MỤC LỤC<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1. Tên sáng kiến: <br />
<br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN CHO HỌC SINH KHI <br />
GIẢI BÀI TOÁN TÌM GIAO ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT <br />
PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN”.<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy môn <br />
Toán nội dung Hình học không gian lớp 11cho đối tượng học sinh lớp 11.<br />
<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 10 năm 2015 đến ngày 25 <br />
tháng 04 năm 2015.<br />
<br />
4. Tác giả: <br />
<br />
Họ và tên : Lê Thị Hà.<br />
Năm sinh: 1985<br />
Nơi thường trú: Thôn Ba TrungYên MinhÝ Yên Nam Định.<br />
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ <br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
Điện thoại: 0979.054.196<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.<br />
<br />
5. Đồng tác giả: Không có.<br />
<br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
Địa chỉ: Xã Yên Lợi Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 03503. 963. 939<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến. <br />
Nội dung hình học không gian thường xoay quanh ba đối tượng điểm, <br />
đường thẳng, mặt phẳng. Mở đầu nội dung hình học không gian chương II <br />
trong sách giáo khoa hình học lớp 11 ban cơ bản đã trình bày “Đại cương về <br />
đường thẳng và mặt phẳng”. Mặt khác hầu hết các bài toán hình học không <br />
gian đều liên quan đến hai đối tượng này. Do vậy nếu học sinh thành thạo giải <br />
bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian thì sẽ <br />
góp phần giải quyết được rất nhiều bài toán hình học không gian khác như: bài <br />
toán tìm giao tuyến, bài toán tìm thiết diện, bài toán liên quan đến khoảng <br />
khoảng cách, bài toán phân chia và lắp ghép khối đa diện,… Như vậy nội dung <br />
của bài toán là một trong những nội dung cơ sở, nội dung mở đầu của hình học <br />
không gian, nên nó đóng vai trò quan trọng trong hình học không gian. Nếu học <br />
sinh không thành thạo bài toán này sẽ dẫn đến sự lúng túng khi học các nội <br />
dung tiếp theo (chẳng hạn như không vẽ được hình, không xác định được giao <br />
tuyến, thiết diện,..).<br />
Bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng không phải là bài <br />
toán khó trong mảng hình học không gian, nhưng không phải học sinh nào cũng <br />
thành thạo bài toán này. Trong quá trình dạy học và quan sát học sinh giải bài <br />
toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng tác giả thấy các em còn mắc <br />
phải một số khó khăn như: khả năng tưởng tượng hình không gian chưa tốt, <br />
chưa có con đường rõ ràng để chỉ ra mặt phẳng phụ chứa đường thẳng và cắt <br />
mặt phẳng theo giao tuyến nào đó, chưa biết cách quan sát và kiểm tra một <br />
đường thẳng có thuộc một mặt phẳng hay không … Bên cạnh đó các em còn có <br />
tâm lí tránh né các câu hình trong các bài kiểm tra cũng như trong các đề thi tập <br />
trung. Nguyên nhân của thực trạng này là do các em không có kiến thức nền <br />
tảng vững chắc về hình học không gian, chưa có phương pháp tư duy phù hợp, <br />
khả năng tư duy trừu tượng và tưởng tượng hình không gian của các em chưa <br />
tốt,… Thêm vào đó là còn một số giáo viên có quan niệm chỉ tập trung dạy phần <br />
Đại số và giải tích mà coi nhẹ phần Hình học. Với lí do phần Đại số và giải <br />
tích chiếm nhiều điểm hơn phần Hình học trong các đề thi, và cho rằng học <br />
sinh khó lấy điểm nội dung Hình học hơn là nội dung Đại số và giải tích, dẫn <br />
đến việc các em ít được rèn luyện nội dung này.<br />
Từ điều kiện hoàn cảnh như vậy tác giả đã nảy sinh sáng kiến: “Một số <br />
giải pháp khắc phục khó khăn cho học sinh khi giải bài toán tìm giao điểm của <br />
đường thẳng và mặt phẳng trong không gian”. Với mong muốn giúp các em <br />
<br />
<br />
<br />
3Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
giảm bớt khó khăn khi bắt đầu làm quen với nội dung hình học không gian. Tác <br />
giả hy vọng rằng sáng siến kinh nghiệm của bản thân sẽ góp một phần nhỏ để <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán cho nhà trường nói riêng và cho các <br />
em học sinh nói chung. Từ đó góp phần nhỏ bé của mình nâng cao chất lượng <br />
giáo dục toàn diện của trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng của tỉnh Nam <br />
Định nói chung .<br />
<br />
<br />
II. Mô tả giải pháp.<br />
1. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến.<br />
Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và <br />
mặt phẳng các giáo viên thường hướng dẫn học sinh làm theo hai cách:<br />
Cách 1: Tìm trong một đường thẳng cắt tại I. Khi đó điểm I chính là <br />
giao điểm của và .<br />
<br />
Cách 2: Tìm một mặt phẳng phụ chứa và cắt theo giao tuyến .Sau đó tìm <br />
giao điểm I của và . Điểm I chính là giao điểm của và .<br />
<br />
Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc nêu phương pháp giải thì việc <br />
nhận xét,dự đoán các khó khăn, những sai sót mà học sinh trong quy trình giải <br />
toán là việc rất cần thiết.<br />
Bản thân tác giả cũng hướng dẫn học sinh giải bài toán này theo hai cách <br />
trên, đồng thời tiến hành quan sát trong quá trình giải toán của học sinh và rút ra <br />
những nhận xét sau: <br />
Ưu điểm của giải pháp này là: Học sinh dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Cả hai <br />
cách đều quy về tìm giao điểm của hai đường thẳng trong cùng một mặt phẳng, <br />
điều này rất quen thuộc khi các em học trong hình học phẳng.<br />
<br />
Nhược điểm của giải pháp này là: <br />
<br />
Trong cách 1: Học sinh gặp khó khăn khi tìm và phát hiện ra đường <br />
thẳng , đôi khi còn ngộ nhận ( tức là học sinh chỉ ra một đường thẳng cắt <br />
nhưng thực tế không cắt ).<br />
<br />
Trong cách 2: Học sinh gặp khó khăn khi tìm và phát hiện ra mặt phẳng .<br />
<br />
Như vậy hướng dẫn học sinh khắc phục một số khó khăn khi giải bài <br />
toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng là rất cần thiết. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:<br />
<br />
2.1. Nêu vấn đề cần giải quyết: <br />
Trong báo cáo sáng kiến, tác giả xin trình bày giải pháp để khắc phục một số <br />
khó khăn thường gặp của học khi giải bài toán tìm giao điểm của đường thẳng <br />
và mặt phẳng.<br />
2.2. Chỉ ra tính mới: <br />
Báo cáo chỉ rõ và hướng dẫn cho học sinh cách khắc phục một số khó khăn <br />
thường gặp khi giải bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng đó <br />
là:<br />
Học sinh hiểu và tìm được đường thẳng , tránh ngộ nhận trong cách 1.<br />
Học sinh hiểu và tìm được mặt phẳng () trong cách 2.<br />
2.3. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: <br />
Trong giải pháp cũ học sinh không được chỉ ra khó khăn và cách khắc phục <br />
khó khăn trong quá trình giải toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt <br />
phẳng. Còn trong báo cáo này tác giả đưa ra việc chú trọng làm rõ và hướng dẫn <br />
học sinh giải quyết một số khó khăn trong quy trình giải toán tìm giao điểm của <br />
đường thẳng và mặt phẳng, góp phần giúp các em tự tin trong quá trình giải <br />
toán hình học không gian.<br />
2.4. Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp một cách cụ <br />
thể, rõ ràng, cũng như các điều kiện cụ thể để áp dụng giải pháp.<br />
<br />
2.4.1: Chuẩn bị các kiến thức liên quan.<br />
<br />
*Một số tính chất thừa nhận:<br />
<br />
Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.<br />
<br />
Tính chất 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm phân biệt <br />
không thẳng hàng.<br />
<br />
Tính chất 3: Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt cùng thuộc một <br />
mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng.<br />
<br />
Tính chất 4: Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn có một <br />
điểm chung khác nữa.<br />
<br />
Từ đó suy ra: Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một <br />
đường thẳng chung đi qua điểm chung đó. Đường thẳng chung đó gọi là giao <br />
<br />
<br />
<br />
5Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
tuyến của hai mặt phẳng. Mọi điểm chung của hai mặt phẳng đều nằm trên <br />
giao tuyến của hai mặt phẳng.<br />
<br />
*Một số cách xác định một mặt phẳng:<br />
<br />
Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua ba điểm không <br />
thẳng hàng.<br />
<br />
Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một điểm và chứa <br />
một đường thẳng không đi qua điểm đó.<br />
<br />
Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt <br />
nhau.<br />
<br />
Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng <br />
song song.<br />
<br />
*Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian:<br />
<br />
Cho hai đường thẳng và trong không gian. Khi đó có thể xảy ra một trong hai <br />
trường hợp:<br />
Trường hợp 1: Có một mặt phẳng chứa và . <br />
<br />
Ta nói và đồng phẳng, và có ba khả năng xảy ra: và cắt nhau, và song <br />
<br />
song, trùng với .<br />
Trường hợp 2: Không có một mặt phẳng nào chứa và .Ta nói và chéo <br />
<br />
nhau.<br />
<br />
*Một số các định lí và hệ quả: <br />
<br />
Định lí 1: Trong không gian, qua một điểm không nằm trên đường thẳng cho <br />
trước, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.<br />
<br />
Định lí 2 ( về giao tuyến của ba mặt phẳng): Nếu ba mặt phẳng phân biệt đôi <br />
một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy <br />
hoặc đôi một song song với nhau.<br />
<br />
Hệ quả: Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song <br />
song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó <br />
hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.<br />
<br />
<br />
6Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Định lí 3: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba <br />
thì song song với nhau.<br />
<br />
Định lí 4: Nếu đường thẳng không nằm trong mặt phẳng và song song với <br />
<br />
đường thẳng nằm trong thì song song với . <br />
<br />
Định lí 5: Cho đường thẳng song song với mặt phẳng .Nếu mặt phẳng chứa <br />
<br />
và cắt theo giao tuyến thì song song với . <br />
<br />
<br />
Hệ quả: Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì <br />
giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.<br />
<br />
Định lí 6: Nếu mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau , và , cùng song song <br />
với mặt phẳng thì song song với . <br />
<br />
Định lí 7: Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt này thì <br />
cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau.<br />
<br />
2.4.2. Nêu, phân tích và giải pháp khắc phục một số khó khăn mà học sinh <br />
thường gặp khi giải toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng <br />
trong không gian.<br />
<br />
a) Khó khăn thứ nhất: Học sinh lúng túng không biết với bài toán cụ thể thì <br />
nên dùng theo cách 1 hay cách 2.<br />
Sở dĩ các em gặp khó khăn này là do các em chưa phân biệt được khi nào <br />
thì nên làm theo cách 1 và khi nào thì nên làm theo cách 2. Để khắc phục khó <br />
khăn này giáo viên có thể gợi ý cho các em: Hãy quan sát trong mặt phẳng , nếu <br />
có ngay đường thẳng thì ta dùng cách 1 còn nếu không có thì ta chuyển sang <br />
cách 2. Ở đây lại đặt ra vấn đề là hướng dẫn các em nên quan sát như thế nào <br />
để tránh ngộ nhận hình? Vì thực tế có nhiều học sinh chỉ ra đường thẳng chưa <br />
đúng?<br />
Tác giả xin nêu ra giải pháp cho khó khăn này như sau: <br />
Thứ nhất : Giáo viên cần nhấn mạnh hai đặc điểm của đường thẳng d’ là : d’ <br />
nằm trong mặt phẳng và cắt . <br />
Thứ hai : Nếu một đường thẳng có hai điểm nằm trên một mặt phẳng thì <br />
đường thẳng nằm trong mặt phẳng. Từ đó HS chỉ cần nối hai điểm sẵn có hoặc <br />
những điểm đặc biêt như trung điểm của đoạn thẳng ,… trong mặt phẳng thì <br />
sẽ có được một số đường thẳng nằm trong mặt phẳng . <br />
<br />
<br />
<br />
7Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Thứ ba : và cắt nhau tức là hai đường thẳng này phải cùng nằm trên một mặt <br />
phẳng. <br />
VD1 : Cho tứ diện ABCD,gọi M,N lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh <br />
AB,AC của tứ diện sao cho MN không song song với BC. Tìm giao điểm của <br />
đường thẳng MN với mặt phẳng (BCD)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích bài toán: Trong mặt phẳng (BCD) sẵn có các điểm B,C,D. Nối hai <br />
điểm trong ba điểm này ta có một số đường thẳng sẵn có trong mặt phẳng <br />
(BCD) là: BC,BD,CD. Trong ba đường thẳng này chỉ có BC thuộc cùng mặt <br />
phẳng (ABC) với MN, mặt khác theo giả thiết BC và MN không song song với <br />
nhau nên BC cắt MN. Vậy BC chính là đường thẳng .<br />
Lời giải:<br />
Trong (ABC) có: MN không song song với BC nên ta gọi MN cắt BC tại I<br />
<br />
<br />
VD2: Cho tứ diện ABCD, gọi K là trung điểm của AD, G là trọng tâm của tam <br />
giác ABC. Tìm giao điểm của GK và mặt phẳng (BCD).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Phân tích bài toán: <br />
Trong mặt phẳng (BCD) sẵn có các điểm B, C, D. Nối hai điểm trong ba điểm <br />
này ta có một số đường thẳng sẵn có trong mặt phẳng (BCD) là: BC, BD, CD. <br />
Trong ba đường thẳng này không có đường thẳng nào đồng phẳng với GK. <br />
Nhưng theo giả thiết G là trọng tâm của tam giác ABC nên chúng ta có thể nghĩ <br />
đến điểm đặc biệt ở đây là trung điểm M của BC. Nối M với D ta có thêm <br />
đường thẳng MD của mặt phẳng (BCD). Nhận thấy MD và GK cùng thuộc mặt <br />
phẳng (AMD) và do đó GK và MD cắt nhau. Vậy MD chính là đường thẳng <br />
Lời giải: Gọi M là trung điểm của BC.Trong (AMD) có : nên ta gọi MD cắt <br />
GK tại I <br />
*Khó khăn thứ hai là: Khi học sinh đã xác định làm theo cách 2 thì học sinh lại <br />
gặp khó khăn khi đi tìm mặt phẳng , các em cũng thường mắc phải lỗi ngộ <br />
nhận hình vẽ.<br />
Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại một số cách xác <br />
định mặt phẳng:<br />
Hai đường thẳng song song hoặc cắt nhau xác định một mặt phẳng.<br />
Ba điểm phân biệt không thẳng hàng xác định một mặt phẳng.<br />
Một điểm và một đường thẳng không đi qua nó xác định một mặt phẳng.<br />
Từ đó có thể hướng dẫn học sinh tìm mặt phẳng bằng một trong các cách sau:<br />
Cách 1: Chúng ta quan sát xem có thể cắt hoặc song song với những đường <br />
thẳng nào thì mặt phẳng chứa và có thể là mặt phẳng . <br />
Cách 2: Tìm những cặp đường thẳng và cắt nhau hoặc song song lần lượt <br />
chứa hai điểm của đường thẳng d. Khi đó mặt phẳng có thể là mặt phẳng chứa <br />
và .<br />
Cách 3: Chúng ta chú ý đến hai điểm nằm trên chẳng hạn hai điểm A và B. Sau <br />
đó quan sát tiếp một trong hai điểm đó có nằm trên đường thẳng nào đó không <br />
(Ví dụ A thuộc ). Khi đó mặt phẳng có thể là mặt phẳng chứa và B.<br />
VD3: Cho tứ diện ABCD, gọi K là trung điểm của AD, G là trọng tâm của tam <br />
giác ABC. Tìm giao điểm của GK và mặt phẳng (BCD).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Phân tích và hướng dẫn học sinh tìm lời giải: <br />
Trước hết chúng ta cần quan tâm xem GK có thể nằm trên mặt phẳng nào? <br />
Cách 1: Quan sát GK có thể song song hoặc cắt những đường thẳng nào?<br />
Dễ thấy GK có thể cắt các đường thẳng như: AD, BN,AM,CP. <br />
Nếu ta kết hợp GK với AM hoặc AD thì ta có được mp (AMD) chứa GK và <br />
cắt (BCD) theo giao tuyến DM. Từ đó giao điểm của MD với GK chính là giao <br />
điểm của đường thẳng GK với (BCD).<br />
Nếu ta kết hợp GK với CP thì ta mặt phẳng (CPK) chứa GK chứa PK//BD nên <br />
cắt (BCD) theo giao tuyến đi qua C và song song với BD. cắt GK tại I thì I là <br />
giao điểm của GK với mp(BCD).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nếu ta kết hợp GK với BN thì ta được mặt phẳng (BNK) chứa GK, chứa <br />
NK//CD nên cắt (BCD) theo giao tuyến đi qua B và song song với CD. cắt GK <br />
<br />
tại I thì I là giao điểm của GK với mp(BCD).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Cách 2: Dựa vào hai đường thẳng song song hoặc cắt nhau lần lượt chứa hai <br />
điểm của đường thẳng GK để xác định mặt phẳng .<br />
Phân tích và tìm lời giải:<br />
Ta có K là trung điểm của AD như vậy K thuộc đường thẳng AD, G là trọng <br />
tâm của tam giác ABC nên G có thể thuộc các đường trung tuyến AM,BN,CP <br />
của tam giác ABC. Nhưng trong ba đường AM,BN,CP thì chỉ có đường thẳng <br />
AM là cắt đường thẳng AD do đó chúng xác định một mặt phẳng đó là mặt <br />
phẳng (AMD), hai đường thẳng còn lại thì không đồng phẳng với đường thẳng <br />
AK. Vậy GK nằm trên mặt phẳng (AMD). Mặt phẳng (AMD) chứa đường <br />
thẳng DM của mặt phẳng (BCD). Tiếp theo chúng ta xét xem hai đường thẳng <br />
GK và DM có thể cắt nhau được không? Do tỉ số nên DM cắt GK tại I. Vậy I <br />
chính là giao điểm của GK với (BCD)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lời giải: Gọi M là trung điểm của BC. Xét tam giác AMD có: <br />
<br />
Suy ra GK không song song với DM. <br />
Gọi <br />
<br />
Cách 3: Ta có K là trung điểm của AD như vậy K thuộc đường thẳng AD, G là <br />
trọng tâm của tam giác ABC nên A, G, D không thẳng hàng do đó xác định mặt <br />
phẳng (AGD) hay (AMD) chứa GK và cắt (BCD) theo giao tuyến MD. Từ đó <br />
giao điểm I của GK và MD chính là giao điểm của GK với (BCD).<br />
Tương tự như vậy chúng ta có thể chỉ thêm các mặt phẳng (CPK), (BNK) chứa <br />
GK và cắt (BCD) theo những giao tuyến đã chỉ ra trong cách 1. Từ đó dễ dàng <br />
xác định được giao điểm của đường thẳng GK và mặt phẳng (BCD).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
VD4: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Tìm giao điểm của AC’ với mặt phẳng <br />
(BDD’B’).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích:<br />
Cách 1: Tìm trong mặt phẳng (BDD’B’) một đường thẳng cắt đường thẳng <br />
AC’.<br />
Thật vậy: Trong mặt phẳng (BDD’B’) có BD’ cùng thuộc mặt phẳng <br />
(ABC’D’) với đường thẳng AC’. Nên giao điểm I của AC và đường thẳng BD’ <br />
chính là giao điểm của AC với (BDD’B’).<br />
Lời giải:<br />
Trong mặt phẳng (ABC’D’) gọi <br />
<br />
<br />
Cách 2:<br />
Phân tích: Hai điểm A, C’ của đường thẳng AC’ lần lượt nằm trên hai đường <br />
thẳng song song AC và A’C’. Do đó AC’ nằm trong mặt phẳng (ACC’A’). Mặt <br />
phẳng này cắt nhau theo giao tuyến OO’. Với O, O’ lần lượt là giao điểm của <br />
AC với BD và A’C’ với B’D’. Vậy giao điểm I của AC’ với OO’ chính là giao <br />
điểm của AC’ và mặt phẳng (BDD’B’).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Lời giải: <br />
Gọi <br />
gọi<br />
<br />
*Chú ý: Nếu chúng ta quan sát không có sẵn đường thẳng thỏa mãn thì chúng <br />
ta cũng có thể tạo ra bằng cách kéo dài các đường thẳng của mặt phẳng hoặc <br />
kẻ thêm đường thẳng song song nằm trong mặt phẳng .<br />
VD5: Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành ABCD. Gọi M,N,P lần lượt <br />
là trung điểm của AB,AD,SC. Tìm giao điểm của mặt phẳng (MNP) với các <br />
cạnh của hình chóp.<br />
<br />
Phân tích và hướng học sinh tìm lời giải: Tìm giao điểm của đường thẳng SB <br />
và mp(MNP):<br />
<br />
Cách 1: Kéo dài đường thẳng MN của mặt phẳng (MNP). MN nằm trên mặt <br />
phẳng (ABCD), MN không song song với BC và CD nên MN cắt BC, CD lần <br />
lượt tại hai điểm J, I. Nối PJ, PI ta có thêm hai đường thẳng của mặt phẳng <br />
(MNP). Đường thẳng PJ và SB cùng thuộc mp(SBC) và cắt nhau tại F. Khi đó F <br />
là giao điểm của SB và (MNP). Tương tự ta cũng tìm được giao điểm E của <br />
(MNP) và SD.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Lời giải: Trong mặt phẳng (ABCD) gọi <br />
<br />
Trong mặt phẳng (SBC) gọi <br />
<br />
Tương tự ta có IP cắt SD tại I. Điểm I chính là giao điểm của mặt phẳng <br />
(MNP) với SD. Các cạnh SC, AB, AD lần lượt cắt (MNP) tại các điểm P, M, N. <br />
Các cạnh BC, CD, SA của hình chóp không cắt mặt phẳng (MNP).<br />
<br />
Cách 2 (Sử dụng định lí giao tuyến của ba mặt phẳng): <br />
Giả sử SB cắt mặt phẳng (MNP) tại F. Khi đó PF chính là giao tuyến của mặt <br />
phẳng (MNP) với mặt phẳng (SBC). Xét ba mặt phẳng (MNP), mặt phẳng <br />
(SBC), mặt phẳng (ABCD) cắt nhau theo ba giao tuyến là BC, MN, FP. Mà MN <br />
và BC không song song nên chúng cắt nhau tại J. Do đó PF cũng đi qua J. Vậy F <br />
chính là giao điểm của PJ với SB. Hoàn toàn tương tự ta cũng có giao điểm E <br />
của PI với SD chính là giao điểm của SD với mặt phẳng (MNP).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lời giải: Gọi E, F lần lượt là giao điểm của SD,SB với mặt phẳng (MNP).<br />
Xét ba mặt phẳng (MNP), mặt phẳng (SBC), mặt phẳng (ABCD) có:<br />
<br />
Hoàn toàn tương tự ta cũng có giao điểm E của đường thẳng SD với mặt phẳng <br />
(MNP).<br />
VD5: Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N,P lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh <br />
CB, DB, DA sao cho NP song song với AB. Tìm giao điểm của mặt phẳng <br />
(MNP) với đường thẳng AC.<br />
<br />
Phân tích:<br />
<br />
<br />
14Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Cách 1: <br />
Trong mặt phẳng (ABC) kẻ MQ//AB, điểm Q thuộc đoạn AC. Có AB//NP nên <br />
NP//MQ. Do đó M,N,P,Q đồng phẳng hay Q thuộc mặt phẳng (MNP). Vậy Q <br />
chính là giao điểm của AC với (MNP).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lời giải:<br />
Trong mặt phẳng (ABC) kẻ MQ//AB,Q thuộc đoạn AC<br />
Lại có: <br />
M,N,P,Q đồng phẳng <br />
<br />
<br />
Cách 2: (Sử dụng hệ quả định lí giao tuyến của ba mặt phẳng):<br />
Giả sử AC cắt (MNP) tại điểm Q. Khi đó MQ chính là giao tuyến của mặt <br />
phẳng (MNP) và (ABC) . Xét hai mặt phẳng (MNP), mặt phẳng (ABC) lần lượt <br />
chứa hai đường thẳng NP và AB song song với nhau, do đó giao tuyến MQ song <br />
song hoặc trùng với AB. Mặt khác MQ không trùng với AB nên MQ song song <br />
với AB. Vậy trong mặt phẳng (ABC) qua M kẻ đường thẳng song song với AB <br />
cắt AC tại Q. Khi đó Q chính là giao điểm của (MNP) với AC.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Lời giải:<br />
Gọi <br />
Xét ba mặt phẳng (MNP), (ABD),(ABC) có:<br />
<br />
Qua M kẻ đường thẳng d song song với AB cắt AC tại Q.<br />
<br />
BÀI TẬP HỌC SINH TỰ HỌC.<br />
Bài 1: Cho tứ diện ABCD và điểm M thuộc miền trong của tam giác ACD. Gọi <br />
I và J tương ứng là hai điểm trên cạnh BC và BD sao cho IJ không song song với <br />
CD.<br />
a) Hãy xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (IJM) và (ACD).<br />
b) Lấy N là điểm thuộc miền trong của tam giác ABD sao cho JN cắt đoạn <br />
AB tại L. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNJ) và (ABC).<br />
Bài 2: Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm I và lấy các điểm J, K lần <br />
lượt là điểm thuộc miền trong các tam giác BCD và ACD. Gọi L là giao điểm <br />
của JK với mặt phẳng (ABC).<br />
a) Hãy xác định điểm L.<br />
b) Tìm giao tuyến của mặt phẳng (IJK) với các mặt của tứ diện ABCD.<br />
Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD. M và N tương ứng là các điểm thuộc các cạnh <br />
SC và BC. Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng (AMN).<br />
Bài 4: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M, M’ lần lượt là trung <br />
điểm của BC, B’C’, K là một điểm trên đoạn MM’. Tìm giao điểm của đường <br />
thẳng A’K với mặt phẳng (ABC).<br />
Bài 5: Cho tứ giác ABCD nằm trong mặt phẳng () có hai cạnh AB và CD không <br />
song song. Gọi S là điểm nằm ngoài mặt phẳng () và M là trung điểm đoạn SC. <br />
Tìm giao điểm của đường thẳng SD và mặt phẳng (MAB).<br />
Bài 6: Cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Gọi M, N lần lượt là trung <br />
điểm của AC và BC. Trên đoạn BD lấy điểm P sao cho BP = 2PD. Tìm giao <br />
điểm của CD và mặt phẳng (MNP).<br />
Bài 7: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và <br />
CD, trên cạnh AD lấy điểm P không trùng với trung điểm của AD.<br />
a) Tìm giao điểm E của MP và mặt phẳng (BCD).<br />
b) Tìm giao điểm của BC với mặt phẳng (MNP).<br />
Bài 8: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Trong mặt <br />
phẳng đáy vẽ đường thẳng đi qua A và không song song với các cạnh của hình <br />
bình hành, cắt đoạn BC tại E. Gọi C’ là một điểm trên cạnh SC. Tìm giao điểm <br />
M của CD và mặt phẳng (C’AE).<br />
<br />
<br />
<br />
16Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Bài 9: Cho hình chóp S.ABCD có AB và CD không song song. Gọi M là một <br />
điểm thuộc miền trong của tam giác SCD.<br />
a) Tìm giao điểm N của đường thẳng CD và mặt phẳng (SBM).<br />
b) Tìm giao điểm I của đường thẳng BM với mặt phẳng (SAC).<br />
c) Tìm giao điểm P của SC với mặt phẳng (ABM).<br />
Bài 10: Cho tứ diện ABCD và ba điểm P, Q, R lần lượt lấy trên ba cạnh AB, <br />
CD, BC. Tìm giao điểm S của AD và mặt phẳng (PQR) trong hai trường hợp:<br />
a) PR song song với AC<br />
b) PR cắt AC<br />
Bài 11: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, <br />
CD và G là trung điểm của đoạn MN. Tìm giao điểm A’ của đường thẳng AG <br />
với mặt phẳng (BCD).<br />
Bài 12: Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M. Cho () là mặt <br />
phẳng đi qua M và song song với hai đường thẳng AC và BD. Tìm giao điểm <br />
của () với các cạnh của tứ diện.<br />
Bài 13: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm <br />
của hai đường chéo AC và BD. Xác định giao điểm của các cạnh hình chóp với <br />
mặt phẳng () đi qua O, song song với AB và SC. <br />
Bài 14: Trong mặt phẳng () cho hình bình hành ABCD. Qua A,B,C,D lần lượt <br />
vẽ bốn đường thẳng song song với nhau không nằm trên (). Trên lần lượt lấy <br />
ba điểm A’,B’,C’ tùy ý. Xác định giao điểm D’ của đường thẳng với mặt <br />
phẳng (A’B’C’).<br />
Bài 15: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M, M’ lần lượt là trung <br />
điểm của các cạnh BC và B’C’, là giao tuyến của hai mặt phẳng (AB’C’) và <br />
(BA’C’). Tìm giao điểm G của đường thẳng với mặt phẳng (AM’M). chứng <br />
minh G là trọng tâm của tam giác AB’C’.<br />
Bài 16: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’<br />
a) Tìm các giao điểm G1, G2 của AC’ với các mặt phẳng (BDA’) và (B’D’C).<br />
b) Chứng minh G1 và G2 chia đoạn AC’ thành ba phần bằng nhau.<br />
Bài 17: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M,N,P theo <br />
thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng SA, BC, CD. <br />
a) Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (MNP).<br />
b) Gọi O là giao điểm của hai đường chéo hình bình hành ABCD, hãy tìm giao <br />
điểm của đường thẳng SO với mặt phẳng (MNP).<br />
Bài 18: Cho hình chóp S.ABCD, ABCD là hình thang đáy lớn AB. Gọi M, N theo <br />
thứ tự là trung điểm của các cạnh SB và SC.<br />
a) Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng (AMN). <br />
b) Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (AMN).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Bài 19: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh AB=. Các cạnh bên SA, SB, <br />
SC tạo với đáy một góc 600. Gọi D là giao điểm của SA với mặt phẳng qua BC <br />
và vuông góc với SA.<br />
a) Tính thể tích của hai khối chóp S.DBC và S.ABC.<br />
b) Tính thể tích của khối chóp S.DBC.<br />
Bài 20: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, SA vuông góc <br />
với đáy và AB=, AD=,SA=. Lấy các điểm B’, D’ theo thứ tự thuộc SB,SD sao <br />
cho AB’ vuông góc với SB, AD’ vuông góc với SD. Mặt phẳng (AB’D’) cắt SC <br />
tại C’. Tính thể tích của khối chóp S.AB’C’D’.<br />
Bài 21: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD, đáy là hình vuông cạnh , cạnh bên <br />
tạo với đáy một góc 600. Gọi M là trung điểm của SC. Mặt phẳng đi qua AM và <br />
song song với BD, cắt SB tại E và cắt SD tại F. Tính thể tích khối chóp <br />
S.AEMF.<br />
<br />
* Điều kiện áp dụng giải pháp:<br />
Về phía học sinh: Yêu cầu học sinh nắm chắc các kiến thức đại cương về <br />
đường thẳng và mặt phẳng, nắm chắc cách xác định giao tuyến của hai mặt <br />
phẳng, nắm chắc các tiên đề và các tính chất của hình học phẳng, nắm chắc <br />
một số định lí về quan hệ song song trong không gian, có niềm yêu thích môn <br />
Toán, yêu thích hình học không gian. <br />
Về phía giáo viên: Hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh và thường xuyên nhắc lại các <br />
kiến thức lí thuyết cũ có liên quan, nhất là các kiến thức về hình học phẳng mà <br />
các em đã biết, đồng thời vừa giới thiệu kiến thức mới vừa mô hình hóa những <br />
kiến thức mới thông qua những hình ảnh thực tế trong phòng học để học sinh <br />
dễ dàng chiếm lĩnh và trải nghiệm kiến thức.<br />
Quá trình tôi nghiên cứu đưa ra kết quả của giải pháp như sau: <br />
Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy thực tế ở lớp <br />
11A4, năm học 2014 – 2015 thì trong đề thi kiểm tra 45’ hình học có câu:<br />
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm <br />
của hai đường chéo AC và BD. Xác định giao điểm của các cạnh hình chóp với <br />
mặt phẳng () đi qua O, song song với AB và SC.<br />
Kết quả kiểm tra :<br />
Số học sinh làm được câu tìm Số học sinh làm không làm <br />
giao điểm của đường thẳng và được câu tìm giao điểm <br />
mặt phẳng của đường thẳng và mặt <br />
phẳng<br />
Lớp 11A4 15/37 22/37<br />
Tỉ lệ 40,54% 59,46%<br />
<br />
Sở dĩ đạt kết quả như trên là do:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
Thời gian làm quen và luyện tập bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và <br />
mặt phẳng chưa nhiều.<br />
Là phần kiến thức mới nên các em chưa hình thành được thao tác tư duy <br />
cho dạng toán này.<br />
Học sinh lớp 11A4 chủ yếu có học lực trung bình.<br />
Khi tiếp cận các bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng đòi <br />
hỏi các em phải nắm chắc các kiến thức tương giao trong hình học phẳng, <br />
và đòi hỏi khả năng phân tích, tưởng tượng và khái quát hóa cao độ.<br />
Khả năng tưởng tượng hình không gian của các em còn kém.<br />
Rút kinh nghiệm từ kết quả bài kiểm tra ấy tôi đã tập trung suy nghĩ, tìm tòi <br />
và hoàn thiện sáng kiến : “Một số biện pháp khắc phục khó khăn khi giải bài <br />
toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian” giảng dạy <br />
trên lớp 11A3 trong năm học 2015 – 2016 thì đã đạt được kết quả thiết thực sau:<br />
Trong đề trong đề thi kiểm tra 45’ hình học có câu:<br />
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của <br />
hai đường chéo AC và BD. Xác định giao điểm của các cạnh hình chóp với mặt <br />
phẳng () đi qua O, song song với AB và SC.<br />
Kết quả kiểm tra:<br />
<br />
Số học sinh làm được câu Số học sinh làm không làm được <br />
tìm giao điểm của đường câu tìm giao điểm của đường <br />
thẳng và mặt phẳng. thẳng và mặt phẳng.<br />
Lớp 11A3 24/29 5/29<br />
Tỉ lệ 82,75% 17,25%<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của hai lớp 11A4 và lớp 11A3.<br />
<br />
<br />
Như vậy tỉ lệ phần trăm các em học sinh làm được bài toán tìm giao điểm của <br />
đường thẳng và mặt phẳng tăng, tỉ lệ các em không làm được bài giảm.<br />
Hơn nữa sau mỗi kì thi hoặc bài kiểm tra học sinh đã không tránh né với <br />
các bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, cũng như các bài <br />
toán hình học không gian nói chung. Một số học sinh còn tỏ ra rất thích thú với <br />
những bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng. Từ đó các em <br />
hoàn toàn tự tin và làm chủ các bài toán liên quan như tìm thiết diện, tính thể <br />
tích, và các bài toán có liên quan đến khoảng cách,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
2.5. Nêu rõ khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới và mang lại <br />
lợi ích thiết thực.<br />
Từ những kết quả trên đây cho thấy sáng kiến hoàn toàn có khả năng áp dụng <br />
vào việc giảng dạy và học tập nội dung hình học không gian ở lớp 11.<br />
2.6. Giải pháp mới này còn có thể áp dụng cho đối tượng, cơ quan, tổ chức <br />
nào nữa không ?<br />
Sáng kiến hoàn toàn có thể áp dụng vào việc giảng dạy và học tập nội dung <br />
hình học không gian ở tất cả các đối tượng học sinh lớp 11, lớp 12 ở tất cả các <br />
trường THPT khác.<br />
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:<br />
<br />
1. Hiệu quả về kinh tế: Không tính bằng tiền.<br />
<br />
2. Hiệu quả về mặt xã hội: <br />
Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán trong trường <br />
THPT, góp phần tạo hứng thú cho học sinh khi học toán, giúp các em yêu thích <br />
môn học hơn.<br />
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:<br />
Tôi xin cam đoan sang kiến này là do chính tôi suy nghĩ và biên soạn, thực <br />
nghiệm. Tôi xin chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý và pháp luật của <br />
nhà nước về lời cam đoan này!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), 2006, Hình học 11, NXB Giáo Dục.<br />
2. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), 2006, Bài tập Hình học 11, NXB Giáo Dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />
3. Nguyễn Phú Khánh, 2013, Trọng tâm kiến thức và phương pháp giải hình <br />
học không gian, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
4. Nguyễn Văn Nho,2011, Các dạng toán trong những kì thi tuyển sinh vào đại <br />
học hiện nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
5. Đỗ Thanh Sơn, 1999, Phương pháp giải Toán Hình học không gian 11 , NXB <br />
Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
6. Nguyễn Bá Kim, 2007, Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư <br />
phạm Hà Nội.<br />
7. Trần Đình Thì, 2007, Phân dạng và phương pháp giải Hình học 11, NXB <br />
Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
8. Các diễn đàn Toán học trên internet: <br />
bachkim.violet.vn, diendantoanhoc.net, vnmath.vn, ......<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21Giáo viên: Lê Thị Hà – THPT Lý Nhân Tông <br />