm hoàn thiện sản phẩm mà mình đảm nhiệm.   Sau đó thử vai diễn, thử diễn xuất và báo cáo sản phẩm trước lớp. Lưu ý: Để Sân khấu hóa được một tác phẩm/trích đoạn tác phẩm văn học dân gian cần   có thời gian cho học sinh sáng tác kịch bản, chuyển thể thành loại hình sân khấu, thời gian   học thuộc kịch bản và tập luyện. Do đó, giáo viên cần phải chủ động, linh hoạt sắp xếp kế   hoạch dạy học của mình để giao nhiệm vụ kịp thời cho học sinh. (Phụ lục 4) 2.2.3.Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến ­ Thứ nhất, chủ động trong thực hiện Kế hoạch giáo dục. Giáo viên hoàn toàn chủ  động, linh hoạt trong việc sắp xếp, xây dựng chủ đề dạy học. Do đó mà dành thời gian hợp   lý để chuyển giao các nhiệm vụ học tập cho học sinh. ­ Thứ hai, lựa chọn tác phẩm để Sân khấu hóa đa dạng và thể loại Sân khấu hóa  cũng phong phú. Việc lựa chọn tác phẩm để Sân khấu hóa cũng linh hoạt và phù hợp với  từng đối tượng. Không phải bất kì một tác phẩm hay một trích đoạn nào cũng sân khấu hóa   được do điều kiện khách quan và chủ  quan. Vì vậy, học sinh hoàn toàn có thể  chọn lựa   những văn bản phù hợp với mình để tiến hành Sân khấu hóa. ­ Thứ ba, về cơ sở vật chất . Hình thức sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian có   yêu cầu đa dạng. Nếu có điều kiện, học sinh có thể chuẩn bị đạo cụ một cách công phu, tỉ  mỉ. Nhưng với hầu hết học sinh phổ thông, với hình thức Sân khấu hóa các tác phẩm văn  học dân gian ngay tại lớp học, các em có thể tận dụng tất cả những cơ sở có sẵn: hệ thống   âm thanh, máy chiếu có thể mượn của nhà trường hoặc gia đình, trang phục các em có thể  mượn mà không phải thuê mướn gây tốn kém, đạo cụ có thể tự kẻ vẽ…Như vậy, vừa tiết  kiệm được chi phí vừa phát huy cao độ khả năng sáng tạo của các em. ­ Thứ  tư  là dùng hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm VHDG để  phục vụ  các họat  động dạy học. Tác phẩm được Sân khấu hóa có thể đưa vào bất kì hoạt động nào của quá  trình dạy học như hoạt động Khởi động, hoạt động Hình thành kiến thức hay Luyện tập,   củng cố… ­ Thứ  năm, dùng hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm VHDG để  đánh giá quá trình   học tập của học sinh. Thông qua quá trình này, GV có thể đánh giá học sinh toàn diện hơn.   GV có thể thấy  ở các em năng lực hợp tác làm việc nhóm, sự kết hợp của cá nhân với các   thành viên khác trong nhóm; thấy được sự  sáng tạo hay tài năng diễn xuất, sáng tạo kịch  bản... Đồng thời hoàn toàn có thể  thấy được sự  am hiểu của học sinh đối với tác phẩm.  9
  10. Kết quả  của sự  đánh giá này sẽ  được lấy để  thay thế  cho các bài kiểm tra thường xuyên   theo phương pháp truyền thống. ­ Thứ sáu, qua quá trình Sân khấu hóa, giáo viên phát hiện và giúp học sinh tìm ra  sở thích, sở trường, tài năng, năng lực đặc biệt của mình. Tự bản thân các em sẽ thấy  được sự yêu thích, đam mê của mình với các loại hình nghệ thuật như diễn viên, biên kịch,   đạo diễn. Vì vậy, thông qua quá trình này, giáo viên đã bước đầu bồi dưỡng cho tài năng   của các em sau này. ­ Thứ bảy, giúp văn học gắn liền với thực tế.Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, liên  hệ thực tế làmột phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được sự hô ứng của bài học và  đời sống, gắnliền môn học và đời sống, tạo hiệu quả và chất lượng giáo dục cao.  Liên hệ  thực tế địnhhướng cho học sinh biết nhìn lại lịch sử, trân trọng những giá trị  truyền thống,   được bồidưỡng tư  tưởng, đạo đức và biết lựa chọn quan điểm sống tốt, sống có ích, có  trách nhiệmvà sống đẹp, sống kịp với thời đại hội nhập của đất nước, nhân loại. ­ Thứ  tám, giúp học sinh phân việt rõ ranh giới giữa văn học viết và văn học dân   gian, nắm vững đặc trưng thể  loại.VHDG có nhiều dị  bản, là sáng tác của cả  tập thể.   Trong khi đó, văn học viết là sáng tác của cá nhân và chỉ  có 1 bản duy nhất. Mặt khác, khi  SKH tác phẩm VHDG, tác phẩm như được làm sống lại trong môi trường kịch, hoạt cảnh,   thông qua hình thức trình diễn làm sáng lên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm VHDG nói chung.  Như vậy, Sân khấu hóa các tác phẩm văn học cho đến nay vẫn luôn đáp ứng được yêu   cầu đổi mới trong phương pháp dạy học.  Ở  từng trường, từng lớp, từng đối tượng học   sinh, các em vẫn làm cho sân khấu hóa cực kì đa dạng, phong phú, mới mẻ. Chưa bao giờ   có một tác phẩm lặp lại hai lần về  ý tưởng. Đây luôn luôn là nơi để  các em có thể  trải   nghiệm, học tập, thậm chí tỏa sáng trên con đường nghệ thuật. Biện pháp Sân khấu hóa hoàn toàn có thể áp dụng với bộ phận văn học viết.  III. Hiệu quả đạt được 1. Đối với nhà trường Chất lượng giáo dục của trường đối với môn Ngữ văn được nâng cao. ­ Điểm trung bình qua các kì thi của khối 10 tăng hơn so với trước.(Phụ lục 3) ­  Chất lượng học sinh giỏi: nhiều giải hơn. ­ Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tăng từ 96% lên 100%. 2. Đối với hoạt động của tổ chuyên môn Thứ  nhất, hoạt động của tổ  chuyên môn đi vào nền  nếp, dần khắc phục được tính hành  chính, sự vụ trước kia. Tổ chuyên môn thực sự trở thành sức mạnh của nhà trường, các thành  viên của tổ cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn và tạo được mối quan hệ thân tình giữa đồng   nghiệp. Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn đã thổi một luồng sinh khí mới vào  trong trường học, làm thay đổi hoàn toàn phong thái, lề lối làm việc cũ của giáo viên. Không khí  bao trùm trong các tổ chuyên môn là tinh thần, trách nhiệm, ý thức học hỏi lẫn nhau. 10
  11. Thứ ba, sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực thực sự khiến cho giáo viên   của tổ tích cực nghiêm túc trong giảng dạy và tìm tòi đổi mới phương pháp. 3. Đối với giáo viên Thứ  nhất, giáo viên được bồi dưỡng thêm vốn sống, vốn hiểu biết để  bài dạy trở  nên   phong phú hơn. Người giáo viên như được truyền thêm lửa và sống cùng các tác phẩm của   các nhà văn, được trau dồi vốn kiến thức phong phú từ học sinh về các lĩnh vực: công nghệ  thông tin, điện ảnh, sân khấu… Thứ  hai, bản thân mỗi giáo viên luôn nỗ  lực tự  học, tự  bồi dưỡng, tìm tòi đổi mới   phương pháp giảng dạy thích nghi với những đổi thay về  chức năng, nhiệm vụ  phức tạp   của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức   chuyên môn sâu rộng, trình độ  sư  phạm lành nghề, biết  ứng xử  tinh tế, biết sử  dụng các  công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục  nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức. Thứ ba, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, có không gian để sáng tạo, để thể hiện bản   thân, để trải nghiệm từ đó hình thành thái độ chia sẻ những khó khăn, thử thách với đồng nghiệp,  sống cởi mở, chân thành. 4. Đối với học sinh Thứ  nhất, các em cảm thấy yêu thích bộ  môn Ngữ  văn, thực sự  có cảm hứng và hình   thành đam mê với bộ môn. (Phụ lục 3) Thứ hai, các em trưởng thành hơn, hình thành nhiều kĩ năng (giao tiếp, thuyết trình, làm   việc nhóm, diễn xuất…) và hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn. Khi làm bài kiểm tra, bài thu  hoạch…các em có khả  năng diễn đạt phong phú và lưu loát hơn. Các em tự  tin trình bày  quan điểm, đánh giá, nhận xét của mình về  nội dung bài học và các vấn đề  liên quan đến   cuộc sống. Thứ ba, mối quan hệ của học sinh với giáo viên cũng trở nên gần gũi, cởi mở và chân thành   hơn. Học sinh thực sự coi giáo viên là “đối tác” trong quá trình học tập. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp 1.1. Về phía GV Phải có năng lực chuyên môn vững vàng, có những hiểu biết sâu sắc về  tác phẩm và   từng thể loại văn bản. GV phải thực sự có tâm huyết, mong muốn đổi mới phương pháp dạy học để  nâng cao   hiệu quả và chất lượng giảng dạy.  Trong quá trình học sinh làm việc tại nhà, GV cần mẫn kiểm tra, đôn đốc và sửa chữa   kịp thời những sai sót cho học sinh, tránh tình trạng khi diễn mới phát hiện sai sót không  đáng có. 1.2. Về phía HS Các em phải có sự chuẩn bị chu đáo, tích cực tham gia cùng tập thể lớp. 11
  12. Có các thiết bị trực quan để  phục vụ  cho công tác diễn xuất: máy tính, máy chiếu, loa,   đạo cụ, trang phục… 2. Khả năng áp dụng Biện pháp có thể  áp dụng cho tất cả  các cấp học, với tất cả  đối tượng học sinh học   Ngữ văn. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự  thật và  hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ninh Bình, ngày 05 tháng 05 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO  Người viết sáng kiến ĐƠN VỊ CƠ SỞ Trương Thị Thu Hà Phạm Thị Thanh Hoa Đinh Thị Hương Hà Thị Thu Nguyễn Thị Ngọc Thúy PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆCCỦA CÁ NHÂN HỌC SINH Họ và tên học sinh được đánh giá:………………………………………… Thuộc nhóm:………………………………………… (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm Thái   độ 1 Tuân thủ theo sự điều hành của người điều hành 1 2 3 4 5 học tập 2 Thể hiện sự hứng thú đối với nhiệm vụ được giao 1 2 3 4 5 3 Tích cực, tự giác trong học tập 1 2 3 4 5 Thể  hiện sự  ham hiểu biết, nếu có câu hỏi phản   4 biện(phải là câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề) 1 2 3 4 5 5 Thể hiện được vai trò của cá nhân trong nhóm 1 2 3 4 5 Tổ   chức,  6 Cá nhân có đóng góp ý kiến trong nhóm 1 2 3 4 5 tương tác 7 Có sự sáng tạo trong hoạt động 1 2 3 4 5 Cá nhân tham gia vào tất cả  các giai đoạn làm việc  8 nhóm 1 2 3 4 5 Sản phẩm chung có những điểm mới để  nhóm khác  9 học tập 1 2 3 4 5 Kết quả 10 Sản phẩm chung đạt yêu cầu, có chất lượng 1 2 3 4 5 12
  13.   Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10): ………………………   Chữ kí người đánh giá 13
  14. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM Nhóm được đánh giá:……………………………………..……………………… Lớp:……………………. Sản phẩm được đánh giá: ………………………………………………………… ̣ Nôi dung Tiêu chí ̉ ối đa Điêm t Nhận xét ­   Có   nhan   đề   cho   tác  5   phẩm 1. Bố cục ́ ́ ̣ ̣ ­ Câu truc mach lac, lôgic 10   ­ Thể hiện trọn vẹn nội  20 dung   tác   phẩm/trích    2. Nội dung đoạn tác phẩm ­ Có sự sáng tạo 5   ­   Phục   trang,   đạo   cụ  10   chuẩn bị công phu, tỉ mỉ,    sáng tạo ­   Hiêụ   ưng ̣   ́   sinh   đông, 5   3. Hình thức hâp dân, phù h ́ ̃ ợp ­ Phối   kết   hợp   của   các  10 thành viên trong nhóm  hiệu quả ­   Diễn   xuất   tự   nhiên,  15   hấp   dẫn,  thu  hút    ngườixem ­ Xử   lí   tình   huống   linh  10   hoạt   4. Diễn xuất ­ Không bị  lệ  thuộc vào  5    phương tiện, kịch bản ­ Phân bô th ́ ơi gian h ̀ ợp  5   ly, không quá th ́ ời gian  qui định. Tổng điểm 100 Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10): ……………………… Chữ kí người đánh giá 14
  15. PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ YÊU THÍCH MÔN NGỮ VĂN TRƯỚC VÀ SAU KHI GIÁO VIÊN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SÂN KHẤU HÓA  Họ và tên học sinh:………………………………………………………………………… Lớp: ………………………………………………………………………………………..  Trường:……………………………………………………………………………………. Đánh dấu X vào câu trả lời em lựa chọn TRƯỚC KHI THỰC NGHIỆM SAU KHI THỰC NGHIỆM Câu 1: Sự hứng thú của em đối với môn Ngữ  Câu 1: Sự hứng thú của em đối với môn Ngữ  văn? văn Rất thích Rất thích Thích Thích Bình thường Bình thường Ghét Ghét Rất ghét Rất ghét Câu 2: Tâm lý của em khi học môn Văn như thế  Câu 2: Tâm lý của em khi học môn Văn như thế  nào? nào? Hào hứng, thích thú Hào hứng, thích thú Bình thường Bình thường Căng thẳng, mệt mỏi Căng thẳng, mệt mỏi Chán nản, không có gì hấp dẫn Chán nản, không có gì hấp dẫn Câu 3: Trong giờ học môn Văn em thường làm  Câu 3: Trong giờ học môn Văn em thường làm  gì? gì? Tập trung nghe giảng, phát biểu Tập trung nghe giảng, phát biểu Nghe giảng thụ động Nghe giảng thụ động Không tập trung Không tập trung Ý kiến khác Ý kiến khác 15
  16. Câu 4: Em thích học môn Văn vì sao? Câu 4: Em thích học môn Văn vì sao? Là môn thi tốt nghiệp THPT Là môn thi tốt nghiệp THPT Bài học sinh động, thầy cô vui vẻ Bài học sinh động, thầy cô vui vẻ Kiến thức dễ nắm bắt Kiến thức dẽ nắm bắt Phương pháp dạy sinh động, bài học  Phương pháp dạy sinh động, bài học  hấp dẫn hấp dẫn Câu 5: Em không thích học môn Văn vì sao? Câu 5: Em không thích học môn Văn vì sao? Môn Văn dài dòng, khó nhớ, nhàm  Môn Văn dài dòng, khó nhớ, nhàm  chán chán Thầy cô dạy khó hiểu, buồn tẻ Thầy cô dạy khó hiểu, buồn tẻ Không giúp ích gì cho em sau này Không giúp ích gì cho em sau này Phương pháp dạy không hay, không  Phương pháp dạy không hay, không  hấp dẫn hấp dẫn Lưu ý: HS có thể không ghi tên 16
  17. PHỤ LỤC 3 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SÂN KHẤU HÓA CÁC TÁC PHẨM VĂN  HỌC DÂN GIAN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 10 Lớp thực nghiệm Sân khấu hóa các tác phẩm Văn học dân gian: 10B10 – THPT Trần Hưng Đạo (45 học sinh – ban cơ bản D) Mức độ Trước khi thực  Sau khi thực nghiệm nghiệm Số lượng HS Tỉ lệ % Số lượng HS Tỉ lệ % Rất thích 0 0% 14 31,1% Thích 4 8,9% 25 55,6% Bình thường 34 75,6% 6 13,3 Không thích 6 13,3% 0 0% Rất ghét 1 2,2% 0 0% Lớp thực nghiệm Sân khấu hóa các tác phẩm Văn học dân gian: 10B1 – THPT Trần Hưng Đạo (39 học sinh – Ban cơ bản A) Mức độ Trước khi  Sau khi thực nghiệm thực nghiệm Số lượng HS Tỉ lệ % Số lượng HS Tỉ lệ % Rất thích 3 7,7% 6 15,4% Thích 2 5,1% 24 61,5% Bình thường 30 76,9% 13 23,1% Không thích 4 10,3% 0 0% Rất ghét 0 0% 0 0% Giỏi Khá Trung  Y ếu Kém Trên trung bình bình SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ  SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ lệ 17
  18. Điểm hệ  4 9,3% 27 62,8% 12 27,9% 0 0% 0 0% 43 100% số 2 (lần  1) Điểm hệ  19 44,2% 18 41,9% 5 13,9% 0 0 % 0 0% 43 100% số 2 (lần  2) Trung  1 2,3% 30 69,8% 10 23,2% 2 4,7 0 0% 41 95,3% bình môn  % văn (HK  I) Trung  4 9,3% 33 76,7% 6 14% 0 0% 0 0% 43 100% bình môn  văn (HK  II) Áp dụng tại lớp 10A8 năm học 2018 – 2019, trường THPT Gia Viễn B (43 học sinh – Ban cơ bản D) CHÚ THÍCH: SL: Số lượng học sinh Trung bình: từ 5,0 – 6,4 Giỏi: từ 8,0 trở lên Yếu: từ 3,5 – 4,9 Khá: từ 6,5 – 7,9 Kém: dưới 3,5 18
  19. PHỤ LỤC 4 GIÁO ÁN MINH HỌA TIẾT DẠY  CÓ SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN Tuần 8 Tiết 23 NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY Ngày soạn: 10/10/2020 Ngày dạy: 28/10/2020 I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: ­ Thấy được sự  phê phán của nhân dân đối với nhân vật thầy lí (hình  ảnh quan lại địa  phương) và thái độ giễu cợt với Cải (hình ảnh những người nông dân khờ khạo khi lâm vào  cảnh kiện tụng). ­ Nắm được nghệ thuật “tự bộc lộ” trong truyện cười. 2. Về kĩ năng: ­ Có kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại 3. Về thái độ: ­ Có thái độ phê phán, lên án nạn hối lộ và nhận hối lộ  4. Định hướng năng lực hình thành:  ­ Năng lực tự học, năng lực hợp tác.  ­ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. ­ Năng lực giao tiếp ­ Năng lực thẩm mĩ...  * Ghi chú: ­ Học sinh: Nguyễn Đình Ân lớp 10B1, thuộc diện học sinh khuyết tật  ­ Yêu cầu đánh giá: giảm nhẹ ở môn học II. Chuẩn bị bài học:  1.GV: Thiết bị dạy học, học liệu, tư liệu, phương pháp, kĩ thuật dạy học. Ngày 20/10/2020: giáo viên giao nhiệm vụ  cho học sinh (đã bốc thăm chia nhóm và   chọn nhóm sẽ diễn kịch) Nhiệm vụ nhóm diễn kịch: + Tìm hiểu và chuyển thể tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày sang kịch bản sân khấu + 22/10/2020: học sinh báo cáo GV về kịch bản, phân vai diễn xuất Nhiệm vụ các nhóm còn lại: + Đọc kĩ tác phẩm + Tìm hiểu lý thuyết chung về thể loại truyện cười dân gian VN + Tìm hiểu các nhân vật có trong truyện + Tìm hiểu nghệ thuật gây cười trong truyện 2. HS: Như nhiệm vụ GV đã giao và chuẩn bị các vật dụng học tập cần thiết III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định tổ chức lớp 19
  20. 2. Kiểm tra bài cũ:  3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG, YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Khởi động (8 phút): Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh tiếp nhận bài mới. Nhóm diễn kịch trình diễn vở kịch Nhưng nó phải bằng hai mày (Phụ lục hình ảnh, kịch  bản sân khấu kèm theo) Gv gọi các nhóm nhận xét về nội dung kịch bản, về khả năng diễn xuất, về sự sáng tạo,   hợp tác nhóm của nhóm diễn kịch Gv nhận xét, đánh giá quá trình làm việc ở nhà và trình diễn trên lớp của học sinh Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) Hoạt động 2.1. Hướng dẫn học sinh tìm  I. Tìm hiểu chung hiểu chung về thể loại truyện cười 1. Khái niệm truyện cười Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm của   ­ Truyện cười là tác phẩm tự  sự  dân gian  truyện cười, phân loại truyện cười. ngắn,   có   kết   cấu   chặt   chẽ,   kết   thúc   bất  Hình thức:cá nhân ngờ, kể  về  những sự  việc xấu, trái với tự  Kĩ thuật: phát vấn, kĩ thuật công  não. Trình   nhiên,   có   tác   dụng   gây   cười,   nhằm   mục   bày 1 phút. đích giải trí, phê phán. B1: GV: Em hiểu thế  nào là truyện cười?   2. Đặc điểm và phân loại Có mấy loại truyện cười? Trình bày những  ­ Có hai loại truyện cười: đặc điểm của truyện cười?  + Truyện khôi hài: là loại truyện cười chủ  B2:  HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản   yếu tạo ra tiếng cười nhằm mục đích giải  thân suy nghĩ trả lời.   trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục). B3:  GV gọi hs trả  lời, gọi hs khác   nhận   +   Truyện   trào  phúng:   là   loại   truyện   cười  xét. tạo ra tiếng cười nhằm mục đích phê phán.  B4:  GV  nhận xét, đánh giá, bổ  sung, chốt   Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân  lại kt vật thuộc tầng lớp xã hội trên trong xã hội  nông thôn Việt Nam xưa. Ngoài ra, cũng có  khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật  xấu trong một bộ phận nhân dân.  ­ Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là  Hoạt động 2.2 Giáo viên hướng dẫn học  truyện cười thuộc thể loại trào phúng. sinh đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản   ­   Mục   tiêu:   Giúp   học   sinh   nắm   được   ý   a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí nghĩa   của   tiếng   cười   phê   phán,   đả   kích   ­ Quan hệ  giữa người đi kiện và người xử  trong từng tác phẩm; hiểu  được đặc sắc   kiện. ­ Khi đến cửa quan, quan hệ  này đã được  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2