intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh lý đau

Chia sẻ: Lanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

87
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế + Đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự hay tiềm tàng của các mô, hoặc được mô tả theo kiểu giống như thế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh lý đau

  1. SINH LÝ ĐAU
  2. NỘI DUNG: 1. Đại cương về cảm giác đau. 2. Bộ phận nhận cảm giác đau. 3. Đường dẫn truyền cảm giác đau 4. Trung tâm nhận thức cảm giác đau 5. Đáp ứng với cảm giác đau của cơ thể 6. Một số phương pháp giảm đau
  3. Đau là gì? - Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế + Đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự hay tiềm tàng của các mô, hoặc được mô tả theo kiểu giống như thế.
  4. Đau là gì? - Như vậy: + Đau vừa có tính thực thể + Đau một cảm giác báo hiệu một tổn thương thực thể tại chỗ + Mang tính chủ quan tâm lý, bao gồm cả những chứng đau tưởng tượng, đau không có căn nguyên hay gặp trên lâm sàng.
  5. Mục đích của cảm giác đau Đau là một cơ chế bảo vệ của cơ thể. Tổn thương → Cảm giác đau xuất hiện → đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Hầu như tất cả các bệnh đều có triệu chứng đau. Khả năng chẩn đoán bệnh thường phụ thuộc vào kiến thức về đau của các thầy thuốc.
  6. Phân loại cảm giác đau 1.3.1 Phân loại đau theo cơ chế 1.3.2 Phân loại đau theo thời gian và tính chất 1.3.3 Phân loại đau dựa theo cảm nhận:
  7. Phân loại đau theo cơ chế Gồm: - Đau do cảm thụ thần kinh (nociceptive pain). - Đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic pain). - Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain).
  8. @ Đau do cảm thụ thần kinh - Là đau do thái quá về sự kích thích nhận cảm đau tổn thương mà bắt đầu từ các thụ cảm thể nhận cảm đau tổn thương rồi dẫn truyền hướng tâm về thần kinh trung ương; (thường gặp nhất trong chấn thương, nhiễm trùng, thoái hóa...) - ở giai đoạn mạn tính, người ta nhận thấy cơ chế này có trong những bệnh lý tổn thương dai dẳng, ví dụ như trong các bệnh lý khớp mạn, hay trong ung thư.
  9. Đau do nguyên nhân thần kinh - Do bị chèn ép thân, rễ hay đám rối thần kinh (như đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống, u bướu...) - Thực chất là đau có nguyên nhân thực thể (đau tổn thương) - Ngoài ra, còn thường gặp chứng đau hỗn hợp (mixed pain) bao gồm cả cơ chế đau nhận cảm và đau thần kinh.
  10. Đau do căn nguyên tâm lý - Đặc điểm: + Là những cảm giác bản thể hay nội tạng, ám ảnh nhiều hơn là đau thực thụ + Phong phú, không rõ ràng hoặc luôn thay đổi và thường lan tỏa, triệu chứng học không điển hình. + Thường gặp: bệnh hysteri, bệnh rối loạn cảm xúc (trầm cảm), tự kỷ ám thị về bệnh tật, bệnh tâm thần phân liệt...
  11. @ Phân loại đau theo thời gian và tính chất: + Cấp tính + Mãn tính - Theo quy ước cổ điển, người ta ấn định giới hạn phân cách đau cấp và mạn tính là giữa 3 và 6 tháng.
  12. @ Đau cấp tính: - Là đau mới xuất hiện - Có cường độ mạnh mẽ - Có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích - Bao gồm: đau sau phẫu thuật, đau sau chấn thương, đau sau bỏng, đau sản khoa
  13. @ Đau mạn tính: - Là chứng đau dai dẳng - Tái đi tái lại nhiều lần. - Nó làm cho cơ thể bị phá hủy về thể lực và cả về tâm lý và xã hội. - Đau mạn tính bao gồm: đau lưng và cổ, đau cơ, đau sẹo, đau mặt, đau khung chậu mạn tính, đau do nguyên nhân thần kinh
  14. Phân loại cảm giác đau theo cảm nhận - Thường được phân làm 3 loại chủ yếu: + Đau nhói : xuất hiện khi một vùng da rộng bị kích thích tấy mạnh + Đau rát. + Đau quằn quại – đau vật vã: sâu bên trong cơ thể gây khó chịu cho bệnh nhân.
  15. Ngưỡng đau - Cường độ kích thích nhỏ nhất có thể gây ra được cảm giác đau được gọi là ngưỡng đau - Cường độ kích thích mạnh sẽ gây ra cảm giác đau sau một thời gian ngắn (1 giây) - Cường độ kích thích nhẹ đòi hỏi thời gian dài hơn (vài giây) mới gây được cảm giác đau.
  16. Ngưỡng đau - Phương pháp thường dùng: + Dùng kim châm vào da với áp lực nhất định (đo được áp suất) + Hoặc dùng nhiệt tác động vào da (đo được nhiệt độ).
  17. Ngưỡng đau + Kết quả : . Có thể có tới 22 mức nhận biết khác nhau về độ đau (đi từ mức không đau đến mức đau nhất) . Ít có sự khác nhau giữa các cá thể về ngưỡng đau nhưng ngược lại phản ứng với cảm gíac đau lại rất khác nhau giữa các cá thể và các chủng tộc
  18. BỘ PHẬN NHẬN CẢM GIÁC ĐAU 2.1 Vị trí: 2.2 Các loại bộ phận nhận cảm giác đau
  19. Vị trí Trên bề mặt da và các mô như màng xương, thành động mạch, bề mặt khớp, lều não, khung vòm sọ.  Hầu hết các mô của các tạng trong cơ thể có ít bộ phận nhận cảm cảm giác đau Mô này có tổn thương rộng, các kích thích được tập hợp lại gây cảm giác đau nội tạng.
  20. Các loại bộ phận nhận cảm giác đau Các tác nhân cơ học, nhiệt, hóa học đều có khả năng kích thích vào các bộ phận nhận cảm giác đau Thường nhạy cảm với trên một loại tác nhân kích thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2