intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đã phân tích được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tìm ra các nguyên liệu sẵn có trong địa phương và quy trình sản xuất, sử dụng đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò tại địa phương; Đề tài xây dựng được các bước thực hiện quy trình làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) sử dụng trong chăn nuôi trâu bò.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 SÁNG KIẾN Đề tài: “TẬN DỤNG NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ SẢN XUẤT ĐÁ LIẾM TRONG CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ’’ LĨNH VỰC: SINH - CÔNG NGHỆ Tác giả : NGUYỄN THỊ LONG NGUYỄN THỊ HOÀI LIÊN ĐINH THỊ TRÚC Tổ bộ môn : KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đơn vị : TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 Số điện thoại: 0986776392 - 0983850335- 0387082728 Năm học 2023 - 2024
  2. MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Tính mới, đóng góp của đề tài. ........................................................................... 1 3. Tính khả thi của đề tài ........................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 2 6. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 2 PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC “TẬN DỤNG NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG (BỘT VỎ SÒ, BỘT VỎ GHẸ) ĐỂ SẢN XUẤT ĐÁ LIẾM TRONG CHĂN NUÔI TRÂU BÒ’’ ....................... 3 1.1.Cơ sở lí luận. .................................................................................................... 3 1.1.1 Những nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương : ............................................... 3 1.1.2. Đá liếm ......................................................................................................... 7 1.1.3. Quy trình làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò ........ 10 1.1.4.Ý nghĩa của hoạt động tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương: bột vỏ sò, vỏ ghẹ để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò. ............................................ 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: .................................................................................... 12 1.2.1. Thực trạng dạy học môn Công nghệ 11 - chương trình GDPT 2018- ở các trường THPT. ....................................................................................................... 12 1.2.2. Thực trạng sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền tại địa phương. ................... 13 1.2.3. Thực trạng sử dụng đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò ở địa phương. ........... 14 1.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài. ........................................ 15 CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG CHO VẬT NUÔI LÀM BÁNH DINH DƯỠNG (ĐÁ LIẾM) BỔ SUNG KHOÁNG CHO TRÂU BÒ ........................ 17 2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi Công nghệ 11 (Sách kết nối tri thức).............................................................................. 17 2.2. Xây dựng kế hoạch bài học............................................................................ 17 2.2.1. Bảng mô tả về mức độ cần đạt của hoạt động thực hành ............................. 18 2.2.2. Thiết kế các hoạt động dạy học bài thực hành làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu bò. ................................................................................. 20
  3. 2.2.3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học. .............................................................. 20 2.2.4 .Tiến trình dạy học. ...................................................................................... 20 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÀM BÁNH DINH DƯỠNG ............................................................................. 23 3.1. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................ 23 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 23 3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................................. 23 3.1.3. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 23 3.1.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 24 3.1.5. Một số hình ảnh tìm kiếm nguồn nguyên liệu của học sinh,hình ảnh quy trình làm đá liếm,sản phẩm đá liếm ...................................................................... 29 3.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất của đề tài. ..... 37 3.2.1. Mục đích của khảo sát. ............................................................................... 37 3.2.2.Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................................. 37 3.2.3. Đối tượng khảo sát. .................................................................................... 38 3.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài ........................... 38 3.2.5 Kết quả khảo sát .......................................................................................... 38 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 40 1. Kết luận ............................................................................................................ 40 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... PHỤ LỤC................................................................................................................
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Giáo dục phổ thông GDPT Nhà xuất bản NXB
  5. PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Năm học 2023-2024 là năm học thứ 2 thực hiện chương trình GDPT năm 2018. Đối với bộ môn Công nghệ, với mục tiêu giáo dục góp phần hình thành, phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh thì những kiến thức thực tiễn đóng vai trò quan trọng. Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực công tác, làm việc của người học. Đổi mới phương pháp dạy học môn Công Nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn trong năm 2023-2024 tại trường THPT Nam Đàn 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Công nghê 11 là môn học nhiều kiến thức thực tế, ứng dụng trong ngành chăn nuôi. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, chủ động tận dụng những lợi thế có sẵn của địa phương, trong thời gian qua việc chăn nuôi gia súc đã giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định. Nhằm đáp ứng với chương trình đổi mới dạy học và thực tiễn cuộc sống chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò’’. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên đề tài áp dụng lần đầu tại trường THPT, chưa được tham khảo nhiều nên không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp và phản hồi từ quý đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn. 2. Tính mới, đóng góp của đề tài. - Đề tài đã phân tích được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tìm ra các nguyên liệu sẵn có trong địa phương và quy trình sản xuất, sử dụng đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò tại địa phương. - Đề tài xây dựng được các bước thực hiện quy trình làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) sử dụng trong chăn nuôi trâu bò. - Đề tài đã phân tích được các thành phần và vai trò của đá liếm. - Đề tài đã phân tích được các nguồn nguyên liệu rẻ tiền và thành phần của các nguyên liệu đó. - Đề tài có phần thực nghiệm, đánh giá được hiệu quả thực tế của đề tài trong việc tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi,bảo vệ môi trường,phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 1
  6. - GV thực hiện giáo dục thông qua hoạt động dạy học để kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, để nâng cao hứng thú, để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. HS có cơ hội được trải nghiệm ,biết vận dụng kiến thức thực tiễn ,phát triển năng lực tìm hiểu,khám phá ,giúp gia đình phát triển kinh tế nhờ chăn nuôi gia súc. 3. Tính khả thi của đề tài Đề tài có thể được thực hiện ở hầu hết các trường THPT tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Phần dinh dưỡng và chăm sóc vật nuôi Công nghệ 11 (Sách kết nối tri thức). - Phần thực hành: Làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò. - Học sinh lớp 11 trường THPT Nam Đàn 1. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết về dinh dưỡng và chăm sóc vật nuôi. - Nghiên cứu làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò. - Nghiên cứu việc sử dụng đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò nhằm phát triển phẩm chất năng lực của HS tại trường THPT Nam Đàn 1. - Điều tra, tổng hợp và xử lí số liệu, đánh giá kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm. 6. Cấu trúc của đề tài A. Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài. 2. Đóng góp của đề tài. 3. Tính khả thi của đề tài. 4. Đối tượng nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Cấu trúc đề tài . B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò’’. Chương 2: Quy trình dạy học bài thực hành nghiên cứu làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò . Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về quy trình làm thực hành nghiên cứu làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò . C. Kết luận D. Phụ lục 2
  7. PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC “TẬN DỤNG NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG (BỘT VỎ SÒ, BỘT VỎ GHẸ) ĐỂ SẢN XUẤT ĐÁ LIẾM TRONG CHĂN NUÔI TRÂU BÒ’’ 1.1 .Cơ sở lí luận. 1.1.1 Những nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương : Các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, là những thứ vô cùng gần gũi và thân quen với học sinh. Nếu chúng ta biết tận dụng một cách hiệu quả thì nó sẽ là kho phương tiện, đồ dùng vô tận để giáo dục nhân cách,phát huy tính sáng tạo trong mỗi Hs. Bởi mỗi vật trên đời đều có giá trị riêng, và giá trị đó như thế nào phụ thuộc vào tư tưởng và cách làm của mỗi chúng ta. Chính vì lẽ đó mà giáo viên Sinh – công nghệ trường THPT Nam Đàn 1 luôn cố gắng để tận dụng một cách hiệu quả nhất nguồn khai thác mà thiên nhiên, điều kiện thực tế tại địa phương ban tặng, để cùng các em làm nên nhiều điều kỳ diệu dưới mái trường.Từ lợi thế sẵn có của huyện Nam Đàn là vùng nông nghiệp nên các nguyên liệu như bột vỏ sò, vỏ ghẹ dễ tìm kiếm. 1.1.1.1.Các thành phần của vỏ sò: Sò là một tên thông dụng dùng cho nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ sống dưới nước (cả trong môi trường nước ngọt và nước mặn). Chúng thường sống vùi trong cát hoặc trong bùn, vỏ hơi tròn, dày, có khía xù xì. Hầu hết các loài có thịt ăn được. Một số nhóm loài phổ biến như sò huyết, sò lông, sò dẹo... Vỏ sò là một phần quan trọng của cơ thể sò, là phế thải dồi dào từ ngành khai thác hải sản. Tái chế vỏ sò giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, góp phần bảo vệ môi trường sống của các sinh vật biển. Nó được tạo thành từ canxi cacbonat và có các cấu trúc phức tạp, bao gồm hai lớp vỏ: lớp ngoài (vỏ bên ngoài) và lớp trong (vỏ bên trong). Các lớp vỏ này có chức năng bảo vệ sò khỏi các tác động bên ngoài và giúp sò di chuyển và đào đất. 1.1.1.2. Vai trò của vỏ sò: - Trong vỏ sò có chứa caleium carbonate, keratin và 24 loại nguyên tố có ích cho sắc đẹp như kẽm, sắt, đồng, magiê, germanium, selenium. Ngoài dùng bột ngọc trai, người Trung Quốc từ xưa dùng vỏ sò để làm đẹp da. Tương truyền vào đời Đường có một thiếu phụ hiền thục, cần kiệm nhưng da mặt đen đầy nốt sần sùi nên người chồng ngày càng lạnh nhạt. Thiếu phụ bèn đi tìm thuốc, được Dược vương Tôn Tư Mạo trị bệnh cho bằng cách nghiền nát vỏ sò thành bột, trộn với nước khoai tây giã nát, thêm mật trắng chế thành thuốc như dạng kem dưỡng da ngày nay. Mỗi tối trước khi đi ngủ, thiếu phụ dùng kem vỏ sò này bôi lên mặt, ngày hôm sau rửa sạch, một tháng sau, da mặt nàng trở nên mịn màng, tươi sáng. 3
  8. Không chỉ làm dung dược bôi mặt, vỏ sò còn được người Trung Quốc chế thành thuốc uống. Sách Phổ tế Phương thời Minh ghi: "Vỏ sò nghiền nát, thêm mật trộn vào nặn thành viên để uống, kết hợp ăn thịt bò sẽ trị hết sắc đen, da mặt trở nên mịn màng". Để đảm bảo hiệu quả, em nên giữ vệ sinh da mặt, tránh bụi bặm, lỡ có nặn vài cái trứng cá thì phải bôi thuốc sát trùng. Đồng thời nên ăn nhiều hoa quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay, nóng. Đặc biệt không nên thức khuya, tránh mọi căng thẳng và đừng quá quan tâm đến nước da - Tái chế vỏ sò làm vật liệu xây dựng : Vỏ sò là một loại vật liệu tái chế tuyệt vời có thể được sử dụng để tạo ra một số loại vật liệu xây dựng khác nhau. Vỏ sò chủ yếu được làm bằng canxi cacbonat, cũng là thành phần chính của đá vôi. Điều này làm cho vỏ sò trở thành một nguyên liệu lý tưởng để sản xuất xi măng và các chất kết dính khác. Vỏ sò được tái chế làm vật liệu xây dựng.   Vỏ sò cũng có thể được sử dụng để tạo ra các loại vật liệu xây dựng tổng hợp, chẳng hạn như gạch và khối. Những vật liệu này có độ bền và chắc chắn cao và có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như xây dựng tường, móng và đường. Sử dụng vỏ sò làm vật liệu xây dựng có một số lợi ích về môi trường. Đầu tiên, nó giúp giảm lượng chất thải rắn thải ra môi trường. Thứ hai, nó giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như đá vôi. Thứ ba, nó có thể giảm lượng khí nhà kính thải ra, vì sản xuất xi măng từ vỏ sò tạo ra ít khí thải carbon dioxide hơn so với sản xuất xi măng từ đá vôi. Nhìn chung, việc sử dụng vỏ sò làm vật liệu xây dựng là một lựa chọn bền vững và thân thiện với môi trường. Vỏ sò là một nguồn tài nguyên phong phú và có thể tái chế thành nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau. Việc sử dụng vỏ sò trong ngành xây dựng mang lại nhiều lợi ích như: + Giảm thiểu tác động môi trường: Vỏ sò là vật liệu thải ra từ ngành công nghiệp thủy sản, việc tái chế vỏ sò giúp giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường. + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Có thể thay thế một phần cho các vật liệu xây dựng truyền thống như cát, đá, giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Tăng cường độ bền và khả năng chống chịu: Vật liệu xây dựng làm từ vỏ sò có độ bền cao, khả năng chống cháy, chống nước tốt. + Vỏ sò có thể được nghiền nát và trộn với xi măng hoặc các chất kết dính khác để tạo ra gạch và khối xây dựng. Những viên gạch và khối này có độ bền và khả năng chống cháy cao và chúng cũng có thể giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon trong ngành xây dựng. 4
  9. Gạch và khối xây dựng từ vỏ sò có độ bền cao, khả năng chống cháy tốt và khả năng cách âm hiệu quả. - Lớp phủ đường . Vỏ sò nghiền có thể được sử dụng làm lớp nền cho đường bộ. Lớp nền này giúp giảm thiểu sự nứt và hư hỏng đường bộ và cũng có thể giúp cải thiện khả năng thoát nước. - Bê tông. Vỏ sò nghiền nát được thêm vào bê tông để tăng cường độ và độ bền. Bê tông từ vỏ sò có khả năng chống nước, chống cháy cao hơn bê tông thông thường. - Vật liệu cách âm. Vỏ sò nghiền có thể được sử dụng để tạo ra vật liệu cách âm. Vật liệu này có thể được sử dụng trong các bức tường, trần nhà và sàn nhà để giúp giảm tiếng ồn. Ngoài những sản phẩm trên, vỏ sò còn được sử dụng để sản xuất các vật liệu khác như: - Gạch lát sân vườn . - Tấm ốp tường . - Vật liệu trang trí . Lợi ích khi tái chế vỏ sò làm vật liệu xây dựng : Vỏ sò là phế thải dồi dào từ ngành khai thác hải sản. Tái chế vỏ sò giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, góp phần bảo vệ môi trường sống của các sinh vật biển. Chúng có thể thay thế một phần đá vôi trong sản xuất xi măng và các vật liệu xây dựng khác, giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngành tái chế vỏ sò có thể tạo ra việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là ở các khu vực ven biển. Vật liệu từ vỏ sò có độ bền cao, khả năng chống chịu tốt với thời tiết và môi trường khắc nghiệt. Mang lại vẻ đẹp độc đáo cho công trình, tạo điểm nhấn ấn tượng. Việc sử dụng vỏ sò để sản xuất vật liệu xây dựng là một giải pháp sáng tạo và bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Đối với chăn nuôi: Vai trò nổi bật nhất của bột vỏ sò (CaCO3) trong sản xuất thức ăn chăn nuôi là làm phụ gia, tăng cường canxi cho thức ăn heo, thức ăn cho gà, vịt, thức ăn cho bò giúp tăng canxi cho hệ xương , tăng canxi tạo vỏ trứng + Thêm một lợi ích khác, đáng kinh ngạc của vỏ sò là giúp các con gà mái đẻ thêm nhiều quả trứng nữa. Trước hết, bạn sấy khô vỏ sò và dùng máy xay sinh tố hoặc cối giã để nghiền nát chúng thành bột. 5
  10. + Trộn một ít bột vỏ sò này vào thức ăn cho gà hoặc cho gà ăn tự do vỏ sò. Đây sẽ là cách thay thế tuyệt vời, không mất tiền cho các sản phẩm bổ sung canxi từ vỏ sò. Theo sách giáo khoa Công nghệ chăn nuôi 11 (bộ sách kết nối tri thức) viết “Bổ sung bột vỏ trứng, bột xương hoặc bột vỏ hến nung và nghiền nhỏ để gà ăn tự do theo nhu cầu”. - Bột vỏ sò có tác dụng tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. 1.1.1.3. Các thành phần của vỏ ghẹ : Vỏ Ghẹ là nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhằm bổ sung chitin, canxi, photpho cho vật nuôi, chiết xuất chitin, chitosan, nguyên liệu xử lý ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, xử lý kim loại nặng, giữ các chất hữu cơ trong bùn hoặc dùng làm phân bón hữu cơ… với giá cả hợp lý, cạnh tranh và chất lượng đảm bảo. 1.1.1.4. Vai trò của vỏ ghẹ : - Bột Vỏ ghẹ làm thức ăn chăn nuôi Vỏ ghẹ được sử dụng làm thức ăn bổ sung khoáng chất trong chăn nuôi, là nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhằm bổ sung chitin, canxi, photpho cho vật nuôi. Vỏ ghẹ thuộc nhóm thức ăn giàu khoáng có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. Tuy chỉ cần bổ sung số lượng rất ít nhưng đây là thành phần thiết yếu cho vật nuôi sinh trưởng. Ngoài bột vỏ ghẹ thì nhóm khoáng chất cung cấp cho vật nuôi còn có: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, hến, tôm, vỏ trứng, bột xương,… Bột vỏ ghẹ góp phần bổ sung chất khoáng cho vật nuôi. - Ứng dụng khác của vỏ ghẹ : Vỏ ghẹ còn được sử dụng làm phân bón hữu cơ và là nguyên liệu xử lý ô nhiễm nguồn nước hiệu quả. Qua đó góp phần bảo vệ môi trường và giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn. 1.1.1.5. Bí quyết sử dụng bột vỏ ghẹ làm thức ăn chăn nuôi hiệu quả. Khi sử dụng bột ghẹ làm thức ăn cho vật nuôi bà con cần đặc biệt chú ý tới liều lượng cũng như nhu cầu từng giai đoạn của từng loại vật nuôi. Trong quá trình sử dụng cần bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công hệ tiêu hóa vật nuôi. Bột vỏ ghẹ góp phần bổ sung chất khoáng cho vật nuôi Vỏ ghẹ sau khi được tách riêng, phần thịt ghẹ sẽ được thu gom, đem sấy hoặc phơi khô rồi xay, nghiền nhỏ và đóng gói. Khi phối trộn thức ăn cho vật nuôi, bột vỏ ghẹ là nguyên liệu có khối lượng ít nên phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn. 6
  11. Tỷ lệ bột vỏ ghẹ làm thức ăn chăn nuôi là 1%, không nên cho nhiều sẽ làm vật nuôi của bạn mắc chứng khó tiêu. Trong quá trình sử dụng cần bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công hệ tiêu hóa vật nuôi. Như vậy trong thực tế, cả vỏ ghẹ và vỏ sò đều có thành phần chủ yếu là canxi cacbonat - canxi, là chất dinh dưỡng mà chúng ta khai thác từ hai nguồn nguyên liệu rẻ tiền này. Trên thực tế, có canxi cacbonat tinh khiết (được sản xuất công nghiệp), nhưng hai nguồn tự nhiên thường rẻ hơn. 1.1.2. Đá liếm 1.1.2.1.Đá liếm là gì : Đá muối liếm khoáng chính là sản phẩm phù hợp để bổ sung các khoáng chất vi lượng cho loài trâu ,bò, nhất là trong điều kiện bị nuôi nhốt với nguồn thức ăn thiếu khoáng. Đá muối dường như là vật phẩm đang ngày càng được nhiều người biết đến và ứng dụng thành nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ trong công cuộc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, ẩm thực, trang trí không gian sống… Ít ai biết rằng, ngoài những chức năng nổi trội đó, đá muối còn có một công dụng đặc biệt và được chế tác thành một sản phẩm phục vụ cho sức khỏe vật nuôi, đó chính là Đá muối liếm. Trong các dạng đá muối liếm có đá muối liếm Himalaya là loại đá được chế tác từ đá muối hồng thô tự nhiên. Sau khi khai thác về, đá sẽ được ép, đúc thành từng khối vuông, chữ nhật, làm thành các sản phẩm đá liếm sử dụng cho các loài động vật trâu, bò, dê. Đá muối liếm có trọng lượng khác nhau, tùy kích cỡ và có lỗ trống bên trong để dễ treo sử dụng. 1.1.2.2. Đặc điểm của đá muối liếm. Trong quá trình phân tích nghiên cứu, người ta đã phát hiện đá muối hồng chứa 84 khoáng chất có công dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Cụ thể, đá muối bao gồm 1,2% Lưu huỳnh, 0,4% Canxi, 0,35% Kali, 0,16% Magie và 80 khoáng chất vi lượng thiết yếu khác. Không chỉ con người, suốt vòng đời sinh trưởng, các loài động vật bò, dê... cũng rất cần các khoáng chất trên cho quá trình trao đổi chất để phát triển và cho thịt, sữa. Cũng chính vì lẽ đó mà ngày nay đá muối khoáng hồng Himalaya lại trở thành một trong các loại đá liếm bổ sung khoáng chất phù hợp, an toàn và được nhiều ứng dụng rộng rãi trong công cuộc nuôi dưỡng vật nuôi. 1.1.2.3. Phân loại đá muối liếm. Có nhiều các loại đá muối liếm khác nhau tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng: Đá muối liếm chứa nhiều các loại phốt pho còn được gọi là phosrich Rockies được dùng cho bò sữa và cừu. Đá muối liếm hỗn hợp còn gọi là red rockies thì được sử dụng cho bò thịt, bò sữa, dê, ngựa,… 7
  12. Có nhiều các loại đá muối liếm khác nhau tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng. 1.1.2.4.Tác dụng của đá muối liếm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với những khó khăn trong việc chăm sóc vật nuôi, chưa kể bệnh dịch luôn trực chờ và có thể bùng phát bất cứ lúc nào dù người chăn nuôi đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng tránh. Chính vì chứa nhiều khoáng chất có lợi và cơ chế hoạt động của đá muối mà ngày nay, trong chăn nuôi, người ta thường sử dụng hình thức chăm sóc bò, dê bằng cách cho liếm đá muối. Việc áp dụng phương pháp này sẽ mang lại cho các vật nuôi những ích lợi dưới đây:  Bổ sung các loại vitamin A, D, E và các khoáng chất khác giúp cơ thể vật nuôi trâu, bò, dê,…bù lại được sự thiếu hụt cần thiết.  Giúp ngăn chặn được tình trạng gia súc chết chóc, ốm yếu do dịch bệnh, do thiếu hụt một số khoáng chất cần thiết.  Giúp cho lông của vật nuôi không khô cứng mà mềm mại, mượt mà hơn.  Kích thích độ PH trong hệ tiêu hóa của bò, cừu, dê,…. Ngoài những tác dụng trên, đá muối liếm còn giúp cải thiện tốt, mang lại hiệu quả tích cực cho hệ sinh sản của vật nuôi, giúp vật nuôi lớn nhanh và khỏe mạnh. Đá muối liếm bổ sung các loại vitamin A, D, E và các khoáng chất khác cho vật nuôi trâu, bò, dê... 1.1.2.5 .Nên sử dụng đá muối liếm trong trường hợp nào?  Gia súc thường hay bị bệnh cơ trắng.  Gia súc hay bị què quặt, không có khả năng đứng.  Gia súc hay bị bệnh về chân, móng.  Gia súc hay bị sốt sữa, nhuyễn xương, còi xương.  Gia súc có bộ lông khô cứng.  Gia súc kén ăn, hay nhai gỗ, cạp đất. 1.1.2.6. Cách sử dụng và bảo quản đá muối liếm. Để sử dụng một cách hiệu quả cũng như kéo dài tuổi thọ sản phẩm, bà con chăn nuôi khi mua đá muối liềm cần chú ý những điều sau: Vị trí đặt đá liếm rất quan trọng và đặt sao cho đúng vị trí để gia súc dễ tiếp cận nhất. Nên treo cục đá liếm bằng dây thừng để có thể quay dễ dàng và ngang tầm với lứa tuổi của đàn gia súc, bên cạnh đó còn giúp chúng liếm thoải mái hơn. Bạn cũng có thể đặt đá liếm vào máng gỗ vì máng gỗ luôn hút được ẩm đá làm cho đá khô ráo. 8
  13. Thời gian đầu sử dụng, đàn gia súc có thể sẽ liếm rất nhiều và nhanh hết. Tuy nhiên, khi chúng được cung cấp đủ muối và khoáng chúng sẽ liếm ít đi. Thậm chí có thể vài ngày chúng mới liếm 1 ít. Chính vì thế, bà con chăn nuôi cần cung cấp liên tục lượng nước uống cho gia súc đầy đủ khi chúng liếm đá muối Himalaya. Nên đặt đá muối sao cho đúng vị trí để gia súc dễ tiếp cận nhất. Lưu ý: Nên đặt đá muối liếm tránh những nơi ẩm ướt, gần nước, dễ dính mưa. Không nên treo gần mặt sàn, không nên treo giữa chuồng. Nên đặt xa khu vực có thuốc trừ sâu. Nên sử dụng đá đã mở bao gói nilon vì nếu để lâu, không khí bay vào sẽ dễ làm chúng bay hơi. Cách bảo quản: Nên bảo quản đá muối liếm ở nơi khô ráo và luôn bọc túi nilon thật kỹ khi chưa sử dụng đến. Dù là sản phẩm mới và được đưa vào thị trường chăn nuôi gia súc trong những năm gần đây, nhưng đá muối liếm lại được lòng bà con chăn nuôi bởi hiệu quả kinh tế và đảm bảo được sức khỏe gia súc. 1.1.2.7. Tính hữu dụng của khối đá liếm trong chăn nuôi trâu ,bò: Trong chăn nuôi, tất cả các loại gia súc, đều cần được cung cấp đầy đủ các loại khoáng chất theo nhu cầu dinh dưỡng, từ mức hàm lượng trung bình được gọi là khoáng trung lượng như Ca (can-xi), P (phốt-pho) đến hàm lượng thấp và rất thấp gọi là khoáng vi lượng như Na ,Fe ,Cu ,Zn ,Mn ,Mg, I (i-ốt), Se (xê-len),… do các chất khoáng là yếu tố tham gia không thể thiếu vào quá trình trao đổi chất của động vật để đảm bảo yêu cầu tăng trưởng, sinh sản và cả sức đề kháng với bệnh tật cũng như chống chịu các yếu tố ngoại cảnh bất lợi. Điều đó có nghĩa nếu vật nuôi không được cung cấp đầy đủ các loại khoáng thì thể trạng và sức sinh trưởng sẽ suy giảm, năng suất thấp, hiệu quả chăn nuôi không được như mong muốn . Đối với heo và các loại gia cầm thì cách cung cấp chất khoáng nhìn chung là đơn giản bằng cách sử dụng ổn định thức ăn hỗn hợp chất lượng tốt là cơ bản đáp ứng và nếu muốn đảm bảo tốt hơn nữa thì cách khoảng bổ sung khoáng qua các chế phẩm dạng premix chứa các loại khoáng vi lượng với acid amin, vitamin. Riêng với các loại vật nuôi như: bò, trâu, dê, ngựa có đặc điểm phát triển hệ vi sinh vật trong bộ máy tiêu hóa có thể chuyển hóa chất xơ trong thức ăn thô thành nguồn đạm và năng lượng nên tuy là mặt lợi điểm nhưng lại khó tránh khỏi việc thiếu hụt nhiều loại khoáng vi lượng. Về nguyên tắc vẫn có thể bổ sung khoáng vi lượng cho các loại vật nuôi này bằng các chế phẩm dạng premix (trộn trong thức ăn, pha trong nước uống hoặc tiêm), tuy nhiên cách bổ sung như thế không thực sự thích hợp do nếu thực hiện đều đặn và thường xuyên sẽ tốn công và tăng chi phí. Để khắc phục trở ngại đó, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã tìm ra một giải pháp hữu hiệu hơn là sử dụng chế phẩm khối đá liếm chứa đầy đủ các loại khoáng vi lượng cần thiết với cách dùng đơn giản là đặt thường xuyên tại chuồng để vật nuôi hấp thu các chất khoáng bằng cách tự liếm vào khối đá. 9
  14. Như đã đề cập, khối đá liếm là một chế phẩm tổng hợp các chất khoáng vi lượng mà mỗi loại đã được nơi sản xuất định lượng tỷ lệ và thành phần trên cơ sở khoa học dinh dưỡng phù hợp nhu cầu của từng chủng loại vật nuôi, độ tuổi và giai đoạn sinh trưởng; như khối đá liếm loại hỗn hợp có thể sử dụng rộng rãi cho bò, trâu, dê, ngựa các độ tuổi, còn khối đá liếm chứa nhiều khoáng phốt-pho thích hợp sử dụng cho bò mang thai, bò đang cho sữa, cừu và nhiều loại đá liếm khác nữa; do đó rất thuận tiện cho người chăn nuôi chọn mua vì chỉ cần xem hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn các loại khối đá liếm. Thông thường, các khối đá liếm được sản xuất dưới dạng khối hình vuông hoặc hình trụ nén cứng có trọng lượng từ 3 - 5kg, ở giữa có phần lõi rổng để sử dụng theo cách duy nhất là xỏ dây treo bên trong chuồng nuôi ở tầm thích hợp cho vật nuôi liếm vào, không trộn với thức ăn hay hòa vào nước uống. Tuy khối đá liếm được nén cứng nhưng trâu, bò, ngựa, dê với đặc điểm có bề mặt lưỡi rất nhám nên khi chúng liếm vào vẫn lấy được chất khoáng và hiển nhiên khối đá liếm sẽ mòn dần đi, như một bò đang cho sữa có thể liếm mòn một khối đá liếm nặng 3 kg chỉ trong khoảng một tháng. Cần nói thêm, vật nuôi sẽ “tự cân đối” nhu cầu khoáng qua biểu hiện liếm vào đá nhiều hay ít là phản ứng sinh học tự nhiên của chúng; đây cũng là một đặc điểm hữu dụng cho người nuôi bởi không cần phải biết cụ thể chất khoáng nào cần cấp nhiều hay ít. Ngoài tác dụng trực tiếp cung cấp các chất khoáng vi lượng, đá liếm còn làm tăng tính thèm ăn nơi vật nuôi; đồng thời các loại khoáng còn là nguồn thực liệu cần thiết cho hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của loài gia súc nhai lại duy trì và phát triển mật số nên gián tiếp giúp vật nuôi nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng./. 1.1.3. Quy trình làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò Chuẩn bị: Dụng cụ: khuôn bánh (có thể bằng nhựa, inox....), cân (chính xác đến gram),  xô, chậu nhựa, thùng đựng nước, thìa trộn, chày nén,...  Nguyên liệu: Khối lượng (g) Tên nguyên Công thức hóa STT hoặc thể tích Ghi chú liệu học (mL) Hỗn hợp 1 (để tạo 1 Xi măng trắng 100 (g) độ kết dính) 2 Đát sét 50 (g) 10
  15. Calcium Hỗn hợp 2 (cung 3 hydrogen CaHPO4.2H20 300 (g) cấp khoáng) phosphate Calcium 4 CaCO3 300 (g) carbonate Hỗn hợp 3 (cung 5 Muối ăn NaCl 200 (g) cấp khoáng) Magnesium 6 MgSO4 50 (g) sulfate 7 Nước H2O 159 (mL) Các bước tiến hành: Bước 1: Tạo hỗn hợp 1: Cân xi măng trắng và đất sét, trộn đều. Bước 2: Tạo hỗn hợp 2: Cân calcium hydrogen phosphate và calcium carbonate, trộn đều. Bước 3: Tạo hỗn hợp 3: Cân muối ăn và magnesium sulfate, trộn đều. Bước 4: Tạo hỗn hợp 4: Đổ hỗn hợp 1 vào hỗn hợp 2, trộn đều. Bước 5: Tạo hỗn hợp 5: Đổ hỗn hợp 3 vào hỗn hợp 4, trộn đều. Bước 6: Trộn hỗn hợp 5 với nước. Sau khi trộn, cho một ít hỗn hợp vào lòng bàn tay nắm lại, nếu thấy tạo được hình trong lòng bàn tay, khi buông tay ra hỗn hợp không bị rạn, vỡ là phù hợp. Bước 7: Tạo bánh dinh dưỡng. Bước 8: Làm khô: Phơi nắng từ 2 đến 3 ngày cho đá khô và rắn lại, đem sử dụng hoặc bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. 1.1.4.Ý nghĩa của hoạt động tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương: bột vỏ sò, vỏ ghẹ để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò. Việc sử dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phương vừa có tác dụng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, vừa tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm và có định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó khi học sinh được hoạt động với các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vừa giúp hình thành và nuôi dưỡng tình cảm yêu quê hương vừa giúp giáo viên và phụ huynh phối hợp chặt chẽ hơn khi cùng nhau tìm kiếm nguyên vật liệu, bên cạnh đó giúp giảm tải được rất nhiều chi phí. Giáo viên, những người mang trong mình tâm huyết và tình yêu nghề luôn muốn mang đến cho các em nhiều cơ hội để học, để chơi, để khám phá những kiến thức, kỹ năng mới. Những chiếc vỏ sò ,vỏ ghẹ đó chỉ là những vật không có giá trị, 11
  16. nhưng với sự gợi ý của giáo viên học sinh được thực hành, trải nghiệm để phát huy tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của mình và mỗi lần học sinh nhìn thấy các em sẽ thấy tự hào về sản phẩm mình làm ra. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.2.1. Thực trạng dạy học môn Công nghệ 11 - chương trình GDPT 2018- ở các trường THPT. 1.2.1.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, là môn học lựa chọn thuộc nhóm Công nghệ và nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Một môn học thiết thực giúp học sinh hình thành những kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, môn học này được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12. Quá trình thực hiện, bên cạnh những thuận lợi cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn. Trong thời kì cách mạng 4.0 hiện nay ,khoa học và công nghệ có vai trò hết sức quan trọng.Nhưng có nghịch lý là ,nhiều học sinh vẫn chưa nhìn nhận đúng giá trị của môn Công nghệ. Làm sao để trả lại vị thế cho môn học này,xoá bỏ quan niệm đây là một môn phụ như bấy lâu nay trong các nhà trường.Về phía học sinh ,với tâm lý học ứng thí, Công nghệ không phải môn thi nên các em chưa chú trọng học môn này . 1.2.1.1.1.Thực trạng việc dạy học môn công nghệ với hoạt động tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm. Để tìm hiểu thực trạng tiếp cận phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học sinh chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học gắn liền kiến thức thực tiễn. Khảo sát 13 giáo viên trong nhóm Sinh- Công nghệ ở 2 trường: Trường THPT Nam Đàn 1 và trường THPT Kim Liên qua phần mềm : https://forms.gle/2F8ksgVf1986nveA7 Kêt quả TT Nội dung SL TL % 1 Thầy cô có thường tổ chức dạy học môn công nghệ chăn nuôi gắn với các hoạt động thực hành thực tiễn không ? a. Tổ chức thường xuyên 11 84,6% b. Thỉnh thoảng tổ chức 2 15,4% c. Không tổ chức 0 0% Như vậy: Việc tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương như bột vỏ sò ,vỏ ghẹ để sản xuất thức ăn trong những năm g ần đây được tổ chức rất nhiều. Các thầy cô đã ý thức được vai trò của việc học lí thuyết gắn liền với kiến thức thực tiễn cho học sinh là xu thế hiện nay. Một số giáo viên đã cùng học sinh đi sưu tầm 12
  17. và xay các nguồn nguyên liệu tăng thêm tính gần gũi ,đoàn kết giữa các em học sinh . Nhiều giáo viên rất đồng tình hoạt động tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa tiết kiệm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường,giúp học sinh phát triển phẩm chất năng lực, giúp các em năng động, hòa nhập tốt hơn. 1.2.1.2. Thực trạng học tập của học sinh với việc áp dụng các kiến thức thực tiễn trong môn Công nghệ. Để điều tra về sự hứng thú học tập vận dụng kiến thức của học sinh đối với bộ môn Công nghệ. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 188 học sinh khối 11 ở (tháng 4/2024) qua phần mềm forms.glehttps://forms.gle/vVVMWshEEhJog1Wr8 TT Kết quả Nội dung trao đổi 1 SL TL % Theo em môn học công nghệ chăn nuôi có nhiều nội dung gắn với thực tiễn hay không a. Rất nhiều 152 81 b. Nhiều 36 19 c. Không nhiều 0 0 2 Môn học có nhiều hoạt động tận dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương để sản xuất thức ăn cho vật nuôi không a. Rất nhiều 160 85 b. Nhiều 28 15 c. Không nhiều 0 0 Từ kết quả điều tra và khảo sát, chúng tôi thấy, phần lớn học sinh đã thực sự hiểu được môn công nghệ là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn, các hoạt động tìm nguyên liệu và chế biến ra sản phẩm và sản phẩm đó lại phục vụ cho chính bản thân gia đình các em đã tạo niềm say mê hứng thú khi học tập môn Công nghệ. Môn học công nghệ so với các môn học khác là môn học có tính chất nhẹ nhàng về kiến thức, nhiều kiến thức của môn công nghệ chăn nuôi gắn với thực tiễn địa phương, mang lại lợi ích cho gia đình mình. Nên nếu giáoviên biết tổ chức các hoạt động cho các em bằng các phương pháp dạy học gắn liền thực tiễn thì các em rất hào hứng trong học tập và trải nghiệm. 1.2.2. Thực trạng sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền tại địa phương. 13
  18. Theo báo khuyến nông của sở nông nghiệp phát triển nông thôn Nghệ An năm 2021. Nghệ An có tổng đàn trâu bò lên tới 760.000 con. Trong chăn nuôi động vật ăn cỏ thức ăn thô xanh chiếm 80% đến 90% khẩu phần để tạo nên chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu nguồn thức ăn có chất lượng tốt giá cả hợp lý phương pháp sử dụng phù hợp cho từng đối tượng nuôi từng giai đoạn sinh trưởng phát triển hướng sản xuất thịt sữa của vật nuôi sẽ có phần làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn có bước chuyển mình mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường, mang lại chất lượng và giá trị gia tăng cao cho người sản xuất. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra một lượng phế, phụ phẩm lớn : vỏ sò ,vỏ ghẹ ,tuy nhiên ở địa phương do sự quản lý không chặt chẽ , gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ. Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao kết hợp với nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm do ảnh hưởng của dịch Covid 19 làm cho người chăn nuôi rơi vào cảnh khó khăn, nhiều hộ phải bỏ trống chuồng dừng chăn nuôi. Bằng cách tận dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương ,tự chế thức ăn chăn nuôi đã giúp trang trại bò sữa TH đạt sản lượng sữa cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á và giúp một số người nông dân vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên, việc sử dụng, chế biến những nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương hiện nay còn chưa đồng bộ, hiệu quả, lãng phí, chưa tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao, chưa xây dựng được thương hiệu có uy tín trên thị trường toàn cầu. Các phần dinh dưỡng này gần như bị bỏ phí và chưa có các cơ chế khuyến khích để tái sử dụng. Trong ngành chăn nuôi mới chỉ tận dụng được 23% chất thải để sản xuất phân bón hữu cơ, còn lại đang bị bỏ phí, chưa được sử dụng để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi . 1.2.3. Thực trạng sử dụng đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò ở địa phương. Để bổ sung khoáng cho bò người ta thường phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo một tỷ lệ nhất định dưới dạng premix hay đá liếm. Nhu cầu khoáng đa lượng, vi lượng (gọi là khoáng) cho bò rất lớn. Bò cao sản có nhu cầu khoáng rất cao nhưng thức ăn cho bò là thức ăn có nguồn gốc thực vật nên thường thiếu khoáng. Việc bổ sung từng chất khoáng riêng lẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp vì, những chất khoáng, nhất là khoáng vi lượng chỉ cần một số lượng rất nhỏ nên rất khó định lượng và không chính xác. Vì vậy, để bổ sung khoáng cho bò người ta thường phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo một tỷ lệ nhất định dưới dạng premix hay đá liếm. Premix dùng để trộn vào thức ăn tinh cho bò ăn rất tốt, nhưng vẫn còn một số vấn đề phiền phức, khó thực hiện. Đá liếm đơn giản, dễ thực hiện và có nhiều ưu điểm hơn. Đây là một tiến bộ khoa học hữu hiệu nhất về việc bổ sung khoáng cho bò. 14
  19. Hỗn hợp đá liếm bao gồm các chất khoáng đa lượng, vi lượng ở dạng muối của nó và các chất phụ gia hay còn gọi là chất độn (chất đệm). Chất đệm có thể là tinh bột, đất sét, xi măng, dicalcium phosphate, bột sò… Trong chăn nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt hay cầm cột trong chuồng, bò thiếu vận động, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu sinh tố, nhất là sinh tố D và thiếu khoáng, nhất là khoáng vi lượng do thức ăn gia súc không đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng… dẫn đến tình trạng rối loạn trao đổi chất, khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, khả năng sinh sản và tiết sửa… làm cho sức khoẻ bò bị giảm sút, bò ốm yếu, da lông khô cứng, dễ mắc các bệnh về chân, móng và các bệnh về sản khoa, thời gian sử dụng bò sữa ngắn, tỷ lệ loại thải cao, động dục và động dục trở lại, phối giống đậu thai, số lượng và chất lượng bê sơ sinh không cao, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ kéo dài, năng suất, chất lượng sữa không cao… như vậy, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sẽ không cao và không bền vững. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững trong chăn nuôi bò sữa. Theo khuyến cáo của GS. TS Ronald A Leng (Úc) và nhiều chuyên gia hàng đầu của thế giới về dinh dưỡng cho gia súc: “Nếu bạn đầu tư 1 đồng để sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò thì bạn sẽ có cơ hội thu lãi 5 đồng”. Hay nói cách khác sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa có thể làm tăng sản lượng sữa 1-2%, có khi còn cao hơn, nhờ khoáng vi lượng tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, nhất là hấp thu đạm. Đối với bò sữa, sẽ cho lượng sữa nhiều hơn và chất lượng sữa tốt hơn, không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai mà còn làm cho thời gian động dục trở lại sớm hơn. Tỷ lệ bê con chết thấp và tốc độ tăng trưởng cao hơn… Đối với bò thịt, bò cạn sữa, sức khoẻ và thể trạng được cải thiện, tăng trưởng nhanh hơn, sản lượng và chất lượng thịt cao hơn… Trong những năm qua, nghề chăn nuôi trên địa bàn huyện Nam Đàn có sự chuyển biến tích cực. Huyện đã khẳng định, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chăn nuôi gia súc không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người, mà còn là nguồn sức kéo, nguồn phân bón hữu cơ, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên việc sử dụng đá liếm còn xa lạ đối với người dân lao động trên địa bàn huyện. 1.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài. 1.2.4.1 .Thuận lợi: - Đã nhiều năm liền chúng tôi được phân công dạy môn Công nghệ , nên bản thân cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động và nắm vững cơ sở lí luận về thành phần và quy trình sản xuất đá liếm . - Bản thân chúng tôi là người ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, yêu thích hoạt động gắn liền kiến thức thực tế . 15
  20. - Bản thân chúng tôi xuất phát từ gia đình làm nông nghiệp gắn liền với trồng trọt và chăn nuôi nên mong muốn học sinh vùng nông thôn biết tạo ra sản phẩm từ việc vận dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí. - Được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như: có phòng thực hành bộ môn riêng với đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho quy trình thực hành sản xuất đá liếm. - Các em học sinh xuất phát từ gia đình nông thôn,nguồn nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và áp dụng sản phẩm ngay trong bản thân gia đình mình,các em hứng thú say mê trong việc thực hành tạo sản phẩm. 1.2.4.2 . Khó khăn: Tuy nhiên, việc sử dụng, chế biến những nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương hiện nay còn chưa đồng bộ, hiệu quả, lãng phí, chưa tạo ra những sản phẩm giá trị tăng cao, chưa xây dựng được thương hiệu có uy tín trên thị trường toàn cầu,quy trình sản xuất đá liếm còn xa lạ với những hộ gia đình chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ. Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: “Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò’’. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học , giúp các em tìm niềm vui trong lao động ,tạo ra sản phẩm giúp cho ngành chăn nuôi trong gia đình,tiết kiệm chi phí ,bảo vệ môi trường ở các trường THPT để nâng cao hiệu quả học tập bộ môn và đưa môn Công nghệ phát huy đúng vai trò, vị thế của nó ở chương trình GDPT 2018. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2