Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi Trung học Phổ thông Quốc gia (dạng bài liên hệ đối sánh)
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả…, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng của phong cách nhà văn… Kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi Trung học Phổ thông Quốc gia (dạng bài liên hệ đối sánh)
- a CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2017- 2018 TÊN SÁNG KIẾN: RÈN KỸ NĂNG LÀM CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TRONG BÀI THI THPTQG (DẠNG BÀI LIÊN HỆ ĐỐI SÁNH) Giáo viên: 1. Lê Trâm Anh 2. Vũ Thị Yến 3. Nguyễn Thị Kim Oanh Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình, tháng 5 năm 2018 1
- BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2017 - 2018 I. Tên sáng kiến Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh) II. Đồng tác giả sáng kiến 1. Lê Trâm Anh Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Ngữ văn Email: tunahoangvietanh@gmail.com Số điện thoại: 0981972399 2. Vũ Thị Yến Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác : trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Trình độ chuyên môn : Thạc sỹ Ngữ văn Email: vuyenlvt@gmail.com Số điện thoại: 01689445274 3. Nguyễn Thị Kim Oanh Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THPT chuyênLương Văn Tụy Trình độ chuyên môn : Cử nhân Ngữ văn Email: oanhvlvt@gmail.com Điện thoại: 0947778862 2
- II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Trong kì thi THPTQG những năm trước đây, câu nghị luận văn học (NLVH) 5 điểm thường được hỏi theo các dạng bài sau: - Phân tích, cảm nhận về một nhân vật, 1 đoạn trích hoặc một vấn đề trong tác phẩm văn học. - Nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học. - So sánh 2 nhân vật, 2 đoạn trích, 2 chi tiết…trong 2 tác phẩm văn học . Đây là những dạng đề đã khá quen thuộc với giáo viên và học sinh. Vì thế khi ôn nhiều khi học sinh chỉ học thuộc lòng những bài mẫu đã được chuẩn bị sẵn, ít chịu tư duy, sáng tạo. - Trước đây kiến thức câu NLVH trong đề thi THPTQG chỉ tập trung ở lớp 12 nên càng dễ cho học sinh ôn tập theo lối mòn, hời hợt, ít chịu đầu tư ôn 1 cách nghiêm túc. 2. Giải pháp mới cải tiến Do cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018, gồm 2 phần: Phần Đọc- hiểu (3,0 điểm); Phần Làm văn ( 7,0 điểm - gồm 2 câu: Câu 1: Nghị luận xã hội 2 điểm; câu nghị luận văn học 5 điểm). Trong cấu trúc đề thi HSG các cấp, câu nghị luận văn học (NLVH) cũng chiếm 50% tổng số điểm. Vì vậy việc rèn kỹ năng làm bài NLVH là một trong những trọng tâm kiến thức để ôn thi đại học, thi học sinh giỏi các cấp, có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và học sinh cả trong quá trình dạy và học. Nhưng xu hướng đề thi THPTQG năm nay, Bộ GD và ĐT có xu hướng ra đề mới: câu NLVH tích hợp kiến thức lớp 12 và lớp 11 trong dạng đề liên hệ một số vấn đề của tác phẩm văn học lớp 12 với tác phẩm văn học lớp 11. Dạng đề này vừa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản lớp 12 và lớp 11 của học sinh, vừa đánh giá được khả năng khái quát, tổng hợp, lý giải, so sánh… của người viết. Đây là dạng đề kích thích được tư duy sáng tạo, đồng 3
- thời có khả năng phân hóa học sinh cao. Để làm tốt phần này (phần chiếm một nửa số điểm trong thang điểm 10), trước hết học sinh phải có kiến thức hệ thống của toàn bộ chương trình lớp 12 và lớp 11. Đề thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình lớp 12 trước, sau đó liên hệ với chương trình lớp 11. Đề tích hợp hỏi theo hướng mở và vô cùng phong phú, đa dạng về yêu cầu. Thông thường câu hỏi tích hợp sẽ là: Hỏi tích hợp tác phẩm của cùng một tác giả; theo nhóm nhân vật, hỏi tích hợp nhóm đề tài, tích hợp nhóm chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố cục, cách kết thúc)... Đánh giá chung đây là một dạng đề hay, mới mẻ nhưng cũng rất khó được điểm cao nếu không được ôn luyện một cách thành thục. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy bên cạnh quá trình giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức về các tác phẩm văn học, thì việc rèn kỹ năng làm bài cho học sinh là một khâu then chốt quyết định chất lượng. Triết lý về con cá và cần câu luôn luôn đúng đắn, giúp học sinh trở thành một chủ thể độc lập và sáng tạo. Đây cũng chính là một trong những đích cần đạt tới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh có ý nghĩa quan thiết. Như vậy có thể kết luận rằng trang bị cho học sinh không đơn giản là kiến thức cơ bản về tác phẩm, mà quan trọng hơn giáo viên giúp các em có kĩ năng làm bài NLVH dạng liên hệ đối sánh một cách nhuần nhuyễn là khâu then chốt quyết định thành công trong kì thi THPTQG năm nay. Hơn nữa, các tác phẩm văn học văn xuôi lớp 12 và lớp 11 được chọn lọc đọc hiểu trong chương trình THPT đều là những tác phẩm xuất sắc của những tác giả lớn. Trong xu hướng đổi mới của giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, đây vẫn là những tác phẩm có giá trị vững bền, góp phần không nhỏ trong việc bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh biết sống 4
- yêu thương, nhân ái, hoà nhập cùng cộngđồng, nhận biết và trân trọng giữ gìn những giá trị đích thực của cuộc sống. Đây cũng là những tác phẩm thuộc trọng tâm kiến thức để ôn thi THPTQuốc gia, thi học sinh giỏi các cấp… Vì vậy thực hiện đề tài: Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh) có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và học sinh trong cả quá trình dạy và học. IV. Thời gian áp dụng: Các năm học : 2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018. V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được Là giáo viên dạy văn cấp THPT, thực hiện đề tài Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh), cũng là một cách chúng tôi tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn qua đề tài này sẽ giúp học sinh có kỹ năng làm bài tốt để công phá đề thi với điểm số cao. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng tôi được trao đổi với đồng nghiệp về một dạng đề bài mới mẻ. Chúng tôi đã vận dụng sáng kiến này để ôn thi học sinh giỏi tỉnh, thi Ôlimpic khu vực Đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia… ôn thi Đại học, ôn thi THPT Quốc gia và đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể : Kết quả Năm học Thi HSG tỉnh Thi HSG Khu vực Thi HSG Quốc gia Thi ĐH ĐBDH và BB 2010-2011 Lớp 12 Văn : 11 Điểm TB 6/6 HS đạt giải (2 giải (1 nhất, 4 môn Văn đạt nhì, 1 ba, 2 khuyến nhì, 6 ba ) 7,87 5
- khích 2011-2012 Lớp 10 Văn: 3/3 hs đạt giải (2 Ba, 1 khuyến khích) 2012-2013 Lớp 10 Văn: 3/3 hs đạt giải (1 nhì, 2 ba.) 2013-2014 Lớp 11 và 12 Lớp 11 Văn :3/3 hs3/6 hs đạt giải (3 Điểm TB môn Văn : 15 giải ( 1 đạt giải (2 nhất, 1giải ba ) văn đạt 7,81 nhất, 8 nhì, 6 ba ) ba) 2014-2015 Lớp 12 Văn: 15 Đạt 5/6 hs đạtgiải (2 giải (7 giải nhì, nhì, 2 ba, 1 khuyến 8 giải ba) khích) 2015-2016 Lớp 10 Văn: 3/3 hs đạt giải (1 Ba, 2 khuyến khích) 2016-2017 Lớp 11Văn : 15 Lớp 10 Văn: 3/3 hs 1 HS đạt giải khuyến giải (3 nhì, 5 đạt giải (1 Ba, 2 khích Ba, 7 khuyến khuyến khích) khích) 2017-2018 Lớp 12 Văn: 17 giải (1 nhất, 4 giải nhì, 5 giải ba, 7 khuyến khích) 6
- VI. Điều kiện và khả năng áp dụng Nội dung sáng kiến này có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học bậc THPT.Các thầy cô giáo và học sinh có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, hội thảo chuyên đề; vận dụng tài liệu trong quá trình ôn thi các cấp…để đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầuđổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Lê Trâm Anh Vũ Thị Yến Nguyễn Thị Kim Oanh 7
- CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 1. Một số khái niệm 1.1. So sánh Là một thao tác tư duy cơ bản, việc sử dụng thao tác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều hết sức tự nhiên. So sánh các hiện tượng văn học trở thành một phương pháp nghiên cứu văn chương. 1.2. Khái niệm so sánh văn học Cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. - Thứ nhất, so sánh văn học là một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn. - Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. - Thứ ba, so sánh được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi…. 1.3. So sánh là phương pháp nhận thức Đây là thao tác đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. 1.4. Kiểu bài viết so sánh văn học 8
- Yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. 5. Mục đích Yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả…, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng của phong cách nhà văn… Kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo hiện nay. 2. CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ ĐỐI SÁNH VĂN HỌC Thực tế cho thấy dạng bài liên hệ đối sánh văn học có rất nhiều loại nhỏ. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đưa ra những dạng bài liên hệ đối sánh trong tác phẩm văn xuôi lớp 12 và lớp 11. Để làm tốt kiểu bài này cần phải nắm chắc đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn xuôi. Đó là cốt truyện, tình huống, nhân vật, người trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi tiết nghệ thuật… Chúng ta có thể thống kê và khái quát lại thành những cấp bậc đề liên hệ cơ bản sau: 2.1. Liên hệ, đối sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học: 2.1.1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chi tiết nghệ thuật là: Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Cũng theo nhóm tác giả này thì: Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ 9
- thuật nhất định. (2). Như vậy, chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn. 2.1.2. Kiểu bài liên hệ, đối sánh chi tiết trong hai tác phẩm tự sự a. Đặc điểm Kiểu bài này không chỉ đòi hỏi ở học sinh kĩ năng phân tích, cảm nhận, mà còn khơi dậy ở các em khả năng tinh nhạy trong phát hiện vấn đề, tư duy so sánh, đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết, từ đó làm sáng tỏ được vẻ đẹp riêng của từng chi tiết, sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Hơn nữa, học sinh còn phải thể hiện được khả năng cắt nghĩa, lý giải tại sao lại có sự tương đồng và khác biệt này thông qua việc vận dụng các kiến thức về bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… b. Một số đề bài minh họa * Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ tới chi tiết bát cháo hành mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn. * Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó liên hệ tới chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của hai nhà văn. 10
- * Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó liên hệ tới chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn. 2.2. Cách thức thực hiện Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tiến hành liên hệ, đối sánh theo lối cuốn chiếu, lần lượt trình bày xong chi tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chi tiết thứ hai, sau đó rút ra sự giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt. 2.2.1. Mở bài – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2.2.2. Thân bài – Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung), hoàn cảnh xuất hiện chi tiết. + Phân tích ý nghĩa của chi tiết: Trên phương diện nội dung: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm như thế nào? Trên phương diện nghệ thuật: thúc đẩy cốt truyện, thể hiện số phận, tính cách, tâm lý nhân vật, tạo tình huống… – Bước 2: Liên hệ đến chi tiết thứ hai: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung), hoàn cảnh xuất hiện chi tiết. 11
- + Khái quát ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết: Trên phương diện nội dung: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm như thế nào? Trên phương diện nghệ thuật: thúc đẩy cốt truyện, thể hiện số phận, tính cách, tâm lý nhân vật, tạo tình huống… – Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt – Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… 2.2.3. Kết bài – Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của hai nhà văn. 2.2. Liên hệ, đối sánh hai nhân vật: 2.2.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm tự sự Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm tự sự, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, và gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời. Nhân vật là con đẻ tinh thần của nhà văn. Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học chính là con người. Dù các tác giả có viết về cỏ cây, hoa lá, chim muông… nhưng cái đích hướng tới vẫn là con người. 2.2.2. Kiểu bài liên hệ, so sánh hai nhân vật a. Đặc điểm Đây là dạng đề cơ bản, trọng tâm khi ôn thi THPTQG năm nay. Học sinh cần xác định là sẽ phân tích nhân vật trong tác phẩm lớp 12 trước, sau đó sẽ liên hệ tới nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 11. Đặc biệt, kỹ năng quan trọng khi phân tích là phải tuân thủ theo đặc trưng của nhân vật trong tác phẩm tự sự; tức 12
- là bám sát vào các chi tiết về: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách, tâm lý, mối quan hệ với các nhân vật khác… để thấu hiểu được số phận, phẩm chất và ý nghĩa của nhân vật. Yêu cầu cao hơn là học sinh phải cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn. b. Một số đề bài minh họa * Đề 1: Phân tích hình tượng nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân), liên hệ đến hình tượng nhân vật Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao), để rút ra nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn. * Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu), liên hệ đến hình tượng nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân), để nhận xét quan niệm của hai nhà văn về thiên chức của người nghệ sĩ. * Đề 3: Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba (Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ), liên hệ đến bi kịch của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao), để rút ra nhận xét về triết lý nhân sinh của hai nhà văn. 2.2.3. Cách thức thực hiện a. Mở bài – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài – Bước 1: Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 12: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu nhân vật. + Phân tích nhân vật theo yêu cầu của đề: Học sinh có thể linh hoạt theo nhiều cách, theo đặc điểm của từng nhân vật, sau đây là một số gợi ý: 13
- Lai lịch Ngoại hình Hành động Tính cách Tâm lí Số phận. Phẩm chất. + Đánh giá về nhân vật: Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Bước 2: Liên hệ tới nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 11: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu nhân vật. + Khái quát ngắn gọn về đặc điểm của nhân vật (thông thường trên hai phương diện: số phận, phẩm chất, ý nghĩa, nghệ thuật xây dựng nhân vật,…) – Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề) – Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… c. Kết bài - Khẳng định sức sống của hai nhân vật. - Khái quát lên tấm lòng và tài năng của hai nhà văn. 14
- 2.3. Liên hệ, đối sánh hai kết cấu 2.3.1. Khái niệm Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm (2) . Kết cấu là một thành tố quan trọng quyết định sự thành công của một tác phẩm tự sự. 2.3.2. Dạng đề liên hệ, đối sánh hai kết cấu a. Đặc điểm Dạng đề này chỉ được áp dụng với những tác phẩm văn học có kết cấu đặc biệt, ví dụ kết cấu vòng tròn (kết cấu đầu cuối tương ứng,…). Khi thực hiện đề bài này, học sinh phải mô tả lại được kết cấu của văn bản. Yêu cầu cao hơn đó là, các em phải cảm nhận được dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng kết cấu đó (có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung và chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác giả…) b. Đề bài minh họa * Đề bài: Phân tích kết cấu của truyện ngắn Rừng xà nu của nguyễn Trung Thành. Từ đó, liên hệ tới kết cấu của truyện ngắn Chí Phèo để nhận xét về sự tương đồng và khác biệt. 2.2.3. Cách thức thực hiện a. Mở bài – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài – Bước 1: Phân tích kết cấu của tác phẩm văn học lớp 12: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết cấu. 15
- + Phân tích kết cấu: Miêu tả lại đặc điểm của kết cấu. Phân tích ý nghĩa của kết cấu. + Đánh giá chung nét đặc sắc của kết cấu. - Bước 2: Liên hệ đến kết cấu của tác phẩm văn học lớp 11: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết cấu. + Khái quát ngắn gọn về đặc điểm và ý nghĩa của kết cấu. – Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề) – Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… c. Kết bài - Khái quát lên tấm lòng và tài năng của hai nhà văn. 2.4. Liên hệ, đối sánh cách kết thúc hai tác phẩm: 2.4.1. Đặc điểm Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận (Theo Sêkhốp bàn về văn học). Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách kết thúc thật độc đáo, ấn tượng, để lại dư âm sâu lắng, khó quên trong lòng người đọc. Kiểu đề này thường yêu cầu so sánh kết thúc của hai tác phẩm thuộc hai thời kì văn học khác nhau: Như các tác phẩm văn học trước và sau Cách mạng 16
- tháng Tám. Hoặc so sánh kết thúc của hai tác phẩm của cùng một thời kỳ văn học. Đề giải quyết thành công để bài này, học sinh cần có sự thẩm thấu sâu sắc giá trị của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đồng thời, phải tích hợp được kiến thức văn học sử, kiến thức lịch sử xã hội… để lý giải được sự gặp gỡ và khác biệt trong kết thúc của hai tác phẩm. 2.4.2. Đề bài minh họa * Đề bài: Phân tích kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ tới kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của NamCao, để rút ra nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn. * Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về kết thúc trích đoạn Vợ chồng A Phủ (SGK Ngữ văn 12) của Tô Hoài. Từ đó liên hệ tới kết thúc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, để rút ra nhận xét về tấm lòng của hai nhà văn đối với những kiếp đời nhỏ bé, bất hạnh. 2.4.3. Cách thức thực hiện a. Mở bài – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài – Bước 1: Phân tích kết thúc của trích đoạn tác phẩm văn học lớp 12: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết thúc. + Phân tích cách kết thúc: Miêu tả lại kết thúc của tác phẩm. Phân tích ý nghĩa của cách kết thúc đó: Thể hiện số phận và phẩm chất của nhân vật, kết tinh chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả… 17
- + Đánh giá chung nét đặc sắc của kết thúc. - Bước 2: Liên hệ đến kết thúc của tác phẩm văn học lớp 11: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết thúc. + Khái quát ngắn gọn về đặc điểm và ý nghĩa của kết thúc. – Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề) – Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. 2.5. Liên hệ, đối sánh hai đoạn trích văn xuôi 2.5.1. Đặc điểm Dạng đề này không yêu cầu học sinh phân tích cả tác phẩm, mà chỉ phân tích một đoạn trích. Thuận lợi cho các em khi làm kiểu bài này là dung lượng kiến thức yêu cầu không quá nhiều, nhưng mặt khác thí sinh cũng dễ rơi vào trường hợp cạn ý (không có gì để viết). Bởi vậy, để giành được điểm cao, các em phải vừa có kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, vừa có hiểu biết sâu sắc, tỉ mỉ, cụ thể về đoạn văn. Điều đáng lưu ý nhất là tác phẩm văn học là một sinh thể nghệ thuật toàn vẹn, bởi vậy dù đề bài chỉ yêu cầu cảm nhận về một đoạn văn, thì Ví dụ: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn văn sau: 18
- - Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng... (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) - Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức... ( Chí Phèo – Nam Cao) 2.5.2. Cách thức thực hiện a. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài * Bước 1: Phân tích đoạn văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12. - Giới thiệu khái quát: + Tác giả, tác phẩm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đạo), và dẫn vào đoạn trích. + Khái quát phần tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích quái quát khoảng 7-8 dòng). Nếu là đoạn đầu thì bỏ qua. + Sau đó, nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung đoạn văn ta sắp cảm nhận (nêu khái quát nhất – khoảng 3-4 dòng) - Phân tích đoạn trích. + Phân tích từ nghệ thuật ra nội dung. Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng nghệ thuật. Nhất là kiểu câu : câu hỏi tu từ, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt… 19
- + Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi cảm nhận thì phải có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm đó. Nghĩa là phải mở rộng ra toàn tác phẩm (dù đoạn văn đó là chính nhất) + Sau khi phân tích hết đoạn trích thì cảm nhận đoạn sau đó một cách sơ lược (7-8 dòng); nếu như là đoạn kết tác phẩm thì thôi. - Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: tình huống truyện, trần thuật, giọng văn, tu từ…. * Bước 2: Liên hệ đến đoạn văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 11 - Giới thiệu khái quát: Tác giả, tác phẩm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đạo), và dẫn vào đoạn trích. - Phân tích khái quát đoạn trích: + Phân tích từ nghệ thuật ra nội dung. Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng nghệ thuật. Nhất là kiểu câu : câu hỏi tu từ, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt… + Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi cảm nhận thì phải có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm đó. Nghĩa là phải mở rộng ra toàn tác phẩm. - Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích (tình huống truyện, trần thuật, giọng văn, tu từ….) * Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề) * Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 157 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 117 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung Hàng hóa - Giáo dục công dân 11
31 p | 43 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 16 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT
60 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng làm bài một số loại câu giao tiếp trong đề thi THPT Quốc gia được lồng vào tiết dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng
24 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 63 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập Nhị thức Newtơn
40 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương
12 p | 65 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực độc lập của học sinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Halogen lớp 10 trung học phổ thông
39 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn