intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Xã hội hoá giáo dục- khâu đột phá nhằm tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Nga Sơn

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

51
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xã hội hoá giáo dục là con đường quan trọng để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, làm cho hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính thành một thiết chế giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân "dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xã hội hoá giáo dục- khâu đột phá nhằm tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Nga Sơn

  1.  XàHỘI HOÁ GIÁO DỤC­ KHÂU ĐỘT PHÁ NHẰM TĂNG CƯỜNG  CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC  TOÀN DIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là con đường quan   trọng để  thực   hiện dân chủ  hoá giáo dục, làm cho hệ  thống giáo dục từ  một thiết chế  hành chính thành một thiết chế  giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì  nhân dân "dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", xây dựng mối quan hệ  chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục (XHHSNGD) là huy động toàn xã hội   làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo  dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Nghị quyết ban chấp hành trung ương Đảng khoá II đã chỉ rõ “Muốn  tiến hành công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá đất nước thắng lợi phải phát  triển mạnh Giáo dục­ Đào tạo”  và “Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản  của sự phát triển bền vững”. Từ định hướng đó, Bộ  Giáo dục ­ Đào tạo đã  coi xã hội hoá giáo dục là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển  giáo dục và đào tạo.          Giải pháp để  phát triển Giáo dục­ Đào tạo theo tinh thần của Nghị  quyết TW 2 khoá VIII không thể  không đưa công tác xã hội hoá giáo dục  lên một bước mới. Từ vấn đề  trên, tôi quyết định chọn vấn đề:  “ Xã hội  hoá giáo dục­ khâu đột phá nhằm tăng cường cơ sở  vật chất và nâng  cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Nga Sơn” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của cấp trên về  thực hiện công tác  xã hội hoá giáo dục (XHHGD)         Từ  cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhiều văn bản của Đảng và  Nhà nước ta về chỉ đạo sự nghiệp giáo dục đã khẳng định: “ Giáo dục là sự  nghiệp của quần chúng”, “ Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.        Sắc lệnh số 146/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10/8/1946 đã   khẳng định 3 nguyên tắc cơ  bản của nền giáo dục nước nhà là; “ Đại   chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa và theo tôn chỉ  phụng sự  lý tưởng  Quốc gia và dân chủ”.         Đề án cải cách giáo dục lần thứ I được Hội đồng Chính phủ thông qua  tháng 7/ 1950 đã khẳng định: “ Tính chất của nền giáo dục mới của ta là   1
  2. nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được xây dựng trên nguyên tắc:   Dân tộc, khoa học, đại chúng”.        Văn kiện Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa   II (3/ 1957) nói về giáo dục đã lhẳng định: “ Lấy việc nâng cao chất lượng   làm chính, phải kết hợp và phục vụ sản xuất, phục vụ việc xây dựng kinh  tế quốc dân. Chú ý dựa vào dân mà phát huy công tác văn hóa giáo dục”.         Chỉ  thị  nhiệm vụ  công tác giáo dục miền núi của Ban Bí thư  Trung  ương Đảng ngày 3/9/1946 cũng đã chỉ  rõ phương châm: “ Thầy tìm trò,  trường gần dân, quy mô nhỏ, Nhà nước và nhân dân phối hợp quyết tâm  mở rộng cửa nhà trường xã hội chủ nghĩa cho các dân tộc”.         Nghị quyết 14­ NQ/TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về cải cách   giáo dục đã khẳng định: “ Phối hợp những cố  gắng đầu tư  của Nhà nước   với sự đóng góp của nhân dân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao   động của thầy trò trong việc xây dựng trường sở, phòng thí nghiệm, xưởng  trường, vườn trường…”.         Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành TW khóa VII đã nhấn   mạnh: “ Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề quan  trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt việc xã hội hóa các nguồn  đầu tư, mở  rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân,  coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội”.         Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành TW khóa VIII khẳng định  rõ: “ Giáo dục­ Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của  toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói  lười học. Mọi người chăm lo cho giáo dục. Các cấp ủy và tổ chức kinh tế,  xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần  phát  triển sự nghiệp Giáo dục­ Đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục   gia đình và xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong   từng cộng đồng, từng tập thể…”.         Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và  chủ  trương Xã hội hóa Giáo dục đã nêu rõ các nội dung của quá trình Xã   hội hóa Giáo dục.         Nghị định của Chính phủ số 73/1999/NĐ­ CP ngày 19/8/1999 về chính  sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo  dục, y tế, văn hóa, thể thao. 2. Tìm hiểu thực trạng xã hội hoá giáo dục ở Nga Sơn trong những  năm qua.     Nga Sơn là một huyện miền biển của Tỉnh Thanh Hoá, có diện tích   14.632 Ha, tổng số  dân là 150.198 người,  đời sống kinh tế  nhìn chung  không đồng đều, đời sống nhân dân ở vùng ven biển đang còn chịu lệ thuộc   giá của cây cói với nước ngoài, đời sống nhân dân vùng đồng chiêm trũng  đang còn phụ  thuộc nhiều vào thiên nhiên. Công tác lãnh đạo của cấp uỷ,   vai trò quản lý của chính quyền một số xã còn bộc lộ những thiếu sót, lúng  2
  3. túng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Việc đưa ra các chủ  trương, giải pháp, lựa chọn bước đi chưa phù hợp với sự  phát triển của   giáo dục, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong   xã hội nhằm đầu tư  đúng mức cho nhà trường. Đặc biệt là nhận thức của  xã hội   cũng như  các bậc phụ  huynh học sinh về  XHHGD còn hạn chế,  hiểu XHHGD còn nặng nề về yếu tố vật chất dẫn đến ỷ lại cho việc đầu  tư  vật chất để  “khoán trắng ” cho nhà trường.  Ở  một số  xã chính quyền  chứa phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý Nhà nước, thiếu cương quyết trong  việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Chất lượng đội ngũ quản lý ở  một số trường học chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong quá trình   đổi mới sự nghiệp giáo dục. Ngân sách đầu tư cho các hoạt động giáo dục  và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn hẹp. Đây là khó khăn lớn nhất   đối với sự  phát triển giáo dục hiện nay trên địa bàn giáo dục huyện Nga  Sơn. * Về cơ sở vật chất: Số  Năm học 2006­2007 Số  Năm học 2007­2008 Bậc học lượn Cấp 4 Kiên cố Lượn Cấp 4 Kiên cố g SL % SL % g SL % SL % Mầm non 207 129 62 78 38 215 131 61 84 39 Tiểu học 363 74 20.4 289 79.6 358 63 17.5 295 82.5 THCS 305 33 11 272 89 314 42 13 272 87 TTGDTX 20 10 50 10 50 19 9 47.4 10 52.6 Số  Năm học 2008­2009 Số  Năm học 2009­2010 Bậc học lượn Cấp 4 Kiên cố Lượn Cấp 4 Kiên cố g SL % SL % g SL % SL % Mầm non 213 127 59.6 86 40.4 221 66 29.9 155 70.1 Tiểu học 345 60 17.4 285 82.6 348 32 9.2 316 90.8 THCS 277 18 6.5 259 93.5 270 14 5.2 256 94.8 TTGDTX 20 10 50.0 10 50.0 18 8 44.4 10 55.6 * Xây dựng trường chuẩn Quốc Gia Bậc học Tổng  Năm học  2006 – 2007 Năm học 2007 – 2008 số Đạt mức  Đạt mức  Đạt mức  Đạt mức  3
  4. độ 1 độ 2 độ 1 độ 2 SL % SL % SL % SL % MN 27 6 22.2 0 0 10 37 0 0 TH 27 17 62.9 0 0 17 62.9 1 3.7 THCS 28 4 14.3 0 0 4 14.3 0 0 TTGDTX 1 0 0 0 0 0 0 0 0 Năm học  2008 – 2009 Năm học 2009 – 2010 Tổng  Đạt mức  Đạt mức  Đạt mức  Đạt mức  Bậc học số độ 1 độ 2 độ 1 độ 2 SL % SL % SL % SL % MN 27 8 22.2 0 0 11 37 0 0 TH 27 17 62.9 0 0 21 62.9 4 14.3 THCS 28 4 14.3 0 0 8 14.3 0 0 TTGDTX 1 0 0 0 0 0 0 0 0 * Chất lượng học sinh và học sinh giỏi Năm học 2008­ Năm học 2009­2010  Hai mặt   Bậc học Loại 2009 Chỉ ghi  %   Chỉ ghi  % không ghi   GD không ghi số lượng số lượng  Đạt 99.2 99.4 Tiểu học Chưa đạt 0.8 0.6 Tốt 75 76.1 Hạnh kiểm THCS Khá 20.9 19.9 TB 4.1 4.0 Tốt 74.2 76.5 TTGDTX Khá 20.6 18.5 TB 5.2 5.0 HS Giỏi 12.0 12.9 Văn hoá HSTT 42.6 40,7 Tiểu học HS lên lớp 95.3 95.6 HS lưu ban 4.7 4.4 Giỏi 4,2 5,9 Khá 32.1 33.0 THCS TB 53.8 51.0 Yếu 9.9 10.1 TTGDTX Giỏi 0.3 0.2 Khá 20.2 13.4 TB 78.5 75.2 4
  5. Yếu 1.0 1.2 Cấp Huyện 1129 1995 HS Giỏi Cả 3 cấp Cấp Tỉnh 145 279 Cấp QG 5 4 * Về trình độ đội ngũ giáo viên:         Mầm non Tiểu học Trung học TTGDTX PGD Năm  Đạt  Trên  Đạt  Trên  Đạt  Trên  Đạt  Trên  Đạt  Trên  học chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn 04­05 69,6 7,8 93,5 29,3 94,7 28,6 100 0 100 0 05­06 77,5 10,2 98,6 35,5 97,4 29,6 100 0 100 11,7 06­07 94,4 10,2 98,8 36,5 98,2 31,5 100 0 100 11,7 07­08 100 11,3 100 37,4 100 32,1 100 3,3 100 23,4 08­09 100 13,4 100 39,2 100 37,5 100 3,3 100 23,4 09­10 100 23 100 42 100 39 100 3,3 100 23,4 3.Tham mưu  xây dựng các  đề   án, quyết  định, hướng dẫn, chỉ  thị:   Tăng cường cơ  sở  vật chất, trang thiết bị  dạy học. Xây dựng, bồi  dưỡng đội ngũ giáo viên. Liên kết đào tạo nâng cao trình độ  chuyên  môn bằng con đường tại chức. Đề án Phát triển Giáo dục Mầm non từ năm 2005 đến năm 2010 số  142/UB ­ ĐAMN ngày 23/3/2005      Đề  án số156/ ĐA­ UBND ngày 24/6/2005 về  Xây dựng trường chuẩn   quốc gia bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở.  Quyết định ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thân thiện, học sinh tích  cực số 1336/QĐ­UBND ngày 25/8/2008.      Đề án 149/ĐA­UB ngày về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán  bộ quản lý giáo dục.      Chỉ thị số 10 của Ban thường vụ huyện  ủy về việc xây dựng, nâng cao   chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.     Bố trí sắp xếp, thuyên chuyển đội ngũ CBGV trình UBND huyện nhằm   giải quyết vấn đề  bố  trí đủ  giáo viên cho các xã vùng khó Nga Điền, Nga  Phú, Nga Thái, Nga Tiến.          Đề án số 157/ĐA­UBND Nối mạng Intenet cho các trường TH, Trung   học cơ sở. 5
  6.           Chỉ thị số 14/ HU NS ngày 30/11/2008 của Ban thường vụ huyện ủy   Về nâng cao chất lượng công tác Đảng, công tác chính trị trong các trường   học tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện           Xây dựng trường THCS Chu Văn An, trường THPT Ba Đình thành   trường trọng điểm chất lượng trên địa bàn huyện 4. Xây dựng mô hình, tổng kết thực tiễn về công tác XHHGD.         Tổ chức cho các xã đi học tập kinh nghiệm ơ một số địa phương trong  tỉnh và ngoài tỉnh như: tham quan ở Huyện Hoằng hóa, huyện Yên Định,  trường Phan Bội Châu, Lý Tự Trọng ở Thành phố Đắc Lắc… Tổ chức học  tập ở trong huyện các trường ở Thị Trấn Nga Sơn, Nga Thủy, Nga An…        Tiến hành sơ kết các đề án sau 3 năm đề án ra đời ở các xã, thị trấn và  ở huyện trong các năm học 2008, 2010. II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng  cao nhận thức của mọi lực lượng xã hội về công tác XHHGD. XHHGD nhằm làm cho toàn xã hội nhận thức đúng về vai trò, nhiệm   vụ của giáo dục để từ đó tác động vào giáo dục làm cho giáo dục phát triển   và phục vụ xã hội. Nhận thức và hiểu biết của nhân dân, của cán bộ  lãnh  đạo các cấp về  giáo dục­ đào tạo không giống nhau, do vậy tuyên truyền  để  nâng cao nhận thức cho mọi người về  giáo dục là rất cần thiết. Phải  dùng phương tiện  đại  chúng và các tổ  chức xã hội làm công tác tuyên  truyền về  giáo dục  ở  mọi lúc, mọi nơi. Trang bị  hệ  thống truyền thanh  ở  tất cả  các khu dân cư, xóm thôn dùng hệ  thống truyền thanh này để  tuyên   truyền các chủ  trương của Đảng, Nhà nước về  giáo dục. Tuyên truyền  những Nghị quyết của Đảng bộ, các mục tiêu của giáo dục, những yêu cầu   của giáo dục, của nhà trường  đối với học sinh và phụ  huynh các cấp.  Tuyên truyền những hiểu biết của gia đình về con cái về nghĩa vụ học tập  của con cái.  Các tổ chức đoàn thể  xã hội trong chủ trương công tác và sinh hoạt  của mình phải đưa công tác giáo dục và coi đây là nhiệm vụ hoạt động để  từ  đó có tiếng nói chung, việc làm chung đồng bộ  trong thực hiện chủ  trương  của Đảng, Nhà nước về Giáo dục­ Đào tạo.  Tuyên truyền luật giáo dục phổ cập tiểu học, THCS, nghị quyết đại  hội Đảng các cấp đến cán bộ  đảng viên và nhân dân làm cho mọi người   hiểu biết đầy đủ về giáo dục, thấy được tầm quan trọng của giáo dục, trên  cơ sở đó các chi bộ đảng, Đảng bộ  cơ  sở  có nghị  quyết về giáo dục ở  địa  phương mình sát đúng. Từ đó triển khai thực hiện có hiệu quả. Đối với những vùng khó khăn, gia đình khó khăn chưa quan tâm đến  việc học tập của con em thì phải ưu tiên cán bộ có năng lực để chỉ đạo, có   6
  7. chính sách ưu tiên về tài chính về các điều kiện khác để thúc đẩy giáo dục   lên đồng đều. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho Giáo dục­  Đào tạo. Để  cho các nhà trường có môi trường trong lành, từ  đó giáo dục tốt   thế hệ trẻ điều quan tâm trước hết phải tổ chức và xây dựng cho được ba   môi trường giáo dục: Nhà trường­ Gia đình­ Xã hội. * Nhà trường: Phải xây dựng ở nơi trung tâm, đảm bảo khang trang   sạch đẹp, có tường rào ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo để học sinh đến  trường được yên tĩnh, yên tâm học tập. Đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu  nghề, mến trẻ, luôn thương yêu học sinh tạo những điều kiện tốt cho học  sinh học tập. Các tổ  chức đoàn thể  trong nhà trường phải tổ  chức và hoạt  động có hiệu quả. Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện,  học sinh tích cực. Thu hút học sinh vào các hoạt động sao nhi đồng, đội  thiếu niên, đoàn thanh niên và các câu lạc bộ, hội thi… tạo ra các phong  trào thi đua để  học sinh phấn đấu. Xây dựng cảnh quan nhà trường sạch  đẹp, củng cố  các phòng truyền thống và đưa vào sử  dụng góp phần cho  học sinh học tập và rèn luyện tốt. * Gia đình: Đây là tế  bào của xã hội, các gia đình phấn đấu để  trở  thành gia đình văn hoá. Mọi thành viên trong gia đình phải thương yêu tôn  trọng lẫn nhau, phấn đấu cho một lý tưởng, một mục đích là nuôi dạy con   em mình trở  thành ngưới có ích cho xã hội. Cha mẹ  phải gương mẫu có  trách nhiệm với con cái. Luôn lắng nghe có chọn lọc những nhận xét về  con mình để  kịp thời giáo dục và giúp đỡ. Gia đình luôn tạo ra không khí  vui vẻ thân thiết bình đẳng trong mọi quan hệ. Gia đình thường xuyên liên  hệ với thầy cô giáo và nhà trường. Tạo những điều kiện cần thiết để  con  mình đủ điều kiện học tập, sinh hoạt. Góp ý với nhà trường trong phương   pháp giáo dục; đóng góp kịp thời tiền của để  xây dựng cơ  sở  vật chất   trường học và mua sắm trang thiết bị. Các gia đình trong khu dân cư, xóm  làng phải thường xuyên sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm giáo dục con cái,  cũng là nơi khen chê các cháu để các gia đình phối hợp giáo dục. * Xã hội: Quan tâm đến cả gia đình, học sinh và nhà trường. Xã hội   có lành mạnh thì mới có môi trường lành mạnh cho các cháu hoạt động  hàng ngày lành mạnh được. Một thực tế hiện nay xã hội còn nhiều tệ nạn  chưa giải quyết kịp thời (nghiện hút, tiêm chích, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị  đoan…) nếu không có biện  pháp để  thu hẹp, khoanh vùng, bài trừ  thì rất  dễ  lây lan đến các em học sinh, nhất là học sinh lứa tuổi cuối THCS trở  lên. Các tổ chức trong xã hội và mọi thành viên phải sống và làm việc theo   hiến pháp và pháp luật, các khu dân cư các em sống, khu trường đóng, nơi   công cộng phải đảm bảo an ninh chính trị và văn minh văn hoá. 7
  8. Thường xuyên mời các cơ  quan chức năng về  trường giảng chuyên  đề  và nói chuyện truyền thống cho học sinh: (Căn bệnh thế  kỷ  AIDS, An   toàn giao thông, Luật pháp, Vệ sinh môi trường, Ngày Quốc phòng toàn dân  22/12…). Ba môi trường giáo dục hoà quyện vào nhau để  đạt được mục đích   cao cả là giáo dục thế hệ trẻ của quê hương. Ba môi trường này không thể  thiếu một trong ba và phải được các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm và  chỉ đạo thường xuyên. Giải pháp 3: Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất   lượng giáo dục toàn diện. Đội ngũ giáo viên rất quan trọng, đối với việc giáo dục đạo đức và  nâng cao chất lượng văn hoá cho học sinh. Giáo viên cũng là người quyết   định đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất  nước. Do vậy trước hết phải tạo điều kiện cho giáo viên học thêm bằng   nhiều con đường, nhiều kênh khác nhau để  đạt chuẩn và trên chuẩn. Phải  xây dựng được một kế  hoạch cụ  thể  về  đội ngũ giáo viên  ở  tất cả  các  ngành học, cấp học sao cho luôn đủ giáo viên, đủ các bộ môn để học sinh ở  tất cả các trường được học đúng, đủ  chương trình. Giáo viên là lực lượng   giáo dục học sinh, công dân của thế  kỷ XXI, họ cũng là người lao động ở  thế kỷ XXI. Do vậy việc nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn là một   đòi hỏi cần thiết.  Trước hết sắp xếp và sử dụng lực lượng giáo viên cho hợp lý. Phân  công lao động phải chú ý về  năng lực và hoàn cảnh gia đình. Phải có kế  hoạch điều động giáo viên đi nghĩa vụ phù hợp. Tạo mọi điều kiện để giáo  viên phấn đấu vào Đảng, đạt giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua. Công đoàn phối hợp cùng với chuyên môn thường xuyên giáo dục   CBGV vững vàng về lý tưởng, tinh thông nghiệp vụ, yêu ngành, yêu nghề  giúp nhau cùng tiến bộ và thấy được trách nhiệm của mình trước xã hội là  đào tạo công dân thế kỷ XXI. Nâng cao chất lượng toàn diện là mục tiêu cũng là giải pháp của giáo  dục, Chất lượng toàn diện phải được coi trọng trong suốt quá trình giáo  dục của các cấp học. Tránh học lệch, học lỏi, chạy theo động cơ  không   đúng đắn trong học tập. Đức và tài được song song giáo dục các môn học  không phải Văn, Toán được dạy dỗ  chu đáo, hấp dẫn. Chất lượng toàn   diện là đòi hỏi của xã hội và của thế kỷ thứ XXI. Do vậy giáo dục phải có  đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có năng lực để giảng dạy   tốt các môn học. Có chính sách riêng cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi, đây  vừa là nòng cốt của chất lượng vừa là đào tạo nhân tài cho xã hội. Giải pháp 4: Xây dựng chế  độ  chính sách địa phương phù hợp để  có  thể  khơi dậy và phát huy tinh thần cần cù hiếu học của nhân dân và   học sinh, tạo ra nguồn lực và động lực cho Giáo dục và Đào tạo. 8
  9. Chế  độ  chính sách của Nhà nước cho giáo dục chỉ  khi nào nó được  các cấp quản lý thực hiện đảm bảo và đầy đủ  đến người lao động. Việc  thực hiện chế độ và đảm bảo đủ  kịp thời các chế độ  là quan trọng và cần  thiết. Nhưng nó sẽ hiệu quả hơn khi được địa phương cũng có chính sách,   chế độ để động viên giáo viên và học sinh.  Trước hết địa phương phải hướng dẫn và chỉ đạo việc ký hợp đồng  lâu dài cho giáo viên Mầm non ngoài biên chế đi kèm với chế độ lương phù  hợp từng bước đề  đóng bảo hiểm xẫ  hội và đóng BHYT. Làm được như  vậy người lao động yên tâm công tác, chất lượng dạy và học được nâng  lên. Thông qua đại hội giáo dục các cấp, xây dựng chế  độ  khen thưởng  cho các danh hiệu thi đua, cho học sinh giỏi, giáo viên có học sinh giỏi, học  sinh nghèo học giỏi, cán bộ có công với giáo dục. Chế độ này phải thường   xuyên bổ sung để phù hợp với từng thời kỳ. Nguồn quỹ này lấy từ sự đóng  góp của phụ  huynh mỗi năm một lần tự  nguyện. Ngoài ra còn kêu gọi  những cơ quan xí nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước trên địa bàn  huyện có những xuất học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, hoặc hỗ  trợ  kinh phí cho xây dựng CSVC trường học. Huy động đóng góp của nhân dân phải có kế  hoạch và sử  dụng có  hiệu quả với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phải có mức   đóng góp cụ  thể  được tuyên truyền rộng rãi, từ  đó nhân dân hiểu và có  trách nhiệm đóng góp cao hơn. Xây dựng các trường học phải đảm bảo  diện tích sân chơi, bãi tập, có phòng họp hội đồng, phòng thực hành và  phòng chức năng., có công trình vệ  sinh, giếng nước, cổng trường, vườn   trường phải quy củ, xây dựng được tủ sách giáo khoa dùng chung. Các lớp   tư  thục, trường bán công phải sớm đầu tư   CSVC và kêu gọi các nhà đầu  tư  vào để  xây dựng đảm bảo cho học sinh đủ  quyền lợi học tập như  các  trường khác trong huyện. Các trường phải có kế  hoạch sử  dụng và đảm bảo CSVC trường   học. Hàng năm phải xây dựng mới và tu sửa trường học, vừa tạo cho bộ  mặt cảnh quan nhà trường dần trở nên khang trang sạch đẹp. Làm cho mỗi  cán bộ  quản lý, mỗi giáo viên, mỗi học sinh có ý thức giữ  gìn và bảo vệ  CSVC trường học. Tiết kiệm chi khác và sử  dụng các nguồn quỹ  khác để  mua sắm SGK, tài liệu tham khảo, sách thư viện….Mức đóng góp của phụ  huynh và học sinh phải được UBND huyện, xã đồng ý và chỉ  đạo cho các  địa phương tổ  chức thực hiện. Mức đóng góp phải phù hợp với từng địa  phương từng hoàn cảnh gia đình, phải công khai thường xuyên  ở  HĐND   các cấp, hội phụ huynh các đơn vị trường học. Giải pháp 5: Phân công trách nhiệm trong quản lý giáo dục từ  huyện  đến cơ sở. 9
  10. Quản lý giáo dục tốt tạo ra bước phát triển mạnh song quản lý giáo  dục chưa được cụ thể giữa quản lý nhà nước và ngành chuyên môn, do vậy  có lúc song trùng chỉ đạo một công việc, có lúc không ai chỉ đạo, không ai  chịu trách nhiệm trước những công việc không đạt kết quả cao. Có lúc làm  cho các nhà trường bế tắc trong việc tham mưu thực hiện các chủ  trường   trên. Trước hết UBND huyện quản lý trực tiếp đội ngũ giáo viên từ  Mầm  non, Tiểu học,Trung học cơ sở đến Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đầu  tư  CSVC cho các xã, thị  trấn, sắp xếp bổ  nhiệm các cán bộ  quản lý các  trường học, Các hoạt động của các nhà trường phải tuân thủ kế hoạch của   Phòng Giáo dục và Đào tạo và Giáo dục cấp trên. Hiệu trưởng các nhà  trường phải báo cáo ngành và địa phương nơi trường đóng những vấn đề  có liên quan đến nhiệm vụ chính trị. UBND huyện còn quản lý và xây dựng  CSVC các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên. Phối hợp với   Sở  Giáo dục và Đào tạo để  xây dựng kế  hoạch tuyển sinh hàng năm, kế  hoạch xây dựng CSVC theo nguồn vốn của Chính phủ. Đối với UBND các  xã thị trấn quản lý CSVC các trường học. Huy động nhân dân đóng góp để  xây dựng các trường học làm cho nhà trường mỗi ngày một khang trang   sạch đẹp. Tạo ra môi trường giáo dục tốt. Hội đồng giáo dục các cấp phải  tham gia quản lý giáo dục bằng việc tổ chức tốt đại hội giáo dục các cấp.   Tập trung được mọi lực lượng đoàn thể xã hội phối hợp với nhà trường để  làm tốt công tác giáo dục ở địa phương. Tư vấn có hiệu quả  cho UBND và  đảng uỷ các cấp. Nắm vững tình hình nhà trường phối hợp với BGH để có  định kỳ tổ chức sinh hoạt đưa ra các chủ trương công tác phù hợp kịp thời.   Hiệu trưởng các nhà trường phải thực sự là con chim đầu đàn, quản lý nhà  trường bằng quy chế, quy định của ngành và pháp luật của Nhà trước.   Phản ánh trung thực, kịp thời tình hình nhà trường cho cơ quan quản lý giáo  dục và chính quyền các cấp, không được tách rời các hoạt động chính trị,  kinh tế, xã hội của địa phương, không nên chỉ lo việc dạy chữ mà giáo dục   đào tạo thoát ly những nhu cầu sử  dụng lao động  ở  địa phương. Quản lý  đội ngũ giáo viên để  họ  được làm chủ  nhà trường trong công tác dạy và  học. Quản lý CSVC có hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về giáo   dục và đào tạo học sinh. Có kế hoạch xây dựng mạng lưới cán bộ quản lý   trường học cho hiện tại và tương lai. Cho giáo viên có trình độ chuyên môn,  năng lực và phẩm chất đi đào tạo ở trường quản lý giáo dục, những cán bộ  quản lý đang đương nhiệm phải thường xuyên bồi dưỡng về quản lý giáo  dục trong thời kỳ đổi mới. Yêu cầu cao dần đối với cán bộ  quản lý cả  về  trình độ năng lực. Thanh lọc dần những cán bộ quản lý yếu về năng lực, sa  sút về  phẩm chất. Cán bộ  giáo dục cũng phải tăng cường rèn luyện và tự  bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu quản lý cơ  sở. Phấn đấu để  có trình độ  đại học và trên đại học, đảm bảo mỗi bộ  môn có một cán bộ  phụ trách và kiêm nhiệm những công việc khác để chủ động trong chỉ đạo  chuyên môn và thanh kiểm tra các đơn vị  trường học. Công tác thanh tra   10
  11. giáo dục phải được coi trọng, coi công tác thanh tra là công việc chủ  yếu  của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Thanh tra phải giúp cho cơ  sở  thấy được  những việc mình làm được, những tồn tại yếu kém, những hạn chế  trong   quản lý, để từ đó có giải pháp phù hợp chỉ đạo đơn vị chuyển biến và tiến  bộ. Giải pháp 6: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn về  giáo dục và trách nhiệm của phòng Giáo dục và Đào tạo. Sự  cần thiết phải tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng bộ  huyện Nga  Sơn đối với giáo dục là xuất phát từ vị trí vai trò của Đảng cộng sản Việt   Nam (trong đó có Đảng bộ huyện Nga Sơn). Đối với toàn bộ sự nghiệp đổi  mới nhằn mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn  minh.  Nội dung tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện Nga Sơn đối   với giáo dục: Làm cho toàn Đảng bộ  quán triệt sâu sắc tư  tưởng chỉ đạo của Đại  hội X, của Nghị quyết TW2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển  giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá­ hiện đại hoá và nhiệm vụ  đến năm 2020. Ra sức đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, coi phát triển   Giáo dục­ đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đảng bộ  trực tiếp chỉ đạo việc cụ thể hoá và triển khai định hướng   phát triển giáo dục ­ đào tạo trên địa bàn huyện đúng hướng. Phát động  phong trào toàn dân học tập, đề  ra nhiệm vụ  cho mỗi đảng viên phải đầu   tầu gương mẫu trong phong trào này, lãnh đạo các đoàn thể, các tổ chức xã   hội ban ngành đều có nhiệm vụ  trong việc chăm lo phát triển giáo dục.   Thường xuyên kiểm tra các chủ trương về giáo dục, chỉ đạo kịp thời khắc   phục những biểu hiện tiêu cực. Định kỳ nghe báo cáo của giáo dục trên cơ  sở đó có những Nghị quyết riêng của Đảng bộ  huyện về giáo dục đào tạo  ở từng thời kỳ để tạo thêm sức mạnh cho giáo dục phát triển. Đẩy mạnh việc củng cố  phát triển các tổ  chức cơ  sở  Đảng và phát   triển đảng viên trong khối trường học làm cho tổ chức cơ sở Đảng trường  học thực sự  trở  thành hạt nhân lãnh đạo sự  nghiệp giáo dục đào tạo của  huyện. Cụ  thể  phải tăng cường công tác phát triển đảng, phân đấu mỗi   năm trường nào còn nguồn cũng kết nạp ít nhất 1 đảng viên. Phòng   GD&ĐT   cùng   với   các   trường   học   phải   thường   xuyên   chủ  động thực hiện sự  phối hợp với Mặt trận tổ  quốc, các đoàn thể, các ban  ngành, các hội đồng giáo dục, các hội phụ  huynh…. Trong việc thực hiện   chương trình phát triển giáo dục của địa phương. Việc phối hợp này rất  cần thiết cho sự phát triển giáo dục của huyện.  + Thông qua Mặt trận tổ quốc làm cho các ban ngành, đoàn thể, các  tổ   chức   quần   chúng   thấu   hiểu   chủ   trương   mục   tiêu   và   chương   trình  XHHGD, để từ đó có những hiến kế, có chương trình hành động, vận động  11
  12. các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của vào   việc phát triển giáo dục. + Thông qua chính quyền các cấp từ  huyện đến xã để  thể  hoá chủ  trương phát triển giáo dục­ đào tạo thành cơ  chế  chính sách có hiệu lực  trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục ­ đào tạo đến tất cả  các vùng. Sử  dụng phương tiện thông tin đại chúng, các ngân sách trong  việc quảng bá chủ trương và thực hiện chủ trương XHHGD. + Thông qua các đoàn thể  quần chúng, các ban ngành trong đó đặc  biệt chú ý đến vai trò của Đoàn thanh  niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thông  qua các tổ chức trên duy trì phong trào học tập, toàn dân đóng góp nhân tài  vật lực vào việc phát triển phát triển giáo dục­ đào tạo của huyện. Giải pháp 7: Thường xuyên có sự  tổng kết việc thực hiện các mục  tiêu định hướng phát triển giáo dục. Việc tổng kết này phải được tiến hành sau mỗi học kỳ, mỗi năm  học trong phạm vi các trường học và toàn ngành giáo dục của huyện. Sự  cần thiết phải tổng kết vì như ta đã biết: Sự vật phát triển được là do mâu  thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn, cái tích cực và cái tiêu cực. Mâu thuẫn   này giải quyết thì mâu thuẫn khác lại xuất hiện. Không một sự  vật, hiện  tượng nào lại không có mâu thuẫn. Giáo dục đào tạo với tư  cách là một   hiện tượng xã hội trong tiến trình phát triển, tất nhiên cũng chịu sự chi phối   bởi quy luật mâu thuẫn. Tổng kết sự  phát triển của giáo dục sau mỗi học  kỳ, mỗi năm học là hoạt động mang tính chủ  động, tự  giác, sáng tạo của   các chủ  thể  nhận thức tham gia vào quá trình XHHGD trong đó chủ  thể  nhận thức đóng vai trò chủ yếu trong việc tổng kết là đội ngũ cán bộ quản   lý. Nội dung tổng kết không chỉ  dừng lại  ở  việc nêu lên những khó khăn,  những thuận lợi. Những kết quả  đạt được sau mỗi học kỳ, mỗi năm học  mà điều cốt yếu là phát hiện ra những mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa yêu cầu  phát triển kinh tế  xã hội đối với công tác XHHGD và những bất cập của  XHHGD chưa đáp  ứng toàn diện hoặc kịp thời những yêu cầu của phát  triển kinh tế  xã hội, nguồn lực trí tuệ  của con người đối với sự  nghiệp  công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra trên địa bàn huyện. Thông qua tổng kết mà có những kết luận mang tính khoa học làm cơ  sở  cho việc điều chỉnh bổ  sung kế  hoạch cho học kỳ  sau, năm học sau.   Thông qua tổng kết rút ra những ưu điểm, khuyết điểm, những kết luận có   ý nghĩa phương pháp luận làm nguyên tắc để kịp thời phát huy ưu điểm và   khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện XHHGD.  C. KẾT LUẬN 1. Kết quả:   *. Về Xây dựng cơ sở vật chất: 12
  13.  Đến Năm học 2010­ 2011 toàn huyện có 43 trường đạt chuẩn quốc gia  mức độ 1,trong đó 4 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.    Tỷ lệ phòng học kiên cố năm học 2006 ­2007 = 66,2%  lên 94,5% năm học  2010­2011( 803/849).                            Số  Năm học 2010­2011 Bậc học lượng Cấp 4 Kiên cố SL % SL % Mầm non 211 35 16,6 176 83,4 Tiểu học 375 13 3,5 362 96,5 THCS 265 0 0 265 100 TTGDTX 28 10 50.0 10 50.0 * Xây dựng trường chuẩn Quốc Gia Năm học  2010 – 2011 Tổng  Bậc học Đạt mức độ 1 Đạt mức độ 2 số SL % SL % MN 27 11 40.7 0 0 TH 28 21 75 4 14,2 THCS 28 9 32 0 0 TTGDTX 1 0 0 0 0 * Chất lượng học sinh và học sinh giỏi Hai mặt   Năm học 2010­2011 Bậc học Loại GD Đạt 10.939 HS 99.5% Tiểu học Chưa đạt 60 HS 0.5% Tốt 8309 77.6 Hạnh kiểm THCS Khá 1930 18.1 TB 423 3.9 Tốt 905 88.7 TTGDTX Khá 70 6.8 TB 45 4.5 Tiểu học HS Giỏi 1649 15% Học lực HSTT 4769 43,6% HS lên lớp thẳng 10.551 95.9 HS rèn hè 448 4.1 13
  14. Giỏi 915 8.5 Khá 3632 34 THCS TB 5193 48.5 Yếu 1018 9.5 Giỏi 01 0.1 Khá 144 14.1 TTGDTX TB 783 76.8 Yếu 92 0.9 Cấp Huyện 2175 HS Giỏi Cả 3 cấp Cấp Tỉnh 320 Cấp QG 4   *  Về Xây dựng đội ngũ, nghiên cứu khoa học:.        ­ Xây dựng đội ngũ: 100% đoàn viên có phẩm chất tư  tưởng tốt. Bồi  dưỡng kết nạp hàng năn gần 100 đảng viên, nâng tỷ  lệ  đảng viên trong   ngành năm 2006 58,4% lên 67,% năm 2011. Bổ sung nguồn cán bộ quản lý   cho ngành 45 đoàn viên.  70% GV xếp loại chuyên môn khá giỏi, không còn GV xếp loại chuyên   môn yếu.     Vận động cán bộ, giáo viên đi học tại chức, chuyên tu từ cao đẳng đến  đại học, trên đại học 667 người. Tỷ  lệ  giáo viên đạt trình độ  chuẩn, trên  chuẩn là:          Mầm non Tiểu học Trung học TTGDTX PGD Năm  Đạt  Trên  Đạt  Trên  Đạt  Trên  Đạt  Trên  Đạt  Trên  học chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn 10­11 100 48 100 60,4 100 61,2 100 3,3 100 25,4  ­  Phong trào viết SKKN:       Vận động đoàn viên cải tiến nội dung, phương pháp dạy học, viết và   ứng dụng SKKN vào giảng dạy, trong 7 năm có     SK được xếp loại  ở  huyện, SK được xếp loại cấp tỉnh. Riêng năm học 2010­ 2011 có 852 SK ,   102 SK xếp loại A gửi về HĐKH ngành giáo dục Thanh Hoá đánh giá xếp   loại. Năm Cấp quản lý Loại A Loại B Loại C Tổng Huyện 112 168 220 500 2004­ 2005 Tỉnh 5 27 60 92 Huyện 96 191 217 504 2005­ 2006 Tỉnh 1 14 53 68 Huyện 101 189 257 547 2006­ 2007 Tỉnh 1 12 44 67 14
  15. Huyện 104 240 267 611 2007­ 2008 Tỉnh 1 24 54 89 Huyện 121 240 267 628 2008­ 2009 Tỉnh 1 19 69 89 Huyện 83 163 237 483 2009­ 2010 Tỉnh 3 22 64 89 2010­ 2011 Huyện 103 259 335 853 2. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện, là một chủ  tịch Công đoàn  ngành, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác  XHHGD trong các nhà trường: ­ Muốn làm tốt công tác XHHGD trước hết nội lực của ngành giáo  dục phải tốt, phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Phải có kỷ cương, hạn chế  tối đa tiêu cực của ngành trong lúc ngành đang thực hiện cuộc vận động   “Hai không”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh”,  hoạt động giáo dục phải có hiệu quả, giáo dục phải được dân tin, khi dân   tin thì sẽ làm tốt công tác XHHGD. ­ Thực hiện XHHGD phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền   các cấp. Giáo dục không gắn với các cấp uỷ đảng và chính quyền thì không   thể  làm giáo dục được. Ngoài ra giáo dục phải làm tốt các hoạt động liên  ngành và các tổ chức đoàn thể xã hội. ­ Ngành phải biết tham mưu với các cấp lãnh đạo, muốn tham mưu có  hiệu quả  thì phải dựa trên những việc làm có hiệu quả  và tín nhiệm của   các hoạt động trong ngành. ­ Phải biết định hướng nhận thức về giáo dục và XHHGD tác động đến   các tầng lớp nhân dân để  mọi người nhận thức đúng đủ, thấy được trách   nhiệm của mình trong công tác giáo dục. Muốn có nhân tố  con người thì  phải chăm lo đến giáo dục. ­ Hình thức cho công tác XHHGD phải đa dạng và hợp lòng dân, hiệu   quả  nhưng phải có trọng điểm, có định hướng và hoàn toàn chủ  động.  Người làm giáo dục phải tâm huyết, phải biết vận động quần chúng, khai   thác những lợi thế trong dân để phát huy sức mạnh tổng hợp. ­ Phải tổ  chức sơ  kết, tổng kết định kỳ  để  đánh giá lại những việc  đã đạt được, những việc chưa làm được và   định hướng công việc trong  thời gian tiếp theo. 3. Kết luận Đất nước đang trên đường đổi mới, giáo dục và cách làm giáo dục   cũng phải đổi mới thì mới phù hợp và đáp  ứng được yêu cầu của xã hội.  15
  16. XHHGD đã tạo ra sức mạnh tổng hợp làm cho sự  nghiệp giáo dục phát  triển trong khi đất nước đầu tư cho giáo dục còn ít. XHHGD đã mang đến   một chất mới về  huy động sức mạnh của   cộng đồng chăm lo cho giáo dục. Các quan điểm đổi mới giáo dục đã được   tuyên truyền sâu rộng đến từng gia đình, dòng họ… Do vậy đã nâng cao  nhận thức của mọi người về vị trí, vai trò của giáo dục. XHHGD đã huy động được nhiều lực lượng xã hội, tập thể cá nhân   chung sức cộng tác giáo dục, phá vỡ thế đơn độc của giáo dục. Qua đại hội  giáo dục đã tạo ra sự  đồng bộ  trong xây dựng môi trường giáo dục Nhà  trường­ Gia đình –Xã hội. Tạo ra động lực thúc đẩy các mục tiêu của công   tác  giáo  dục.  Cơ  sở  vật  chất  của  nhà  trường   được  cải  tạo,  nâng   cấp.  XHHGD là biến việc giáo dục từ  một số  người thành việc giáo dục của   mọi người, là tạo ra thời cơ để mọi người, mọi tầng lớp nhân dân được và  phải tham gia trực tiếp vào giáo dục. XHHGD  ở  trên một địa bàn có sự  chỉ  đạo đồng bộ  là điều kiện tốt  nhất để  vực dậy giáo dục  ở  mọi địa phương.  Là cơ  hội tốt nhất để  phát  huy mọi năng lực, tiềm tàng của toàn xã hội. Như vậy, thực hiện  công tác xã hội hoá giáo dục  là phát động phong   trào cách mạng quần chúng làm giáo dục và huy động toàn xã hội tham gia  sự nghiệp giáo dục. Đồng thời còn là việc mở rộng các nguồn đầu tư, khai  thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử  dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, thực sự coi giáo dục là quốc   sách hàng đầu. Những biện pháp nêu trên tuy chưa phải hoàn chỉnh nhưng với cách  làm, cách đổi mới ở trên sẽ đạt được những kết quả  nhất định trong công  tác thực hiện XHHGD. Nó sẽ  góp phần rất lớn vào việc xây dựng cơ  sở  vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, huy động các nguồn lực cho các   nhà trường, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; “Học   tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Xây dựng trường học   thân thiện, học sinh tích cực”.                                                                        Nga Sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2011                                                                        NGƯỜI THỰC HIỆN                                                                                                                       Ngô Thanh Nghị 16
  17. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN XàHỘI HÓA GIÁO DỤC­ KHÂU ĐỘT PHÁ NHẰM TĂNG  CƯỜNG  CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC  TOÀN DIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN                                      HỌ TÊN TÁC GIẢ: Ngô Thanh Nghị                          CHỨC VỤ: Chủ tịch công đoàn giáo dục                                      ĐƠN VỊ: Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá                                      SKKN THUỘC LĨNH VỰC: Quản lý 17
  18. NĂM HỌC: 2010 – 2011 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1