1. Tên sáng kiến : Dạy học hóa học theo trạm nhằm phát triển năng lực học sinh.<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : chương “ Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học”, <br />
<br />
thuộc chương trình lớp 10, ban cơ bản. <br />
<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến : năm học 2013 – 2014.<br />
<br />
4. Tác giả<br />
<br />
Họ và tên : Nguyễn Thị Hiền<br />
<br />
Năm sinh : 1987<br />
<br />
Địa chỉ thường trú : Yên Chính, Ý Yên, Nam Định<br />
<br />
Trình độ chuyên môn : Cử nhân sư phạm hóa học.<br />
<br />
Chức vụ công tác : Giáo viên<br />
<br />
Nơi làm việc : Trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định.<br />
<br />
Điện thoại : 0906 172 845.<br />
<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%<br />
<br />
5. Đồng tác giả : không có.<br />
<br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến :<br />
<br />
Các lớp 10a9, 10a10 năm học 2013 – 2014, trường THPT Mỹ Tho.<br />
<br />
Địa chỉ : Ý Yên – Nam Định.<br />
<br />
Điện thoại : 03503 825 970 ; 03503 825 642.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN trang 3<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: <br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
trang 5<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài trang 8<br />
3. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. trang 8<br />
3.1. Cơ sở lí luận về dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực <br />
học sinh.<br />
3.1.1. Khái niệm năng lực<br />
trang 9<br />
3.1.2. Phân loại năng lực trang 9<br />
3.1.3. Dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực <br />
trang 10<br />
3.1.4. Năng lực đặc thù cần hình thành ở bộ môn hóa học trang 11<br />
3.1.5. Đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học theo định <br />
hướng phát triển năng lực học sinh <br />
trang 13<br />
3.1.6. Dạy học theo trạm trang 13<br />
3.2. Phương pháp dạy học theo trạm áp dụng trong chương “ Tốc độ phản <br />
ứng và cân bằng hóa học”<br />
3.2.1. Vị trí, nội dung cơ bản và đặc điểm kiến thức trong chương “ Tốc <br />
độ phản ứng và cân bằng hóa học” <br />
trang 15<br />
3.2.2. Các bước thực hiện dạy học theo trạm trong chương “ Tốc độ <br />
phản ứng và cân bằng hoá học” <br />
trang 15<br />
3.2.3. Nội dung các trạm và phiếu học tập. trang 17<br />
3.3. Thực nghiệm sư phạm trang 21<br />
3.3.1. Mục đích thực nghiệm<br />
3.3.2. Đối tượng, địa bàn và cách thức thực nghiệm.<br />
<br />
<br />
2<br />
3.3.3. Nội dung và thực nghiệm<br />
3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm<br />
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI trang 31<br />
1. Với việc dạy học của giáo viên.<br />
2. Với việc học của học sinh<br />
KẾT LUẬN trang 31<br />
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN trang 32<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học đang là một chủ đề <br />
nóng của giáo dục, được xã hội đặc biệt quan tâm. Xã hội nói chung và đội ngũ giáo <br />
viên trực tiếp giảng dạy nói riêng đã có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về tính khả thi <br />
của sự đổi mới này. Số người đồng tình có rất nhiều, song những người băn khoăn <br />
cũng không ít. Đó là một điều tất yếu! Từ xưa tới nay, chưa có một sự đổi mới nào <br />
diễn ra trong tuyệt đại đa số đồng thuận, đổi mới là một cuộc cách mạng không đơn <br />
giản và dễ dàng. Với tư cách là một thành viên trong hệ thống giáo dục, tôi nhận thấy <br />
bản thân mình phải có trách nhiệm hòa mình với những băn khoăn, trăn trở chung đó, <br />
để tự có cái nhìn thấu đáo từ lí luận đến thực tiễn về sự cấp thiết và tính khả thi của <br />
việc phải đổi mới phương pháp dạy học. <br />
Sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu <br />
mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo <br />
dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của <br />
việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời <br />
thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát <br />
huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới <br />
phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực <br />
hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng <br />
quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.<br />
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo <br />
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo <br />
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ <br />
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. <br />
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự <br />
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên <br />
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, <br />
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong <br />
dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo <br />
Nghị quyết số 29NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương <br />
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi <br />
mới phương pháp dạy học theo hướng này. Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục <br />
phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
với yêu cầu phát triển của xã hội. Theo đó, việc dạy học không phải là “ tạo ra kiến <br />
thức”, “ truyền đạt kiến thức” hay “ chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người <br />
học học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả <br />
năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống sau này.<br />
Một khi mục tiêu giáo dục đã thay đổi thì toàn bộ các thành tố của quá trình giáo <br />
dục, bao gồm cả nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá cũng phải chuyển <br />
đổi một cách đồng bộ, nhất quán. Bản thân tôi là từng là một học sinh, sinh viên được <br />
đào tạo từ cách dạy học truyền thống. Khi ra trường, là giáo viên vẫn sử dụng nhiều <br />
lối tư duy cũ, nhận thấy bản thân cần từng bước học hỏi, thay đổi dần phương pháp <br />
dạy học để đáp ứng với nhu cầu và xu thế của giáo dục hiện đại. Chính vì vậy tôi đã <br />
mạnh dạn sử dụng một vài kiểu dạy học phân hoá để làm quen dần với các bước thiết <br />
kế bài dạy theo hưóng “lấy học sinh là trung tâm của quá trình dạy học”. Tôi nhận <br />
thấy không phải bất kì một bài giảng hóa học nào cũng lựa chọn cách thức dạy học <br />
giống nhau. Giữ nguyên một tiêu chí là “phát huy tích tích cực hoạt động”, “khuyến <br />
khích phát triển năng lực nhận thức của học sinh”, tùy vào đặc trưng của từng bài mà <br />
ta lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.<br />
Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều sáng kiến của các anh chị đồng nghiệp <br />
nghiên cứu về dạy học theo góc áp dụng cho những bài nghiên cứu về chất cụ thể. <br />
Nhưng chưa có đề tài nào chọn lựa đổi mới phương pháp trong chương có nội dung <br />
kiến thức lí thuyết tổng quát và có các nội dung tương đối độc lập với nhau, ví dụ như <br />
chương “ Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” thuộc hóa học lớp 10. Sau khi nghiên <br />
cứu về mặt lý luận của các hình thức dạy học tích cực, đặc điểm của chương học, tôi <br />
đã đặc biệt chú ý đến cách thức tổ chức dạy học theo trạm để phát triển năng lực của <br />
học sinh. “ Dạy học theo trạm” là một trong số các kiểu dạy học phân hoá, tổ chức nội <br />
dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm / học sinh khác <br />
nhau. Phương pháp này tập trung vào "tự chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực <br />
giải quyết vấn đề cho học sinh, rất phù hợp với các môn học tự nhiên. Có rất nhiều tài <br />
liệu nghiên cứu ứng dụng của phương pháp này trong dạy học môn vật lý, tuy nhiên <br />
chưa từng tìm thấy các bài viết, bài giảng trong dạy học hoá học. Vậy, dạy học theo <br />
trạm có áp dụng trong hóa học được không?, có thể áp dụng vào những nội dung nào?, <br />
áp dụng như thế nào?, hiệu quả so với phương pháp cũ như thế nào?...<br />
Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh trên đây, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Dạy <br />
học hóa học theo trạm nhằm phát triển năng lực học sinh” để nghiên cứu lí luận và <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
thực nghiệm với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương <br />
pháp dạy học trong thời gian tới. Trong báo cáo này, tôi sẽ chỉ ra cơ sở lí luận, tính <br />
thiết thực, cách thức thực hiện và hiệu quả phát triển năng lực học sinh của phương <br />
pháp dạy học theo trạm, áp dụng cho dạy học chương “ Tốc độ phản ứng và cân bằng <br />
hoá học” thuộc chương trình hoá học lớp 10 ban cơ bản.<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: <br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
Giai đoạn hiện tại đang là giai đoạn chuyển giao giữa dạy học truyền thống và <br />
dạy học tích cực.<br />
Dạy học hóa học trước đây được đặt trong tổng thể của chương trình giáo dục <br />
định hướng nội dung. Trong đó :<br />
+ Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải <br />
quan sát, đánh giá được.<br />
+ Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với <br />
các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.<br />
+ Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. <br />
Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.<br />
Trước đây, giáo viên thường bắt đầu một bài giảng hóa học với một mô tuýp <br />
chung, đi lần lượt từ nội dung này đến nội dung khác. Thày cô là chủ thể của quá trình <br />
dạy học, là yếu tố quyết định cho sự thành bại của bài giảng. Phương pháp được lựa <br />
chọn chủ yếu là phương pháp thuyết trình, đàm thoại, và thày cô luôn làm chủ trong <br />
mọi hoạt động dạy học, có nhiệm vụ “ truyền đạt kiến thức” cho học sinh. <br />
Hệ quả là : học sinh học bài với tâm lý “ cố hiểu” , “ nếu không hiểu thì ép <br />
buộc bản thân phải thừa nhận”, “ thày cô luôn đúng”, không có tương tác phản biện, ít <br />
đưa ra quan điểm, ý kiến của mình. Học sinh dần trở nên thụ động, chỉ cố nhớ được <br />
những kiến thức đã được thày cô dạy mà không có khả năng phát hiện, giải quyết <br />
những vấn đề, nhiệm vụ mới.<br />
Chương “ tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” là một chương học có kiến <br />
thức tương đối khó, dễ gây nhầm lẫn, lúng túng cho học sinh khi làm các dạng bài tập <br />
liên quan. Mặt khác, đây lại là chương cuối cùng của hóa học lớp 10, rất nhiều giáo <br />
viên không trú trọng đến kết quả học tập nội dung của chương vì cho rằng đây không <br />
phải là kiến thức trọng tâm cho học sinh làm được bài thi đại học, cao đẳng. Đặc <br />
trưng của chương là có nhiều kiến thức lý thuyết, trước đây giáo viên thường sử dụng <br />
<br />
<br />
6<br />
phương pháp thuyết trình hoặc đàm thoại gợi mở để dạy học, khi giảng bài trên lớp <br />
thường dạy theo một trình tự từ cơ bản đến nâng cao, và học sinh chủ yếu làm việc cá <br />
nhân, có rất ít sự tương tác giữa trò – thày, giữa trò – trò. Do đó việc dạy học chủ yếu <br />
vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lý <br />
thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa <br />
thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát <br />
triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề... cho người học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự cần thiết phải đổi mới<br />
* Những đòi hỏi của xã hội<br />
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không <br />
còn là tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận các thông tin từ nhiều <br />
kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin đa chiều mà người học có thể tiếp nhận <br />
đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và cách học.<br />
Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà nó còn là công <br />
cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học, là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu <br />
quả. Công nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng hiểu biết với tầm nhìn xa, trông <br />
rộng qua hệ thống Internet kết nối thông tin trong nước và toàn thế giới.<br />
Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực <br />
chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn <br />
đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo <br />
dục nói chung, nhà trường, giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến <br />
thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức <br />
để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.<br />
* Những đòi hỏi từ sự phát triển kinh tế <br />
<br />
<br />
7<br />
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến <br />
năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp <br />
hiện đại. Mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một <br />
nước công nghiệp cớ cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ <br />
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật <br />
chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội <br />
công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.<br />
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi <br />
hỏi đất nước cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện được <br />
nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu <br />
quả cao.<br />
Bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi cần những người có trình độ học vấn rộng, có <br />
thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hoá nhằm đảm bảo chất lượng <br />
công việc. Vì thế, người lao động phải thể hiện đẳng cấp chuyên nghiệp cao và sẵn <br />
sàng gánh vác trách nhiệm. Dám chịu trách nhiệm là một trong các mối quan tâm hàng <br />
đầu của các tổ chức kinh doanh. Yêu cầu đối với người lao động không chỉ đơn thuần <br />
là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề. Cách giải quyết vấn đề linh <br />
hoạt để đối phó với các tình huống mới và sự dám chịu trách nhiệm đang đặt lên vai <br />
nền giáo dục nước nhà trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của <br />
kinh tế xã hội. Giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để có thể <br />
đào tạo ra lớp trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết làm việc độc lập và <br />
không ngừng học hỏi để theo kịp sự thay đổi của xã hội.<br />
Yêu cầu đối với lớp trẻ không chỉ là yêu cầu về kiến thức mà còn là yêu cầu về <br />
thái độ và kỹ năng làm việc. Trong dạy học truyền thống, những yêu cầu này chưa <br />
thực sự được quan tâm nhiều. Vấn đề đặt ra : cần rèn cho học sinh các kỹ năng, thái <br />
độ này ở đâu?, Khi nào?, Và làm thế nào rèn được chúng?<br />
Như vậy, dạy học cần khuyến khích sự tiếp thu độc lập các kiến thức, cho phép <br />
người học thực hành các kỹ năng, trong đó có kĩ năng xã hội, khuyến khích tính độc <br />
lập và tự chủ của người học, tạo không gian để thực hiện các chiến lược, phương <br />
pháp dạy học khác nhau nhằm có được sự lựa chọn tốt nhất cho việc giải quyết vấn <br />
đề. Chỉ trong mô hình giáo dục, dạy học như thế, người học mới được thách thức, <br />
được rèn luyện để làm chủ kiến thức và kĩ năng, qua đó họ có được năng lực học suốt <br />
đời và năng lực giải quyết linh hoạt các vấn đề thực tiễn, xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
* Những đòi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm sinh lí của người học<br />
Thời điểm công nghệ số có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống xã hội của trẻ em <br />
ngày nay. Internet có mặt khắp mọi nơi, điện thoại di động, MSM, SMS, email đang <br />
ngày càng có ảnh hưởng lớn tới sự truyền đạt thông tin.<br />
Trẻ ngày nay thu lượm thông tin rất nhanh và chia sẻ thông tin trong xã hội với <br />
tốc độ chóng mặt. Trẻ em có khả năng tìm kiếm thông tin theo các cách khác nhau. <br />
Việc sử dụng công nghệ mới khiến trẻ trở thành những người có khả năng giải quyết <br />
vấn đề và có khả năng xử lý nhiều thông tin cùng một lúc. Như vậy, thách thức đối <br />
với hệ thống giáo dục là làm cách nào để tận dụng được điều này?<br />
Những nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quốc gia trong một phần tư thế kỉ qua <br />
chứng minh rằng mỗi học sinh đều có một phương pháp học thích hợp với mình hơn <br />
những phương pháp khác, do vậy, trong dạy học giáo viên cần tổ chức các phong cách <br />
dạy khác nhau để phù hợp với các phong cách học của trẻ và với các đặc điểm của họ <br />
nhằm phát huy tối đa năng lực học của trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Với đặc trưng của chương học là có nhiều đơn vị kiến thức tương đối độc lập <br />
với nhau, tôi đã thực hiện hình thức dạy học theo nhóm học sinh, cụ thể là kiểu tổ <br />
chức dạy học theo trạm trong chương “ Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”. Sau <br />
đây, tôi sẽ trình bày mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến, đề ra các giải pháp thực hiện <br />
sáng kiến ( cả lý luận và thực hiện).<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài<br />
Nghiên cứu, hoàn thành lí luận về dạy học hóa học theo định hướng phát triển <br />
năng lực của học sinh.<br />
Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học theo trạm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Đề xuất cách xây dựng và sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học theo trạm, <br />
vận dụng vào chương “tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”.<br />
Có cơ sở lý luận để tiến hành thực nghiệm và ứng dụng trong thực tiễn đem lại <br />
hiệu quả giáo dục cao.<br />
3. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.<br />
3.1. Cơ sở lí luận về dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực <br />
học sinh.<br />
Để có thể xây dựng một bài giảng theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, trước <br />
hết, tôi đã đi tìm hiểu cơ sở lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực <br />
học sinh, cụ thể là nghiên cứu về : khái niệm năng lực, phân loại năng lực, năng lực <br />
đặc thù cần hình thành ở môn hóa học, đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học <br />
theo định hướng phát triển năng lực, phương pháp dạy học theo trạm nhằm phát triển <br />
năng lực nhận thức của học sinh.<br />
3.1.1. Khái niệm năng lực<br />
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo các cách khác nhau và mỗi cách hiểu có <br />
những thuật ngữ tương ứng:<br />
(1) Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi <br />
tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn, khả năng giải <br />
toán, khả năng nói tiếng Anh, …thường được đánh giá bằng các trắc nghiệm trí tuệ.<br />
(2) Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ / một hành động cụ <br />
thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và <br />
sẵn sàng hành động.<br />
Người học có năng lực hành động về một loại/ lĩnh vực hoạt động nào đó cần <br />
hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau:<br />
Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/ chuyên sâu về loại/ lĩnh vực hoạt động.<br />
Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích.<br />
Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện <br />
mới, không quen thuộc.<br />
Từ đó, có thể đưa ra một định nghĩa về năng lực hành động, đó là : “ năng lực là <br />
khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân <br />
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công một loại công việc trong <br />
một bối cảnh xác định”. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của <br />
cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Có thể xem xét riêng một cách <br />
tương đối phẩm chất và năng lực, nhưng hiểu theo nghĩa rộng (năng lực nguời) bao <br />
gồm cả phẩm chất và năng lực hiểu theo nghĩa hẹp.<br />
3.1.2. Phân loại năng lực<br />
Khái niệm năng lực hành động và khái niệm kĩ năng không có sự tương đồng. Kĩ <br />
năng chỉ được định nghĩa là khả năng thực hiện dễ dàng, chính xác một hành động có <br />
tính phức hợp và khả năng thích ứng trong các điều kiện đang thay đổi. Trong khi năng <br />
lực hành động được định nghĩa như là một khái niệm định hướng theo chức năng, một <br />
hệ thống phức hợp hơn, toàn diện hơn, có sự kết hợp của, nhiều thành tố như các khả <br />
năng nhận thức, kĩ năng, thái độ và chứa cả các thành phần phi nhận thức như động <br />
cơ, xúc cảm, giá trị đạo đức,…trong một bối cảnh có ý nghĩa. <br />
Phân loại năng lực :<br />
Năng lực chung : Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt <br />
lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động <br />
nghề nghiệp. Một số năng lực cốt lõi của học sinh THPT : Năng lực tự học, năng lực <br />
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực <br />
hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, n ăng lực sử dụng ngôn <br />
ngữ, năng lực tính toán.<br />
Năng lực chuyên biệt : Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ <br />
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt <br />
động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động <br />
chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm <br />
nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…<br />
3.1.3. Dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực:<br />
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo <br />
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm <br />
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì <br />
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy <br />
học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn <br />
luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong <br />
nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng <br />
nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng <br />
<br />
<br />
11<br />
riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên <br />
môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.<br />
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát <br />
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), <br />
trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể <br />
chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn <br />
học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo <br />
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, <br />
hướng dẫn của giáo viên”.<br />
Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học định hướng kết quả đầu ra <br />
nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học :<br />
a Về nội dung: <br />
Học nội dung chuyên môn → có năng lực chuyên môn: Có tri thức chuyên môn <br />
để ứng dụng vận dụng trong học tập và cuộc sống.<br />
Học phương pháp chiến lược → có năng lực phương pháp: lập kế hoạch học <br />
tập, làm việc có phương pháp học tập, thu thập thông tin đánh giá.<br />
Học giao tiếp xã hội → có năng lực xã hội: hợp tác nhóm học cách ứng xử, có <br />
tinh thần trách nhiệm khả năng giải quyết trong các mối quan hệ hợp tác.<br />
Học tự trải nghiệm đánh giá → có năng lực nhân cách: Tự đánh giá để hình <br />
thành các chuẩn mực giá trị đạo đức.<br />
b Chuẩn đầu ra:<br />
Phẩm chất : Yêu gia đình quê hương đất nước, nhân ái, khoan dung, trung thực <br />
…<br />
Năng lực chung : năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng <br />
tạo, …<br />
Năng lực chuyên biệt : Trong các môn học ở trường phổ thông, Hóa học là môn <br />
học có điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng <br />
phát triển năng lực cho học sinh.<br />
3.1.4. Năng lực đặc thù cần hình thành ở bộ môn hóa học.<br />
Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, <br />
trong chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều có đặc thù riêng và có thế <br />
mạnh để hình thành và phát triển đặc thù của môn học. Và trong môn Hóa học bao <br />
gồm 6 năng lực đặc thù :<br />
<br />
<br />
12<br />
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học<br />
Qua các bài học, học sinh sẽ nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, <br />
danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc các <br />
phân tử các chất, các liên kết hóa học). Các em sẽ viết và biểu diễn đúng công thức <br />
hóa học của các hợp chất vô cơ và các hợp chất hữu cơ các dạng công thức, đồng <br />
đẳng, đồng phân. Ngoài ra, các em còn nhận biết và rút ra được các quy tắc đọc tên và <br />
đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ. Trình bày và <br />
vận dụng được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của <br />
chúng.<br />
Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học<br />
Năng lực này bao gồm các năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận dụng <br />
thí nghiệm; năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên.<br />
Học sinh được yêu cầu mô tả và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm và rút <br />
ra những kết luận về tính chất của chất. Các bài học sẽ giúp các em sử dụng thành <br />
thạo các đồ dùng thí nghiệm. Các em sẽ tiến hành lắp đặt các bộ dụng cụ cần thiết <br />
cho từng thí nghiệm, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai <br />
trong cách lắp. Tiếp theo, các em sẽ tiến hành độc lập các thí nghiệm nghiên cứu, tìm <br />
kiếm và thu được những kiến thức cơ bản để hiểu biết giới tự nhiên và kĩ thuật. <br />
Thông qua các bài học, các em sẽ mô tả rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm, mô tả chính <br />
xác các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí <br />
nghiệm đã xảy ra và viết được các phương trình hóa học và rút ra được những kết <br />
luận cần thiết.<br />
Năng lực tính toán<br />
Thông qua các bài tập hóa học sẽ hình thành năng lực tính toán cho học sinh. Các <br />
em sẽ có thể vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo <br />
toàn điện tích, bảo toàn electron…) trong việc tính toán giải các bài toán hóa học.<br />
Học sinh còn có thể sử dụng thành thạo phương pháp đại số trong toán học và <br />
mối liên hệ với các kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa học. Đồng thời sử dụng <br />
hiệu quả các thuật toán để biện luận và tính toán các dạng bài toán hóa học.<br />
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học<br />
Qua quá trình học tập trên lớp, học sinh sẽ phân tích được tình huống, phát hiện <br />
và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Các em sẽ thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. Đề xuất và <br />
phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp. <br />
Ngoài ra, học sinh còn đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau. Lập được kế <br />
hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hợp tác <br />
trên cơ sở các giả thuyết đã đề ra.<br />
Môn hóa học sẽ giúp các em học sinh thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết <br />
vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận <br />
dụng trong bối cảnh mới.<br />
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống<br />
Quá trình học tập sẽ giúp học sinh có năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân loại <br />
kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học <br />
đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với <br />
mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.<br />
Học sinh sẽ định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi <br />
vận dụng kiến thức hóa học phải ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được <br />
ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì trong cuộc sống.<br />
Các em sẽ phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề <br />
thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, <br />
nông nghiệp và môi trường. Đồng thời tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện <br />
tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các lĩnh <br />
vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và kiến thức liên môn khác.<br />
Thêm vào đó, các em sẽ chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải <br />
quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên <br />
quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải <br />
quyết các vấn đề đó.<br />
Năng lực sáng tạo<br />
Môn hóa học sẽ giúp học sinh đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho một vấn đề <br />
hay chủ đề học tập cụ thể; đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên <br />
cứu một cách khoa học, sáng tạo.<br />
Học sinh sẽ đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi để kiểm chứng giả thuyết <br />
nghiên cứu, thực hiện phương án thực nghiệm. Sau đó, các em sẽ xây dựng báo cáo kết <br />
quả nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
3.1.5. Đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng <br />
phát triển năng lực học sinh.<br />
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện <br />
qua bốn đặc trưng cơ bản sau:<br />
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học <br />
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức <br />
được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt <br />
động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các <br />
tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…<br />
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài <br />
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát <br />
hiện kiến thức mới… Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, <br />
đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển <br />
tiềm năng sáng tạo.<br />
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở <br />
thành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh học sinh nhằm vận dụng <br />
sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm <br />
vụ học tập chung.<br />
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt <br />
tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng <br />
phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức <br />
như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê <br />
phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.<br />
3.1.6. Dạy học theo trạm<br />
Khái niệm<br />
a) Trạm, theo nghĩa tiếng Việt?<br />
Là một địa điểm không gian cố định, tại đó con người giải quyết một vấn <br />
đề chuyên biệt nào đó. <br />
b) Trong học tập, trạm được hiểu?<br />
Là một địa điểm học tập (vị trí học tập) của nhóm học sinh trong hệ thống <br />
các địa điểm không gian trong lớp học. Tại địa điểm này, học sinh có thể tự tổ chức <br />
các hoạt động học tập (làm thí nghiệm, giải bài tập, hay giải quyết một vấn đề nào đó <br />
trong học tập).<br />
<br />
<br />
15<br />
c) Dạy học theo trạm là gì?<br />
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tự lực tại các vị trí <br />
không gian lớp học để giải quyết các vấn đề trong học tập. Hệ thống các trạm thường <br />
được thiết kế, bố trí theo hình thức các vòng tròn khép kín trong không gian lớp học.<br />
Hoạt động của HS tại các trạm là hoàn toàn tự do, dưới sự định hướng của <br />
giáo viên, học sinh phải tự xoay sở để vượt qua các trạm. Do đó, dạy học theo trạm <br />
tập trung vào "tự chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực giải quyết vấn đề cho học <br />
sinh.<br />
=> Dạy học theo trạm là một phương pháp tổ chức dạy học dựa trên hình thức <br />
làm việc tại các trạm.<br />
d) Dạy học theo trạm có thể tổ chức ở đâu?<br />
Có thể tổ chức trong lớp học hay trong khu vực hành lang trước lớp, trên <br />
bàn, tại phòng máy, tại thư viện hay tại xưởng tùy thuộc vào yêu cầu của nhiệm vụ. <br />
Tại mỗi vị trí đó có các bài tập cung cấp cho học sinh, có các nguyên vật liệu cần <br />
thiết, có các tài liệu giáo khoa, các điều kiện để cho người học có thể giải quyết được <br />
vấn đề đặt ra tại vị trí đó. <br />
e) Đặc trưng: <br />
Phải đảm bảo sự linh hoạt, các nhiệm vụ phải có tính độc lập với nhau.<br />
Trong trường hợp dạy học các bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ <br />
logic chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành nhiều hệ thống trạm (vòng tròn học tập) <br />
khác nhau, sao cho các nhiệm vụ trong mỗi hệ thống trạm là độc lập.<br />
Vai trò của giáo viên trong dạy học theo trạm. <br />
Giáo viên giới thiệu các trạm và cung cấp đầy đủ tài liệu, công cụ học tập <br />
cho các trạm. <br />
Giáo viên sẽ là người theo dõi hoạt động của toàn lớp, bổ xung các tài liệu <br />
cần thiết cho học sinh cho phù hợp để học sinh có thể thực hiện được nhiệm vụ một <br />
cách hoàn toàn độc lập. <br />
Giáo viên giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong khi học, hỗ trợ <br />
đúng lúc, đúng mức và đúng đối tượng học sinh.<br />
Học sinh sẽ hoạt động một cách độc lập, cho ra sáng kiến riêng, cách làm <br />
riêng. <br />
3.2. Phương pháp dạy học theo trạm áp dụng trong chương “ Tốc độ phản ứng và <br />
cân bằng hóa học”<br />
<br />
<br />
16<br />
3.2.1. Vị trí, nội dung cơ bản và đặc điểm kiến thức trong chương “ Tốc độ <br />
phản ứng và cân bằng hóa học”<br />
Chương VII là chương cuối cùng trong sách giáo khoa hóa học lớp 10, cung <br />
cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”. <br />
Đây là một phần rất quan trọng trong hệ thống lí thuyết về phản ứng hóa học mà học <br />
sinh được học trong chương trình THPT. Loài người đã nghiên cứu rất nhiều hiện <br />
tượng xảy ra từ các phản ứng hóa học cụ thể, từ đó tổng kết kinh nghiệm, khái quát <br />
hóa thành quy luật xảy ra của các phản ứng, xây dựng lên lý thuyết về phản ứng; vận <br />
dụng lý thuyết về phản ứng để điều khiển phản ứng xảy ra theo chiều hướng có lợi <br />
cho sản xuất và đời sống. Do vậy, cách học chủ động của học sinh là phải từ thực tế <br />
thí nghiệm mà rút ra quy luật, rồi tập vận dụng quy luật điều khiển phản ứng hóa học.<br />
3.2.2. Các bước thực hiện dạy học theo trạm trong chương “ Tốc độ phản <br />
ứng và cân bằng hoá học”<br />
Bước 1 : chuẩn bị : <br />
Căn cứ nội dung của bài để chia ra các trạm học tập với nội dung tương <br />
ứng. Đây là bước quan trọng nhất, được coi là “ kịch bản” để định hướng cho các em <br />
có thể chủ động tìm hiểu kiến thức. Đây là khâu thể hiện sự ảnh hưởng, sự định <br />
hướng của cô đến mọi hoạt động của nhóm học sinh, là điều kiện tiên quyết quyết <br />
định mức độ khả thi của bài giảng. Trong mỗi trạm học tập, giáo viên căn cứ vào nội <br />
dung bài học, đặc biệt phải căn cứ vào khả năng nhận thức của học sinh để chuẩn bị <br />
công cụ nghiên cứu, phiếu trợ giúp (là những gợi ý hoặc đáp án). Để tránh việc di <br />
chuyển nhóm học sinh, dễ gây lộn xộn, mỗi trạm chuẩn bị 2 bộ công cụ, tất cả các <br />
công cụ đều được đặt ở bàn trung tâm lớp, có ghi bảng tên trạm cụ thể. <br />
Chia nhóm học tập cho học sinh, đảm bảo sự tương đối đồng đều về năng <br />
lực của các nhóm. Trong mỗi nhóm, cho các em đề cử trưởng nhóm, được coi là “ <br />
header” có nhiệm vụ phân công, điều chỉnh mọi hoạt động trong nhóm. Phát bảng thi <br />
đua, cờ, chuông, sổ theo dõi đánh giá hoạt động của nhóm. Giáo viên hướng dẫn các <br />
nhóm sắp xếp bàn ghế hoạt động nhóm, vị trí của 4 nhóm tạo thành hình chữ nhật, bao <br />
quanh bàn để công cụ nghiên cứu của tất cả các trạm.<br />
Bước 2 : Giáo viên phổ biến qui tắc khi hoạt động trong mỗi trạm : <br />
Nhiệm vụ của các em khi hoạt động ở các trạm là cùng nhau tìm hiểu kiến <br />
thức dựa vào công cụ và định hướng trong phiếu học tập. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Thời gian hoạt động ở mỗi trạm được ghi trong nội dung của từng trạm, <br />
nếu sau khoảng thời gian đó, nhóm vẫn chưa hoàn thành xong thì các em phải sử dụng <br />
phiếu trợ giúp và trả lại công cụ về bàn trung tâm và chuyển sang trạm học tập mới. <br />
Nếu nhóm hoàn thành đúng hoặc sớm hơn thời gian định mức thì em rung chuông báo <br />
để cô phát cờ để em gắn lên bảng thi đua của nhóm, cờ được coi là thẻ thông hành, em <br />
được đổi sang trạm bất kì nào khác. Với những trạm có thí nghiệm, sau khi sử dụng <br />
xong công cụ, phải có 2 thành viên chuyên biệt có nhiệm vụ rửa ống nghiệm trong khi <br />
các thành viên khác hoàn thành phiếu học tập.<br />
Nhấn mạnh với các em rằng : cô khuyến khích các nhóm tìm hiểu trước bài <br />
ở nhà, trưởng nhóm và các thành viên phải kết hợp nhịp nhàng, cùng nhau hoạt động <br />
để rút ngắn thời gian càng sớm càng tốt. Nhóm hoàn thành nhanh nhất sẽ được lựa <br />
chọn nội dung thuyết trình. Kết quả chấm điểm nhóm sẽ quyết định điểm hoạt động <br />
nhóm ( 2/ tổng số 10 điểm ) của mỗi học sinh trong bài kiểm tra cá nhân. Trong đó, <br />
điểm chấm của mỗi nhóm được tính theo thang điểm 20, cụ thể : phần hoạt động <br />
nhóm 10 điểm, chia đều cho số trạm trong bài, đếm số cờ nhân lên để lấy điểm; phần <br />
thuyết trình nội dung của trạm 10 điểm. Lấy trung bình cộng tất cả các bài trong <br />
chương, rồi chia cho 10, ra được điểm hoạt động nhóm của học sinh trong chương đó.<br />
Bước 3 : Hoạt động trên lớp :<br />
Trước tiên, giáo viên giới thiệu nội dung bài, trình chiếu công cụ và yêu cầu <br />
của mỗi trạm, nhắc lại nguyên tắc chấm điểm hoạt động nhóm. <br />
Cô đứng ở trung tâm lớp ( giữa 4 nhóm) để theo dõi hoạt động, nhắc nhở <br />
thời gian, nhắc nhở sự hoạt động của mọi thành viên trong nhóm, phát thẻ thông hành <br />
cho các nhóm đã làm xong và rung chuông, phát phiếu trợ giúp cho những nhóm quá <br />
hạn thời gian để các em trả công cụ và chuyển sang nhóm mới. Cô có một bảng đánh <br />
giá để định lượng điểm cho các nhóm.<br />
Khi đã kết thúc việc tìm hiểu kiến thức ở các trạm, căn cứ vào tiến độ hoạt <br />
động, cô cho các nhóm lựa chọn trạm thuyết trình. Cô đưa bảng đánh giá (đã có điểm <br />
của phần tìm hiểu nội dung ở các trạm) cho thư kí. Khi đó, cô chiếu nội dung và phiếu <br />
học tập tương ứng của trạm đó lên bảng, trưởng nhóm thuyết trình theo kết quả ở <br />
phiếu học tập, cô tóm tắt nội dung lên bảng viết (đây chính là nội dung lưu lại ở vở <br />
học sinh), các nhóm khác theo dõi để nhận xét, cô chấm điểm, thư kí ghi lại và cộng <br />
điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Kết thúc buổi học cô nhận xét hoạt động, công bố điểm, rút kinh nghiệm <br />
cho các nhóm và giao nhiệm vụ về nhà.<br />
3.2.3. Nội dung các trạm và phiếu học tập. <br />
. Bài “ Tốc độ phản ứng” : Chia thành 5 trạm : ảnh hưởng của nồng độ, <br />
ảnh hưởng của áp suất, ảnh hưởng của nhiệt độ, ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc, <br />
ảnh hưởng của chất xúc tác.<br />
a. Trạm ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng (5’)<br />
* Công cụ nghiên cứu : <br />
Khay dụng cụ, hóa chất : 4 cốc thủy tinh 100 ml, có vạch chia thể tích; lọ <br />
đựng dung dịch Na2S2O4 0,1M; lọ đựng dung dịch H2SO4 0,1M; nước cất, 2 đũa thủy <br />
tinh.<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu : <br />
Rót vào cốc thủy tinh (a) 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M; cốc (b) 10 ml <br />
Na2S2O3 và 15 ml nước cất ( ước lượng dựa vào vạch đo, rót thật từ từ, tới gần vạch <br />
định mức thì dùng bơm hút ở miệng lọ, nhỏ từ từ).<br />
Rót từ từ 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào 2 cốc (a’) và (b’) còn lại.<br />
2 tay cầm 2 cốc (a’) ; (b’) rót đồng thời vào 2 cốc tương ứng là (a) và (b), <br />
sau đó khuấy đều.<br />
So sánh thời gian xuất hiện kết tủa ở 2 cốc, hoàn thành vào phiếu học tập.<br />
Cốc (a) Cốc (b)<br />
CM dd Na2S2O3<br />
So sánh thời gian xuất hiện <br />
kết tủa<br />
So sánh tốc độ phản ứng<br />
* Kết luận : Khi………nồng độ của chất phản ứng thì tốc độ phản <br />
ứng…………..<br />
b. Trạm ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng (3’)<br />
* Công cụ nghiên cứu : Bảng số liệu của phản ứng phân hủy HI (ở 302oC)<br />
2HI タ H2 + I2<br />
Áp suất của khí HI Tốc độ phản ứng<br />
1 atm 1,22. 108 mol/(l.s)<br />
2 atm 4,48.108 mol/(l.s)<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu : nhận xét sự liên quan giữa áp suất và tốc độ của <br />
phản ứng có chất khí tham gia?<br />
<br />
<br />
19<br />
* Kết luận : Khi áp suất tăng, nồng độ của chất khí…………., nên tốc độ <br />
của phản ứng………………………<br />
c. Trạm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng ( 5’)<br />
* Công cụ nghiên cứu :<br />
Khay dụng cụ và hóa chất gồm 3 cốc thủy tinh 100 ml; 1 cốc thủy tinh (a) <br />
100 ml đựng sẵn 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M đã được đun cách thủy sẵn trong nồi <br />
nước nóng ( cô chuẩn bị); lọ đựng dung dịch Na2S2O3 0,1M; lọ đựng dung dịch H2SO4 <br />
0,1M; 2 đũa thủy tinh.<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu :<br />
Nhấc cốc thủy tinh (a) từ nồi nước bỏ vào khay dụng cụ.<br />
Rót 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M vào cốc (b).<br />
Rót 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào mỗi cốc thủy tinh còn lại.<br />
Rót từ từ từng cốc đựng dung dịch H2SO4 vào cốc (a) và (b), khuấy nhẹ.<br />
Quan sát xem dung dịch trong cốc nào chuyển từ trong suốt sang đục trắng <br />
nhanh hơn, hoàn thành vào phiếu học tập.<br />
* Kết luận : Khi ….. nhiệt độ, tốc độ phản ứng………………..<br />
d. Trạm ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc ( 7’).<br />
* Công cụ nghiên cứu :<br />
Khay dụng cụ hóa chất : 2 cốc 100 ml đựng sẵn khoảng 15 gam đá vôi với <br />
kích thước khác nhau ( cốc a đựng đá 1,2 cm; cốc b đựng đá răm); dung dịch HCl 0,5M.<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu : Rót đều 50 ml dung dịch HCl vào 2 cốc ( có sẵn <br />
vạch chia độ), quan sát tốc độ sủi bọt khí của 2 cốc và nhận xét. <br />
So sánh Cốc a Cốc b<br />
Diện tích tiếp xúc ( của đá <br />
vôi với HCl)<br />
Tốc độ phản ứng<br />
* Kết luận : Khi ……… diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng, tốc độ <br />
phản ứng …………….<br />
Câu hỏi vận dụng : có bạn kết luận rằng trong bất kể một trường hợp nào, <br />
kích thước chất rắn càng nhỏ thì tốc độ phản ứng đều nhanh hơn. Theo các em, nhận <br />
định đó có đúng không? để trả lời câu hỏi này em hãy liên hệ với phản ứng đun than, <br />
nên để kích thước than vừa phải hay để kích thước lớn hay nghiền nhỏ ra như cám)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Nhận định trên của bạn là……………………vì khi một chất rắn phản ứng <br />
với chất khí, nếu kích thước chất rắn quá nhỏ thì diện tích tiếp xúc giữa chúng <br />
………………<br />
<br />
e. Trạm ảnh hưởng của chất xúc tác (5’).<br />
* Công cụ nghiên cứu : Khay hóa chất và dụng cụ : 4 cốc thủy tinh 100 ml, <br />
lọ đựng dung dịch H2O2 , bột MnO2, đèn cồn, que đóm.<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu : <br />
Rót vào mỗi cốc 25 ml dung dịch H2O2. <br />
Lấy một chút bột MnO2 cho vào cốc b<br />
Quan sát mức độ sủi bọt khí ở 2 cốc, bột MnO2 ở cốc b có bị giảm lượng <br />
đi không?<br />
Đốt cháy một que đóm bằng ngọn lửa đèn cồn, thổi cho ngọn lửa tắt ( vẫn <br />
còn tàn đóm đỏ), đưa nhanh vào khoảng không bên trong cốc b, quan sát hiện tượng. <br />
Hoàn thành phiếu học tập<br />
Bột MnO2 …….( không hay có) bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Khi <br />
thêm bột MnO2, tốc độ thoát khí………….