Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
Mục lục 1<br />
<br />
I. Mở đầu 3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 3<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 5<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài. 5<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 5<br />
<br />
II. Nội dung 5<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận 5<br />
<br />
2. Thực trạng 6<br />
<br />
a. Thuận lợi 7<br />
<br />
b. Khó khăn 9<br />
<br />
c. Thống kê lỗi chính tả 10<br />
<br />
d. Nguyên nhân 14<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 15<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 15<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 15<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 25<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 25<br />
cứu<br />
<br />
III. Kết luận, kiến nghị 27<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 1<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
1. Kết luận 27<br />
<br />
2. Kiến nghị 28<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 30<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 31<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU.<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 2<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Giáo dục Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc với mục tiêu <br />
ảnh hưởng đến sứ mệnh của nền tảng giáo dục được quy định ở khoản 2 điều 27 <br />
Luật Giáo dục năm 2005: “Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ <br />
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, <br />
thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.”, đây là <br />
bậc học quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, năng lực ở trẻ <br />
em.<br />
<br />
Trong chương trình Tiểu học được thống nhất trên toàn quốc thì Tiếng Việt <br />
là một trong những môn học quan trọng, cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Bên cạnh <br />
việc học Toán để phát triển tư duy logic thì việc học Tiếng Việt giúp các em hình <br />
thành và phát triển tư duy ngôn ngữ, sử dụng tốt công cụ giao tiếp, giáo dục tình <br />
cảm, đạo đức cho các em. Việc phát triển tư duy ngôn ngữ có quan hệ mật thiết <br />
đến chữ viết, nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu <br />
của kí hiệu, là hệ thống kí hiệu đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và những quy <br />
tắc, quy định riêng. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người, mà cố <br />
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người; <br />
dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện tính cẩn <br />
thận, tính kỉ luật và lòng tự trọng đối với mình, cũng như đối với thầy đọc bài, đọc <br />
vở của mình”.<br />
<br />
Hiểu được tầm quan trọng của chữ viết, tôi quyết định chọn đề tài “Một số <br />
biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1 (Theo mô hình Công nghệ <br />
Tiếng Việt)” để nghiên cứu, thực hiện. Vậy tại sao tôi chọn đề tài này? Có những <br />
điểm mới gì ở đây? Như chúng ta đã biết, để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết <br />
của Tiếng Việt thì Giáo dục đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến sự phát triển <br />
ngôn ngữ của một quốc gia trong một xã hội hội nhập và phát triển, trong đó <br />
trường học là cơ sơ tiếp nhận nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, qua quá trình dạy học, tôi <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 3<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
nhận thấy hiện nay thực trạng mắc lỗi chính tả diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở <br />
học sinh lớp 1, lớp đầu bậc Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em lần đầu được cầm <br />
bút thể hiện chữ viết, lần đầu thực hiện nhiệm vụ học tập, lần đầu tiếp xúc với <br />
những từ, cụm từ: “chữ viết”, “chính tả”, “luật chính tả”,...; các em chưa hiểu <br />
được tầm quan trọng của chữ viết; cùng với những đổi mới trong mô hình dạy học <br />
Tiếng Việt 1 theo mô hình Công nghệ Giáo dục thì yêu cầu học sinh tư duy cao <br />
trong việc viết chính tả, tuy nhiên khả năng tư duy của các em còn hạn chế, chủ <br />
yếu là tư duy trực quan, bên cạnh đó các em còn dễ chịu sự tác động từ môi trường <br />
xung quanh,…chính vì những khó khăn đó nên việc mắc lỗi chính tả với tần suất <br />
cao là điều không thể tránh khỏi. Việc tìm ra những biện pháp để học sinh ghi nhớ <br />
bền vững những quy tắc chính tả; những mẹo nhỏ khi viết chính tả để khắc phục <br />
lỗi chính tả ở học sinh là nhiệm vụ cần thiết mà không những tôi mà tất cả giáo <br />
viên đặc biệt là giáo viên dạy lớp 1 đều mong muốn nghiên cứu, thực hiện. Và đó <br />
cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
* Mục tiêu của đề tài:<br />
<br />
Giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp, ghi nhớ bền vững và <br />
vận dụng tốt các mẹo chính tả và luật chính tả.<br />
<br />
Trang bị cho các em công cụ vững chắc để học tập các môn học khác.<br />
<br />
Bồi dưỡng trong các em lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt, góp phần nâng <br />
cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn đặc thù và bản sắc văn hóa <br />
Việt Nam; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Giáo dục Tiểu học.<br />
<br />
Chia sẻ kinh nghiệm đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ bạn đồng nghiệp, <br />
từ các cấp lãnh đạo, hội đồng chấm thi.<br />
<br />
* Nhiệm vụ của đề tài: <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 4<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Để đạt được các mục tiêu trên, giáo viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
<br />
Từ những khó khăn trong việc viết chính tả của học sinh, cũng như những <br />
ảnh hưởng từ phương ngữ, giáo viên xây dựng các biện pháp hỗ trợ học sinh viết <br />
đúng chính tả và khắc phục lỗi chính tả.<br />
<br />
Sáng tạo các mẹo chính tả đảm bảo đúng nội dung, chuẩn kiến thức, không <br />
vi phạm quy tắc chính tả.<br />
<br />
Vận dụng linh hoạt các biện pháp, các mẹo chính tả theo từng đối tượng <br />
học sinh.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Lỗi chính tả ở học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
4. Giới hạn đề tài.<br />
<br />
Học sinh lớp 1C năm học 2015 – 2016 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – <br />
huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.<br />
<br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.<br />
<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.<br />
<br />
Phương pháp so sánh.<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm.<br />
<br />
c. Phương pháp thống kê toán học.<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 5<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Khảo sát, thống kê kết quả<br />
<br />
II. NỘI DUNG.<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
<br />
Chính tả Tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố. Muốn phát hiện và khắc phục <br />
lỗi cần hiểu rõ đặc điểm các yếu tố sau:<br />
<br />
Âm: Khi nói, luồng hơi phát ra từ phổi, làm rung các dây thanh ở họng, qua <br />
khoang miệng hoặc cả khoang mũi tạo thành âm. Âm gồm nguyên âm và phụ âm.<br />
<br />
Chữ cái: Đó là chữ dùng để ghi âm. Bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ <br />
cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g,h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y (Theo <br />
Quyết định số 31/2002/QĐBGD&ĐT ngày 14/06/2002 của Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo)<br />
<br />
Tiếng: Tiếng do một hay nhiều âm phát ra cùng một lúc tạo thành. Các yếu <br />
tố tạo thành tiếng: âm đầu, ậm đệm, âm chính, âm cuối, thanh. Trong các yếu tố <br />
đó, âm chính và thanh lúc nào cũng có, còn âm đầu, âm đệm, âm cuối có thể có <br />
hoặc không.<br />
<br />
Chữ: Chữ dùng để ghi tiếng, chữ do một hoặc nhiều chữ cái cùng dấu <br />
thanh tạo thành.<br />
<br />
Thanh và dấu: Thanh là hiện tượng nâng cao hoặc hạ thấp trong một tiếng. <br />
Tiếng Việt có 6 thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và được thể hiện bằng 5 <br />
dấu.<br />
<br />
Từ: Từ gồm một tiếng hoặc một tổ hợp tiếng có ý nghĩa hoàn chỉnh.<br />
<br />
Bên cạnh đó, tiếng Việt còn được chia làm 3 phương ngữ chính:<br />
<br />
+ Phương ngữ Bắc bộ<br />
<br />
+ Phương ngữ Trung bộ.<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 6<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
+ Phương ngữ Nam bộ.<br />
<br />
Vì vậy việc chuẩn hóa và khắc phục lỗi chính tả Tiếng Việt trong nhà <br />
trường là một yêu cầu đúng đắn mang đầy đủ tính lý luận cũng như thực tiễn, vừa <br />
mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
Đến nay, đã có rất nhiều những đổi mới trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 <br />
nhưng tôi xin đưa ra những điểm chính trong nội dung học Chính tả ở hai chương <br />
trình: Hiện hành và mô hình Công nghệ, để từ đây có thể thấy được những thuận <br />
lợi, khó khăn hiện nay của học sinh trong việc viết chính tả.<br />
<br />
Chương trình Chương trình hiện hành Mô hình Công nghệ<br />
<br />
Số bài viết 26 bài 163 bài<br />
<br />
Thời gian bắt đầu Tuần 25 Tuần 3<br />
viết Chính tả<br />
<br />
Hình thức Nhìn 16 bài 0 bài<br />
chép<br />
<br />
Hình thức Nghe – 9 bài 157 bài<br />
viết<br />
<br />
Hình thức Nhớ – 0 bài 1 bài<br />
viết<br />
<br />
Nội dung Viết một đoạn hay một Viết một đoạn hay một bài trong <br />
bài trong bài Tập đọc. bài đọc ở Việc 3 hoặc những <br />
câu, từ, cụm từ liên quan đến bài <br />
học.<br />
<br />
Bài tập Có bài tập chính tả để Không có bài tập Chính tả, các <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 7<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
rút ra những quy tắc luật chính tả truyền đạt ở “Việc <br />
chính tả. 2”: Viết và “gặp đâu nhắc đó”<br />
<br />
a. Thuận lợi.<br />
<br />
* Từ mô hình Công nghệ.<br />
<br />
Hiện nay, huyện Krông Ana đã có 9 trường áp dụng mô hình Công nghệ <br />
Tiếng Việt 1. Nhận thấy được những ưu điểm đáng kể từ mô hình này, trường tôi <br />
tiến hành thực hiện theo mô hình này đến nay đã được 4 năm.<br />
<br />
Với mô hình Công nghệ, một bài học Tiếng Việt được tổ chức theo quy trình <br />
4 việc (Việc 1: Chiếm lĩnh kiến thức, Việc 2: Viết, Việc 3: Đọc, Việc 4: Viết <br />
chính tả) tất cả các việc có sự liên kết với nhau. Phần viết chính tả được thực <br />
hiện ở Việc 4, là việc cuối cùng của một bài học và là cơ hội để kiểm tra, đánh <br />
giá, điều chỉnh 3 việc đã làm, để khẳng định sản phẩm của bài học. <br />
<br />
Theo bảng so sánh trên, tôi nhận thấy rằng, việc áp dụng mô hình Công nghệ <br />
đem lại những thuận lợi nhất định:<br />
<br />
Việc viết chính tả thực hiện ngay từ đầu năm học, thời lượng học được <br />
rải đều ở các tiết học trong tuần sẽ giúp các em không quá bỡ ngỡ khi học, sớm <br />
hình thành thói quen viết chính tả, thực hành theo phương châm “Học đâu biết đó” <br />
các em có thể vận dụng kiến thức mới học để nắm chắc âm, vần và viết bài.<br />
<br />
Khác với chương trình hiện hành, số lượng thống kê ở chương trình Công <br />
nghệ có 158 bài viết/ 1 năm học và có 157 bài viết được viết theo hình thức Nghe – <br />
viết, điều đó giúp học sinh phát triển tư duy, kích thích phát triển trí não, ghi nhớ và <br />
vận dụng tốt các vần mới học cũng như các luật chính tả để viết bài.<br />
<br />
Nội dung các bài viết đa số là các bài đọc ở Việc 3, có các vần mới được <br />
tập viết ở Việc 2 và được chiếm lĩnh từ Việc 1, với liên kết đó giúp các em hình <br />
thành sẵn trong đầu nội dung cần viết, hạn chế lỗi khi viết bài.<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 8<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Ở mỗi bài học, khi học các âm, vần mới có luật chính tả thì nội dung đó <br />
được lồng ghép ở Việc 2 và vận dụng ngay vào việc 4 trong bài học đó:<br />
<br />
+ VD: Khi học âm /ng/ các em sẽ được học luật chính tả âm /ng/ đứng trước <br />
âm e, ê, i ở Việc 2 và vận dụng luật ngay vào việc viết chính tả: Bé Nga nghĩ: Bà <br />
đã già mà chả hề nghỉ.<br />
<br />
* Từ Nhà trường.<br />
<br />
Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp <br />
lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị dạy học, <br />
các đồ dùng dạy học trực quan, phòng học khang trang, rộng rãi, số lượng học sinh <br />
trong lớp đảm bảo chất lượng dạy và học.<br />
<br />
* Từ giáo viên.<br />
<br />
Giáo viên nhiệt tình, tận tâm với nghề, đặc biệt với học sinh lớp 1, giáo <br />
viên như một người mẹ được các em tin tưởng tuyệt đối.<br />
<br />
* Từ phụ huynh.<br />
<br />
Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất khi các <br />
em đến trường, thường xuyên hỏi han, tạo mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo <br />
viên chủ nhiệm và nhà trường.<br />
<br />
b. Khó khăn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 9<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tranh biếm họa khó khăn của học sinh về Chính tả<br />
<br />
Có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn như:<br />
<br />
* Từ mô hình Công nghệ.<br />
<br />
Đối với chương trình học Chính tả ở mô hình Công nghệ đòi hỏi các em tư <br />
duy trí tuệ, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tuy nhiên ở lứa tuổi các <br />
em chủ yếu là tư duy trực quan nên dẫn đến hiện tượng một số học sinh “đuối <br />
sức”; một số học sinh ghi nhớ và vận dụng luật chính tả còn hạn chế.<br />
<br />
Trong chương trình học Chính tả chưa có các bài tập Chính tả, giáo viên <br />
phải tự soạn bài tập có liên quan đến luật chính tả để học sinh làm.<br />
<br />
* Từ giáo viên.<br />
<br />
Giáo viên là người Quảng Nam nên vẫn còn ảnh hưởng tiếng địa phương, <br />
phát âm một số vần chưa đúng chuẩn.<br />
<br />
Chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế.<br />
<br />
* Từ học sinh.<br />
<br />
Đầu năm học, học sinh chưa nhìn nhận rõ nhiệm vụ học tập của mình nên <br />
một số em chưa tự giác học tập, vẫn còn tâm lí vui chơi như ở mầm non.<br />
<br />
Ở lứa tuổi còn nhỏ, một số học sinh còn tồn tại tình trạng phát âm chưa rõ <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 10<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
tiếng, một số em nói lắp, nói ngọng dẫn đến phát âm lệch chuẩn; với lứa tuổi này, <br />
các em cũng chưa thể hiểu được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả.<br />
<br />
Trường học nằm trong địa bàn xã với đại đa số người dân là người Quảng <br />
Nam nên đa phần các em chịu ảnh hưởng từ tiếng địa phương.<br />
<br />
* Từ phụ huynh.<br />
<br />
Về phía phụ huynh, đa số phụ huynh quan tâm dạy dỗ con cái nhưng lại sử <br />
dụng tiếng địa phương để hướng dẫn con học dẫn đến tình trạng học sinh nhầm <br />
lẫn, nhận dạng vần sai bởi cách dạy của thầy cô và của ba mẹ bị lệch cách phát <br />
âm.<br />
<br />
Sự tiếp cận chương trình mới của phụ huynh còn hạn chế, dẫn đến tình <br />
trạng hướng dẫn sai hoặc “khoán trắng” cho giáo viên.<br />
<br />
c. Thống kê lỗi chính tả học sinh thường mắc phải.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Viết thiếu âm đệm Nhầm lẫn vần ai/ay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 11<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhầm lẫn âm đầu tr/ch Chưa nắm luật chính tả âm /ngờ/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chưa nắm luật chính tả âm /cờ/ Nhầm lẫn dấu thanh<br />
<br />
Hình ảnh về lỗi chính tả ở học sinh lớp 1<br />
<br />
Qua tìm hiểu thực tế tại trường, tôi lập bảng thống kê một số lỗi học sinh <br />
lớp 1 thường mắc phải như sau:<br />
<br />
Các dạng lỗi Các dấu thanh âm, vần Viết đúng Viết sai <br />
học sinh thường mắc lỗi chính tả chính tả<br />
<br />
Lỗi về dấu thanh Viết nhầm dấu sắc và Bà, cá Bá, cà<br />
dấu huyền<br />
<br />
Không phân biệt được quả na quã na<br />
thanh hỏi và thanh ngã già cả già cã<br />
<br />
nghỉ ngơi nghĩ ngơi<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 12<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
Lỗi về âm đầu tr/ch Cây tre Cây che<br />
<br />
cá trê cá chê<br />
<br />
che chở tre trở<br />
<br />
trở về chở về<br />
<br />
d/gi Cặp da Cặp gia <br />
<br />
Áo dạ Áo giạ<br />
<br />
Gia đình Da đình<br />
<br />
Con gián Con dán<br />
<br />
s/x Say xưa Xay xưa<br />
<br />
Sổ ghi Xổ ghi<br />
<br />
Chim sẻ Chim xẻ<br />
<br />
k/c Con kiến Con ciến<br />
<br />
Cây kim Cây cim<br />
<br />
ng/ngh Nghi ngờ Ngi ngờ<br />
<br />
Con nghé Con ngé<br />
<br />
g/gh Cái ghế Cái gế<br />
<br />
Con ghẹ Con gẹ<br />
<br />
Viết hoa tự do, chưa <br />
nắm được quy tắc viết <br />
hoa<br />
<br />
Lỗi về Âm đệm Viết thừa hoặc thiếu âm Ba má Boa móa<br />
phần đệm<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 13<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
vần Cái loa Cái la<br />
<br />
Hoa huệ Hoa hệ<br />
<br />
Nhầm lẫn giữa hai âm Quen biết Qoen biết<br />
đệm o và u khi đi với chữ <br />
Quét nhà Qoét nhà<br />
/q/<br />
<br />
ăm/am Cây tăm Cây tam<br />
<br />
ăp/ap Cái nắp Cái náp<br />
<br />
iê/i Cái liềm Cái lìm<br />
<br />
Rau diếp Rau díp<br />
<br />
ươ/ư Rượu Rựu<br />
<br />
Con hươu Con hưu<br />
<br />
Quả bưởi Quả bửi<br />
<br />
uô/u Cá đuối Cá đúi<br />
Âm chính<br />
uô/ô cây chuối cây chúi<br />
<br />
chú cuội chú cụi<br />
<br />
tê buốt tê bút<br />
<br />
cánh buồm cánh bồm<br />
<br />
luôm thuộm lộm thộm<br />
<br />
ay/ây Cây, mây Cay, may<br />
<br />
Bay, tay Bây, tây<br />
<br />
iê/ia Cây mía Cây miế<br />
<br />
Âm cuối c/t Thời tiết Thời tiếc<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 14<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
<br />
Mát mẻ<br />
Mác mẻ<br />
Đôi tất<br />
Đôi tấc<br />
Tắc kè<br />
Tắt kè<br />
<br />
n/ng Trăng Trăn<br />
<br />
Cái bàn Cái bàng<br />
<br />
Khen ngời Kheng ngợi<br />
<br />
Tiên Rồng Tiêng Rồng<br />
<br />
n/nh Xinh đẹp Xin đẹp<br />
<br />
Bình minh Bìn min<br />
<br />
ai/ay Cái tai Cái tay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d. Nguyên nhân.<br />
<br />
Khắc phục lỗi chính tả cũng giống như chữa bệnh, trước hết phải tìm hiểu <br />
bệnh, vậy để khắc phục lỗi chính tả trước hết phải hiểu được nguyên nhân học <br />
sinh mắc lỗi. Qua quá trình dạy học, tìm hiểu tôi nhận thấy học sinh mắc lỗi chính <br />
tả do các nguyên nhân chủ yếu sau:<br />
<br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
+ Ảnh hưởng từ tiếng địa phương, phát âm như thế nào thì viết như thế ấy.<br />
<br />
+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con, một số khác chưa <br />
nắm được chương trình dạy học mới, phát âm chưa đúng chuẩn khi hướng dẫn <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 15<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
con học. <br />
<br />
+ Một số em (viết chậm, viết chưa đúng chính tả) lại rơi vào gia đình có <br />
hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh không có nhiều thời gian chăm lo cho con, phó thác <br />
việc học tập của con cho giáo viên.<br />
<br />
* Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
+ Tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan, do vậy việc thực hiện <br />
viết chính tả theo hình thức Nghe – viết gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
+ Học sinh chưa nắm vững mặt chữ, nhận thức còn hạn chế, chưa tích cực <br />
học tập, rèn luyện kĩ năng viết chính tả.<br />
<br />
+ Không nắm được các luật chính tả, vận dụng luật chưa hiệu quả.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
<br />
Từ những khó khăn trong việc viết chính tả của học sinh, tôi đưa ra các giải <br />
pháp hướng đến mục tiêu sau:<br />
<br />
Giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp, ghi nhớ bền vững và <br />
vận dụng tốt các mẹo chính tả và luật chính tả.<br />
<br />
Trang bị cho các em công cụ vững chắc để học tập các môn học khác.<br />
<br />
Bồi dưỡng trong các em lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt, góp phần nâng <br />
cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn đặc thù và bản sắc văn hóa <br />
Việt Nam; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Giáo dục Tiểu học.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.<br />
<br />
b.1. Nội dung.<br />
<br />
Với kinh nghiệm 3 năm dạy lớp 1, cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu về <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 16<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
những khó khăn cũng như nguyên nhân học sinh lớp 1 mắc lỗi chính tả, tôi đưa ra <br />
một số giải pháp để giải quyết những khó khăn, hạn chế tình trạng mắc lỗi chính <br />
tả ở học sinh lớp 1 như sau:<br />
<br />
Biện pháp 1: Phát âm đúng chuẩn, sử dụng mẹo khi phát âm.<br />
<br />
Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ghi nhớ từ.<br />
<br />
Biện pháp 3: Tăng cường thực hiện các bài tập phân biệt âm, vần để giúp <br />
học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt luật chính tả.<br />
<br />
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tự nhìn thấy cái sai của mình, tự khắc <br />
phục lỗi.<br />
<br />
- Biện pháp 5: Bồi dưỡng ở các em lòng yêu tiếng Việt, yêu thích môn Tiếng <br />
<br />
Việt, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.<br />
<br />
b.2. Cách thực hiện các giải pháp.<br />
<br />
* Phát âm đúng chuẩn và sử dụng mẹo khi phát âm.<br />
<br />
Theo nguyên tắc Ngữ âm học, Tiếng Việt là thứ tiếng không có biến hóa <br />
hình thái. Từ được đọc và viết giống nhau, đọc thế nào viết thế nấy, không có sự <br />
khác biệt nào. Hơn thế nữa, với hệ thống các bài viết chính tả đa số là thực hiện <br />
theo hình thức nghe viết thì để viết đúng yêu cầu trước tiên là cần phát âm đúng <br />
chuẩn.<br />
<br />
Phát âm đúng chuẩn sẽ thật sự không dễ khi học sinh thuộc địa bàn mà đại <br />
đa số người dân nói tiếng Quảng Nam, ảnh hưởng từ tiếng địa phương, cả cô và <br />
trò đều gặp những khó khăn nhất định.<br />
<br />
Ví dụ: số tám số tốm; đi làm đi lồm; xe đạp xe độp<br />
<br />
đèn pin đèng bin; cụ già cụ dòa;…<br />
<br />
Để phát âm đúng chuẩn, trước hết giáo viên phải tự sửa lỗi cho mình rồi xây <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 17<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm cho học sinh. Giáo viên phải luôn tận tình, kiên trì, <br />
tạo động lực để học sinh tích cực chữa lỗi phát âm cho mình. <br />
<br />
Trước khi hướng dẫn học sinh, giáo viên cần chỉ ra cách phát âm, phát âm <br />
mẫu để học sinh phân biệt được các âm dễ nhầm lẫn.<br />
<br />
Lỗi về phát âm âm đầu, học sinh chủ yếu phát âm lẫn lộn giữa các cặp âm <br />
tr/ch, b/p, s/x, r/d/gi vì vậy giáo viên cần phát âm đúng chuẩn, phân tích, chỉ ra điểm <br />
khác nhau khi phát âm các âm này.<br />
<br />
Ví dụ 1: Khi phát âm âm /b/ và âm /p/ đa số học sinh có sự nhầm lẫn. Tôi <br />
phát âm mẫu âm /b/ và âm /p/ sau đó cho học sinh đặt tay lên thanh quản và phát âm <br />
âm /b/ các em có thể thấy thanh quản rung nhẹ, tương tự khi phát âm âm /p/ thanh <br />
quản rung mạnh hơn và miệng bật hơi mạnh.<br />
<br />
Ví dụ 2: Đối với âm /d/ và âm /gi/, tôi cho học sinh đặt lòng bàn tay trước <br />
miệng và cảm nhận: âm /d/ khi phát âm luồng hơi đi ra nhẹ, âm /gi/ luồng hơi đi ra <br />
bật mạnh hơn. <br />
<br />
Đối với phần vần, có thể với học sinh miền Bắc, việc phân biệt các vần có <br />
âm cuối n/ng, c/t, n/nh,… không quá khó nhưng đối với học sinh ảnh hưởng từ <br />
tiếng Quảng Nam thì đó không phải là chuyện dễ, các em thường xuyên phát âm <br />
lẫn lộn các vần có âm cuối n/ng, c/t, n/nh,… để khắc phục lỗi này, bên cạnh việc <br />
nghe phát âm, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát khẩu hình khi cô phát âm. Để <br />
giúp các em phân biệt, tôi thường chỉ học sinh quan sát khẩu hình theo một số mẹo <br />
nhỏ:<br />
<br />
“ n/t cong lưỡi”: khi phát âm các vần có âm cuối n hoặc t thì kết thúc âm <br />
lưỡi cong lên, đầu lưỡi chạm vào ngạc.<br />
<br />
“m/p ngậm miệng”: khi phát âm các vần có âm cuối m hoặc p thì kết thúc <br />
âm miệng ngậm lại.<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 18<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
“ng/c rộng miệng”: khi phát âm các vần có âm cuối ng hoặc c thì kết thúc <br />
âm miệng mở rộng giống chữ c ( trừ các vần có âm chính là âm tròn môi: ong, oc, <br />
ông, ôc, ung, uc)<br />
<br />
Ví dụ 1: Đối với vần /an/ và vần /ang/: Khi phát âm vần /an/ kết thúc âm <br />
lưỡi cong lên chạm ngạc, khi phát âm vần /ang/ kết thúc âm miệng mở rộng.<br />
<br />
Cái bàn/ cây bàng: Tiếng “bàn” kết thúc âm cong lưỡi còn tiếng “bàng” kết <br />
thúc âm miệng mở rộng.<br />
<br />
Ví dụ 2: Đối với vần /ac/ và vần /at/: Khi phát âm vần /ac/ kết thúc âm <br />
miệng mở rộng, khi phát âm vần /at/ kết thúc âm lưỡi cong lên chạm ngạc.<br />
<br />
Khát nước/ khác nhau: Tiếng /khát/ kết thúc âm cong lưỡi còn tiếng /khác/ <br />
kết thúc âm miệng mở rộng (giống chữ c).<br />
<br />
* Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ghi nhớ từ.<br />
<br />
Cùng với việc phát âm đúng, giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. <br />
Với việc này tôi lồng ghép việc giải nghĩa từ trong Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm của <br />
các tiết Tiếng Việt. Ở việc này, khi thực hiện tìm tiếng có chứa vần mới, tôi <br />
khuyến khích học sinh tìm các tiếng mà các em thường gặp trong cuộc sống hằng <br />
ngày hoặc tên của các bạn trong lớp có chứa vần đó, để các em chủ động tìm hiểu, <br />
nắm chắc vần và nghĩa của từ chứa vần bằng quan sát trực quan hoặc hiểu biết <br />
thực tế.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy vần /oa/, ở Việc 1, tôi cho học sinh tìm tiếng có chứa vần <br />
/oa/ như: hoa, loa, xóa,…đồng thời giải thích nghĩa của các tiếng các em tìm được. <br />
Khi thực hiện việc này sẽ tạo tình huống để học sinh nói lên một số tiếng các em <br />
phát âm sai do ảnh hưởng tiếng địa phương để từ đó các em thấy được chỗ sai và <br />
chú ý khắc phục. Học sinh có thể nói một số tiếng: cái coa, cái lóa,…lúc này cần <br />
phải giải thích để các em biết phải là cái ca, cái lá mới đúng. <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 19<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Với việc làm này, các em sẽ trang bị thêm cho mình những tiếng có chứa vần <br />
mới, hiểu và viết được những tiếng các em thường nghe, nói mà chưa biết phải <br />
viết như thế nào. Đó cũng là cách tạo cho học sinh hứng thú hơn trong việc tìm và <br />
hiểu nghĩa của từ.<br />
<br />
Bên cạnh đó, để giúp các em hình thành được nội dung bài cần viết, khi làm <br />
việc ở Việc 3: Đọc, giáo viên phân tích nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn trong bài.<br />
<br />
Ví dụ: Dạy bài Chính tả (Nghe – viết): Quà bà cho – TVCGD 1 – Tập 2, tr 9.<br />
<br />
Tôi phân tích một số tiếng dễ nhầm lẫn: <br />
<br />
gì/dì: gì là từ dùng để hỏi như cái gì?, con gì?<br />
<br />
dì là từ dùng để gọi em ruột của mẹ mình.<br />
<br />
Bước vào Việc 4: Viết chính tả, một lần nữa để chắc chắn học sinh nắm <br />
được nội dung bài , giáo viên khảo sát lại bằng cách hỏi – đáp về nội dung bài rồi <br />
mới bắt đầu viết. Từ các bước hình thành được liên kết theo quy trình 4 Việc, các <br />
em sẽ hình thành chắc chắn các biểu tượng âm, vần, nội dung cần viết, và hạn <br />
chế được nhiều lỗi chính tả khi viết bài.<br />
<br />
* Tăng cường thực hiện các bài tập phân biệt âm, vần, dấu thanh; các bài tập <br />
vận dụng luật chính tả, kết hợp hướng dẫn học sinh một số mẹo ghi nhớ luật <br />
chính tả.<br />
<br />
Trong chương trình Công nghệ Tiếng Việt 1 có các luật chính tả như: luật <br />
chính tả e, ê, i, luật chính tả về dấu thanh, luật chính tả âm đệm, luật chính tả về <br />
nguyên âm đôi, luật viết hoa. Nội dung các luật chính tả được xây dựng trong một <br />
bài học riêng hoặc được lồng ghép ở Việc 2. <br />
<br />
Ở lứa tuổi của các em, việc ghi nhớ nhiều luật như vậy đã khó, càng khó <br />
hơn khi các em hiểu được luật và vận dụng luật như thế nào cho đúng. Phương án <br />
tối ưu nhất ở đây, tôi chọn việc “nhắc đi nhắc lại, gặp đâu nhắc đó, làm đi làm <br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 20<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
lại”, có như vậy các em mới có thể khắc sâu hơn, viết chính tả tốt hơn, hạn chế <br />
các lỗi do không nắm được luật.<br />
<br />
Ở mô hình Công nghệ không có các bài tập Chính tả, vì vậy bên cạnh việc <br />
nhắc lại hằng ngày các luật chính tả, giáo viên cần xây dựng các bài tập phân biệt <br />
âm, vần, các bài tập có liên quan đến luật chính tả và thực hiện ở các tiết học tăng <br />
cường.<br />
<br />
Dạng bài tập liên quan đến luật chính tả e, ê, i: Trong quan hệ âm – chữ <br />
của Tiếng Việt thì một chữ cái chỉ có thể ghi lại một âm nhưng một âm có thể ghi <br />
bằng một, hai, ba hoặc bốn chữ cái như: âm /cờ/ ghi bằng 3 con chữ c, k, q; âm <br />
/ngờ/ ghi bằng 2 con chữ ng và ngh, âm /iê/ ghi bằng 4 cách /iê/, /ia/, /yê/, /ya/. Vì <br />
vậy, để giúp các em biết được đối với âm này thì ghi bằng con chữ nào cho đúng <br />
luật, giáo viên cần xây dựng các bài tập giúp học sinh ghi nhớ luật chính tả cụ thể <br />
như: âm /cờ/ đứng trước âm e, ê, i thì viết bằng chữ k, viết chữ q trước âm đệm u <br />
và viết chữ c với các âm còn lại; âm /gờ/ đứng trước âm e, ê, i thì viết bằng chữ <br />
gh (gờ kép), viết chữ g với các âm còn lại; âm /ngờ/ đứng trước âm e, ê, i, viết chữ <br />
ngh (ngờ kép) với các âm còn lại.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Bài tập 1: Điền vào chỗ chấm.<br />
<br />
a. k hay c<br />
<br />
…ái ghế …em que tìm …iếm …on gà<br />
<br />
b. g hay gh<br />
<br />
…ọn …àng con …ẹ<br />
<br />
Bài tập 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.<br />
<br />
nghỉ lễ nge ngóng ngôi nhà <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 21<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Dạng bài tập về luật chính tả âm đệm: Với dạng này, giáo viên chủ yếu <br />
xây dựng bài tập về luật âm /cờ/ đứng trước âm đệm ghi bằng con chữ q và âm <br />
đệm ghi bằng con chữ u hoặc bài tập giúp học sinh xác định đúng âm đệm đi với <br />
các âm khác.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng:<br />
<br />
A. Qoen biết B. Coen biết C. Quen biết<br />
<br />
Bài tập 2: Điền u hay o.<br />
<br />
q…ả na hoa h…è<br />
<br />
Tóc x…ăn mùa x…ân <br />
<br />
Dạng bài tập về luật chính tả nguyên âm đôi: Trong tiếng Việt có 3 nguyên <br />
âm đôi: /iê/, /uô/, /ươ/. Mỗi nguyên âm đôi có thể viết bằng hai hoặc bốn chữ.<br />
<br />
+ Âm /iê/: Viết iê khi có âm cuối, viết yê khi có âm đệm và âm cuối.<br />
<br />
Viết ia khi không có âm cuối, viết ya khi có âm đệm và không có âm cuối.<br />
<br />
+ Âm /uô/: Viết uô khi có âm cuối, viết ua không có âm cuối.<br />
<br />
+ Âm /ươ/: Viết ươ khi có âm cuối, viết ưa không có âm cuối.<br />
<br />
Vì vậy, với dạng bài tập này, giáo viên cần xây dựng các bài tập nhằm giúp <br />
học sinh xác định âm, chữ của nguyên âm đôi trong từng từ, khắc phục sự nhầm <br />
lẫn khi sử dụng các nguyên âm đôi.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Bài tập 1: Điền vào chỗ chấm.<br />
<br />
a. iê/ yê/ ia/ ya<br />
<br />
Bờ b..’.n ch… li vành khu…n đêm khu…<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 22<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
b. uô hay ua.<br />
<br />
b..`.n bã con c… sáng s..’.. b….n bán<br />
<br />
Dạng bài tập phân biệt âm, vần, dấu thanh: Với ảnh hưởng lớn từ tiếng địa <br />
phương, đa số học sinh mắc lỗi chính tả do nhầm lẫn giữa cách phát âm chuẩn với <br />
cách phát âm ở địa phương, các em chưa nắm rõ được âm, vần như thế nào là <br />
đúng. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh các bài tập phân biệt âm, vần, dấu <br />
thanh từ cách phát âm, phân biệt dựa vào ngữ nghĩa.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Bài tập 1: Điền vào chố chấm.<br />
<br />
a. tr hay ch<br />
<br />
Cây …e …e chở …ả giá …ả cá.<br />
<br />
b. r, d, hay gi<br />
<br />
Đi …a …a đình …a thịt<br />
<br />
Bài tập 2: Nối cột A với cột B sao cho đúng.<br />
<br />
A B<br />
Cái bàng <br />
<br />
<br />
Cây bàn <br />
<br />
<br />
Bài tập 3: Điền vào chỗ chấm.<br />
<br />
a. uôi hay ui<br />
<br />
cây ch..... cái t…<br />
<br />
c. ươu hay ưu<br />
<br />
con h…. con c….<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 23<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Bài tập 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S.<br />
<br />
suy nghĩ suy nghỉ<br />
<br />
nghĩ mát nghỉ mát<br />
<br />
Bên cạnh việc xây dựng bài tập cho học sinh làm lại nhiều lần để ghi nhớ <br />
luật, tôi còn giúp học sinh ghi nhớ luật bằng một số mẹo nhỏ như sau:<br />
<br />
Đối với luật ghi dấu thanh: Dấu thanh được đặt ở âm chính, việc các em <br />
xác định được âm chính là âm đơn thì không khó, nhưng đa số học sinh gặp khó <br />
khăn trong việc xác định vị trí dấu thanh ở âm chính là nguyên âm đôi, vì vậy, tôi <br />
hướng dẫn học sinh cách xác định: Đối với các tiếng có nguyên âm đôi, dấu thanh <br />
được đặt ở con chữ thứ 2 tính từ sau về trước, trừ các vần có âm cuối ng dấu <br />
thanh được đặt ở con chữ thứ 3 tính từ sau về trước.<br />
<br />
Ví dụ: <br />
<br />
+ v ư ờ n vườn; d ừ a dừa; c h u y ề n chuyền<br />
<br />
2 1 2 1 2 1<br />
<br />
+ r u ộ n g ruộng; g i ư ờ n g giường; g i ế n g giếng<br />
<br />
3 2 1 3 2 1 3 2 1<br />
<br />
Đối với luật viết hoa: Ở giai đoạn đầu mới học các chữ viết hoa, các em <br />
thường quên viết hoa ở đầu dòng, viết hoa tự do, giáo viên cần nhắc đi nhắc lại, <br />
hỏi đi hỏi lại học sinh một số trường hợp cần viết hoa thường gặp:<br />
<br />
+ Chữ đầu câu, đầu đoạn văn viết như thế nào?<br />
<br />
+ Chữ đầu tiên sau dấu chấm, dấu hai chấm phải viết như thế nào.<br />
<br />
+ Tên riêng được viết như thế nào?<br />
<br />
+ Tên các địa danh, địa lí, viết như thế nào?<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 24<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
+ Phiên âm tiếng nước ngoài viết như thế nào?<br />
<br />
Tùy vào tình hình học tập của mỗi học sinh mà chúng ta áp dụng dạng bài <br />
tập, hay mẹo chính tả cho phù hợp.<br />
<br />
* Hướng dẫn học sinh tự nhìn thấy cái sai của mình, tự khắc phục lỗi và <br />
biết trình bày bài viết chính tả đúng, đẹp.<br />
<br />
Xét về mặt tâm lí, chúng ta có thể hiểu rằng khi biết được mình sai sẽ nhanh <br />
chóng chấp nhận và khắc phục được lỗi, còn việc mình bị cho là sai nhưng không <br />
hiểu mình sai chỗ nào chắc chắn tạo ra một tâm lí mơ hồ, không thoải mái, ngờ <br />
vực những điều mình đang làm. Là một giáo viên, chúng ta cũng cần hiểu được <br />
việc các em mắc lỗi là chuyện không thể tránh khỏi, cần phải chấp nhận những <br />
điều các em làm sai rồi từ cái sai đó giúp các em nhìn nhận và biết cách sửa lỗi. <br />
<br />
Chúng ta nên lấy những điều các em làm sai làm vật liệu để “nhào nặn” và <br />
hướng các em về cái đúng. Ở đây, tôi thực hiện bằng phương pháp so sánh giữa cái <br />
đúng và cái không đúng để các em hiểu rõ hơn. Đặc biệt, giáo viên cần chỉ rõ từ <br />
đúng và từ không đúng trong cùng trường hợp đó, tránh trường hợp học sinh mặc <br />
định nghĩ từ đó là sai và không bao giờ viết lại nữa.<br />
<br />
Ví dụ: Khi cho học sinh viết tiếng năm học, nhưng do ảnh hưởng tiếng địa <br />
phương một số em lại viết là nam hạc. Để giúp học sinh sửa lỗi, tôi cho học sinh <br />
phát âm lại tiếng các em vừa viết, đồng thời tôi phát âm lại tiếng cần viết để học <br />
sinh thấy được sự khác biệt giữa hai tiếng và nhận ra được lỗi của mình. Sau đó, <br />
tôi phân tích ở từ chưa đúng cần chỉ: tiếng nam và tiếng hạc trong các trường hợp <br />
khác như là bạn nam hay con hạc thì là viết đúng, đó không phải là từ sai mà là <br />
không đúng khi viết từ năm học.<br />
<br />
Từ việc viết đúng, giáo viên thực hiện mục tiêu cao hơn là viết đẹp. Trước <br />
hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết đảm bảo đẹp, thuận <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 25<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
lợi cho việc viết bài viết, sau đó theo dõi, nhắc nhỡ học sinh viết chữ đúng theo <br />
mẫu. Từ đó, giáo viên lồng ghép giáo dục các kỹ năng, rèn luyện tính cẩn thận, tỉ <br />
mỉ cho học sinh.<br />
<br />
Để làm được những điều này, giáo viên cần kiên trì, kiềm chế cảm xúc cá <br />
nhân, không nên áp đặt, tạo áp lực cho học sinh dẫn đến trình trạng các em nhút <br />
nhát, không dám đặt bút viết những điều các em nghĩ. Bên cạnh đó, giáo viên cũng <br />
cần có tình thần trách nhiệm cao, chấm bài kĩ để kịp thời phát hiện lỗi của học <br />
sinh và có phương án giúp đỡ, đồng thời áp dụng các hình thức khen thưởng đối <br />
với học viết đúng, viết đẹp, tạo hứng thú cho các em khi viết bài <br />
<br />
* Bồi dưỡng ở các em lòng yêu tiếng Việt, yêu thích môn Tiếng Việt, ý thức <br />
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.<br />
<br />
Bảng khảo sát về sự yêu thích các môn học lớp 1C đầu năm học 2015 – <br />
2016.<br />
<br />
Số học sinh thích Số học sinh thích môn Số học sinh thích cả môn <br />
môn Toán Tiếng Việt Toán và Tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
22/ 23 học sinh 12/23 học sinh 11/23 học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
Theo khảo sát thực tế, tôi nhận thấy hầu hết học sinh thích học môn Toán <br />
hơn môn Tiếng Việt bởi môn Toán viết ít, đọc ít và có kết quả rõ ràng, môn Tiếng <br />
Việt thì viết nhiều: viết Tập viết, viết Chính tả, viết bảng con dẫn đến tình trạng <br />
lười viết, lười suy nghĩ để viết, sợ viết sai. Để các em cảm thấy hứng thú, thoải <br />
mái khi học Chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung, bằng các hình thức <br />
dạy học vốn có, giáo viên nên linh hoạt sử dụng đa dạng các hình thức dạy học, <br />
lồng ghép các trò chơi để các em thấy việc học Tiếng Việt nhẹ nhàng hơn. <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 26<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Ví dụ: Khi dạy viết chính tả bài Hoa mai vàng – TVCGD1 – T2/tr49<br />
<br />
Trước khi viết bài tôi cho học sinh đọc bài và dùng bút chì gạch chân dưới từ <br />
khó, giáo viên theo dõi và viết một số từ khó, từ có luật chính tả lên bảng: trắng, <br />
hình, thích, nhất,.... Sau đó tôi tổ chức trò chơi “Bắn tên” như sau:<br />
<br />
Cô giáo: “Bắn tên, bắn tên.”<br />
<br />
Học sinh: “Tên gì? Tên gì?”<br />
<br />
Cô giáo: “Tên Như, tên Như.”<br />
<br />
Như: “Em có tiếng hình” (HS chọn một tiếng giáo viên viết trên bảng)<br />
<br />
Cả lớp: “hình – hinh – huyền – hình”(kết hợp vỗ tay)<br />
<br />
Như: “Bắn tên, bắn tên”….(Tiếp tục bắn tên các bạn trong lớp đến khi hết <br />
các tiếng trên bảng)<br />
Với trò chơi này, giúp các em nắm chắc các tiếng mình cần viết, hạn chế <br />
mắc lỗi và tạo tinh thần thoải mái cho các em trước khi viết bài.<br />
<br />
Từ việc yêu thích môn Tiếng Việt các em sẽ yêu tiếng Việt hơn, bên cạnh <br />
đó, để trao dồi ở các em lòng yêu tiếng mẹ đẻ của mình, giáo viên cần “rót” vào <br />
suy nghĩ của các em sự giàu đẹp của tiếng Việt, sự trong sáng của tiếng Việt, cho <br />
các em thấy được rằng việc viết đúng chính tả tiếng Việt quan trọng đối với các <br />
em như thế nào, nó giúp các em có công cụ để học được và học tốt các môn học <br />
khác, có công cụ giao tiếp vững chắc và tự tin hơn trong giao tiếp. Ngược lại, giáo <br />
viên cũng cần chỉ ra những khó khăn nếu các em thường xuyên mắc các lỗi chính <br />
tả: việc học tập không thuận lợi, rụt rè trong giao tiếp và có thể gây ra những hiểu <br />
lầm khi giao tiếp,…Từ đó, các em hình thành cho mình ý thức học tập tốt, tích cực <br />
rèn luyện, chủ động học tập, nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Với đề tài này, tôi đưa ra 5 giải pháp, các giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ, <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 27<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
tác động, hỗ trợ qua lại với nhau hướng đến việc khắc phục lỗi chính tả ở học <br />
sinh lớp 1 và mang một tác động tích cực quyết định sự thành công trong việc dạy <br />
học chính tả nói riêng và mục tiêu giáo dục toàn diện nói chung.<br />
<br />
Với những ảnh hưởng từ phương ngữ thì việc phát âm đúng chuẩn là yếu tố <br />
quan trọng, tạo tiền đề để học sinh nhận dạng từ, hiểu nghĩa của từ, nắm được <br />
cấu tạo từ.<br />
<br />
Việc vận dụng các luật chính tả, mẹo chính tả khi làm các bài tập hình thành <br />
các biểu tượng trực quan để học sinh có cái nhìn tổng quan về các trường hợp <br />
chính tả các em thường gặp.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
* Kết quả khảo nghiệm.<br />
<br />
Bảng thống kê cụ thể số lỗi chính tả của học sinh lớp 1A , năm học 2014 – <br />
2015 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi:<br />
<br />
Cuối học kì I Cuối học kì II<br />
Tỉ lệ <br />
Dạng lỗi Số học sinh Số học sinh <br />
Tỉ lệ Tỉ lệ giảm<br />
mắc lỗi mắc lỗi<br />
<br />
Lỗi về dấu thanh 9/30 30% 7/30 23,3% 6,7%<br />
<br />
Lỗi về âm đầu 7/30 23,3% 5/30 16,7% 6,6%<br />
<br />
Lỗi về âm đệm 6 /30 20% 4/30 13,3% 6,7%<br />
<br />
Lỗi về âm chính 10%<br />
17/30 56,7% 14/30 46,7%<br />
<br />
Lỗi về âm cuối 12/30 40% 10/30 33,3% 6,7%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 28<br />
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1<br />
Với trách nhiệm là giáo viên chủ nhiệm lớp 1C năm học 2015 – 2016, nhìn <br />
nhận thực trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh lớp 1, tôi áp dụng các biện pháp giúp <br />
học sinh khắc phục lỗi chính tả và kết quả đạt được tương đối khả quan.<br />
<br />
Bảng thống kê cụ thể số lỗi chính tả của học sinh lớp 1C, năm học 2015 – <br />
2016 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi:<br />
<br />
Dạng lỗi Cuối học kì I Cu