intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng tạo (Bài 1)

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

137
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng tạo (Bài 1) : Ai cũng sáng tạo được. Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỹ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay thế con người, sẽ tạo nên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ thuần túy dựa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng tạo (Bài 1)

  1. Sáng tạo (Bài 1) : Ai cũng sáng tạo được. Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỹ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay thế con người, sẽ tạo n ên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ thuần túy dựa vào kỹ năng kiến thức. Sáng tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện các vấn đề thuộc đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế, sáng tạo không chỉ thu hút và trao đặc quyền dành riêng cho một nhóm người nào đó, mà phải là, nên là, cho tất cả mọi người. Những người sáng tạo và những người sẽ sáng tao: Ai cũng sáng tạo được, nếu bạn muốn và thật sự tin rằng các ý tưởng đang ở quanh đây chỉ chờ bạn túm lấy nó. Chỉ cần một lần mở khóa cho năng lực sáng tạo khai sinh, bạn chợt nhận ra rằng: bạn được ban tặng một bộ óc sáng tạo tuyệt vời nhưng im ắng tự bấy lâu chỉ vì bạn đã thiếu can đảm khơi dậy nó.
  2. Tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo tiềm ẩn, hiệu quả của nó tùy người, tùy lúc có thể khác nhau vì chúng ta khác nhau bởi di truyền, bởi tác động của không gian và thời gian, bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh và môi trường xã hội nơi ta sống. Sức sáng tạo của một nông dân nghèo thất học khi tự chế tạo ra một nông cụ thì sức sáng tạo đó không thua kém gì với bất kỳ một sức sáng tạo nào khác. Nếu người nông dân đó có được trình độ của một kỹ sư, một nhà khoa học thì sẽ như thế nào? Và nếu bạn thực hiện một cú nhảy trong tư duy để khai phá tiềm năng sáng tạo của chính mình thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi đến đâu? Trước khi tìm hiểu các trình tự để tìm ra ý tưởng sáng tạo, vấn đề quan trọng nhất là bạn phải can đảm. Nhận biết khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình, biết mình có những ý tưởng muốn truyền đạt nhưng bạn sợ hãi vì lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị thui chột. Cho dù bạn có nghiên cứu, học hỏi rất nhiều, rất nhiều các kỹ năng, bí quyết sáng tạo nào chăng nữa, thì nó cũng chẳng có ích gì. Nếu bạn không vượt qua được sự sợ hãi thì bạn sẽ không bao giờ có được ý tưởng sáng tạo mà đáng lẽ ra bạn có khả năng làm được. Bạn phải luôn biết rằng: Mọi người, ai ai cũng đều có quyền được sáng tạo và ai cũng sáng tạo được. Chúng ta luôn luôn có khả năng tìm ra những ý tưởng khác, không có ý tưởng nào là ý tưởng cuối cùng cả, ý tưởng nối tiếp ý tưởng và ý tưởng mới có thể sẽ tốt hơn, phù hợp hơn mà thôi. Thực ra, hiểm trở khó vượt qua nhất, chướng ngại đầu tiên trên con đường đi tìm sáng tạo của bạn chính là sự lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình. Chính nó đã bóp chết, tàn phá những ý tưởng sáng tạo của bạn ngay từ lúc vừa mới manh nha. Đó là sự sợ hãi, có thể bạn đã không nhận biết: Bạn đã làm việc chăm chỉ, rất muốn có những ý tưởng sáng tạo và đôi lúc dường như bạn có được nó nhưng rồi bạn buông xuôi, chẳng thà chấp nhận mình là người kém cõi, bình thường còn hơn là phải nhìn thấy cái nhếch mép mĩa mai của một ai đó và thế là nhà máy sáng tạo của bạn đóng cửa từ đây, có thể là vĩnh viễn.
  3. Tại sao bạn lại phải lo lắng, quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với mình? Chẳng có ai rổi hơi lập kế hoạch theo dõi, dò xét bạn cả. Họ có hàng ngàn vấn đề của riêng họ cần phải giãi quyết đã là quá đủ đối với họ rồi. Có ai thật sự quan tâm đánh giá bạn đâu? Thi thoảng cũng có thể bạn gặp phải trêu chọc, cười chê nhưng đàng sau sự chế giễu đó phần nhiều lại là sự nể nang, e sợ trước những sáng tạo, cho dù đó là sáng tạo “điên rồ”. Bạn hãy thử nhớ lại xem, lúc bạn giễu cợt “sáng tạo” của ai đó, một chút cảm phục và e sợ mới là cảm giác thật sự chứ không phải hoàn toàn chỉ là sự cười chê. Có lẽ bạn cũng còn sợ, sợ tất cả mọi người sẽ cười bạn, sợ ý tưởng chưa tốt nên công ty sẽ cho bạn nghỉ việc, sợ gia đình trách móc, sợ người yêu xấu hổ vì bạn nên sẽ chia tay, sợ suốt đời phải mang tiêng là tên thất bại….Thế thì, bạn hãy sáng tạo thật nhiều ý tưởng vào, bạn sẽ là “Bách khoa sáng tạo- Thiên tài ý tưởng”, bạn là người dám chơi hết mình thì thất bại chỉ là cái đinh gỉ. Bạn hãy làm điều mà người khác không dám làm: Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo để thay đổi, để đạt hạnh phúc. Bạn sẽ khác liền và bạn sẽ có những nụ cười, bạn sẽ không còn bận tâm người khác nghỉ gì về mình, chuyện vặt vãnh ! Bạn sẽ tự tin và tự hào về bản thân hơn nữa.
  4. Bạn đi câu, thường là chỉ tóm được những chú cá nhỏ. Nhưng cũng chính nhờ vậy, bạn sẽ vui sướng hơn khi có được con cá lớn. Rồi một hôm, cầm chàng cá đặc biệt trên tay, bạn sẽ có dịp tận hưởng niềm hạnh phúc đặc biệt. Hãy tự do, hãy là trẻ thơ, hãy luôn tươi mới! Trẻ thơ chỉ đi tìm niềm vui và luôn có được niềm vui. Trẻ thơ không bị ai trêu ghẹo là gàn dỡ vì chúng không quan tâm đến sự gàn dỡ. Bạn hãy như trẻ thơ, hãy can đảm vượt qua chướng ngại đầu tiên: sự lo lắng và xấu hổ. Bằng không, bạn sẽ mãi mãi đứng ngoài nhìn vào khu vườn sáng tạo với ánh mắt nghi ngại, e dè nhưng thèm muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2