SKKN: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường qua giảng dạy Địa lớp 6 - GV.H.T.X.Mai
lượt xem 193
download
Mời thầy cô tham khảo bài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa Lí lớp 6 của trường THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku do giáo viên Hoàng Thị Xuân Mai để phục vụ cho công tác giảng dạy học sinh về bảo về môi trường vì bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường qua giảng dạy Địa lớp 6 - GV.H.T.X.Mai
- THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku Hoàng Thi Xuân Mai Sáng kiến kinh nghiệm GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ LỚP 6 hái);
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục Người thường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quí giá cho những người làm công tác giáo dục. Người đã từng nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy, cô giáo nỗ lực làm tốt nhiêïm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà”. Đúng vậy không có giáo dục sẽ không thể có những người chủ tương lai của nước nhà. Dù ở thời đại nào đất nước nào, dân tộc nào muốn phát triển về mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục , không có giáo dục đất nước sẽ không thể phát triển được . Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển, phồn thịnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó và dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính tồn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/ NQ – TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức , kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp . Vậy môi trường là gì ? Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nhưng hiện nay người ta đã thống nhất với nhau “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo , lý học, hố học, sinh học, cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác 2
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku động lên các cá thể sinh vật hay con người cùng tồn tại và phát triển. Tổng hồ của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội lồi người”. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó có nhiều người do ý thức kém chỉ chú trọng đến sự phát triển của kinh tế , nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn cho phép , đi ngược lại mục đích sử dụng , ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật . Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trong trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng như hiện tượng học sinh chơi bom thối , chưa có ý thức trong giữ gìn vệ sinh chung, ăn kẹo sin gôm trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường… đó cùng chính là những trăn trở của những người làm giáo dục . Phải làm thế nào ? Có biện pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người vừa có tài đồng thời vừa có đức ? Chính vì thế đòi hỏi nghành giáo dục không những truyền thụ tri thức cho học sinh mà còn phải chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người hiểu biết , có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội. Trong thực tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợi hơn đó là qua thông tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động trong kinh tế ở ngồi thực tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người, nên học sinh một phần nào cũng có sự am hiểu hơn. Nhưng bên cạnh đó sự nhận thức về môi trường của một số học sinh còn rất yếu kém một phần do ý thức của các em, một phần trong các năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thống nhất đưa giáo dục môi trường vào các bậc học và chưa có môn học riêng biệt về môi trường, có chỉ là sự cập nhập, lồng ghép vào trong các môn học như môn văn, sử , địa , giáo dục... nên mức độ tiếp thu của học sinh cũng còn hạn chế. Vì vậy trong giảng dạy địa lý ngồi việc truyền thụ những kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh không những đem lại lợi ích cho hôm nay mà cho cả mai sau… Học sinh là 3
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc bảo vệ môi trường. Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ môi trường tôi luôn lồng ghép vấn đề môi trường vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học 2008 – 2009 và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này . 2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI: Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ý thức đối với môi trường, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các em trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức. Đạo đức có thể nói là cái gốc của con người. Người Trung Quốc có câu “ Nhân chi sơ tính bản thiện” nghĩa là con người khi sinh ra ai cũng hiền, ai cũng thiện cả còn về sau có thể trở thành người tốt hay xấu đều do môi trường và giáo dục. Chính vì thế khi các em bước chân vào ghế nhà trường ngồi việc truyền thụ kiến thức các thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc sống. Đối với bộ môn địa lý trong trường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bản về môi trường, như vai trò của môi trường, các khái niệm về môi trường, sự ô nhiễm môi trường nói chung và sự ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, sinh vật nói riêng và các nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm đó. Cho nên trong qúa trình giảng dạy tôi luôn vận dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp các em vừa tiếp thu tri thức, vừa hiểu biết được những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước, có như vậy thì các em mới tham gia tích cực vào các hoạt động, sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước và trở thành người công dân hữu ích cho xã hội sau này. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu trên 3 lớp. 4
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku Các loại bài có thể lồng ghép , tích hợp vấn đề môi trường vào phù hợp với nội dung của môn địa lý lớp 6 ở bậc trung học cơ sở. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 6, thông qua giảng dạy bộ môn địa lý lớp 6 để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên , do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức, các em mới vừa ở cấp I chuyển lên nên hầu hết các em chăm học, vâng lời thầy cô giáo, nên cần giáo dục cho các em có ý thức ngay từ đầu khi mới bước chân vào trường trung học. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt , nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo , giáo dục cho các em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những trò, những việc làm, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối với môi trường. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Về phương pháp nghiên cứu: Để tìm ra phương pháp giáo dục cho có hiệu quả chủ yếu tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, khảo sát, tiếp cận, bên cạnh đó cần coi trọng phương pháp nêu gương. 5
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN: * PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC: + Giáo dục bảo vệ môi trườnglà một lĩnh vức giáo dục liên nghành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, các bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ tồn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. - Mức độ tồn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hồn tồn với mục tiêu và nội dung giáo dục của bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ liên hệ : Có diều kiện liên hệ một cách lôgic. Ở THCS có thể tích hợp bảo vệ môi trường ở các môn học, đặc biệt ở môn địa lý . + Ngồi ra còn có các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngồi lớp học: - Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương - Thảo luận phương án xử lý. - Hoạt động trồng cây xanh xanh hố nhà trường - Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường qua công tác điều tra, sáng tác, vẽ, văn nghệ về chủ đề môi trường. - Hoạt động Đồn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường như vệ sinh trường, lớp, làng bản, tham gia chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường ở nhà trường, địa phương… * CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng nhiều phương pháp dạt học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các bộ môn, nhưng nó cũng 6
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku có tính đặc thù. Vì vậy , ngồi các phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi… giáo dục bảo vệ môi trường thường vận dụng các phương pháp: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoạt động thực tiễn. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng. - Phương pháp học tập theo dự án. - Phương pháp nêu gương. - Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống bảo vệ môi trường. Tiếp thu sự lãnh đạo của nghành, của nhà trường và tổ chuyên môn trong năm học này tôi đã cố gắng và thực hiện đề tài “ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn địa lý lớp 6” * CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ. - Xác định mục tiêu của bài học: Xác định được kiến thức cơ bản của mỗi bài và xác định được loại bài nào, phần nào cần tích hợp vấn đề môi trường vào, để từ đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát hiện, tìm hiểu các vấn đề về môi trường và có thái độ, hành động đối với bảo vệ môi trường. - Xác định con đường thích hợp để giáo dục học sinh có ý thức đối với môi trường tự nhiên. - Lập kế hoạch như chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ để minh hoạ. - Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra nhận thức của học sinh. - Cho học sinh chuẩn bị, tìm hiểu môi trường có liên quan đến bài học giúp học sinh nắm được một số vấn đề liên quan đến bài học. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Việc kiểm tra giúp giáo viên có thể chủ đọâng thực hiện bài soạn. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt nhóm và các hoạt động ngồi ngồi lớp học nhằm nâng cao ý thức cho học sinh. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, yêu cầu: 7
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku + Bảo đảm học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ khả năng nhận thức về môi trường và hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. + Tận dụng cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học . 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY * Ưu điểm: Các giáo viên đã chú ý đưa vấn đề giáo dục môi trường vào trong bài soạn, các phương tiện để giáo dục nhiều hơn đó là qua thông tin đại chúng, sách báo, tranh ảnh …Đặc biệt là sự quan tâm của nghành, của nhà trường trong việc tích hợp vấn đề môi trường vào chương trình. * Nhược điểm: Vấn đề môi trường không phải là môn học chính, nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học và quĩ thời gian dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian giáo viên bỏ qua khâu này. Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm hiểu số liệu, tranh ảnh… để minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấp dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm, vườn trường, địa bàn thực tập để có thể đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy. Đa số học sinh còn xem môn địa lý là môn học phụ nên nhiều em còn lơ là, ít quan tâm trong quá trình học. 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Môn địa lý trong trường trung học cơ sở góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế của thời đại. Nhưng để đạt mục tiêu trên vô cùng khó khăn. Như chúng ta đã từng thấy từ 8
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku xa xưa khi cuộc sống con người còn đơn giản thì mối quan hệ trong tự nhiên thật ổn định, mưa nắng thuận hồ, đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi, động vật có nơi ăn chốn ở đầy đủ và trên Trái Đất có nhiều hệ sinh thái , nhiều kiểu rừng có tính đa dạng sinh học cao. Thế rồi sự bùng nổ dân số của con người cùng với sự phát triển trí tuệ và nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng đã làm thay đổi tất cả , đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế , khoa học làm cho đời sống con người được nâng cao thêm một bước, nhưng đồng thời đó cũng chính là nguyên nhân làm cho môi trường ngày càng bị suy thối , bởi các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, các loại thuốc được sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt cũng đa dạng hơn… những điều đó ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến môi trường , mà phải gánh chịu hậu quả đầu tiên của môi trường đó là con người. Vậy làm thế nào để làm cho đất nước vừa phát triển theo con đường công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sức khoẻ của con người, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống con người… Thiết nghĩ điều đó con người hồn tồn có thể làm được nhưng chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết hoặc lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ con người đã sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức , làm cho môi trường ngày càng bị xấu đi , diện tích rừng bị thu hẹp, sa mạc ngày càng lan rộng, nhiều động thực vật trở nên quí hiếm hoặc bị đe doạ tuyệt chủng. Ngay bầu khí quyển cách rất xa Trái Đất cũng bị tổn thương do thủng tầng ôzôn, không khí nóng lên, băng giá các địa cực tan dần, đến một lúc nào đó đất đai các vùng châu thổ sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống, đừng để quá muộn. “ Hãy cứu lấy Trái Đất của chúng ta” lời kêu gọi của hội nghị nguyên thủ quốc gia về môi trường tồn cầu đã và đang thức tỉnh moiï người trước nguy cơ bị diệt vong. Chính vì thế ngay trong ghế nhà trường chúng ta cần giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ môi trường có như thế mới đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội và của tồn cầu. Vậy phải giáo dục như thế nào ? Đó là câu hỏi đặt ra vô cùng khó khăn đối với những người làm giáo dục, nhưng tôi hy vọng với việc làm của mình sẽ góp một phần nhỏ để nâêng cao ý thức cho các em đó là thông qua bài dạy địa lý để giáo dục cho các em. Để thực hiện tốt vấn đề này ngay từ đầu năm học ,giáo viên cần nắm vững trong chương trình lớp 6 trong cả năm học có những bài nào, phần nào có thể lồng ghép, tích hợp vấn đề môi trường vào được để giáo dục cho học sinh. Cần nắm được với nội 9
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku dung kiến thức đó sẽ giáo dục vấn đề gì cho các em, đồng thời giáo viên cũng cần phải xác định được sẽ truyền thụ và giáo dục bằng phường pháp nào là thích hợp và hiệu quả nhất. Để giải quyết vấn đề đặt ra đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị nội dung bài soạn, sự nỗ lực của bản thân, tìm tòi các kiến thức liên quan đến môi trường mà phù hợp với nội dung của bài học. Hiện nay , hiện tượng ô nhiễm đã lan tràn ở khắp mọi nơi từ đất, nước, đến khi quyển, từ bề mặt đến các lớp đất sâu của đất và của đại dương, từ nước này đến nước khác … Nguyên nhân của nạn ô nhiễm là các sinh hoạt thường nhật và hoạt động kinh tế của con người từ trồng trọt, chăn nuôi… đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng trong đó công nghiệp là thủ phạm lớn nhất, làm ảnh hưởng trực tiếp đến bầu khí quyển. Ô nhiễm môi trường không khí là gì ? Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất, có nguy cơ nguy hại tới thực vật, động vật và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ví dụ : Khi dạy bài 17 “Lớp vỏ khí ”. Mục tiêu của bài là làm sao cho học sinh biết được thành phần của lớp vỏ khí. Trình bày được vị trí , đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Biết vị trí và vai trò của lớp ôzôn trong tầng bình lưu. Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí. Vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí. Sau khi hồn thành xong phần 1, phần 2 là phần cấu tạo của lớp vỏ khí, đây là phần có thể tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường để giáo dục cho các em, giáo viên cho học sinh biết nếu Trái Đất không có không khí sẽ là một thế giới chết giống như Mặt Trăng, như mọi người vẫn từng nói con người có thể nhịn ăn 5 tuần, nhịn uống 5 ngày , nhưng sẽ chết nếu nhịn thở 5 phút. Điều đó nói lên rằng không khí là sự sống còn của con người .Để học sinh thấy được vai trò của lớp vỏ khí nói chung và của lớp ôzôn nói riêng . - ? Vậy thực trạng hiện nay của khí quyển như thế nào ? - ? Hậu quả của những thực trạng đó Thông qua các tranh ảnh và số liệu cụ thể như :Khu công nghiệp Thượng Đình của Hà Nội tỉ lệ công nhân bị mắc bệnh phế quản cao hơn 16-17 lần so với khu 10
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku không bị ô nhiễm Theo thống kê năm 1999 nước ta có 4719 người mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh bụi phổi Silie chiếm tỉ lệ cao nhất 66,1%... Hoặc ở nhà máy ximăng Hải Phòng nồng độ bụi ở vùng dân cư xung quanh nhà máy là 1,4-> 4,2mg/m3 … Làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người và đến một lúc nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến những người thân và chính bản thân mình. Ô nhiễm từ làng Nghè - ? Vấn đề đặt ra với môi trường hiện nay là gì ? - ? Là người học em sinh phải làm gì để bảo vệ bầu khí quyển? Qua bài học giáo viên giáo dục cho các em có ý thức ngay trong nhà trường và những việc làm ngồi đường phố như thông qua một số hoạt động do trường, Đồn , Liên Đội tổ chức đó là trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, cây xanh chính là lá phổi của khí quyển , giáo dục cho các em mỗi học sinh một năm trồng một cây, thì hàng năm cả nước trồng được khoảng 17.472.810 cây, chúng ta phải giáo dục được cho các em làm thế nào để có được nhà trường không những xanh mà còn sạch , đẹp để từ đó các em có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, tránh hiện tượng vứt xả rác bừa bãi, không chơi những trò chơi độc hại . Sau bài học để kiểm tra việc nhận thức của học sinh ở phần củng cố tôi có đưa ra một số câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm. + Nguyên nhân nào làm cho nguồn không khí bị ô nhiễm ? a. Khói bụi của các nhà máy công nghiệp. b. Bụi vi sinh vật do rác bẩn, rác không được xử lý . c. Tiếng ồn. d. Cả 3 phương án trên. Với phương án này có khoảng 81% học sinh chọn phương án d, 10% học sinh chọn phương án a, và 9% học sinh chọn phương án b . 11
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku Hoặc câu hỏi : Các em đánh giá như thế nào về thực trạng môi trường hiện nay ? a. Đáng báo động. b. Bình thường. c. Không đáng lo ngại Học sinh lựa chọn trong đó : 80% chọn phương án a, 13% chọn phương án b, 7% chọn phương án c . Vậy chứng tỏ các em một phần nào đó biết được thực trạng của môi trường hiện nay và nắm được kiến thức về môi trường, một khi các em có nhận thức tốt về vần đề môi trường thì từ những hành động, những việc làm của các em cũng sẽ có ý thức hơn, và khi có hành vi tốt đồng thời các em cũng biết vận động mọi người cùng làm theo, biết lên tiếng để tố cáo , phê phán những người có những hành vi chưa tốt, như ở một số lớp tôi dạy, trong lớp học trước đây các em thường xuyên có hiện tượng vứt xả rác bừa bãi, nhưng qua sự giáo dục tôi nhận thấy ở một vài lớp các em cũng đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, mặc dù chưa phải là tuyệt đối nhưng ở một số em đã có sự thay đổi nhận thức khác hơn so với trước hơn. Để thành công hơn nữa giáo viên không những chỉ là giáo dục suông giáo viên còn phải biết khen ngợi, động viên những việc làm của các em, những việc làm của các em ở trong trường học, trên đường phố mặc dù mới chỉ là những tác động nhỏ so với thời buổi kinh tế công nghiệp hố, hiện đại hố nhưng cũng đã góp phần nào đó trong việc bảo vệ môi trường . Có giáo dục như vậy các em mới trở thành những người công dân tốt và có ích cho xã hội và đến thế hệ của các em mới có khả năng đáp ứng được sự phát triển chung của tồn cầu, còn nếu như chúng ta là người làm giáo dục không hồn thành sứ mệnh của mình thì trong tương lai đất nước sẽ bị tụt hậu so với thời đại, các nước bạn có sự tẩy chay bất hợp tác, như vừa qua thông tin đại chúng có đưa tin nhiều như việc xuất khẩu Tôm, Cá… không đạt tiêu chuẩn, còn trong sữa thì có chứa chất Melamine … Tất cả những việc làm đó có lợi trước mắt nhưng sẽ để lại hậu quả lâu dài trong tương lai về nhiều mặt, như ông bà ta đã từng nói “ Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” .Những việc tưởng trừng như rất đơn giản chúng ta không giáo dục kịp thời thì rất nguy hiểm cho nền kinh tế của nước nhà, nguy hiểm cho môi trường sống và nguy hiểm cả tính mạng con người cũng như sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất. Như ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu “Thói quen ban đầu chỉ là những sợi tơ nhện, lâu dần biến thành sợi dây thừng” 12
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku Khí quyển là tài nguyên chung của nhân loại ,bảo vệ khí quyển đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi người, nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên và học sinh , là những người chủ tương lai của đất nước, nhưng trong quá trình giảng dạy cũng như trong cuộc sống thường ngày tôi nhận thấy nhiều người không nhận thức được những việc làm của mình có ô nhiễm môi trường hay không, thậm chí có những người biết những hành vi của mình nhưng vẫn làm, và xem việc bảo vệ môi trường là của người khác không phải của mình và ngay cả học sinh trong nhà trường nhiều em cũng chưa có ý thức tốt: như sau khi uống nước vứt ly không đúng nơi qui định, ăn xôi, ăn quà bánh trước cổng trường vứt xả giấy gói một cách bừa bãi, xé sả rác trong lớp học, trong hộc bàn … Trong lớp tôi chủ nhiệm tôi có tâm sự với một vài em học sinh ? Khi em ăn xôi, ăn qùa xong em có vứt rác ra đường không ? Khi vứt xả rác ra đường em thấy như thế nào ? Đa số các em trả lời là có , vì tất cả mọi người ai cũng vậy và đa số các em đều nhận thức được rằng những việc làm của mình và mọi người đều gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm cho môi trường nhưng lại chưa biết chung tay vào để cùng bảo vệ môi trường. Hoặc khi dạy tôi có giới thiệu sơ lược về nước Singapo đó là một đất nước xanh, sạch, đẹp nhất thế giới. Tôi có hỏi: ?Vậy liệu Việt Nam có làm được như Singapo hay không ? Hầu hết các em đều có suy nghĩ là chúng ta không thể nào làm được. Những vấn đề đó là thuộc về ý thức của mỗi người. Vậy làm thế nào để mọi người không những nhận thức được mà còn phải có ý thức, nên cần tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, đối với học sinh cần phải có sự giáo dục ý thức cho các em. Ví dụ: Dạy bài 15 “ Các mỏ khống sản”. Mục tiêu của bài là cho học sinh nắm được thế nào là khống sản, công dụng của chúng và khống sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài, là loại tài nguyên không thể phục hồi được, vì vậy con người phải khai thác tiết kiệm và hợp lý. Sau khi cung cấp xong kiến thức ở phần 1 và phần 2, đếùn phần khai thác và sử dụng các loại khống sản tôi tích hợp vấn đề môi trường vào trong bài học để giáo dục các em. - ? Khống sản là nguồn tài nguyên quí giá của quốc gia, nhưng việc khai thác khống sản đã tác động đến môi trường sống như thế nào ? - ? Hậu quả của việc khai thác và sử dụng không hợp lý ? Để tránh giờ học diễn ra một cách nhàm chán, và giáo dục học sinh mang lại hiệu quả cao và có tính thuyết phục, giáo viên nên cho học sinh quan sát tranh ảnh, 13
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku dẫn chứng cụ thể để học sinh thấy được quá trình khai thác, chế biến và sử dụng khống sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường và nó tác động đến môi trường không khí như thế nào. Không những trong khai thác mà trong vấn đề sử dụng cũng phải hợp lý và tiết kiệm. - ? Vậy vấn đề đặt ra ở đây tại sao khai thác tài nguyên luôn phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ? - ? Học sinh phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường không khí ? Muốn các em có nhận thức tốt giáo viên không nên áp đặt phải làm như thế này, phải làm như thế kia, ở lứa tuổi các em còn nhỏ chưa nhận thức hết được sự việc và đây cũng chính là lứa tuổi đang tập làm người lớn nên không thích sự sai bảo , áp đặt đôi khi còn thích làm ngược lại, chính vì vậy để giáo dục tốt người giáo viên cần đưa ra những sự việc, những tác hại cụ thể xảy ra hàng ngày, mà tương đối gần gũi với các em, gây tác hại đến bản thân, bạn bè, người thân, cũng như tác động đến môi trường xung quanh, sự phát triển chung của đất nước… từ đó gắn viêïc làm, trách nhiệm cụ thể đối với mỗi bản thân học sinh phải hết sức tiết kiệm năng lượng, hoặc giáo dục cho các em nên tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp không những vừa tiết kiệm năng lượng, vừa bớt được một phần nhỏ gây ô nhiễm môi trường. Qua giáo dục như vậy trong học sinh cũng có sự chuyển biến hơn như trong lớp học, học sinh luôn chú ý tắt đèn, tắt quạt khi không còn dùng đến nữa, sử dụng điện và quạt khi nào thật cần thiết và đã giảm hiện tượng phá cầu trì … Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên gần 10c so với thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX , mà nguyên nhân là do các loại khí thải, đặc biệt CO2 gây ra, không những tổn hại trầm trọng đến không khí mà còn mà ảnh hưởng đếùn nguồn nước. Nói đến nước ai cũng biết rõ vai trò của nó, vì không chỉ nước liên quan đến ăn, uống, tắm, giặt…mà còn liên quan đến sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp, mà nước còn chính là sự tồn tại, sự sống của sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Việc giữ cho nguồn nước trong sạch là sự an tồn cho mình và cho cả con cháu mai sau. Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất lý, hóa, sinh học 14
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku của nước vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Ví dụ: Khi dạy bài 23 “Sông và hồ ” Mục tiêu của bài là sau khi học xong, học sinh cần: Trình bày được các khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, chế độ nước, hồ và nguyên nhân hình thành hồ. Ở phần 1 “Sông và lượng nước của sông” sau khi truyền thụ cho học sinh khái niệm về sông và lượng nước của sông , đến phần vai trò của sông cho học sinh tìm hiểu vai trò của sông và những tác động tiêu cực của nó với con người. Giáo viên có thể cho học sinh xem băng hình hoặc tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt hoặc giáo viên lấy dẫn chứng cụ thể: Như các trận lụt ở Nghệ Tĩnh, Huế, Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh … Sau đó tôi dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu các vấn đề sau: - ? Nhận xét về các đoạn băng cũng như các hình ảnh vừa xem ? (Gây thiệt hại về người và của. Đó chính là những hậu quả do môi trường mang lại) - ? Theo em ảnh hưởng tiêu cực của sông đối với đối với con người là do những nguyên nhân nào ? Biện pháp khắc phục tiêu cực ? ( Đó chính là tác hại của việc khai thác rừng bừa bãi). Bởi vì chúng ta tác động vào môi trường như thế nào thì môi trường tác động lại, trả lại chúng ta Hoặc ở phần 2 “Hồ” giáo viên cho học sinh tìm hiểu: - ? Những tác động tiêu cực của con người đối với sông và hồ? - ? Hậu quả ? Cảnh ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh Ngồi những nội dung kiến thức cơ bản sách giáo khoa ra , giáo viên mở rộng thêm để các em nắm được. Trong thời gian vừa qua phóng sự đài truyền hình Việt Nam đã đề cập đến vấn đề nước thải của nhà máy sữa, nhà máy bột ngọt Vedan đã gây ô 15
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku nhiễm nghiêm trọng nguồn nước . Ngồi ra ô nhiễm nguồn nước còn do ở nhiều địa phương nông dân dùng các loại phân hố học, thuốc trừ sâu quá liều lượng và do các chất thải trong sinh hoạt con người đã gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật trong nước, làm giảm nguồn lợi thuỷ hải sản. Những chất gây ô nhiễm nguồn nước thường được thấm dần từ mặt nước xuống các tầng sâu hơn, rồi tích tụ lại trong mạch nước ngầm, nhất là những chất khó bị ô xi hố. Giáo viên vẽ hậu quả qua chuỗi thức ăn để học sinh thấy được: Nước bị ô nhiễm -> Thực vật -> Động vật -> Con người - ? Em có nhận xét gì qua sơ đồ trên ? Con người sẽ gánh chịu mọi hậu quả khi chính họ gây ô nhiễm. Hơn thế nữa Trái Đất của chúng ta có khoảng 1400.000 triệu tỉ lít nước, nhưng không phải tất cả số nước đó con người đều sử dụng được vì 93,7% là nước mặn, 2,14% nước bị đông cứng, nước ngầm, hơi nước… trong đó chỉ có khoảng 0,0001 % lượng nước ngọt sử dụng được. - ? Vậy theo em , chúng ta cầøn làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước ? Sau khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sự trong sạch của ao, hồ, sông ngòi bằng cách tuyệt đối không vứt rác xuống các thuỷ vật ấy, ngồi ra giáo viên giáo dục các em có ý thức tiết kiệm, làm sao cho mỗi học sinh, trong từng hành vi có thói quen tiết kiệm, tiết kiệm ở nhà, tiết kiệm ở trường, tiết kiệm ở nơi công cộng, như thấy vòi nước chảy nhớ khố lại, nếu thấy nước rò rỉ báo cáo cho người có chức trách sửa lại ngay. Hoặc giáo dục cho các em bằng cách mỗi học sinh một ngày tiết kiệm 1 lít nước, thì cả nước trong một năm tiết kiệm khoảng 6377 triệu lít nước. Qua giáo dục tôi nhạân thấy ở một vài em có ý thức tốt hơn, như việc giữ gìn vệ sinh chung trong khi uống nước ở trường, có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều em mặc dù có nhận thức về những việc làm của mình cũng như của mọi người , nhưng lại chưa có ý thức, chính vì thế việc giáo dục này là phải thường xuyên và lâu dài. Khi dạy bài 24 “ Biển và đại dương” Mục tiêu của bài là biết được các hình thức vận động của nước biển và đại dương ,cũng như vai trò của biển đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật .Trong phần 2 của bài “Sự vận động của nước biển và đại dương”. Để giáo dục đạt hiệu quả cao và khắc sâu nhận thức về môi trường biển 16
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku và đại dương cho học sinh, người giáo viên phải biết kết hợp giữa lời giảng và dẫn chứng một cách khéo léo về thực trạng của biển và đại dương hiện nay và sau đó cho học sinh thảo luận để tìm hiểu: - ? Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển , đại dương và hậu quả ? - ? Đứng trước thực trạng của biển và đại dương như vậy em nhận thức được điều gì ? Vai trò của em trong việc bảo vệ môi trường của biển và đại dương ? Qua hình thức trao đổi, thảo luận như vậy các em tự bản thân mình đánh giá những việc làm tốt và những việc làm không tốt đối với môi trường biển, tự bản thân các em mới nâng cao được nhận thức của mình. Mặc dù tại địa phương chúng ta không có biển nhưng giáo viên vẫn giáo dục cho các em có ý thức trong các lần đi thăm quan, và thường xuyên xem sách, báo, ti vi về nội dung bảo vệ môi trường và góp phần phổ biến đến nhiều người khác, với các hiểu biết mà bản thân thu nhận được. Có như vậy các em mới chung tay vào bảo vệ môi trường. Hoặc khi dạy bài 15 “Các mỏ khống sản” để gây sự hứng thú cho học sinh và giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nước, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về hậu quả của việc khai thác dầu bừa bãi làm lan tràn trên mặt nước… Giáo viên yêu cầu học sinh: - ? Đọc tên bức tranh ? Bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì ? Ở đâu ? Mô tả ? ? Em hãy nêu cảm nhận của em sau khi xem các hình ảnh trên ? Giáo viên để tự học sinh nêu nên cảm nhận của mình trong các hoạt động của con người đối với môi trường nước và thông qua đó giáo viên giáo dục thêm cho các em. Từ những sự việc Cá chết ở sông Hậu 17
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku như vậy giáo viên phân tích cho học sinh thấy được và nhằm mục đích để tuyên truyền, truyền đạt nhằm nâng cao tầm nhận thức cho học sinh, để học sinh nhận thấy rằng đó là những việc làm không tốt và giáo viên dẫn dắt , giáo dục cho các em có ý thức trong việc sử dụng nguồn tài nguyên , cũng như bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Sau bài đến tiết học sau tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15’ với nội dung của bài học và trong đó tôi có cho 2 câu hỏi liên quan đến môi trường nước. - Câu 1: Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ? - Câu 2: Vẽ hồn thành sơ đồ ? Nhận xét ? Khođng Vôùi cađu naøy ña soâ hóc khí sinh ñeău veõ theơ hieôn söï taùc ñoông qua lái cụa Sinh vaôt caùc thaønh phaăn töï Nöôùc bò ođ nhieđn. Chöùng toû khi nhieêm ạnh höôûng mođi tröôøng nöôùc bò ođ Ñaât nhieêm thì ạnh höôûng ñeân taât cạ caùc thaønh Con ngöôøi và các thành phần khác lại tác động ngược lại môi trường nước. Với câu hỏi số 1 đa số các em kể được ít nhất 3 nguyên nhân: Như do chất thải công nghiệp, nước sinh hoạt hàng ngày của người dân, Do người dân sử dụng các loại thuốc hố học và thuốc trừ sâu… Bên cạnh đó có một số em còn kể thêm được một số nguyên nhân khác, qua đó giáo viên cần bổ sung thêm cho học sinh một vài nguyên nhân khác : Có thể là do mưa, gió, bão, lũ lụt… Nước mưa khi rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường xá… đã kéo theo các chất ô nhiễm đi vào sông, suối, ao, hồ, biển…, hoạt động giao thông - vận tải, chất thải hữu cơ… Vậy vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường ? Đó là một câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta, chúng ta phải tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng Trái Đất, vì Trái Đất và những sinh vật của nó cũng có quyền được tồn tại như con người chúng ta và chất lượng môi trường Trái Đất và sức khoẻ của nhân loại không thể tách rời nhau. Chính vì vậy 18
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku công tác giáo dục môi trường được nhiêù nước trên thế giới quan tâm trong đó có Việt Nam, vì không có giải pháp kinh tế nào có hiệu quả bằng đầu tư vào con người. Hiện nay mọi nơi trên thế giới nguồn đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi về thành phần và các tính chất lý, hóa, sinh của đất vượt quá mức bình thường, sự thay đổi này đã làm thay đổi tính chất của đất, khiến cho đất không còn phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Đất. Các nhân tố hình thành đất” Mục tiêu của bài là sau khi học xong, học sinh nắm được khái niệm về đất cũng như các thành phần và nhân tố hình thành của đất. Hiểu được tầm quan trọng về độ phì của đất và ý thức được vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm. Để giải quyết tốt mục tiêu trên, sau khi học xong bài 25, giáo viên hướng dẫn học sinh tham quan khảo sát thực địa, thu thập một số mẫu đất và quan sát cây trồng trên từng khu vực đất đó, cũng như tìm hiểu quá trình canh tác, kinh nghiệm của người dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp của nhân dân của người dân nơi các em sinh sống, để các em phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra những kết luận : - ? Thế nào là đất có độ phì cao ? Đất có độ phì cao và đất có độ phì thấp có gì khác nhau ? - ? Những nguyên nhân nào cho đất bị suy thối ? Hậu quả? Những nguyên nhân làm đất bị suy thối như : Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hố học trong nông nghiệp, chặt phá rừng đầu nguồn, các chất phế thải trong hoạt động công nghiệp, cùng như sinh hoạt của con người… làm nguồn đất bị suy thối và ô nhiễm. Nước thải gây chết cây cối và sinh vật - ? Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất ? Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường đất ? Ở lớp họ học sinh đi 19 trường họ ở
- Hoàng Thi Xuân Mai - THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku Bãi rác thải - ? Nơi nào là chỗ tiếp nhận rác nhiều nhất ? Môi trường ở những nơi chứa nhiều rác như thế nào ? - ? Chúng ta phải làm thế nào để có môi trường trong sạch ? Với cách học tập này giáo viên là người hướng dẫn, giúp các em nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận, không những học sinh nắm chắc được kiến thức, mà còn tạo sự hứng thú cho học sinh và rèn luyện cho học sinh được tính tự lập. Mà qua đó học sinh nhận thấy rằng những việc xả rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân của các em và việc giữ môi trường trong sạch hay không cũng chính là do bản thân của các em, từ đó các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và ở khu dân cư. Điển hình trong những năm học qua trường phát động phong trào xanh, sạch , đẹp các em tích cực tham gia hưởng ứng, thu gom giấy vụn để làm kế hoạch nhỏ, đổ rác đúng nơi qui định, dọn sạch kênh mương và còn tố cáo những bạn có hành vi gây mất vệ sinh. Như chúng ta đã biết các thành phần trong tự nhiên bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, khi một thành phần thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác. Vậy sự ô nhiễm nguồn đất, nước, khí quyển đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của sinh vật. Ở nước ta hiện nay đang mất dần sự cân bằng sinh thái, nguyên nhân chính là do tự nhiên và con người. Khi dạy bài 27 “Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất” Mục tiêu của bài là học sinh phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố động, thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ của chúng, cùng như trình bày được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất. Ở bài này trong phần 3 thông qua thực tế và một số tranh ảnh giáo viên yêu cầu học sinh trả lời : - ? Những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động, thực vật trên Trái Đất ? Lấy ví dụ ? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn cho học sinh thông qua các bài học an toàn điện môn Công nghệ lớp 8
19 p | 1313 | 292
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1593 | 189
-
SKKN: Một số câu hỏi ngoại khoá giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường
28 p | 769 | 75
-
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
35 p | 207 | 25
-
SKKN: Kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
22 p | 63 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương
34 p | 66 | 5
-
SKKN: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
25 p | 74 | 1
-
SKKN: Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III- Sinh học 10
32 p | 81 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn