Sếp tôi - Tiền và tài không đi đôi với nhau
lượt xem 5
download
Tôi may mắn được tuyển dụng vào một công ty chuyên đào tạo ngoại ngữ mới khai trương. Hôm phỏng vấn tôi không phải là giám đốc mà là chú trưởng phòng kinh doanh nên tôi chỉ biết Sếp còn rất trẻ. Sau khi vào làm việc, trực tiếp gặp Sếp, tôi mới thấy quá đỗi ngạc nhiên bởi Sếp không chỉ trẻ mà là… quá trẻ!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sếp tôi - Tiền và tài không đi đôi với nhau
- Sếp tôi - Tiền và tài không đi đôi với nhau Tôi may mắn được tuyển dụng vào một công ty chuyên đào tạo ngoại ngữ mới khai trương. Hôm phỏng vấn tôi không phải là giám đốc mà là chú trưởng phòng kinh doanh nên tôi chỉ biết Sếp còn rất trẻ. Sau khi vào làm việc, trực tiếp gặp Sếp, tôi mới thấy quá đỗi ngạc nhiên bởi Sếp không chỉ trẻ mà là… quá trẻ! Sếp mới 24 tuổi đầu (còn ít hơn tôi một tuổi), mới đi du học bên Pháp về và hay diện những bộ váy áo vô cùng diêm dúa. Tuy
- nhiên, sự ngạc nhiên trong tôi cũng qua nhanh và thay vào đó là lòng ngưỡng mộ: “Người ta ít tuổi hơn mình mà đã giỏi giang đến thế! Làm giám đốc của cả một công ty thế này, chắc là phải tháo vát và năng động lắm!” hóa ra tôi nhầm. Buổi sáng 9 giờ, Sếp mới đến công ty với khuôn mặt đã được trang điểm hết sức công phu. Sau một hồi hạch sách, quát mắng, nhìn ngó hết nhân viên này đến nhân viên khác, Sếp đi lên phòng đóng chặt cửa lại. Có hôm tôi lên xin chữ ký thì thấy Sếp ngủ ngon lành, hôm khác lại thấy Sếp hô “chờ một tí!” vì đang mải chát với cô bạn bên Pháp. Còn nữa, mẹ của Sếp luôn có mặt thường xuyên ở công ty để thay con gái giám sát nhân viên và làm “quân sư” cho cô con gái khi cần. Bà luôn dặn đi dặn lại chúng tôi là phải lo cho bữa ăn, giấc ngủ của Sếp, buổi trưa phải có một người ở lại công ty để Sếp gọi khi cần. Mà… chúng tôi thì lại muốn ra ngoài ăn trưa hoặc về nhà nghỉ ngơi cho thoải mái. Vậy là nhân viên đành phải cắt cử nhau ở lại “phục vụ yêu cầu” của Sếp mỗi trưa. Tôi cũng chưa bao giờ thấy nhân viên được
- nghỉ đúng giờ kể từ khi vào đây làm việc cả. Hết giờ làm rồi mà Sếp vẫn cứ sai hết việc nọ đến việc kia mà nhiều khi, chỉ là những việc không đâu nên nhân viên ai nấy đều thấy khó chịu. Lương thì thấp nhưng Sếp luôn kêu ca rằng chúng tôi làm không bõ đồng tiền của Sếp trả cho, rằng chúng tôi chỉ nhanh nhanh để nghỉ “ăn cắp” thời gian làm việc… Trong khi đó, hễ có cô bạn nào đang đợi ở quán cà phê là Sếp xúng xính đi ngay và phó mặc công ty cho chú trưởng phòng kinh doanh và mẹ Sếp cai quản, khi nào chơi chán mới về. Sau này, nhân viên đều tự ngầm hiểu với nhau: Mọi phí tổn thành lập công ty, làm giấy phép đăng ký kinh doanh, giao dịch khách hàng đều do một tay mẹ Sếp lo hết. Sếp chỉ việc leo lên ngồi ở cái ghế giám đốc và “thực tập” công việc làm nhà doanh nghiệp trẻ. Gia đình Sếp có tiền để cho Sếp mở công ty riêng nhưng Sếp lại chẳng có tài để quản lý, điều hành và phát triển nó. Hóa ra mọi điều tôi nghĩ mới thực sự là sai lầm. Không phải cứ trẻ tổi và mở được công ty riêng là đã giỏi giang. Sự tài giỏi nằm ở trí tuệ của
- mỗi người và cần phải có thời gian để tích lũy kinh nghiệm và vốn sống mới được. Vậy nên, mới hoạt động được chưa đầy hai tháng mà nhân viên công ty đã vơi bớt gần một nửa. Chẳng ai muốn làm nhân viên của Sếp nữa/ Còn tôi, có lẽ cũng chỉ là nhân viên của Sếp đến cuối tháng nữa thôi. Lời bàn Có thể nói, làm việc cho một Giám đốc “trẻ con” không hiẻu biết bất cứ điều gì thì thật là chán. Có cảm tưởng rằng cả ngày Sếp chỉ biết có việc đến công ty, hạch sách nhân viên một hồi để “ra oai” rồi lên phòng đóng chặt cửa, hết ngủ lại chát, hết chát lại chơi mà thôi. Đã thế lại không coi nhân viên ra gì, hết nhiếc mắng, xét nét rồi đến bắt họ ở lại phục vụ buổi trưa hay làm quá thời gian quy định trong khi lương lại thấp.
- Sếp tuy mang tiếng đi du học về nhưng có lẽ đó chỉ là cái danh để giao dịch, quảng cáo, tiếp thị với khách hàng chứ trên thực tế, mọi việc đều đã có mẹ Sếp lo cả. Mới hoạt động có gần hai tháng mà đã có một nửa số nhân viên xin nghỉ việc thì chứng tỏ rằng họ đều đã hiểu được rất nhiều về Sếp của mình và tương lai sau này của công ty. Chẳng có gì có thể đảm bảo rằng một công ty như vậy trong thời gian tới sẽ ngày một đi lên hay làm ở đó nhân viên có cơ hội thăng tiến và tích lũy được thêm kinh nghiệm gì cả. Bởi vậy, việc họ ra đi là điều tất yếu sẽ xảy ra không sớm thì muộn. Nếu bạn là Sếp, bạn từng nghĩ rằng: tiền có thể làm nên danh vọng, có tiền là muốn gì cũng được thì bạn đã lầm! Đúng là tiền có thể giúp ta làm rất nhiều điều, thậm chí… lên được những vị trí mà ta mong muốn. Thế nhưng, nếu đã trở thành một nhà lãnh đạo rồi mà ngoài tiền ra, bạn chẳng có gì cả: phong cách của nhà lãnh đạo không, tài năng không, năng lực quản lý cũng không thì sớm hay muộn, bạn cũng sẽ đưa công ty đi thụt lùi. Không những
- nhân viên không nể phục bạn mà còn chế giễu bạn sau lưng nữa. Đối với một nhà lãnh đạo, như vậy thì còn gì đáng buồn bằng?! Vậy nên, muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì có tiền thôi chưa đủ, bạn phải tích lũy kinh nghiệm, học hỏi của những người đi trước, và rèn luyện tác phong của một nhà quản lý chuyên nghiệp. Khi ấy, tiền kết hợp với tài sẽ giúp bạn có được những thuận lợi lớn trong công việc và từng bước khẳng định mình trên thương trường dễ dàng hơn. Tài năng thì phải do bạn tự rèn luyện mỗi ngày mới có, còn năng lực quản lý thì bạn cần nắm vững những điểm cơ bản sau: - Đối với nhân viên phải đặt ra mức thưởng, phạt rõ ràng - Chú ý phát hiện những nhân tài để giao cho những trọng trách lớn trong công việc - Biết cách giải quyết mọi công việc liên quan đến công ty và hỏi ý kiến cấp dưới khi cần thiết - Phải tự học hỏi, tu dưỡng đạo đức và chuyên môn vững vàng
- - Đối xử với nhân viên ân cần, quan tâm và chu đáo như với người thân trong gia đình, đồng thời khi cần cũng phải tỏ ra nghiêm khắc - Mỗi người đều có lòng tự trọng riêng, bởi vậy nếu có tức giận đến mấy thì bạn cũng nên tránh thái độ cửa quyền, mắng mỏ, xúc phạm họ không ra gì. - Biết cách sắp đặt công việc cụ thể cho từng nhân viên một cách hợp lý - Có chế độ đãi ngộ, động viên, khen thưởng cấp dưới kịp thời - Luôn chú ý trong cách nói năng, đi đứng, cử chỉ… sao cho người khác thấy ở bạn toát lên phong thái của một nhà lãnh đạo tin cậy Những điều trên chỉ là những điều cơ bản nhất mà ông chủ cần quan tâm trong cách quản lý và đối xử với cấp dưới. Bạn biết không, ông chủ biết cách trả lương cao chưa chắc đã giữ được chân nhân viên giỏi bằng một ông chủ khéo léo trong đối xử với cấp dưới. Bởi vì ngoài mục đích đi làm vì tiền lương, nhân viên
- còn muốn tạo lập nhiều mối quan hệ mới, đặc biệt là mối quan hệ công sở giữa đồng nghiệp với nhau và giữa Sếp với nhân viên. Không khí làm việc thoải mái và thân tình còn đáng giá gấp ngàn lần, lương cao mà căng thẳng và mệt mỏi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 câu cấm kị khi nói với sếp
4 p | 252 | 67
-
Những câu sếp không nên nói với nhân viên
5 p | 187 | 65
-
CÁC BÍ MẬT TRONG QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG VÀ BÀI HỌC
4 p | 127 | 28
-
Những câu nói tối kỵ trong công việc
4 p | 136 | 22
-
6 hành vi tối kỵ nơi công sở
4 p | 117 | 22
-
Quản lý “nhân viên di động”
6 p | 93 | 22
-
Tích lũy để trở thành sếp
4 p | 126 | 21
-
Khủng hoảng khiến sếp bớt tiêu hoang
5 p | 83 | 21
-
Lấy trung thực làm chính sách tại nơi làm việc?
5 p | 130 | 20
-
Trong công việc, chớ nên nói...
3 p | 69 | 9
-
"Tai hoạ" nên tránh nơi công sở
4 p | 92 | 8
-
Bí mật của sếp giỏi
3 p | 71 | 8
-
Làm gì để được sếp... "cưng"?
5 p | 87 | 7
-
Nghỉ việc thế nào cho chuyên nghiệp?
3 p | 88 | 6
-
Chân dung sếp tồi
6 p | 58 | 5
-
10 trò đùa “cá tháng tư” tại công sở
3 p | 86 | 4
-
Bạn muốn bỏ việc?
3 p | 76 | 4
-
Nhân viên văn phòng và nỗi lo mất việc
3 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn