Sinh sản hữu tính và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể
lượt xem 21
download
Trước tiên, ta đề cập chủ yếu phương thức sinh sản hữu tính ở eukaryote và mối liên quan giữa nó với sự ổn định về số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng của mỗi loài. Thực ra, các eukaryote có hai kiểu sinh sản chính, vô tính và hữu tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sinh sản hữu tính và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể
- Sinh sản hữu tính và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể Trước tiên, ta đề cập chủ yếu phương thức sinh sản hữu tính ở eukaryote và mối liên quan giữa nó với sự ổn định về số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng của mỗi loài. Thực ra, các eukaryote có hai kiểu sinh sản chính, vô tính và hữu tính. Sự sinh sản vô tính (asexual reproduction) xảy ra khi một cá thể đơn độc tạo ra một cá thể mới giống nó; đây là phương thức sinh sản phổ biến ở thực
- vật và các động vật đơn giản. Sự trinh sinh (parthenogenesis) ở rệp cái chẳng hạn là một trường hợp đặc biệt, cũng sinh con nhưng không qua thụ tinh. Nói chung, con cái sinh ra bằng cách này thì giống với bố mẹ về mặt di truyền. Sự sinh sản hữu tính (sexual reproduction) xảy ra khi các cá thể tạo ra các tế bào sinh dục đực và cái, hay các giao tử (gametes), đến lượt chúng kết hợp với nhau tạo thành một tế bào trứng được thụ tinh gọi là hợp tử (zygote), tức một tế bào hoàn chỉnh mà từ đó phát triển thành một cá thể mới. Hình thức sinh sản này xảy ra ở hầu như toàn bộ các kiểu sinh vật, kể cả các động vật đơn giản nhất như con sum (Balanus) chẳng hạn, các thực vật, và thậm chí cả vi khuẩn. Ở vi khuẩn, có các kiểu trao đổi
- thông tin di truyền như tiếp hợp, biến nạp và tải nạp được gọi là sinh sản cận tính (parasexual; vấn đề này được trình bày riêng trong giáo trình Di truyền Vi sinh vật và Ứng dụng). Thông thường thì các giao tử đực và cái bắt nguồn từ các cá thể khác nhau, cho nên đời con sinh ra khác với bố mẹ chúng về nhiều chi tiết. Đây là nội dung chính mà chương này sẽ tập trung thảo luận. Còn sự tự thụ tinh được xem là trường hợp ngoại lệ quan trọng của sinh sản hữu tính (xem chương 12). Hợp tử cái → (N)x → Con cái trưởng thành → G → Trứng Hợp tử đực → (N)x → Con đực trưởng thành → G → Tinh trùng -------------[Sinh trưởng]------------------- * ----[Phát sinh]---- * --[Thụ tinh]--
- giao tử / bào tử Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát về sinh trưởng và sinh sản ở sinh vật hữu tính. Ở đây cho thấy số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) tương ứng với các giai đoạn khác nhau (hàng dưới cùng). Ký hiệu (N)x biểu thị nhiều lần nguyên phân, và G - giảm phân. Sơ đồ tổng quát về sự sinh trưởng và sinh sản của sinh vật sinh sản hữu tính được trình bày ở hình 3.1. Trên nguyên tắc, mỗi hợp tử nhân được hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (haploid) ký hiệu là n, một từ giao tử đực và một từ giao tử cái; nên số lượng nhiễm sắc thể trong hợp tử là lưỡng bội (diploid), tức 2n đặc trưng và ổn định cho loài. Mỗi bộ đơn bội chứa n nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi chiếc hay
- kiểu nhiễm sắc thể chỉ có mặt một lần và chứa các gene khác nhau. Tập hợp toàn bộ các gene trong một bộ nhiễm sắc thể đơn bội như thế được gọi là bộ gene nhiếm sắc thể tương đồng (homologous chromosomes). (genome). Như vậy, trong bộ lưỡng bội đặc trưng của các tế bào soma, các nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước và trật tự phân bố các gene - một có nguồn gốc từ bố và một từ mẹ - gọi là các Ở sinh vật đa bào, hợp tử tăng số lượng tế bào nhờ quá trình nguyên phângiảm phân (meiosis), tức kiểu phân chia tế bào tạo ra các giao tử có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa (n). Quá trình này được gọi là phát sinh giao tử (gametogenesis) ở động vật và phát sinh
- bào tửthụ tinh (fertilization), các giao tử cái hay trứng (egg) và giao tử đực hay tinh trùng (sperm) hợp nhất với nhau tạo thành các hợp tử đời con. Các hợp tử mới này lại bắt đầu đi vào một chu kỳ sinh trưởng và sinh sản y hệt như vậy. (mitosis), là kiểu phân chia tế bào tạo ra các tế bào con có số lượng nhiếm sắc thể 2n được giữ nguyên. Khi cơ thể đạt tới độ thành thục sinh dục, một số tế bào của cơ quan sinh sản trải qua (sporogenesis) ở thực vật. Sau đó, trong quá trình Bảng 3.1 Số lượng nhiễm sắc thể 2n của các tế bào soma ở một số loài Loài động vật 2n Loài thực vật 2n
- Đậu Hà Lan Người (Homosapiens) 46 (Pisumsativum) 14 Chimpanzee (Pantroglodites) 48 Ngô (Zea mays) 20 Bò (Bos taurus) 60 Lúa gạo (Oryza sativa) 24 Ngựa (Equuscaballus) 64 Lúa mạch (Secalcereale) 14 Lúa mỳ Lừa (Equus asinus) 62 (Triticumdurum) 28 Lúa mỳ Chó (Canisfamiliaris) 78 (Triticumvulgare) 42 Khoai tây Mèo (Felis catus) 38 (Solanumtuberosum) 48 Chuột nhắt Thuốc lá (Musdomesticus) 40 (Nicotianatabacum) 48 ~78 12 Gà Loa kèn
- (Gallusdomesticus) (Liliumlongiflorum) Ếch cự (Rana pipiens) 26 Mận (Prunusdomestica) 48 Cá chép Bông (Cyprinuscarpio) 104 (Gossypiumhirsutum) 52 Ruồi giấm Hướng dương (D.melanogaster) 8 (Helianthus annuus) 34 Mỗi loài có một số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng; nghĩa là tất cả các cá thể của cùng một loài thì có số lượng nhiễm sắc thể như nhau. Số lượng nhiễm sắc thể này ở hầu hết các loài động-thực vật là lưỡng bội (2n) được giới thiệu ở bảng 3.1, và ở một số loài là đơn bội (n) - theo nghĩa có pha đơn bội là chính - như các nấm mốc bánh mỳ hồng (Neurospora crassa, n = 7), mốc bánh mỳ đen (Aspergillus nidulans, n = 8), nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae, n =
- 17)...Rõ ràng là số lượng nhiễm sắc thể không tương ứng với nấc thang tiến hóa của các loài. Tuy nhiên, ta có thể thấy các loài có quan hệ họ hàng gần nhau như người và chimpanzee hay ngựa và lừa thì có số lượng nhiễm sắc thể gần bằng nhau. Cũng cần lưu ý rằng, ở một số loài thuộc bộ cánh màng Hymenoptera như ong mật (Apis mellifera) chẳng hạn, con cái là 2n = 32 và con đực là n = 16. Đối với các sinh vật này người ta dùng thuật ngữ là đơn-lưỡng bội (haplodiploid). Ở một số loài động-thực vật như ngô, lúa mạch đen... bên cạnh các nhiễm sắc thể chuẩn của bộ nhiễm sắc thể bình thường (gọi là các nhiễm sắc thể A), còn có thêm một vài nhiễm sắc thể rất bé vốn sai khác giữa các cá thể, gọi là các nhiễm sắc thể thừa số (supernumerary chromosomes) hay
- nhiễm sắc thể B, để phân biệt với các nhiễm sắc thể A. Các nhiễm sắc thể này được coi là không chứa các gen quan trọng, mặc dù trong một vài trường hợp chúng ảnh hưởng lên độ hữu thụ. Ở đa số loài thuộc lớp chim (Aves), bộ nhiễm sắc thể chứa các nhiễm sắc thể rất nhỏ gọi là các vi nhiếm sắc thể (microchromosomes) và thường có số lượng lớn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
18 p | 2227 | 253
-
Giáo án Sinh học 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
8 p | 1020 | 123
-
BÀI 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC
11 p | 452 | 83
-
Sinh học 11 - Bài 42 : SINH SẢN HỮU TÍNH CỦA THỰC VẬT
8 p | 1039 | 79
-
Giáo án Sinh học 11 bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
7 p | 844 | 73
-
Sinh học 11 - Bài 45 : SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
7 p | 720 | 56
-
SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
10 p | 367 | 27
-
Nguồn gốc và tiến hoá của giun đốt
6 p | 148 | 13
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
16 p | 5 | 4
-
Giải bài tập Sinh sản hữu tính ở động vật SGK Sinh 11
3 p | 108 | 4
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh và Toán 12
10 p | 97 | 4
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 166 SGK Sinh 11
4 p | 103 | 3
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 7 bài 40 sách Kết nối tri thức: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
12 p | 22 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 178 SGK Sinh 11
3 p | 95 | 2
-
Giải bài tập Sinh sản hữu tính ở thực vật SGK Sinh 11
4 p | 160 | 2
-
Bài giảng Sinh học lớp 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
16 p | 22 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phúc Trìu, Thái Nguyên
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn