intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp hỗ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp

Chia sẻ: Huynh Quoc Lam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

135
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Một số biện pháp hỗ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp" nhằm tư vấn, thúc đẩy sự suy nghĩ chính chắn của các em, nhằm khắc phục, uốn nắn các sai phạm có tính nhất thời, nông nổi của lứa tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp hỗ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG<br /> <br /> TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC TRÍ<br /> <br /> *****************<br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO <br /> ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ <br /> HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN <br /> CHỦ NHIỆM LỚP<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Họ và tên: Huỳnh Quốc Lâm<br /> <br /> Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí<br />                                                    <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Năm học 2016 ­ 2017<br /> CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc<br /> <br /> <br /> PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN <br /> <br /> <br /> 1. Họ và tên người đăng ký: Huỳnh Quốc Lâm<br /> 2. Chức vụ: Giáo Viên<br /> 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí ­  TX Tân Châu – Tỉnh An Giang<br /> 4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giảng dạy và chủ nhiệm<br /> 5. Tên đề tài sáng kiến:<br />       Một số biện pháp hổ trợ học sinh của người giáo viên chủ nhiệm<br /> 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Chủ nhiệm<br /> 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:<br /> Công tác chủ  nhiệm là một công tác quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân <br /> cách, tác phong đạo đức của học sinh, nhất là lứa tuổi THPT. Việc làm tốt công tác chủ <br /> nhiệm, đòi hỏi người giáo viên phải có cái Tâm, có sự  thấu hiểu, rộng lượng đối với các sai  <br /> phạm, các thói hư, tật xấu của Học sinh  ở lứa tuổi, bên cạnh đó, người giáo viên chủ nhiệm  <br /> cũng cần phản rành tâm lý của học sinh. Trong quá trình chủ nhiệm  ở năm học 2015 – 2016;  <br /> Học kỳ I 2016 – 2017, tôi nhận ra là các học sinh lớp mình chủ nhiệm (khối 10, đầu cấp), có  <br /> rất nhiều hoàn cảnh, tâm sinh lý của các em cũng rất đa dạng, phức tạp, một số em rất ngoan,  <br /> nhưng có một số em còn phải rèn luyện, tư vấn nhiều. Vì lý dó đó, để cho việc phát triển một  <br /> cách toàn diện về  mặt Đức dục và học lực, tôi có áp dụng một số  biện pháp nhằm tư  vấn, <br /> thúc đẩy sự suy nghĩ chính chắn của các em, nhằm khắc phục, uốn nắn các sai phạm có tính <br /> nhất thời, nông nổi của lứa tuổi. Một số biện pháp tôi đã làm như: ghi nhận các sai phạm của <br /> học sinh, tư vấn riêng tại trường hoặc tại nhà, liên lạc với Cha mẹ Học sinh, tới nhà thăm hỏi <br /> động viên,…….Những biện pháp này, dù mang tính nhất thời nhưng cũng đã tạo một sự liên  <br /> lạc thông suốt giữa gia đình – nhà thường và GVCN; một phần cũng giúp cho GV và HS gần  <br /> gũi nhau hơn, thông cảm nhau để  cùng hướng vào công việc học tập – sinh hoạt chung của  <br /> lớp, của trường.<br /> 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:<br /> Năm học 2015 – 2016: lớp 10A1; Học kỳ 1 năm học 2016 – 2017: lớp 10A6<br /> 9.  Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Đức Trí – TX Tân Châu – Tỉnh An Giang<br /> 10. Kết quả đạt được<br /> ­ Năm học 2015 – 2016: 100% Học sinh lớp 10A1 có hạnh kiểm Tốt và lớp cuối năm  <br /> đạt danh hiệu Lớp Tiên Tiến.<br /> ­ Học kỳ 1, năm học 2016 – 2017: 100% Học sinh lớp 10A6 có hạnh kiểm Tốt và lớp  <br /> đạt danh hiệu Lớp Tiên Tiến học kỳ 1.<br />                                                                            Tân Châu, ngày 06 tháng 02 năm 2017<br />                                                                       Tác giả <br />                                                                        (họ, tên, chữ ký)<br /> <br /> <br />       Huỳnh Quốc Lâm<br /> <br /> <br />  SỞ GD & ĐT AN GIANG CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> TRƯỜNG THPT ĐỨC TRÍ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc<br /> <br /> <br />                Tân Châu, ngày 06  tháng 02 năm 2017<br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO <br /> Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến,  giải pháp kỹ thuật, quản lý,  tác nghiệp, ứng <br /> dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng <br /> <br /> <br /> I­ Sơ lược lý lịch tác giả:<br /> ­ Họ và tên: Huỳnh Quốc Lâm Nam, nữ: Nam<br /> <br /> ­ Ngày tháng năm sinh: 07/11/1983<br /> <br /> ­ Nơi thường trú: Số nhà 32, đường Châu Văn Liêm, Khóm Long Thị D, Phường Long <br /> Thạnh, Thị Xã Tân Châu, Tỉnh An Giang.<br /> <br /> ­ Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí<br /> <br /> ­ Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp<br /> <br /> ­ Lĩnh vực công tác: Giảng dạy Vật Lý – Nghề PT ­ GVCN<br /> <br /> II.  Tên sáng kiến: Một số  biện pháp hổ  trợ  học sinh của người giáo viên chủ <br /> nhiệm<br /> <br /> III. Lĩnh vực: Chủ nhiệm<br /> <br /> IV­ Mục đích yêu cầu của  sáng kiến:<br /> 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến<br /> Trường THPT Đức Trí là một trong những trường có chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp  <br /> nhất trên địa bàn Thị  xã Tân Châu, ngoài chất lượng học tập, đạo đức của một đại bộ  phận  <br /> học sinh khi vào trường cũng có phần yếu hơn các trường lân cận. Trong khí đó, qua công tác  <br /> vận động đầu năm, nhà trường và Giáo viên chủ  nhiệm được dịp tiếp xúc với nhiều hoàn  <br /> cảnh gia đinh, khó khăn, nghèo, cận nghèo, mồ côi, cha mẹ đi làm ăn xa, địa bàn cư trú của học  <br /> sinh khác phức tạp,…….Việc các em vào trường với một tâm thế chẳng đặng đừng, không coi <br /> trọng việc học, một số em còn ham chơi, có những suy nghỉ không đúng đắn, dễ bị lôi kéo vào  <br /> các tệ nạn, các phòng trào văn hóa không tốt đẹp, một số em chỉ muốn vào trường cho có bạn <br /> có bè, rồi lo tụ tập. Đối với thực trạng đó, người GVCN phải có những biện pháp uốn nắn kịp  <br /> thời, phải tư vấn, quan sát các mặt biểu hiện của học sinh khi đến lớp, khi giao lưu kết bạn  <br /> trên các trang mạng Xã Hội để có những hình thức ứng xử kịp thời. <br /> <br /> <br /> 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến<br /> Hai năm học gần đây, tôi được phân công làm GVCN khối 10 (học sinh đầu cấp), trước  <br /> thực trạng của nhà trường và học sinh, nhất là học sinh đầu cấp, các em còn chưa nắm được <br /> các quy định, quy chế của trường lớp, rồi các em chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng  <br /> từ  bạn bè, gia đình, hoàn cảnh, các trang mạng, một phần do trình độ  hiểu biết kém, chất  <br /> lượng đầu vào của học sinh thấp,….nên các em có những hành vi, ứng xử  không phù hợp, đi <br /> lệch khỏi các chuẩn mực chung do nhà trường và tâp thể  quy định. Là một GVCN, tôi thấy <br /> mình cần tìm hiểu, sưu tầm, đọc và học hỏi từ  đồng nghiệp các biện pháp khả  dĩ có thể  tư <br /> vấn, hổ  trợ, can thiệp để  các em có những hành vị  ứng xử  đúng văn hóa, phù hợp với chuẩn <br /> mực đạo đức của nhà trường – gia đình  ­ xã hội. Thông qua những biện pháp thích hợp, một  <br /> phần kích thích sự  ham học, phấn đấu vươn lên của các em. Do đó, tôi chọn đề  tài báo cáo  <br /> sáng kiến kinh nghiệm:  “Một số  biện pháp hổ  trợ  học sinh của người giáo viên chủ <br /> nhiệm”<br /> <br /> <br /> 3. Nội dung sáng kiến :<br /> a. Một số vấn đề chung về công tác chủ nhiệm:<br /> a.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN<br /> Ở  trường THPT, giáo viên chủ  nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi  <br /> quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là  <br /> người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, <br /> đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào  <br /> hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên  <br /> gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những  <br /> giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp <br /> và để  giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ  và vai trò như  thế, một lần  <br /> nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ  nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong  <br /> nhà trường trong quá trình tổ  chức, giáo dục, hình thành sự  phát triển nhân cách, hình thành <br /> đạo đức của học sinh. Nhưng không phải GVCN nào cũng nắm và hiểu rỏ  các nhiệm vụ  và  <br /> quyền hạn của mình.<br /> ­ Về  nhiệm vụ, giáo viên chủ  nhiệm trong trường THPT có những nhiệm vụ  chính là:  <br /> Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo <br /> dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế <br /> nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục  <br /> theo kế  hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ  với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ <br /> môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ  chức xã hội có liên quan trong việc hỗ <br /> trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp  <br /> phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và  <br /> xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị <br /> danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về  hạnh kiểm  <br /> trong kỳ  nghỉ  hè, phải  ở  lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ  điểm và học bạ  học sinh; Báo cáo <br /> thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, người giáo viên chủ <br /> nhiệm lớp cũng phải thực hiện đẩy đủ  những nhiệm vụ của một giáo viên bộ  môn theo môn  <br /> dạy của mình như: Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy  <br /> học; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ  chức; tham gia các hoạt  <br /> động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên  <br /> cứu khoa học sư phạm ứng dụng,...<br /> <br /> ­ Về quyền hạn, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những quyền hạn chủ yếu  <br /> sau: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; Được dự các cuộc  <br /> họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan <br /> đến học sinh của lớp mình; Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề  về  công tác chủ <br /> nhiệm; Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ  học không quá 3 ngày liên tục; Được <br /> giảm giờ  lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ  nhiệm lớp. Ngoài ra, người giáo viên  <br /> chủ  nhiệm lớp cũng được hưởng đầy đủ  những quyền khác của một giáo viên bộ  môn như:  <br /> Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; Được <br /> hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế <br /> độ, chính sách quy định đối với nhà giáo,...<br /> <br /> a.2. Những yếu tố cần có để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt:<br /> Theo bản thân tôi, để trở thành một GVCN tốt, chúng ta cần có các tố chất sau:<br /> ­ Trên hết là phải có tấm lòng yêu thương học trò, từ  tình thương đối với các em, với <br /> mọi hoàn cảnh gia đình học sinh mà mình tiếp xúc_tìm hiểu ngay từ đầu năm, chúng ta, những  <br /> người GVCN sẽ dễ dàng thông cảm cho các hoàn cảnh, các vấp ngã trong học tập, trong sinh <br /> hoạt tập thể của các em. Từ lòng yêu thương, chúng ta mở  rộng lòng mình đón nhận các em,  <br /> dù các em  ấy có sai phạm gì thì mình cùng kiên nhẫn, uốn nắn và không ngại vất vả  để  các <br /> em hình thành nên nhân cách đạo đức tốt. <br /> ­ Người GVCN tốt phải là người có năng lực quản lý, bao quát hết các hoạt động của  <br /> lớp. GVCN phải nghiêm túc và một bộ óc kế hoạch hóa, mọi công việc của lớp, GVCN phải  <br /> có kế hoạch rỏ ràng, công khai. Khi đã có kế hoạch, phổ biến đến các thành viên của lớp thì  <br /> GVCN và tập thể lớp phải lao đầu vào làm, tất nhiên, đầu tàu vẫn là GVCN làm gương, rồi <br /> đến các thành viên khác của lớp.<br /> ­ Bên cạnh đó, GVCN cũng cần có sự  nhiệt tình, sâu sát, cần cù , trí nhớ  tốt, quan sát  <br /> tinh, tâm lý giỏi, có khả  năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh. Sự  nhiệt tình thể  hiện rỏ   ở <br /> việc theo dõi các hoạt động của học sinhh ngay từ đầu năm, nhất là việc phân công ban cán sự <br /> lớp, ban cán sự  bộ  môn, rồi đi thăm gia đình của một số học sinh nghèo, cận nghèo, gia đình  <br /> khó khăn, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Từ  những hoạt động này, người GVCN sẽ  có thể <br /> thấu hiểu các hành vi, cử chỉ, lời nói của các em và biết được các xuất phát điểm đó để có thể <br /> đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp.<br /> ­ GVCN phải biết nêu gương trước học trò của lớp mình giảng dạy. Muốn vậy, người  <br /> GVCN phải có các chuẩn mực đạo đức riêng, tác phong sư  phạm, thể  hiện trong hành động, <br /> lời nói, cử chỉ trước các em, trước tập thể lớp. Quan trọng, là phải có thái độ dứt khoát, nói và <br /> làm, việc gì nói trước các em thì phải ghi nhớ và thực hiện_ tốt nhất để tránh quên, tôi thường  <br /> có một cuốn sổ tay cho mỗi năm chủ nhiệm.<br /> Trong quá trình tiếp xúc với các em, GVCN phải xuất phát từ lợi ích của tâp thể, của cá  <br /> nhân học sinh, nên đôi khi GVCN phải đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy, vừa là người anh, <br /> người cha, người mẹ thứ hai, lại vừa là bạn của học sinh<br /> ­ Việc tiếp xúc với Cha mẹ  học sinh cũng cần  ở  người GVCN tố  chất bình tỉnh, kiên  <br /> nhẩn, tự tin, vui vẻ, cởi mở khi thông báo các sai phạm của học sinh đến CMHS. Bản thân tôi,  <br /> thì khi tiếp xúc tôi luôn niềm nở, vui vẻ và lắng nghe những tâm tư  nguyện vọng từ  CMHS  <br /> sau đó mới dùng  lời nói nhẹ nhàng thông báo tình hình học tập của con em họ.<br /> a.3. Một số công việc đầu năm của GVCN lớp:<br /> ­ Tìm hiểu và nắm vững mục tiêu giáo dục của khối, lớp, cấp học và chương trình dạy  <br /> học. Từ những gì đã tìm hiểu, GVCN có thể  có cơ sở để  xây dựng kế hoạch hoạt động của <br /> lớp theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.<br /> ­ Tìm hiểu để  nắm vững cơ  cấu tổ chức của nhà trường. Có nắm vững sự  phân công <br /> các các bộ  phận, tổ bộ môn, công việc của Ban Giám Hiệu với nhiệm vụ  và chức năng của  <br /> từng người, từng bộ phận để có thể liên hệ công tác và phối hợp tốt trong suốt năm học.<br /> ­ Tìm hiểu về các văn bản xử lý kỷ luật, các văn bản đánh giá kết quả rèn luyện của học  <br /> sinh về các mặt (học lực, hạnh kiểm, tham gia các phong trào). Bên cạnh đó, GVCN có thể tìm  <br /> hiểu thêm các kế  hoạch giáo dục của Trường, Đoàn và các bộ  phận khác trong năm học để <br /> qua đó có thể phổ biến trước của Học sinh ngay từ đầu năm và định hướng các hoạt động này  <br /> theo từng tháng, từng học kỳ.<br /> ­ Tiếp cận học sinh lớp chủ nhiệm ngay từ đâu năm, có thể từ những danh sách lớp đầu <br /> năm với chất lượng đầu vào của từng em, GVCN có thể  dự  đoán trước năng lực của một số <br /> thành viên của lớp. Từ  sự  đánh giá sơ  bộ  trên danh sách lớp, GVCN có thể  phân công trước  <br /> một số ban cán sự của lớp. Ngay từ ngày sinh hoạt đầu năm, thông qua quan sát và đối chiếu  <br /> với điểm số trên danh sách, GVCN có thể chỉ định một số em vào ban cán sự lớp.<br /> ­ Phân loại học sinh và sắp xếp ban cán sự lớp, lập sơ đồ chổ  ngồi, phân công ban cán <br /> sự bộ môn. Việc này GVCN có thể dựa vào bài kiểm tra đầu năm của các GVBM hoặc thành  <br /> tích mà học sinh đạt được qua kỳ tuyển sinh, từ học bạ của năm lớp 9, cũng có thể qua phiếu  <br /> thông tin mà chúng ta đưa học sinh ghi và nộp lại.<br /> ­ Lấy thông tin của học sinh, qua phiếu thông tin để nắm được tư tưởng, sở thích, năng <br /> lực và những hạn chế của cá nhân học sinh cùng các thông tin khác về  Cha mẹ  học sinh, số <br /> điện thoại liên lạc khi cần và địa chỉ nhà (để lập học bạ và thông tin của học sinh trên mạng).<br /> ­ Lấy thông tin từ các GVBM tham gia giảng dạy vào các ngày đầu năm học. Để từ đó,  <br /> GVCN có thể tư vấn học sinh một số phương pháp học tập, đề  xuất thành phần Ban cán sự <br /> lớp và phân công sự kèm cặp đối với các học sinh yếu – kém.<br /> ­ Quy định một số nhiệm vụ, công việc, quyền hạn và các xử lý các sai phạm của lớp  <br /> như nhiệm vụ Lớp trưởng, Phó học tập, Phó lao động, Thủ  quỹ, các tổ  trưởng. Bên cạnh đó,  <br /> ngay từ  đầu năm, GVCN phổ  biến trước lớp các quy định của trường cùng cách thức xử  lý,  <br /> khen thưởng,  đối với các mặt hoạt động. <br /> <br /> b. Các công việc mà bản thân tôi thực hiện khi đảm nhận vai trò GVCN theo sự <br /> phân công của nhà trường trong thời gian qua:<br /> b.1. Đặc điểm tình hình chung của lớp chủ nhiệm<br /> * Thuận lợi:<br /> ­ Được sự quan tâm sâu sát của BGH cùng các bộ phận bên trong và ngoài nhà trường, <br /> cùng chung tay chăm lo cho công tác giáo dục của con em.<br /> ­ Số học sinh ngoan hiền, có ý thức phấn đấu trong học tập, tỷ lệ này tăng lên theo từng  <br /> năm bên cạnh điểm số tuyển sinh đầu vào cũng ngày càng năng cao.<br /> ­ Cha mẹ  học sinh đa phần là trẻ, có quan tâm đến tình hình học tập của con em họ,  <br /> một số CMHS còn chủ động liên lạc cùng GVCN ngay từ đầu năm.<br /> ­ Bản thân là GV giảng dạy tại trường cũng nhiều năm nên nắm vững được một số <br /> hoạt động cùng các biện pháp xử lý công việc của các bộ phận trong nhà trường.<br /> * Khó khăn:<br /> ­ Là một trường ở Thị xã nhưng không có thi tuyển nên chất lượng đầu vào chưa thực  <br /> sự  cao và  ổn định. Mặt khác, khi ghi danh vào trường, tâm lý CMHS và HS cũng có phần e <br /> ngại do ảnh hưởng từ các nguồn tin bên ngoài xuất phát từ thông tin trước đây trường đi lên từ <br /> Bán công.<br /> ­ Một số học sinh có nhà  ở xa, lại làm nghề nông nên hoàn cảnh kinh tế  cũng còn khó <br /> khăn. Vì các em có nhà xa nên việc đi lại học tập tại trường cần phải có sự  thu xếp các <br /> phương tiện phù hợp với lứa tuổi mà không  ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.<br /> ­ Có nhiều học sinh thiếu thốn tình cảm, vì cha mẹ  nghèo, đi làm ăn xa, hoặc cha mẹ <br /> mất (rồi mồ  côi cha, mồ  côi mẹ  hoặc cả  hai),  ở  với ông bà (ông bà nội, ngoại, ông bả  cũng <br /> lớn tuổi), thậm chí cha mẹ lớn tuổi mới sinh con và đôi khi cha mẹ ông bà không có ở nhà, em  <br /> ấy phải  ở  với người quen  ở  xóm. Điển hình như  em Đỗ  Ngọc Giàu có ba mẹ  ly thân _ em  <br /> sống với mẹ  và dượng; em Nguyễn Thị  Huệ Nhi có ba mất_ em sống với mẹ, gia đình khó  <br /> khăn; em Vương Quốc Duy có ba mẹ ly thân_ em này sống với ông bà Ngoại, ông bà hơn 60t;  <br /> em Phạn Hữu Lực có ba mẹ đi làm ăn xa_ em Lực sống với ông bà Nội; em Nguyễn Phú Vinh  <br /> có ba mẹ  lớn tuối, nhà không có ruộng đất, phải làm thuê, là hộ  nghèo; và còn rất nhiều các  <br /> trường hợp các em có những hoàn cảnh tương tự như vậy, nên rất hạn chế trong việc gần gũi,  <br /> bảo ban từ phía cha mẹ, những người trực tiếp sinh thành, dường dục các em. Những em này <br /> trong quá trình hình thành nhân cách và giao lưu với chúng bạn, rất cần sự quan tâm của người  <br /> GVCN.<br /> ­ Một bộ  phận gia đình học sinh do miếng cơm manh áo nên cũng không quan tâm gì  <br /> lắm đến việc giáo dục, kèm cặp ý thức đạo đức, sinh hoạt cá nhân của con em và tất nhiên  <br /> việc học, đôi khi họ có tâm lý ỷ lại vào nhà trường, GVCN. Nhìn chung, đối với những CMHS  <br /> như thế này, GVCN tiếp xúc rất khó khăn.<br /> b.2. Một số biện pháp mà bản thân áp dụng thấy có kết quá trong 2 năm qua:<br /> b.2.1 Tiếp cận với các em từ  danh sách đầu vào và học bạ  năm học trước cùng <br /> các công việc khác.<br /> Ngay từ  đầu năm, khi được phân công  ở  kỳ  họp đầu tiên ở  tháng 8, tôi đã được BGH <br /> giao cho danh sách lớp cùng các hồ sơ học bạ, tuyến sinh của học sinh. Từ các nguồn thông tin <br /> đó, tôi tìm hiểu và ghi nhận những học sinh có điểm đầu vào cao để bố trí vào thành phần ban  <br /> can sự lớp, một số bạn có số điểm vừa, tôi cơ cấu vào làm các tổ trưởng, việc sắp xếp các sơ <br /> đồ chổ ngồi cũng được bố trí sơ bộ trong thời gian này. <br /> Trong phiên họp đầu năm, tôi cũng được BGH phổ biến các kế hoạch, các chương trình <br /> hoạt động giáo dục của nhà trường ở suốt năm <br /> b.2.2 Lấy thông tin học sinh:<br /> Ngày đầu tiên khi nhận lớp, tôi tiến hành lấy thông tin học sinh từ phiếu thông tin_ phiếu  <br /> này có sự  tham khảo từ các đồng nghiệp đi trước. Các thông tin cần lấy như  địa chỉ  nhà, số <br /> điện thoại của học sinh, địa chỉ  facebook, Zalo,…..<br /> Phiếu thông tin đầu năm:<br /> <br /> <br /> Phiếu thông tin đầu năm<br /> Họ tên học sinh:………………………………………………………………..<br /> Ngày tháng năm sinh:…………………………..số điện thoại:…………………<br /> Số Zalo:………………………………….địa chỉ Facebook:……………………<br /> Địa chỉ nhà: ……………………………………………………………………….<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Phiếu này tôi phát cho Học sinh vào ngày gặp đầu tiên và yêu cầu học sinh ghi và nộp  <br /> trong ngày. Mục đích là kiểm tra một số thành viên mà tôi có dự định đưa vào thành phần ban  <br /> cân sự lớp chính thức trong ngày gặp tiếp theo.<br /> Ở  tuần chuẩn bị  năm học_ tuần vào trường để  vệ  sinh trường lớp và chép thời khóa <br /> biểu, tôi mới phát phiếu chính thức để học sinh đem về ghi và cho cha mẹ xem<br /> PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH LỚP ………… <br /> <br /> NĂM HỌC 2016­ 2017<br /> <br /> ********<br /> <br /> Họ và tên học sinh:…………………….….. Ngày sinh:…………….. Giới tính:………..…. <br /> <br /> Đoàn Viên (có, không):…….... Số điện thoại:…………. Số Zalo:…….<br /> ………………….....<br /> <br /> Facebook:……………………… Là học sinh trường THCS:…………………………………<br /> <br /> Tên giáo viên chủ nhiệm năm lớp 9:…………………………….. dạy môn:…..………………<br /> <br /> Gia đình có bao nhiêu anh chị em:……, có anh chị em nào học đang chung trường không: <br /> ………, tên anh chị em:…………………………………………học lớp:…………………<br /> <br /> Họ tên cha:………………………… Nghề nghiệp:………………SĐT:<br /> ……………………..<br /> <br /> Họ tên mẹ:……………………… Nghề nghiệp:………………….SĐT:<br /> ……………………..<br /> <br /> Hiện nay đang sống với ai? (ba mẹ hay ông bà, cô chú, cậu mợ):<br /> ………………………........<br /> <br /> Địa chỉ nơi đang sinh sống (ghi cụ thể): số nhà…………;đường……..……………………. <br /> tổ……….; ấp (khóm)………………; xã (phường)……………………; tỉnh……..………..<br /> <br /> Kết quả năm học trước:<br /> <br /> ToánLýHóaSinhVănSử Địa AVĐiểm TBHọc lựcHạnh kiểmNăng khiếu:<br /> ……………………………………………………………………………..<br /> <br /> Thích nhất điều gì:………………………………………………………………………<br /> <br /> Sợ nhất điều gì:………………………………………………………………………….<br /> <br /> Ghét nhất điều gì:……………………………………………………………………….<br /> Mong muốn điều gì khi học ở lớp này:…………………………………………………<br /> Lưu ý: các em cần nộp đúng và đủ các loại giấy tờ sau: (hạn chót nộp……………)<br /> + Photo 1 sổ hộ khẩu có tên học sinh trong đó (không cần công chứng)<br /> + Photo 1 bản sau giấy khai sinh.<br /> + Nộp 6 tấm hình 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tất cả hình bỏ vào 1 túi <br /> giấy nhỏ có ghi tên phía ngoài)<br /> + Photo 1 sổ hộ nghèo, cận nghèo, thương binh, liệt sĩ, gia đình có công cách mạng <br /> (nếu có)<br /> + Học phí: 450k, BHTN: 100k, BHYT: 435k, Hội phí: 70k, Vệ sinh: 20k, Giấy đơn <br /> Tổng cộng: 1.120.000 đ<br /> Những trường hợp khai báo sai thông tin, các em sẽ tự chịu trách nhiệm về tất cả các <br /> vấn đề có liên quan sau này (thi tốt nghiệp, chuyển cấp, rút học bạ….) và sẽ không có <br /> quyền khiếu nại.<br /> QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TẠI LỚP………. CỦA HS……………………………….<br /> <br /> TuầnThành tíchHạn chếGhi <br /> chú12345678910111213141516171819202122232425262728293031323334<br /> Phiếu thông tin này chi tiết hơn, tôi có thể dùng nó để nhập các thông tin học sinh vào  <br /> học bạ, vào trường học trực tuyến hoặc vào các phần mềm khác. Việc có những thông tin <br /> này, rất bổ  ích để  tôi có thể  nắm được tâm tư, tình cảm cùng các năng khiếu, sở  trường, sở <br /> đoản của học sinh lớp mình dạy. Thông qua đó, tôi cũng biết được và dự  đoán trước một số <br /> tình huống có thể xảy ra đối với  các thái độ, các hoạt động, cách cư xử của một số em có cá  <br /> tính, cá biệt. Những thông tin này tôi có thể theo dỏi các mặt hoạt động và ghi nhận các thành  <br /> tích cũng như các hạn chế để qua đó có thể giáo dục dục sinh theo tuần, theo học kỳ. Việc ghi  <br /> nhận này được tiến hành suốt năm, rồi đến năm học sau, khi bàn giao lớp cho GVCN mới, đây  <br /> cũng là hồ  sơ  mà tôi gởi lại (từ  hồ sơ này, GVCN mới của lớp có thể  đánh giá các học sinh <br /> của mình và tham khảo rất nhiều các thông tin cho năm học tới).<br /> Thời gian nộp các phiếu thông tin này thường là vào ngày sinh hoạt chủ nhiệm của tuần <br /> 1. Bên cạnh việc nộp phiếu, tôi cũng thu thêm các Sổ  Hộ  khẩu (bản photo), hình 3x4 để  có <br /> những tham chiếu thêm trong quá trình nhập dử liệu đầu năm.<br /> b.2.3. Về cơ cầu tổ chức lớp:<br /> * Căn cứ để lựa chọn:<br /> ­ Vào hồ sơ học bạ và điểm số đầu vào của học sinh<br /> ­ Vào sự tín nhiệm của học sinh ở tuần đầu tiên khi tiếp xúc cùng lớp.<br /> ­ Dựa vào quan sát của GVCN và tham khảo một số ý kiến từ  đồng nghiệp. Việc lấy ý <br /> kiến từ đồng nghiệp GVBM,  ở khối 10, khối đầu cấp, tôi rất hiếm khi dùng vì đa phần giừa <br /> Thầy và trò còn mới, chưa có tiếp xúc nhiều như anh chị 11, 12.<br /> Bản thân tôi thường chọn lớp trưởng là Nam, Phó Học tập là Nử, còn các Phó Lao động, <br /> Phó Văn thể, phó trật tự thì dựa vào quan sát và điểm số đầu vào là chính.<br /> * Cơ cấu tổ chức lớp do tôi đề xuất:<br /> + Lớp trưởng.<br /> + Lớp phó học tập + Thủ quỹ<br /> + Lớp phó Lao động_ văn thể mỹ.<br /> + Lớp phó Trật tự<br /> + Các tổ trưởng<br /> + Ban cán sự bộ môn.<br /> Mỗi thành phần ban cán sự, tôi sẽ  cung cấp cho một cuốn sổ tay để  có thể  ghi nhận và  <br /> quản lý các thành viên còn lại của lớp trong suốt năm học.<br /> * Quy định một số nhiệm vụ của các thành viên ban cán sự<br /> + Lớp trưởng<br /> Điều hành các hoạt động của lớp, lấy sổ đầu bài, sắp xếp sơ đồ chổ ngồi (tham <br /> khảo nếu GVCN thấy cần), hướng dẫn các bạn xếp hàng ra vào lớp, theo dõi đôn đốc lớp  <br /> thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy chế, qui định của trường và các hoạt động tập thể do <br /> GVCN phân công. Giúp đở  các học sinh khó khăn trong học tập, trong rèn luyện. Chủ  trì các  <br /> buổi họp và tham gia ý kiến về  việc đánh giá, rèn luyện hạnh kiểm cũng như  đề  xuất khen  <br /> thưởng đối với các cá nhân của lớp. Cùng GVCN đi thăm và hổ  trợ  các bạn có hoàn cảnh gia  <br /> đình khó khăn, hộ nghèo và các bạn còn khiếm khuyết về việc thực hiện các quy định của lớp,  <br /> trường để các bạn này tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện.<br /> + Lớp phó học tập + Thủ quỹ<br /> Ghi các tiết dạy trong sổ đầu bài hàng tuần, theo dỏi các điểm số và ghi nhân sự <br /> chuản bị  bài của các bạn trong tiết dạy. Hổ  trợ ban cán sự  bộ  môn thực hiện nhiệm vụ  của  <br /> mình, đề  xuất tuyên dương – phê bình và ghi các biên bản họp của lớp. Quản lý thu chi và  <br /> công khai tiền quỹ vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Tham gia cùng GVCN đánh giá xếp loại  <br /> hạnh kiểm cuối học kỳ, cuối năm học. Cùng GVCN đi thăm và hổ  trợ  các bạn có hoàn cảnh <br /> gia đình khó khăn, hộ nghèo và các bạn còn khiếm khuyết về việc thực hiện các quy định của <br /> lớp, trường để các bạn này tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện.<br /> + Lớp phó Lao động_ văn thể mỹ.<br /> Ghi và đôn đốc các bạn thực hiện lao động  ở  các tiết học, theo dõi và báo cáo  <br /> cùng GVCN các trường hợp không chấp hành lao động – vệ  sinh trường lớp theo phân công. <br /> Đề  xuất các biện pháp cấm túc lao động đối với các trường hợp sai phạm, không chấp hành <br /> theo phân công. Tham gia cùng GVCN đánh giá xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ, cuối năm <br /> học. Cùng GVCN đi thăm và hổ trợ các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hộ nghèo và các  <br /> bạn còn khiếm khuyết về việc thực hiện các quy định của lớp, trường để các bạn này tiến bộ <br /> hơn trong học tập và rèn luyện<br /> + Lớp phó Trật tự<br /> Ghi nhận và đề  xuất các biện pháp xử  lý đối với các trường hợp mất trật tự <br /> thường xuyên. Nhắc nhở  các bạn thực hiện các quy đinh về  im lặng – trật tự  trong các tiết  <br /> học. Tham gia cùng GVCN đánh giá xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ, cuối năm học<br /> + Các tổ trưởng<br /> Phân công và đôn đốc các thành viên của tổ các công việc đảm bảo vệ sinh đầu <br /> và cuối buổi học. Ghi nhận việc trả  bài của các thành viên tổ  mình quản lý. Tham gia cùng  <br /> GVCN đánh giá xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ, cuối năm học của các thành viên của tổ <br /> mình.<br /> (xem bảng phân công trực vệ sinh của lớp ở các trang sau)<br /> + Ban cán sự bộ môn.<br /> Hổ  trợ, phối hợp cùng GVCN; GVBM nhằm giúp đở  cho các bạn yếu – kém <br /> vượt cản, vượt khó khăn để  nâng cao học lực  ở  cuối học kỳ, cuối năm học. Ban Cán sự  bộ <br /> môn có thể tranh thủ các giờ ra chơi, 10 phút đầu giờ để trả  bài và kiểm tra bài soạn của các  <br /> bạn yếu – kém theo sự phân công của GVCN. <br /> Dưới đây là bảng phân công cán sự bộ môn của lớp 10A1, năm học 2015 – 2016. Tiêu chí <br /> phần công, tôi dựa vào đề xuất của GVBM và kết quả đầu vào cùng chất lượng bài kiểm tra <br /> 15 phút và tất nhiên, các đối tượng để  ban cán sự  kèm cặp cùng được dựa theo tiêu chí như <br /> trên<br /> PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA <br /> BAN CÁN SỰ BỘ MÔN LỚP 10A1<br /> I. MỤC ĐÍCH:<br /> Nhằm mục đích duy trì và phát huy năng lực tự học, tự quản lý của các thành <br /> viên trong lớp, bên cạnh đó, để hổ trợ nhau trên tinh thàn đoàn kết, giúp đở nhau cũng <br /> tiến bộ và tạo một sân chơi phát huy kỹ năng quản lý các bạn của ban cán sự lớp.<br /> II. DANH SÁCH BAN CÁN SỰ BỘ MÔN<br /> <br /> Họ và tênBộ mônLịch hoạt độngGhi chúNguyễn Thị Thảo EmVăn10 phút <br /> đầu giờ ngày thứ ba, thứ năm Lê Phụng Mỹ HảoToánRa chơi tiết 2 thứ hai, thứ tư; <br /> <br /> 10 phút đầu giờ thứ sáuNguyễn Bảo QuíĐịa10 phút đầu giờ ngày thứ tưLê Anh ThưSửRa <br /> chơi tiết 2, ngày thứ sáuLê Thị Thiên AnHóaRa chơi tiết 2 ngày thứ ba, thứ sáuNguyễn <br /> Văn QuốcLý10 phút đầu giờ thứ hai<br /> <br /> Ra chơi tiết 2, thứ nămHuỳnh Tuyết NhiAnh VănRa chơi tiết 2, thứ ba<br /> <br /> 10 phút đầu giờ, thứ bảyIII. NHIỆM VỤ<br /> <br /> * Trả bải và kiểm tra bài soạn của các bạn sau: An Khang; Dự; Nhựt; Hân; Bảo <br /> Luân; Lê Ngân; Trung Thinh; Mỹ Uyên, Như Ý.<br /> <br /> * Báo cáo cùng GVCN các mặt hoạt động của các bạn trên.<br /> * Chịu trách nhiệm trước lớp và GVCN về tình trạng không thuộc bài của các bạn <br /> được phàn công kèm cập, kiểm tra.<br /> Trong năm học 2016 – 2017 tôi cũng áp dụng cách phân công này vào lớp 10A6, tuy nhiên, <br /> đến cuối học kỳ I, kết quả chưa rỏ ràng nên tối đinh là HKII sẽ tiến hành điều chỉnh lại cho <br /> phù hợp hơn<br /> PHÂN CÔNG TRỰC HÀNG NGÀY<br /> LỚP 10A6. NĂM HỌC 2016­ 2017<br /> ********<br /> <br /> I. Phân công<br /> STTNHIỆM VỤTÊN CÁC THÀNH VIÊN<br /> THAM GIA CỦA CÁC TỔTỔ 1TỔ 2TỔ 3TỔ 41Quét lớpThị Nhiều<br /> Xuân NhiQuốc Duy<br /> Hữu LựcThanh Tâm<br /> Thúy DuyMinh Trung<br /> Thảo Vy2Nhúng bông bảng và lau bảngTuyết BăngThanh ThảoNgọc NhưTrung <br /> Hiếu3Quét hành lang và nhặt rác bồn hoaKim NgânVĩnh AnTrọng NguyênQuốc <br /> Huy4Quét sân và bên ngoài cửa sổTrọng Danh<br /> Bích TrâmBảo Khanh<br /> Thanh NgọcThah Thanh<br /> Xuân NhiNgọc Giàu<br /> Bảo Trân5Hốt và đổ rácVăn NhậnVăn ĐôngVăn ChíTrọng Quý6Kiểm tra rác cuối <br /> buổiKim Ngọc<br /> Văn DĩPhú Vinh<br /> Hồng QuânQuang Phúc II. Thời gian trực: mỗi tổ tham gia trực một ngày, theo <br /> thứ tự luân phiên nhau:<br /> Tuần 1Tuần 2Tuần 3Tuần 4Tuần 5Tuần 6Tuần 7Thứ 2Tổ 01Tuần 8Tuần 9Tuần <br /> 10Tuần 11Tuần 12Tuần 13Tuần 14Thứ 2 <br /> Tân Châu, ngày 22 tháng 08 năm 2016<br /> GVCN<br /> Bảng này là do các tổ  trưởng và phó lao động cùng phối hợp đôn đốc các thành <br /> viên thực hiện vệ  sinh hàng ngày theo phân công.  Việc phân công trực vệ  sinh lớp, tôi <br /> cho học sinh làm theo tổ  và theo ngày, cứ luân phiên thay đổi. Cuối tuần, Phó Lao động  <br /> sẽ  báo cáo tổ  nào làm tốt, tổ  nào thực hiện con thiếu sót và thường thường tổ  thiếu sót <br /> được bạn bè nhắc hay Giám thị nhắc thì Lớp Phó lao động sẽ đề xuất phương án xử  lý:  <br /> hoặc trực lại tuần sau 3 ngày, hoặc chủ nhật tham gia vệ sinh trường theo phân công của  <br /> GVCN và BGH.<br /> Việc phân công vệ sinh thì tôi làm trong 2 năm, tất nhiên có sự cải tiến theo từng <br /> năm. Quan trọng là sự hợp tác cùng ý thức vệ sinh của các em được cải thiện, tôi không <br /> nặng về  cách xứ  phạt cứng rắn đối với các thành viên không chấp hành việc vệ  sinh  <br /> hàng ngày. Theo thời gian, ý thức vệ sinh của các em tăng lên, các hành vị xả rác vứt rác  <br /> ngày càng ít dần.<br /> Ngoài các phân công trên, do đặc trưng của trường, nên chúng tôi cũng có phân <br /> công cho các thành viên lớp trực trường, mồi tuần 1 lớp, cứ  luân phiên nhau trực cho <br /> đến hết năm học. Việc phân công này, tôi cho học sinh tự đăng ký và lên lịch để  Giám <br /> Thị, GVCN và lớp trưởng theo dõi đôn đốc.<br /> b.2.4. Phối hợp các nguồn lực cùng chung tay thực hiện mục tiêu giáo dục <br /> con người.<br /> * Từ phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin<br /> Mỗi năm học tôi đề  xuất ý kiến để  HS hình thành một trang nhóm của  <br /> lớp, trang này lấy tên lớp và là  một nhóm kín để  Thầy trò chúng tôi cùng trao đổi các <br /> thông tin về học tập, cuộc sống, các suy nghỉ, cảm nhận  về các vấn đề nóng, thời sự ở <br /> lứa tuổi các em. Việc quản lý trang là do một học sinh hoặc một nhóm học sinh tự <br /> nguyện làm. Các thông tin trao đổi trên đó, được bảo mật chỉ Thầy – trò chúng tôi biết  <br /> mà thôi. Trong 2 năm qua, việc thành lập các trang nhóm, hoặc nhóm nhắn tin trên zalo –  <br /> Facebook đã hổ trợ tôi rất đắt lực trong việc trao đổi các thông tin giũa trường – lớp và <br /> các em đảm bảo được thông suốt. Một số  thông tin có thể  dùng để  trao đổi như  sau:  <br /> Thời khóa biểu, thông báo sinh hoạt Ngoài giờ, phân công các thành viên có tính chất  <br /> đột xuất, việc gia đình của các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, các thông tin thời sự <br /> nóng trên các trang mạng, các clip có tính sáng tạo, giáo dục đạo đức, các clip mang hơi  <br /> thở hiện đại phù hợp với tâm lý lứa tuổi ở các em,……..Và tất nhiên, các thông tin trái  <br /> chiều, thông tin không phù hợp các em đưa lên trên các trang cá nhân cũng được tối tư <br /> vấn và khuyên bảo để  các em suy nghỉ  chính chắn hơn, sau đó các em tự  động gở  các <br /> thông tin không tốt, các chia sẽ vội vàng không suy nghỉ kỷ càng của cá nhân.<br /> * Việc phối hợp với các thành viên còn lại trong nhà trường<br /> Ngày sinh hoạt của tuần 1, bên cạnh việc công bố  các quy định, quy chế <br /> và cách thức xử lý của nhà trường, tôi cũng không quên giới thiệu các cá nhân phụ trách  <br /> các vấn đề học vụ, y tế, học phí và các khoản đóng cùng GVBM cho các em nắm. Tất <br /> nhiên tôi phân tích sâu về cách làm việc của từng thành viên trong nhà trường để các em <br /> có thể  liên lạc và phối hợp giải quyết các vướn mắc. Việc liên lạc với GVBM trong  <br /> những tuần đầu, tôi tiến hành thường xuyên, lấy ý kiến từ học sinh có, từ GVBM có và  <br /> nếu có vấn đề  gì, tôi thường trao đổi riêng với các em trước, sau đó sẽ  tiến hành trao  <br /> đổi với GVBM hầu tìm một giải pháp thỏa hiệp phù hợp nhất để Thầy – Trò cùng nhau  <br /> tham gia tốt việc học. Bản thân tôi thì hướng cho các em học tốt ở các môn Văn, Toán,  <br /> Ngoại Ngữ. Nên tôi thường xuyên trao đổi nhiều với các giáo viên này.<br /> Ngoài ra, do đặc trưng của nhà trường, nên BGH có bố  trí thêm một Giám  <br /> thị để theo dõi các hoạt động của học sinh, tiếp GVCN. Nên ngay từ đầu năm, tôi cũng  <br /> nói với học sinh về các công việc mà Giám thị có thể sẽ giải quyết thay mặt GVCN và  <br /> BGH để các em tiện liên lạc. Trong suốt tiến trình thực hiện nhiệm vụ của GVCN lớp,  <br /> tôi thường xuyên phối hợp, hỏi ý kiến của Thầy Giám thị, khi gặp các trường hợp khó <br /> giải quyết hoặc khi xem xét hạnh kiếm, kỷ luật học sinh.<br /> Đối với các tiết mà các em thường mất trật tự, sau khi biết được chính xác  <br /> em nào thường xuyên gây mất trật tự  và GVBM nào thường đứng lớp mà phản  ảnh <br /> nhiều. Tôi chủ  động gặp gở  GVBM đó và em học sinh đó để  trao đổi và giáo dục, <br /> .Trong các buổi  sinh hoạt ở gần cuối học kỳ, tôi thông báo với em học sinh thường mất  <br /> trật tự  đó rằng: Nếu tình trạng mất trật tự  của em  ở  bộ  môn đó không cải thiện, thì  <br /> Thầy sẽ lấy ý kiến của GVBM để xét Hạnh kiểm của em, không cần hỏi thêm ý kiến  <br /> từ  cha mẹ  em. Và thường thì, các em này có tiến bộ, em chủ  ý đến miệng lưỡi của  <br /> mình hơn, ít gây phiền hà các bạn hơn (kết hợp với biện pháp này, tôi cũng đến gia đình <br /> thăm hỏi và tìm hiểu để có sự phối hợp tốt hơn giữa GVCN – GVBM ­ CMHS)<br /> * Phối hợp cùng CMHS<br /> Quan điểm của tôi khi phối hợp cùng CMHS là: dù gì thì họ cũng trực tiếp  <br /> quản lý chăm lo cuộc sống cho con họ, khi đưa con vào trường thì họ  luôn muốn mọi <br /> thứ tốt nhất mà nhà trường dành cho con họ, nếu con họ có sai phạm gì thì nhà trường  <br /> cùng xử  lý  ỏ  mức độ  mà bản thân họ  có thể  chấp nhận được, không gây tổn thương  <br /> cho con họ và bản thân họ. <br /> Từ quan điểm đó, nên tôi chỉ xem mình là người thay mặt họ để quản lý con  <br /> em khi con em họ tham gia học tập  ở nhà trường. Khi tiếp xúc với họ, bản thân tôi rất <br /> hòa nhả, vui tính, luôn lắng nghe tâm tư tình cảm của họ trước, sau đó tôi sẽ thông báo <br /> các thành tích, việc chấp hành tốt của con em họ trước. Sau đó, nếu con em họ  có sai <br /> phạm gì, thì tôi chỉ nói ở mức độ vừa phải, và thái độ sao cho họ nhận ra là con họ vẫn  <br /> còn có thể khắc phục được các sai phạm này để  Thầy  ­ Cô ­ Bạn  bè chấp nhận con <br /> em họ trở lại môi trường học tập này. Việc gọi điện thoại cũng được tôi sử  dung bên  <br /> cạnh việc dùng thơ  mời khi học sinh có sai sót gì đó trong học tập. Tôi cũng quy định <br /> với các em, chỉ cần các em không thuộc bài 1 lần là tôi sẽ gọi điện về nhà cho cha mẹ <br /> em hay để phối hợp giáo dục.<br /> Việc họp CMHS đầu năm, đối với tôi rất quan trọng. Trong buổi họp đó, <br /> bên cạnh  thông báo các công việc, kế hoạch giảo dục của trường, lớp, các khoản phí <br /> đầu năm để  CMHS nắm, tôi còn thông báo sơ  bộ  một số  tiến bộ  của học sinh trong  <br /> những tuần đầu năm học, những việc mà học sinh làm được, những việc mà các cá  <br /> nhân của lớp chưa hoàn thiện. Và, tất nhiên, việc thông báo này không nặng nề, mà rất <br /> nhẹ nhàng, cởi mở. Tôi cũng dành thời gian để gặp gở một số CMHS trao đổi thêm về <br /> con em của em, cũng như sự gởi gắn có tính chất chân tình từ phía CMHS.<br /> Về phía học sinh, tôi thông báo là Cha mẹ các em cùng là một ý kiến để tôi <br /> có thể nâng hay hạ hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm của bản thân em. Việc các em để cho  <br /> sự trao đổi giữa GVCN và CMHS không thông suốt thì đến cuối cùng, việc hoàn thành  <br /> đánh giá rèn luyện của em sẽ không được xem xét mà chỉ có GVCN quyết định mà thôi.  <br /> Việc làm này cũng có tác dụng tích cực, để cho Học sinh thấy được sự quan trọng của <br /> CMHS và ảnh hưởng của hạnh kiểm đối với cá quá trình rèn luyện cá nhân.<br /> Trong suốt một năm học, tôi cũng tranh thủ  những lúc rảnh rổi đi thăm gia  <br /> đình một số  em, không dám nói là thăm hết các thành viên của lớp, nhưng cũng được <br /> trên 10 gia đình học sinh. Các vấn đề  mà khi thăm hỏi tôi trình bày thường là: những  <br /> biểu hiện tích cực của học sinh, một số vấn đề  mà cha mẹ cần quan tâm, một số  vấn <br /> đề về cuộc sống bên ngoài nhà trường của Học sinh, và tôi cùng lắng nghe các suy nghỉ, <br /> gởi gắm, tâm sự của những phụ huynh, tất nhiên, với sự chân tình, cởi mở để tạo mối <br /> liên hệ  ­ phối hợp nhịp nhàng giừa GVCN và Gia đình. Sau những lần thăm hỏi như <br /> vậy, tôi thấy học sinh của mình có chuyển biến về học tập, các em chú ý lắng nghe và <br /> hợp tác cùng GVBM và các bạn trong ban cán sự  bộ  môn; về  đạo đức, các em ngoan  <br /> hơn, biết nghe lời Thầy – Cô hơn. Tôi cũng để  ý, nếu gia đình nào mà tôi không ghé  <br /> thăm được, thường là học sinh và CMHS  phản ảnh là rất mong tôi ghé thăm nhiều hơn.  <br /> Đầu năm, khi thông báo về việc đi thăm gia đình, một só em rất lo sợ, tôi thấy đó cũng  <br /> là một lý do để tôi có thể lợi dụng  giáo dục học sinh mình.<br /> Việc vận động CMHS đóng góp cho trường – lớp cùng được tôi thực hiện,  <br /> nhưng với thái độ nhẹ nhàng, tôi nói với các CMHS mà mình tiếp xúc ngay từ đầu năm  <br /> là các khoản họ  đóng góp là dành chủ  yếu cho con em họ    khi tụi nhỏ  thức hiện các <br /> hoạt động học tập, phong trào, nguồn quỹ lấy ra chủ yếu là khen thưởng đột xuất các  <br /> thành tích của học sinh. Để thúc đẩy sự phấn đấu trong học tập, tôi cũng có vận động <br /> một số  mạnh thường quân là CMHS gia đình khá giá, một số  tiền nho nhỏ  để  khen  <br /> thưởng về Nhất lớp, về HSG có hoàn cảnh khó khăn ở từng học kỳ và cuối năm. Việc <br /> làm này đôi khi có những tác động tích cực, làm các em hăng say, tranh đua nhau  ở các <br /> kỳ kiểm tra, kỳ thi cuối năm.<br /> Tôi xin tóm lại một số nguyên tắc khi trao đổi cùng CMHS ở thời gian qua <br /> mà mình áp dụng<br /> + Phải trao cho CMHS quyền quyết định việc học và xét hạnh kiểm của <br /> con em họ, nói rõ với học sinh cái quyền này của cha mẹ.<br /> + Khi tiếp xúc, hãy cởi mở, hòa nhả và lấy xuất phảt điểm là các biểu <br /> hiện tích cực của học sinh, lấy cái đó ra mà khen để CMHS khỏi mặc cảm.<br /> + Việc nói về các sai phạm của học sinh, GVCN nên nói nhẹ nhàng, tránh <br /> nặng nề gây tổn thương đến Học sinh và CMHS.<br /> + Nên nhớ, khi trao đổi, dựa trên nguyên tắc phối hợp giáo dục là chính và <br /> tất cả các biện pháp mình áp dụng đối với học sinh, GVCN phải thông qua <br /> CMHS và nên có một cơ hội nếu sai phạm của con em họ được khắc phục.<br /> b.2.5 Việc xét Hạnh kiểm của học sinh<br /> Cơ sở đánh giá xếp loại Hạnh kiểm của Học sinh là tôi trung thành với Thông tư <br /> 58/2011 TT – BGDĐT ngày 12/12/2011.<br /> Từ  những hướng dẫn của thông tư  58, kết hợp với phiếu thông tin mà tôi cập <br /> nhật hàng tuần và ghi nhận của Giám thị ở cuối học kỳ, tôi có  tổng hợp các sai phạm của học  <br /> sinh. Các sai phạm này, thường được công bố  trước tập thể  lớp ỏ tuần 14; 15 hoặc tuần 29,  <br /> 30 của năm học. Mục đích của việc công bố này là để học sinh khắc phục các sai phạm của  <br /> mình trong thời gian 4 tuần trước khi thi Học kỳ. Nếu trong thời gian đó, học sinh nào khắc <br /> phục tốt thì sẽ được tôi ghi nhận và có sự đề xuất xem xét nâng hoặc hạ hạnh kiểm theo đúng  <br /> tinh thần của Thông tư 58.<br /> Trong năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 với việc áp dụng biện pháp này tôi <br /> thấy rất hiệu quá. Tuy nhiên, có những trường hợp sai phạm có tính hệ thống và quá nhiều lỗi  <br /> trong các tuần trước khi công bố các sai sót, như  trường hợp em Hồ Trung Thinh và em Trần <br /> Thị  Bảo Hân lớp 10A1 năm học 2015 ­ 2016. Hai em này thường xuyên mất trật tự_ bạn bè <br /> ghi nhận có, GVBM ghi nhận cũng có, ngoài ra 2 em cũng thường xuyên không chuẩn bị bài ở <br /> nhà, vào lớp thì không thuộc bài _ đã đi cấm túc mà chưa khắc phục. Đối với trường hợp này,  <br /> bên cạnh việc cấm túc và ghi tự  kiểm theo đúng quy định của nhà trường, tôi đã phối hợp đi  <br /> thăm gia đình của 2 em để tìm hiểu và phối hợp. Trong các lần thăm hỏi này, tôi cũng bàn cùa  <br /> cha mẹ các em về một hình thức xử lý kỷ thuật trước lớp. Tôi trao đổi với CMHS rằng đây là  <br /> hình thức giáo dục có mục đích răn đe và đề nghị  cha mẹ của 2 em này phối hợp cùng tôi để <br /> giúp các em có hạnh kiểm tốt hơn  ở cuối học kỳ. Việc kỷ luật trước lớp được tôi tiến hành  <br /> theo đúng hướng dẫn của nhà trường ở tuần 14, các em đã đọc bản tự kiểm và hứa khắc phục  <br /> trước lớp, tôi cũng nói với tập thể là bản thân không muốn kỷ luật các em, việc làm này là bất  <br /> đắc dỉ, và các em có 8 tuần để khắc phục các sai phạm của mình. Tất nhiên, sau việc kỷ luật  <br /> trước lớp, 2 em này có tiến bộ  ­ được bạn bè ghi nhận, đồng thời các thành viên khác cũng  <br /> được kinh nghiệm với các sai phạm của mình và cuối học kỳ I năm học 2015 – 2016, cả 2 em <br /> đều được tập thể thống nhất xét hạnh kiểm loại Tốt.<br /> Dưới đây là bảng tổng hợp một số sai phạm của học sinh được tôi áp dụng <br /> trong thời gian qua. Do thời gian quá gấp và tôi chỉ  còn lưu lại bảng của lớp 10A6, năm học  <br /> 2016 – 2017, bảng tổng hợp này so với năm 2015 – 2016 không thay đổi nhiều bao nhiêu.Trong <br /> bảng này, tôi có bố trí cột về  các thành tích của các em trong thời gian qua để  làm đối chiếu <br /> khi xem xét xếp Hạnh kiểm cuối kỳ. Việc công bố bảng tổng hợp là tôi mong muốn kết quả <br /> hạnh kiểm của các em  được cải thiện, sao cho các em đạt hạnh kiểm tốt ở cuối kỳ, cuối năm <br /> học<br /> (Tôi chỉ nêu ra một số trường hợp điển hình, để mọi người cùng tham khảo)<br /> MỘT SỐ SAI PHẠM CẦN KHẮC <br /> PHỤC<br /> CỦA CÁC THÀNH VIÊN LỚP 10A6 <br /> HỌC KỲ 1. 2016 – 2017<br /> *********
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2