intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về giới tính, về ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản thông qua việc giảng dạy môn giáo dục công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên

  1. MỤC LỤC I. LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................... 2 II. TÊN SÁNG KIẾN: ...................................................................................... 3 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: ............................................................................ 3 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: .................................................... 3 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: ........................................................ 3 VI.NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ỨNG DỤNG: ............................................... 3 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: ............................................... 3 1. Cơ sở lí luận của đề tài ................................................................................. 3 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 4 3.Nội dung của sáng kiến………………………………………………………6 CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN .................................... 6 1. Khái niệm vị thành niên ............................................................................... 6 2. Khái niệm sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên .............. 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH THPT VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN VÀ Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN .................................................................................................. 9 1. Nhận thức về tình yêu học sinh.................................................................... 9 2. Thực trạng nhận thức về sức khỏe sinh sản và ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên ............................................................................................ 11 CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH .................................................................. 20 1. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT.20 2. Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh thông qua bài 12 GDCD 10 .................................................................... 21 2.1. Một số điểm cần lưu ý khi giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh thông qua bài 12- GDCD 10:............................................................ 21 2.2. Tích hợp giáo dục vào những mục, những phần bài cụ thể: ................... 22 VIII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ........... 26 IX. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ................. 27 X. DANH SÁCH CÁC LỚP THAM GIA ÁP DỤNG................................... 30 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH.......................................................31 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 31 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU Với lối sống và suy nghĩ của giới trẻ hiện nay thì vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em học sinh đang dần trở nên cấp bách và là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều cấp, các ban ngành trong xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở cấp THPT, tôi luôn suy nghĩ làm sao để trang bị cho học sinh của mình những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề bảo vệ sức khỏe sinh sản, giới tính để các em có thể tự bảo vệ mình trước những cám dỗ của cuộc sống hiện tại, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn, góp phần xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh, trong sáng, một gia đình hạnh phúc và một xã hội phồn vinh. Có rất nhiều phương pháp để giáo dục cho các em học sinh, nhưng trong khuân khổ của đề tài, tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp nhằm giúp các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua việc lồng ghép vào giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung và giảng dạy bài 12 - GDCD 10: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng và thời gian có hạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài có sức thuyết phục hơn. 2
  3. II. TÊN SÁNG KIẾN: “Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên” III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Họ tên: Hà Thị Kim Thanh Địa chỉ: Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang – Xã Đại Đồng – Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0988167127 Email: hathanhntg@gmail.com IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Họ và tên: Hà Thị Kim Thanh V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: - Đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10, thông qua bài Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình giáo viên lồng ghép tích hợp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cho học sinh. - Đối với học sinh: giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về giới tính, hiểu được vai trò của bảo vệ sức khỏe sinh sản là rất quan trọng đối với cả học sinh nam và nữ. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ỨNG DỤNG: - Từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: 1. Cơ sở lí luận của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta, lực lượng học sinh THPT được coi là những chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì thế mà Đảng và nhà nước đầu tư, quan tâm rất lớn đến thế hệ này. Mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế xã hội là giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những con người mới, có “Đức”, có “Tài” để góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh việc giáo dục cho các em về những kiến thức khoa học cơ bản thì việc giáo dục giới tính cho các em học sinh cũng hết sức quan trọng, mang ý nghĩa sống còn đối với sự thành công của chiến lược. Vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên mới được quan tâm trong những năm gần đây, nó được đề cập đến và được coi là một trong những vấn đề ưu tiên trong chương trình hành động Dân số và Phát triển tại hội ghị Cairo ( 09/1994). Kể từ 3
  4. sau năm 1994, càng ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế cũng như Việt Nam coi đây là một đề tài nóng. Lứa tuổi học sinh THPT có những yếu tố tâm lý khác biệt so với các lứa tuổi khác, bởi các em đã qua độ tuổi “ trẻ con” và đang cập kề tuổi “ mới lớn”. Diễn biến tâm lý hết sức phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục cho các em, trong đó có giáo dục sức khỏe sinh sản. Thực trạng sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giới học sinh THPT hiện nay rất đáng báo động: Các em biết yêu sớm hơn nhưng chưa hiểu hết thế nào là một tình yêu đích thực, chân chính. Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở lứa tuổi học sinh diễn ra ngày càng nhiều. Ngày càng có nhiều học sinh lớp 10, 11, 12 bỏ học để đi lấy chồng... Tất cả những điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trong các nhà trường. Quan trọng hơn, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các em bởi các em chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản. Sau khi bỏ học lấy chồng sẽ khiến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, thậm chí có trường hợp thiếu kiến thức “ làm mẹ an toàn” dẫn đến tử vong... Giáo dục giới tính là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống hiện nay. Bởi lẽ trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập thế giới, bên cạnh những nét văn minh, tích cực, chúng ta cần tiếp thu, thì những hành vi ngoại lai không phù hợp với chuẩn mực văn hóa, lối sống của chúng ta đang xâm nhập vào giới trẻ điều này đã dẫn tới một bộ phận thanh, thiếu niên có lối sống buông thả, thực dụng. Hậu quả là sự gia tăng tình trạng mang thai sớm, nạo phá thai của các nữ thanh niên. Các biến chứng do thai sản, lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, trong đó có cả HIV- AIDS gia tăng. Vì những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên” 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Để làm rõ nội dung của giáo dục sức khỏe sinh sản và cho trẻ vị thành niên theo quan điểm của tổ chức y tế thế giới cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT. Tìm hiểu thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính nói chung và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên nói riêng ở học sinh THPT. 4
  5. Từ đó, trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về giới tính, về ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản thông qua việc giảng dạy môn giáo dục công dân, đặc biệt là trong giảng dạy bài 12 – GDCD lớp 10 “ Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”. Qua quá trình giảng dạy môn giáo dục công dân THPT nhằm bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng học sinh vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội nói chung và xây dựng nền văn hóa mới nói riêng trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. 3. Nội dung của sáng kiến: 5
  6. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Để tìm hiểu một cách chính xác nhất về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên, trước hết chúng ta cùng tiếp cận với khái niệm giáo dục giới tính. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về giáo dục giới tính trong gia đình, nhưng nhìn chung, có thể hiểu giáo dục giới tính là hoạt động cung cấp những thông tin khoa học về giới tính, về cách ứng xử trong quan hệ với người khác giới trong tình bạn, tình yêu, tình dục và hôn nhân gia đình nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với giới tính của bản thân, xây dựng giới tính (nam tính, nữ tính) sao cho phù hợp với khuân mẫu của xã hội, xây dựng các hành vi biết làm chủ bản thân và biết tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, trong đó có cả HIV- AIDS, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh và gia đình hạnh phúc. 1. Khái niệm Vị thành niên: Tuổi vị thành niên là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong cuộc đời, là thời điểm sự phát triển nhanh về thể chất, tinh thần, cảm xúc và xã hội. Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lứa tuổi 10-19 tuổi là tuổi vị thành niên. Thanh niên là từ 19-24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối liên minh Châu Âu ( EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15-24 tuổi. Ở Việt Nam, vị thành niên là lứa tuổi từ 14- 18 tuổi. Thanh niên là từ 19-24 tuổi. Về mặt Luật pháp, vị thành niên là từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vị thành niên: + Vị thành niên là 10 - 24 tuổi. + Vị thành niên được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu: Từ 10- 14 tuổi; giai đoạn sau là từ 15- 18 tuổi. 6
  7. Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ Tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là “ từ đủ 16 đến 30 tuổi”. Trên thế giới, các nước cũng có những qui định về độ tuổi của thanh niên khác nhau, nhiều nước qui định từ 18 - 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước qui định từ 15 - 30 tuổi. Có nước qui định tuổi “trần” của thanh niên là 29 tuổi (Trung Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh), thậm chí có tới 40 tuổi (Malaysia). Như vậy, có thể thấy rằng độ tuổi thanh niên còn được qui định rất khác nhau giữa các nước trên thế giới. Ở giai đoạn này, các em có năng lực dồi dào, ý tưởng, sự hăng hái, tham vọng và tiềm năng. Điều đó làm cho các em trở thành nguồn lực và tài sản quan trọng. Với các kỹ năng và cơ hội, trẻ vị thành niên có khả năng góp phần vào sự phát triển và sức khỏe của bản thân và của cả cộng đồng (Tổ chức Y tế Thế giới 1999). Ở Việt nam, số người dưới độ tuổi 14 - 25 chiếm 24,5% dân số. Trẻ vị thành niên được coi là khỏe mạnh vì đã thoát khỏi những căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, còn các vấn đề về tuổi già thì chưa tới. Tuy nhiên, vị thành niên vẫn tiếp tục có rủi ro về sức khỏe và phát triển do nghèo đói, phân biệt giới tính, bóc lột và chiến tranh, bạo lực, các thay đổi về kinh tế xã hội và hành vi nguy cơ. Điều đáng kể là bệnh tật, tử vong của vị thành niên là do các tai nạn, tự tử, bạo lực, các biến chứng liên quan đến thai sản hoặc ốm đau, trong đó nhiều nguyên nhân có thể ngăn chặn được, nhất là nguyên nhân đến từ sức khỏe sinh sản nếu biết cách giáo dục và nhận thức kịp thời. 2. Khái niệm sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên Có nhiều khái niệm về sức khỏe sinh sản khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ đưa ra khái niệm mang tính chung nhất. * Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe tình dục là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tinh thần và quan hệ xã hội liên quan đến tình dục. Điều đó không chỉ có nghĩa là không có bệnh tật, không bất thường và không yếu ớt. Sức khỏe tình dục đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với tình dục và trong các mối quan hệ tình dục an toàn mà không bị ép buộc, không bị phân biệt đối xử và không bị bạo hành”. 7
  8. “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hoà hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chăm sóc sức khỏe sinh sản là tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng sức khỏe sinh sản khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục”. Từ những khái niệm về vị thành niên, sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, ta có thể hiểu rằng : Sức khỏe sinh sản vị thành niên là những nội dung nói chung của sức khỏe sinh sản nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên. 8
  9. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH THPT VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN VÀ Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1. Nhận thức về tình yêu học sinh Tình yêu học sinh có thể nói là một đề tài tốn không ít giấy mực và thời gian của các nhà nghiên cứu. Đây là một mảng khá đa dạng và phong Phó sắc mầu trong con mắt của các em học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài, chúng ta chỉ đề cập đến sự nhận thức của các em về tình yêu một cách căn bản nhất và dễ tiếp cận nhất. Các em học sinh THPT đều nhận thức được những cảm xúc giới tính ở tuổi dậy thì là những cảm xúc tự nhiên, trong sáng, nhưng đa số các em vẫn ngộ nhận những cảm xúc và rung động trước người khác giới đó là tình yêu. Nếu như trước đây, tình yêu tuổi học trò thường chỉ nảy nở vào những lớp cuối cấp học phổ thông. Phần nhiều những mối tình học trò thường hồn nhiên, trong sáng theo kiểu “ Những chiếc giá xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu...” ( Phượng hồng- Vũ Hoàng); thì ngày nay, cùng với sự thay đổi về môi trường xã hội, về tâm sinh lý của lớp học sinh mới, cùng với đó là sự “ tiếp sức” của các phương tiện công nghệ, kỹ thuật hiện đại như : internet, điện thoại di động... lứa tuổi bước vào “đường yêu” của học sinh đang dần “ trẻ hóa”. Thay vì những lớp cuối cấp, không ít học sinh đang học ở bậc THCS cũng phát sinh tình cảm yêu đương với bạn khác giới. Đáng nói là chưa đủ độ “chín” về nhận thức, tình cảm cộng với tâm lý hiếu kỳ, tò mò, thích khám phá những cảm xúc mới lạ, không ít em đã ngộ nhận về những cảm xúc, rung động của mình và cho rằng đó là tình yêu. Có những học sinh nam mới chỉ học lớp 6 nhưng đã biết viết thư ngỏ lời yêu một bạn nữ học cùng lớp. Đây hoàn toàn không phải là tình yêu mà chỉ là một thứ tình cảm tự phát nhất thời. Đáng ngạc nhiên là trong năm học vừa qua, tại trường X, một giáo sinh thực tập đã say mê và nói rằng mình đã yêu một cậu học sinh lớp 10 của trường. Hai người thường xuyên gặp gì trao đổi tâm tình và nhắn tin, gọi điện những lúc 9
  10. không gặp được nhau. Thế nhưng tình cảm đó không kéo dài được lâu. Sau một tháng thực tập, “ cô giáo” trở về trường và cũng kết thúc “tình yêu” với cậu học trò của mình. Nếu là một tình yêu thực sự thì không thể có thời gian bắt đầu và kết thúc sớm như vậy. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức của học sinh THPT về tình yêu hiện nay còn hạn chế, đa phần tình yêu thường là tình cảm theo cảm tính, bột phát nhất thời một cách “trẻ con”. Việt H, mới học lớp 11 nhưng đã hãnh diện khoe với bạn bè về thành tích “cưa đổ” được cô bạn xinh nhất lớp. Khi được hỏi vì sao lại thích bạn gái đó, H hồn nhiên bộc bạch: “Em thích bạn ấy vì bạn ấy xinh, em cũng rất thích khi các bạn trai khác trong trường nhìn em bằng ánh mắt nể phục”. Với những học sinh ở cấp THPT thì nhận thức về cái gọi là tình yêu còn nhiều bồng bột, nông nổi. Nguyễn Khánh N ở phường Lê Mao – Tp Vinh, đang học lớp 12 ở một trường THPT đã không ngần ngại chia sẻ công khai trên blog của mình “Yêu là lúc nào cũng dành thời gian bên nhau và đi chơi cùng nhau”. N đã “ khoe” trên blog của mình rằng : trong thời gian yêu nhau, ngày nào N cùng cô bạn gái cũng gặp nhau ít nhất từ 3- 4 tiếng. Nhiều khi N phải nói dối bố mẹ là đi học thêm để đưa bạn gái đi chơi. Khi được hỏi “Em quan niệm như thế nào về tình yêu”? Nhiều học sinh có những quan điểm khá thú vị: .......................... Còn với câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Theo em, tình yêu học sinh là một thứ tình cảm? A. Đúng đắn và hoàn toàn tự nhiên, sẽ bền lâu. B. Chưa đủ để được gọi là tình yêu. C. Cảm tính, nhất thời, không lâu bền. Câu 2. Theo em, lứa tuổi học sinh THPT có nên yêu không? A. Có nên và cần khuyến khích B. Chưa nên yêu”. Khảo sát 100 học sinh lớp 10, 100 học sinh lớp 11 và 100 học sinh lớp 12 kết quả như sau: 10
  11. Câu 1. Lớp Lớp 10 (%) Lớp 11 (%) Lớp 12 (%) Đáp án A 7 7 2 B 46 35 52 C 47 58 46 Câu 2. Lớp Lớp 10 (%) Lớp 11 (%) Lớp 12 (%) Đáp án A 67 46 39 B 33 54 61 Nhìn vào kết quả trên chúng ta thấy nhận thức của học sinh THPT về tình yêu ở mỗi khối học có sự khác biệt: Càng lớp lớn hơn, các em càng đến gần nhận thức đúng đắn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em nhận thức về tình yêu còn sai lệch, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ cũng như kết quả học tập của em học sinh đó khi thực hiện theo những gì mình nhận thức. 2. Thực trạng nhận thức về sức khỏe sinh sản và ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên Thực tế xã hội phát triển, khi điều kiện sống đầy đủ, trẻ chưa thành niên ở Việt Nam dậy thì sớm hơn. Khi bước tuổi dậy thì, trẻ chưa thành niên bao giờ cũng có xu hướng độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn được tôn trọng và đối xử như người lớn. Việc các em háo hức muốn tìm hiểu những thông tin về giới tính cũng như biến đổi trên thân thể mình, cảm xúc nam nữ là chuyện bình thường. Các em có quyền được trang bị những kiến thức đó, song hỏi cha mẹ thì e ngại, trong khi nhiều bậc phụ huynh cũng không tự tin hoặc lảng tránh đề cập. Có người còn giải thích “tình dục là một loại tình cảm có...giáo dục” khiến các em hoang mang, lảng tránh sự quản lý, quan tâm của người lớn. Trong suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ, các em vẫn là những đứa trẻ hồn nhiên và không biết gì, không nhận ra được nhiều sự đồng cảm, sẻ chia và định hướng lành mạnh của gia đình, 11
  12. nhà trường và xã hội. Đó là những nguyên nhân dẫn đến những tác hại khôn lường. Bên cạnh đó, việc giáo dục giới tính được đưa vào nhà trường chỉ dừng lại ở một số tiết, và phổ biến ở các thành phố lớn, còn với khu vực nông thôn, dường như giới tính, tình dục vẫn là một đề tài “cấm kỵ” và chính bản thân phụ huynh cũng chưa đủ kiến thức, nhận thức trách nhiệm về vấn đề này. Điều đó đã dẫn đến nhiều học sinh tự mày mò, tìm hiểu qua sách báo, internet để “bổ sung” kiến thức. Và những đoạn video đen, những câu chuyện coppy trên mạng được dấm dúi trao đổi, bản thân những kênh thông tin giáo dục giới tính hiện nay ở Việt Nam cũng không theo hệ thống, chủ yếu “giới thiệu” về cảm xúc chứ chưa có cái nhìn logic về sự phát triển giới tính cũng như tình dục lành mạnh và an toàn. Đó là lý do khi bất chợt chúng ta có thể gặp các cô cậu học trò chụm đầu vào khai thác một trang web “đen” trên mạng ở một quán internet nào đó. Rồi những giờ ra chơi, thay vì chơi những trò chơi dân gian hay xem lại bài vở thì một số học sinh (đa số là học sinh nam) mở điện thoại, lén lút chia sẻ cho nhau những đoạn phim hay những đường link tìm hiểu về giới tính mà không biết độ chính xác và tính giáo dục của đường link đó tới đâu. Ở những thành phố lớn, chúng ta cũng có thể bắt gặp những đôi học sinh dắt nhau vào nhà nghỉ. Trên các diễn đàn cũng không khó nhận ra những cô cậu học trò mới 15, 16 tuổi đã nghiện sex và bỏ ra hàng tiếng để chat với những lời lẽ dung tục... Bà Nguyễn Thị Thương, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn Tình yêu-Hôn nhân- Gia đình cho rằng: Trước đây chúng ta hay cảnh báo các bạn trẻ “đừng chết vì thiếu hiểu biết” nhưng hiện nay, họ lại đang tưởng mình biết mọi thứ vì được tiếp cận quá nhiều kênh thông tin. Thực tế, những kiến thức các học sinh tìm hiểu, trao đổi đều là biết chưa đúng, biết chưa sâu, đến khi áp dụng thực tế dễ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về lối sống, nhân cách, đạo đức xã hội. Thanh niên thiếu kiến thức về khả năng có thai, thời điểm thụ thai và chu kỳ kinh nguyệt nên nếu có được tuyên truyền và cung cấp các biện pháp tránh thai mà không biết thời điểm thích hợp để sử dụng các biện pháp này thì hiệu quả cũng bị giảm sút. Trong điều tra RHIYA, chỉ có 44,6% thanh niên có kiến thức 12
  13. về chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến khả năng có thai ở người phụ nữ. đây được đánh giá là mức độ không cao trong điều kiện phát triển của xã hội như hiện nay. Nhìn chung, nữ thanh niên có kiến thức về nội dung này tốt hơn nam thanh niên (52,7% so với 36,2%). Cũng trong điều tra RHIYA, 98,7% thanh niên nhóm 15- 24 tuổi đã từng nghe đến HIV/AIDS. Kết quả này cho thấy tên của căn bệnh thế kỷ hoàn toàn không còn xa lạ đối với thanh thiếu niên hiện nay, song khi được hỏi về cách phòng tránh thì có 6,3% số thanh niên khẳng định là không có cách hoặc không biết làm cách nào để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Có tới 10,5% số nam thanh niên còn thiếu kiến thức hoặc có kiến thức sai lệch như vậy. Bên cạnh sự thiếu hiểu biết về căn bệnh thế kỷ, kiến thức về tên các bệnh lây qua đường tình dục và cách phòng tránh còn yếu, tỉ lệ lớn thanh niên cho rằng việc điều trị rất đơn giản, chỉ cần ra hiệu thuốc mua mà không cần đến sự kê đơn của bác sĩ. Điều này dẫn đến mức độ gia tăng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm các bộ phận sinh dục. Mặc dù chưa có được số liệu thống kê toàn diện nhưng rất nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam là rất cao và đang ngày một tăng lên ở nhóm thanh thiếu niên. Kiến thức của thanh thiếu niên đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm có kiến thức về tên các bệnh, cách phòng tránh và điều trị còn kém. Trong số những thanh thiếu niên biết về một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó thì có 96,1% cho rằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể phòng tránh được. Các biện pháp được các thanh niên biết đến là sử dụng bao cao su (91%), không quan hệ tình dục (49,2%)... Tuy nhiên chỉ có 1/3 số thanh niên có thể kể tên được ít nhất 3 biện pháp phòng tránh. Đối với kiến thức về khả năng điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, 14,9% số thanh niên 15-24 tuổi cho rằng các bệnh đó không thể điều trị được hoặc không biết cách nào để điều trị bệnh. Tìm hiểu kiến thức của thanh niên, học sinh về nơi cung cấp dịch vụ chữa trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì thấy 85,1% thanh niên là học sinh cho biết là các căn bệnh này có thể điều trị tại bệnh viện, phòng khám. Trung tâm y tế và trung tâm kế hoạch hóa gia đình ít được thanh niên, học sinh biết đến hơn. Có 13,7% thanh niên cho 13
  14. rằng chỉ cần qua hiệu thuốc tây là có thể mua được thuốc điều trị mà không cần kề đơn. Khảo sát đối với 100 học sinh lớp 12 THPT về hiểu biết của học sinh đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cách phòng tránh cũng như nơi điều trị, số phần trăm rất lớn học sinh đều chưa có hiểu biết chính xác về các bệnh nguy hiểm này. Cụ thể như sau: Đối với câu hỏi: Em hãy kể tên các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà em biết? có tới hơn 50% các em mới chỉ trả lời biết một bệnh lây truyền qua đường tình dục, cá biệt có hơn 10% cho biết là không biết một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào. Các cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục? Gần 100% các em trả lời rằng không quan hệ tình dục sẽ tránh được bệnh lây qua đường tình dục, ngoài ra không biết cách nào nữa. Nơi có thể chữa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục? Cả 100% đều trả lời bệnh viện là nơi duy nhất chữa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thông qua khảo sát trên chúng ta thấy rằng sự hiểu biết của các em học sinh THPT về các bệnh lây truyền qua đường tình dục thấp đến đáng báo động. * Nguyên nhân: Nguyên nhân của những thực trạng trên thì rất nhiều nhưng tựu chung lại có những nguyên nhân chính sau đây: - Nguyên nhân thứ nhất: Do sự thay đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách, một bộ phận thanh niên có cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị đạo đức... vẫn còn phiến diện, chủ quan. Thanh niên cũng là lớp người dễ dàng tiếp thu hệ tư tưởng trái ngược, kể cả mặt tích cực và tiêu cực, ham thích chinh phục, khám phá những cái mới lạ, là đối tượng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động và lôi kéo. Mặt trái của cơ chế thị trường khiến một bộ phận thanh niên thiếu tích cực trong học tập, nghiên cứu khoa học, giảm sút ý chí và lòng nhiệt tình, thậm chí một số còn sống thực dụng, thờ ơ, thiếu ý thức khắc phục khó khăn để vươn lên. Trong cuộc sống ngày nay, các em được sống một cuộc sống đầy đủ hơn nhưng cũng đứng trước những thách thức lớn hơn. Do còn quá non nớt, thiếu vốn sống 14
  15. và thiếu cả sự hiểu biết, nên đứng trước những thách thức, các em thường có những ngộ nhận, quan điểm lệch lạc trong cuộc sống. Một thực tế hiện nay là các em gái có độ tuổi dậy thì sớm nhưng lại không được trang bị đầy đủ các kiến thức và hiểu biết về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản nên chưa biết cách bảo vệ bản thân khi đối mặt với những tác động, kích thích do bản năng sinh lý hoặc bị lôi kéo, lạm dụng, xâm hại tình dục của các đối tượng cơ hội. Mặt khác, do các em ở tuổi vị thành niên quá thiếu hụt kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục đặc biệt là những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho nên trước những trào lưu của xã hội hiện đại tác động từ nhiều kênh thông tin, ấn phẩm văn hóa khiến các em có những tiếp nhận chưa thực sự chuẩn xác về kiến thức, đôi khi có những xu hướng mà các em không cưỡng lại được, thiếu hụt kiến thức kỹ năng là cái cơ bản dẫn đến thực trạng mà các em phải gánh chịu hậu quả. Với lối sống hiện đại, lối sống đang Tây hóa hiện nay thì các bạn trẻ có suy nghĩ thoáng hơn trong cách sống và thoáng hơn trong vấn đề quan hệ tình dục. Đây được coi là nguyên nhân của việc mang thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi này trong khi không có những hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản. - Nguyên nhân thứ hai: Hiện nay có nhiều học sinh do bố mẹ đi làm ăn ở xa, nên các em xa rời sự quan tâm giáo dục hàng ngày của gia đình. Đối với các bạn nữ sống một mình hoặc ở với ông bà, khi tiếp xúc với môi trường mới thường gặp khó khăn trong đời sống tình cảm và dễ có ngộ nhận trong nhận thức về tình yêu và tình dục nên thường có những quyết định thiếu chính xác, nghiêng về cảm xúc nhất thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. - Nguyên nhân thứ ba: Suy nghĩ, quan niệm của các em thoáng hơn về tình yêu và tình dục, thiếu hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản,... trong khi trên thực tế thì trong nhà trường việc giáo dục sức khỏe giới tính mới chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các em học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường đã làm cho các em thiếu hiểu biết một cách đúng đắn và mắc phải những sai lầm đáng tiếc, đôi khi còn có những quan niệm là làm thế như “vẽ đường cho hươu chạy”. Xong việc vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn là để hươu chạy không đúng đường, vì vậy cần có 15
  16. cái nhìn đúng và nghiêm túc về vấn đề này. Học sinh hay có tính hiếu kỳ và tò mò, những vấn đề người lớn càng lẩn tránh càng kích thích tính tò mò của các em... Vì vậy, cần có việc làm cụ thể để giúp các em tránh được những sai lầm không đáng có và làm giảm các vụ nạo phá thai... * Hậu quả: Thực trạng trên đã gây ra những hậu quả rất lớn đối với chính bản thân các em và với gia đình, Nhà trường cũng như toàn xã hội. Hậu quả trước tiên là các em không biết tự bảo vệ mình nên dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân các em, làm cho gia đình lo lắng, ảnh hưởng đến cả con đường học tập của các em. Một số học sinh phải nghỉ học để ở nhà xây dựng gia đình mặc dù chưa đến tuổi. Năm 2016- 2017, ở tại trường PTTH Nguyễn Thị Giang cũng có ít nhất 3 trường hợp học sinh phải bỏ học để xây dựng gia đình vì trót mang thai ngoài ý muốn. Học kỳ I năm học 2017-2018, theo thống kề chưa đầy đủ, trường cũng có ít nhất 4 trường hợp nữa bỏ học để lấy chồng, đặc biệt có em đang học lớp 10 sau khi cưới 6 tháng thì sinh em bé. Một số học sinh lựa chọn con đường học tập thì phải chọn giải pháp đi nạo, phá thai, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các em trước mắt cũng như sau này. Mặc dù rất xót xa nhưng gia đình và các thầy cô chủ nhiệm cũng không biết phải làm sao. Bản thân tôi được tiếp cận với một học sinh đã từng bỏ học lấy chồng năm học trước, giờ đã là một người mẹ của đứa trẻ vài tháng tuổi. Tâm sự với tôi, cô bé học sinh mới ngày nào còn ngây ngô ngồi trên ghế nhà trường giờ mắt trũng xuống, trầm tư hơn. Em kể: “Ngày trước vì nhận thức còn hạn chế, vả lại cũng do em chưa có những kiến thức nhất định về tình yêu, giới tính và cuộc sống gia đình nên có những suy nghĩ sai lầm, bây giờ mới thấy hối hận và tiếc nuối nhưng đã muộn mất rồi cô ạ. Từ việc hàng ngày chỉ lo học hành và vui chơi thì giờ đây em vừa phải lo chăm sóc con, vừa phải lên nương làm rẫy... vất vả, cực nhọc vô cùng, chưa kể là chưa đến tuổi đăng ký kết hôn nên giờ đây em cũng chưa làm được giấy khai sinh cho con... Cô khuyên các bạn đừng bao giờ mắc sai lầm như em nữa cô nhé”. Nghe câu chuyện của em, tôi thấy em đáng thương nhiều hơn 16
  17. đáng trách. Nếu như chúng ta cởi mở hơn với vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe tình dục cho các em thì có lẽ hậu quả cũng không buồn như thế. Theo số liệu thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, năm 2014, tính trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 300 nghìn ca nạo phá thai ở độ tuổi từ 15- 19, trong đó trên 60 đến 70% là học sinh - sinh viên. Việt Nam luôn nằm trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên cao nhất thế giới. Tỷ lệ nạo phá thai cũng đang có xu hướng gia tăng mạnh ở độ tuổi vị thành niên, từ 12-19 tuổi. Riêng tại Hà Nội, tỉ lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 30% dân số, trong khi đó, tỷ lệ nạo phá thai chiếm trên 22%. Với con số kỷ lục này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam á và đứng thứ 5 trên thế giới. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hà, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Nhiều trường hợp các cháu không hề biết mình đã có thai, đến khi thai lớn, gia đình mới hốt hoảng cho đi nạo phá, song những thủ thuật đơn giản rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ, nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến khả năng sinh nở sau này thậm chí bị vô sinh. Theo Bác sĩ Hà, mỗi ngày có gần chục trường hợp chấm dứt thai kỳ sớm bằng phương pháp sinh non, trong đó có khoảng một nửa là dưới 20 tuổi đến phá con so. Quan hệ tình dục sớm cũng dẫn đến trẻ chưa thành niên có cuộc sống không an toàn, khép mình, dễ buồn chán, sức khỏe suy giảm, hung bạo, có thai ngoài ý muốn, bỏ học... Đời sống của các em không còn trong sáng, lành mạnh, khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, các em sẽ ra sao?... Ngoài ra thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên khiến các em bị những biến chứng nặng nề vì phá thai như: chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung, các tai biến có thể dẫn đến vụ sinh ở lứa tuổi có khả năng sinh sản cao. Vô sinh đối với phụ nữ chưa có con và nhất là đối với tuổi vị thành niên như các em học sinh THPT là nỗi đau cả đời về thể chất và tâm hồn, gây nỗi ám ảnh suốt cuộc đời. Chưa kể đến sự thiếu hiểu biết còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lây truyền như viêm nhiễm, nấm ngứa, lậu, giang mai và HIV/AIDS... *Giải pháp: 17
  18. Có rất nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế tình trạng học sinh THPT thiếu kiến thức về bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên: - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bằng cách hướng cho học sinh chủ động tìm hiểu những kiến thức từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè. Chăm sóc sức khỏe sinh sản của chính bản thân các em học sinh... - Tuyên truyền cho học sinh tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồ trụy, tránh xa rượu, thuốc lá và ma túy... - Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và nhà trường. - Tổ chức các buổi học ngoại khóa tìm hiểu về giáo dục giới tính cho các em học sinh trong trường để nâng cao nhận thức của các em về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên vào các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân THPT. Trong các giải pháp trên thì cách làm hiệu quả nhất có thể áp dụng hiện nay đó là giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em học sinh thông qua môn giáo dục công dân. Sở dĩ đây là biện pháp hiệu quả nhất bên cạnh những biện pháp khác vì : - Giáo dục công dân là một môn học có vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh, do đó có khả năng tích hợp, lồng ghép nhiều vấn đề , trong đó có vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh. - Nội dung xuyên xuốt của môn giáo dục công dân THPT là giáo dục cho học sinh những kiến thức cơ bản về triết học, kinh tế chính trị học, đạo đức học, chủ nghĩa xã hội khoa học và những kiến thức pháp luật cơ bản. Trong tất cả các chương đều liên quan đến vấn đề lối sống, giáo viên có thể dễ dàng lồng ghép nội dung giáo dục giới tính cho học sinh. Thậm chí, trong bộ môn còn có một tiết học nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình, giáo viên dễ dàng tận dụng để lồng ghép toàn bộ vào nội dung học của học sinh mà không sợ ảnh hưởng đến việc phân bố thời lượng dạy học và quá tải về kiến thức của học sinh. - Tinh thần chung của bộ môn mang tính chất giáo dục về đạo đức cho học sinh, trong chương trình học có nhiều tiết ngoại khóa, giáo viên và học sinh có nhiều 18
  19. cơ hội tiếp xúc, trao đổi nên giáo viên có thể dễ dàng nhận thấy những nguyện vọng, khúc mắc của học sinh cũng như sẽ dễ nhận ra những biểu hiện về lối sống của các em trong môi trường học đường. Nhờ có thời gian gần gũi, tìm hiểu nên giáo viên cũng dễ đề ra những biện pháp khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm của các em trong vấn đề về sức khỏe sinh sản. - Giáo dục công dân cũng là một trong số ít những môn học có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau nên rất thuận lợi cho việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thông qua bài giảng của giáo viên. 19
  20. CHƯƠNG 3 GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH 1. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT Giáo dục giới tính là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống hiện nay, bởi lẽ trong tình hình Việt Nam đang hội nhập thế giới, bên cạnh những nét văn minh, tích cực, chúng ta cần tiếp thu, thì những hành vi ngoại lai không phù hợp với chuẩn mực văn hóa, lối sống của chúng ta đang xâm nhập vào giới trẻ. Điều này đã dẫn tới một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay có lối sống buông thả, sống thực dụng. Hậu quả là sự gia tăng tỉ lệ nạo phá thai của các nữ thanh niên. Các tai biến do thai sản, lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS gia tăng. Theo thống kề mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em do các cô gái tuổi vị thành niên sinh ra, chiếm khoảng 11% tổng số sinh. Theo Uỷ ban Quốc gia về phòng chống AIDS, ở nước ta, số người chính thức phát hiện nhiễm HIV tính đến tháng 5/2002 là 49000 người, trong đó có khoảng 93 - 94% đang ở tuổi 13 - 29. Những con số trên cảnh báo sự suy giảm nòi giống dân tộc, nguồn nhân lực quốc gia và tình hình bất ổn xã hội trong tương lai. An toàn tình dục và sức khỏe sinh sản là một phần trong tổng thể sức khỏe con người trong cả cuộc đời. Nó liên quan chặt chẽ đến đời sống vật chất và tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi luôn tự khẳng định mình, nhân cách chưa hoàn thiện, tính tình còn bồng bột, thiếu chín chắn, nhưng mong muốn kám phá thế giới mãnh liệt và không loại trừ khám phá tình dục. Trong khi đó các em lại ít có hểu biết về giới tính, tình dục, kinh nghiệm sống và đặc biệt là hành vi tự kiềm chế bản thân. Trước tình hình thực tế như trên, trang bị kiến thức về giới tính, sinh lý sinh sản cho các em trước khi bước vào tuổi dậy thì là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm giúp các em có những hiểu biết tình dục và có những cách phòng tránh trước những điều bất lợi có thể xảy ra. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2