intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc - hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc - hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5" lấy học sinh làm trung tâm, học sinh biết hợp tác với các bạn trong nhóm và tự làm việc cá nhân. Học sinh phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực và hứng thú. Thông qua các phiếu học tập giúp từng cá nhân, từng nhóm học tập tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và sau bài học biết vận dụng kiến thức đó vào luyện tập thực hành và trong cuộc sống hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc - hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỌC – HIỂU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 Lĩnh vực : Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 Tác giả: VŨ THỊ THUÝ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học TT Rạng Đông Nam Định, tháng 6 năm 2020
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Từ ngày 15 tháng 8 năm 2019 đến ngày 25 tháng 6 năm 2020 4. Tác giả Họ và tên: Vũ Thị Thuý Năm sinh: 1990 Nơi thường trú: Nghĩa Hải - Nghĩa Hưng - Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học TT Rạng Đông Địa chỉ liên hệ: Tổ dân phố 4, thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 0395 337 023 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tên đơn vị: Trường Tiểu học TT Rạng Đông Địa chỉ: Tổ dân phố 4, thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 03503 873 483
  3. I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Đặt vấn đề Môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong các môn học ở Tiểu học. Bởi vì Tiếng Việt không những dạy cho các em biết các kiến thức về ngữ pháp, về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và hướng dẫn học sinh sử dụng từ - câu một cách chính xác trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Qua thực tế giảng dạy lớp 5 nói chung và ở môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: “Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5” giúp học sinh hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe – nói – đọc – viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội dung sách hướng dẫn học tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiện nay. Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Trước hết, Tập đọc giúp học sinh trau dồi kiến thức tiếng Việt, kiến thức đời sống, gia đình, con người, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thẩm mĩ. Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Giáo dục tiểu học là nền tảng cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân nên giáo dục tiểu học cũng cần chuẩn bị cho học sinh những năng lực cần thiết và phù hợp với tâm sinh lí của các em. Một trong những năng lực quan trọng là năng lực đọc – hiểu. Năng lực đọc – hiểu là sự hiểu biết, phản hồi lại trước một bài đọc, bài viết nhằm đạt được mục đích, phát hiện tr i thức cũng như việc tham gia vào các hoạt động xã hội của cá nhân. Đọc – hiểu có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Đọc – hiểu là hoạt động tiếp nhận văn học và rèn kĩ năng vận dụng ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra, đọc hiểu còn là công cụ để học sinh
  4. 2 học các môn học khác. Trong đó kỹ năng đọc hiểu xác định những cái đích mà việc đọc của học sinh cần hướng tới, đồng thời cũng là phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh. Để tiếp thu những thành tựu văn hóa khoa học của nhân loại, để hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho các em. Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Như chúng ta đã biết, vấn đề sử dụng phiếu học tập đưa vào giảng dạy tuy không mới nhưng vẫn chưa được phổ biến một cách rộng rãi. Vì vậy, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt, cụ thể là phân môn Tập đọc ( đọc hiểu ) ở Tiểu học là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi giáo viên đứng lớp. Xuất phát từ những lí do trên, cùng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên thiết kế và sử dụng Phiếu học tập vào các tiết học Tiếng Việt. Tôi thấy các Phiếu học tập ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, kích thích tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của học sinh. Vì vậy, tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”. 2. Đối tượng nghiên cứu Chương trình Tiếng Việt lớp 5 mới được chia thành các phân môn: Tập đọc (đọc - hiểu), Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện. Mỗi phân môn đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng và nhân cách cho học sinh. Đối với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sẽ chỉ tập trung thiết kế Phiếu học tập dạy học các bài Đọc – hiểu ( Tập đọc) Tiếng Việt lớp 5. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5” tại Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông. 4. Phương pháp nghiên cứu
  5. 3 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp tìm hiểu thực tế. - Phương pháp phân tích –tổng hợp. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê. - Phương pháp thực nghiệm. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Cơ sở lý luận Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động sáng tạo, phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của cá nhân. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung chương trình thì đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là thiết kế và sử dụng Phiếu học tập trong mỗi tiết học có một vị trí hết sức quan trọng. Đây là việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đề ra. Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của bạn. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội. Môn Tiếng Việt theo chương trình mới có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học. Thiết kế phiếu học tập phục vụ cho từng nội dung, từng hoàn cảnh cụ thể trong dạy học đọc hiểu lớp 5, nhằm tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh. Qua đó, góp phần tăng khả năng sáng tạo và sử dụng phiếu học tập trong giảng
  6. 4 dạy của giáo viên cũng như hoàn thành mục tiêu bài học Tiếng Việt. Mà cụ thể mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Tiếng Việt nhằm từng bước tạo ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới Việt Nam góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, phán đoán tổng hợp,…) - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người; về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó: + Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. + Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc; biết rèn luyện đời sống lành mạnh, ham thích làm việc và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Tóm lại: Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Và chỉ khi nào học sinh hiểu được điều mình đang đọc mới được coi là biết đọc. Khi đọc mà hiểu được thì học sinh sẽ hứng thú hơn, ham học hơn. Tuy nhiên học sinh Tiểu học không phải lúc nào cũng hiểu được dễ dàng những điều mình đang đọc vì còn phải chú ý vào mặt chữ để đọc trơn và lưu loát. Ngoài ra do hạn chế về kỹ năng liên kết thành câu, thành ý, nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Đây là cơ sở đề xuất các biện pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh lớp 5 tự mình chiếm lĩnh tri thức mới và chất lượng đọc hiểu đạt được kết quả cao nhất.
  7. 5 1.2. Thực trạng Những năm gần đây do càng ngày càng nhận thức được vai trò của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nên ngành đã liên tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay như sau: *Thuận lợi + Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận và vào cuộc của cha mẹ học sinh. + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ tiết dạy, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy, cách tổ chức lớp học một cách phù hợp. + Giáo viên cũng đã biết cách xây dựng các câu hỏi theo 4 mức độ và vận dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức đánh giá nhằm phát huy năng lực của từng học sinh. + Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày. * Khó khăn - Đối với giáo viên: + Giáo viên còn ảnh hưởng nhiều cách dạy truyền thụ của chương trình sách giáo khoa truyền thống, thiên về truyền đạt nội dung kiến thức, chưa tạo cơ hội để học sinh được rèn kĩ năng làm bài, kĩ năng tự học, kĩ năng trải nghiệm và đặc biệt chưa quan tâm đến việc giúp học sinh ứng dụng, liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống. + Một số giáo viên còn chưa nắm rõ các bước thiết kế phiếu học tập và xây dựng các đề kiểm tra nên chưa đảm bảo ôn luyện đúng kiến thức trọng tâm trong chương trình giúp HS hoàn thành tốt mục tiêu của bài học. - Đối với học sinh nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 5: + Đa số học sinh làm được bài tập trong sách giáo khoa, các câu hỏi và bài tập ở mức 1 và mức 2. Song khi làm bài tập vận dụng ( mức 3) và vận dụng sáng tạo (
  8. 6 mức 4) thì học sinh thường gặp khó khăn, chưa hiểu rõ và nắm chắc nội dung của bài học nên làm bài chưa đúng, đạt kết quả chưa cao. - Đối với phụ huynh: + Một số phụ huynh chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm và đôn đốc, nhắc nhở các em học tập. Với thực trạng này bản thân tôi nhận thấy cần phải có phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 5. Đó chính là thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Mục tiêu của giải pháp Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh biết hợp tác với các bạn trong nhóm và tự làm việc cá nhân. Học sinh phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực và hứng thú. Thông qua các phiếu học tập giúp từng cá nhân, từng nhóm học tập tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và sau bài học biết vận dụng kiến thức đó vào luyện tập thực hành và trong cuộc sống hàng ngày. Đây là phương pháp khá mới mẻ đối với việc dạy đọc hiểu trong tiết Tập đọc, nhưng đây là một phương tiện có hiệu quả, là phương pháp rất cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, giúp HS có năng lực ngôn ngữ và phát triển tư duy. Khi sử dụng phiếu cần thao tác nhịp nhàng theo từng bước. 2.2 Nội dung chương trình và các cách thức thực hiện giải pháp 2.2.1 Nội dung chương trình, tài liệu sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 2.2.1.1. Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 Tiếp theo chương trình tập đọc lớp 1,2,3,4, phân môn Tập đọc ở lớp 5 được học mỗi tuần 2 tiết. Thông qua 61 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 44 bài văn xuôi ( 4 bài là trích đoạn kịch), 17 bài thơ ( có 3 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập
  9. 7 đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4. Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc ( bao gồm các mục giải nghĩa từ, câu hỏi), phân môn Tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản, cụ thể là: - Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài. - Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý. - Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản. Chương trình Tập đọc lớp 5 hướng đến đạt được chuẩn về kĩ năng đọc như sau: - Tốc độ đọc tối thiểu khoảng 120 tiếng / phút. - Đọc hiểu: + Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài. + Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài. + Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương. + Hiểu các kí hiệu, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu, … 2.2.1.2. Các chủ điểm trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 được chia thành 10 chủ điểm, mỗi chủ điểm sẽ được học trong 3 tuần. Các chủ điểm đó là: + Chủ điểm 1: Việt Nam- Tổ quốc em + Chủ điểm 2: Cánh chim hòa bình + Chủ điểm 3: Con người với thiên nhiên + Chủ điểm 4: Giữ lấy màu xanh + Chủ điểm 5: Vì hạnh phúc con người + Chủ điểm 6: Người công dân + Chủ điểm 7: Vì cuộc sống thanh bình + Chủ điểm 8: Nhớ nguồn + Chủ điểm 9: Nam và nữ
  10. 8 + Chủ điểm 10: Những chủ nhân tương lai 2.2.2 Đặc điểm của phiếu học tập 2.2.2.1 Khái niệm về phiếu học tập Phiếu học tập vẫn được hiểu đó là những bài tập được giáo viên thiết kế sẵn các vấn đề học tập dưới dạng làm bài tập trắc nghiệm, gạch, nối, trả lời câu hỏi, hoàn thành sơ đồ hay bảng biểu, phát biểu suy nghĩ của học sinh về một vấn đề nào đó trên mẫu giấy rời nhằm yêu cầu học sinh thực hiện trong một thời gian ngắn của tiết học tại lớp hoặc cũng có thể giao cho học sinh thực hiện trước ở nhà. Hay ta có thể nói là có thể sử dụng phiếu học tập giao cho học sinh thực hiện với mọi thời điểm nhằm rèn luyện kĩ năng và hoàn thành nội dung trọng tâm của bài học cũng như đem lại kết quả học tập tốt hơn cho học sinh. 2.2.2.2 Vai trò của phiếu học tập Cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó. Công cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu học sinh giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm... 2.2.2.3 Phân loại phiếu học tập + Dựa vào mục đích: Phiếu học tập, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra. + Dựa vào nội dung: Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài. Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố. Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết. Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng. + Dựa vào hình thức, cách thức tổ chức: Giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập: trò chơi, hành trình khám phá tri thức môn Toán, môn học khác cũng như các kiến thức trong xã hội; đóng vai người có trách nhiệm (thám tử, quan tòa, nhà phân tích…) để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống…
  11. 9 2.3 Một số giải pháp để thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng phiếu học tập theo từng chủ đề nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho từng cá nhân học sinh. 2.3.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống phiếu bài tập theo chủ đề. * Hệ thống phiếu bài tập cần xây dựng sao cho kiểm tra, bồi dưỡng, phát triển được các kiến thức, kĩ năng cơ bản; nhằm đạt mục tiêu dạy học. Định hướng này nhằm xác định rõ tính mục tiêu của việc xây dựng hệ thống bài tập là nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học sinh * Hệ thống phiếu bài tập cần được xây dựng sao cho phù hợp với nhiều đối tượng học sinh với khả năng học tập khác nhau về môn Tiếng Việt. Định hướng này nhằm giúp giáo viên xác định đến tính đa đối tượng của hệ thống bài tập, phù hợp cho việc dạy học phân hoá. *Hệ thống phiếu bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn. Nội dung các bài tập phải gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống. Câu hỏi là công cụ mở rộng kiến thức vốn hiểu biết của học sinh một cách đa dạng không nhàm chán mà còn mang hiệu quả tích cực. 2.3.1.2. Các bước xây dựng hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực. + Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây dựng câu hỏi/ bài tập. + Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập. + Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô tả mức độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông
  12. 10 hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã có được những năng lực cần thiết theo chủ đề. Các bậc nhận thức Động từ mô tả Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, - (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, tài liệu được học tập trước đó như đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, các sự kiện, thuật ngữ hay các chọn ra, … nguyên lí, quy trình. Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, - (Hãy) phân biệt, ước tính, giải thích, nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, mở rộng, khái quát, cho ví dụ. nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu. Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng - (Hãy) xác định, khám phám,sửa đổi, các tài liệu đó vào tình huống mới cụ dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên thể hoặc để giải quyết các bài tập. hệ, giải quyết. - (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận, tách biệt, chia nhỏ ra… Vận dụng cao: - (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập Khả năng đặt các thành phần với lại, thiết kế, lí giải, tổ chức, lập kế nhau để tạo thành một tổng thể hay hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt, hình mẫu mới, hoặc giải các bài tập sửa lại, viết lại, kể lại. bằng tư duy sáng tạo. - (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết Khả năng phê phán, thẩm định giá trị luận thỏa thuận, phê bình, mô tả, suy của tư liệu theo một mục đích nhất xét, phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định. định.
  13. 11 + Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ trên. Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bài học. 2.3.1.3 Thiết kế hệ thống phiếu học tập cần dựa theo bốn mức độ trong Thông tư 22 Theo điều 10 trong thông tư 22, đã quy định về đề kiểm tra cần phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi và bài tập được thiết kế theo các mức sau: -Mức độ 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học - Mức độ 2 : hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân. -Mức độ 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc tương tự trong học tập, cuộc sống. -Mức độ 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, trong cuộc sống một cách linh hoạt. Học sinh có khả năng vận dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây. Việc xây dựng câu hỏi, hệ thống bài tập kiểm tra theo bốn mức độ trong Thông tư 22 phải phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian học tập, lượng chủ đề kiến thức để tiến hành kiểm tra đánh giá. 2.3.1.4 Thiết kế một số phiếu học tập cho các chủ điểm trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 * Chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em: Chủ điểm này được học trong 3 tuần: từ tuần 1 đến tuần 3.
  14. 12 PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐIỂM VIỆT NAM – TỔ QUỐC EM Quang cảnh làng mạc ngày mùa Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. (Tô Hoài) Câu 1 ( M1). Tìm những chi tiết nói về con người khiến bức tranh làng quê thêm sinh động? A. Hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. B. Ai cũng vậy cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra ngoài đồng ngay. C. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. D. Cả A và B Câu 2 (M1). Chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? A. Không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.
  15. 13 B. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. C.Ngày không nắng, không mưa D. Tất cả các đáp án trên. Câu 3 (M2) Từ nào sau đây có nghĩa là "màu vàng gợi cảm giác như được phơi khô bởi nắng"? A. vàng giòn C. vàng hoe B. vàng xuộm D. vàng mượt Câu 4 ( M2) Từ nào sau đây có nghĩa chỉ “Màu vàng gợi sự giàu có, ấm no”? A. Vàng trù phú, đầm ấm C. Vàng tươi B. Vàng mới D. Vàng giòn Câu 5 (M2) Các sự vật trong bài đều được miêu tả bằng một màu vàng với nhiều mức độ khác nhau, theo em màu vàng trong bài biểu thị điều gì? A. Màu vàng của sự giàu có, trù phú. B. Màu vàng của sự vàng vọt, yếu ớt C. Màu vàng của sự bền vững D. Màu vàng của sự sống động, tươi mới. Câu 6 ( M3): Tìm các từ chỉ màu vàng có trong bài văn và đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….. Câu 7 ( M3) Bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………..
  16. 14 Câu 8 ( M3)Ý nghĩa của bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa là gì? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….. Câu 9 ( M4). Em hãy viết 5-7 câu văn tả về quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Đối với mỗi phiếu học tập tôi thường thiết kế như sau: ……….. + Câu 1, câu 2 sẽ được thiết kế ở mức độ 1 để dành cho tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt là học sinh có học lực trung bình yếu. Những câu hỏi này giúp học sinh nhận biết, tìm được các ý trả lời ngay trong đoạn văn đọc hiểu. Ví dụ : Câu 1 trong phiếu học tập ở trên, sau khi học sinh đọc xong bài văn, các em sẽ tìm được những chi tiết nói về con người khiến bức tranh làng quê thêm sinh động, gạch chân dưới các ý tìm được trong bài văn và chọn được đáp án đúng. Tương tự với câu hỏi số 2 là tìm các chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động, học sinh cũng tìm ý và gạch chân trong bài văn, sau đó sẽ tìm được đáp án đúng.
  17. 15 + Câu 3, câu 4 hoặc câu 5 sẽ được thiết kế ở mức độ 2 để dành cho tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt là học sinh có học lực trung bình. Với những câu hỏi này các em sẽ trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của bản thân mình. Ví dụ: câu số 3 trong phiếu học tập yêu cầu học sinh tìm từ có nghĩa là "màu vàng gợi cảm giác như được phơi khô bởi nắng". Sau khi đọc bài văn, hiểu nghĩa của các từ chỉ màu vàng trong từng câu văn, các em sẽ tìm được từ chỉ màu vàng có nghĩa như yêu cầu của câu hỏi. + Câu 6, câu 7 hoặc câu 8 sẽ được thiết kế ở mức độ 3 chủ yếu dành cho học sinh có nhận thức khá. Ví dụ : câu số 6 trong phiếu học tập yêu cầu: Tìm các từ chỉ màu vàng có trong bài văn và đặt câu với một trong các từ vừa tìm được. Học sinh sẽ đọc đoạn văn và tìm các từ chỉ màu vàng, sau đó chọn một trong các từ đó để đặt thành một câu có ý nghĩa và trình bày câu đúng ngữ pháp. Câu 7: yêu cầu học sinh nêu lên tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài văn. Các em sẽ đọc bài văn, tóm tắt ý và nêu lên được tình cảm của tác giả. + Câu cuối cùng trong phiếu học tập sẽ được thiết kế dành cho học sinh có nhận thức tốt ( học lực giỏi). Ví dụ: Câu 9 yêu cầu học sinh viết 5-7 câu văn tả về quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em. Sau khi đọc bài văn, các em đã hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài văn và dựa vào các chi tiết, hình ảnh trong bài văn cũng như những hiểu biết, quan sát của mình về quang cảnh làng mạc ngày mùa ở nơi mình ở để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu. *Chủ điểm Cánh chim hòa bình - Chủ điểm này được dạy trong 3 tuần: từ tuần 4 đến tuần 6
  18. 16 PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐIỂM CÁNH CHIM HÒA BÌNH Những con sếu bằng giấy Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu.. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con. Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". (Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới) Câu 1(M1) . Nước Mĩ đã chế tạo và ném thứ gì lên Nhật Bản? A. Tàu vũ trụ B. Bom B52 C. Hạt nhân nguyên tử D. Bom nguyên tử Câu 2 (M1). Hai quả bom nguyên tử đã được ném xuống thành phố nào của Nhật Bản?
  19. 17 A. Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki B. Na-ga-sa-ki và Tô-ky-ô C. Hi-rô-si-ma và Ô-sa-ka D. Na-ga-sa-ki và Ky-ô-tô Câu 3 (M2). Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã để lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào? A. Hàng trăm nghìn người mất nhà, lưu lạc, thương vong. B. Hàng trăm nghìn người chết đói vì bom phá tan các ruộng đồng, nhà cửa, C. Gần nửa triệu người thiệt mạng, sau 6 năm có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. D. Gần triệu người thiệt mạng, sau 6 năm có thêm gần 100 000 người ở Na- ga-sa-ki chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Câu 4 (M2). "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân trong câu văn trên? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu 5(M3) Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm và đặt câu với từ đó? Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn………. Mãi trong kí ức của loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………
  20. 18 Câu 6(M3). Em thấy Xa-xa-cô là cô bé như thế nào? Em hãy viết 1- 2 câu nêu lên nhận xét của em? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Câu 7 (M3). Nội dung của bài "Những con sếu bằng giấy" là gì? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Câu 8 (M4): Nếu là em, em sẽ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………....………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2