Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3
lượt xem 10
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3" được thực hiện nhằm điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhân của các lỗi đó nhằm đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh. Vận dụng các nguyên tắc dạy trong dạy Tiếng Việt - Viết hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3
- MỤC LỤC
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết: Tiếng Việt là môn học giữ vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học. Môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh trên cơ sở những tri thức căn bản nhằm giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp đúng đắn, mạch lạc trong môi trườngsống. Môn Tiếng Việt được chia thành nhiều phần như: Đọc, Nói và nghe, Viết, Đọc mở rộng, Tập viết, Luyện tập (Luyện từ và câu, Tập làm văn) theo sách cũ. Mỗi phần đều có mục đích, nhiệm vụ riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) thông qua giao tiếp của học sinh. Riêng Tiếng Việt- Viết (Chính tả cũ) có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn luyện và phát triển tiếng phổ thông cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết. Tiếng Việt- Viết trong trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy, dạy học chính tả có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện 4 yêu cầu cơ bản của môn Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). Dạy Tiếng Việt- Viết là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện phân tích từ các phân môn của Tiếng Việt. Ví dụ: Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không đạt điểm cao. Hay một học sinh viết sai nhiều lỗi chính tảthì không thể học tốt các môn họckhác. Cho nên, việc nghiên cứu phương pháp giúp các em khắc phục được những lỗichínhtảlàvôcùngquantrọng.Vìvậymỗigiáoviênphảithựcsựquantâmtới từng đối tượng học sinh. Có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp. Xuất phát từ những lí do chủ yếu trên đây cho nêntôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3” 2. Mục đích nghiên cứu - Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhâncủacáclỗiđónhằmđềxuấtmộtsốbiệnphápkhắcphụclỗichínhtảchohọc sinh lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh. - Vận dụng các nguyên tắc dạy trong dạyTiếng Việt- Viết hình thành kĩ
- năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểuhọc. - Lập kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh địaphương. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng:Học sinh lớp 3. - Phạm vi nghiên cứu:Dạng bài Tiếng Việt ( viết ) lớp 3. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nội dung chương trình môn Tiếng Việt ( viết ) lớp 3. - Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, quan sát. - Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả. - Phương pháp lập kế hoạch bài học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6. Thời gian nghiên cứu - Năm học 2022 – 2023, từ tháng 9 năm 2022 đến hết tháng 3 năm 2023.
- PHẦN II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận: ChữviếthiệnnaycủangườiViệtlàchữviếtghilạitheophát âm.Dođóviệc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng chính tả” cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn nhiều khó khăn, tồn tại. Vì vậy, mỗi giáo viên và học sinh cần phải nổ lực để khắc phục tồn tạitrên. Ngườigiáoviênmuốnđánhgiákếtquảhọctậpcủahọcsinhcũngphảithông qua năng lực viết đúng chính tả của các em. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, cần quan tâm đến các em nhiều hơn, giúp các em hiểu được giá trị của Tiếng Việt, rèn luyện các em viết đúng, viết chuẩn Tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt mà cha ông ta đã đểlại. 2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng việc dạy và học Tiếng Việt- Viết ở trườngTiểu học Vĩnh Quỳnh. 2.1. Thuận lợi: * Về phía giáo viên: - Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức và học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp, luôn hăng say trong công việc. Khả năng tiếp thu cũng như tiếp cận các chương trình dạy học có ứng dụng công nghệ khá nhanh. * Về phía học sinh: Năm 2022 -2023, đa số học sinh trong lớp tôi có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời. * Về phía phụ huynh: Phụ huynh đa phần rất quan tâm đến việc học của con em mình. 2.2. Khó khăn: Trong những năm làm công tác trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 3 cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh, tôi nhận thấy một số tồn tại về lỗi chính tả của học sinh nhưsau: * Về phía giáoviên: - TrongquátrìnhdạyphânmônViết,giáoviênchưachúýđếnđặcđiểm
- phương ngữ địa phương, không xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm. Giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập. Hơn nữa việc phát âm của một bộ phận giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết chính tả của họcsinh. - Việc chấm bài của học sinh được giáo viên thực hiện thường xuyên, song việc liệt kê lỗi và yêu cầu học sinh sửa lỗi thì chưa thực sự cụthể. * Về phía họcsinh: - Do học sinh phát âm theo thói quen địaphương. - Kĩ năng đọc chưa thông thạo, về nhà không chịu khó rèn đọc nên không nhớ mặtchữ. - Phần đông học sinh chưa có ý thức rèn viết đúng chínhtả. - Do các em chưa hiểu nghĩatừ. - Do không nắm vững các quy tắc chínhtả. - Do hai năm lớp 1 và 2 các em phải học qua zoom nên giáo viên không có nhiều thời gian rèn chữ cho học sinh. Các em còn viết sai cỡ chữ rất nhiều * Về phía phụhuynh: - Đa số các phụ huynh học sinh đều làm công nhân và làm nghề nông nên chưa có nhiều thời gianđể ý đến việc học của con mình. - Mặc dù ở lớp cô giáo đã tập cho học sinh phát âm đúng song khi về nhà một số phụ huynh nói chưa chuẩn âm, vần, dấu thanh dẫn đến con cái cũng bị ảnh hưởng phát âmsai. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng: - Trong 2 năm học trước do tình hình covid kéo dài nên các em học qua zoom là chủ yếu. Vì vậy, giáo viên không có điều kiện rèn chữ cho học sinh. - Học sinh không hào hứng với việc rèn chữ. Phụ huynh cũng cho rằng việc viết chữ đẹp của con không cần thiết vì trong cuộc sống sau này sử dụng đánh máy là chủ yếu. - Nămhọc 2022- 2023 tôiđượcphâncôngchủnhiệmlớp3A1 vớisĩsố48họcsinh.Đa số học sinh trong lớp đều mắc các lỗi chính tả cơ bản như cỡ chữ, lỗi âm đầu, lỗi phần vần…. - Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Viết là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các
- em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ. 3. Các biện pháp đã tiến hành Trước hết, muốn học sinh viết đúng, đẹp thì người giáo viên cần “Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết”. Bởi tư thế ngồi viết của học sinh là cáiquan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp và đúng. Vì vậy, ngay từ buổi banđầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết cho từng em. Để giúp các em biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết đẹp hơn, đúng hơn, có lợi cho sức khỏe và ngược lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống hoặc nếu các em nhìn sát vào vở quá thì mắt sẽ bị cận thị… Sau đó, giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo. Trong các tiết dạy, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen cho học sinh khi viết bài. Bạn nào ngồi đúng tư thế tôi khuyến khích tuyên dương ngay trướclớp. 3.1. Biện pháp 1: Điều tra, phân loại đối tượng và phân loại lỗi thường gặp ở học sinh. 3.1.1. Điều tra, phân loại đối tượng học sinh. Trong những tuần đầu làm chủ nhiệm, tôi nhận thấy chữ viết của các em còn xấu, lỗi chính tả rất nhiều. Từ kết quả chấm “Vở sạch chữ đẹp” giữa kì I của lớp, tôi đã thống kê kết quả xếp loại chữ viết môn Tiếng Việt của học sinh như sau: Tổng số Xếp loại HS L Loại Loại C 4 o B 8 ạ i A SL TL SL TL SL TL 20 41,7 27 56,3 1 2% % % Kết quả khảo sát trên cho thấy: Tỉ lệ chữ viết của học sinh đạt loại A còn thấp, tỉ lệ đạt loại B, C còn cao chưa đáp ứng chỉ tiêu đề ra của nhà trường và của lớp. Đứng trước thực trạng đó, tôi thực sự băn khoăn, trăn trở làm thế nào
- đểkhắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu các biện pháp để vận dụng vào quá trình dạy học phân môn Viết ở lớp 3A1. 3.1.2. Điều tra, phân loại lỗi thường gặp ở học sinh. Điều tra lỗi chính tả của học sinh là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của giờ Viết. Nếu như không điều tra lỗi chính tả của các em thì sẽ không nắm được những lỗi cơ bản của học sinh hay mắc phải mà tìm biện pháp khắc phục cho phù hợp. Vì vậy, từ thực tế, tôi đã tiến hành điều tra lỗi của các em qua các giờ học thuộc môn Tiếng Việt, qua giao tiếp hàng ngày... Tôi đã thống kê được số lỗi chính tả học sinh thường mắc phải như sau: - Lỗi phụ âm đầu: Có khoảng 25% học sinh thường viết sai các cặp phụ âm đầu như: n/l; g/ng/ngh; c/k/q ; ch/tr ; s/x ; gi/d/r;... - Lỗi phần vần: Có khoảng 20 % học sinh lớp tôi thường hay viết sai ở các cặp vần như: ai/ay; uôi /ui ; ươi /ưi ; ươu / ưu; iêu/iu; ao/oa; uya/ya, uyêt/yêt.. - Lỗidokhônghiểunghĩacủatừ:Cókhoảng30%khônghiểunghĩa của từ Ví dụ: để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn,... - Lỗi viết hoa: có khoảng 15% học sinh mắc lỗi chủ yếu là không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh và lỗi viết hoa tùy tiện. - Vềdấuthanh:Cókhoảng35%họcsinhlỗidấuthanh?/~(kểcảngườidân địaphương) Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như: Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét, viết không đúng cỡ chữ. Ví dụ: chữ t thường viết 2 ô ly, các chữ hoa và nét khuyết viết 2 hoặc 3 ô ly, chữ d viết 3 ô ly. 3.2. Biện pháp 2:Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của viết chính tả: 3.2.1.Luyện phát âm Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các dấu thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn khi đọc cho học sinh viết dẫn đến học sinh viết không đúng.Do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương thì các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. Ở địa phương tôi là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội các em thường phát âm sai: l/n, dấu ?/ ~, Để các em viết đúng tôi thường luyện phát âm cho các em vào các tiết học trên lớp và hướng dẫn các em đọc đúng như: * Âm l/n:
- - Khi đọc tiếng có âm L đầu lưỡi đăt ở chân răng hàm trên và miệng mở ra lấy hơi. Sau đó đọc uốn đầu lưỡi cong lên rồi bật mạnh. Tiếp theo từ từ hạ lưỡi xuống. - Khi đọc tiếng có chữ N cũng đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên vòm cứng sao cho miệng hơi mở khi nói. Tiếp theo thì lưỡi cứng lại và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Khi đó hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm.Các em - Tôi cho học sinh luyện đọc tiếng, từ như: lên, lên lớp, làm việc, lên núi, ăn no, lo lắng, nỗi niềm… và tìm những từ có âm ln/ trong các bài đọc. - Sau khi các em luyện đọc đúng thì khi nghe viết các em viết cũng đúng chính tả hơn. * Dấu hỏi- dấu ngã: - Học sinh lớp tôi rất nhiều em còn ngọng và viết bị lẫn hai dấu thanh này. Để các em viết đúng, trước tiên cần phải phát âm chuẩn. Cũng giống như l/n, tôi đưa ra cho các em cách phát âm chuẩn. Khi các em đọc bị ngọng dấu thanh, tôi yêu cầu các em đọc lại ngay. Tôi cũng lập nhóm bạn để các em luyện nói cùng nhau. Sau một thời gian các em đã sửa được rất tốt và viết đúng chính tả hơn so với đầu năm. 3.2.2 Phân tích so sánh: Songsongvớiviệcluyệnphátâmchohọcsinh,khâuphântíchsosánhtiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghinhớ. Khi học sinh hiểu được đúng nghĩa của từ thì các em viết cũng sẽ đúng chính tả hơn. Để học sinh hiểu nghĩa của từ chính xác, tôi thường cho các em phân tích các từ có trong bài và so sánh với các từ mà các em thường viết sai. * Ví dụ : Luyện viết - Nghe viết (Bài 1 trang 12 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
- + rung rinh ≠ dung dinh: rung rinh là động diễn tả sự rung chuyển, lay động. Ví dụ: Ngọn cỏ rung rinh trước gió. Dung dinh là từ không có nghĩa. Tôi yêu cầu học sinh điền r hay d vào chỗ chấm: …..ung cây, …ung đùi, ..ung túng, …ung nhan… + lượn ≠ lượng: lượn là hoạt động còn lượng là số lượng. Để phân biệt hai từ này tôi cho học sinh tìm từ. Ví dụ: bay lượn, lượn lờ, lượn sóng, khối lượng, trọng lượng…. 3.3 Biện pháp 3: Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ: - Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết chođúng. - Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ. Vì vậy có thể nói rằng chính tả tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa. Khi dạy Tiếng Việt- Viết hoặc dạy các tiết học khác của môn Tiếng Việt, cần lưu ý học sinh: hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết của mỗi từ. Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “dành” thì học sinh sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu tôi đặt nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như : Em để dành tiền mua sách truyện Thiếu nhi./ Trong trận đấu bóng đá ngày mai, các em phải giành lấy chiến thắng./ Các em đọc rõ ràng, rành mạch để cả lớp cùng
- nghe. - Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tôi đọc từng cụm từ (diễn đạt một ý nhỏ); tôi luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe, hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả. - Khi học sinh sửa lỗi trong bài chính tả, yêu cầu các em ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại cho đúng; không nên chỉ ghi một tiếng sai rồi sửa lại, sửa như vậy các em sẽ không ghi nhớ các từ đã viết sai. - Trong các giờ dạy Tập đọc, học sinh tìm cách ngắt giọng ở những câu dài, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, giải nghĩa các từ khó. Nội dung viết: Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra. Một số học sinh viết sai lỗi “ra” viết là “gia”, cũng có em viết là “da”. Tôi phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩa có liên quan tới “da thịt”, trong “da dẻ”; còn gia viết là gi trong các trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà” (gia đình), chỉ người có học vấn, chuyên môn (chuyên gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,…) Sau phần bài viết tôi tự ra bài tập để các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau:Điền vào chỗ trống r, d hay gi? + …a vào; …a dẻ;…a đình. + …a rả; …a thịt, tham …a. 3.4. Biện pháp 4:Vận dụng củng cố cách viết thông qua các trò chơi trong không gian thích hợp: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học là : “Thích học mà
- chơi - chơi mà học” nên hình thức vừa dạy vừa tổ chức trò chơi ngay trong không gian lớp học, tại thời gian giờ học, buổi học giúp các em đỡ căng thẳng thần kinh. Nó tạo cho các em hứng thú và niềm vui trong học tập. Nhất là phát huy tính tích cực của các em. - Giáo viên có thể tổ chức trò chơi cho các em trong phần bài tập chính tả bởi sau khi viết chính tả bao giờ cũng có các phần bài tập để giúp các em củng cố kiến thức về chính tả . - Ngoài ra người giáo viên cũng có thể tổ chức vào cuối buổi học thứ hai khi thời gian tiết học hoặc buổi học chỉ còn 5 hay 6 phút. Bởi vì sau khi học sinh đã nỗ lực giải quyết nhiệm vụ của bài học mà được chuyển sang một hình thức học tập mới (trò chơi ) tức là các em được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang trạng thái “hưng phấn” phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ . - Nội dung trò chơi cần bám sát mục tiêu của tiết dạy. Do đó giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung các bài tập chính tả khi có ý định chuyển sang làm bài tập dưới dạng trò chơi cho hợp lí . - Nội dung trò chơi phải đảm bảo yếu tố phổ cập đủ để học sinh bình thường cũng có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Đồng thời có nhiều học sinh cùng được tham gia . - Kết thúc trò chơi, giáo viên phải giúp học sinh nhận ra đặc điểm cần ghi nhớ mà bài tập đề cập đến như : cách phân biệt giữa các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ lẫn, các quy tắc chính tả hay các mẹo luật chính tả xuất hiện trong bài. Ví dụ 1: Ở dạng các bài viết có yêu cầu “ Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :”. Ở những bài tập này tôi đã cho học sinh thực hiện nhanh trên sách giáo khoa bằng bút chì . Sau đó tôi kiểm tra kết quả làm bài của cả lớp bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”. Tôi viết sẵn chữ hoặc tên chữ cần điền vào các thẻ bìa nhỏ. Mặt sau của thẻ có gắn nam châm mỏng và làm thành 2 bộ khác màu nhau. - Cách chơi: Mỗi em sẽ lên nhặt bất kì một thẻ, dựa vào số thứ tự gắn vào ô trống phù hợp. - Luật chơi : Mỗi em lên chơi chỉ được gắn một thẻ, nếu gắn sai bạn sau có thể gắn lại thì thôi gắn thẻ mới. Em nào phạm luật thẻ đó không được tính. - Hình thức chơi : Chia lớp làm 2 đội, ngồi tại chỗ chơi. Mỗi đội cử một đội trưởng chơi trước và một trọng tài theo dõi đội bạn. Khi có hiệu lện Đội trường nhặt thẻ gắn lên bảng rồi chạy về chạm tay vào một bạn bất kì, bạn đó
- lên chơi tiếp. - Kết thúc cuộc chơi : Đội nào gắn được nhiều thẻ đúng đội đó sẽ thắng cuộc và sẽ được nhận phần thưởng. * Sau khi trò chơi kết thúc, tôi yêu cầu một số em tiếp nối đọc thứ tự các chữ và tên chữ để giúp các em thuộc bảng chữ cái theo kiểu xóa dần chữ học thuộc lòng bài thơ trong môn học Tiếng Việt. Ví dụ 2 : Tổ chức trò chơi : “Xì điện” (làm miệng) với các bài tập chính tả có nội dung tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng những âm dễ lẫn hoặc có vần dễ lẫn. Ví dụ 3 : Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi đố chữ : Học sinh có thể trả lời câu đố của giáo viên hoặc các bạn đưa ra và ghi kết quả của câu đố đó vào bảng con xem ai giải đố đúng và viết đúng chính tả : VD :+ Con gì có vẩy, có đuôi Không ở trên cạn mà bơi dưới hồ? Ví dụ: Ở dạngbài tập tìm từ Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ hình ảnh: * Bài tập 2 (Bài 9 trang 45 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống). Quan sát tranh, viết và tìm từ chỉ sự vật: a.Từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặcx. - Học sinh làm việc nhóm 4 để tìm từ: + Nhà sàn, con sóc, học sinh, cái sọt… + Cái xẻng, xe máy, cây xanh… - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. - Việc tìm từ giúp học sinh phân biệt được từ có âm đầu s/x qua sự vật trong tranh.
- * Bài tập tìm tiếng - Bài tập 2 (Bài 11 trang 53 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) - Tìm những từ có thể ghép với mỗi tiếng sau: giao/ rao/dao Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho học sinh thi ghép đúng, nhóm nào ghép đúng được nhiều từ nhất nhóm đó thắng cuộc. + giao: giao hàng, giao nhiệm vụ,.... + dao: dao kéo, dao động, daosắc,... + rao: rao bán, rao vặt... * Bài tập giải câu đố Bài tập 3 (Bài 11 trang 53 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Tìm từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi. Giúp thỏ vượt chướng ngại vật bằng cách giải câu đố.
- Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ năng viết đúng chính tả, cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cáiđúng.
- * Bài tập lựachọn: Bài tập 2 (Bài 19 trang 92 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào ô vuông trong các câu sau: - Sau khi học sinh làm xong bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao con chọn các từ lựu, trĩu, địu, líu để điền. + Lựu là tên một loại cây. + Trĩu quả là chỉ cây có rất nhiều quả. + Địu là mang trẻ trên lưng hoặc trước bụng. + Líu lo chỉ giọng hót rất hay. - Các từ còn lại là các từ không có nghĩa. - Qua bài tập giáo viên khắc sâu cho học sinh biết có một số từ không có nghĩa nên khi chọn từ để điền cần đọc và tìm hiểu kĩ để được câu đúng.
- 3.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh học theo tổ - nhóm: - Giáo viên cần tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm hoặc phân thành “đôi bạn cùng tiến” học tập để các em hướng dẫn lẫn nhau. Ví dụ: Mỗi tuần ngày thứ ba có tiết Tiếng Việt ( viết ) thì ngày thứ năm hoặc ngày thứ sáu của tuần trước các nhóm học tập hoặc đôi bạn học tập sẽ đọc trước toàn bài viết.Qua đó học sinh đọc để hiểu được nội dung bài và nghĩa của từ cần ghi nhớ. - Học sinh sau khi nắm được nội dung bài và các từ cần ghi nhớ, các em có thể luyện viết. Các nhóm sẽ thảo luận để tìm những tiếng khó viết. Sau đó, các em cùng nhau phân tích tiếng để viết từ đúng hơn. Tiếp theo, các nhóm luyện viết vào nhápvà đổi bài kiểm tra lẫn nhau, củng cố lại những từ còn viết sai. Trong một tiết các em đã được mắt nhìn, tay viết các chữ khó rất nhiều lần, từ đó hạn chế được các lỗi sai ở học sinh. Với cách học theo nhóm như vậy các em đã tự sửa cho bạn và sửa lỗi sai của mình. Vì vậy, khi viết vào bài các em đã viết được đúng hơn. 3.6. Biện pháp 6: Phát huy tính có ý thức trong khi viết chính tả Trong năm học 2022 -2023, ở tuần đầu nhận lớp, ngoài việc củng cố nề nếp lớp học, sinh hoạt nội quy của trường, của lớp; tôi cho các em chép chính tả bài “Quyết định độc đáo”: Quyết định độc đáo Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ tịch hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh. (Theo báo Công an nhân dân) Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng các câu hỏi sau đây: + Vì sao những công chức nước Anh lại bị phạt tiền? + Mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt bao nhiêu ? + Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, ông Chủ tịch hội đồng thành phố đã dùng biện pháp gì? + Vì sao viết sai lỗi chính tả lại bị phạt như vậy?
- + Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao? Từ việc tìm hiểu bài văn này, tôi làm cho các em hiểu rằng ở đất nước nào cũng vậy, việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu đúng những gì mình đã viết, thậm chí còn làm cho người đọc cảm giác khó chịu và xem thường người viết. Có viết đúng chính tả thì mới học tốt môn Tiếng Việt và mới học tốt các môn học khác. Nếu như các em viết sai lỗi chính tả nhiều thì sẽ bị điểm kém môn Tiếng Việt. Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả không phải là một việc làm dễ dàng nhưng chỉ cần các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theo hướng dẫn của cô thì nhất định các em sẽ thành công. 4. Kết quả SKKN Qua những biện pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến giữa học kì II năm học 2022 – 2023, các em HS đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học có hiệu quả phân môn Viết. Cả lớp đều yêu thích môn học, không ngại khi đến tiết Viết như đầu năm học nữa. Bài viết của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm được cỡ chữ, quy tắc chính tả khi viết, có ý thức viết đúng, viết đẹp và viết sạch hơn. Và đây là kết quả kiểm tra của các em học sinh lớp tôi trong năm học 2022- 2023. Tổng số Xếp loại HS L Loại Loại C 4 o B 8 ạ i A SL TL SL TL SL TL 40 83,3% 8 16,7% 0 0%
- PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy để có thể truyền cho học sinh cảm hứng yêu thích phân môn Viết, giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả, viết sạch và đẹp đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến tích cực về chất lượng phân môn Viết nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy luyện viết cho học sinh lớp 3 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Viết ở các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công. Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp lớp 3. 2. Khuyến nghị: Để dạy học có hiệu quả tiết Tiếng Việt-viết ở Tiểu học tôi xin có vài đề nghị sau: 2.1. Đối với giáo viên: - Mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trước mỗi bài dạy cần tìm hiểu kĩ nội dung bài học, sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài giảng; lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Người giáo viên luôn phải chủ động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng vốn sống, vốn từ ngữ. - Đối với những bài khó mà mình còn vướng mắc, giáo viên cần mạnh dạn, chủ động đưa ra bàn bạc trong buổi sinh hoạt chuyên môn. Đồng thời cần phải tích cực dự giờ, thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm bạn bè, đồng nghiệp. 2.2. Đối với nhà trường: - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề về luyện viết để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học, đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học.
- 2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Trì: - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học để giáo viên có điều kiện học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. - Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trên đây, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dạy - học đạt kết quả tốt hơn. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để tôi tiến bộ hơn và thêm kinh nghiệm giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Trì, ngày 12 tháng 4 năm 2023 Người viết Nguyễn Thị Huê
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục 2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Tác giả: Lê Phương Nga - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 3. Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên dạy các môn học lớp 3 - Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 3 - Nhà xuất bản Giáo dục 5. Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục 6. Sổ tay kiến thức Tiếng Việt Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến, thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 186 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 161 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 173 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 130 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 185 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn