SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 1 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
TÊN ĐỀ TÀI <br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI SAI <br />
THƯỜNG MẮC TRONG VIỆC HỌC KỸ THUẬT NHẢY CAO <br />
KIỂU “ BƯỚC QUA” CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Xuân Phong<br />
Đơn vị: Trường THCS Lê Văn Tám <br />
Trình độ chuyên môn: CĐSP Thể Sinh<br />
Môn đào tạo: Thể Sinh<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 2 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài. 3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. 4<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 4<br />
II. Phần nội dung:<br />
1.Cơ sở lý luận. 4<br />
2.Thực trạng 6<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn 6<br />
2.2 Thành công hạn chế 6<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu 7<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã 7<br />
đặt ra<br />
3. Giải pháp, biện pháp: 8<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 11<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 11<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 11<br />
nghiên cứu<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 13<br />
vấn đề nghiên cứu <br />
III. Phần kết luận, kiến nghị: 14<br />
1. Kết luận 14<br />
2. Kiến nghị 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 3 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
<br />
<br />
<br />
I/ Phần mở đầu:<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt: <br />
kinh tế, chính trị, xã hội… thì thể dục, thể thao là một mảng không thể thiếu <br />
được của đời sống con người hiện đại. Luyện tập thể dục, thể thao thường <br />
xuyên nhằm nâng cao sức khỏe, thể chất phát triển, thân thể cường tráng, cải <br />
thiện giống nòi con người Việt Nam. Giúp chúng ta có lối sống lành mạnh tránh <br />
sa vào các tệ nạn xã hội, từ đó học tập và lao động đạt kết quả cao. Mặt khác <br />
thể dục, thể thao có ý nghĩa về mặt chính trị hết sức sâu sắc làm cho các dân tộc <br />
quốc gia trên thế giới đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.<br />
̉ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ̃ ̣<br />
Thê duc thê thao la môt bô phân quan trong cua nên văn hoa xa hôi, co<br />
̀ ́ <br />
nhưng gia tri vê măt vât chât va tinh thân, đôi t<br />
̃ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ ́ ượng hoat đông thê duc thê thao la<br />
̣ ̣ ̉ ̣ ̉ ̀ <br />
con ngươi. Do vây thê duc thê thao la đôi t<br />
̀ ̣ ̉ ̣ ̉ ̀ ́ ượng hoat đông nhăm hoan thiên chinh<br />
̣ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ <br />
̉<br />
ban thân con ng ươi.̀<br />
Thể thao học đường được xem là tiền đề cho thể thao thành tích cao, là <br />
nơi đầu tiên để những tài năng thể thao tỏa sáng.<br />
Hình thành và phát triển thể lực của mỗi con người sẽ tạo điều kiện cho <br />
trí tuệ phát triển được tốt. Thể dục thể thao giúp cho học sinh có được sức khỏe <br />
tốt từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu <br />
quả cao hơn, chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để các em trở <br />
thành những người có ích cho xã hội. Khi tham gia thể dục thể thao đòi hỏi học <br />
sinh phải có tính kỉ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong <br />
nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà trung thực, chính là tác dụng góp phần giáo <br />
dục đạo đức và hình thành nhân cách của các em học sinh. Luyện tập thể dục <br />
thể thao thường xuyên, có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh, <br />
vui tươi học tập và làm việc khoa học. <br />
Đặc điểm cơ bản của môn học Thể dục là học lý thuyết gắn liền với <br />
thực hành, biết lý thuyết để thực hành chính xác hơn, ngược lại qua thực hành <br />
sẽ làm cho người học năm sâu lý thuyết hơn, từ đó hiệu quả học tập đạt kết <br />
quả cao hơn. Trong thực tế phần thực hành chiếm tỷ trọng lớn vì chỉ có thông <br />
qua thực hành tập luyện thì các bài tập thể dục thể thao đúng phương pháp khoa <br />
học thì mới đem lại sức khỏe, thể lực, mà sức khỏe thể lực là mục tiêu cơ bản <br />
của thể dục thể thao do đó luyện tập là hình thức cơ bản thể hiện đặc trưng của <br />
môn học thể dục.<br />
Môn học Thể dục ở trường trung học cơ sở còn tạo cho học sinh có một <br />
trình độ văn hóa nhất định, giúp các em kỹ năng cơ bản để tập luyện và giữ gìn <br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 4 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
sức khỏe nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, có thói quen <br />
tự tập luyện hàng ngày, và thể hiện khả năng về bản thân thể dục thể thao, biết <br />
vận dụng vào cuộc sống.<br />
Việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Thể dục ở trường trung học cơ <br />
sở Lê Văn Tám có nhiều vấn đề liên quan như: Cơ sở vật chất của nhà trường, <br />
trang thiết bị dạy học, điều kiện hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, ý thức <br />
học tập của học sinh, phương pháp dạy học của giáo viên….Trong chương trình <br />
môn Thể dục ở trường trung học cơ sở gồm nhiều phân môn những tôi chỉ đề <br />
cập và đi sâu vào: “Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc <br />
trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS”.<br />
Để việc dạy học có kết quả cao, tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này với <br />
mục đích tìm hiểu một số lỗi sai thường mắc trong quá trình học kĩ thuật nhảy <br />
cao kiểu “Bước qua” từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục những lỗi sai <br />
cho học sinh lớp 8 ở trường trung học cơ sở Lê Văn Tám nhằm góp phần nâng <br />
cao hiệu quả đào tạo trong trường học.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
Đề tài đưa ra là: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc <br />
trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh l ớp 8 THCS để <br />
nâng cao chất lượng môn Thể dục nói riêng và kết quả học tập của các em nói <br />
chung. Từ đó các em yêu thích và có hứng thú hơn với môn học. Mặt khác tôi <br />
muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi <br />
bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất giúp học sinh thực hiện <br />
đúng kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” nói riêng, môn học Thể dục nói chung.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ <br />
thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Môn Thể dục có rất nhiều nội dung song ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu <br />
một phạm vi nhỏ đó là “Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường <br />
mắc trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” của học sinh l ớp 8” <br />
trường THCS Lê Văn Tám<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá. <br />
Tìm hiểu thực tế.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp thử nghiệm.<br />
II. Phần nội dung:<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 5 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Trong hoạt động thể dục, thể thao nói chung và môn nhảy cao nói riêng, <br />
việc thực hiện kĩ thuật động tác là một nhân tố quan trọng. Nếu biết phối hợp <br />
chính xác, nhịp nhàng các yếu tố cấu thành động tác sẽ đem lại kết quả cao <br />
trong quá trình tập luyện và thi đấu. Do đó, một bộ phận chính của huấn luyện <br />
kĩ thuật thể thao phải hướng vào sự lĩnh hội, nắm vững các kĩ thuật mà phần <br />
nào sử dụng thành thạo trong hoạt động cho người học .<br />
Quá trình này được tiến hành dựa trên những nguyên tắc giáo dục, giáo <br />
dưỡng thể chất. Cho dù một hoạt động đơn giản hay phức tạp nào của người <br />
dạy và người học được diễn ra trong quá trình giảng dạy đều phải tuân thủ <br />
nguyên tắc hình thành kĩ năng, kĩ xão vận động. Từ đơn giản đến phức tạp, từ <br />
dễ đến khó, từ trực quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó giúp <br />
người học chuyển từ việc nắm vững chắc có hệ thống sang thực hiện động tác <br />
kĩ thuật một cách toàn vẹn và thành thạo.<br />
Quá trình dạy học kĩ thuật động tác được chia làm 3 giai đoạn, tương ứng <br />
với 3 giai đoạn quá trình hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động đó là:<br />
* Giai đoạn học ban đầu:<br />
Ở giai đoạn này giáo viên, huấn luyện viên phải giúp người học nắm <br />
vững nguyên lý kĩ thuật và năng lực cần thiết thực hiện động tác, hạn chế sự <br />
chuyển đổi xấu của kĩ thuật, động tác trước đó. Trong giai đoạn này hưng phấn <br />
thần kinh của người học bị lan tỏa và dễ khuếch tán sang vùng thần kinh khác, <br />
phản ứng trả lời còn chưa được chọn lọc nhiều nhóm cơ thừa bị lôi cuốn vào <br />
hoạt động và cơ thể chưa phân biệt được chính xác các kích thích có điều kiện <br />
khác nhau. Do đó, khi thực hiện kĩ thuật động tác người học mắc phải sai lầm bị <br />
động tác thừa và tốn nhiều sức lực.<br />
* Giai đoạn sâu chi tiết:<br />
Ở giai đoạn này người học hiểu sâu hơn các qui luật hoàn thiện kĩ năng <br />
vận động, động tác được thực hiện chính xác hóa theo đặc điểm không gian và <br />
thời gian. Trong giai đoạn này định hình động lực được hình thành trên võ não. <br />
Song vẫn chưa đầy đủ và vững chắc sau vài lần lặp đi lặp lại động tác hiện <br />
tượng khuếch tán của các quá trình thần kinh giảm dần đi, hưng phấn chỉ tập <br />
trung vào những vùng nhất định. Hệ thống các cử động không phải thay đổi ở <br />
tất cả các giai đoạn những động tác đó được tiếp thu đúng thì sẽ được lặp lại <br />
đúng và dần dần tự động hóa, động tác phối hợp tốt hơn, các động tác thừa bị ức <br />
chế. Tùy theo mức độ nắm vững kĩ thuật mà tự động hóa chuyển kĩ năng thành <br />
kĩ xảo vận động nhanh hay chậm.<br />
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện động tác vẫn còn đòi hỏi sự kiểm tra của <br />
võ não và cơ quan thị giác.<br />
* Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật động tác:<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 6 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
Ở giai đoạn này định hình động lực trên võ não được xây dựng vững chắc, <br />
hệ thống chức năng của động tác đã có tính chất ổn định.<br />
Các cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, kĩ thuật <br />
động tác được thực hiện một cách tự động hóa đạt đến mức hoàn thiện. <br />
Không cần đến sự kiểm tra của vỏ não và cơ quan thị giác, động tác không <br />
bị rối loạn hoặc chuyển xấu khi các điều kiện khách quan thay đổi. Cuối giai <br />
đoạn này kĩ xảo vận động đạt đến mức vững và có tính biến dạng. Trong giai <br />
đoạn này công tác giảng dạy cần phải chú ý đến từng đặc điểm kĩ thuật để tiến <br />
hành lựa chọn các phương tiện, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giáo viên <br />
có thể sử dụng phương pháp tổng hợp hoặc phân đoạn để củng cố kĩ xão và <br />
phát triển tính biến dạng của nó, hoặc cấu tạo lại phần kĩ thuật cho tương ứng <br />
với sự phát triển các tố chất thể lực của người học nhằm nâng cao hiệu quả <br />
trong quá trình thi đấu.<br />
Trong chương trình ở bậc học trung học cơ sở chủ yếu học môn nhảy xa <br />
kiểu “Ngồi” và nhảy cao kiểu “Bước qua”. Nhưng trong phạm vi đề tài này tôi <br />
đưa ra: (Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học <br />
kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS).<br />
Dựa trên cơ sở phương pháp chung của việc dạy học môn Thể dục ở <br />
bậc trung học cơ sở, một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc <br />
trung học cơ sở, các kỳ bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học ở bậc <br />
trung học cơ sở tôi lần lượt thực hiện các giải pháp sau:<br />
2. Thực trạng:<br />
2.1/ Thuận lợi, khó khăn:<br />
* Thuận lợi: <br />
Khi tôi thực hiện SKKN này đã được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ <br />
và khuyến khích, động viên của nhà trường và đồng nghiệp.<br />
Bản thân đã có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhiều năm.<br />
* Khó khăn: <br />
Trước tiên là nguyên nhân từ phía học sinh còn xem nhẹ môn học Thể dục <br />
so với các môn văn hóa khác cho nên các em chưa chú trọng học tập cũng như <br />
rèn luyện, chưa có ý thức hăng say học môn học này, chưa chú trọng về thời gian <br />
cũng như dụng cụ học tập cho môn học .<br />
Về phía cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ cho các em tập luyện, <br />
dụng cụ thiết yếu như: Dụng cụ nhảy, nệm nhảy, hố nhảy, sân bãi luyện tập…<br />
Về phía giáo viên do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn <br />
nên hạn chế về các phương pháp dạy học mới của giáo viên, làm giảm hứng thú <br />
học tập của các em.<br />
Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì thời tiết củng ảnh hưởng rất lớn <br />
đến quá trình học tập và rèn luyện vì nhà trường chưa có nhà đa năng để học. <br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 7 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
Đặc thù thời tiết của địa phương là có hai mùa, mùa khô thì trời nắng gió, mùa <br />
mưa thì mưa lạnh. Bên cạnh đó nhiều gia đình các em, phụ huynh chưa thực sự <br />
coi trọng môn học Thể dục, nên chưa đầu tư về thời gian cũng như dụng cụ học <br />
tập và ít nhiều cũng tạo cho các em tính ỉ lại khi học môn học này.<br />
2.2/ Thành công, hạn chế.<br />
*Thành công: <br />
Sau khi tôi thực hiện các biện pháp và cách khắc phục những lỗi sai <br />
thường mắc phải của học sinh tôi thấy kết quả học nhảy cao kiểu “Bước qua” <br />
rất khả quan. Hầu như các em học sinh nắm được kiến thức cơ bản của những <br />
bài tập kỹ thuật nhảy cao kiếu “Bước qua”, chỉ còn một số em cá biệt là thực <br />
hiện kĩ thuật chưa được thành thạo, số em thực hiện tốt kỹ thuật chiếm phần <br />
lớn và kiểm tra phân môn số em học sinh tham gia thi đều đạt kết quả rất khả <br />
quan đa số được loại Đ.<br />
*Hạn chế: <br />
Khi thực hiện đề tài này, GV tốn nhiều thời gian, công sức.<br />
Một số học sinh cá biệt không hợp tác.<br />
Trong quá trình khắc phục những lỗi thường mắc phải của học sinh <br />
phần nào ảnh hưởng tới những học sinh có năng khiếu. <br />
2.3/ Mặt mạnh, mặt yếu: <br />
* Mặt mạnh:<br />
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Thể <br />
dục khối 8 nhiều năm, mặt khác tôi tự thấy mình là một GV nhiệt tình, năng nổ <br />
nên phần nào thuận lợi trong việc dạy môn Thể dục 8 nói chung và khắc phục <br />
những lỗi thường mắc phải của học sinh nói riêng trong quá trình dạy học. Sau <br />
khi những em học sinh được GV uốn nắn sửa chữa; các em thực hiện đúng kĩ <br />
thuật, yêu thích môn học.<br />
* Mặt yếu: <br />
Khi thực hiện đề tài này, nếu GV dành nhiều thời gian cho các em học <br />
sinh thường mắc lỗi trong kĩ thuật nhảy cao thì những em học sinh khác trong <br />
lớp sẽ thiệt thòi hơn.<br />
2.4/ Nguyên nhân:<br />
* Nguyên nhân của thành công:<br />
Có sự động viên, khuyến khích của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể <br />
trong nhà trường. <br />
Giáo viên nhiệt tình tận tụy, thương yêu học sinh như con của mình.<br />
Có giúp đỡ, động viên khuyến khích của những học sinh có kĩ thuật nhảy <br />
tốt đối với những em hay mắc lỗi trong kỹ thuật nhảy, sự tiến bộ của học sinh. <br />
* Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 8 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
Nguyên nhân từ phía học sinh là chưa coi trong môn học Thể dục và chưa <br />
hiểu rõ bản chất của môn học so với các môn văn hóa khác cho nên các em chưa <br />
chú trọng học tập củng như rèn luyện, chưa có ý thức hăng say học môn học <br />
này, chưa chú trọng về thời gian cũng như dụng cụ học tập cho môn học .<br />
Về cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ cho các em tập luyện, <br />
dụng cụ thiết yếu như: Dụng cụ nhảy, nệm nhảy, hố nhảy, sân bãi luyện tập…<br />
Về phía giáo viên do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn nên <br />
hạn chế về các phương pháp dạy học mới của giáo viên, làm giảm hứng thú học <br />
tập của các em.<br />
Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì thời tiết củng ảnh hưởng rất lớn <br />
đến quá trình học tập và rèn luyện vì nhà trường chưa có nhà đa năng để học. <br />
Đặc thù thời tiết của địa phương là có hai mùa, mùa khô thì trời nắng gió, mùa <br />
mưa thì mưa lạnh. Bên cạnh đó thì hoàn cảnh gia đình các em, phụ huynh chưa <br />
thực sự coi trọng môn học Thể dục, nên chưa đầu tư về thời gian cũng như <br />
dụng cụ học tập và ít nhiều cũng tạo cho các em tính ỉ lại khi học môn học này.<br />
2.5/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Từ trước tới nay giáo viên còn có thói quen dạy học theo sự bắt chước. <br />
Tức là giáo viên làm trước học sinh làm theo sau. Chính lối dạy này tạo cho học <br />
sinh có thói quen làm theo chứ chưa tự mình tìm ra cách học và không phát huy <br />
tính sửa sai của mình trong việc học. Tư tưởng đó là dễ mặc sai làm trọng học <br />
nhảy cao. Qua nhiều năm giảng dạy thể dục tại trường trung học cơ sở Lê Văn <br />
Tám tôi nhận thấy các em học sinh ở trường này khi học phân môn kĩ thuật nhảy <br />
cao kiểu “ Bước qua” còn mặc một số lỗi sai thường gặp. Điều này làm ảnh <br />
hưởng rất lớn đến thái độ học tập và kết quả học tập của các em.<br />
Sau đây tôi xin đưa ra một vài số liệu để các bạn tham khảo. Đây là số liệu năm <br />
học 20132014. <br />
Bảng kết quả đánh giá quá trình học tập phân môn nhảy cao trong năm học <br />
20132014 của khối lớp 8 ( Bảng kết quả năm học).<br />
<br />
TT Tổng Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ<br />
số<br />
K8 110 17 15.5% 25 22.7% 50 45.5% 18 16.3%<br />
em em em em em<br />
<br />
Nếu vẫn duy trì cách dạy và học như trên thì đa số học sinh sẽ tiếp thu bài <br />
một cách thụ động, không phát huy tính sửa sai trong việc kết hợp các động tác <br />
kỹ thuật. Cứ như vậy đến giờ học các em chỉ chờ giáo viên làm mẫu rồi học <br />
theo chứ không suy nghỉ phân tích động tác để hiểu ra chổ sai và chổ đúng khi <br />
thực hiên động tác.<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 9 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
Mặt khác khi áp dụng cách học như vậy thì học sinh sẽ không có hứng thú <br />
với việc học môn học, không có tính tự tìm cách học trong việc học tập. Điều đó <br />
ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập, thái độ học tập của các em và khả năng <br />
cảm nhận thành tích cao môn Thể dục cũng như trong cuộc sống.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm để giúp học sinh <br />
biết và nhảy đúng kỹ thuật, yêu thích và có thành tích cao trong môn học Thể <br />
dục. Để làm được điều đó giáo viên cần nhiệt tình, nhẫn nại trong từng tiết <br />
dạy. Kịp thời khuyến khích, động viên những em tiến bộ. <br />
Sự giúp đỡ của tập thể lớp cũng rất quan trọng. Chẳng hạn: khi các em thực <br />
hiện sai kỹ thuật ta có thể giao cho học sinh có kỹ thuật tốt hơn hướng dẫn. <br />
Qua đó các em nhận thấy mình được mọi người quan tâm và bản thân phải có <br />
trách nhiệm với mọi người từ đó ta có thể khơi dậy sự hăng say tập luyện của <br />
học sinh.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Qua việc tìn hiểu các nguyên nhân dẫn đến học sinh mắc phải những lỗi sai, <br />
tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp sau:<br />
GIẢ THUYẾT.<br />
3.2a Phương pháp thực hiện động tác.<br />
Kĩ thuật nhảy cao gồm 4 giai đoạn: <br />
* Giai đoạn chạy đà: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ giúp cho giậm nhảy thuận lợi và hiệu quả <br />
cao. Đối với học sinh THCS, cự ly chạy đà thường dài khoảng 5 đến 9 bước đà, <br />
mỗi bước đà tương ứng độ dài 5 đến 7 bàn chân hoặc 2 bước đi thường. Góc độ <br />
chạy đà chếch với xà khoảng 25 đến 40 độ. Nếu giậm nhảy bằng chân trái thì <br />
đứng phía bên phải xà và ngược lại theo chiều nhìn vào xà. Kĩ thuật giai đoạn <br />
chạy đà gồm có: Tư thế chuẩn bị trước khi chạy và kĩ thuật các bước chạy đà.<br />
Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: <br />
Có nhiều cách đứng chuẩn bị trước khi chạy đà, dưới đây giới thiệu cách phổ <br />
biến nhất với học sinh THCS, đó là: Đứng chân lăng phía trước, chạm đất bằng <br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 10 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
nữa trước bàn chân, mũi chân sát vạch xuất phát, hơi khuỵu gối, trọng tâm dồn <br />
nhiều về phía chân trước. Chân giậm nhảy phía sau khuyụ gối nhiều hơn, mũi <br />
chân chạm đất cách gót chân trước 15 đến 20 cm, thân ngả ra trước, hai tay <br />
buông tự nhiên, tập trung chú ý, mắt nhìn theo hướng chạy vào xà.<br />
Kĩ thuật chạy đà: Có hai phần. Phần thứ nhất gồm một số bước đà đầu, <br />
phần thứ hai gồm ba bước đà cuối trước khi giậm nhảy. Ở phần thứ nhất của <br />
chạy đà cần tăng dần độ dài bước chạy và tốc độ bằng cách tích cực đạp sau <br />
kết hợp nâng thân, sau đó duy trì tốc độ cho đến khi giậm nhảy. Một số bước <br />
chạy ban đầu bằng chân chạm đất bằng nữa trước bàn chân, riêng ba bước đà <br />
cuối đặt chân chạm đất bằng gót bàn chân. <br />
Ba bước đà cuối: <br />
+ Bước 1: Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn các bước trước và đặt gót <br />
chân chạm đất phía trước .<br />
+ Bước 2: Đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước 2. Đây là bước <br />
dài nhất trong 3 bước đà cuối. Khi chân chạm đất hơi miết bàn chân xuống đất – <br />
ra sau. Việc duy trì tốc độ đà đạt được lúc này rất quan trọng, vì vậy cần giữ <br />
thân cho thẳng, không được ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống.<br />
+ Bước 3: Chủ động đưa chân giậm nhảy và hông cùng bên vươn nhanh <br />
về trước để đặt gót bàn chân vào điểm giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy gần <br />
như thẳng, toàn bộ thân, hông, đùi và cẳng chân ngả chếch ra sau. Thân trên chủ <br />
động ngả ra sau, mà chủ yếu do đưa nhanh vùng hông và chân giậm nhảy về <br />
trước tạo nên. Hai tay hơi co, khuỷu tay hướng ra sau, nhưng không để hai <br />
khuỷu tay khép vào người, mà nâng cao gần ngang vai để sẵn sàng đánh tay hổ <br />
trợ với giậm nhảy. <br />
* Giai đoạn giậm nhảy:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bàn chân giậm nhảy ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng gót, sau đó nhanh <br />
chóng chuyển sang cả bàn, tiếp theo chùng gối để tạo thế co cơ khi giậm nhảy. <br />
Khi giậm nhảy cần dùng hết sức của chân đạp thật mạnh, thật nhanh xuống đất <br />
để bật người lên cao như sức bật của lò xo. Phối hợp với chân giậm nhảy khi <br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 11 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
đạp đất, chân lăng đá mạnh từ sau – ra trước – lên cao, hai tay đánh từ sau ra <br />
trước – lên cao hướng khuỷu tay sang hai bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang <br />
vai để tạo một lực nâng cơ thể lên cao. Động tác giậm nhảy tuy rất mạnh và <br />
nhanh, nên phải phối hợp hết sức chính xác, ăn nhịp giữa chạy đà với giậm nhảy <br />
góc độ hợp lý mới đạt thành tích cao. Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất <br />
trong các giai đoạn kĩ thuật nhảy cao.<br />
* Giai đoạn trên không ( qua xà ):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn trên không bắt đầu khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất, người <br />
đang bay lên cao, chân đá lăng duỗi phía trước, chân giậm nhảy duỗi chếch <br />
xuống phía sau. Khi bay đến điểm cao nhất, thì gập thân, tay cùng bên với chân <br />
lăng duỗi về trước phối hợp với hất chân lăng theo một vòng cung qua xà. Cùng <br />
với lúc chân lăng qua xà nhanh chóng co chân giậm nhảy, sau đó đá mạnh lên cao <br />
– ra trước, tiếp theo hơi xoay người về phía xà hất mạnh chân giậm nhảy và <br />
mông cùng bên đi theo một vòng cung qua xà. Hai tay phối hợp tự nhiên nhưng <br />
hướng đi cao hơn tầm xà để không đập tay vào xà.<br />
* Giai đoạn tiếp đất:<br />
Sau khi qua xà, chân đá lăng chủ động tiếp đất trước bằng nữa trước bàn <br />
chân hay cả bàn, sau đó đến giậm nhảy tiếp đất, cả hai chân cùng chùng gối để <br />
giảm chấn động, khi nhảy ở mức xà cao, có thể tiếp đất bằng hai chân cùng một <br />
lúc.<br />
3.2b Những lỗi sai thường mắc và phương pháp sửa chữa:<br />
a. Chạy đà: Chạy đà tăng tốc độ chậm, nhịp độ không tốt, động tác chạy đà <br />
không tự nhiên, không chính xác, không điều chỉnh được các bước cuối nên giậm <br />
nhảy không thực hiện được bình thường.<br />
Phương pháp sửa chữa. <br />
+ Tập chạy tăng tốc và chạy đà lặp lại nhiều lần.<br />
+ Cải tiến và tập thành thạo kỹ thuật chạy đà, kiểm tra và điều chỉnh vị trí <br />
đặt chân giậm, chạy đà theo mốc đánh dấu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 12 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
b. Giậm nhảy: Chạy đà với giậm nhảy không liên tục, khi giậm nhảy không <br />
duỗi hông thành tư thế ngồi tụt sau, chân lăng không cao nên không đưa cơ thể <br />
lên cao được, khi giậm nhảy cơ thể lao ra trước qua xà đổ người.<br />
Phương pháp sửa chữa. <br />
Tập bắt chước động tác đặt chân giậm nhảy để cũng cố kĩ thuật, tập lặp <br />
lại kĩ thuật chạy đà giậm nhảy, tăng cường tập luyện tính mềm dẻo khớp hông, <br />
gối, cổ chân.<br />
c. Trên không và tiếp đất: Động tác hai chân không chính xác, không nhịp nhàng, <br />
phần mông chạm xà.<br />
Phương pháp sửa chữa.<br />
Phát triển tính mềm dẻo linh hoạt của khớp hông, gối, cổ chân, tập luyện <br />
đúng và thành thạo động tác hai chân trên xà, phát triển sức mạnh của chân, <br />
lưng, lườn.<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Căn cứ kế hoạch năm học 2014 2015 của nhà trường.<br />
Căn cứ điều kiện thực tế tình hình học môn Thể dục của lớp, của cả <br />
khối, tình hình của nhà trường .<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, lô gic với <br />
nhau và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt. <br />
Bên cạnh đó, các giải pháp, biện pháp trên cần được sự quan tâm giúp đỡ <br />
của Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cũng như các bậc cha mẹ <br />
học sinh. Nhất là tinh thần trách nhiệm của người giáo viên mới đạt được kết <br />
quả như mong muốn.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Những giải pháp mà tôi nêu trên đã được bản thân tôi áp dụng trong quá <br />
trình dạy học nhiều năm, cụ thể năm học 20132014. Tại trường trung học cơ sở <br />
Lê Văn Tám xã Bình Hòa Huyện KRông Ana Tỉnh Đăk Lăk <br />
a. Qua quá trình khảo sát sư phạm.<br />
Tôi đã lập bảng thống kê để ghi chép lại số lượng các diễn biến lỗi sai thường <br />
mắc, thực tế khảo sát tôi đã thu được bảng sau:<br />
<br />
Bảng 1: Kết quả kiểm tra khảo sát 35 học sinh lớp 8<br />
<br />
Số<br />
STT Nội dung lỗi sai Tỉ lệ %<br />
học sinh<br />
1 Chạy đà. 25 71,4<br />
2 Giậm nhảy. 30 85,7<br />
3 Trên không. 35 100<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 13 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
4 Tiếp đất. 21 60<br />
<br />
Qua bảng 1 tôi đã nhận thấy tỉ lệ học sinh mắc phải lỗi sai chủ yếu <br />
1,2,3,4. Đặc biệt là 3, vì vậy khi dạy kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”, giáo <br />
viên cần chú ý các nội dung này để sửa chữa lỗi sai và rèn luyện kĩ năng cho <br />
học sinh.<br />
b. Xác định những lỗi sai thường mắc phải bằng phương pháp phỏng vấn:<br />
Trên cơ sở nghiên cứu tìm tòi những tài liệu liên quan và kinh nghiệm thu <br />
được qua quá trình quan sát sư phạm. Nhằm khẳng định thêm căn cứ xác định rõ <br />
mức chính xác của những lỗi sai thường mắc trong khi học kĩ thuật nhảy cao <br />
kiểu “Bước qua”. Tôi đã liệt kê những lỗi sai đó vào phiếu phỏng vấn nhằm lấy <br />
ý kiến trả lời đánh giá mức độ sai phạm của học sinh. Thông qua ý kiến trả lời <br />
của các giáo viên bộ môn thể dục đã trải qua thực tiển giảng dạy môn nhảy cao <br />
kiểu “Bước qua”. Kết quả:<br />
Bảng 2 :Kết quả đánh giá mức độ lỗi sai của học sinh bằng phương pháp <br />
phỏng vấn giáo viên có kinh nghiệm (10 phiếu)<br />
<br />
SỐ PHIẾU<br />
TT Những lỗi sai thường mắc Không <br />
Đồng ý Tỉ lệ % Tỉ lệ %<br />
đồng ý<br />
1 Chạy đà. 7 70 3 30<br />
2 Giậm nhảy. 8 80 2 20<br />
3 Trên không. 9 90 1 10<br />
4 Tiếp đất. 6 60 4 40<br />
<br />
Từ bảng 2 kết quả của phương pháp phỏng vấn trên, chúng ta nhận thấy <br />
rằng các lỗi sai 1,2,3,4. Vẫn chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là 3 tương ứng với <br />
phương pháp quan sát sư phạm.<br />
Như vậy, kết quả thu được của phương pháp phỏng vấn, tôi nhận thấy các lỗi <br />
sai 1,2,3,4 đúng là lỗi sai mà học sinh thường hay mắc phải trong quá trình học <br />
nhảy cao kiểu “Bước qua”. <br />
Nhằm khẳng định chính xác các lỗi sai mà học sinh thường mắc phải trong quá <br />
trình học nhảy cao kiểu “Bước qua”. Tôi đã tổng hợp so sánh kết quả của hai <br />
lần quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn như sau: <br />
<br />
Bảng 3 : Tổng hợp kết quả hai phương pháp khảo sát và phỏng vấn:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 14 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
Tên lỗi sai <br />
1 2 3 4<br />
Phương pháp thực hiện<br />
<br />
Quan sát sư phạm ( % ) 71,4 85,7 100 60<br />
<br />
<br />
Phỏng vấn ( % ) 70 80 90 60<br />
<br />
<br />
Qua bảng 3. Tôi đã thấy kết quả thực tế của những phương pháp phù hợp với <br />
nhau, các lỗi sai 1,2,3,4 vẫn chiếm tỉ lệ cao.<br />
Tôi xem đây là những lỗi sai thường là học sinh mắc phải trong khi học kĩ thuật <br />
nhảy cao kiểu “Bước qua”.<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Đây là kết qua sau khi áp dụng những phương pháp sửa chữa nhưng lỗi sai <br />
trong khi học kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” ở một lớp 8 với 35 học sinh, <br />
trường trung học cơ sở Lê Văn Tám trong năm học 20142015. <br />
<br />
Số Số Số HS Tỉ lệ<br />
Nội dung sai lầm<br />
TT HS sai đúng (%)<br />
1 Chạy đà. 5 30 85,7<br />
2 Giậm nhảy. 7 28 80,0<br />
3 Trên không. 7 28 80,0<br />
4 Tiếp đất. 1 34 97,1<br />
<br />
Kết quả học tập môn nhảy cao toàn khối 8 trong năm học 20142015 như sau:<br />
<br />
TT Tổng số Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ<br />
K8 100 em 27em 27% 32em 32% 36 36% 05 5%<br />
em em<br />
<br />
Sau khi tôi thực hiện các biện pháp nêu trên và cách khắc phục những lỗi <br />
thường mắc phải của học sinh tôi thấy kết quả học nhảy cao kiểu “Bước qua” <br />
rất khả quan. Hầu như các em học sinh nắm được kiến thức cơ bản của những <br />
bài tập kỹ thuật nhảy cao kiếu “Bước qua”, chỉ còn một số em cá biệt là thực <br />
hiện kĩ thuật chưa được thành thạo, số em thực hiện tốt kỹ thuật chiếm phần <br />
<br />
GV: Nguyễn Xuân Phong Trường THCS lê Văn Tám 15 <br />
SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc <br />
học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.<br />
lớn và kiểm tra phân môn số em học sinh tham gia thi đều đạt kết quả khá giỏi <br />
rất khả quan đa số từ trung bình trở lên. Kết quả của học môn nhảy cao trước <br />
và sau khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm như sau:<br />
<br />
Bảng so sánh kết quả trước khi áp dụng sáng kến với kết quả sau khi áp <br />
dụng sáng kiến như sau:<br />
TT Giỏi Khá TB Yếu<br />
Trước khi áp dụng 15,5% 22,7% 45,5% 16,3%<br />
SK<br />
Sau khi áp dụng SK 27% 32% 36% 5%<br />
<br />
Bảng so sánh kết quả sáng kiến với chuẩn quốc gia.<br />
<br />
TT Giỏi Khá TB Yếu kem<br />
́<br />
Kết quả SK 27% 32% 36% 5%<br />
Yêu cầu chuẩn > 5% 30% Còn lại