intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy một số bài toán về diện tích cho học sinh lớp 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là việc học sinh tiếp thu kiến thức hình học trong trường tiểu học đã hình thành cho các em tư duy tổng quát, trừu tượng về không gian mặt phẳng làm cơ sở để các em tiếp tục học ở các lớp trên. Dạy hình học ở tiểu học mà khối lượng tập trung ở lớp 4,5 có vai trò quan trọng trong viẹc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi,phát triển tư duy trừu tượng,khả năng nhìn nhận một cách tinh tế.Các bài toán hình đòi hỏi các em vón sống ứng dụng thực tế như: đo đạc, cắt, ghép hình, trồng cây, lát nền, chia đất, tính sản lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy một số bài toán về diện tích cho học sinh lớp 4

  1. CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­  Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên) Tên tôi là: ĐẶNG HỒNG NGA Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc  Điện thoại: 01684565809 Email: danghongnga.gvc1dongdavy@vinhphuc.edu.vn Tôi làm đơn này trân trọng đề  nghị  Hội đồng sáng kiến thành phố  Vĩnh  Yên xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau: 1. Tên sáng kiến: Áp dụng bản đồ  tư  duy trong dạy học Tiếng Anh cho  học sinh tiểu học. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy một số bài toán về diện tích cho học   sinh lớp 4. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/2015 4. Nội dung của sáng kiến            4.1 Phương pháp lật hình 4.2. Phương pháp dịch chuyển hình. 4.3. Phương pháp chia tỷ lệ           4.4. Các bài toán liên quan đến toán điển hình 5. Điều kiện áp dụng của sáng kiến: sáng kiến được áp dụng trong  trường tiểu học với đầy đủ  trang thiết bị  phục vụ  cho việc dạy và học môn  Toán cho học sinh. 6. Khả năng áp dụng: Áp dụng cho học sinh trong trường tiểu học. 7. Hiệu quả đạt được Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng đối với học sinh trong trường tiểu   học và đã đạt được những hiệu quả cơ bản ban đầu giúp học sinh hứng thú hơn  đối với giờ học Toán. 8. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
  2. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,  không xâm phạm quyền sở  hữu trí tuệ  của người khác và hoàn toàn chịu trách  nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Đống Đa, ngày........tháng......năm 2016 Đống Đa, ngày …… tháng  3  năm 2016 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị NGƯỜI NỘP ĐƠN ( ký tên, đóng dấu ) Đặng Hồng Nga
  3. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc  lập­ Tự do­ Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu        Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu   có hệ  thống phù hợp với hoạt động nhận thức tự  nhiên của con người,môn  toán còn là môn học công cụ  rất cần thiết để  học các môn học khác,nhận  thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.Môn toán  có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,suy  luận   lô   gíc,thao   tác   tư   duy   cần   thiết   để   nhận   thức   thế   giới   hiện   thực  như:trừu tượng hoá,khái quát hoá,khả  năng phân tích tổng hợp,so sánh ,dự  đoán,chứng minh,….            Môn toán còn góp phần giáo dục lí trí và những đức tính tốt như:cần   cù,chịu khó,ý thức vượt khó khăn , tìm tòi , sáng tạo và nhiều kĩ năng tính  toán cần thiết để con người phát triển toàn diện,hình thành nhân cách tốt đẹp   cho con người lao động trong thời đại mới.      Mảng kiến thức hình học,các yếu tố hình học được dạy ở tiểu học cũng   như dạy các phép tính,cấu tạo số,toán điển hình,…phần hình học cũng có vị  trí,tầm quan trọng của môn toán nói chung.Các yếu tố  hình học được sắp   xếp hợp lý,khi xen kẽ,khi hình thành mảng lớn,phù hợp với từng lớp.Toán  hình học được giới thiệu với các em theo kiểu vòng tròn đồng tâm.Ở  lớp  1,2,3 các em được làm quen với các yếu tố  hình học,các hình,đếm hình.Ở  lớp 4,5 nội dung hình học khá hoàn chỉnh:các yếu tố nhận dạng của hình ,vẽ  hình,tính chu vi, diện tích,giải toán hình.Các kiến thức về hình học ở lớp 4,5   còn là cầu nối giữa kiến thức nhà trường và thực tế.Việc học sinh tiếp thu   kiến thức hình học trong trường tiểu học đã hình thành cho các emtư  duy  tổng quát ,trừu tượng về  không gian mặt phẳng làm cơ  sở  để  các em tiếp   tục học  ở  các lớp trên.Dạy hình học  ở  tiểu học mà khối lượng tập trung  ở  lớp 4,5 có vai trò quan trọng trong viẹc phát hiện và bồi dưỡng học sinh  giỏi,phát triển tư  duy trừu tượng,khả  năng nhìn nhận một cách tinh tế.Các  bài toán hình đòi hỏi các em vón sống ứng dụng thực tế như:đo đạc,cắt ,ghép   hình,trồng cây,lát nền,chia đất,tính sản lượng,….
  4.        Với những lý do đó,qua một số  năm dạy học lớp 4 tôi đã rất quan tâm  đến mảng kiến thức này. Sáng kiến kinh nghiệm’’Dạy một số  bài toán về  diện tích cho học sinh lớp 4” nhằm góp phần dạy toán ở tiểu học tốt hơn.  2. Tên sáng kiến: Dạy một số bài toán về diện tích cho học sinh lớp 4. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Đặng Hồng Nga Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Điện thoại: 01684565809 Email: danghongnga.gvc1dongdavy@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:  Trường tiểu học Đống Đa – Thành phố Vĩnh  Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Toán trong trường Tiểu học 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/2015 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến Thực trạng và biện pháp việc áp dụng các phương pháp dạy toán trong   trường tiểu học Học sinh được hình thành kiến thức tính diện tích hình vuông , hình chữ  nhật sau khi dạy số tự nhiên nên việc thành lập công thức tính khá thuận lợi. Sau khi nắm chắc các kiến thức cơ bản về diện tích , công thức tính diện  tích, sách giáo khoa giới thiệu xen kẽ  một số bài toán có lời văn lồng nội dung   toán điển hình như : tổng ­tỷ số,hiệu ­tỷ số ,… Toán hình học đòi hỏi học sinh phải linh hoạt trong các thao tác từ đọc đề  bài, vẽ hình, tìm mối quan hệ  giữa các giữ  kiện công thức hình. Học sinh phải   suy nghĩ, tưởng tượng, vẽ thêm hình, tìm lời giải. Đây là những thao tác rất mới   với học sinh nên các em thường loay hoay, lúng túng,… Các công thức về  diện tích các hình được cung cấp khá nhiều làm học  sinh dễ nhầm lẫn, lẫn lộn từ hình nọ  sang hình kia. Để  khắc phục điều này, ở  tiết hình thành công thức, người giáo viên phải bày cở khoa học, phải thật thấu   đáo chính xác, hình  ảnh cắt ghép phải rõ, đẹp, công thức phải được vận dụng  vào bài tập và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần để học sinh hiểu được bản chất  của công thức.
  5. Thao tác tìm công thức ngược đối với học sinh còn khá lúng túng. Các em  không thể  “thuộc vẹt” tất cả  các công thức ngược mà cần phải biết biến đổi  thành thạo các thao tác này. Tôi phải chọn lựa thêm một số  bài tập về  diện tích dạng dựng hình, vẽ  hình, so sánh diện tích chứng minh cho học sinh để  làm phong phú thêm nội  dung hình của sách giáo khoa. Đây là những bài tập cần thiết để  phát triển tư  duy cho học sinh khá giỏi.  * Khảo sát kết quả học tập của học sinh lớp 4A2, 4A8 đầu năm: Đầu mỗi năm học, để biết được kiến thức cũng như hứng thú học tập  môn Toán  của học sinh đồng thời giúp mình tìm ra được những điểm yếu của  học sinh cần bồi dưỡng, tôi luôn thực hiện một bài khảo sát để đánh giá mức  độ của học sinh. Sau đây là kết quả khảo sát mà tôi thực hiện: *Kết quả khảo sát học sinh lớp 4 môn  Toán đầu năm: Kết quả Dưới Lớp Giỏi Khá Trung bình Trung bình 4A2 15( 36,6%) 12( 29,3%) 12( 29,3%) 2 ( 4,8% ) 4A8 7 (20,6 %)  13( 38,2% ) 10 ( 29,4% ) 4 ( 11,8%) 4A 8 (22,9%) 15(42,9%) 8(43,8%) 4(21,9%) 7.1.2.  Biện pháp        Như phần trên đã trình bày việc giải toán hình ở tiểu học đòi hỏi người  thầy, người trò và nói chung là những người giải toán cần có một sự tinh tế và  nhạy bén với các yếu tố mà đề bài cho, làm sao đưa được các yếu tố đó về sự  lôgíc trong toán học. Song đều dựa trên các nguyên tắc hay phương pháp cơ bản  nhất định. Từ thực tế trực tiếng giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi toán nay  là học sinh năng khiếu toán tiểu học tôi rút ra được một số phương pháp giải  toán hình thông thường ở tiểu học như sau:         a. Phương pháp lật hình          Phương pháp này dùng để giải quyết các bài toán hình có nội dung mở  rộng hình về 1 phía, 2 phía, 3 phía đối với các hình: Tam giác, hình thang, hình  chữ nhật, hình vuông…         Khi giải các bài toán này ta lật hình để đưa được về dạng các hình cơ bản:  Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác… đối với các phần mở thêm. * Ví dụ 1: Một thửa ruộng hình vuông nếu tăng số đo cạnh thêm 3m thì diện  tích tăng thêm 99m². Tính diện tích của thửa ruộng đó? Bài giải
  6.    3m      3m                  Ta lật hình chữ  nhật (phần mở  thêm chiều ngang) ghép vào phần mở  thêm chiều dọc ta được hình chữ nhật có diện tích 99m2 (như hình vẽ)             Ta thấy phần diện tích tăng thêm là hình chữ nhật có chiều rộng là 3m,   chiều dài là 2 lần cạnh hình vuông cộng thêm 3m.             Chiều dài phần diện tích tăng thêm (hình chữ nhật )là:                              99 : 3 = 33 (m)            Cạnh của thửa ruộng  hình vuông là:                              (33 – 3) : 2 = 15 (m)             Diện tích thửa ruộng hình vuông là:                                 15 x 15  = 225 (m2)                                               Đáp số: 225m2        * Ví dụ  2:  Trên một thửa  đất hình chữ  nhật  người ta đào một cái ao hình  vuông,chiều rộng thửa đất hơn cạnh ao 30m,chiều dài thửa đất hơn cạnh ao   48m,diện tích đất còn lại là 2376m².Tính :          a. Độ dài cạnh ao.          b. Diện tích thửa đất. Bài giải     Giả sử ao nằm ở một góc thửa đất .Ta ghép hình 1 và hình 3 (như hình vẽ).Ta  thấy 2376m² là tổng diện tích hình 1,2,3. 48cm   30cm   1 2       3 1   
  7.  Diện tích hình 2 là :              48 x 30 = 1440(m²)  Diện tích hình 1 và hình 3 là :            2376 ­ 1440 = 936 ( m² )  Chiều dài hình 1 và hình 3 là :           48 + 30 = 78 (m )   Chiều rộng hình 1 và hình 3 ( cạnh ao ) là :            936 : 78 =12 ( m )  Chiều dài thửa đất là :           48 + 12 = 60 ( m )  Chiều rộng  thửa đất là :          30 + 12 = 42 ( m )  Diện tích thửa đất là :           60 x 42 = 2520 ( m² )                         Đáp số : a.12m                                       b.2520 m² * Ví dụ 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng, nếu  giảm chiều dài 4m và tăng chiều rộng 4m thì diện tích tăng thêm 160 m². Tính  diện tích mảnh đất hình chữ nhật ban đầu. Bài giải    Ta chuyển hình như hình vẽ. 4cm    4cm    Chiều dài phần diện tích tăng thêm là :           160 : 4 = 40 ( m ) 2 lần chiều rộng mảnh đất là :          40 + 4 = 44 ( m ) Chiều rộng mảnh đất là :         44 : 2 = 22 ( m )  Chiều dài mảnh đất là :        22 x 3 = 66 ( m )
  8. Diện tích mảnh đất là :       66 x 22 = 1452 ( m )                     Đáp số :1452m²         b. Phương pháp dịch chuyển hình.                Phương pháp này giải các bài toán có dạng “Hòn đảo” hoặc xuất hiện   “phần dư” trong hình. Khi giải toán ta tưởng tượng ra và dịch chuyển “hòn đảo”   hoặc “phần dư” đó vào 1 góc hoặc 1 cạnh để  tiện ích cho việc giải toán áp   dụng công thức của các hình cơ bản.        * Ví dụ 1: Trên một mảnh đất hình vuông người ta đào một bể cảnh hình  vuông, cạnh bể  song song và cách đều cạnh mảnh đất .Chu vi mảnh đất hơn  chu vi bể là 160 m.Diện tích đất còn lại là 2800 m².Tính diện tích bể cảnh. Bài giải   1     Ta giả sử cái bể hình vuông đó được đào sát vào 1 góc của khu đất. (như hình  vẽ). 3         Ta thấy: Có 2 cạnh trùng với cạnh của khu đất, thì phần diện tích khu đất   lớn hơn diện tích cái bể được chia thành 1 hình vuông và 2 hình chữ 2  nhật bằng   nhau mà mỗi hình có chiều rộng là cạnh bể còn chiều dài là cạnh hình vuông 3  và 2800m² là tổng diện tích hình 1,2,3.  Cạnh mảnh đất hơn cạnh bể là :                       160 : 4 =40 ( m ) Diện tích hình 3 là :            40 x40 = 1600 ( m² ) Tổng diện tích hình 1 và hình 2 là :            2800 ­ 1600 = 1200 ( m²) Diện tích hình 1 ( hình 2 ) là :           1200 : 2 = 600 ( m² ) Số đo cạnh bể là :           600 : 40 = 15 ( m ) Diện tích bể cảnh là :           15 x 15 = 225 ( m² )                        Đáp số :225m²
  9.       * Ví dụ  2:  Người ta đào 1 cái ao hình vuông chính giữa một khu đất cũng  hình vuông,canh ao song song và cách đều cạnh khu đất. Tổng chu vi của cái ao   và khu đất là 120m. Diện tích khu đất lớn hơn diện tích cái ao là 300m². Tìm  cạnh của ao và khu đất. Bài giải             Ta chia phần diện tích còn lại thành 4 hình chữ nhật có diện tích bằng  nhau ( như hình vẽ ). Diện tích của một hình chữ nhật đó là :            300 : 4 = 75 ( m² )            Vì mỗi hình chữ  nhật nhỏ  có chiều dài bằng cạnh khu đất trừ  đi chiều   rộng,mặt khác chiều dài cũng bằng cạnh ao cộng với chiều rộng nên tổng số đo  2   chiều   dài   của   mỗi   hình   chữ   nhật   bằng   cạnh   ao   cộng   với   cạnh   khu   đất  (bằng 1/4 tổng chu vi khu đất và ao ). Chiều dài của một hình chữ nhật là :            120 : 4 : 2 = 15 ( m ) Chiều rộng của một hình chữ nhật là :            75 : 15 = 5 ( m ) Số đo cạnh khu đất là :           15 + 5 = 20 ( m ) Số đo cạnh ao là :           15 ­ 5= 10 ( m )                     Đáp số : 20m ; 10m.          *Ví dụ  3:  Một vườn hoa hình chữ  nhật có chiều dài 60m và chiều rộng  30m 30m.Người ta làm 4 luống hoa bằng nhau hình chữ  nhật.Xung quanh các luống  hoa đều có đường đi rộng 2m. Tính diện tích các đường đi trong vườn hoa (như  hình vẽ ). Bài giải 60m
  10. Giả sử ta chuyển 4 luống hoa vào góc vườn ( như hình vẽ ). Chiều dài 4 luống hoa là :          60 ­ 2 x 3 = 54 ( m ) Chiều rộng 4 luống hoa là :       30 ­ 2 x 3 = 24 ( m ) Diện tích 4 luống hoa là :       54 x 24 = 1296 ( m² ) Diện tích vườn hoa là :       60 x 30 = 1800 ( m² ) Diện tích các đường đi trong vườn hoa là :       1800 ­ 1296 = 504 ( m² )                            Đáp số :504 m²         c. Phương pháp chia tỷ lệ         *Ví dụ 1 :  Cho hình chữ nhật ABCD ,biết tổng độ dài hai cạnh của hình  chữ nhật gấp 5 lần hiệu độ dài hai cạnh đó. Tính chu vi hình chữ nhật biết diện  tích của nó là 600 m². Bài giải Vì tổng đọ  dài hai cạnh hình chữ  nhật gấp 5 lần hiệu độ  dài hai cạnh đó nên   chiều dài hình chữ nhật gấp rưỡi chiều rộng. Ta chia hình chữ nhật thành 6 hình  vuông có diện tích bằng nhau (như hình vẽ ). A  B  D  C Diện tích mỗi hình vuông là : C        600 : 6 = 100 ( m² ) Vì 100 = 10 x 10 nên canh của hình vuông là 10 m Chiều dài hình chữ nhật là :
  11.       10 x 3 = 30 ( m ) Chiều rộng hình chữ nhật là :      10 x 2 = 20 ( m ) Chu vi hình chữ nhật là :     (30 + 20 ) x 2 = 100 ( m )                            Đáp số : 100 m        *Ví dụ  2 : Hình chữ  nhật ABCD có chu vi 68 cm, được chia thành 7 hình  chữ nhật bằng nhau như hình vẽ. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD.                                              Bài giải A  B  D  C       Nhìn hình vẽ ta thấy AB gấp 5 lần chiều rộng hình chữ nhật nhỏ, gấp 2 lần   chiều dài hình chữ nhật nhỏ nên tỉ  số  chiều dài, chiều rộng hình chữ  nhật nhỏ  là 5 /2. Nếu chia chiều rộng hình chữ nhật nhỏ làm 2 phần bằng nhau thì chiều dài  sẽ là 5 phần như thế. Tổng số phần bằng nhau trên cạnh AD là :               5 + 2 = 7 ( phần ) Tổng số phần bằng nhau trên cạnh AB là :               5 x 2 = 10 ( phần ) Tỉ số của chiều  rộng AD và chiều dài AB là  7/10. Nửa chu vi hình chữ nhật ABCD là :               68 : 2 = 34 ( cm ) Chiều rộng AD dài là :       34 : (7 + 10 ) x 7 = 14 ( cm ) Chiều dài AD dài là :      34 ­ 14 = 20 ( cm ) Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
  12.      20 x 14 = 280 ( cm² )                      Đáp số : 280 cm²      *Ví dụ 3: Một hình vuông được chia thành 15 hình chữ nhật nhỏ bằng nhau.   Tổng chu vi của 15 hình chữ nhật này là 480 cm. Tính diện tích hình vuông ban  đầu và diện tích mỗi hình chữ nhật nhỏ. Bài giải                                Chu vi mỗi hình chữ nhật nhỏ bằng 2 lần chiều dài cộng 2 lần chiều rộng  nên tổng chu vi của 15 hình chữ  nhật nhỏ  bằng 30 lần chiều dài cộng 30 lần  chiều rộng.          Nhìn hình vẽ ta thấy 3 lần chiều dài hình chữ nhật nhỏ bằng 1 lần cạnh  hình vuông, do đó 30 lần chiều dài hình chữ  nhật nhỏ  bằng 10 lần cạnh hình  vuông.        Mặt khác ta cũng thấy 5 lần chiều rộng hình chữ nhật nhỏ bằng 1 lần cạnh   hình vuông nên 30 lần chiều rộng hình chữ  nhật nhỏ  bằng 6 lần cạnh hình   vuông.         Vậy tổng chu vi của 15 hình chữ  nhật nhỏ  bằng 16 lần cạnh hình vuông   ban đầu. Số đo cạnh hình vuông ban đầu là :             480 : 16 = 30 ( cm ) Diện tích hình vuông ban đầu là :          30 x 30 = 900 (cm² )                        Đáp số : 900 cm²        d.Các bài toán liên quan đến toán điển hình       Ví dụ 1. Người ta mở rộng một cái ao hình vuông để được một cái ao hình   chữ nhật có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Sau khi mở rộng, diện tích ao tăng  thêm 600m² và diện tích ao mới gấp 4 lần ao cũ. Hỏi phải dùng bao nhiêu chiếc   cọc để đủ rào xung quanh ao mới? Biết rằng cọc nọ cách cọc kia 1m và ở một   góc ao người ta để lối lên xuống rộng 2m. Bài giải Ta có sơ đồ sau: Diện tích ao cũ:       600m² 
  13.                                                                           Diện tích ao mới:    Diện tích 1 phần ao mới là:          600 : (4 – 1) = 200  (  m2  ) Diện tích ao mới là:         200 x 4 = 800  (  m2 ) Ta chia ao mới thành hai hình vuông có diện tích bằng nhau.  Diện tích 1 hình vuông là:        800 : 2 = 400  ( m2  ) Cạnh của hình vuông hay chiều rộng của ao mới là 20cm (vì 20 x 20 = 400). Chiều dài của ao mới là:         20 x 2 = 40 (m) Chu vi ao mới là:        (40 + 20) x 2 = 120 (m) Số cọc cần để rào xung quanh ao mới là:          (120 – 3) : 1 = 117 (chiếc)                               Đáp số: 117 chiếc cọc.               Ví dụ  1: Một mảnh vườn hình chữ  nhật có chu vi bằng 5 lần chiều   rộng.Nếu mở  thêm mỗi chiều 2m thì diện tích vườn tăng 64m².Tính diện tích  vườn sau khi mở rộng. Bài giải      Vì chu vi hình chữ  nhật gấp 5 lần chiều rộng nên chiều dài hình chữ  nhật   gấp rưỡi chiều rộng   2m   2m   2m                                                                                                 Diện tích hình 2 là :      2 x 2 = 4 ( m² ) Tổng diện tích hình 1 và hình 3 là :
  14.     64 ­ 4 = 60 ( m² ) Vì hình 3 có chiều dài bằng chiều  rộng thửa đất và hình 2 có chiều dài bằng  chiều dài mảnh đất nên diện tích hình 3 bằng 2/3 diện tích hình 1.  Ta có sơ đồ : Diện tích hình 1 :                                                                            60m² Diện tích hình 3 :  Diện tích hình 1 là :       60 : ( 3 + 2 ) x 3 = 36 ( m² ) Chiều dài mảnh vườn là :       36 : 2 = 18 ( m ) Chiều rộng mảnh vườn là :       18 : 3 x 2 =12 ( m ) Diện tích vườn sau khi mở rộng là :      18 x 12 + 64 = 280 ( m² )                           Đáp số :280 m       7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sau đây là kết quả  học tập của học sinh khối 4 năm học 2015­ 2016 so   với kết quả đầu năm mà tôi đã tổng hợp được: So sánh giữa hai kết quả khảo sát đầu năm học và kết quả khảo sát tính   đến thời điểm tháng 2 năm 2016 sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ta có   thể nhận thấy kết quả cụ thể mà học sinh đạt được như sau: Kết quả Điểm 9 ­ 10 Điểm 7­ 8 Điểm 5 ­ 6 Điểm dưới 5 Thời gian Đầu năm lớp  15 ( 36,6%) 12 ( 29,3%) 12 ( 29,3%) 2 (4,8% ) 4A2 Đầu năm  lớp  7 (20,6 %) 13 ( 38,2% ) 10 ( 29,4% ) 4 (11,8%) 4A8 Đầu năm  lớp 4A 8 (22,9%) 15 (42,9%) 8 (43,8%) 4 (21,9%) Tháng 2 lớp 4A2 20 (48,8%) 15 (36,6%) 6 (14,6%) 0 Tháng 2 lớp 4A8 13 (38,2%) 15 (44,1%) 4 (11,8%) 2 (5,9%) Tháng 2 lớp 4A 12 (44,8%) 16 (45,7%) 9 (9,5%) 0 8. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
  15. Để  sáng kiến có thể  thực hiện một cách hiệu quả, những điều kiện cần   thiết cần có là:  Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong nhà trường. Được đầu tư trang thiết bị cần thiết cho môn học.  10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến Đối với bản thân tôi khi áp dụng đề  tài này vào thực tế giảng dạy trên lớp  học, tôi nhận thấy các em cảm thấy hào hứng hơn và mạnh dạn hơn trong các   giờ  học. Giáo viên   có thời gian bao quát lớp hơn, hướng đến mọi đối tượng  học sinh trong lớp, phát triển tư  duy toán học,trí tưởng tượng,khả  năng vận  dụng thực tiễn cho học sinh khiến giờ dạy nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu quả cao. Khi áp dụng sáng kiến này đối với học sinh, các em rất hào hứng và hăng  hái tham gia vào tiết học. Giờ học Toán đối với các em trở nên nhẹ nhàng và thú  vị. Kết quả học tập của các em cũng được nâng cao. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử  hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Phạm vi/lĩnh  TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ vực áp dụng  sáng kiến Trường tiểu học Đống Đa –  1 Học sinh lớp 4A2 Cả lớp Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Trường tiểu học Đống Đa –  2 Học sinh lớp 4A8 Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Cả lớp Trường tiểu học Khai Quang –  3 Học sinh lớp 4A Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Cả lớp Đống Đa, ngày 07  tháng3 năm 2016 Đống Đa, ngày  05    tháng 3  năm 2016 Thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến ( ký tên, đóng dấu )
  16. Đặng Hồng Nga  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2