SKKN: Đổi mới phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục
lượt xem 44
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường THPT là một mặt giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng với mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Đổi mới phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục 1
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương A/ PHẦN MỞ ĐẦU Năm học 2011-2012, với chủ đề “ Đổi mới phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2011-2012, mỗi trường THPT cần phải làm tốt công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Mà muốn làm tốt công tác giáo dục toàn diện, thì các Nhà trường cần phải làm tốt công tác giảng dạy và học tập trong các giờ chính khóa; làm tốt công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; sự phối hợp giữa các hoạt động trong một nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; qua đó đào tạo ra các học sinh có tri thức, hiểu biết, tích cực, chủ động, năng động xử lý các tình huống trong cuộc sống và có kỹ năng sống được tốt hơn, toàn diện hơn. Cho nên, trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh ở các trường THPT hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng. Quá trình này phải được thực hiện trên một diện rộng, trong nhiều lĩnh vực, các mặt hoạt động giáo dục trong nhà trường. Quá trình này phải được tiến hành lien tục với nhiều nội dung phong phú, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh và tình hình xã hội hiện nay. Do vậy, đối với một Nhà trường nếu chỉ chú ý đến dạy học chính khóa thì chưa đủ, mà như thế mới chỉ giúp học sinh nhận thức được tri thức khoa học. Hơn nữa thời gian học tập của học sinh trên lớp rất ít so với thời gian học sinh ở nhà và tiếp xúc với xã hội; nên ngay cả việc giúp học sinh tiếp thu, nhận thức tri thức mới của nhân loại hoặc là bổ sung những phần kiến thức chưa được nêu trong bài học không có thời gian trên lớp được. Chính vì vậy, để thực hiện tốt được công tác giáo dục toàn diện học sinh cần phải tiến hành thêm nhiều các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường THPT là một mặt giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng với mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội. Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học, được thực hiện xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường, địa phương, hoặc đời sống xã hội do Nhà trường chỉ đạo. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời gian nghỉ hè của học sinh, tạo điều kiện làm tốt việc khép kín quá trình đào tạo làm cho quá trình đào tạo được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm tất cả các hoạt động trong Nhà trường ngoài các giờ giảng dạy chính khóa trên lớp như : Tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần, tổ chức các ngày sinh hoạt tập thể, công tác giáo dục đạo đức học sinh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao, tham quan du lịch, hoạt động của các câu lạc bộ thơ văn, câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật, các câu lạc bộ thể dục thể thao, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm hiểu các tổ chức văn hóa xã hội, thi báo tường và các buổi ngoại khóa, phối hợp tổ chức các hoạt động hè cho học sinh ở các địa phương .v.v. Do đó, hoạt động giáo dục ngoài 2
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương giờ lên lớp ở các trường THPT là một hoạt động không thể thiếu được. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với hoạt động dạy học chính khóa của nhà trường phải kết hợp nhuần nhuyễn, khăng khít với nhau để tạo thành quá trình rèn luyện nhân cách, nhận thức tri thức khoa học đạt hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất và phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Trong tình hình hiện nay, hầu hết các trường đều nhận thức được vai trò, tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhưng việc tổ chức của các trường thì cũng rất khác nhau có trường đã tổ chức được các hoạt động ngoại khóa về chuyên môn, hoạt động chào cờ đầu tuần, hoặc tổ chức thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao v.v... Còn việc tổ chức các ngày sinh hoạt tập thể trong năm học như : Ngày khai giảng năm học mới, ngày 15 tháng 10 ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục, ngày 20 tháng 11 ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 22 tháng 12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 9 tháng 1 ngày hội học sinh, sinh viên Việt Nam, ngày 3 tháng 02 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 4 ngày sinh của Lê nin, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tháng có một ngày sinh hoạt tập thể với các chủ đề theo qui định trong chương trình và nhà trường; tổ chức cho học sinh học tập và thực hiện kỹ năng sống thông qua hoạt động tham quan du lịch, . . . Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đã làm được và làm tốt được phần vì do Nhà trường chưa quan tâm sâu sắc đến hoạt động này hoặc vì nội dung tổ chức chưa phong phú, phần vì do thiếu kinh phí, phần vì thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức. Việc phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động hè cho học sinh tại địa phương còn yếu. Cho nên, vấn đề đặt ra là nên chọn và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thế nào trong mỗi trường THPT hiện nay. Để các hoạt động đó có tác dụng tốt nhất đến quá trình giáo dục toàn diện mỗi học sinh. Các hoạt động đó phải phù hợp với tâm lí, lứa tuổi, tình hình kinh tế, chính trị xã hội và địa phương. Nội dung phong phú, hình thức đa dạng, sinh động, phù hợp với nội dung chương trình học tập của học sinh. Để quá trình đó vừa có tính giáo dục và hiệu quả cao, xong vừa phải hỗ thật tốt cho quá trình dạy học chính khóa trong nhà trường đạt kết quả cao hơn nữa. Qua các năm làm công tác quản lí giáo dục, qua thời gian chỉ đạo về công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt trong tình hình thực tiễn hiện nay đã giúp tôi đã có được cơ sở lí luận để chọn đề tài “ Đổi mới phương pháp tổ chức - quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường THPT ” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012. Trong đề tài này, tôi xin trình bày về những nhận thức cơ bản về vấn đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và nêu ra những kinh nghiệm quản lí các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT hiện nay. B/ NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương Trường THPT Trưng Vương được thành lập tháng 10 năm 1999, đến nay đã được 12 năm. Là một trường mới nên cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn, đến năm học 2009-2010 trường vẫn chỉ có 18 phòng học, với 30 lớp trường phải tập trung cho học sinh học hai ca; diện tích trường chỉ có 9800m2 nên sân chơi, bãi tập, nhất là nơi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp khó khăn; các phòng học bộ môn chưa có, phòng thư viện, thiết bị rất chật hẹp. Sang năm học 2011-2012 trường có 30 lớp, 1313 học sinh, học kì I trường học một ca, do sử dụng một số phòng học làm phòng bộ môn nên sang học kỳ II trường phải học hai ca : Khối 11& khối 12 học sáng và khối 10 học chiều; Nhà trường được cấp them 5000m2, nâng tổng số diện tích của nhà trường lên 14.800m2. Với một trường trước đây được coi là đông lớp, đông học sinh, nhưng sân trường chật chội và cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Sang năm học 2011-2012 trường vẫn chưa thực hiện xong dự án mở rộng khuôn viên nhà trường, như chưa san được sân và xây tường bao quanh. Trong những năm qua nhờ sự chỉ đạo sát sao của chi bộ, Ban chi ủy, Ban lãnh đạo cùng với sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh của nhà trường. Nhà trường thực hiện đổi mới quản lý giáo dục trên mọi lĩnh vực, nên công tác chỉ đạo trong hoạt động ngoài giờ lên lớp đã tổ chức được nhiều các hoạt động ngoài giờ bổ ích, phong phú và có tác dụng giáo dục rất cao. Ngay từ đầu mỗi năm học Nhà trường thành lập ban hoạt động ngoài giờ lên lớp do một đồng chí phó hiệu trưởng làm trưởng ban. Thành viên trong ban là các đồng chí trong ban thường vụ đoàn trường, các đồng chí tổ trưởng, đại diện ban chấp hành công đoàn, các thầy cô giáo dạy môn giáo dục công dân, giáo viên môn thể dục và Ban thường trực hội cha mẹ học sinh Nhà trường. Ban lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng tuần, từng tháng và các buổi ngoại khóa, các ngày sinh hoạt tập thể trong năm. Tổ chức sắp xếp các hoạt động có kế hoạch, khoa học và hợp lý, để ít ảnh hưởng nhất quá trình dạy và học chính khóa. Sau đó báo cáo hiệu trưởng duyệt kế hoạch và dự trù các kinh phí cho các hoạt động. Hàng tuần tổ chức thực hiện tốt giờ chào cờ đầu tuần và họp giao ban khối chủ nhiệm của tất cả các lớp. Bằng công tác chỉ đạo trong các năm qua về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo một số các hoạt động cụ thể. 1.Tổ chức tiết chào cờ sáng thứ hai hàng tuần. Đây là một hoạt động bắt buộc đối với mỗi nhà trường; đây là một hoạt động rất cần thiết và quan trọng được sắp xếp vào tiết đầu tiên của ngày thứ hai đầu mỗi tuần học là phù hợp và rất có ý nghĩa. Thông qua giờ chào cờ nhà trường có thể thực hiện được công tác giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho 4
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương học sinh; thực hiện tổng kết đánh giá thi đua của các mặt hoạt động dạy và học trong tuần, trong tháng; đồng thời triển khai các mặt hoạt động dạy và học trong tuần, trong tháng tiếp theo tới các thầy cô giáo và tới mỗi học sinh. Vấn đề đặt ra là tuần nào cũng chỉ thực hiện như vậy thì dẫn tới đơn giản và nhàm chán không thu hút và giáo dục học sinh cao được, nó mang đậm tính hình thức và có tính chất giáo điều hơn. Cho nên, chúng ta cần phải đổi mới trong việc tổ chức các buổi chào cờ này, để thu hút và có tính giáo dục cao hơn. Khắc phục các nhược điểm như đã nêu. Theo tôi ta nên dành thời gian sơ kết tuần và thông báo kế hoạch tuần sau khoảng 15 đến 25 phút do Đoàn trường hoặc đầu tháng là một đồng chí trong Ban giám hiệu triển khai công tác tháng. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh hoạt động thông báo thi đua, một số hoạt động trên bảng tin của trường để giảm bớt và đỡ nặng nề cho các buổi chào cờ đầu tuần. Chính từ công việc ấy, Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp đã đề xuất với chi bộ, ban giám hiệu nhà trường cho phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường tổ chức thêm một số hoạt động và có tính chất hoạt động theo chuyên đề hoặc theo các chủ điểm từ 20 phút đến 25 phút trong buổi chào cờ đầu tuần. Nhằm chuyển tải các nội dung như qui định, hoặc các thông tin về xã hội, về khoa học, hoạt động của câu lạc bộ thơ Vạn Xuân, câu lạc bộ tuổi hồng .v.v… Đặc biệt là hoạt động của câu lạc bộ thơ Vạn xuân đã thu hút được đông đảo các lớp tham gia. Nhiều lớp đã đăng kí làm theo tuần và đã công diễn trước toàn trường về các tiết mục, các tác phẩm mới sáng tác trong các giờ chào cờ đầu tuần. Trong năm 2011-2012 Nhà trường phối hợp với đoàn trường cho cả 30 lớp đăng kí buổi trình diễn trước toàn trường thời lượng từ 20 đến 25 phút mỗi tuần trong giờ chào cờ. Trong năm học đã có 27 lớp chuẩn bị các tiết mục và được trình bầy trong 27 tiết chào cờ. Nhà trường tổ chức cho giáo viên giáo dục công dân giảng bài tìm hiểu về “Pháp luật trật tự an toàn giao thông”; nói về sự phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình của địa phương và của đất nước hiện nay. Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 ngoài việc tổ chức thi báo tường của đoàn trường thì câu lạc bộ thơ Vạn Xuân tổ chức thi sáng tác văn, thơ về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2011-2012, trong các buổi chào cờ đầu tuần của nhà trường. Ban hoạt động GDNGLL nhà trường đã tổ chức và chỉ đạo thực hiện đầy đủ các buổi chào cờ đầu tuần. Nội dung phong phú, đa dạng, sinh động, phù hợp với học sinh nhà trường. Tuy thời gian ít song đã cung cấp được một số các thông tin cần thiết, quan trọng cho học sinh và đạt được tính giáo dục cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước, khai thác được tiềm năng, công tác tổ chức, năng khiếu của các học sinh và của tất cả các lớp trong nhà trường. Tính chất tổ chức liên tục, sinh động và đa dạng, nhưng rất trọng tâm đã tạo được giờ chào cờ đạt kết quả, học sinh dễ tiếp thu, gây được ấn tượng và tính giáo dục cao. 5
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương 2. Tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. Đây là hoạt động hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường, Vấn đề ta chọn loại hình nào : Tổ chức theo các câu lạc bộ, hoặc các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT thông qua các ngày sinh hoạt tập thể, giờ chào cờ đầu tuần, hoặc theo hình thức nhỏ ở các lớp, hoặc lớn hơn là ta phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong trường, hoặc địa phương để hoạt động phù hợp, không tốn kém và có tính giáo dục cao. Chính vì vậy, đây là hoạt động rất khó tổ chức và thực hiện trong nhà trường trung học phổ thông. Đòi hỏi có những đồng chí nhiệt tình và tâm huyết với công việc; có chuyên môn về thể thao và văn nghệ giỏi, có trình độ tổ chức tốt. Đặc biệt do rất tốn kém về kinh phí để tổ chức, nên rất cần sự ủng hộ của học sinh, của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài nhà trường; sự hỗ trợ, tài trợ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài huyện. Hơn nữa việc tổ chức các hoạt động này còn gặp phải khó khăn, do nhận thức, quan điểm của một số giáo viên và phụ huynh học sinh cho rằng nhà trường chỉ nên tập trung vào dạy các kiến thức văn hoá cơ bản; vấn đề dạy thêm của giáo viên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tổ chức và thời gian thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mỗi năm nhà trường tổ chức ít nhất hai lần hội diễn văn nghệ với qui mô toàn trường : Lần I vào ngày kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và lần 2 là chào mừng ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26-3. Tổ chức xen kẽ trong các giờ hoạt động ngoại khoá, ngày sinh hoạt tập thể, giờ chào cờ đầu tuần. Đẩy mạnh hoạt động câu lạc bộ võ thuật và các câu lạc bộ thể dục thể thao. Tổ chức hoạt động học tập và thực hiện kỹ năng sống thông qua hoạt động tham quan du lịch của các học sinh. Trong năm học 2011-2012, Nhà trường phối hợp cung với Hội cha mẹ học sinh đã tổ chức cho 1125 học sinh của ba khối đi học tập và thực hiện kỹ năng sống thông qua hoạt động tham quan du lịch của các học sinh. + Khối 12 đi tham quan đền thờ Chu Văn An, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc của tỉnh Hải Dương. Tại đây các em học sinh đã được nghe nói về cuộc đời và sự nghiệp của thầy giáo Chu Văn An, danh nhân Nguyễn Trãi và khu di tích lịch sử Đền Kiếp Bạc, cùng với đó là hình ảnh về Lục đầu Giang; Nhà trường cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. + Khối 11 các em học sinh được tham quan Viện bảo tàng dân tộc và Hồ núi cốc của thành phố Thái Nguyên, ngày 25 tháng 3 năm 2012. Khi tham quan Viện bảo tàng dân tộc các em học sinh đã được nghe thuyết minh các em cũng đã hiểu biết thêm các nét đặc sắc về văn hóa và cuộc sống của các dân tộc. Đến Hồ núi cốc 6
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương các em đã được tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập 26 tháng 3, cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Đây là hình thức tổ chức dã ngoại hết sức độc đáo của Đoàn trường và đã được các em học sinh nhiệt liệt ủng hộ. + Khối 10 các em học sinh được tổ chức đi tham quan khu di tích Đền Hùng tỉnh Phú Thọ. Tại đây các em học sinh đã vào thăm Viện bảo tàng Hùng Vương, cùng với quần thể khu di tích Đền Hùng. Đến chùa Giếng Ngọc các em học sinh đã được xem và biết về nơi Bác Hồ đã nói “Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Các em học sinh cũng đã được tổ chức thi cắm trại tại cổng đền Hùng cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Trao thưởng về thi cắm trại và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. C. PHẦN KẾT LUẬN- BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trên đây tôi đã trình bầy một số kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong khi thực hiện nhiều vấn đề nhà trường đã giải quyết được, song cũng còn một số vấn đề chưa giải quyết được. Qua việc tổ chức và thực hiện tôi rút ra một số kết luận sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều hoạt động, được tổ chức ngoài giờ lên lớp. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường THPT. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành các nội dung và tổ chức tập huấn cho các cán bộ phụ trách về công tác này. Cho nên các trường học phải coi đây là một hoạt động chính trong nhà trường. Vì thế Sở GD&ĐT ngoài việc đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ phụ trách, thì Sở cũng nên chỉ đạo cụ thể, có kiểm tra đánh giá các hoạt động này trong một nhà trường. Đây là một hoạt động có tính sáng tạo và nghệ thuật cao; có tính giáo dục tốt về các mặt đức, trí, thể, mỹ và rất bổ ích với học sinh. Song để hoạt động đạt kết quả thì cần phải có sự sắp xếp hợp lý. Nhất là các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao không nên đưa vào các thời gian cao điểm của quá trình dạy và học chính khoá như vào thời điểm thi chất lượng học kì I, hoặc học kì II của họa sinh, hoặc tuần cao điểm của hội học hội giảng. Các hoạt động phải được duy trì một cách thường xuyên, liên tục và có nội dung chất lượng tốt, hỗ trợ tốt cho quá trình dạy và học trên lớp đạt kết quả cao hơn; đặc biệt là trong công tác giáo dục đạo đức và ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh. Công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp, phải thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo của chi bộ, Ban giám hiệu, các ban ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh nhà trường. Phải được các ban ngành, đoàn thể và khối chủ nhiệm phối hợp. 7
- Nguyễn Văn Tuynh - THPT Trưng Vương Các ngày sinh hoạt tập thể trong năm như Ngày khai giảng năm học mới 5/ 9; ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho ngành giáo dục 15/10; kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập QĐNDVN, ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12; ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2; ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3; kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ 19/5 trở thành như một ngày hội lớn trong trường cho học sinh. Trong mỗi Nhà trường cần phải tổ chức cho học sinh học tập và thực hiện các kỹ năng sống. Thông qua các cuộc thi Nữ công gia chánh, hoặc thi học sinh thanh lịch, hoặc tổ chức cho học sinh đi tham quan du lịch, tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường hoặc ngoài nhà trường. Đối với xây dựng kinh phí cho các hoạt động : Cần phải tích cực hơn nữa trong công tác xã hội hoá giáo dục. Vận động và tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, tài trợ của Hội cha mẹ PHHS trường, của các cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong huyện. Để tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao cần phải phối hợp với các ban ngành, các xã trong huyện để tạo ra một sự phát triển liên tục trong các cấp học từ tiểu học, đến THCS và trung học phổ thông. Văn Lâm, ngày 19 tháng 5 năm 2012 Người thực hiện NGUYỄN VĂN TUYNH 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp đối với Ngữ Văn 9
11 p | 884 | 149
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc
15 p | 856 | 147
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học qua tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài
32 p | 728 | 125
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học giờ thực hành môn GDQP-AN
8 p | 466 | 86
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp
14 p | 221 | 70
-
SKKN: Áp dụng dạy – học bằng phương pháp điều tra ở tiểu học
25 p | 449 | 70
-
SKKN: Kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học Hóa học
7 p | 253 | 61
-
SKKN: Một vài giải pháp quản lý về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Vĩnh Thành
22 p | 244 | 60
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy phần quang hình học trong Vật lí lớp 9
16 p | 375 | 60
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá các công cụ hỗ trợ quản lý dạy học tích cực
41 p | 593 | 56
-
SKKN: Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
38 p | 450 | 54
-
SKKN: Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
14 p | 372 | 29
-
SKKN: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
10 p | 207 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp cải tiến tổ chức thao giảng, chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên
29 p | 137 | 14
-
SKKN: Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn GDCD
11 p | 138 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Khương Đình
39 p | 62 | 9
-
SKKN: Đổi mới công tác quản lý quá trình Dạy - Học tại Trung tâm GDTX Mường Khương
19 p | 111 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn