intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học hứng thú trong các hoạt động học Tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là tạo cảm hứng học tập cho người học lại càng khó khăn hơn. Dù đối tượng người học của bạn có là học sinh mẫu giáo hay sinh viên tại một trường đại học thì việc khiến người học muốn tự thực hành hay tự học đều là thách thức. Dựạ trên thực tế trong quá trình dạng dạy tại trường Tiểu học Liên Bảo, tôi đã tích lũy cho mình những phương pháp hữu ích để tạo hứng thú thúc đẩy học sinh yêu thích và học tốt bộ môn Tiếng Anh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học hứng thú trong các hoạt động học Tiếng Anh

  1. ­+­+++++++­+­PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN BẢO =============***============ BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN  Tên   sáng  kiến:  “Một số  phương pháp giúp học sinh Tiểu học   hứng thú  trong các hoạt động học Tiếng Anh”­ (How to motivate   young learners to be keen on English).           Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh 2. Bìa lót (đánh máy, in khổ giấy trắng A4), nội dung giống như Bìa cứng.           Chức vụ: Giáo viên           Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Liên Bảo      Hồ sơ gồm:  1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp thành phố. 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Thế giới đang trong thời kì công nghệ 4.0, thời kì của tự động hóa, mà   ở  đó người không  ứng dụng được Tiêng Anh, không giao tiếp được bằng  Tiếng Anh đang dần bị coi là lạc hậu. Vĩnh Yên tuy là một trong những thành   phố  trẻ   ở  Việt Nam nhưng việc giao tiếp bằng  Tiếng Anh đối với trẻ  nhỏ  không còn là điều xa lạ và chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như giáo  dục của thành phố. Để bắt kịp với yêu cầu đổi mới, công tác dạy và học Tiếng Anh trong   các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đã được triển khai rộng  rãi khắp các trường  ngay từ độ  tuổi đầu cấp học với học sinh khối lớp 1, 2  và nâng cao, hoàn thiện hơn  ở  các lớp tiếp sau. Đặc biệt, các trường học  trong địa bàn thành phố  còn khuyến khích việc dạy và học Tiếng Anh với   người bản ngữ thông qua hợp tác với các trung tâm Anh ngữ có uy tín trên địa   bàn. Động tác này góp phần to lớn giúp các em học sinh yêu thích và hiểu hơn   về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh nói chung,  giúp các em học sinh Tiểu   học sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày dần tự tin hơn. Song song với sự  quan tâm đầu tư  của lãnh đạo các cấp, yêu cầu đối  với dạy học môn tiếng Anh đòi hỏi người dạy  luôn phải đổi mới cả  nội  dung, hình thức lẫn phương pháp dạy thì mới thu hút sự  chú ý của học sinh  tiểu học và kích thích sự  sáng tạo giúp hình thành khả  năng nhạy bén trong  cách tư  duy, các thao tác cũng như  kĩ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, không phải   mọi tiết dạy, bài dạy của giáo viên đều hấp dẫn lôi cuốn học sinh, đặc biệt   đối với học sinh lứa tuổi nhỏ, độ  tập trung chưa cao như học sinh Tiểu học.   Vì vậy, là một giáo viên dạy Tiếng Anh, hơn ai hết tôi luôn hiểu và cố  gắng  2
  3. mỗi ngày học trò phải được học một điều mới. Trong quá trình học tập môn  học nào cũng bị  chi phối bởi sự  hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng   khiến họ  học tập, làm việc không biết mệt mỏi, bằng mọi phương pháp để  hoàn thành công việc. Đối với mỗi môn học, học sinh có sự  hứng thú khác   nhau tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi em. Kiến thức mà học sinh nắm được là  cố gắng nỗ lực và tính tích cực của chính các em.          Không ai nói rằng dạy học là một công việc dễ dàng, và việc tạo cảm   hứng học tập cho người học lại càng khó khăn hơn. Dù đối tượng người học   của bạn có là học sinh mẫu giáo hay sinh viên tại một trường đại học thì việc  khiến người học muốn tự  thực hành hay tự  học đều là thách thức. Dựạ  trên  thực tế trong quá trình dạng dạy tại trường Tiểu học Liên Bảo, tôi đã tích lũy  cho mình những phương pháp hữu ích để tạo hứng thú thúc đẩy học sinh yêu  thích và học tốt bộ môn Tiếng Anh. Đây là những ý kiến cá nhân của riêng tôi   nên sẽ  còn nhiều điều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự  đóng góp của   quý bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. 2. Tên sáng kiến “Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học hứng thú  trong các hoạt động   học Tiếng Anh”­ (How to motivate young learners to be keen on English) 3. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu Học Liên Bảo­ Vĩnh Yên­ Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0975 02 12 87 ­ Email: thanhnguyen21287@gmail.com 4. Chủ đầu tư ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Sáng kiến được áp dụng trực tiếp vào các tiết dạy Tiếng Anh khối 1, 4   và 5 tại trường Tiểu Học Liên Bảo. Để từ đó tạo động lực cho học sinh yêu  thích hơn và học tập tốt hơn bộ  môn tiếng Anh  ở  tất cả  các hoạt động học  Tiếng Anh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15 tháng 09 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3
  4. 7. 1. Về nội dung của sáng kiến: Dựa vào thực tế quan sát, rút kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy trong  hai năm qua  ở  trường Tiểu học Liên Bảo, tôi nhận thấy những điều sau có  ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học Tiếng Anh  ở  Tiểu học, đặc biệt là  sự hứng thú của học sinh đối với bộ môn này. Cụ thể là:  Vị trí chỗ ngồi của học sinh.  Môi trường học tập, không gian phải thoái mái, dễ chịu và thú vị.  Tổ chức hoạt động học tiếng anh theo cặp và nhóm. (Pair work, group   work)  Sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học như: Đồ dùng trực quan, vật   thật, tranh ảnh, thẻ từ, đài, máy chiếu, máy tính,….  Thường xuyên sử  dụng các bài hát(songs), các mẩu truyện hay(funny   stories), các bài hát có nhịp điệu (Chant) trong lớp học.  Thường xuyên chữa lỗi và đưa ra những lời nhận xét tích cực cho học   sinh.  Ngôn ngữ lớp học phải đơn giản, rõ ràng và lô gic.  Thời gian phải phù hợp cho mỗi hoạt động, không nên quá dài.  Thường xuyên tổ chức các trò chơi thú vị trong lớp học Tiếng Anh.  Tổ chức các hoạt động thăm quan, kết hợp luyện tập Tiếng Anh. 7. 1. 1. Vị trí chỗ ngồi của học sinh:       Vị trí chỗ ngồi của học sinh cũng là một yếu tố quyết định đến sự sôi nổi   của một tiết học. Đặc biệt là với bộ môn Tiếng Anh, việc được giao tiếp với   nhiều đối tượng khác nhau sẽ  lan truyền những cảm hứng khác nhau trong  việc học tập và giao tiếp. Có rất nhiều cách để thay đổi vị trí chỗ ngồi để tạo  nên hứng thú đối với học sinh. Ngoài cách sắp xếp bình thường theo hàng  ngang thì giáo viên có thể xếp cho học sinh ngồi theo hình chữ  U để  cho các  em tiện tham gia các hoạt động ngôn ngữ  khác nhau. Hoặc chúng ta có thể  xếp bàn để học sinh ngồi vòng tròn theo một nhóm để các em có cơ  hội trao   đổi với các bạn khác trong lớp 4
  5.         Kiểu ngồi truyền thống            Lớp học hình chữ U 7.1.2. Môi trường học tập phải thoái mái, dễ chịu và thú vị.         Môi trường học tập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nên  sự thích thú của học sinh trong một giờ học. Môi trường học tập tốt không chỉ  là sự đầy đủ về ánh sáng, bàn nghế, đồ dùng học tập mà ở  đó còn là sự  thân  thiện xung quanh lớp học, sự  nhiệt huyết của giáo viên trong mỗi tiết học.  Đối với việc học một ngôn ngữ  thì môi trường học tập là chiếc chìa khóa   vàng giúp học sinh tiếp cận ngôn ngữ một cách dễ dàng.  Cá nhân tôi, khi tôi bắt đầu một tiết dạy tôi luôn tạo hứng thú cho học  sinh bằng một trò chơi ngôn ngữ  hoặc một bài hát Tiếng Anh nhộn nhịp để  giúp các em có một khởi động  (Warm­ up/ Lead­ in)  tuyệt vời để  lĩnh hội  những kiến thức mới một cách có hiệu quả. Tôi nhận thấy với sự khởi động  bài học như vậy, học sinh rất phấn chấn và luôn sẵn sàng để đón nhận những   điều tiếp theo đang chờ  đón các em.  Đôi khi tôi tạo ra môi trường học tập   thân thiện bằng chính sự hóm hỉnh của mình qua những mẩu truyện ngắn vui   bằng Tiếng Anh. Giúp cho các em đi vào bài học một cách nhẹ  nhàng nhất.  Không khí lớp học quyết định đến 80% hiệu quả  của tiết học đó. Chính vì  thế  người thầy cần luôn giữ  thái độ  vui tươi, nhẹ  nhàng khi bước vào lớp  học. 5
  6.   Học sinh lớp 1 hăng hái tham gia hoạt động Tiếng Anh 7.1.3. Tổ chức học Tiếng anh theo cặp và nhóm. (Pair work, group work):                Một trong những cách thành công nhất để  giúp học sinh có hứng thú  trong học tập là học theo cặp hoặc theo một nhóm nhỏ. Không thể phủ nhận   được rằng:  Ngôn ngữ được tiếp thu một cách tốt nhất là được giao tiếp giữa   một nhóm người với nhau. Nó mang lại rất nhiều lợi ích tích cực cho tất cả  những người tham gia vào cùng nhau. Tôi luôn áp dụng cách dạy học này đối  với học sinh của mình. Ví như, khi tôi muốn cho học sinh thực hành kĩ năng  nói, đặc biệt trong các Projects, tôi sẽ  cho các em ngồi theo nhóm 4 đến 6   người, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ  có nhiệm vụ  điều  hành các nhiệm vụ  và các hoạt động trong nhóm của mình. Qua quan sát tôi  nhận thấy các em thích thú khi được luyện nói với các bạn khác nhau. Làm   việc theo nhóm sẽ  giúp các em có học lực yếu kém hơn nhận được sự  giúp  đỡ  từ  các thành viên trong nhóm. Từ  đó các em sẽ  bớt cảm giác sợ  sệt khi  không đọc được một từ mới nào đó, vì các em có cơ hội để hỏi các thành viên  trong nhóm của mình.           Thêm vào đó, khi chia nhóm học sinh sẽ  có cơ  hội tương tác, hay nói   cách khác là trực tiếp được học từ  bạn mình, từ  đó rút ra được những kiến  thức mà vì lí do nào đó các em chưa thể lĩnh hội được. Ngoài ra, học theo cặp   hay theo nhóm sẽ làm cho học sinh phát huy được tính tự lập của các em. Và   một điều quan trọng nhất đối với môn tiếng Anh khi giáo viên dùng phương  pháp chia nhóm là các em sẽ có nhiều cơ hội thực hành nói nhiều hơn. 6
  7.         Weather Project(Group work)           Point   and   say(   Pair   work)  Point and say( Pair work) Và dưới đây là minh chứng cho hiệu quả  tuyệt vời của phương pháp  pairwork và Group work, lan tỏa đam mê Tiếng Anh, các em học Tiếng Anh   nhưng lại có cơ hội được thể hiện sự sáng tạo, tài năng về mĩ thuật, MC… 7
  8.      Thuyết trình “Chủ đề Telling the stories”+ Một trong các sản phẩm tham gia   chương trình quốc tế “Go English” 7.1.4. Sử  dụng có hiệu quả  các đồ  dùng dạy học như: Đồ  dùng trực   quan, vật thật, tranh ảnh, đài, thẻ từ, máy chiếu, máy tính,….:        Đồ dùng trực quan là công cụ quan trọng trong mỗi tiết dạy. Nhất là đối  với môn ngoại ngữ. Nó làm cho học sinh dễ hiểu và tiếp nhận kiến thức dễ  hơn, tạo sự  thoải mái cho học sinh, học sinh làm chủ  quan sát và chủ  động  tìm hiểu kiến thức bài học. Tạo sự  hứng thú và kích tính tính tò mò, hiếu   động, ham học hỏi của học sinh.       Sử dụng flashcards trong các tiết học   ­ Dùng trực quan: đồ  vật thật trên lớp, tranh  ảnh, hình vẽ  phác hoạ  (hình   que), hình cắt dán từ  tạp chí, cử  chỉ  điệu bộ  v.v. Có tác dụng mạnh mẽ  đến hứng thú học tập của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ nhanh hơn, lâu  hơn. ­ Dùng vật thật (real objects): Thường là các vật đơn giản, gần gũi với học  sinh như  đồ  vật trong lớp, hoặc các đồ  chơi của trẻ  em, mô hình (toys,  objects, visuals)… 8
  9. ­ Vẽ  trực tiếp hình trên bảng (drawing), dùng tranh  ảnh (pictures); biểu đồ  (charts); tranh treo tường; tấm bìa có dán tranh cắt ra từ  các hoạ  báo hay   tạp chí…do giáo viên đã chuẩn bị sẵn.    Hình ảnh giáo viên vẽ tranh trực tiếp trên bảng          Ngoài đồ dùng trực quan thì những thiết bị đồ dùng học tập như đài, máy   tính, máy chiếu, bảng tương tác là vô cùng cần thiết nhằm tạo hứng thú học  tập đối với học sinh tiểu học..  Khi học với công nghệ các em được nhìn trực  tiếp các hình ảnh vô cùng sinh động hay những bài hát với những điệu nhảy  sôi động giúp các em ghi nhớ  lâu hơn. Máy chiếu cũng là một công cụ  hữu   hiệu để  chơi các trò chơi ngôn ngữ  mà tạo hứng thú hơn các trò chơi bình  thường. Tôi nhận thấy, qua những tiết giảng sử  dụng máy chiếu hiệu quả  học tập của các em chuyển biến rõ rệt, học sinh rất yêu thích bài học và luôn   mong chờ đến bài giảng tiếp theo. Học sinh tương tác với Active board 9
  10. 7.1.5. Thường xuyên sử dụng các bài hát, các mẩu truyện hay các các bài   hát có nhịp điệu (Chant) trong lớp học.         Học Tiếng Anh qua các bài hát giúp học sinh tăng cường sự  phát triển  khả  năng ngôn ngữ, sự  linh hoạt, sáng tạo và sự  tự  tin. Nếu như  những bài  học mang tính lý thuyết cứng nhắc giúp các em khó tiếp thu thì học Tiếng  Anh qua các bài hát có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Hiểu được điều đó nên các   tác giả của chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh của Bộ Giáo Dục đã soạn  ra rất nhiều bài hát trong mỗi một đơn vị bài học. Phương pháp học này chính  là kiểu “học mà chơi­ chơi mà học” nên giúp các em học sinh vui vẻ, thoải   mái hơn rất nhiều khi học tập, giúp học sinh tiếp cận tiếng Anh theo cách  nhẹ nhàng mà hiệu quả.                Minh họa­ Học sinh học Tiếng Anh qua Songs and chants Ngoài các bài hát đã được biên soạn sẵn trong sách giáo khoa, trong các  tiết ôn tập tôi cũng thường xuyên giới thiệu các bài hát mới mang giai điệu   vui nhộn, chủ  đề  gần gũi với các em để  tạo ra sự  đa dạng để  các em không   thấy nhàm chán với các giai điệu quen thuộc. Đối với lớp 1 mới làm quen tôi  thường chọn các bài hát về màu sắc, số  đếm, chủ  đề  gia đình, con vật… để  giới thiệu với các em.          Bên cạnh đó, để tăng độ hiệu quả thì tôi luôn sắp xếp các chủ đề bài hát   tiếng Anh có tính liên kết với nhau. Cụ  thể, tôi cho trẻ  nghe các bài hát về  thức ăn, nấu bếp trong khoảng thời gian gần nhau. Cuối cùng, các chủ đề nên  10
  11. có sự gần gũi với trẻ nhằm tăng sự hứng thú với bài hát. Thi thoảng, tôi quay  lại các bài hát tiếng anh thiếu nhi ở  chủ  đề  cũ nhằm “nhắc bài” cho trẻ  ghi  nhớ sâu hơn cách đọc, cách phát âm. 7.1.6. Thường xuyên chữa lỗi và đưa ra những lời nhận xét tích cực cho   học sinh.        Tiếng Anh là một môn học không hề dễ, cho nên học sinh ngay từ đầu   không có phương pháp học đúng đắn hoặc được dạy theo phương pháp không  đúng đắn hay giáo viên không kịp thời có biện pháp giúp đỡ  sẽ  khiến các em   mất dần phương hướng trong học tập. Do đó, đối với bản thân tôi, tôi nhận   thấy việc chữa lỗi và nhận xét đối với học sinh là vô cùng quan trọng đối với   học sinh Tiểu học. Các em thường cảm thấy sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ sai xấu hổ  với bạn bè hay thầy cô. Điều này là nhận thức vô cũng sai lầm với học sinh,   do đó tôi luôn làm cho các em ý thức được rằng mắc lỗi là chuyện hết sức   bình thường khi học Tiếng Anh. Chính từ  những lỗi sai mà bản thân mình  nhận thấy hay người thầy của mình chỉ ra sẽ là động lực giúp các em cố gắng  học tập tốt hơn để  hoàn thiện những lỗ  hổng kiến thức của bản thân. Ngay  từ khi bắt đầu day tôi đã ý thức điều đó đối với các em. Vì vậy trong quá trình   học các em rất vô tư, thoải mái để lĩnh hội những kiến thức mới. Và đặc biết   các em không có cảm giác sợ sệt khi nói hoặc phát âm sai một từ Tiếng Anh   nào đó.         Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với trẻ:  Nhiều khi bạn không  cần những món quà mà chỉ  cần một lời khen để  trao thưởng cho hành vi hay   kết quả tốt mà học sinh đạt được. Lời khen chính là nguồn khích lệ tinh thần   lớn với trẻ. Khen ngợi tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa.  Trẻ  con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ  người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, chúng ta cảm thấy  hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau.          Những lời nhận xét tích cực có thể khiến một em có học lực yếu hay tự  ti khi nói tiếng Anh trở  nên thích thú hơn đối với bộ  môn. Do đó, trong quá  trình giảng dạy tôi không bao giờ tiết chế lời khen dành cho học sinh thân yêu   của mình. Tôi coi đó là phương châm dạy học của mình. Khen không có nghĩa   là một học sinh không chịu khó học tập, ta cũng đưa ra lời khen dành cho em.  Mà đó cách chúng ta không nên dùng những lời lẽ  chỉ  trích hay phán xét em  11
  12. học sinh đó. Theo đúng Thông Tư 22 về nhận xét, đánh giá học sinh Tiểu học   thì chúng ta nên có những lời nhẫn xét tích cực đối với học sinh. Làm cho các  em có thêm niềm tin vào khả  năng tiềm  ẩn của mình. Tôi thường đưa ra lời   khen với những nỗ  lực của mỗi học sinh cho dù là điểm nhỏ  nhất. Các lời  khen, lời nhận xét tích cực chúng ta nên sử  dụng trong lớp học Tiếng Anh  ở  Tiểu học như:           + Well done!/ Really good. (Em làm rất tốt)           + Congratulations! (Chúc mừng em)           + Good for you! (Rất tốt)           + Good job! (em làm tốt)           + I like your role play. (Cô thích vai của em.)           + Your pronunciation is good. (Phát âm của em rất tốt)           + Perfect/ Excellent/ Wonderful idea!  (Tuyệt vời)           + Fantastic work. (Công việc rất tuyệt vời)           + That was great. (Tuyệt vời)        Hay nếu như học sinh chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ  tôi thường đưa ra  những lời nhận xét mang tính khích lệ, động viên.           + Try it again. (Lần sau cố gắng)           + Have another try. (cố gắng ở lần sau)           + Come on. (cố lên)            + Don’t worry about it. (Đừng có lo lắng về điều đó)     12
  13.          Bên cạnh đó, những món quà nho nhỏ như cục tẩy, cái bút, một hình dán  ngộ  nghĩnh … tôi cũng thường trao cho các em khi các em hoàn thành tốt  nhiệm vụ của mình. Nó không có giá trị lớn về vật chất, nhưng giá trị về tinh   thần là vô cùng lớn đối với học sinh. Các em tỏ ra vô cùng thích thú và luôn có   ý thức cố gắng và phấn đấu học tập tốt hơn để nhận được món quà nho nhỏ  từ cô giáo. 7.1.7 Ngôn ngữ lớp học phải đơn giản, rõ ràng và lô gic:         Việc sử dụng ngôn ngữ  thế nào cho hiệu quả, không gây khó hiểu đối  với học sinh là một điều hết sức quan trọng. Đôi khi với học sinh Tiểu học  nghe những lời giải thích, chỉ dẫn bằng tiếng Việt dài dòng thôi đã khiến các   em cảm thấy khó hiểu rồi. Vấn đề đặt ra là để tránh làm giảm hứng thú học  tập đối với học sinh, giáo viên nên được khuyến khích sử  dụng Tiếng Anh  trong lớp học. Tuy nhiên những câu Tiếng Anh mà chúng ta sử dụng cần phải  đơn giản, từ ngữ dễ hiểu, tránh sử dụng các câu Tiếng Anh quá dài, nhiều từ  mới. Nó khó thể làm khó học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Trong các giờ Tiếng Anh tôi thường sử dụng các câu đơn giản, dễ hiểu.   Ví như:  ­  Work in pairs/ groups. (Làm việc theo cặp, nhóm) ­ Open/Close your book, please. (Mở sách ra./Gập sách vào) ­ Copy it in to your notebook. (Chép bài vào vở) ­ Here it is/ you are. (Của em đây) ­ How do you spell it in English? (Em đánh vần nó trong tiếng Anh như thế   nào?) ­ Let’s play/ write/ say… (Chúng ta cùng chơi/viết/nói....) ­ I don’t think so. (Cô không nghĩ vậy) ­ Listen to me/her/him/them. (Hãy nghe cô nói) ­ Raise your hand. (Giơ tay lên) ­ Say it aloud. (Nói to lên) ­ Stand up/sit down, please. (Mời em đứng lên/ngồi xuống) ­ Try again. (Thử lại đi em) ­ Answer the questions.(Trả lời câu hỏi) ­ Thank you/ Thanks/ Many thanks. (Cảm ơn) ­ Look at the picture/board. (Nhìn vào tranh, bảng) 13
  14. ­ Repeat, please. (Nhắc lại) ­ Me too. (Cô cũng vậy) ­ Put your book away. (để sách ra xa) ­ Listen again. ….(Nghe lại) 7.1.8. Thời gian phải phù hợp cho mỗi hoạt động, không nên quá dài:             Trẻ  em rất dễ  hứng thú nhưng cũng rất dễ  mất tập trung. Việc học   Tiếng Anh cũng vậy, các em rất say sưa với những hoạt động nhưng nếu  hoạt động đó kéo dài quá lâu sẽ  gây mất hứng thú. Do đó mỗi hoạt động   Nghe, Nói, Đọc và Viết hay các trò chơi cũng vậy chúng ta không nên kéo dài   quá lâu. Trong một giờ  học chúng ta nên tạo ra nhiều hoạt động khác nhau  chứ  không nên tập trung  ở  một lĩnh vưc hay một kĩ năng. Trẻ  em luôn thích  những điều mới mẻ. Chỉ  cần người giáo viên chịu khó, dành thời gian thiết   kế các hoạt động thú vị sẽ lôi kéo các em vào các hoạt động đó một cách dễ  dàng và có hiệu quả. 7.1.9. Thường xuyên tổ  chức các trò chơi thú vị  trong lớp học Tiếng   Anh:         Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ học hiệu quả hơn nếu   các em được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ  hội được giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Đồng thời, chúng giúp và  khích lệ học sinh duy trì việc học và sự hứng thú của họ với việc học. Ngoài   ra, chúng còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ  cảnh mà  ở  đó ngôn ngữ  thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu với người học. Các trò chơi ngôn ngữ  có  thể được sử dụng để phát triển cả bốn kỹ năng cho học sinh: Nghe, Nói, Đọc   và Viết. Bên cạnh đó còn có những trò chơi phát triển vốn từ  vựng, và cải   thiện cách phát âm. Các trò chơi còn được áp dụng cho các em học sinh khác  nhau ở mỗi trình độ khác nhau.         Nhiều trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải hoạt động theo cặp, theo   nhóm hay đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể lớp học cùng kết hợp với nhau  để thực hiện yêu cầu của trò chơi, và để ghi được càng nhiều điểm càng tốt.  Thực tế, hầu hết các em đều thích ghi điểm. Đồng thời, thông qua những trò  chơi này, các em có động cơ tự nhiên để ôn lại những kiến thức đã học, cũng  như để tiếp nhận kiến thức mới một cách hứng khởi. Dưới đây là một số  trò  14
  15. chơi quen thuộc mà tôi thường xuyên sử  dụng và nhận thấy các em rất hứng  thú dù được chơi đi chơi lại nhiều lần:   a/ Ghế nóng (Hot seat)/ Đoán (guessing game): ­ Giáo viên chia học sinh thành 2 hoặc 3 đội, mỗi nhóm chọn 1 thành viên   ngồi lên “nghế nóng” và quay mặt về phía lớp. ­ Giáo viên viết một từ  lên trên bảng, một thành viên trong đội của học  sinh ngồi ghế nóng phải diễn tả giúp đồng đội của mình đoán ra từ vựng   trên mà không được nói, khẩu hình mồm viết từ đó ra. ­ Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi thành viên trong các đội đều đã diễn tả  từ vựng cho đồng đội ngồi trên Ghế Nóng của mình.   b/ Chuyền bóng (Pass the ball):     Đây là một trò chơi mà có thể sử dụng để dạy tất cả các kĩ năng ngôn ngữ  chỉ với một quả bóng. ­ Cho học sinh đứng thành một vòng tròn quanh lớp học. ­ Giáo viên bật một bài hát bất kì. ­ Giáo viên đưa quả bóng cho một bạn, khi nhạc bắt đầu bật, em học sinh   đó sẽ chuyền cho các ban bên cạnh. ­ Khi nhạc dừng, học sinh nào cầm quả bóng sẽ phải đọc một từ hoặc trả  lời một câu hỏi. Tùy thuộc vào sự chỉ dẫn của giáo viên. c/  Đập tay vào bảng/ tranh (Slap the board/ pictures): 15
  16.     ­  Giáo viên viết từ mới hoặc đính tranh lên bảng.     ­ Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm 3­ 6 học sinh.     ­  Yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng nhau.     ­  Giáo viên đọc to một từ Tiếng Anh      ­  Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc từ được  gọi.     ­  Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm.     ­  Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. (Trò chơi này hỗ trợ  giáo viên nhiều trong ôn tập, củng cố từ vựng)      d/ Trò chơi nói thầm ( Pass the secret/ Chinese whisper): ­ Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử khoảng 5 đến 7 bạn. ­ Hai đội xếp thành 2 hàng dọc. ­ Giáo viên sẽ  nói thầm 1 từ  hoặc một câu với thành viên đầu tiên  trong hàng. Bạn đó sẽ nói thầm từ hoặc câu nghe được với bạn tiếp   theo. Cứ thế cho đến thành viên cuối cùng sẽ  đọc to từ đó. Đội nào   đọc đúng, nhanh hơn sẽ ghi được điểm. 7.1.10. Tổ chức các hoạt động thăm quan, kết hợp luyện tập Tiếng Anh    Thăm quan, thực tế là hoạt động hữu ích, bên cạnh việc giúp các em có  cơ  hội luyện nói Tiếng Anh với người nước ngoài từ  nhiều quốc gia khác  nhau thì đây cũng là hoạt động thực tế  giúp các em có cơ  hội học hỏi, tìm  hiểu về  lịch sử, biết thêm nhiều địa danh thú vị  của đất nước. Bên cạnh rèn  các kĩ năng Nghe, Nói Tiếng Anh các em còn được rèn kĩ năng làm việc nhóm,  tạo những phản xạ mềm ngay trong chính cuộc sóng các em thường gặp. Từ  đó giúp các em thêm yêu thích môn Tiếng Anh. Đây là một trong những hoạt  16
  17. động mà tôi nghĩ rằng có hiệu quả thiết thực nhất giúp học sinh hứng thú với   Tiếng Anh.      Học sinh đi thực tế tại Bảo tàng Dân tộc học và Hồ Tây­ Hà Nội 7. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: ­ Sáng kiến được áp dụng trong các tiết dạy Tiếng Anh với học sinh khốí 1+   4+5 trường Tiểu học Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Sáng kiến có thể ứng dụng với các khối lớp khác trong các trường Tiểu học   để thúc đẩy, tạo hứng thú cho tất cả học sinh yêu thích môn Tiếng Anh. ­ Sáng kiến đã khẳng định được tính  ưu việt trong việc dạy và học Tiếng   Anh để nâng cao chất lượng dạy và học. Các em không còn sợ bộ môn tiếng   Anh, ngược lại càng trở nên thích thú, say mê khi tìm hiểu một ngôn ngữ mới  và ngày càng có đam mê hơn với môn học này. Tuy nhiên, người giáo viên cần lựa chọn các giải pháp phù hợp để  áp   dụng vào từng phần của bài dạy cũng như từng đối tượng học sinh một cách  linh động để tạo được môi trường cho các em thực sự chủ  động và sáng tạo   trong từng tiết học. 8. Những thông tin cần bảo mật: Không có 9. Các điều kiện cần có để áp dụng sáng kiến. Để sáng kiến áp dụng được cần phải có các điều kiện sau:  ­ Người học (học sinh Tiểu học) ­ Điều kiện về tài liệu: Sách giáo khoa, sách tham khảo. 17
  18. ­  Điều kiện về  cơ  sở  vật chất trang thiết bị  dạy­ học: Phòng học bộ  môn, máy tính, loa, đài, máy chiếu, thẻ từ, các giáo cụ trực quan. ­ Điều kiện về môi trường học tập: Vui vẻ, thoải mái và dễ chịu. ­ Điều kiện về giáo viên: Có chứng chỉ ngoại ngữ B2 trở lên, yêu thích  và nhiệt tình trong công tác giảng dạy 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác  giả  và theo ý kiến của tổ  chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến   lần đầu: 10. 1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác  giả:  Theo khảo sát cuối kì I và giữa học kì II năm học 2018­2019, tôi nhận  được phản hồi rất tích cực của học sinh về các phương pháp mà tôi áp dụng   trong các giờ dạy.  Thái độ  học: Các em nói rất háo hức, mong chờ  đến mỗi giờ  Tiếng   Anh, các em cảm thấy khộng bị  áp lực,  ở  lớp học Tiếng Anh các em   được hoạt động, được vui chơi mà vẫn đáp ứng được đầy đủ  các yêu  cầu về kiến thức, kĩ năng môn học. Kiến thức:  + Cuối kì I năm học 2018­ 2019 khối 1, 4, 5 kết quả đạt được như sau: HS đạt  Lớp TSHS Điểm 5­6 Điểm 7­8 Điểm 9­10 TB(%) 1B 46 0 24 22 100 1C 44 0 20 24 100 4C 50 15 20 15 100 5C 50 17 13 20 100 5D 38 8 11 19 100 5E 37 5 15 17 100 5G 37 10 17 10 100 5H 42 10 21 11 100    + Giữa kì II năm học 2018­2019 kết quả đạt được qua KTĐK như sau: HS đạt  Lớp TSHS Điểm 5­6 Điểm 7­8 Điểm 9­10 TB(%) 1B 46 0 18 24 100 1C 44 0 19 25 100 18
  19. 4C 50 12 18 20 100 5C 50 17 11 22 100 5D 38 4 12 22 100 5E 37 5 14 18 100 5G 37 9 18 10 100 5H 42 9 22 11 100 Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình môn học giảm rõ rệt và các điểm giỏi  tăng cao hơn  ở  mỗi khối lớp. Nhìn chung học sinh rất yêu thích môn Tiếng  Anh, các em hiểu bài và nắm bài tốt hơn, việc rèn luyện bốn kỹ  năng Nghe,  Nói, Đọc và Viết hoàn thiện hơn hẳn.  Kết quả  đạt được  ở  kì thi giao lưu TRẠNG NGUYÊN TIẾNG ANH   do báo Nhi Đồng tổ chức năm học 2018­ 2019:        ­ 1 giải Trạng Nguyên Sáng Tạo        ­ 1 giải Trạng Nguyên xuất sắc Kết quả  tham gia cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Hùng Biện và Nghệ   thuật Tiếng Anh do tổ chức GD quốc tế EF: ­ Được 5 sản phẩm chất lượng gửi đi: 1 tiết mục nhảy nhóm tham  gia nội dung Step­up, 3 tiết mục hát đơn ca và 1 hát nhóm­ nội dung   Voice­ up. Số  lượng sản phẩm “Projects­ Dự  án” của học sinh TH Liên Bảo   tham gia “Go English”­ ETS tổ chức giáo dục Hoa Kỳ­ IIG Việt Nam   tổ chức. ­ Hơn 40 học sinh khối 4, 5 tham gia làm sản phẩm  dưới hình thức cá  nhân và nhóm với chủ  đề  “Make the world a better place­ Làm cho  thế giới tốt đẹp hơn”. 10. 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được theo ý   kiến của tổ chức, cá nhân:   Sáng kiến đã được tập thể  giáo viên tổ  4+5 và Hội đồng Khoa học  trường Tiểu học Liên Bảo đánh giá có hiệu quả cao trong việc giúp học sinh   có hứng thú hơn đối với bộ môn Tiếng Anh.  19
  20. 11. Danh sách những tổ  chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần  đầu Tên tổ chức/  Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng  STT Địa chỉ cá nhân sáng kiến 1. Lớp 1B Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh 2. Lớp 1C Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh 3. Lớp 4C Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh 4. Lớp 5C Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh 5. Lớp 5D Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh 6. Lớp 5E Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh 7. Lớp 5G Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh      8. Lớp 5H Trường TH Liên Bảo Các tiết học môn Tiếng Anh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0