intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp phát triển năng lực nghe-nói cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phát triển được khả năng sáng tạo, khả năng diễn đạt của bản thân, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng. Tạo cho các em niềm yêu thích, hứng thú khi tham gia hoạt động nghe-nói. Đồng thời, rèn luyện những thói quen tốt, tính cẩn thận, khả năng suy nghĩ và hợp tác với các bạn trong lớp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và kĩ năng nghe-nói nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp phát triển năng lực nghe-nói cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt

  1. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHE­ NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1  THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP Tiếng Việt vừa là khoa học vừa là công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội  tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển tư duy. Chương trình Tiếng Việt Tiểu  học với mục tiêu: “Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử  dụng Tiếng   Việt nghe, nói, đọc, viết để  học tập và giao tiếp. Mỗi tiết học, mỗi  hoạt động dạy  học đều hướng tới mục đích phát triển lời nói, chữ  viết. Nghe­ nói là một trong  những kĩ năng giao tiếp quan trọng của con người. Kỹ  năng nghe­ nói tốt giúp học   sinh mạnh dạn tự  tin hơn trong giao tiếp, phát triển ngôn ngữ  nói, tạo cơ  sở  nền   móng cho việc phát triển ngôn ngữ trong suốt bậc học và trong cuộc sống.  Chương trình giáo dục phổ  thông 2018, môn Tiếng Việt lớp 1 (Bộ  sách cùng  học và phát triển năng lực) trong từng bài học có hẳn một hoạt động riêng cho phần  nghe­ nói. Hoạt động nghe­ nói được tiến hành đầu mỗi bài học và cuối mỗi bài ôn  tập nhằm mục đích giúp học sinh chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của các em  về vấn đề nêu trong bài học, biết lắng nghe và kể lại một đoạn câu chuyện. Để giúp   các em phát triển năng lực nghe­ nói tốt nhất nếu chỉ dạy trên bảng đen, phấn trắng   và không có phương pháp dạy học hiệu quả thì học sinh sẽ rất chóng chán và không   phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Vậy nên người giáo viên  phải thiết kế nội dung bài hợp lí và gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi  cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, kích thích học sinh có hứng  thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm  phát triển lời nói và khả năng giao tiếp tốt   nhất cho các em. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, bản thân tôi nhận thấy đa số  học sinh vừa qua mẫu giáo còn bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh, một số em còn rụt rè,  chưa mạnh dạn, kỹ năng diễn đạt kém. Các em chưa làm chủ  được cảm xúc, ý thức   học tập, kĩ năng học bài, khả  năng tập trung lắng nghe thấp.  Cũng là năm học với  nhiều khó khăn đã diễn ra như  dịch bệnh Covid, lũ lụt, rét mướt xảy ra liên tục các   em được nghỉ học ở nhà nên chương trình dạy học bị dồn nén nhiều. Chính vì thế,  kĩ   năng nghe­ nói không được rèn luyện nhiều.  Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em biết nói rõ ràng thành câu,   biết đặt được câu và trả  lời đúng nội dung câu hỏi. Các em biết lắng nghe, có thói  quen nghe và thái độ  chú ý khi nghe người khác nói, biết sử  dụng từ, phát huy trí  tưởng tượng về  ngôn ngữ  theo đúng chủ  đề, hoàn cảnh giao tiếp, biết nói cho các  bạn nghe và nghe các bạn nói. Quả thực đây là một hoạt động khó, mới.  Chính vì thế  mà tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện sáng kiến  “Biện pháp phát triển năng lực  nghe­ nói cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt”. 1
  2. II. MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP Phát triển lời nói và khả  năng giao tiếp tốt nhất cho học sinh .  Nói rõ ràng, thành  câu, biết nhìn vào người nghe khi nói và nâng cao thái độ chú ý nghe người khác nói.  Đặt được câu hỏi đơn giản, trả  lời đúng vào nội dung câu hỏi và kể  tốt một đoạn  hoặc cả câu chuyện.  Đặc biệt, tạo cho học sinh luôn tự tin vào bản thân để phát huy  sở  trường, năng khiếu hoàn thành nhiệm vụ  học tập. Phát triển được khả  năng sáng  tạo, khả  năng diễn đạt của bản thân, biết  ứng xử  và nhận xét sự  vật, sự  việc trên   những nhận thức riêng. Tạo cho các em niềm yêu thích, hứng thú khi tham gia hoạt  động nghe­ nói. Đồng thời, rèn luyện những thói quen tốt, tính cẩn thận, khả năng suy  nghĩ và hợp tác với các bạn trong lớp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn  Tiếng Việt nói chung và kĩ năng nghe­ nói nói riêng.  III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Để nâng cao hiệu quả  hoạt động nghe ­ nói  trong môn Tiếng Việt cho học sinh   lớp 1­ Bộ sách cùng học và phát triển năng lực tôi tiến hành các biện pháp sau: 1. Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học hiện đại  giúp học sinh phát triển kĩ   năng nghe ­ nói. Tranh  ảnh và đồ  dùng dạy học rất quan trọng, không thể  thiếu được trong việc  dạy học  nhất là ở môn Tiếng Việt. Tuy bộ sách “Cùng học và phát triển năng lực”  cũng đã sử dụng rất nhiều kênh hình để minh họa nhưng chủ yếu là tranh vẽ, một số  bức tranh có họa tiết, màu sắc chưa rõ nên chưa thu hút được sự hứng thú cho các em.   Ở  một số  bài học tôi nhận thấy việc sử  dụng thêm những tranh  ảnh chụp thực tế  hoặc vật thật là rất cần thiết để  tạo sự  gần gũi giúp các em dễ  nghe­ nói hơn. Đây   cũng là việc làm hết sức quan trọng  giúp tiết học sinh động hơn, tạo cảm giác thích  thú cho học sinh, phát huy năng lực quan sát của học sinh. Tôi sử  dụng các đoạn   video, nhiều câu chuyện kể, hình ảnh sống động minh hoạ  cho bài học trên internet,  youtube giúp học sinh có cơ hội được xem, qua đó học sinh hiểu và nói tốt hơn. Bên  cạnh đó có những bài đối thoại, tôi luôn dành thời gian ghi âm lại lời đối thoại  theo   lời nhân vật để  học sinh được nghe và tham gia hoạt động nghe­ nói tích cực. Đặc   biệt tôi khai thác và sử  dụng hiệu quả  nhất các video, hình  ảnh, giáo án điện tử   ở  “sách mềm” và  các tranh ảnh, video ở học liệu điện tử “hành trang số”.  Ví dụ  1: Bài 1A: a, b. Hoạt động 4: Nghe­ nói. Yêu cầu nói tiếng chứa âm a, tiếng   chứa âm b.  2
  3. Trước khi vào hoạt động nghe­ nói, giáo viên tổ  chức cho học sinh vận động   theo lời bài hát: a,b,c. Sử dụng các video trên internet giúp các em hứng thú hơn trong   nghe và nói các tiếng, thuộc các âm dễ dàng hơn.  Ví dụ 2 : Bài 6C: ui, ưi.  Hoạt động 1: Nghe ­ nói   Để  dạy hoạt động có hiệu quả, tôi đã phải nghiên cứu, ngoài việc chuẩn bị  tranh  ảnh cho học sinh quan sát, tôi chuẩn bị  thêm video có thêm lời dẫn chuyện để  tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia đóng vai như sau:  Vào một ngày đẹp trời, bạn núi rất nhớ bạn mây. Thấy bạn gió đi qua, núi liền vui   mừng cất tiếng: ­ Gió ơi! Tôi nhờ gió gửi thư cho mây nhé! Bạn gió vui vẻ trả lời: ­ Núi à, tôi sẽ gửi thư của núi cho mây.  Ví dụ 3: Bài 3E: Ôn tập l, m , n, nh, ng, ngh, u, ư Ở hoạt động này HS sẽ được nghe câu chuyện  “ Gà mẹ và gà con”  để tập nói lời  đối thoại của các con vật . Và sau đó HS sẽ được nghe lại câu chuyện để tập kể lại  câu chuyện. Nếu cả hai lần HS đều được nghe GV kể thì sẽ làm cho các em sự nhàm   chán. Để tạo không khí giờ học sôi nổi hơn vừa kích thích hứng thú, ghi nhớ tốt hơn  câu chuyện tôi sử dụng câu chuyện “Gà mẹ và gà con”  trên Youtobe .  Kết quả thấy   rõ học sinh tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập và thích thú khi được kể  lại câu  chuyện.  2. Sử dụng trò chơi tạo hứng thú nghe­  nói cho học sinh. Học sinh lớp 1 rất hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Tổ  chức trò chơi học tập cho hoạt động nghe­ nói là một trong những biện pháp xây   dựng môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú học tập tích cực cho các em nhất là  đối với học sinh còn nhút nhát, thiếu tự  tin, kĩ năng nói hạn chế. Thông qua các trò  chơi các em thực hiện nhiệm vụ học tập tích cực, nắm vững kiến thức, khắc sâu bài  học một cách dễ dàng theo yêu cầu nghe, nói. Vì vậy, tôi đã sử dụng phương pháp trò  chơi để  giúp trẻ  vừa thoả  mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ  vừa góp  phần phát triển kĩ năng nghe­ nói  cho học sinh. Tôi xây dựng một ngân hàng trò chơi   đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tổ chức.  Tiến hành trò chơi gồm các bước sau:     ­ Giới thiệu về trò chơi: Nêu tên, mục đích của trò chơi.    ­ Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả (về số người tham gia, các vật dụng để chơi;   cách chơi, vừa thực hành (nếu có). 3
  4.    ­ Thực hiện trò chơi: chơi thử và chơi thật.    ­ Nhận xét kết quả qua trò chơi, thái độ của người tham dự.  Ví dụ 1 : Trò chơi: Chiếc hộp kì diệu  Bài 11B: am, ăm, âm Mục đích: Nhận biết về cây cối, con vật. Chuẩn bị: Chiếc hộp kì diệu. Các vật thật: quả cam, cây nấm, cành lá, tranh con sâu. Cách chơi: Mỗi một bạn lên tham gia trò chơi sẽ đưa tay vào trong chiếc hộp lấy ra   một vật  và nói đúng tên của vật đó. Các bạn dưới lớp làm ban giám khảo. Sau khi   chơi xong giáo viên nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt học sinh vào hoạt động nghe­   nói. Ví dụ 2: Trò chơi: Chúng tớ là diễn viên nhí. Bài 16A: oai, oay Mục đích:  Giúp học sinh nói đủ câu, đủ ý, biết đóng vai kể lại câu chuyện.  Chuẩn bị: Tình huống diễn ra câu chuyện, 1 chiếc điện thoại. Chia lớp thành 3 nhóm   thi đóng vai. Cách chơi: Sau thời gian luyện nghe­ nói trong nhóm. Lần lượt các nhóm sẽ  cử  đại   diện lên đóng vai, thể hiện đoạn hội thoại. Nhóm nào thể hiện đoạn hội thoại đúng,   hay và làm được những động tác diễn tả hành động đơn giản của nhân vật thì nhóm   đó chiến thắng.  Khi tổ chức trò chơi cho học sinh, giáo viên cần lưu ý: Lựa chọn trò chơi phù   hợp, vừa sức học sinh, xác định rõ mục tiêu trò chơi, luật chơi rõ ràng, dễ hiểu, nhiều   học sinh được tham gia chơi trò chơi. 3. Chú trọng đánh giá thường xuyên nhằm  động viên, khen thưởng kịp thời,  khắc phục tình trạng rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin ở học sinh khi tham gia hoạt   động nghe– nói.   Đánh giá thường xuyên được tôi thực hiện liên tục trong quá trình dạy hoạt   động nghe­ nói. Tôi luôn sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá và chủ  yếu thông qua lời nói chỉ  ra cho học sinh biết chỗ đúng, chưa đúng  từ  đó đề  ra các  biện pháp cụ thể để giúp đỡ kịp thời. Tôi dùng các cách sau: + Giáo viên quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện  nhiệm vụ học tập của học sinh, nhóm học sinh. Ghi chép hằng ngày về kết quả nghe­  nói của học sinh, học sinh trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến.Giáo viên nhận xét bằng   lời nói trực tiếp với học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được;   4
  5. mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ   năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu bài học, hoạt động của học sinh. + Tổ chức cho học sinh nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của bạn,   tự nêu những điểm tốt, chưa tốt  trong kết quả nghe­ nói của bản thân.  Hoạt động nghe­   nói luôn hình thành cho các em những phẩm chất như  yêu  nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và một số năng lực cốt lõi  như giao   tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề  và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,... Chính vì thế  tôi  luôn chú trọng đánh giá thường xuyên về  nội dung học tập cả  về  sự  hình thành về  phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Thực tế cho thấy, một số học sinh của   lớp khi trả lời cô giáo, các em thường nói cụt lủn, nói trống không, không đầy đủ câu,  hoặc hỏi gì thì trả  lời đó. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tăng cường đánh giá   thường xuyên bằng cách nhận xét bằng lời nói trực tiếp nhằm uốn nắn, sửa chữa kịp   thời, động viên giúp các em nói rõ ràng thành câu, phát triển phẩm chất, năng lực cho   các em.  Bên cạnh đó, tôi luôn tạo cơ hội để  các em tự đánh giá, nhận xét bạn và tự  nhận xét mình, ưu tiên học sinh ít nói, thụ động, đặt những câu hỏi dễ để các em có  cơ hội được luyện nói,  để phát triển năng lực nghe­ nói cho các em . Đối với những   em nghe­ nói tốt tôi luôn nhận xét, động viên kịp thời , gợi mở  bằng những câu hỏi  khái quát hơn để  giúp các em tự  tin, mạnh dạn trình bày ý kiến nhằm kích thích sự  hứng thú. Chú trọng đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy hoạt động nghe­ nói   giúp các em nhận ra những điều mình thực hiện được và chưa thực hiện được để các  em điều chỉnh kịp thời từng câu nói của mình, tạo sự  hứng thú, yêu thích khi được   tham gia nghe – nói, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC   Trước khi áp dụng các biện pháp trên đa số  các em rất nhút nhát, chưa hăng say  trong tiết học. Trong giờ học, không khí lớp học kém sôi động, học sinh chưa thực sự  mạnh dạn nêu ra ý kiến của mình, chưa biết nói thành câu. Sau khi áp dụng các biện  pháp trên vào các tiết học, không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp mà còn   tạo hứng thú học tập, các em có niềm yêu thích môn Tiếng Việt nói chung và thích  được học hoạt động nghe­ nói nói riêng. Khi dạy nghe­ nói theo những cách mới này  học sinh còn phát huy được khả  năng sáng tạo, ý tưởng của mình. Các em có ý thức   hơn trong việc chuẩn bị  bài trước khi thực hiện giờ  học. Có em còn trông chờ, hào  hứng khi học nói và nghe để được thể hiện những hiểu biết của mình cũng như chia  sẽ những kiến thức của mình với các bạn. Đặc biệt một số em, đầu năm còn sợ  sệt,  đôi luc không ti ́ ếp xuc v ́ ới cac b ́ ạn trong lớp vì khoảng cach qua xa thì nay các em thay ́ ́   đổi hẳn, luôn luôn giơ tay phat bi ́ ểu, hoạt bat khi ch ́ ơi cung v ̀ ới cac b ́ ạn, biết trao đổi  trong nhóm để  chia sẻ  những ý nghĩ và thông tin đơn giản. Khả  năng nghe­ noi c ́ ủa   các em tiến bộ  ro r ̃ ệt. Đa số  các em đã có thái độ  chú ý nghe người khác nói, nói rõ   ràng thành câu và kể  lại được một đoạn câu chuyện đã học. Biết tham gia vào mọi  5
  6. hoạt động trong quá trình nghe­ nói một cách chủ  động hơn. Chính vì thế  năng lực   ngôn ngữ của các em tiến bộ rõ rệt. Cụ thể, kết quả đánh giá phần nghe­ nói của lớp 1 trong học kì 1 như sau: Nói đủ câu,  Đứng lên  Chưa   biết Nói nh   ỏ,  đúng chủ đề,  Nói chưa  Tổng  Thời  không dám  nói   thành rụt rè,  đúng chủ đề kể lại được  số HS gian nói câu thiếu tự tin một đoạn câu  chuyện đã học SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tháng  10 52,6 15 78,9 15 78,9 16 84,2 3 15,8 9 19 Giữa  5 26,3 10 52,6 10 52,6 9 47,3 10 52,6 HKI Cuối  1 5,3 2 10,5 1 5,3 1 5,3 15 78,9 HKI   Kĩ năng nói tiến bộ đã góp phần nâng cao khả năng đọc, viết câu của học sinh.   Chính vì vậy, chất lượng môn Tiếng Việt cao lên hẳn so với giữa kì 1. Kết thúc học  kỳ  1, 100% học sinh lớp tôi phụ  trách đều hoàn thành và hoàn thành tốt môn Tiếng   Việt. Trong đó số  học sinh hoàn thành tốt là 15/19 em đạt tỷ  lệ  78,9%.  Nhiều học   sinh sớm năng lực ngôn ngữ và các phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm  chỉ, trung thực, trách nhiệm.  Để giúp học sinh nói lưu loát, đạt hiệu quả, có kỹ năng giao tiếp, biết ứng xử   đúng mực, thiết nghĩ mỗi người giáo viên cần tìm ra được những biện pháp tối  ưu   kích thích khả năng nói để học sinh nói ra được những điều mình tư  duy. Trong quá   trình phát triển kỹ năng nghe ­ nói, các biện pháp trên không thể tiến hành riêng lẻ và  cũng không phải chỉ   ở  một số  chi tiết, một số  giai đoạn. Nó phải có tính hệ  thống,   kết hợp và liên tục đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng   tạo trong mỗi giờ học. HIỆU TRƯỞNG                                                    NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2