intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ trường THPT Tân Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ trường THPT Tân Kỳ" đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ học đường tại trường THPT Tân kỳ, vừa đưa ra các biện pháp có thể vận dụng vào việc tăng cường các hoạt động luyện tập TDTT ngoài giờ học chính khóa, đồng thời nhân rộng các CLB sở thích khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ trường THPT Tân Kỳ

  1. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TẠI TRƢỜNG THPT TÂN KỲ Tác giả: Phan Minh Lệ - Giáo viên trường THPT Tân Kỳ - Nghệ An PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu dạy học môn Giáo Dục Thể Chất (GDTC) nói riêng là cần đổi mới các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là các câu lạc bộ (CLB) theo sở thích. GDTC trong trường học là nội dung quan trọng nhằm phát triển cấu trúc và chức năng cơ thể con người, luyện tập thể dục thể thao (TDTT) là hoạt động giúp cho con người tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe đồng thời giáo dục cho học sinh các phẩm chất ý chí, lòng dũng cảm và tính trung thực. Ngoài ra tham gia hoạt động TDTT các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi mở rộng mỗi quan hệ hiểu biết lẫn nhau, giúp các em hòa đồng, tự tin giao tiếp, đoàn kết trong tập thể. Đồng thời các em có nhiều cơ hội thể hiện khả năng của mình qua các môn thể thao, say sưa hứng thú với môn thể thao mình yêu thích Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc vận dụng những hình thức tổ chức và phương pháp dạy học mới vào việc dạy học môn Bóng rổ trong trường phổ thông, góp phần làm tăng vai trò quan trọng của các câu lạc bộ học tập môn học, trong hoạt động TDTT ở các trường học hiện nay. Bóng rổ là một môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là một môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội Olympic. Ở Việt Nam môn Bóng rổ được du nhập vào sớm, đầu những năm 30 thế kỷ XX, nhưng do điều kiện của chiến tranh cũng như do điều kiện kinh tế, nên phải mãi tới cuối những năm 80 mới có điều kiện phát triển trên nhiều địa phương trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đến nay hoạt động thi đấu Bóng rổ đã được đưa vào hệ thống giảng dạy trong các trường phổ thông, các trường Đại học trên cả nước và chương trình thi đấu chuyên nghiệp vào năm 2016. Cũng như các môn thể thao khác, tập luyện và thi đấu Bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức nhanh, sức bền, khéo léo và sự phối hợp vận động. Ngoài ra tập luyện và thi đấu Bóng rổ cũng có 1
  2. tác dụng mang đến niềm hứng thú và đam mê trong hoạt động thể dục thể thao nói chung, bồi dưỡng tinh thần, ý chí, thái độ tích cực, tự giác tập luyện TDTT cũng như tính kỷ luật, tính đồng đội, tính hợp tác trong mọi hoạt động cho người tập. Tổ chức CLB theo sở thích của học sinh là một trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của CLB, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu. Thông qua hoạt động của các CLB, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả hoạt động các CLB sở thích chưa cao, chưa được nhân rộng, các CLB chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia nhiều của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh có xu hướng lười nhác vận động, đam mê các trò chơi điện tử, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động dạy và học môn GDTC ở trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng. Chính vì để góp phần hình thành năng lực và phẩm chất của người học hiện nay, căn cứ vào điều kiện thực tiễn hoạt động TDTT trường học và các hoạt động ngoài giờ học chính khóa, điển hình là hoạt động CLB Bóng rổ trường THPT Tân kỳ Vậy nên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ trường THPT Tân Kỳ” nhằm góp phần vào việc giải quyết và khắc phục các thực trạng nói trên. 1.2. Đóng góp mới của đề tài - Nêu lên được thực trạng hoạt động CLB Bóng rổ tại trường THPT Tân kỳ - Đề tài đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ học đường tại trường THPT Tân kỳ, vừa đưa ra các biện pháp có thể vận dụng vào việc tăng cường các hoạt động luyện tập TDTT ngoài giờ học chính khóa, đồng thời nhân rộng các CLB sở thích khác. - Tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh như: + Tổ chức cho HS tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể. + Tổ chức cho HS biết tự làm chủ, tính kỷ luật trong các hoạt động + Giúp cho HS biết cách tổ chức và tham gia các hoạt động TDTT và thi đấu Bóng rổ ở cấp trường và địa phương huyện Tân Kỳ đồng thời giao lưu với các đơn vị bạn trên toàn tỉnh. 2
  3. - Đối với các biện pháp đã được đề xuất, chúng tôi sẽ khai thác sâu hơn và trình bày một cách khoa học, dễ áp dụng với các đối tượng HS, GV ở miền núi như huyện Tân Kỳ. PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Cơ sở lí luận: Môn Bóng rổ được ra đời vào cuối thế kỷ XIX (Năm 1981) do một giáo viên giáo dục thể chất người Mỹ sáng lập. Vào thời đó các môn thể thao chủ yếu là chơi ngoài trời, nên đến mùa đông thì hoạt động luyện tập và thi đấu thể thao gần như bị ngưng lại. Với trăn trở đó ông đã nghiên cữu và sáng lập ra môn Bóng rổ. Môn Bóng rổ ban đầu lấy ý tưởng từ môn bóng đá nhưng do vì ở môn này dùng chân để khống chế nên nhiều lỗi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương vì thế ông đã đưa ra ý tưởng dùng tay để khống chế bóng thì sẽ ít va chạm và từ đó môn Bóng rổ ra đời. Môn Bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung quốc và một số nước phát triển. Ở Việt Nam tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn Bóng rổ nhưng vào khoảng 1930 tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nam Định và Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn Bóng rổ. Ở miền bắc sau khi được hoàn toàn giải phóng, Đảng và nhà nước đã quan tâm đến đời sống, sức khỏe của nhân dân, cùng với phong trào luyện tập TDTT cho nên môn Bóng rổ đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong quân đội, sinh viên học sinh và thanh niên ở các thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, Nam định. Ở miền nam môn Bóng rổ phát triển mạnh và phổ biến rộng rãi ở các khu vực người Hoa sinh sống, trong quân đội, trong trường dòng… Bóng rổ là môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai và tính khéo léo, đặc biệt là phát triển tính tích cực, tính linh hoạt và trí thông minh. Luyện tập Bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm, cũng như khắc phục mọi khóa khăn. Phạm vi sân không lớn chỉ (28m -15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảng thời gian 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển của Bóng rổ hiện đại đòi hỏi phải nhanh, mạnh, cao, sự khéo léo và chính xác cho nên tính kiên trì và tập luyện rất cao. Trong thi đấu Bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên (VĐV) rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhận phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có 3
  4. tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhận cách con người cũng như tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong luyện tập và thi đấu. Luyện tập môn Bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và chính xác. Những động tác trong môn Bóng rổ đều mang tính bột phát và có tính sáng tạo cao, do đó luyện tập Bóng rổ là cơ sở để hoàn thiện nhân cách con người mới phát triển toàn diện. Trong chương trình GDTC cho học sinh THPT, môn Bóng rổ cũng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng , giúp cho học sinh say mê vận động và phát triển toàn diện. Vì vậy “Thành lập CLB Bóng rổ trong trường THPT để giúp các em có cơ hội vui chơi, rèn luyện thể chất, tinh thần, phẩm chất đạo đức … là một việc rất quan trọng và cần thiết. 2.1.1.1. Yêu cầu về đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học môn GDTC trong trƣờng THPT GDTC góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, GDTC giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần. Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung GDTC được phân chia theo hai giai đoạn: - Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. - Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao, HS được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. Các em được tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao định hướng nghề nghiệp phù hợp. 4
  5. 2.1.1.2. Phƣơng pháp dạy học mới Yêu cầu cơ bản của phương pháp giáo dục là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, rèn luyện năng lực tự học, tự tập luyện cho HS, giúp các em có cơ hội phát triển năng lực thể chất. Giáo viên là người đóng vai trò thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển. Sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động của HS một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip... để tạo nên giờ học sinh động và hiệu quả. Cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu. Trong quá trình tổ chức luyện tập, GV nên sử dụng một số nền nhạc khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm “nền” cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện, làm cho HS ưa thích và đam mê luyện tập thể thao. Cần sáng tạo và linh hoạt khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm và điều kiện vùng miền. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp đặc trưng trong dạy học GDTC: làm mẫu, sử dụng lời nói, luyện tập và chú trọng sử dụng phương pháp trò chơi, thi đấu, trình diễn. Chú ý sử dụng phương pháp đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh, phát triển năng khiếu chuyên biệt cho HS ... Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhằm hình thành và sự phát triển năng lực cho HS. Công tác tổ chức dạy học cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; cân đối giữa dạy học và hoạt động giáo dục, giữa hoạt động tập thể, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt của GDTC, nâng cao chất lượng giáo dục cho HS. Tăng cường, nâng cao hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện cho HS tiếp cận các nguồn học liệu đa dạng, khai thác các thông tin phong phú qua mạng Internet,... để xây dựng các chủ đề học tập theo sở thích và sự phát triển năng lực tự học tuỳ theo khả năng, cách học của cá nhân HS. 5
  6. Đặc trưng của GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và sự phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở người học kỹ năng vận động, khả năng vận dụng vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động, trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng vận động (kỹ năng thực hiện bài tập, động tác và trò chơi vận động,...) thông qua dạy học động tác và tổ chức các hoạt động, giúp cho HS hình thành và phát triển được các tổ chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo; khả năng thích ứng của cơ thể; trí nhớ vận động; phản ứng của cơ thể; khả năng chăm sóc và phát triển sức khoẻ; khả năng hoạt động thể thao;...từ đó giúp cho HS phát triển khả năng trình diễn và thi đấu. 2.1.1.3. Dạy học theo hình thức tổ chức CLB - Mục đích: CLB theo sở thích là nơi tập hợp những thành viên có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định. Đây là một hình thức trải nghiệm sáng tạo hấp dẫn, phù hợp tâm lí lứa tuổi và thu hút sự tham gia hưởng ứng của học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông hiện nay. Nhận thức được vai trò quan trọng của CLB theo sở thích đối với phát triển năng lực, phẩm chất và kĩ năng sống cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các CLB theo sở thích nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh. - Ý nghĩa: Tham gia vào các CLB theo sở thích, học sinh có cơ hội thể hiện tài năng và niềm đam mê của bản thân. Đồng thời, là môi trường để học sinh tự học hỏi, điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện kĩ năng phát triển thể chất, phấn đấu và trưởng thành. CLB cũng là hình thức để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục truyền thống cho học sinh. Hình thành các CLB thể thao theo sở thích chính là tạo cho các em sự hứng thú, tự do sáng tạo và thể hiện đam mê của bản thân, qua đó phát triển năng lực cá nhân, tránh xa các tệ nạn xã hội. Các CLB được tổ chức bài bản, chặt chẽ, hoạt động theo hình thức tự chủ, tự nguyện dưới sự giám sát của tổ nhóm chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường. CLB thể thao đã thực sự trở thành môi trường để học sinh rèn luyện thể chất và hoàn thiện bản thân, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng. Từ những hoạt động đầy ý nghĩa của CLB thể thao, các em học sinh đã được bồi đắp thêm ý chí vượt khó, lòng nhân ái bao dung, tính cộng đồng và tinh thần tập thể. Cũng qua các hoạt động này, giúp các em tự tin thể hiện năng lực, rèn luyện các kỹ năng sống, các kỹ năng làm việc nhóm và tập thể. 2.1.1.4. Vai trò và yêu cầu bộ môn Bóng rổ 6
  7. 2.1.1.4.1. Vai trò Khi luyện tập Bóng rổ người chơi thực hiện với nhiều động tác tự nhiên đa dạng khác nhau như đi, chạy, dừng, quay người, nhảy, bắt, ném bóng và dẫn bóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng sẽ củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động, thúc đẩy nhanh sự trao đổi chất và tăng cường khả năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Tập luyện và học Bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Do đặc điểm của Bóng rổ là hoạt động tập thể và có đối kháng trực tiếp, nên ngoài sự phát triển toàn diện các tố chất vận động nó còn phát triển tính dũng cảm. tính đoàn kết, tính kỷ luật, quyết đoán trong các tình huống thi đấu và khả năng tư duy chiến thuật. Học Bóng rổ còn là một phương tiện hữu hiệu rất phù hợp với tư cách các bài tập bổ trợ nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực cho vận động viên của các môn thể thao khác. Chính vì vậy mà bộ môn Bóng rổ đã được đưa vào chương trình giáo dục thể chất cho các lứa tuổi từ các trường tiểu học, trường THCS, trường THPT…thể hiện được các vai trò sau: - Hỗ trợ tăng chiều cao và phát triển hệ cơ xương Với đặc thù tranh chấp bóng trên cao, đòi hỏi người chơi phải thực hiện nhiều động tác (bật nhảy, xoay người,…). Nhờ đó, hệ xương phát triển mạnh mẽ, trở nên bền bỉ, dẻo dai; các khớp giãn nở rõ rệt. Hơn nữa, chúng còn kích thích độ nhờn tự nhiên ở khớp sản sinh hiệu quả. Vì vậy, dễ dàng thấy được sự tăng trưởng về chiều cao. - Rèn luyện tính kỉ luật, tinh thần đồng đội Trong bộ môn thể thao này, tính kỉ luật và tinh thần đồng đội chính là chìa khoá đưa đến thành công cũng như chiến thắng. Khi thi đấu, HS cần tuân thủ luật chơi một cách hoàn toàn nghiêm túc; nếu không sẽ nhận được hiệu lệnh phạt từ trọng tài. Ngoài ra, mô hình đội nhóm sẽ yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các thành viên để ghi điểm. Nếu quá phụ thuộc vào lối chơi cá nhân, hàng rào phòng thủ và tỉ lệ giành bóng sẽ giảm sút, khó ghi điểm. - Thúc đẩy khả năng tư duy Không chỉ là một hình thức giải trí, Bóng rổ cũng đòi hỏi người tham gia nhiều chiến thuật (tấn công, phòng thủ,…) để cướp và đưa bóng vào rổ. Sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên chính là chìa khoá. Tuy nhiên, để có được thành công, mỗi đội sẽ cần có chiến thuật riêng. Do đó, khi chơi bóng, khả năng tư duy của người chơi trở nên nhạy bén hơn và nâng cao các phản xạ. 7
  8. - Nâng cao thể lực Bởi đây là bộ môn có tính đối kháng và chơi theo đội đòi hỏi sức bền dẻo dai và thể lực khoẻ mạnh để liên tục chiến đấu, cống hiến trong suốt vòng đấu. Các động tác (nhảy cao, ném bóng, chạy,…) đều dễ dàng vắt kiệt sức lực cũng như yêu cầu lượng lớn năng lượng. Vì vậy, thường xuyên luyện tập sẽ cải thiện tốt về mặt thể lực của người chơi. Từ đó, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. - Rèn luyện sự bền bỉ của hệ tim mạch Bởi tính đặc thù của Bóng rổ, các động tác chơi bóng đều đòi hỏi lực mạnh, độ bền,… Với HS thường xuyên chơi bóng, nhịp tim trở nên bền bỉ, liên tục, đều đặn; hệ tim mạch hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp giảm bớt tỉ lệ đột quỵ, các bệnh về tim. - Duy trì trạng thái cân nặng Với cường độ hoạt động, di chuyển cao, cơ thể sẽ dễ dàng đốt cháy lượng lớn calo. Do đó, luyện tập thường xuyên, sẽ được cắt giảm calo dư thừa từ việc ăn uống hàng ngày. Nhờ vậy, người chơi duy trì được trạng thái cân nặng. 2.1.1.4.2. Yêu cầu: Bóng rổ là môn thể thao đối kháng đồng đội. Mỗi đội Bóng rổ trên sân có 5 cầu thủ, cách chơi Bóng rổ là hai bên cố gắng giành chiến thắng bằng cách ném một quả bóng vào rổ gắn với một tấm bảng, ở trên cao 3,05 mét (tính từ vành rổ đến mặt đất). Môn Bóng rổ được chơi trên một sân hình chữ nhật kích thước tiêu chuẩn: 28m x 15m (dài x rộng) với 1 vòng tròn ở giữa. Sân thi đấu được chia làm đôi và hai bên đối đầu nhau đều cố gắng tiếp cận phần sân đối phương để ghi điểm. Khi chơi Bóng rổ, đội bóng cố gắng ném bóng vào rổ, thì sẽ ghi được 2 điểm và quả bóng được trả về đối phương. Nếu quả bóng được ném ở ngoài vạch 3 điểm, quả ném đó có giá trị 3 điểm. Mỗi pha ném phạt trúng đích được 1 điểm. Ném phạt được hưởng cho một đội tùy thuộc vào các lỗi phạm luật của một đội. Khi phạm lỗi với người dẫn bóng thì sẽ bị phạt hai hay ba quả ném phạt được hưởng cho vận động viên ném bóng, tùy theo phạm vi hay trường hợp. Các phạm lỗi khác không dẫn đến các quả ném phạt cho đến khi số lần được tích lũy lại. Khi chạm mốc nhất định, thì vận động viên bị phạm lỗi được nhận một cơ hội. Nếu ném bóng thành công, cầu thủ đó có thêm cơ hội ném quả thứ hai. Nếu trượt từ lần đầu, quả bóng được trả vể cho trận đấu. 1. Thời gian khi trận đấu diễn ra tính như sau: Một trận đấu gồm có 4 hiệp, mỗi hiệp đấu kéo dài 10 phút. 8
  9. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, nghỉ giữa hiệp 3 và hiệp 4 và trước mỗi hiệp phụ là 2 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút. Trong trường hợp hai đội thi đấu 4 hiệp chính mà có điểm số bằng nhau thì trận đấu sẽ buộc phải tiến hành hiệp phụ. Mỗi hiệp phụ trong Bóng rổ kéo dài 5 phút. Trong thời gian thi đấu hiệp phụ, hai đội vẫn giữ nguyên phần sân thi đấu như hiệp 3 và hiệp 4. Như vậy, bằng cách quy định thời gian như trên, luật chơi Bóng rổ đã phân hóa trận đấu, bắt buộc phải phân định thắng - thua. Không có kết quả hòa trong một trận đấu Bóng rổ. 2. Thể thức thi đấu trong luật chơi Bóng rổ Luật Bóng rổ quy định: Đội chủ nhà sẽ được chọn rổ và băng ghế ngồi. Sự lựa chọn này phải thông báo cho trọng tài trước khi trận đấu bắt đầu tối thiểu là 20 phút. Trước hiệp thứ nhất và hiệp thứ ba, hai đội được quyền khởi động trên nửa sân có rổ của đối phương. Khi trận đấu bước sang hiệp thứ 3 thì hai đội sẽ đổi phần sân cho nhau để tiếp tục thi đấu. Trong một trận đấu chuyên nghiệp, mỗi đội Bóng rổ bắt buộc phải có đủ 5 cầu thủ để có thể bắt đầu trận đấu. Trận đấu Bóng rổ được tính là khởi tranh khi và chỉ khi cầu thủ nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân, khi bóng được chạm hợp lệ bởi người nhảy tranh bóng. 3. Luật thi đấu Bóng rổ quy định trạng thái bóng trong sân Giống như hầu hết các môn thể thao đồng đội khác. Luật Bóng rổ đầy đủ cũng quy định trong trận đấu có hai trạng thái bóng là bóng sống và bóng chết. – Bóng sống là trong các trường hợp sau đây: Nhảy tranh bóng, bóng được chạm hợp lệ bởi người nhảy tranh bóng. Ném phạt, khi trọng tài đặt bóng ở vị trí thuộc quyền sở hữu của người ném phạt. Phát bóng biên, khi trọng tài đặt bóng ở vị trí thuộc quyền sở hữu của người phát bóng biên. – Bóng trở thành bóng chết khi: Bóng vào rổ hoặc ném phạt vào rổ. Có tiếng còi của trọng tài khi bóng đang di chuyển. – Trường hợp ném phạt đưa bóng vào rổ nhưng chưa được tính điểm khi: 9
  10. Sẽ có một hoặc vài quả ném phạt liền tiếp sau đó. Một xử phạt khác của trọng tài. – Bóng không trở thành bóng chết và bóng được tính điểm, nếu thực hiện khi: Bóng bay trong lần ném rổ và trọng tài thổi còi hoặc có tín hiệu âm thanh của đồng hồ thi đấu hoặc có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây. Bóng bay trong 1 lần ném phạt khi một trọng tài thổi còi vì bất kỳ sự vi phạm luật khác không phải của người ném phạt. Đối phương phạm lỗi trong khi bóng vẫn ở trong quyền kiểm soát của đấu thủ có tác động ném rổ và chấm dứt động tác ném rổ của mình bằng một sự chuyển động tiếp tục trước khi có lỗi xảy ra. 4. Luật Bóng rổ mới nhất về bóng ra biên và phát biên Luật Bóng rổ quy định khi bóng ra biên như sau: Khi một cầu thủ cầm bóng ngoài biên hay bóng bật bảng, vành rổ, chạm người ra ngoài biên. Luật phạt biên trong Bóng rổ được quy định như sau: Đội bóng được phát biên ở vị trí bóng bay ra ngoài biên Cầu thủ phát biên không được dẫm vạch biên Phát biên không được ném trực tiếp vào rổ Thời gian phát biên không quá 5 giây 5. Luật ném phạt trong Bóng rổ Trong quá trình chơi Bóng rổ hay, một cầu thủ gây ra lỗi với cầu thủ đối phương thì sẽ bị quả ném phạt và cầu thủ bị lỗi sẽ được ném phạt theo luật ném phạt Bóng rổ như sau: Cầu thủ ném phạt đừng sau đường ném phạt và ở giữ vòng tròn Khi ném phạt, bóng được chạm mặt sân mà phải bay từ trên cao vào rổ Bóng phải rời tay 5 giây khi trọng tài ném bóng cho người ném phạt 6. Luật thay người trong cách chơi Bóng rổ Nguyên tắc chơi Bóng rổ khi thay người là các đội bóng có thể thay người thoải mái và phải xin phép trọng tài, khi bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng. Lưu ý là không được thay người khi đối thủ đang được quyền ném biên. 7. Luật can thiệp vào bóng khi chơi Bóng rổ đúng cách 10
  11. Luật thi đấu môn Bóng rổ có quy định: trong quá trình bóng bay vào rổ khi chưa chạm vành và bảng rổ thì các cầu thủ hậu vệ sẽ được chạm hoặc phá bóng từ tay đối phương. Ngoài ra, khi bóng ở trong rổ thì hậu vệ không được chạm vào bóng và rổ. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Thực trạng từ phía chƣơng trình Tuy đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng vài năm gần đây, môn Bóng rổ mới thật sự thu hút học sinh, và các bạn trẻ ở những vùng nông thôn, miền núi tập luyện, thi đấu. Sức hấp dẫn của bộ môn này chính là tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, giúp rèn luyện tốt về thể lực và khả năng quan sát, nắm bắt, thực hành kỹ thuật, chiến thuật, nhưng cũng vô cùng ngẫu hứng, sáng tạo trong thi đấu. Đặc biệt, môn thể thao này còn giúp người chơi, nhất là giới trẻ phát triển chiều cao và hình thể, phát huy được tố chất khéo léo, nhanh nhẹn và linh hoạt. Có thể thấy, sự phát triển của phong trào Bóng rổ được thể hiện qua số lượng ngươi chơi, các CLB, các trung tâm tập luyện, thi đấu được mở ra ngày càng nhiều. Các giải đấu ở cấp cơ sở, địa phương và quốc gia liên tục được tổ chức với quy mô mở rộng cùng sự tham gia của nhiều vận động viên và sự cổ vũ của đông đảo người hâm mộ. Tại tỉnh Nghệ An phong trào chơi Bóng rổ ngày càng phát triển mạnh trong học sinh ở các trường học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu được các nhà trường và phòng GD- ĐT các địa phương quan tâm và phát triển vào những năm gần đây. Bộ môn này cũng đã được đưa vào môn thể thao tự chọn để giảng dạy tại một số trường Tiểu học, THCS và THPT. Bước đầu bộ môn này cũng gặp nhiều khó khăn do các trường không có giáo viên giảng dạy chuyên sâu môn Bóng rổ. Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên môn Bóng rổ còn quá ít, phần lớn là kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu sân tập bộ môn Bóng rổ cho học sinh là khá phổ biến, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, tập luyện còn thiếu và xuống cấp. Tuy nhiên để khắc phục những hạn chế nhằm phát triển môn thể thao này, một số địa phương trong tỉnh, đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thêm các trang thiết bị để bắt đầu áp dụng cho học sinh của trường tập luyện môn Bóng rổ. Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An cũng mời các huấn luyện viên về tập huấn chuyên sâu môn Bóng rổ cho các giáo viên Giáo dục thể chất. Đến nay, cùng với các nội dung bóng đá, bóng chuyền… thì Bóng rổ đã trở thành môn học được đông đảo học sinh các trường lựa chọn. Phong trào chơi Bóng rổ trong học đường ngày càng được nhân rộng. 11
  12. Để môn Bóng rổ được phát triển mạnh mẽ trong môi trường học đường, ngành thể dục - thể thao đã phối hợp ngành giáo dục và đào tạo, cùng sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể và một số tổ chức quốc tế đã và đang triển khai đề án “Phát triển Bóng rổ học đường đến năm 2030” với nhiều giải pháp và mục tiêu cụ thể, hướng tới tăng cường phát triển bộ môn Bóng rổ, thông qua việc tập huấn cho các giáo viên thể chất để họ có thể truyền đạt và đưa bộ môn này vào chương trình học ngoại khóa hoặc chính khóa trong trường; thay đổi cách giảng dạy và phổ cập bộ môn Bóng rổ trong trường học để tăng sức hấp dẫn hơn nữa. Trước mắt cần tập trung xây dựng giáo trình huấn luyện Bóng rổ hợp chuẩn quốc tế, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên Bóng rổ và mời gọi đầu tư, tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các giải Bóng rổ học đường, Bóng rổ trẻ… Với sự chung tay giúp đỡ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, hy vọng môn Bóng rổ sẽ phát triển, mở rộng cả về chất và lượng để thật sự trở thành môn thể thao thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. 2.1.2.2. Thực trạng hoạt động môn Bóng rổ trên địa bàn Huyện Tân Kỳ: Theo khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của môn Bóng rổ ở 3 trường THPT trên địa bàn Huyện Tân kỳ trong những năm qua chúng ta thấy: (Bảng 1) Năm học Nội dung khảo sát THPT Tân Kỳ THPT Tân Kỳ 3 THPT Lê Lợi Số lượng sân bãi 1 0 0 Số học sinh tham 20 0 0 2019-2020 gia tập luyện Số giáo viên 1 0 0 hướng dẫn Số lượng sân bãi 1 1 0 2020-2021 Số học sinh tham 45 15 0 gia tập luyện Số giáo viên 1 0 0 hướng dẫn Số lượn sân bãi 1 1 0 Số học sinh tham 60 30 0 2021-2022 gia tập luyện Số giáo viên 1 0 0 12
  13. hướng dẫn Số lượng học sinh tham gia tập luyện bộ môn Bóng rổ còn quá ít so với số học sinh đang theo học tại 3 trường THPT trên toàn huyện, số học hinh mỗi năm khoảng 5000 em. Tỉ lệ chơi Bóng rổ khoảng 2% (100 em/5000em) một con số đang khiêm tốn, chủ yếu đang tập trung ở vùng quanh trị trấn 2.1.2.3. Thực trạng hoạt động CLB Bóng rổ ở trường THPT Tân Kỳ 2.1.2.3.1. Thực trạng công tác giảng dạy bộ môn GDTC tại trƣờng THPT Tân Kỳ - Nghệ An Trong những năm qua trường THPT Tân Kỳ đã thực hiện nghiêm túc các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khung phân phối chường trình môn GDTC, đội ngũ Giáo viên GDTC thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức để phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy, đã từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Nhà trường luôn thực hiện giảng dạy tốt chương trình giáo dục chính khóa có nề nếp theo quy định, thường xuyên có các hoạt động TDTT ngoại khóa, nhất là các hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh, tổ chức hội thi Hội khỏe phù đổng cấp trường hàng năm. Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh ngày càng đa dạng và dần đi vào nề nếp, trong đó các nội dung sinh hoạt dưới hình thức CLB TDTT có sự hưỡng dẫn của giáo viên đang được phát triển. Công tác chỉ đạo điều hành tiếp tục được tăng cường, sát với thực tế thể hiện ở việc lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra giờ dạy của giáo viên, dự giờ, rút kinh nghiệm, kiểm tra hồ sơ giáo án đồng thời luôn cập nhật, quán triệt các văn bản chỉ đạo về công tác GDTC và các hoạt động TDTT trường học nhằm giúp lực lượng giáo viên chủ động trong công tác chuyên môn 2.1.2.3.2. Thực trạng công tác gảng dạy nội dung Bóng rổ tại trƣờng THPT Tân Kỳ Bóng rổ là môn thể thao tự chọn được đưa vào chương trình THPT những năm gần đây, lượng thời gian học môn Bóng rổ vào khoảng 10 đến 12 tiết trên 1 lớp/ trên năm học. Tuy nhiên các trường học trên địa bàn Huyện Tân Kỳ nói chung và trường THPT Tân Kỳ nói riêng cũng chưa được đưa vào giảng dạy chính khóa, mặc dù đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ môn Bóng rổ cho cán bộ giáo viên. Một số nguyên nhân dẫn tới việc tập luyện nội dung Bóng rổ chưa được phát triển và tập luyện bài bản đó là: 13
  14. - Là môn thể thao mới đưa vào chương trình giảng dạy nên giáo viên đang còn bỡ ngỡ, các nhà trường chưa mạnh dạn đưa vào giảng dạy chính khóa. - Học sinh chưa được tiếp cận môn Bóng rổ mà chủ yếu đang tập luyện môn bóng đá và bóng chuyền là chủ yếu. - Năng lực chuyên môn Bóng rổ của giáo viên còn hạn chế - Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ còn thiếu thốn - Sự quan tâm chưa nhiều của các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cùng với các cơ quan ban ngành trong toàn huyện. Chính vì vậy, để bộ môn Bóng rổ phát triển rộng rãi trên địa bàn Huyện Tân kỳ nói chung và trường THPT Tân Kỳ nói riêng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. 2.1.2.3.3. Thực trạng hoạt động CLB Bóng rổ ở trường THPT Tân Kỳ 2.1.2.3.3.1. Thực trạng trước khi thành lập CLB Bóng rổ ở Trường THPT Tân Kỳ Do nội dung Bóng rổ chưa được đưa vào trong chương trình học chính khóa nên việc tập luyện môn Bóng rổ của học sinh chưa được tập luyện một cách bài bản, đang là tự phát, từ một số học sinh yêu thích, đam mê môn Bóng rổ tạo thành nhóm tập luyện. Ban đầu chỉ có một nhóm 7 em học sinh yêu thích tập luyện vào năm 2018, do tự phát nên việc tập luyện của các em chủ yếu là theo bản năng, tự tập và học hỏi lẫn nhau, học tập qua video trên YouTube. Vì chưa có sự quản lý của nhà trường và tổ nhóm chuyên môn, chưa có qui chế hoạt động nên việc tập luyện và sinh hoạt của các em chưa đi vào nề nếp, chưa được qui cũ, việc tập luyện chưa được thường xuyên, chưa có giáo viên hướng dẫn nên các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình rèn luyện hàng ngày. Cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện đang còn thiếu thốn. 2.1.2.3.3.2. Thực trạng sau khi thành lập CLB Bóng rổ ở Trường THPT Tân Kỳ Năm học 2018 - 2019 Sở GD và ĐT Nghệ An đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc mở lớp tập huấn sử dụng giáo trình Bóng rổ học đường “Thuộc đề án phát triển Bóng rổ học đƣờng đến năm 2030”. Bản thân tôi sau khi được tham gia chương trình tập huấn và nghiên cữu kỹ tài liệu, tôi nhận thấy cần thiết đưa bộ môn Bóng rổ đến với đông đảo học sinh và những bạn trẻ yêu thích môn Bóng rổ. Năm học 2019 - 2020 tôi đã bắt tay vào khảo sát sự yêu thích và nhu cầu tập luyện môn Bóng rổ của 450 em học sinh trường THPT Tân 14
  15. Kỳ. Trong đó 150 em học sinh lớp 10, 150 em học sinh lớp 11, 150 học sinh lớp 12, phỏng vấn được tiến hành bằng phiếu hỏi. Kết quả khảo sát ở bảng sau: Bảng khảo sát nhu cầu tập luyện môn Bóng rổ tại trường THPT Tân Kỳ (Bảng 2) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung mi % 1 Mức độ yêu thích tập luyện Bóng rổ (n=450) Yêu thích 270 60 Bình thường 113 25 Không yêu thích 67 15 2 Nhu cầu tập luyện ngọai khóa môn Bóng rổ (n=450) Có nhu cầu 210 46,7 Không có nhu cầu 240 53,3 3 Nhu cầu về thời gian tập luyện môn Bóng rổ (n=450) Thường xuyên 192 42,7 Không thường xuyên 258 57,3 4 Nhu cầu về thời điểm tham gia tập luyện Bóng rổ (n=450) Buổi sáng sớm 43 9,6 Buổi chiều 407 90,4 Buổi tối 0 0 5 Nhu cầu về địa điểm tập luyện (n=450) Tại trường 279 62 CLB ngoài trường 67 14,9 Địa điểm tự do 104 23,1 6 Nhu cầu tham gia CLB Bóng rổ ngoại khóa (n=450) 15
  16. Có nhu cầu 110 24,4 Không có nhu cầu 340 75,6 Sau khảo sát tôi thấy nhu cầu mong muốn tham gia tập luyện môn Bóng rổ trong nhà trường là rất lớn. Chính vì vậy năm học 2019 - 2020 để phát triển, nhân rộng phong trào Bóng rổ học đường được rộng rãi trong toàn trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh tập luyện và vui chơi có bài bản hơn, thể hiện được sự yêu thích, đam mê học tập và sáng tạo của mình. Tôi đã đề xuất với nhóm chuyên môn GDTC và Ban giám hiệu nhà trường cho phép thành lập CLB Bóng rổ trường THPT Tân Kỳ, hình thức hoạt động CLB dựa trên tinh thần tự nguyện, tự quản lý theo qui định của CLB, đồng thời soạn thảo qui chế hoạt động các thành viên tham gia phải tuân thủ các điều kiện qui định của câu lạc bộ. Ngày đầu thành lập, CLB chỉ có 20 thành viên, mọi hoạt động đang gặp nhiều khó khăn, trang thiết bị thiếu thốn, kinh phí hoạt động hạn chế, thời gian hoạt động chủ yếu ngoài giờ học từ 17h đến 19h hàng ngày. Hình ảnh ngày đầu thành lập Đến nay sau 4 năm thành lập, CLB Bóng rổ trường THPT Tân Kỳ không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Hoạt động CLB đã thu hút đông đảo học sinh tham gia, năm học 2021-2022 đã kết nạp thêm 25 thành viên mới ở lớp 10, 16
  17. nâng tổng số thành viên câu lạc bộ lên trên 70 thành viên thường xuyên tập luyện. Dưới đây là một số hỉnh ảnh thành viên CLB trong những năm qua: 2.1.2.4. Một số thuận lợi và khó khăn 2.1.2.4.1. Thuận lợi Thành lập CLB Bóng rổ FOT trường THPT Tân kỳ nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của đông đảo học sinh đặc biệt là sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối kết hợp của Đoàn TNCS HCM nhà trường và hội cha mẹ học sinh 2.1.2.4.2. Khó khăn: Muốn công tác GDTC phát triển thì hai yếu tố cần chú trọng là: Đội ngũ giáo viên chuyên môn và cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho việc học tập môn học thể dục phải được quan tâm đầu tư một cách đầy đủ, có hệ thống. Cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị là điều kiện cần thiết để tiến hành một giờ học TDTT, là công cụ để giáo viên truyền thụ và học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Thực tế hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đã được đầu tư, có sân, có bảng rổ, bóng, có thể đáp ứng nhu cầu luyện tập. Tuy nhiên một số cơ sở vật chất khác lại chưa được đầy đủ như: Trường không có nhà tập đa năng, đủ tiêu chuẩn để tập luyện. Như vậy có thể nói cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị luyện tập của các trường THPT Tân Kỳ còn đơn giản, số lượng cũng như chất lượng còn hạn chế. Điều đó đã phần nào ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của CLB. Trường chưa có nhà đa năng để tập luyện nên khi trời mưa hoặc nắng to sẽ ko thể học tập và thi đấu. Giáo viên giảng dạy môn GDTC của nhà trường không chuyên sâu Bóng rổ nên việc giảng dạy còn nhiều hạn chế. 17
  18. Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân tôi đã cố gắng tìm hiểu và áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB Bóng rổ trong nhà trường tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em học sinh. 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TẠI TRƢỜNG THPT TÂN KỲ 2.2.1. Mục tiêu tổ chức 2.2.1.1. Phù hợp với mục tiêu giáo dục: Nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. CLB được thành lập dựa trên nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh nhà trường về các vấn đề luyện tập bộ môn Bóng rổ. CLB là nơi để các thành viên trong câu lạc bộ cũng như học sinh nhà trường có điều kiện thể hiện kĩ năng và sở thích của mình… thông qua đó giúp học sinh hình thành kĩ năng chơi bóng, củng cố và nâng cao kĩ năng vận động. Tăng cường sức khỏe và tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh - Củng cố và phát huy những gì CLB hiện có làm tiền đề phát triển CLB ngày càng lớn mạnh hơn; - Tìm kiếm và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để thành lập đội tuyển cho trường tiến tới thành lập các đội thi đấu ở các giải ở địa phương và trên toàn tỉnh - Tạo cho học sinh có nơi giao lưu, học hỏi lẫn nhau; - Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của học sinh 2.2.1.2. Phù hợp điều kiện cơ sở vật chất Điều kiện sân bãi bộ môn Bóng rổ không tốn nhiều diện tích, đầu tư xây dựng ít tốn kém kinh phí, có thể tận dụng sân trường để tập luyện. có thể vận động tài trợ của các mạnh tường quân hoặc nguồn xã hội hóa. 2.2.1.3. HS tham gia tự nguyện Các thành viên tham gia CLB trên tinh thần tự nguyện, nên phát huy được tính tích cực, tự giác và trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động của CLB, tránh xa các tệ nạn xã hội 18
  19. 2.2.2. Quy trình tổ chức 2.2.2.1. Tích cực tuyên truyền trong CBGV, học sinh và phụ huynh học sinh về lợi ích của việc tập luyện Bóng rổ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vị trí, vai trò của việc tổ chức các hoạt động của CLB sở thích của học sinh trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.  Lợi ích cho sức khỏe tim mạch Bóng rổ có thể giúp bạn tăng cường sức bền của hệ thống tim mạch, mỗi lần chơi bóng sẽ giúp cho nhịp tim của bạn tăng lên. Cải thiện sức bền tim mạch sẽ giúp trái tim của bạn ổn định, khỏe mạnh, giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim và đột quỵ sau này.  Cải thiện hệ cơ xương: Nhảy cao và các động tác chơi Bóng rổ khác giúp hệ thống xương trong cơ thể được cải thiệt rõ nét, xương chắc hơn và khả năng chịu đựng cao hơn. Khi chơi Bóng rổ, những động bật nhảy sẽ chịu tác động của trọng lực từ đó các mô xương mới sẽ hình thành, đồng thời hệ cơ xương sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.  Tăng cường sự tập trung và tính kỷ luật: Giống như các môn thể thao khác, Bóng rổ có những luật chơi riêng và nếu vi phạm thì cả đội sẽ bị phạt. Tập luyện tính kỷ luật sẽ giúp mỗi người chúng ta tăng sự tập trung trong các hoạt động khác và là một yếu tố giúp thành công sau này.  Tăng cường sức bền: Môn Bóng rổ đòi hỏi người chơi phải vận động toàn bộ cơ thể. Các kỹ thuật chơi bóng kết hợp với sự tác động của cầu thủ đội bạn, người chơi Bóng rổ sẽ phát triển toàn diện như cơ chân, tay, cơ cổ hay lưng là những múi cơ rất quan trọng trong cơ thể.  Phát triển khả năng nhận thức: Bóng rổ đòi hỏi người chơi rất nhiều kỹ năng vận động và cũng là môn thể thao đòi hỏi sự nhận thức rất nhanh. Các nghiên cứu trên khía cạnh về sự nhận thức của não với môn Bóng rổ đã chỉ rằng người chơi Bóng rổ phải có được sự nhận thức cực kỳ nhanh và chính xác những gì đang xảy ra trên sân đấu và đưa ra quyết định cực kỳ nhanh chóng với trái bóng hay vị trí phòng thủ. Trong những môn thể thao tốc độ cao như Bóng rổ thì bạn phải rèn luyện bản thân phải quan sát liên tục đồng đội và đối thủ 19
  20. đồng thời phải đưa ra những hành động tức thời trong sân đấu. Đây là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và công việc giúp đưa những quyết định nhanh chóng.  Giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: Khi cơ thể bạn kiểm soát được stress sẽ giúp bạn tập trung hơn và có nhiều năng lượng hơn để hoàn thành các công việc khác. Không những vậy, Bóng rổ còn giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp và những người giao tiếp nhiều hơn sẽ ít gặp căng thẳng hơn và cũng sẽ có hệ thống miễn dịch tốt hơn.  Giúp các em học sinh cảm thấy tự tin hơn: Bóng rổ thực sự là môn thể thao giúp mỗi người chơi có thể tự tin hơn. Với những môn thể thao đồng đội việc giao tiếp, thể thiên kỹ năng trên sân bóng hay thắng một trận đấu thực sự là những trải nghiệm bổ ích đối với mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để tự tin hơn khí bước vào đời. 2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch Căn cứ các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học hàng năm, để xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Việc giảng dạy Bóng rổ phải tuân theo những nguyên tắc chung của lý luận và phương pháp TDTT, do đặc thù của môn Bóng rổ nên các nguyên tắc lý luận giảng dạy được vận dụng vào các điều kiện cụ thể của việc tổ chức quá trình học tập và các phương pháp tưng ứng. Việc thực hiện thành thạo các nguyên tắc lý luận giảng dạy không chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình giảng dạy mà còn làm cho quá trình đó có hiệu quả hơn và thú vị hơn như: - Nguyên tắc khoa học, hệ thống. - Nguyên tắc tự giác tích cực - Nguyên tắc trực quan - Nguyên tắc cá biệt hóa - Nguyên tắc bền vững 2.2.2.3. Tập hợp, tổ chức thành viên Câu lạc bộ Bóng rổ gồm có bộ máy tổ chức như sau: Ban chủ nhiệm CLB: - Chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm chính để duy trì và điều hành mọi hoạt động của CLB là người chịu trách nhiệm cao nhất của CLB, chịu trách nhiệm trước nhóm chuyên môn, Ban giám hiệu. Chủ nhiệm CLB điều hành chung CLB, phụ trách trực tiếp một số vấn đề theo sự điều động của ban chủ nhiệm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1