Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy môn Hóa học ở trường phổ thông
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là di sản văn hóa dù dưới dạng di sản phi vật thể hay vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học, giáo dục dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của học sinh hấp dẫn hơn, học sinh hứng thứ học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy môn Hóa học ở trường phổ thông
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng sáng kiến cấp Tỉnh –Tỉnh Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 NguyễnThành Chung 22/11/1979 THPT Ngô Thì Nhậm Phó HT Cử nhân 20% 2 Phạm T.Thanh Tuyền 26/09/1986 THPT Ngô Thì Nhậm Tổ phó CM Cử nhân 20% 3 Hoàng Thị Thực 08/04/1984 THPT Ngô Thì Nhậm Giáo viên Cử nhân 20% 4 Nguyễn Quốc Việt 11/8/1979 THPT Ngô Thì Nhậm Giáo viên Cử nhân 20% 5 Phạm Thị Nhài 07/8/1983 THPT Ngô Thì Nhậm Giáo viên Cử nhân 20% I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Giải pháp sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy môn Hóa học ở trường phổ thông” - Lĩnh vực áp dụng: Môn Hóa học THPT II . Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm Các năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu thu được những kết quả nhất định. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong đó có hình thức sử dụng di sản văn hóa địa phương vào việc giảng dạy ở các trường phổ thông Tuy nhiên hình thức này chủ yếu được áp dụng với các bộ môn như lịch sử, địa lí,văn học, âm nhạc……với bộ môn hóa học khi nhắc đến không ít thầy cô tỏ ra e dè,mông lung hoặc coi nhiệm vụ dạy học gắn với di sản không phải là nhiệm vụ của bộ môn hóa học. Do đó số giáo viên chủ động tìm hiểu về hình thức dạy học theo di sản vẫn còn quá khiêm tốn. Không ít giáo viên vẫn không chịu “dứt bỏ” lối mòn của phương pháp cũ, bài học trên lớp và nhịp thở cuộc sống bên ngoài vẫn còn một khoảng cách xa vời, một số giáo viên thụ động trong việc nghiên cứu, thiết kế nội dung và chưa chủ động việc sưu tầm tư liệu, tranh, ảnh hay kế hoạch cho HS đi trải nghiệm tại các di sản ở địa phương. Bên cạnh đó,cũng có một số ít giáo viên có ý thức sử dụng các tranh ảnh, tư liệu khi đề cập đến các nội dung có gắn với các di sản địa phương. Tuy nhiên, các nguồn tư liệu này chỉ mang tính chất minh họa chứ giáo viên chưa tập trung khai thác hết ý nghĩa vấn đề nên chỉ nêu được bản chất về kiến thức hóa học hàn lâm mà chưa làm toát lên những giá trị văn hóa, lịch sử của những di sản nói trên. Ưu điểm: + Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp cũ có tính hệ thống, tính logic cao. + Thời gian chuẩn bị và xây dựng cho tiết dạy cũng không cần công phu. Nhược điểm + Do học sinh không hứng thú nên kiến thức có được cũng dễ bị lãng quên.
- + Không phát triển và hình thành năng lực cần thiết cho học sinh do đó giáo dục không đáp ứng được yêu cầu năng lực của xã hội hiện đại. + Không phát huy được khả năng của mỗi cá nhân trong tập thể lớp. + Kỹ năng ứng dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. - Những tồn tại cần khắc phục: Ninh Bình là 1 địa phương có rất nhiều di sản văn hóa không chỉ cấp địa phương (huyện, tỉnh) , cấp nhà nước mà còn có cả di sản văn hóa thế giới như Tràng An , Tuy nhiên, nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn và nhà trường không có hoặc còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy bộ môn như bản đồ, ảnh tư liệu, băng hình tư liệu... nên khi dạy đến các tiết học này, nếu giáo viên không chủ động tìm hiểu sưu tầm thì gần như học sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận ở địa phương mình; Mặt khác, bản thân giáo viên không phải ai cũng có hiểu biết tường tận về các hình thức dạy học mới nên việc dạy học gắn với di sản có khi còn bị xem nhẹ, hoặc coi như nội dung học sinh tự tìm hiểu thêm ngoài giờ học. Cần phải có 1 cách hiểu sâu sắc về ý nghĩa của việc dạy học gắn với di sản tại địa phương. 2.Giải pháp mới cải tiến: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay đang trở thành một giải pháp mới và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế do các giải pháp dạy học cũ đã làm. Tuy nhiên, việc đưa di sản văn hóa vào dạy học môn Hóa học là một giải pháp hoàn toàn mới mà trước đó chưa từng được đặt ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương nói riêng và dạy học môn Hóa học nói chung. Di sản văn hoá Ninh Bình, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt. Để giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học. Bản thân chúng tôi là những giáo viên dạy môn Hóa học rất quan tâm đến vấn đề này; vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “ Giải pháp sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy môn Hóa học ở trường phổ thông”. + Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa danh thắng Tràng An, đền Dâu, đền Quán cháo vào chương ‘Kim loại kiềm thổ và hợp chất’ –SGK hóa học 12 + Hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa, báo cáo kết quả thông qua tổ chức ngoại khóa (cuộc thi giữa các đội chơi). -Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Di sản văn hóa dù dưới dạng di sản phi vật thể hay vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học, giáo dục dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của học sinh hấp dẫn hơn, học sinh hứng thứ học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Dạy học gắn với di sản giúp hình thành và phát triển một số kỹ năng sống cho học sinh như: +Kỹ năng giao tiếp +Kỹ năng lắng nghe tích cực +Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng +Kỹ năng hợp tác +Kỹ năng tư duy phê phán +Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
- +Kỹ năng đặt mục tiêu +Kỹ năng quản lý thời gian: +Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lý : Khi làm việc với/ tại nơi có di sản, GV và HS phải gia tăng cường độ làm việc. GV không thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm hiểu mà cần hướng dẫn HS tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin, tìm hiểu về di sản, để tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Đôi khi HS có thể được yêu cầu tổ chức triển lãm những hiện vật, bài viết giới thiệu về di sản do các em thu thập được. Môi trường làm việc thay đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể HS được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương sẽ giúp các em cảm thấy bài học gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em. Qua đó, sẽ bồi dưỡng học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn. Và trên hết, các em sẽ tự nảy sinh ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cũng như kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa trong lịch sử quê hương, đất nước. Có thể nhận thấy rõ nhất tính hơn hẳn của giải pháp mới cải tiến với giải pháp cũ thường làm thông qua bảng so sánh dưới đây: Nội dung Giải pháp cũ thường làm Giải pháp mới cải tiến - Giáo viên không sử dụng hoặc - Giáo viên chủ động, linh hoạt trong đưa quá nhiều nguồn tư liệu (di việc chọn lọc và khai thác một số di Ưu điểm sản), không chọn lọc, phân loại sản quan trọng vào trong bài dạy. được nguồn tư liệu (di sản). - Kiến thức học sinh tiếp cận - Học sinh tiếp cận khối lượng kiến nặng nề, dàn trải, khó hiểu, kém thức phong phú, dễ hiểu vì được gắn Kiến thức sinh động, hấp dẫn. liền với thực tiễn sinh động. - Không thực hiện được. - Học sinh được phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt Kĩ năng được giáo dục kỹ năng sống và bản lĩnh với cuộc sống thực tại. - Không thực hiện được. - Học sinh được phát triển trí tuệ và Phát triển nhân cách, tiến tới được giáo dục toàn diện. - HS ít hứng thú hơn với bài học, - Học sinh say mê, hứng thú học tập; Thái độ xem nhẹ hoặc không yêu thích từ đó hình thành thái độ đúng đắn đối môn hóa học. với môn hóa học. III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế: Dạy học gắn với di sản giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sâu sắc, nhớ kỹ, hiểu lâu thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức nhất là phần vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các tình huống, hiện tượng thực tế trong các đề thi THPTQG hiện nay. Do vậy khả năng đỗ vào các trường đại học cao đẳng ngay năm thi đầu tiên cao hơn , tiết kiệm được thời gian và tiền của so với những học sinh phải thi nhiều lần. Ngoài ra khi học gắn với di sản văn hóa, học sinh có ý thức quảng bá du lịch, giới thiệu về các di sản văn hóa và những địa danh du lịch nổi tiếng của nước nhà cho bạn bè trong nước và thế giới thông qua các phương
- tiện đại chúng, mạng xã hội như facebook, zalo... nhằm thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu nhập quan trọng cho kinh tế nước nhà thông qua du lịch. 2. Hiệu quả xã hội: Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng cường hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn, phương thức sử dụng di sản giúp cho học sinh hứng thú với hình thức học tập ngoài thực địa qua đó làm giảm áp lực trong các giờ học lý thuyết căng thẳng, trừu tượng trên lớp. Học tập gắn với di sản địa phương còn hình thành ở các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng nền kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha. Từ đó các em có ý thức trách nhiệm bảo vệ những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể của địa phương, góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng: Tổ chức chuyên đề ngoại khóa : cần không gian lớn và số học sinh nhiều - Cần nhiều thời gian: Giáo viên và học sinh phải có thời gian lên kế hoạch , lựa chọn di sản, thăm quan, trải nghiệm thu thập thông tin, xử lý các thông tin về di sản nên thời gian cần nhiều hơn so với việc dạy học thông thường . - Chuẩn bị công phu: giáo viên cần chuẩn công phu về từng bước dạy học gắn với di sản, liên hệ với cán bộ văn hóa tại nơi có di sản, hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu, thăm quan di sản, tổ chức cho học sinh báo cáo về kết quả thu được. 2. Khả năng áp dụng: Nội dung phù hợp: Sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với các trường trung học. Tuy nhiên đối với các môn khoa học tự nhiên dạy học gắn với di sản văn hóa địa phương được thực hiện không hề dễ, chỉ có một số nội dung có thể áp dụng được. Sáng kiến trên đây có thể áp dụng lồng ghép trong việc giảng dạy môn Lịch Sử, Địa lý. Ngoài ra, còn là nguồn tư liệu để quảng bá du lịch Việt Nam, tạo điều kiện phát triển du lịch Việt Nam. Chúng tôi xin cam đoan mọi thong tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Tam Điệp, ngày 10 tháng 05 năm 2018 CƠ SỞ Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thành Chung Phạm Thị Thanh Tuyền Hoàng Thị Thực Nguyễn Quốc Việt Phạm Thị Nhài PHỤ LỤC 1
- PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA a. Khái niệm, đặc điểm và phân loại di sản văn hóa * Khái niệm về di sản văn hóa: Di sản văn hoá: Bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể ( bao gồm di sản văn hóa nhân tạo và thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,văn hoá, khoa học, đc lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. * Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sang tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sang tạo từ nhiều thế hệ cho tới nay . Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại . Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sang tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn háo bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam * Phân loại di sản văn hóa Việt Nam Di sản văn hóa Việt Nam được chía thành 2 loại : .Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. + Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. + Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. + Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. PHẦN II: SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG a, Những yêu cầu về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông - Nguyên tắc chung: Trong quá trình thực hiện, cần: Đảm bảo tính phù hợp của việc sử dụng di sản văn hóa vào bài học; Đảm bảo tính chính xác đối với các nội dung của di sản văn hóa; Đảm bảo tính khả thi trong đáp ứng yêu cầu phân phối chương trình của môn học. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm b, Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường phổ thông: + Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa).
- + Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích. + Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; Dạy học tại nơi có di sản văn hóa; Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;… +. Lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa. c, Vai trò của di sản: Di sản la một nguồn nhận thức , một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung . Vì vậy việc sử dụng di sản trong việc dạy học có ý nghĩa toàn diện : + Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh : Các di sản văn hóa sử dụng trong dạy học, giáo dục góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng kahr năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng lien quan đến bài học tồn tại trong di sản . Tiếp cận với di sản học sinh sử dụng thông tin tín hiệu thứ nhất ( sử dụng các giác quan: mắt – nhìn; tai- nghe; mũi – ngửi, tay- sờ...) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu những kiến thức cần thiết từ di sản. Ngoài ra các gía tri có trong di sản còn được giáo viên khai thác bằng cách đặt câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho học sinh tìm hiểu chúng, qua đó di sản được sử dụng như một phương tiện điều khiển quá trình nhận thức của học sinh . Những gợi ý đó giúp cho quá trình thăm quan, trải nghiệm trở nên ý nghĩa hơn, bài học sống động hơn, lý thú hơn. + Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết trong quá trình tiếp cạn với di sản ; kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng , sự vật có trong di sản văn hóa + Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú nhận thức là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập . Trong quá trình tiếp cận di sản văn hóa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu . Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn trở nên tích cực phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi than thiện, bảo vệ di sản văn háo tốt hơn +Phát triển trí tuệ của học sinh : Trong quá trình học tập trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy , nhờ việc tạo ra những hoạt động thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lý : tri giác, biểu tượng, trí nhớ ..... cho học sinh tiếp cận di sản đúng mục đích , đúng lúc với những phương pahps dạy học phù hợp sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, thu thập thông tin và xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh qua đó phát triển trí tuệ cho các em +Giáo dục nhân cách cho học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học sống động , đa dạng nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác nên có tác động đến tình cảm tư tưởng , đạo đức, tới việc hình thành nhân cách cho học sinh - Góp phần phát triển một số kỹ năng sống cho học sinh :
- Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quá, học sinh. Dạy học gắn với di sản giúp hình thành và phát triển một số kỹ năng sống như: +Kỹ năng giao tiếp: Làm việc với di sản học sinh có được môi trường giao tiếp cởi mở không chỉ trong phạm vi lớp học , đôi khi cả với người nước ngoài. Giáo viên lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũng chính là góp phần phát triển kỹ năng sống cho các em +Kỹ năng lắng nghe tích cực: Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trugn chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác , cho biết ý kiến pahnr hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. Giáo viên luuw ý cho học sinh lắng nghe về người giwois thiệu di sản, đưa ra các câu hỏi tìm hiểu sâu về di sản cũng chính là hướng dẫn các em phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực +Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng: Cho học sinh tiếp cận di sản, giáo viên lưu ý học sinh tìm hiểu sự vật hiện tượng liên quan tới di sản một cách chi tiết, cụ thể và tạo điều kiện để học sinh trình bày được những thông tin thu được và bộc lộ những suy nghĩ của bản thân +Kỹ năng hợp tác: Trong quá trình làm việc học sinh biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao +Kỹ năng tư duy phê phán: Khi thu thập những thông tin về di sản, học sinh lí giải các thông tin đó , đặc biệt là các thông tin trái chiều , xác định bản chất vấn đề , tình huống, sự vật, hiện tượng, đưa ra những nhận định về mặt tích cực, hạn chế . Điều đó góp phần phát triển kỹ năng tư duy phê phán + Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm : Việc GV giao nhiệm vụ rõ ràng, HS tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụ được giao một cách có ý thức, nhiệt tình và có kết quả. Quá trình đó giúp cho kỹ năng đảm nhận trách nhiệm của HS được rèn luyện. + Kỹ năng đặt mục tiêu: Ở từng hoạt động cụ thể, học sinh p biết mình phải làm gì sau khi làm việc với di sản, từ đó có kế hoạch để đạt mục tiêu đề ra + Kỹ năng quản lý thời gian: Các buổi dạy học với di sản bao giờ cũng bị giới hạn bởi thời gian, dù có vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, nghĩa là HS có vài ngày, đôi khi vài tuần để chuẩn bị, song thời gian vật chất dành cho việc này thực ra rất hạn chế. Điều đó đòi hỏi HS phải biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuân thủ đúng kế hoạch đã định mới có thể thực hiện đầy đủ các công việc và cuối cùng có sản phẩm theo dự kiến. Nếu biết tuần tự thực hiện các bước trong cả quá trình, HS sẽ tránh được căng thẳng do áp lực công việc gây nên. Quản lí thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm. + Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Học sinh biết cách thu thập thông tin, chuẩn bị những dụng cụ để tìm kiếm thông tin, biết cách sắp xếp các thông tin thu thập được, từ đó tổng hợp, so sánh, đối chiếu lý giải các thông tin thu thập được d, Các bước xây dựng kế hoạch dạy học gắn với di sản Bước 1 : Lập danh mục di sản văn hóa tại địa phương Để có được danh mục đầy đủ nhất, giáo viên cần: - Hiểu được khái niệm và biết cách nhận diện di sản văn hóa; - Điều tra thông tin về các loại hình di sản văn hóa đang tồn tại ở địa phương, thông qua:
- • Tham khảo danh mục kiểm kê di sản văn hóa của Phòng Văn hóa và Thông tin quận, huyện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố • Thu thập thông tin từ cộng đồng, đặc biệt là từ già làng, trưởng bản, trưởng thôn hay những người cao tuổi khác, v.v. thông qua phỏng vấn; • Tra cứu thông tin qua tư liệu sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu, v.v. về di sản văn hóa tại thư viện nhà trường, thư viện huyện, thư viện tỉnh, thư viện quốc gia, v.v; • Tra cứu thông tin trên Internet. - Lập danh mục di sản văn hóa của địa phương hoặc nhóm dân tộc và mô tả tóm tắt về các di sản đó trong danh mục. Ở bước này giáo viên cần đảm bảo sự phù hợp của các di sản khai thác sử dụng với nội dung bài học. Giáo viên cần kiểm tra tính chính xác của thông tin về di sản với sự giúp đỡ của cán bộ văn hóa, nhà nghiên cứu, quản lý di sản văn hóa tại địa phương hoặc đối chiếu với các nguồn thông tin chính thống. Bước 2 : Tìm ra mối liên kết giữa nội dung bài học với di sản văn hóa của địa phương Để thực hiện bước này, giáo viên: - Nghiên cứu nội dung các bài học trong chương trình, sách giáo khoa và nội dung các di sản văn hóa tại danh mục đã lập ở Bước 1; - Lập bảng danh mục chỉ ra liên kết giữa nội dung bài học và di sản văn hóa; - Trên cơ sở bảng tổng hợp, chọn một (hoặc nhiều) di sản văn hóa, phù hợp với bài học để tiến hành thiết kế bài học sử dụng các di sản đó. Bước 3: Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa 1. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến di sản văn hóa đã lựa chọn: Trước khi tổ chức nghiên cứu tại thực địa, giáo viên - Nghiên cứu mọi tư liệu đã có liên quan đến di sản văn hóa đã được lựa chọn; - Xác định các thông tin, tư liệu cần bổ sung để xây dựng nội dung bài học; - Chuẩn bị bảng câu hỏi phỏng vấn tại thực địa về nội dung di sản văn hóa cần bổ sung; - Dự kiến các hoạt động học tập hoặc thí nghiệm, thực hành có sử dụng di sản văn hóa 2. Xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học Trên cơ sở các di sản đã được xác định ở Bước 2, giáo viên xây dựng kế hoạch bài học hay tổ chức chương trình ngoại khóa. Nếu là tiết học thì chú ý thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp. Nếu là chương trình ngoại khóa thì có thể tổ chức dưới dạng cuộc thi giữa các đội chơi 3. Nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế Giáo viên tổ chức cùng học sinh nghiên cứu thực tế, khảo sát tại nơi có di sản. Việc tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế không nên quá dài và nên chia thành 2 đợt, mỗi đợt khoảng 1-2 ngày: - Đợt 1: Tiến hành thu thập thông tin tại nơi có di sản thông qua cách thức phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay phim, v.v. và kiểm chứng tính phù hợp của di sản với nội dung bài học. Kiểm chứng hoạt động học đã gợi ý có phù hợp với yêu cầu nội dung và thời lượng bài học hay không. Xác định hình thức tổ chức dạy học: trên lớp hoặc tại di sản (Bài học tại thực địa)... Nghiên cứu khả năng mời người nắm giữ, thực hành di sản tại địa phương tham gia vào hoạt động dạy học.Trong dđợt 1 GV nên vận dụng đánh giá quá trình, sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trực tiếp của mình đối với các họat động của các em trong suốt quá trình HS học tập với di sản. Để quan sát và đánh giá được mức độ đạt kết quả làm việc với di sản của HS, GV cần: + Xác định mục tiêu đánh giá, địa điểm, thời gian và đối tượng quan sát; + Xây dựng phiếu kiểm hoặc bảng tiêu chí quan sát, thang xếp hạng; + Căn cứ vào phiếu kiểm hoặc bảng các tiêu chí để ghi kết quả quan sát
- - Đợt 2: Bổ sung tư liệu còn thiếu sau khi chỉnh sửa lại kế hoạch bài học. Chuẩn bị hiện vật, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho bài học. Trong trường hợp không có điều kiện để tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tại thực tế, giáo viên với sự trợ giúp của cán bộ văn hóa có thể tìm hiểu sâu về di sản thông qua các buổi nói chuyện, thuyết trình, giảng dạy của các nhà nghiên cứu về từng di sản văn hóa cụ thể hoặc thông qua các nguồn tư liệu phát hành chính thức và các cơ quan quản lý văn hóa. 4. Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bài học Dựa trên các nguồn tư liệu đã thu thập (sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu, phỏng vấn, bài viết của nhà nghiên cứu, v.v.) và tư liệu thu thập từ nghiên cứu thực tế, giáo viên phối hợp với chọn lọc phần tư liệu về di sản có giá trị sử dụng hiệu quả nhất để gắn với bài học và khắc sâu kiến thức về phần này. 5. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế hoạt động học tập Tùy từng môn học, thời gian và hình thức tổ chức dạy học, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế hoạt động học tập trước, trong và sau tiết học sao cho phù hợp. Bước 4 : Giảng tập dượt, đánh giá và hoàn thiện Sau khi hoàn thành việc thiết kế bài học, nếu điều kiện cho phép, giáo viên tổ chức giảng tập dượt trong tổ bộ môn hoặc sử dụng một tiết học để giảng thử nhằm xác định: - Tính phù hợp của việc sử dụng di sản văn hóa vào bài học; - Tính khả thi trong việc đáp ứng các yêu cầu trong phân phối chương trình của môn học; - Tính chính xác của nội dung di sản văn hóa. Dựa trên những ý kiến đánh giá sau giảng tập dượt, giáo viên cần thống nhất để điều chỉnh tiến trình bài học, các hoạt động, tư liệu hình ảnh và lời giảng của giáo viên cho phù hợp và hoàn thiện kế hoạch, thiết kế bài học. Bổ sung thêm tư liệu, phương tiện phục vụ cho bài học (nếu cần). Bước 5 :Tiến hành giảng dạy bài học sử dụng di sản văn hóa Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế cần đưa bài học vào kế hoạch giảng dạy của bộ môn trong học kỳ hoặc năm học, Ban Giám hiệu, tổ bộ môn cần theo dõi tình hình thực hiện thực tế, đánh giá và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần). Giáo viên bộ môn tổ chức giảng dạy bài học trên lớp hoặc tại di sản (tại thực địa) , hoặc tổ chức buổi ngaoij kháo theo kế hoạch và thiết kế bài học đã xây dựng (Chú ý đến công tác chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi điều kiện để việc tổ chức dạy học diễn ra an toàn, đúng kế hoạch và hiệu quả). Các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương cần phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên cứu về di sản văn hóa thường xuyên tổ chức dự giờ kiểm tra và đánh giá về chất lượng, hiệu quả triển khai sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học; đồng thời đưa ra góp ý, bổ sung và xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng và những chính sách hỗ trợ cho giáo viên.
- PHẦN III: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BÀI HỌC - Di sản văn hóa vật thể: Đền dâu thuộc địa phận phường Nam Sơn –TP Tam Điệp – Ninh Bình, đền Quán Cháo thuộc địa phận phường Tây Sơn –TP Tam Điệp –Ninh Bình đã được công nhận là di sản vật thể cấp tỉnh, đặc biệt khu danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam trên thế giới - Trường THPT Ngô Thì Nhậm thuộc thôn 4B, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đối tượng học sinh của trường THPT Ngô Thì Nhậm bao gồm nhiều học sinh có hộ khẩu thường trú tại các phường trên địa bàn thành phố, trong đó có rất nhiều gia đình học sinh ở gần đền dâu, quán cháo. Học sinh ở tất cả các lớp đều có khả năng thu thập, tìm kiếm tư liệu (tư liệu hóa học, tranh ảnh) thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm ở di sản gần khu vực nơi cư trú. - Về phương tiện dạy học: nhà trường đã tiến hành tổ chức cho học sinh khối 12 cùng với giáo viên nhóm Hóa học đi học tập trải nghiệm tại di sản văn hóa danh thắng Tràng An, đề Dâu, đền Quán cháo. -Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay nhằm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, trong đó coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay. -Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Qua đó, bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và giúp học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn. *Các bước tiến hành dạy học gắn với di sản địa phương cho Kim loại kiềm thổ và hợp chất - Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn giáo án chi tiết, tỉ mỉ dựa trên các tài liệu Hướng dẫn dạy học môn hóa học, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình., tài liệu dạy học gắn với di sản.. - Bước 2: Lập bảng hệ thống các nội dung sử dụng di sản. - Bước 3: Liên hệ với một số hộ gia đình thuộc ở gần di sản đền dâu, quán cháo, , ban quản lí di sản, thuê xe, hướng dẫn viên, đi tiền trạm… - Bước 4: Trên cơ sở lựa chọn, khoanh vùng những Hs cư trú gần địa điểm di sản, giáo viên phân công học sinh tìm hiểu, sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu có liên quan. - Bước 5: Thiết kế chương trình ngoại khóa, hoàn thiện hồ sơ dạy học hoàn chỉnh dựa trên kết quả đã thu thập được và xử lý hợp lý các nguồn thông tin tư liệu. - Bước 6: Giáo viên và học sinh cùng tiến hành trải nghiệm tại di sản. - Bước 7: Tổ chức các hoạt động về nhà của học sinh: Chia HS thành các nhóm giao bài tập về nhà Liên hệ thực tiễn (suy nghĩ và hành động) của học sinh về di sản và chuẩn bị tập luyện cho phần thi của 3 đội
- PHỤ LỤC 2 KẾ HOẠCH CHI TIẾT 1.Kế hoạch chuẩn bị cho tổ chức ngoại khóa STT Thời Nội dung công việc Người thực hiện Bộ phận Lãnh đạo gian phối hợp phụ trách 1 5/2 Tổ chức đi tham quan học tập Nhóm hóa học, tại di sản HS khối 12 2 3/3 Hoàn thành nội dung chuyên Tổ Lí –Hóa- đề Sinh - CN Đội 1 Đ/c Nhài Đội 2 Đ/c Thực Đội 3 Đ/c Việt Biên tập tài liệu nội dung Đ/c Tuyền chuyên đề 3 5/3-31/3 Tổ chức thực hiện chuyên đề Nhóm hóa học, SVTT HS các đội thi 4 25/3 Sơ duyệt phần thi chào hỏi, Đ/c Nhóm Hóa học, Đ/c Tuân, báo cáo trải nghiệm tại trường Nguyễn HS các đội thi SVTT Chung 26/3- Liên hệ với phòng Văn hóa 5 31/3 mượn hội trường, cơ sở vật BGH chất… Trong Chuẩn bị máy chiếu, máy tính, Đ/c Tuân, Đ/c Đinh 6 Đ/c Việt tháng 3 chuông, đèn, bục, biển hiệu… Đoàn TN Hiền 1/4 Sơ duyệt phần thi năng khiếu Nhóm hóa học, Đ/c Tuân 7 tại trường HS các đội thi SVTT 8 2-14/4 Văn nghệ ( 2 tiết mục) Đ/c Thoa Đoàn TN 9-14/4 Chuẩn bị tài liệu, chế độ, hoa Đ/c tổ Văn 9 quả, nước uống.. Đ/c Nhài Đ. Hiền phòng 9-15/4 Tổng duyệt chương trình, chạy Tổ Lí –Hóa- sân khấu. Nhóm Hoá, 10 Sinh – CN HS các đội thi SVTT 2. Tổ chức chuyên đề: - Thời gian: Từ 14h 00 ngày 16/4/2018 - Địa điểm: Nhà văn hóa TP Tam Điệp Stt Thời gian Nội dung công việc Người thực Bộ phận phối Lãnh đạo hiện hợp phụ trách 1 13h-13h30 Phụ trách sân khấu, kiểm Cán bộ phụ tra âm li, loa đài, lắp đặt Đ/c Việt, Tuân trách của phòng Đ/c Đ. Hiền máy chiếu, chuông đèn… Văn hóa TP 2 13h.15phút Tập trung học sinh khối 12 Đ/c Hưng, GVCN, SVTT Đ/c Hồng + tổ Tổ Văn phòng, Đ/c N. 3 Đón tiếp khách 13h.30phút Lí- Hóa- Sinh- SVTT Chung
- CN 4 14h Điều hành chương trình Đ/c Thực, Nhài Đ/c Tuyền Tổ Lí –Hóa- 14h.15 - Thực hiện nội dung chuyên HS Tường Sinh, SVTT 5 16h.30 đề 12D Đ/c Việt(TB), 6 Giám khảo Huệ, P. Loan, Thanh 3. Nội dung -Khối lớp 12 gồm có 6 lớp, tổng số học sinh là 214 em. -Tổ chức cho học sinh đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm: Khu du lịch sinh thái Tràng An (Hoa Lư), và 2: di tích lịch sử Đền Dâu, Quán Cháo (Tam Điệp), cơ sở sản xuất thạch cao - Hình thức báo cáo chuyên đề: Sân khấu hóa - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả trải nghiệm tại di sản với 3 đội thi, mỗi đội thi gồm 6 em, cử 1 học sinh làm đội trưởng (Mỗi đội lấy 1 học sinh ở 1 lớp ) Mỗi đội sẽ trải qua 4 phần thi chính thức: a. Phần thi khởi động - Thời gian : 15 phút - Nội dung: Giới thiệu đội chơi. Mỗi đội có tối đa 5 phút để giới thiệu về đội mình + Đội 1: Tràng An + Đội 2: Đá vôi + Đội 3: Thạch cao Điểm tối đa cho phần này là 30 điểm b. Phần thi vượt chướng ngại vật – Thời gian : 15 phút - Nội dung: Ba đội chơi sẽ tham gia trả lời 9 câu hỏi tương ứng với 9 bức tranh nhỏ. -Nội dung câu hỏi: Chủ đề về “Kim loại kiềm thổ và hợp chất”. Lần lượt các đội được chọn ô câu hỏi, quyền trả lời thuộc về đội có tín hiệu trả lời sớm nhất, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị mất điểm và không được trả lời lại. Ngoài việc trả lời được đúng các đáp án ,các đội chơi phải giải thích được bản chất hóa học của câu hỏi khi MC yêu cầu. Các đội có quyền trả lời chủ đề của bức tranh bất cứ lúc nào, trả lời đúng sẽ nhận được 30 điểm, trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu các bức tranh nhỏ đã mở ra hết thì các đội chơi có 15s suy nghĩ trả lời chủ đề của bức tranh. c. Phần thi tăng tốc - Thời gian: 30 phút, - Nội dung: Báo cáo kết quả trải nghiệm di sản, mỗi đội có tối đa 10 phút Đội 1: Sự hình thành núi đá vôi, thạch nhũ trong các hang động ở Tràng An và ý nghĩa của di sản Đội 2: Ứng dụng của canxicacbonat trong di sản địa phương Đội 3: Ứng dụng của canxi sunfat và sản xuất thạch cao Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm d. Phần chơi “Giao lưu với khán giả” cho học sinh khối 12 – Thời gian: 10 phút
- - Nội dung: MC nêu câu hỏi vui và mời 4 khán giả lên thực hành thí nghiệm kiểm chứng. Có phần quà giành cho khán giả trả lời đúng câu hỏi. e. Phần thi: Về đích. - Thời gian: 30 phút -Nội dung: Các đội sẽ thể hiện phần thi năng khiếu Mỗi đội có thời gian tối đa là 10 phút để thể hiện tài năng của mình như hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch, kể chuyện…… Yêu cầu nội dung có lồng ghép kiến thức hóa học và các vấn đề di sản ở địa phương Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm Đội 1: Kịch Tấm cám chảy hội tràng an Đội 2: Giới thiệu Tràng An bằng tiếng anh Đội 3: Vẽ phong cảnh Tràng An g. Phần trình diễn thời trang Mỗi lớp 12 làm 1 sản phẩm với chủ đề : nét đẹp hồi sinh. Nguyên liệu: sử dụng tái chế các nguồn nguyên liệu như giấy, túi bóng, nhựa…..
- PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN * Phần thi khởi động ĐỘI I: Kịch lý trưởng- mẹ đốp Lý Trëng: Thu ®i ®Ó l¹i l¸ vµng Anh ®i ®Ó l¹i cho nµng th»ng cu Mïa thu nèi tiÕp mïa thu Th»ng cu nèi tiÕp th»ng cu ra ®êi ơ hay, sao đang ngâm thơ mà lại tới cửa nhà con Đốp thế nhỉ (ngó nghiêng) người đâu, sao cöa gi¶ l¹i më toang ho¸c thÕ nµy? (tiÕng chã sña, tiÕng qu¸t chã cña LT) MÑ §èp:th»ng nµo síng tªn bµ ngoµi ®Êy thÕ h¶? Lý Trëng: tao ®©y chø ai (dïng gËy ®¸nh M§) MÑ §èp:Mµy ,èi èi, thÊy Lý a. thÇy bít nãng, em l¹i cø tëng th»ng nµo.®Õn t¸n tØnh em chø (..) Lý trëng: mµy tëng mày lµ ai, T©y Thi ch¾c. Tr«ng nh thÞ në ®éi må sèng dËy ý. Mµ c«ng nhËn nom mÑ ®èp d¹o nµy còng phæng phao gím nhØ MÑ §èp : D¹, nhê hång phóc cña thÇy mµ con míi ®îc nh vËy ®Êy a Lý trëng: L¸o, con nµy bè l¸o, Sao l¹i nhê tao? MÑ §èp: D¹, mçi ngµy thÇy ghÐ qua th¨m con 5 lÇn 7 lît. Thö hái con ko kháe sao ®îc a Lý trëng: uh, mµy nãi còng ph¶i. §· ®Ñp ngêi l¹i cßn s¸ng d¹. L¹i ®©y cho thÇy .. 1 c¸i naß(dïng c¸n « kÐo M§, bÞ M§ ®Èy cho ng·) õ hõm, (chØnh l¹i quÇn ¸o)thÕ nµy §èp, thÇy lµ thÇy qua ®©y cã viÖc lµng viÖc x·.Nh©n tiÖn hái th¨m xem mµy có việc gì cần ông không?. ThÕ c¸i th»ng Mâ nhµ mµy nã ®i ®©u råi h¶? MÑ §èp: D¹, ®«i ¬n thÇy Lý, nhµ con míi s¸ng nay ®· bÞ cô lín gäi ®i råi ¹ Lý tr¬ng: (xem xÐt kh¾p nhµ) thÕ mÑ mµy ë nhµ cã mét m×nh th«i a? hÝ hÝ MÑ §èp: D¹ Lý trëng: được thế thì còn gì bằng Mẹ đốp: mà ông ơi ông có biết cài gì về hóa học không? Lý Trëng: cái gì ông chả biết, thế mày có biết etylic cộng với mộc tồn ra cái gì không? Mẹ Đốp: etylic, …mộc tồn…. mà mộc tồn là gì hả ông? Lý Trëng: con này, mày ngu lắm, thế mộc là gì? MĐ: mộc là cây Lý Trëng: Thế tồn là gì? Mẹ Đốp: tồn là còn ạ Lý Trëng: vậy mộc tồn là?... Mẹ Đốp: là cây còn,…là con cầy…hí hí hí, thầy cứ hay đùa con Thế etylic cộng với mộc tồn ra cái gì hả ông?
- Lý Trëng: vểnh tai lên mà nghe ông nói này Etylic cộng với mộc tồn sẽ ra chất gây hung hăng và làm mờ tư cách, nếu nồng độ quá cao sẽ tạo thành phe…nol mày hiểu chưa Mẹ Đốp: ôi thầy lý giỏi quá, việc gì cúng biết, thế mà bọn nó cứ đông thổi là thấy thi 10 năm chưa tôt nghiệp bổ túc Lý Trëng: đức nào? Đứa nào dám xuyên tạc ông như theses, ông là ông….. Mẹ Đốp: ông ơi,( Thập thò cái phong bì) Con có quà cho ông đây. Lý trưởng: ( mắt sáng lên) Thôi, của nả làm gì ông không nhận đâu, mày mang về đi (Tay vân vê) Lý trưởng: Đi quanh khán giả nói nhỏ: Ăn dưa bở rồi Quay vào: Thôi ông cứ nhận đi mà Lý trưởng( nhận phong bì cười sung sướng): Mày thật, ông xin…. Vừa giở phong bì vừa nói: Mẹ bố nó! Mới sáng sớm đã có quà rồi. Mở phong bì xong mặt ngạc nhiên, mắt trố ra: Cái gì đây, giấy mời đi thăm di sản à? Thế mà mày úp úp mở mở làm ông tưởng bở…. Mẹ Đốp: cười sung sướng. Lý trưởng ( mặt nghệt ra): Vậy mời cái gì mày đọc to cho ông nghe xem nào? Mẹ Đốp: Cầm phong bì đọc to: Lý trưởng tiếp chỉ Lý trưởng vội quỳ xuống : Thần xin lĩnh chỉ Mẹ Đốp( cười hi hí): Ngoan lắm, ngoan lắm Lý trưởng ( Vội vàng đứng dậy): Quát to: Con này bố láo, mày lừa cả ông à? Mẹ Đốp: Thì ông cũng phải để con oai với đời tí chứ, Thôi thôi, ông để con đọc ông nghe: Sở giáo dục và đào tạo Ninh Binh tổ chức cho các em học sinh lớp 12 vào tham quan và học tập tại di sản văn hóa Trang An, mời ông đi cùng với các cháu. Lý trưởng: Ông cũng được mời cơ à? Vây bao giờ đi? Mẹ Đốp: Đi ngay bây giờ luôn ông ạ Lý trưởng: ờ thì đi, mà đi Trang An làm gì? MĐ: Dạ, trường NTN chuẩn bị cho chuyên đề ngoại khóa môn hóa học nên tổ chức cho các em HS đi trải nghiệm học tập ông ạ Lý Trëng: chó điên có 1 muà thế mày điên mấy mùa hả đốp?Học cái gì ở đấy? đến đó để ngắm cảnh thôi chứ? Ngắm cảnh thì ông không đi đâu, kẻo lật thuyền thì bỏ mẹ Mà ông nghe nói thịt dê ở đó ngon lắm hả đốp? Mẹ Đốp: Ông chả biết cái gì, Suốt ngày chỉ nghĩ đên ăn với chả …. Lý Trëng: mẹ bố mày, thế Tràng An có cái gì mà phải học?. mày nói ông nghe xem MĐ: Con có nói ông cũng chả hiểu, Ông có biết đá vôi là gì không? Lý Trëng: Đá vôi, thì là đá vôi chứ là gì? MĐ: Úi xời ơi, thế ông có biết thạch nhũ là gì không? Lý Trëng: Ờ thì, là 1 loại thạch…mà đã là thạch thì đều ăn được Mẹ Đốp: Hí hí hí Lý Trëng: mày có biết là cái gì không mà hỏi ông? Bố láo Mẹ Đốp: Con thì không biết đã đành, chứ con tưởng ông nhiều chữ, vậy mà…. Bây giờ học tập không giống ngày xưa nữa đâu ông ạ, các em HS bây giờ không những được nghe, mà còn được đến nhìn, sờ , và cảm nhận nữa ông ạ Lý Trëng: Thôi, thôi ngay. Cài hình thức học tập này ông chưa nghe thấy bao giờ cả, mày đi thu xếp đồ đạc cho ông đi, phen này nhất định ông phải xem học tập ở di sản có gì hay không Ơ con này, còn đứng ngây ra đó làm gì, Mẹ Đốp: vâng vầng, các em ơi, vào đây rồi cung đi nào Cả đội vào chào. Đội Trang An rất mong nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả thầy cô và các bạn
- ĐỘI II: Hát trên nền nhạc bà tôi - Cả đội: Hôm nay trường em , cùng đi cùng đi mở hội chuyên đề 16 tháng tư 1 bạn: Này là bạn đó , tôi đây chúng ta gặp mặt 1 bạn: Này là hỏi giao lưu cùng nhau trải nghiệm Cả đội: Trường ta vui ghê, vui ghê ế ề ế e Hôm nay trường ta tụ hội, thực hiện chuyên đề Hóa đây Này là các trường về đây tụ hội, cùng là bao nhiêu các bạn và các cô Nhớ đội tôi, từng thành viên trông xinh xinh Nhớ đội tôi bao nhiêu năm rồi và còn lại đến sau này ( đưa tay) Hôm nay thực hiện chuyên đề chắc sẽ tưng bừng vì chuyên đề thật là quá hay Này là chào hỏi đông vui, đông vui nhộn nhịp Này là tìm hiểu, báo cáo(bao cao) báo cáo( bao cao) trải nghiệm Trường ta vui ghê, vui ghê đúng là rất vui Hôm nay đội ta cùng đi trải nghiệm, mọi người xin một tràng pháo tay - Rap: Giỏi giang năng nổ đội trưởng Kế Hoàng Siêng năng chăm chỉ là bạn Hoàng Anh Kiến thức tiếng anh Duy Nam đảm nhiệm Tình huống tùy biến Minh Đức sẵn sàng Hùng biện thông minh có ngay Hồng Ngọc Trịnh Hà xinh đẹp lại còn tài năng Đi thi lần này quyết giành chiến thắng - Đến đội tôi, từng thành viên trông vui tươi, Đến đội tôi bao nhiêu năm rồi và còn lại đến sau này Hôm nay mình đi thi khởi động chỉ đội Đá mình là nhất thôi Ơi bạn ơi, nhìn đội tôi hôm nay xinh không, tươi không, vui không Ơi bạn ơi hôm nay đội tôi phải nhất mới về - Nói: Đội đá vôi xin kính chào các quý vị đại biểu, thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn HS thân mến Với tinh thần giao lưu học hỏi đoàn kết đội đá vôi xin kính chúc quý thầy cô giáo và các bạn HS lời chúc sức khỏe hạnh phúc, chúc hội thi thành công tốt đẹp.Phương châm của đội chúng em là(băng rôn): Đoàn kết- đoàn kết- đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công
- ĐỘI III: Làm thí nghiệm với đá khô Chi: hải ơi có nhà không, bọn tớ đến rồi này Hải: ( trong sân khấu) sao bay giờ các cậu mới đến, vào đi của không khóa đâu Chi: đang chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 1050 năm nước Đại Cồ Việt nên đường tắc lắm,mãi chúng tớ mới đi được đấy Các bạn vào ngồi ghế Hằng: này các cậu học lý thuyết chưa? Hải anh: Tối qua tớ đã tranh thủ ôn lại lý thuyết rồi, kali Iot hidro… Thủy: đọc tiếp……. Hằng: nhưng lần này mình sợ nhất là phần thí nghiệm đấy, làm sao phải đẹp và độc nhỉ Hải anh: hải nói đã có ý tưởng để làm thí nghiệm rồi, chắc đang chuẩn bị trong đó. Để tớ gọi hải ra . Hải ơi, chuẩn bị xong chưa ra đây biểu diễn cho chúng tớ xem nào!! Chi: sao mà lâu thế, ăn vụng à? (vào ngó) Hải: Ra đây, ra đây Hải: nào tớ có ăn vụng, tố định chọn thí nghiệm này, các bạn xem có được không Hải: ( Cầm viên đá khô trên tay ) theo các bạn trên tay tớ là gì nào. Chi: nó màu trắng Hằng: nó đang bốc khói Thủy: để tớ sờ thử xem Hải: ấy ấy, cậu không được sờ trực tiếp bằng tay đâu, sẽ bị bỏng đó, tớ đang phải đeo găng tay đây này Hải: Bây giờ để trả lời cho câu hỏi vừa này tớ sẽ làm thí nghiệm như sau: Ở đây tớ đã chuẩn bị sẵn 1 chậu thủy tinh có chứa loại đá này bên trong. Bây giờ tớ sẽ đổ nước vào các cậu hãy quan sát nhé . Hằng: oaaaaa, khói đang bốc lên kìa Thủy: trông như nước sôi ý nhờ Hải Anh: (chạy ra sờ vào chậu thủy tinh) nhưng mà tớ không thấy nóng đâu nhé Hải: Đã có bạn nào biết chất đó là chất gì chưa . Chi: theo mình đó chính là đá khô Hải: Vậy bạn có biết thành phàn chính và công dụng của nó là gi không? Thủy: Thành phần chính của nó là CO2, còn công dụng của nó như thế nào thì tớ quên mất rồi Hải: hì hì đúng là đá khô rồi (đang nói dở thì bác hang xóm vào) Bác hàng xóm: Này, các cháu đang làm gì mà ồn ào thế? Hải : Dạ! Chúng cháu xin lỗi bác, chúng cháu đang làm thí nghiệm chuẩn bị cho phần chào hỏi của buổi ngoại khóa môn hóa học trường Ngô Thì Nhậm ạ. (mời bác ngồi)
- Bác hàng xóm: ngoại khóa cơ à ( mời bác ngồi ) . thế chắc các chấu học giỏi hóa lắm nhỉ. Để bác thử tài các cháu tí xem nhé . Thế các cháu có biết vật liệu nào dùng để cách âm không ? Hải : Dạ có thưa bác . bá hỏi đúng chuyên môn của cháu rồi đấy ạ . vật liệu thường được sử dụng để cách như bông thủy tinh, cao su non, túi khí, xốp PE và thạch cao . Chi: Bác ơi thạch cao cũng là tên gọi của đọi chúng cháu đấy . Bác hàng xóm : các cháu giỏi quá . bác chúc các cháu làm tốt nhé . Tất cả: Chúng cháu cám ơn bác . Hải: Đội thạch cao chúng em đến với cuộc thi với tinh thần học hỏi đoàn kết. Đây là các thành viên của đội chúng em Chuyên gia vô cơ: bạn Thủy, chuyên gia hữu cơ: bạn hằng Tinh tường nhất về kim loại có bạn Chi, giỏi nhất về phi kim là bạn hải anh Ông hoàng hóa học hữu cơ là bạn tân còn em, đăng hải chuyên gia thí nghiệm Đội thạch cao chúng em Chúc buổi ngoại khóa thành công tốt đẹp. * phần thi vượt chướng ngại vật Câu 1: Muối gì tạo váng cứng Trên mặt nước hố vôi Đàn kiến qua lại được Vớt bỏ lại sinh sôi Muối được nhắc tới trong 4 câu thơ trên là: A. CaSO4 B. Ca(HCO3)2 C. CaCO3 D. Ca(OH)2 Đáp án C Câu 2: Dùng phích đựng nước lâu ngày hoặc ấm đun nước máy sẽ thấy hiện tượng là xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Hỏi dùng chất nào sau đây để làm sạch được chất cặn đó. A. NaOH B. NaCl C. NH3 D. CH3COOH Đáp án : D Câu3 : Bệnh sỏi thận, sỏi bằng quang….là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại, lâu ngày kết thành sỏi.Ngoài việc viên sỏi gây đau đớn vùng sườn bụng, giữa xương sườn và hông …sỏi thận còn gây đau đớn cho người bệnh như tiểu rát, tiểu ra máu.Vậy thành phần hóa học chính trong sỏi thận là gì? A. Canxi axetat B. Canxi oxalat C. Canxi cacbonat D.Canxi sunfat Đáp án B Câu 4. Ngày xưa khi chưa có kem đánh răng, ông bà ta thường ăn trầu để có hàm răng chắc khỏe . Hãy giải thích tại sao? Đáp án: Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng dày 2mm, là Ca5 (PO4)3(OH) được tạo ra bởi phương trình 5Ca2+ + OH- +3 PO4 3- ↔ Ca5 (PO4)3(OH)
- Trong vôi có Ca(OH)2 khiến cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tạo men răng. Lá trầu có tính sát trùng làm chắc chân răng, không bị viêm Chất chát của cau làm cho chân răng co lại, ngoài ra nhai trầu cũng là động tác luyện tập cho răng khỏe. Câu 5. Mời các bạn trả lời câu hỏi đuổi hình bắt chữ sau Đáp án: Măng đá là một dạng trầm tích hang động.Sự hình thành măng đá tương tự như với nhũ đá nhưng măng đá được hình thành tử nền hang động phát triển lên còn nhũ đá được hình thành từ trần hang động đi xuống Câu 6. Khi bị kiến hoặc ong đốt chúng ta thường sử dụng chất nào sau đây để bôi vào vết đốt? A. Vôi tôi B. Dấm ăn C. Nước chanh D. Nước Đáp án: A Câu 7 Chất nào dưới đây được sử dụng để nặn tượng, làm khuôn đúc, làm vật liệu xây dựng và bó chỉnh hình trong y học ? A. CaSO4.2H2O B. MgSO4.7H2O C. CaSO4 D. CaSO4.H2O Đáp án D Câu 8. Mời bạn theo dõi video sau Đáp án: Que đóm tắt ngay vì khí CO2 không duy trì sự cháy còn Mg là kim loại có tính khử mạnh nó tiếp tục cháy trong CO2 theo phản ứng CO2 + 2Mg → 2MgO + C. Phản ứng cháy tỏa nhiệt mạnh và phát sáng Câu 9. Cho một dung dịch nước cứng chứa: 0,05 mol Mg2+ ; 0,03 mol Ca2+ ; 0,14 mol Na+ ; 0,09 mol HCO 3 ; và 0,08 mol SO 24 và 1 ion nào trong số các ion sau: A. 0,05 mol NO 3 B. 0.05 mol OH- C. 0,1 mol K+ D. 0,5 mol NH4+ Đáp án: A
- Bức tranh được chia làm 9 ô tương ứng với 9 bức tranh nhỏ * Phần thi tăng tốc ĐỘI I: BÁO CÁO HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN DI SẢN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 173 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 228 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 19 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 54 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn