SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Âm nhạc
lượt xem 220
download
Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn âm nhạc” giúp tất cả học sinh trong lớp học sẽ chủ động trong việc tiếp thu bài mới, không còn học sinh đứng bên lề lớp học. Dễ phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như học sinh còn rụt rè, nhút nhát từ đó giáo viên có giải pháp phù hợp để bồi dưỡng hay hỗ trợ kịp thời. Học sinh rất mau thuộc lời và hát được bài hát. Lớp học rất sinh động và vui, thầy và trò dễ gần gũi hơn, thân thiện hơn (đây là điểm rất quan trọng trong mỗi tiết dạy). Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Âm nhạc
- Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC Người viết: Phan Hồng Lâm
- MỤC LỤC Phần mở đầu I. Bối cảnh của đề tài…………………………………………………………..trang 1 II. Lý do chọn đề tài............................................................................................trang 1 III. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................trang 2 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.............................................................trang 2 Phần nội dung I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………..trang 3 II. Thực trạng của vấn đề……………………………………………………..trang 3 III. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề…………………………….trang 4 1. Điều tra động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh………………………trang 4 2. Khảo sát trình độ học sinh………………………………………………….trang 5 3. Giải pháp……………………………………………………………………trang 5 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………...trang 12 1. Kết quả đạt được……………………………………………………………trang 12 2. Nguyên nhân thành công…………………………………………………...trang 14 3. Nguyên nhân thất bại……………………………………………………….trang 14 Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm…………………………………………………trang 15 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………...trang 15 III. Khả năng ứng dụng, triển khai…………………………………………….trang 15 IV. Những kiến nghị, đề xuất………………………………………………….trang 16
- PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Như chúng ta đã biết âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao. Học âm nhạc không chỉ mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì thế mà việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh cần phải luôn đổi mới, cải tiến phương pháp, cách thức truyền thụ,…nhằm ngày đem lại lợi ích thiết thực. Đây là một việc làm không dễ, người dạy cần phải nắm rõ đối tượng mà mình truyền thụ, hướng dẫn. Đặc biệt là học sinh khối lớp một, việc này lại càng khó khăn hơn. Các em phần lớn là chưa đọc được, chủ yếu chỉ đọc theo giáo viên (truyền khẩu) nên việc dạy cho các em học thuộc lời và hát được bài hát đòi hỏi nhiều công sức nhưng nếu không khéo dễ làm cho các em thụ động, nhàm chán. II. Lý do chọn đề tài -Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. -Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật, trong đó âm nhạc có vị trí rất quan trọng.Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. -Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học 2008 – 2009 đến nay, tôi nhận thấy rằng trước một bài hát, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. -Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Đặc biệt là việc dạy phân môn âm nhạc ở lớp một, chúng ta biết rất rõ việc học hát của học sinh lớp một chủ yếu là truyền khẩu vì các em đọc chưa rành (thậm chí một vài em chưa đọc được). Do đó thầy đọc, học sinh đọc theo từng câu đến khi thuộc bài hát thì mới có thể dạy các em hát được. Đây là vấn đề dễ gây thụ động cho học sinh dẫn đến các em chán học hoặc
- lâu thuộc lời bài hát. Qua nhiều năm dạy chuyên môn âm nhạc, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt môn âm nhạc mà thực tế tôi đã vận dụng và đạt hiệu quả rất tốt. III. Phạm vi nghiên cứu Trong dạy học âm nhạc lớp một có nhiều nội dung, nhưng đề tài này chỉ nghiên cứu các biện pháp giúp học sinh mau thuộc lời bài hát thông qua các động tác phụ họa phù hợp với lời ca khi dạy bài hát mới. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp một trường Tiểu học B Khánh Bình. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Tất cả học sinh trong lớp học sẽ chủ động trong việc tiếp thu bài mới, không còn học sinh đứng bên lề lớp học. - Dễ phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như học sinh còn rụt rè, nhút nhát từ đó giáo viên có giải pháp phù hợp để bồi dưỡng hay hỗ trợ kịp thời. - Học sinh rất mau thuộc lời và hát được bài hát. - Lớp học rất sinh động và vui, thầy và trò dễ gần gũi hơn, thân thiện hơn (đây là điểm rất quan trọng trong mỗi tiết dạy). PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, đối với học sinh học phân môn âm nhạc, đặc biệt là học sinh lớp một: Giai đoạn đầu năm đến giữa học kì I đa số các em chưa đọc trôi chảy, chỉ đọc theo miệng giáo viên mà thôi. Vì thế, khi dạy học hát mà chúng ta truyền thụ bằng cách gọi học sinh đọc từng chữ, từng câu thì rất bất lợi (ở đây tôi chỉ muốn nói là hiệu quả tiết dạy đối với học sinh khối lớp một và cả các em học sinh đọc chậm). + Thứ nhất sẽ dễ làm cho học sinh nhàm chán. + Thứ hai học sinh rất thụ động trong khi chiếm lĩnh kiến thức. + Thứ ba là tự mình làm cho học sinh thụ động khi học. + Thứ tư, nếu đợi học sinh đọc hết lời bài hát thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Thời gian còn lại không đủ để chuyển tải hết các nội dung của tiết học. Từ đó dẫn đến tiết học sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn: Học sinh không thuộc bài, thụ động, không hát được bài hát. Chính vì thế mà chúng ta cần cải tiến phương pháp truyền thụ cho học sinh. Đó chính là cách mà tôi đang thực hiện là sử dụng các động tác phụ họa phù hợp với lời ca khi dạy bài mới. Cách dạy này mang lại hiệu quả rất thiết thực tại đơn vị tôi hiện nay. II. Thực trạng của vấn đề -Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. -Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng
- có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. -Vậy làm thế nào giúp các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát, đúng cao độ, trường độ và đặc biệt là làm thế nào để các em mau thuộc lời và không gây nhàm chán? Trước tiên phải xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau, để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc. Ngoài việc xác định tầm cữ giọng phù hợp cho học sinh, để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm thế thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, chọn giọng phù hợp với học sinh, chọn phương pháp dạy học hợp lí. Em không thụ động khi học, phải giúp các em hiểu được ý nghĩa lời ca, cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai điệu từng bài hát, từng hoạt động. -Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc cấp tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là việc học môn âm nhạc của học sinh lớp một nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp các em học tốt hơn để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. III. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề Trường Tiểu học B Khánh Bình là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong nhiều năm học thông qua các đợt thi đua do trường và ngành tổ chức. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn âm nhạc. Do vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học. Đại bộ phận các em do ít được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên còn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen , hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản của ca hát, từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện các tính chất âm nhạc. Những năm trước đây, do nền kinh tế chưa đáp ứng nên việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các bài hát chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. 1/ Điều tra động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh: Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường , tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn âm nhạc của học sinh tại trường qua các năm học. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
- Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học bộ môn âm nhạc không? Vì sao thích? Vì sao không? Kết quả thu được như sau: * Năm học 2010-2011 : Kết quả TT Nguyên nhân Lớp 1A Lớp 1B Lớp 1C Lớp 1D Do môn âm nhạc 1 8/29 hs = 27,5% 7/27 hs = 25,9% 8/27 hs = 29,6% 5/21hs = 23,8% hấp dẫn, dễ học Do môn âm nhạc 2 7/29 hs = 24,1% 9/27 hs = 33,3% 7/27 hs = 25,9% 4/21hs = 19,0% khó nhớ, hay quên Do thầy dạy hay, 3 14/29 hs = 48,4% 11/27hs =40,7% 12/27hs= 44,5% 12/21hs= 57,2% dễ hiểu * Năm học 2011-2012: Kết quả TT Nguyên nhân Lớp 1A Lớp 1B Lớp 1C Lớp 1D Do môn âm nhạc 1 7/29 hs = 24,1% 7/28 hs = 25% 8/28 hs = 28,5% 6/20 hs = 30% hấp dẫn, dễ học Do môn âm nhạc 2 9/29 hs = 31% 10/28hs =35,7% 8/28 hs = 28,5% 4/20 hs = 20% khó nhớ, hay quên Do thầy dạy hay, 3 13/29 hs = 44,9% 11/28hs =39,3% 12/28 hs = 43% 10/20 hs = 50 % dễ hiểu 2/ Khảo sát trình độ học sinh: * Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát mà em đã học ở mẫu giáo hoặc một bài hát mà em biết. * Kết quả: Năm học 2010-2011 : Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Số HS (A+) (A) (B) 0 = 0,0 % 1A 29 3 hs = 10,3 % 26 hs = 89,7 % 0 = 0,0 % 1B 27 3 hs = 11,1 % 24 hs = 88,9 % 0 = 0,0 % 1C 27 2 hs = 7,4 % 25 hs = 92,6 % 0 = 0,0 % 1D 21 3 hs = 14,2 % 18 hs = 85,8 %
- Năm học 2011-2012 : Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Số HS (A+) (A) (B) 1A 29 4 hs = 13,7 % 25 hs = 86,3 % 0 = 0,0 % 1B 28 2 hs = 7,1 % 26 hs = 92,9 % 0 = 0,0 % 1C 28 3 hs = 10,7 % 25 hs = 89,3 % 0 = 0,0 % 1D 20 2 hs = 10 % 18 hs = 80 % 0 = 0,0 % Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em khá thích học bộ môn, nhưng để học tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em hát một bài hát bên cạnh những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái hoặc đọc chuẩn xác cao độ, trường độ, vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát với tính chất thuộc lòng gần đúng giai điệu. Việc thể hiện tính chất của bài hát là rất hạn chế. 3/ Giải pháp: Để có một tiết học âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn âm nhạc. Ở lớp dưới, các em đã được làm quen với các kĩ năng ca hát, đó là các kĩ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát, kĩ năng phát âm, nghe giai điệu... Cách dạy tập hát bài mới: Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ âm nhạc nói chung và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện. Ví dụ: -Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát, đặc biệt là đối với học sinh lớp Một. Như chúng ta đã biết, việc học hát một bài hát mới đối với các em chủ yếu là truyền khẩu. Vì ở lớp này các em chưa đọc được và nếu có đọc được thì đọc rất chậm. Vậy cách mà chúng ta thường làm là giáo viên đọc một câu hoặc một phần ngắn trong câu để các em đọc theo cho đến khi các em thuộc cả lời chúng ta mới bắt đầu dạy các em hát đúng cao độ, trường độ,…. -Nhưng đối với bản thân tôi, qua nhiều năm hướng dẫn các em học hát như thế, tôi thấy cách trên có nhiều khuyết điểm như: Các em dễ nhàm chán khi học hát, học sinh thụ động, nhất là đối với các em có tính nhút nhát và lâu thuộc bài…Từ những khuyết điểm đó, tôi luôn tìm cách để giúp các em học hát tốt hơn. Và tôi đã hướng dẫn các em học hát một bài hát như sau:
- -Các bước đầu tiên của một tiết dạy tôi vẫn tiến hành như bình thường như: Khởi động giọng, giáo viên hát mẫu. Đặc biệt đến phần hướng dẫn đọc từng câu của lời bài hát tôi có một số thay đổi. Thay vì chúng ta đọc trước, học sinh đọc theo. Cách này các em rất lâu thuộc lời và dễ quên, thụ động dẫn đến nhàm chán. Tôi không thực hiện như thế mà tiến hành như sau: -Ở mỗi bài hát, trước khi hướng dẫn các em học hát, tôi luôn tìm động tác sao cho phù hợp với từng câu hát (có thể nói là động tác phụ họa khi hát) rồi đến khi hướng dẫn học sinh đọc từng câu tôi lại kết hợp các động tác đó vào. Nghĩa là khi học sinh đọc lời ( bất cứ câu hát nào) lại kết hợp với một động tác. Điều này trước tiên sẽ giúp cho các em vận động, tránh thụ động, đặc biệt sẽ giúp cho các em rụt rè, nhút nhát hòa cùng các bạn từ đó cũng giúp cho các em mạnh dạn hơn. Hai là, khi các em đọc có kèm động tác (theo từng câu hát) các em rất dễ thuộc lời bài hát và nhớ rất lâu. - Khi các em đã thuộc lời ca, tôi bắt đầu hướng dẫn các em học hát từng câu, kết hợp câu - đoạn - cả bài một cách rất dễ dàng. Hơn nữa, các em lại hát rất đúng cao độ, trường độ và cả giai điệu bài hát. Chúng ta rất ít tốn thời gian để sửa sai cho các em. - Khi dạy như trên, đến phần nghỉ giữa tiết hay củng cố, chúng ta có thể dùng các động tác đã dạy để đố các em động tác đó là câu hát nào trong bài ? Điều này cũng giúp các em nhớ lâu hơn và lớp học sinh động hơn. Ví dụ: Trong bài “ Tìm bạn thân” (Nhạc và lời: Việt Anh). Khi hướng dẫn đọc lời ca, tôi kết hợp các động tác sau: - Câu 1: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi (Tay trái chống hông, tay phải chỉ theo phách của bài hát) - Câu 2: Nào ai yêu những người bạn thân (Đổi lại, tay phải chống hông, tay trái chỉ theo phách) - Câu 3: Tìm đến đây (tay phải làm động tác vẫy gọi), ta cầm tay (Tay trái làm động tác vẫy gọi) Múa vui nào (Thực hiện động tác nhảy múa: 2 tay qua phải, qua trái) Và đến lời 2 tôi cũng thực hiện tương tự lời 1. - Khi các em đã hát tốt bài hát chúng ta hướng dẫn các em hát kết hợp gõ đệm lại rất nhanh và chuẩn xác. Sau đây tôi sẽ thị phạm bằng hình ảnh trong tiết dạy học sinh học bài mới (phần hướng dẫn học sinh đọc lời ca có kèm động tác). * Tiết: 3. Bài: Mời bạn vui múa ca. Nhạc và lời: Phạm Tuyên. Tôi chia bài hát làm bốn câu để dễ hướng dẫn học sinh. - Câu 1: Chim ca líu lo hoa như đón chào. Động tác như sau :
- Chim ca líu lo (Hai tay đưa lên miệng diễn tả động tác chim ca, đồng thời nghiêng qua phải, qua trái theo nhịp bài hát.) Hoa như đón chào (Hai tay từ dưới đưa lên trên làm bông hoa) - Câu 2: Bầu trời xanh nước long lanh. Động tác như sau :
- Bầu trời xanh (Tay phải chống hông, tay trái từ dưới đưa vòng lên đỉnh đầu rồi chống hông.) Nước long lanh (Tay trái chống hông, tay phải đưa sang phải). - Câu 3: La la lá la, la la lá là. Động tác như sau : Học sinh vỗ tay theo tiết tấu bài hát và nghiêng người qua phải, trái theo nhịp. - Câu 4: Mời bạn cùng vui múa vui ca. Động tác như sau :
- Học sinh làm động tác múa qua phải, qua trái theo nhịp bài hát. * Tiết:13. Bài: Sắp đến Tết rồi. Nhạc và lời: Hồng Vân. Tôi chia bài hát làm bốn câu để dễ hướng dẫn học sinh. - Câu 1: Sắp đến Tết rồi đến trường rất vui. Động tác như sau : Sắp đến Tết rồi (Tay trái chống hông, tay phải chỉ về bên phải theo nhịp bài hát)
- Đến trường rất vui (Tay phải chống hông, tay trái từ từ đưa ngang qua bên trái). - Câu 2 : Sắp đến Tết rồi về nhà rất vui. Động tác như sau : Sắp đến Tết rồi (Tay phải chống hông, tay trái chỉ về bên trái theo nhịp bài hát) Về nhà rất vui (Tay trái chống hông, tay phải từ từ đưa ngang qua bên phải).
- - Câu 3 : Mẹ mua cho áo mới nhé, ai cũng vui mừng ghê. Động tác như sau : Mẹ mua cho áo mới nhé (Hai tay đan chéo trước ngực từ từ đưa ra ngoài). Ai cũng vui mừng ghê (Hai tay đan chéo áp vào ngực). - Câu 4 : Mùa xuân nay em đã lớn, biết đi thăm ông bà. Động tác như sau : Mùa xuân nay em đã lớn (Hai tay đan chéo đưa vòng từ dưới lên đỉnh đầu).
- Biết đi thăm ông bà (Hai tay đặt lên vai và nghiêng qua phải, qua trái theo nhịp bài hát). * Kính thưa các bạn đồng nghiệp, có người bảo tôi rằng, nếu dạy như thế thì tiết một lại có dạy học sinh vận động phụ họa thì rất nặng cho giáo viên. Xin các bạn đừng nghĩ thế. Vì động tác mà tôi kèm theo từng câu hát trong bài chỉ hỗ trợ học sinh nhằm giúp các em mau thuộc bài, lớp học sinh động,…Và không phải tốn thời gian vì nếu chúng ta chỉ đọc - học sinh đọc theo thì cũng cần khoảng thời gian như tôi dạy các em đọc có kèm động tác. Mà cách này lại giúp các em rất mau nhớ lời ca và sẽ ít tốn thời gian hơn cách thông thường. Hơn thế nữa, khi áp dụng cách dạy này sẽ giúp các em học sinh có năng khiếu có điều kiện phát huy khả năng diễn đạt của mình trong vận động khi hát. Vì khi dặn dò học sinh, chúng ta yêu cầu các em dựa vào những động tác mà thầy gợi ý ở lớp để tìm ra động tác phụ họa cho bài hát theo cảm nhận của các em, điều này phát huy tính độc lập sáng tạo của các em, các em có điều kiện phát triển hơn. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 1/ Kết quả đạt được -Sau nhiều năm giảng dạy thực tế tại trường, tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy âm nhạc với các phương pháp theo các bước trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập. Do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Số học sinh lớp một thuộc bài và hát được bài hát một cách đúng giai điệu, cao độ, trường độ tại lớp tăng rất cao. Học sinh có tính rụt rè, nhút nhát ngày trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giờ học rất sinh động, học sinh rất thích đi học vì : “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui ” . Và đặc biệt là các em học sinh có năng khiếu có điều kiện bộc lộ mình nhiều hơn. -Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng, so sánh kết quả thu được như sau: + Kết quả bộ môn âm nhạc đầu năm khi giảng dạy bằng phương pháp cũ:
- Năm học 2010-2011 : Chưa Học sinh thích Học sinh Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành học âm nhạc thuộc bài Lớp hoàn thành HS (A+) (A) tại lớp (B) 1A 29 3 hs = 10,3 % 26 hs = 89,7% 0 = 0,0% 15 hs = 51,7% 11hs = 37,9 % 1B 27 3 hs = 11,1 % 24 hs = 88,9% 0 = 0,0% 16 hs = 59,2% 9 hs = 33,3 % 1C 27 2 hs = 7,4 % 25 hs = 92,6% 0 = 0,0% 12 hs = 44,4% 8 hs = 29,6 % 1D 21 2 hs = 9,5% 19 hs = 90,5% 0 = 0,0% 10 hs = 47,6% 8 hs = 38,0 % Năm học 2011-2012 : Chưa Học sinh thích Học sinh Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành học âm nhạc thuộc bài Lớp hoàn thành HS (A+) (A) tại lớp (B) 1A 29 3 hs = 10,3% 26 hs =89,7% 0 = 0,0% 14 hs =48,2% 11 hs=37,9% 1B 28 3 hs = 10,7% 25 hs =89,3% 0 = 0,0% 16 hs =57,1% 9 hs =32,1% 1C 28 2 hs = 7,1% 26 hs =92,9% 0 = 0,0% 14 hs = 50% 9 hs =32,1 % 1D 20 2 hs = 10% 18 hs =90% 0 = 0,0% 11 hs = 55% 8 hs =40 % + Kết quả bộ môn âm nhạc sau một năm áp dụng các phương pháp mới: Năm học 2010 – 2011 : Sĩ Chưa Học sinh thích Học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành học âm nhạc thuộc bài Lớp số hoàn thành (A+) (A) tại lớp HS (B) 1A 29 5 hs = 17,2 % 24 hs = 82,8 % 0 = 0,0% 25 hs = 86,2% 15 hs=51,7% 1B 28 6 hs = 21,4 % 22 hs =78,6 % 0 = 0,0% 22 hs =78,5% 17 hs=60,7% 1C 28 4 hs = 14,2 % 24 hs = 85,8 % 0 = 0,0% 20 hs = 71,4% 15 hs = 53,5%
- 1D 21 4 hs = 19 % 17 hs = 81% 0 = 0,0% 15 hs = 71,4% 12 hs= 57,1% Năm học 2011-2012 : Chưa Học sinh thích Học sinh Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành học âm nhạc thuộc bài Lớp hoàn thành HS (A+) (A) tại lớp (B) 1A 29 6 hs = 20,6 % 23 hs = 79,4 % 0 = 0,0 % 18 hs = 62,0 % 20 hs = 68,9 % 1B 27 5 hs = 18,5 % 22 hs =81,5 % 0 = 0,0 % 20 hs = 74,0 % 18 hs = 66,6 % 1C 27 6 hs = 22,2 % 21 hs =77,8 % 0 = 0,0 % 22 hs = 81,4 % 18 hs = 66,6 % 1D 20 5 hs = 25 % 15 hs =75 % 0 = 0,0 % 17 hs = 85 % 14 hs =70 % 2/ Nguyên nhân thành công : -Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy âm nhạc trong trường tiểu học nói chung và cho học sinh lớp một nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục - Đào tạo tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi tham gia các phong trào. -Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh tiểu học nói riêng là rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là giáo viên giảng dạy phải nắm được đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp giáo dục, giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 3/ Nguyên nhân thất bại: Tuy bản thân tôi cố gắng tìm phương pháp giảng dạy thích hợp để giúp học sinh lớp một học tốt phân môn âm nhạc nhưng trong thực tế vẫn còn vấp phải không ít khó khăn trong giảng dạy. Cụ thể là đối với một số học sinh quá nhút nhát các em rất khó theo kịp bài vì thời gian ở lớp có hạn hay những em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình gần như không quan tâm đến việc học của các em, hay nghỉ học dẫn đến thiếu hụt bài so với các bạn, đối với các em này tôi rất khó giúp các em theo kịp các bạn trong lớp.
- PHẦN KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm -Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy, giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh. -Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ đệm sai. Học sinh trong lớp đều biết cách học thuộc lời ca, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi cũng như các em học sinh khi bước vào lớp. -Trong quá trình dạy chuyên môn âm nhạc tiểu học, tôi nhận thấy: Chúng ta phải mạnh dạn trao đổi, thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức cho bản thân; phải luôn tìm tòi, vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy và thực hiện ngay - thực hiện nhiều lần ở nhiều đối tượng học sinh khác nhau nhằm đúc kết, lựa chọn những phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao để nâng cao tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của xã nhà nói riêng và của huyện An Phú nói chung. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 1/ Đối với bản thân : -Có được kết quả như thế, là nhờ vào sự nổ lực của bản thân, yêu nghề mến trẻ, say mê với công việc; luôn tìm tòi học hỏi từ các đồng chí lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương; thường xuyên nói chuyện với các em học sinh trong giờ ra chơi hoặc trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở cuối mỗi tiết học để tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của các em . -Bên cạnh đó còn có sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu trường; của các bạn đồng nghiệp trong tổ bộ môn âm nhạc đã tạo điều kiện để anh em thoải mái, thẳng thắn trao đổi về chuyên môn trong những lần mở chuyên đề, thao giảng hoặc họp tổ bộ môn. 2/ Đối với tổ khối tại đơn vị: -Tại trường tôi được phân công sinh hoạt tổ chuyên môn cùng tổ khối một, trong những lần họp tổ chuyên môn có những khó khăn, vướng mắc gì trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi chia sẻ cùng các giáo viên chủ nhiệm lớp để các đồng chí này nhắc nhở học sinh lớp mình hỗ trợ thêm cho tôi một số các dụng cụ đơn giản như : thanh phách ( hai thanh tre hoặc hai cái muỗng ), trống nhỏ do các em tự làm hoặc nhờ cha mẹ làm dùm …. -Từ những việc làm như trên đã giúp cho tiết dạy âm nhạc của tôi sinh động hơn, vui hơn….học sinh rất thích khi tới môn học của tôi. 3/ Đối với đơn vị bạn: Ngoài việc áp dụng các biện pháp nêu trên tại đơn vị mình, tôi còn phổ biến những kinh nghiệm của mình cho các đơn vị bạn qua những lần dự giờ thăm lớp hoặc mở các tiết dạy thao giảng, chuyên đề cụm tại các trường lân cận thuộc địa bàn mà tôi được tổ âm nhạc phân công phụ trách để cùng nhau học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. III. Khả năng ứng dụng, triển khai
- -Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho học sinh có hiệu quả. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng động tác. -Sáng kiến được áp dụng rộng rãi nhiều năm nay tại đơn vị trường cũng như tại đơn vị bạn thuộc địa bàn phụ trách. Trong những lần kết hợp với tổ bộ môn âm nhạc đi dự giờ, dạy thao giảng hoặc mở chuyên đề tôi thường trò chuyện, trao đổi và thảo luận với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra các biện pháp ưu việt nhất, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt hiệu quả thì chúng ta cần cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị. IV. Những kiến nghị, đề xuất -Phòng giáo dục cần cung cấp đầy đủ đồ dùng phục vụ cho việc học môn âm nhạc. -Tình trạng giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm văn, sử, địa,……được đưa đi học bồi dưỡng âm nhạc từ hai đến ba tháng rồi phân công dạy âm nhạc tại các trường tiểu học hiện nay là hết sức bất cập. Vì trong số đó có giáo viên chưa sử dụng được hết các chức năng của đàn organ, lúng túng trong dạy tập đọc nhạc,…. ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác cần phải xem lại. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết được qua nhiều năm dạy chuyên môn âm nhạc tại đơn vị, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn âm nhạc ở tiểu học, đặc biệt là khối lớp một. Chân thành cảm ơn ! Người viết Phan Hồng Lâm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1593 | 189
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
14 p | 568 | 120
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4
15 p | 1391 | 100
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn tiếng Anh 6
15 p | 957 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học
23 p | 2664 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7
22 p | 335 | 37
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập viết
22 p | 213 | 30
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 230 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 1378 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk
25 p | 171 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 169 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 học tốt môn Làm quen với Toán tại trường mầm non Hoa Sen
24 p | 186 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình
30 p | 190 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Âm nhạc
28 p | 130 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
22 p | 262 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng Việt
25 p | 162 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12
21 p | 103 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích dân ca để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn trong giáo dục trẻ
28 p | 144 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn