intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp huấn luyện học sinh dự thi các giải Thể dục thể thao cấp huyện nội dung bật xa

Chia sẻ: đình Thành Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

162
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm trình bày một số giải pháp huấn luyện học sinh dự thi các giải Thể dục thể thao cấp huyện nội dung bật xa thông qua nghiên cứu với học sinh 2 khối lớp 4, khối lớp 5 năm học 2017 - 2018 và năm học 2018-2019 trường Tiểu học Dray Sáp - Huyện Krông Ana - Đăk Lăk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp huấn luyện học sinh dự thi các giải Thể dục thể thao cấp huyện nội dung bật xa

  1. MỤC LỤC  MỤC LỤC                                                                                                           .......................................................................................................      1  I. ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                         ...................................................................................      1  Cơ sở lí luận:                                                                                              .........................................................................................      3  Thực trạng:                                                                                                 .............................................................................................      4  Các biện pháp                                                                                             ........................................................................................      6  Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm                                                            .......................................................       15  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                 .............................................................................       19 I. ĐẶT VẤN ĐỀ   Ngay trong những ngày đầu mới giành được độc lập, còn bộn bề  với  trăm công nghìn việc của đất nước, nhưng Bác Hồ đã quan tâm đặc biệt đến  công tác TDTT. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã nói: "Mỗi   người dân yếu  ớt tức là làm cho cả  nước yếu  ớt một phần, mỗi người dân   mạnh khỏe tức là làm cho cả  nước mạnh khỏe". Phát huy tinh thần đó, mấy  mươi năm qua, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự  nghiệp phát   triển thể  chất cho nhân dân nói chung và cho học sinh  ở  các trường học nói   riêng. 1
  2. Mục tiêu của Giáo dục thể  chất là giúp học sinh phát triển toàn diện   các kỹ  năng cơ  bản, phát triển năng lực cá nhân, nhằm giúp học sinh hình   thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,  trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ  năng, kỹ  xảo cơ bản ban đầu,  Với mục  tiêu đó nên trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, Đảng và  Nhà nước ta luôn coi trọng công tác thể dục thể thao đối với thế hệ trẻ, cũng  như toàn dân luyện tập thể dục thể thao coi đó là động lực quan trọng để đưa  ra chính sách chăm sóc giáo dục, đào tạo thế  hệ  trẻ  Việt Nam phát triển hài  hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.  Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói  riêng  giữ  vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể  dục là một  biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học   sinh những kiến thức, kỹ  năng vận động cơ  bản, làm cơ  sở  cho học sinh và rèn   luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Ở tuổi học sinh Tiểu   học tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em.  Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong  môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây  cho các em sự  mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn  luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả  về  mặt tâm   sinh lý  ở  các em, tạo nên sự  hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt   hơn. Như các môn học khác, việc đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục  là xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay. Mỗi   giáo viên dạy thể dục cần đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa các  hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh. Phát huy cho được các khả năng   sẵn có của từng học sinh nhằm giúp cả lớp trao đổi và cùng nhau chiếm lĩnh   kiến thức.  Học sinh khối lớp 4, khối lớp 5 là hai khối lớp lớn nhất trong trường   Tiểu học, qua môn Thể  dục giúp các em bảo vệ  sức khỏe, cung cấp những  kiến thức thức cơ  bản về  vệ  sinh thân thể, môi trường …. Hình thành thói  quen tập luyện, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên. Thông qua giảng dạy  môn Giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt  đẹp theo “Năm điều Bác Hồ  dạy” và làm cho học sinh biết vận dụng những  điều đó vào trong học tâp, lao động và cuộc sống hằng ngày. Không những   thế, Giáo dục thể chất trong Nhà trường còn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể  dục, thể thao cho đất nước. Vậy để học sinh yêu thích và học tốt môn Thể dục, với vai trò là người  giáo viên dạy chuyên bộ môn Thể dục, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm  ra   các   biện   pháp   hợp   lí nhất để giảng dạy cho các em.   Trong   hai   năm   học  2
  3. 2017­ 2018, 2018 ­ 2019, tôi giảng dạy 2 khối lớp 4, khối lớp 5 ở cả hai điểm   trường của trường Tiểu học Dray Sáp. Trải qua quá trình dạy học, huấn  luyện học sinh, tôi đã rút ra được một số  kinh nghiệm cho bản thân, tìm ra   được những biện pháp và hình thức dạy học tích cực giúp các em yêu thích   môn học và đạt nhiều giải cao qua các cuộc thi cấp huyện. Chính vì vậy tôi   chọn đề  tài “Một số  giải pháp huấn luyện học sinh dự  thi các giải Thể  dục  thể thao cấp huyện nội dung Bật xa” với đối tượng nghiên cứu và áp dụng là  học sinh 2 khối lớp 4, khối lớp 5 năm học 2017 ­ 2018 và năm học 2018 ­  2019 trường tiểu học Dray Sáp ­ Huyện Krông Ana ­ Đăk Lăk. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận:  Thực trạng phổ biến của việc dạy môn thể dục trong nhà trường hiện   nay là học sinh xem môn thể  dục là môn phụ, không quan trọng, không tạo   được hứng thú cho HS. HS quen thụ động, quen nghe, quen làm theo, ghi nhớ  và tái hiện một cách máy móc, dập khuôn những gì GV đã giảng. Bên cạnh  việc chưa có  tư  duy sáng  tạo, chưa biết cách tự  học, HS còn tỏ  ra chán   học, thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê với môn học.  Đối với  học   sinh   trường   tôi   đang   công   tác,   học   sinh   dân   tộc   ở   phân   hiệu   buôn  Kuôpchiếm gần 90%. Khi học môn thể dục đa phần các em tâm lý hờ  hững,  thờ ơ, ngại học, thụ động, ỷ lại, trông chờ vào hướng dẫn mẫu của thầy, của  các bạn, lười tư  duy sáng tạo, thiếu năng động... Tình trạng này phần lớn là   do PPDH của GV chưa phù hợp, chưa hiệu quả, chưa gây được hứng thú,   chưa kích thích được sáng tạo nơi HS, nhưng cũng một phần do HS chưa có ý   thức học tập nghiêm túc, chưa có thói quen độc lập trong tư duy. Một nguyên   nhân khá quan trọng nữa là do HS xác định mục tiêu học môn thể  dục chỉ để  đủ môn học, đủ điểm lên lớp, không có HS nào xác định học vì yêu thích môn  học này, phần lớn HS đều không hứng thú với môn học. Như chúng ta đã biết Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm  chất chủ  yếu và năng lực chung cho học sinh bên cạnh đó, thông qua việc  trang bị  kiến thức về sức khoẻ và tập luyện Thể dục thể thao, giáo dục thể  chất giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý  thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng Giáo  dục thể  chất là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ  và   vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua  các trò chơi vận động và tập luyện thể  dục thể thao hình thành các kỹ  năng  vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn   diện, đáp  ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự  nghiệp xây  dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp  mới. 3
  4. Điều kiện đầu tiên của một giáo viên dạy môn giáo dục thể  chất là  phải có trình độ  chuyên môn (cả  về  thực hành cũng như  lý thuyết) và yêu  nghề, mến trẻ. Bởi vì trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, bối dưỡng   cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải thị phạm kỹ thuật động tác với các   tư thế một cách chuẩn xác để học sinh (bắt chước làm theo). Người giáo viên   ở  đây như  là một Huấn luyện viên, là hình  ảnh sống mô phạm để  học sinh  lấy đó làm chuẩn mực hình thành kỹ  năng, động tác cho mình (thầy nào trò  nấy). Vì vậy môn Giáo dục thể chất giảng dạy trong nhà trường đặc biệt là  nhà trường tiểu học là một vấn đề  cấp thiết được sự   ủng hộ  của đội ngũ   giáo viên và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh   “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là  nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, cùng với khoa hoc công nghệ, Giáo dục và  Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong đó Tiểu học là bậc học nền tảng. Bồi   dưỡng học sinh là tạo nền móng cho chiến lược phát triển đất nước. Chính vì  vậy, vấn đề huấn luyện học sinh dự thi các giải Thể dục thể thao  đang được  các cấp giáo dục và PHHS hết sức quan tâm. Nó là một sân chơi hấp dẫn, vừa  tạo điều kiện cho các em rèn luyện sức khỏe, vừa là một phương thức học  tập bổ  ích và hiệu quả. Những nội dung thi đòi hỏi sức khỏe, kĩ thuật, sự  nhanh nhẹn, linh hoạt… đã lôi cuốn học sinh tạo tinh thần tự  học, tìm tòi  nâng cao tính sáng tạo. Mặc khác, trong thực tế hiện nay bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong  lĩnh vực Thể dục thể thao là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát  triển của một nhà trường. Mỗi học sinh năng khiếu không những là niềm tự  hào của cha mẹ, thầy cô mà là niềm tụ hào của cộng đồng xã hội. Thực trạng: Theo thông tin mới đây từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt Nam   hiện thấp nhất khu vực châu Á. Cụ thể, trong 30 năm qua, người Việt cao lên  nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được một cm. Chiều cao trung bình của  nam thanh niên Việt Nam hiện là 164 cm, thua 8 cm so với Nhật và 10 cm so  với Hàn Quốc. Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố khẩu phần ăn thiếu hụt dinh  dưỡng, còn một nguyên nhân rất cơ bản là do lười vận động. Việt Nam được  xếp vào nhóm lười vận động nhất thế  giới với chỉ  hơn 15% người tập thể  dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Trường Tiểu học Dray sáp thuộc địa bàn thôn Thôn An Na xã Dray Sáp,  trường có 1 phân hiệu cách điểm chính  gần 10 km  với tổng số học sinh 292  em. Trường chính có 129 em đa số  các em là người Kinh, phân hiệu 163 em  (trong đó học sinh dân tộc chiếm gần 90%). Được sự  quan tâm của các cấp   trường học mới được đầu tư xây dựng khang trang, rộng rãi, phân hiệu có sân  tập bê tông diện tích khoảng 800 m2 thuận tiện cho học sinh tập luyện. Ban  Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác dạy và học, đặc biệt là   4
  5. công tác Giáo dục thể chất cho học sinh. Bản thân tôi là giáo viên trẻ, rất năng  nổ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm   nhằm đổi mới phương pháp dạy học để  đem lại hiệu quả  cao. Học sinh các  em lần đầu tiên được tham gia bồi dưỡng, tập luyện thể  dục thể  thao nên   việc gây hứng thú, trang bị cho các em về kiến thức, kĩ năng kĩ xảo trong tập   luyện cũng được thuận tiện hơn. Một thực tế  cần nói đến nữa là việc đầu tư  về  thiết bị, đồ  dùng dạy   học của nhà trường, các ngành có liên quan cho việc giảng dạy môn Giáo dục  thể chất còn ít, thiếu diện tích san chơi, bãi tập. Cụ  thể,  ở  trường chính còn  hẹp tổng diện tích khoảng 450 m2 trong đó có bồn cây nhà để  xe, sân khấu,  sân bóng chuyền... chiếm gần hết sân tập của các em do vậy bãi tập phục vụ  cho việc dạy học và tập luyện trường chính còn hạn chế. Bên cạnh đó đa số  học sinh chỉ thích học các môn văn hóa, có rất ít học sinh say mê với Thể dục  thể  thao, đặc biệt là học sinh nữ.   Một học sinh đã tâm sự  với tôi “Giờ  thể  dục là giờ  chúng em chỉ phải học qua loa, vui chơi là chính. Thật ra môn thể  dục là để  vận động nhưng chúng em lại được vận động quá ít. Chủ  yếu là  được ra sân túm tụm nói chuyện” Học sinh tham gia tiết thể dục với tinh thần   chán nản, thái độ tập hời hợt khua tay múa chân và nói chuyện riêng… Sự hào  hứng chỉ xuất hiện khi thầy cô giáo tuyên bố nghỉ. Học sinh khi ấy thoải mái   cười đùa.  Một khó khăn phải nói đến là học sinh  ở  phận hiệu buôn Kuôp đa số  các em là người đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình đông con, điều kiện dân  sinh còn nhiều khó khăn. Một số em vào mùa vụ phải ở nhà trông em, chăn bò   thuê, làm rẫy cùng cha mẹ nên khi công tác tuyển chọn và huấn luyện đối với  các em là rất khó khăn, một số em không muốn tham gia tập luyện. Bên cạnh  đó không ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của   con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại không cho đi các em đi  tập luyện, sợ  tập luyện thể thao sẽ  ảnh hưởng đến chất lượng học văn hóa  của con em mình... Do đó, việc huấn luyện các em tham gia đạt hiệu quả cao  trong các cuộc thi đấu cấp huyện, là một vấn đề hết sức khó khăn. Là giáo viên dạy môn Giáo dục thể  chất, bản thân tôi luôn nhận thấy,  môn Giáo dục thể  chất là vô cùng quan trọng. Bởi khi có sức khỏe, khi tinh   thần sảng khoái thì học sinh mới có hứng thú học các môn học khác và mang  lại kết quả  học tập cao. Giáo dục thể  chất nằm trong môi trường giáo dục   toàn diện, nghĩa là Giáo dục thể chất và giáo dục các môn văn hóa khác phải  đồng đều. Tuy nhiên, “hiện nay các tiết thể dục trong hầu hết các nhà trường   vẫn giữ  nguyên hình thức tập luyện như  cách đây mấy chục năm, chưa cập   nhật được các cách tập luyện mới. Cho nên các tiết thể dục bây giờ  chỉ như  khởi động rồi ngồi chơi chứ  chưa phải là một tiết học thể  lực thực thụ. Vì   thế, thể  trạng học sinh của chúng ta thường trong tình trạng yếu, còi cọc,   thấp bé hoặc là béo phì… 5
  6. Địa phương nơi các em  ở  là thôn buôn tương đối xa xôi nên việc tiếp  cận với nội dung các môn thi còn hạn chế. Hơn nữa đa số  các em là con nhà   nông còn nhiều khó khăn về kinh tế, ngoài giờ học còn phải phụ giúp cha mẹ  làm việc nhà nên thời gian để  dành cho việc học còn ít đặc biệt là thời gian  dành để tập luyện ­ chỉ học ở lớp là chủ yếu. Một số  giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giáo  dục thể chất cho học sinh nên sự quan tâm ở đây còn rất hạn chế.   Kết quả dự thi Thể dục thể thao cấp huyện năm học 2017 ­ 2018 như  sau Tổng hợp học sinh đạt giải Tổng  Tham gia  Đạt đồng  Nội  số HS dự thi cấp  giải ba Không Đạt  Ghi Chú dung (Tuyển  huyện thành tích chọn) SL % SL % SL % Bật  8 3 100% 1 33,3% 2 66,7% xa Xuất phát từ  thực tế  dạy học và huấn luyện học sinh dự  thi các giải  thể dục thể thao cấp huyện nội dung bật xa , bản thân tôi luôn trăn trở nghiên  cứu tìm tòi để tìm ra những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất nhằm nâng cao  chất lượng học sinh dự thi các giải Thể dục thể thao cấp huyện Các biện pháp  Trong quá trình huấn luyện, ngoài năng lực về  chuyên môn dạy học,  tôi còn phải tìm tòi đọc các tài liệu nghiên cứu kỹ để trang bị cho mình những  kiến thức về  phương pháp huấn luyện, soạn thảo kế  hoạch, chương trình,  giáo án của một buổi huấn luyện, kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi để phục  vụ cho công tác huấn luyện, bên cạnh đó bản thân còn phải nhạy cảm trong  huấn luyện nếu thấy phương pháp huấn luyện đối với các em, đối với từng   em không có hiệu quả thì phải thay đối lại phương pháp.  Qua quá trình huấn  luyện đúc rút tôi đã vận dụng thực hiện các biện pháp như sau: Biện pháp 1: Áp dụng một số bài tập có hiệu quả gây hứng thú tập  luyện  Một số động tác bổ trợ và phát triển kỹ thuật bật xa: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và sự phát triển của c ơ thể học  sinh Tiểu học tôi lựa chọn các bài tập sau: 6
  7. Bài tập đứng tại chỗ  bật nhảy hay còn gọi là Squats, bài tập đạp sau,  bài tập nhảy cóc, bài tập nhảy bậc, bài tập nhảy dây, bài tập chạy nâng cao   đùi ở hố cát, chạy xuất phát cao 30m... Hướng   dẫn   học   sinh   đứng   tại   Hướng   dẫn   học   sinh   thực   hiện   chỗ bật nhảy. động tác nhảy nâng cao đùi ở hố cát. Khi tập luyện tôi quan tâm đến nâng cao cường độ, khối lượng vận  động, tính hưng phấn, tính linh hoạt và phát triển sức mạnh, sức nhanh. Thời   gian nghỉ ngơi giữ các lần tập phải phù hợp, phù hợp với độ tuổi, giới tính. Cách   thức   thực  TT Tên bài tập Yếu tố kĩ thuật cần chú ý hiện Đứng hai bàn chân song song  Thực   hiện   cá  1 Nhảy bậc  sát vào nhau, mũi bàn chân sát  nhân. vạch xuất phát. Thực   hiện   cá  Hai bàn  chân  chạm  đất  bằng  2 Nhảy cóc  nhân. nửa bàn chân trên. 3 Chạy xuất phát  Thực   hiện   cá  Chân khỏe trước, sát sau vạch  cao 30m nhân. xuất phát. Trọng tâm dồn đều  7
  8. vào hai chân Chân đạp sau duỗi thẳng, chân  Thực   hiện   cá  4 Chạy đạp sau  đạp nhảy vuông góc với thân  nhân. người. Chạy   tại   chỗ  Chân nâng cao vuông góc với  Thực   hiện   cá  5 nâng   cao   đùi   ở  thân người, mũi bàn chân tiếp  nhân. hố cát  súc mặt cát. Tiếp  súc  bằng  mũi  bàn  chân,  Thực   hiện   cá  6 Nhảy dây  hai chân chụm vào nhau nhảy  nhân. bật cao. Đứng   tại   chỗ  Hai   tay   thẳng   ra   trước   ngồi  Thực   hiện   cá  7 bật   nhảy  thẳng   xuống,   tiếp   súc   bằng  nhân. (Squats) mũi bàn chân.  Một số trò chơi nhằm tăng hứng thú tập luyện cho học sinh. ­ Chạy đuổi. ­ Nhảy cóc đuổi nhau. ­ Thỏ nhảy. ­ Chạy theo số. ­ Chạy tiếp sức. ­ Lò cò tiếp sức. ­ Con cóc là cậu ông trời. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng đại trà Hàng năm nhà trường đều tổ  chức thi và kiểm tra thể  lực cho học sinh   theo Công văn số  53/2008/QĐ­BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 Ban hành   về tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh Tiểu học cụ thể như sau: Nằm   ngửa  Bật   xa   tại   chỗ  Chạy   tùy   sức   5  Phân  gập   bụng  Tuổi (cm) phút (m) loại (lần/30 giây) Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tốt > 110 > 100 > 750 > 700 > 9 > 6 6 Đạt ≥ 100 ≥ 95 ≥ 650 ≥ 600 ≥ 4 ≥ 3 Tốt > 134 > 124 > 770 > 760 > 10 > 7 7 Đạt ≥ 116 ≥ 108 ≥ 670 ≥ 640 ≥ 5 ≥ 4 8 Tốt > 142 > 133 > 800 > 770 > 11 > 8 8
  9. Đạt ≥ 127 ≥ 118 ≥ 700 ≥ 670 ≥ 6 ≥ 5 Tốt > 153 > 142 > 850 > 800 > 12 > 9 9 Đạt ≥ 137 ≥ 127 ≥ 750 ≥ 690 ≥ 7 ≥ 6 Tốt > 163 > 152 > 900 > 810 > 13 > 10 10 Đạt ≥ 148 ≥ 136 ≥ 790 ≥ 700 ≥ 8 ≥ 7 Tốt > 21,2 > 14  940 > 14 > 11 11 Đạt ≥ 17,4 ≥ 9 ≤ 13,20 ≥ 820 ≥ 9 ≥ 8 trong công tác dạy học tôi luôn chủ động nâng cao chất lượng đại trà ở  tất cả các lớp học, đặc biệt là những khối lớp có học sinh tham gia nội dung   bật xa cấp huyện, đồng thời tôi luôn chú trọng xây dựng nguồn cho những   năm sau. Cụ thể: Các em có tố  chất thể  dục thể  thao thành tích vượt mức so với   tiêu  chuẩn đánh giá thể lực học sinh Tiểu học thì cho các em vào đội tuyển. Ví dụ: Em Nguyễn Thị Phương Thùy học sinh lớp 3A, năm học 2017­ 2018 qua quá trình giảng dạy qua các bài kiểm tra nhận thấy em có thành tích   vượt mức so với tiêu chuẩn đánh giá thể  lực học sinh Tiểu học do vậy tôi   tham mưu với ban giám hiệu cho em vào đội tuyển tập luyện cùng với các  anh chị lớp 4 lớp 5 để lấy nguồn cho năm sau. Tạo không khí vui vẻ và thi đua sôi nổi cho tất cả học sinh tham gia vào  trò chơi để  nâng cao chất lượng tiết học cũng như  nâng cao chất lượng đại  trà. Đồng thời khuyến khích học sinh tập luyện ở nhà, quỹ thời gian giáo viên  hoạt động giảm dần và tăng dần hoạt động tập luyện của học sinh. Ví dụ  như: Tôi khuyến khích các em về  buổi sáng hoặc chiều có thể  chạy bộ, đá bóng, nhảy dây, chơi các trò chơi dân gian như  năm mười long,   nhảy ô chơi keo... Nâng cao hứng thú và chất lượng tiếp thu các bài tập, động tác  ở  học   9 Rèn luyện cho các em có tính tự   Dạy học kết hợp với luyện tập gây   giác tích cực trong tập luyện hứng thú học tập cho các em
  10. Biện pháp 3: Tuyển chọn học sinh có tố chất TDTT Tuyển chọn học sinh có tố chất Thể dục thể thao đòi hỏi phải có bốn yếu  tố. ­ Tố chất về thể lực ­ Kỹ thuật ­ Chiến thuật  ­ Phẩm chất, ý chí, tâm lý Qua các tài liệu nghiên cứu  ở  các nước phát triển cho thấy; có 2­3% số  người có năng lực thấp và có đến 95­97% có năng lực bình thường; có 2­3%   chỉ  số  năng lực đặc biệt (chỉ  số  IQ). Trong thể  thao qua trắc nghiệm nhiều   lần bằng các bài kiểm tra cho thấy trong 100 em có 5­10 em có năng lực kém,   90­95 em có năng lực trung bình và 5 em năng lực tốt vì thế  trong quá trình  dạy học tôi chọn lựa những em có tố  chất về  thể  lực, tiếp thu nắm bắt kỹ  thuật tốt siêng năng chăm chỉ  tích cực tự  giác tập luyện, tâm lý vững vàng,  ngoài ra tôi còn căn cứ những đặc điểm sau: Hướng dẫn học sinh  thực hiện   Hướng dẫn học sinh nhảy đuổi và   và tuyển chọn những em có kỹ  thuật   tuyển chọn những em có thể  lực tốt  ở   và tâm lý tốt ở điểm trường. trường chính. Về  thể  hình:  Chọn những  em khỏe mạnh, có chiều cao, sải chân dài,  gan bàn chân lõm, các ngón chân thon dài đều không ngắn quá, cổ  chân thon  nhỏ, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch… Về  hình thái: Lựa chọn những em  cơ  thể  cân xứng, rắn chắc,  cơ  bắp  chưa phát triển hoàn toàn, có tính đàn hồi cao, đặc biệt cơ  đùi, cơ  bắp chân  tròn đều đang trên đà phát triển. Biện pháp 4: Công tác huấn luyện Trong công tác huấn luyện tôi hướng dẫn kỹ  thuật thật chi tiết cho các  em, giảng giải ngắn gọn sử dụng hình ảnh minh họa dẫn chứng cụ thể bằng   10
  11. việc thị phạm. Mời một em làm đúng hoặc làm sai kỹ thuật lên thực hiện và   chỉ ra kỹ thuật thực hiện đúng và thực hiện chưa đúng của các em thường hay  mắc phải để  các em tránh và tự  sửa sai được kỹ  thuật từ  đó các em dễ  hình   dung và thực hiện đúng kỹ  thuật động tác, rút ngắn thời gian tập luyện  bên  cạnh đó giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sức khoẻ  của từng học sinh, tố chất thể lực của từng em, nếu là học sinh người đồng  bào dân tộc thiểu số thì tìm hiểu về hoàn cảnh của các em để có phương pháp  huấn luyện cho phù hợp. Ví dụ: các em là người đồng bào Êđê thì hạn chế  các bài tập chạy bởi vì chế độ  dinh dưỡng của các em không có các em chủ  yếu là ăn cơm không, không có thức ăn, buổi sáng các em không ăn sáng từ đó  năng lượng dự  trữ  thấp dẫn đến các em nhanh mệt mỏi, các bài tập chạy  hiệu quả không cao. Trong quá trình tập luyện tôi lưu ý sửa sai uốn nắn, điều   chỉnh kịp thời để  luyện tập đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức cho các em thực  hành, luyện tập nhiều để các em hình thành các kỹ năng vận động cơ bản để  từ đó hình thành kỹ sảo vận động thành tích của các em dần được ổn định.  Giảng giải và thực hiện kỹ thuật bật xa. a) Chuẩn bị Đầu tiên đứng thẳng, hai bàn chân song song cách nhau một khoảng 5 –   10 cm. Mũi 2 bàn chân đặt sát mép vạch xuất phát. Trong tư thế chuẩn bị chú  ý nhắc học sinh hạ  thấp phần trọng tâm  đồng thời  đẩy tay về  phía sau.   Người cơ thể hơi ngả về phía trước. b) Động tác lấy đà Đưa hai tay lên cao và hướng ra phía trước, 2 bàn chân kiễng cao và dưới thân  người. Việc lấy đà sẽ  giúp  học sinh  tạo lực để  bật cao và bật xa về  phía  trước.  Động tác này  cần kiễng nhẹ  chân để  trọng tâm dồn vào phần mũi  chân. Phần cơ thể hơi ngả về phía trước. c) Bật nhảy Ở  bước bật  nhảy, cơ  thể  sẽ  giống như  một chiếc lò xo đang chịu một lực   nén rất mạnh. Để  bật xa  lúc này cần nhắc các em di chuyển hai tay và hai  chân về  phía sau. Phần ngực  ưỡn căng hết mức, đưa 2 tay lên cao sau đó hạ  xuống thấp và hướng ra sau. Hai đầu khối khuỵu xuống để  hạ  thấp trọng  tâm. Phần thân trên ngả về phía trước. Sử dụng lực của đùi kết hợp với sức  bật 2 bàn chân để đạp mạnh xuống đất nhằm bật người lên khỏi mặt đất và  hướng về phía trước. Hai tay đánh ra phía trước và hướng lên cao, có chân lại  tay để đẩy người về phía trước chuẩn bị cho bước tiếp đất. d) Tiếp đất Bước tiếp đất cần thực hiện cẩn trọng và đúng kỹ  thuật để  đảm bảo sự  an  toàn, hạn chế  việc chấn thương. Để  tiếp đất, lưu ý các em cần đứng vững  11
  12. bằng hai chân, hai tay hơi đẩy ra phía sau để  giữ  thăng bằng cho toàn bộ  cơ  thể và đi thẳng lên phía trước tuyệt đối đi giật lùi vì đi giật lùi thì sẽ  thành   tích sẽ đo điểm tiếp xúc gần nhất với vạch bật nhảy. Hình 11 SGK lớp 4 trang 12  (a – chuẩn bị ; b – tạo đà ; c – bật nhảy ; 1,2 – trên không ; d – tiếp  đất) Tuyển chọn đội tuyển ngay khi bắt đầu năm học những em có tố  chất   thể lực, nhanh nhẹn hoạt bát tiếp thu động tác nhanh, có ý thức học tập, hợp  tác và tích cực tập luyện giáo viên lập kế hoạch tập luyện cho học sinh một  cách khoa học cụ thể từng ngày, tuần, tháng, kỳ và cả năm học. Khi giảng dạy giáo viên phải nhiệt tình cũng như  gần gũi động viên  khích lệ  tinh thần học tập của các em, tránh căng thẳng gây áp lực cho các   em. Không nóng vội, dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới nâng cao.  Biện pháp 5: Giao lưu các đơn vị  Là một nhà giáo về Thể dục tôi nhận thấy việc tạo điều kiện cho các   em được giao lưu, được làm quen sân trước khi thi đâu và được học hỏi   những người bạn với nhau là một phương thức vô cùng đơn giản nhưng  mang lại hiệu quả tối ưu trong việc giúp các em tính mạnh dạn trong thi đấu  cũng như trong luyện tập. Chính vì điều đó tôi tận dụng điều kiện thuận lợi  về mặt địa bàn gần giũ với các trường THCS Lê Quý Đôn, Trường Tiểu học  Hà Huy Tập, Trường Tiểu học Tình Thương....tôi đã tham mưu với ban giám  hiệu nhà trường để  đưa các em đến những trường trên để  được học tập và  rèn luyện cùng các bạn cũng như tiếp thu thêm những kinh nghiệm rèn luyện   học sinh từ  các đồng nghiệp tại đây. Qua những lần giao lưu ­ thi đấu như  vậy các em sẽ đúc rút được kinh nghiệm, nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,  học hỏi được nhiều về kỹ thuật, chiến thuật, động tác, tâm lý khi thi đấu và  khi vào tham gia giải các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin, bản lĩnh thi đấu cao  hơn. 12
  13. Các em đi làm quen sân và giao lưu với các đơn vị Biện pháp 6: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình  Người ta nói “gia đình là tế  bào của xã hội” đối với những người làm  giáo dục thì việc kết hợp với gia đình của học sinh chính là tiếp cận với   những điều thân thiết nhất đối với học sinh, từ  đó có thể  hiểu tâm tư  tình  cảm của học sinh cũng như  gia đình gia đình học sinh để  tạo điều kiện hơn   nữa cho các em trong tập luyện thi đấu.  Phụ huynh chở các em đến trường tập luyện. 13
  14. Việc phối hợp với gia đình và gần gũi với phụ  huynh học sinh, nhất là  các em trong đội tuyển tìm hiểu hoàn cảnh sống, của các em, trò chuyện cùng  gia đình nhờ  phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho các em ăn uống đầy đủ  chất  dinh dưỡng để  đảm bảo sức khỏe tốt. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để  các   em tham gia tập luyện.  Ví dụ:  khi học sinh tập luyện tôi khuyên phụ  huynh cho các em ăn  chuối vì chuối chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin, các khoáng  chất thiết yếu gồm kali, canxi, mangan, magiê, sắt, folate, vitamin B2 và B6… Tập luyện thể thao khiến cơ thể phải nạp rất nhiều dưỡng chất. Một trong   những chất cần thiết cho cơ bắp hoạt động đó chính là kali, trong khi chuối  lại rất giàu kali. Cuối mỗi tuần phụ  huynh đưa học sinh đến tập luyện thì tôi mời phụ  huynh  ở lại cỗ vũ, quan sát con tập luyện. Sự phối hợp tốt sẽ  làm các em có  tâm lý tốt, có động lực tập luyện với quyết tâm cao hơn đó  là nguồn động  viên lớn trong quá trình huấn luyện tham gia thi đấu của học sinh. Chính vì  vậy nên mỗi lần thi đấu ở huyện thì phụ huynh rất nhiệt tình đưa đón con em  họ  đi (hỗ  trợ  kinh phí mua quần áo, dày để  các em đi). Đây là nguồn động   viên, cỗ vũ lớn nhất để các em có động lực thi đấu tốt nhất. Tính mới của giải pháp ­ Có rất nhiều các biện pháp huấn luyện nhưng khi áp dụng các biện   pháp như  đã trình bày tôi nhận thấy các em tiếp thu nhanh có ý thức tự  giác  tập luyện vượt qua những khó khăn, mệt mỏi, gian khổ, có ý chí kiên cường,   chịu đựng được lượng vận động tăng dần trong một thời gian dài để  hoàn  thành được các bài tập, giúp các em hình thành thói quen tự tập luyện thể dục  thể thao và biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.  ­ Thành tích, chất lượng giải tăng lên rõ rệt qua từng năm học, cũng áp  dụng năm giải pháp huấn luyện tham gia Hội khỏe phù đổng tháng 12 vừa ba  em đạt thành tích trong đó hai em đạt giải nhì, một em đạt giải Ba nội dung  Bật xa 14
  15. Thành tích Hội khỏe phù đổng tháng 12 vừa qua ­ Phong trào thể  dục thể  thao trong nhà trường sôi nổi góp phần đưa  thành tích Thể dục thể thao của nhà trường ngày một đi lên tạo dựng lòng tin  đối với các cấp lãnh đạo, phụ huynh và học sinh.  Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm  Từ  khi áp dụng các phương pháp với các hình thức dạy học nói trên,   kết hợp với phương pháp giáo trình của Bộ, bản thân tôi với những cố  gắng  đã đạt được những kết quả như sau: Hiệu quả huấn luyện tăng lên rõ rệt. Các em đã biết tự tập luyện, nâng  cao thành tích, hầu hết các em đều ham thích học môn này và nắm chắc kiến  thức trong từng tiết học. Chất lượng học tập, cũng như tham gia dự thi Thể  dục thể thao cấp huyện của học sinh đã nâng cao dần so với năm học trước. Năm học 2018­2019 tôi tiếp tục vận dụng các giải pháp từ  năm học  2017­ 2018 đồng thời tìm hiểu thêm biện pháp huấn luyện để  nâng cao chất   lượng huấn luyện nội dung Bật xa tại đơn vị, kết quả học sinh tham dự đạt  như sau: Tổng hợp học sinh đạt giải Tổng  Tham gia  Đạt giải  Nội  số HS Đạt thành  Đạt giải  Ghi  dự thi cấp  ba dung (Tuyển  tích nhì Chú huyện chọn) SL % SL % SL % SL % Bật  8 3 100% 3 100% 1 33,3% 2 66,6% xa 15
  16. Thành tích của các em năm học 2018 ­ 2019 Phạm vi áp dụng Học sinh khối 4 khối 5 trường Tiểu học Dray Sáp năm học 2018 –   2019, sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện từ tuần 3 đến tuần 35 năm học  2018 ­ 2019 Phạm vi ảnh hưởng Chia sẻ Một số kinh nghiệm trong việc huấn luyện học sinh dự thi các   giải Thể dục thể thao cấp huyện nội dung bật xa đến các quý thầy cô là đồng   nghiệp giảng dạy Môn Thể dục tại các trường Tiểu học trong huyện. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận  Với đề tài “Một số giải pháp huấn luyện học sinh dự thi các giải Thể   dục thể  thao cấp huyện nội dung Bật xa”   là những gì tôi đã đúc rút được  trong quá trình huấn luyện đạt kết quả  chất lượng tốt trong  dự  thi các giải  16
  17. Thể dục thể thao cấp huyện nội dung bật xa khối lớp 4, kh ối l ớp 5 năm học  2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019. Tôi nghĩ rằng, để  đạt được thành công trong mọi công việc thì điều  đầu tiên phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy,  ngoài những biện pháp trên thì người giáo viên  phải tập trung nghiên cứu  chương trình toàn bậc tiểu học, trong quá trình giảng dạy luôn rút ra những  kinh nghiệm để không ngừng bổ sung vào công việc giảng dạy  và phải khơi  dậy  ở  các em lòng say mê học tập. Giáo viên phải thổi vào học sinh luồng   sinh khí mới với những  ước mơ cao đẹp, khơi gợi lên ở  các em lòng say mê,  ham thích học tập và tập luyện. Giáo viên liên tục nhắc nhở, động viên, khích   lệ các em  ở trên lớp, cũng như  ở  nhà để  các em hoàn thành được các bài tập  các nhiệm vụ của mình nhằm phát huy phong trào Thể dục thể thao ngày một  tốt hơn trong nhà trường hiện nay. Như lời huấn thị của Bác “Mỗi một người   dân yếu ớt tức cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khẻo mạnh tức cả nước   mạnh khỏe”. Những kết quả trên đã cho thấy những biện pháp tôi đã áp dụng là thiết  thực và hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là hoàn  chỉnh, là tối  ưu, điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận   dụng các biện pháp sao cho hài hòa hợp lí thì quá trình giảng dạy huấn luyện  sẽ đạt hiệu quả cao.  Kiến nghị  ­ Nhà trường tiếp tục kiến nghị  với chính quyền địa phương thôn An  Na xin đất bên cạnh trường chính mở  rộng khuôn viên sân thể  dục đảm bảo  theo quy định, tạo điều kiện tốt cho việc dạy và tập luyện. ­ Phụ huynh quan tâm đến môn học và những tác dụn g, lợi ích của tập  luyện Thể  dục nói riêng và các môn thể  thao khác nói chung, từ  đó nhờ  sự  giúp sức của phụ huynh trên một số mặt của công tác huấn luyện.  Trên đây là “Một số giải pháp huấn luyện học sinh dự thi các giải Thể  dục thể thao cấp huyện nội dung Bật xa”. Với sự làm việc nghiêm túc và cố  gắng nỗ lực của bản thân khi thực hiện sáng kiến này nhưng sẽ  không tránh  khỏi thiếu sót. Tôi vô cùng mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp   chân thành từ các nhà quản lý giáo dục và từ  các bạn đồng nghiệp để  đề  tài  này được đưa vào vận dụng trong giảng dạy đạt hiệu quả  cao đáp ứng mục  đích giáo dục “xây dựng con người phát triển một cách toàn diện”./. Tôi xin chân thành cảm ơn! Dray Sáp, ngày 20 tháng 02 năm 2020 Người thực hiện  17
  18.                                                                      Vũ Đình Thành                                                           NHẬN   XÉT   CỦA   HỘI   ĐỒNG   CHẤM   SÁNG   KIẾN   KINH  NGHIỆM ....................................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ` ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .......................................................................................................................................          CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN                Thái Thị Mai 18
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công văn 53/2008/QĐ­BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008 Ban hành quy  định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Hồ Chí Minh (03/1946), Sức khỏe và Thể dục, “Báo cứu quốc số 199”. 3. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường Thể thao, NXB Thể dục thể thao,  Hà Nội. 4.   Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003),  Thực trạng thể  chất   người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi thời điểm năm 2011, NXB Thể dục thể  thao, Hà Nội. 5. Lê Đức Chương (2009),  Sinh lý TDTT  (tài liệu dùng cho học viên cao  học). 6. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB Thể  dục thể thao, Hà Nội. 7.   Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Lê Hữu Hưng, Vũ Chung Thủy   (2000), Y học TDTT, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 8.   Trịnh Trung Hiếu (1997),  Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT   trong nhà trường, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 9.  Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lý học lứa   tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Hà Nội. 19
  20. 10. Trần Cảnh Huề, Trịnh Hùng Thanh (1992),  Sinh hóa thể  thao, NXB  TP.HCM. 11.   Quang Hưng (2004),  Bài tập chuyên môn trong   điền kinh, NXB Hà  Nội,. 12.  Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp  (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Thể  dục thể  thao, Hà  Nội. 13. Bộ sách Giáo viên Thể dục Tiểu học.  14.   Nguyễn Mậu Loan (1997), Giáo  trình lý luận và phương pháp giảng   dạy TDTT, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. Phan Hồng Minh, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh (1996),   Tuyển   chọn vận động viên thể thao, “Thông tin KHKT TDTT”. 16.  Lê Nguyệt Nga, Nhân tài học, (tài liệu dùng cho học viên cao học). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1