intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Hướng dẫn học sinh khá giỏi lớp 9 giải phương trình nghiệm nguyên hai ẩn

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hẳn là đã có một số tác giả nghiên cứu. Song, điểm mới của đề tài này đó là vận dụng được nhiều phương pháp khác nhau, phân loại được các dạng toán tìm nghiệm nguyên, đề tài sử dụng một số bài toán thi học sinh giỏi cấp huyện và một số bài toán trên trang Violympic.vn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn học sinh khá giỏi lớp 9 giải phương trình nghiệm nguyên hai ẩn

  1. I­ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Bồi dưỡng học sinh giỏi là việc cần thiết, thường xuyên trong nhà  trường. Mỗi cấp học, mỗi lớp học với những yêu cầu cụ thể phải làm sao đó  giúp các em có năng khiếu nâng cao kiến thức một cách hệ thống theo chương   trình được tiếp thu trên lớp học hàng ngày. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy mảng kiến thức   “phương trình nghiệm nguyên” là một đề  tài lý thú của Số  học và Đại số.   Nội dung này đã lôi cuốn nhiều người, từ  các học sinh nhỏ  đến các chuyên  gia toán học lớn. Phương trình và bài toán với nghiệm nguyên mãi mãi còn là  đối tượng nghiên cứu của Toán học. Ngoài phương trình bậc nhất hai  ẩn, các bài toán tìm nghiệm nguyên   thường không có quy tắc giải tổng quát. Mỗi bài toán với số liệu riêng của nó  đòi hỏi một cách giải riêng phù hợp. Điều đó có tác dụng rèn luyện tư  duy   toán học mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo. Chính vì thế  mà các bài toán tìm  nghiệm nguyên thường có mặt trong các kỳ thi học sinh giỏi về Toán ở tất cả  các cấp.  Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán các khối 6; 7 và bồi   dưỡng giải toán qua mạng lớp 9, tôi thấy có nhiều bài tập về chủ đề phương   trình nghiệm nguyên khiến nhiều em học sinh gặp không ít khó khăn vì không  nắm rõ các dạng cũng như  các phương pháp giải chúng. Vì vậy, tôi nghiên  cứu đề tài ‘‘Hướng dẫn học sinh khá giỏi lớp 9 giải phương trình nghiệm   nguyên hai ẩn"  nhằm hướng dẫn các em học sinh khá giỏi có thể nắm chắc  và giải tốt các bài toán về phương trình nghiệm nguyên. * Điểm mới của đề tài Đề tài này hẳn là đã có một số tác giả nghiên cứu. Song, điểm mới của   đề  tài này đó là vận dụng được nhiều phương pháp khác nhau, phân loại 
  2. được các dạng toán tìm nghiệm nguyên, đề  tài sử  dụng một số  bài toán thi   học sinh giỏi cấp huyện và một số  bài toán trên trang Violympic.vn. Để  phù  hợp với  đối tượng học sinh, trong  đề  tài này tôi chỉ   đề  cập đến một số  phương pháp cơ  bản và một số  dạng toán cơ  bản về  chủ  đề  phương trình  nghiệm nguyên hai  ẩn. Phương trình nghiệm nguyên có rất nhiều dạng khác  nhau với nhiều cách giải phong phú khác nhau, vì thế trong đề tài này, tôi chủ  yếu đưa ra các phương pháp giải và thể  hiện qua các ví dụ  được lấy từ  các  tài liệu nâng cao môn Toán, từ các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, các bài tập  giải toán qua mạng ..... 2.Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Phạm vi nghiên cứu của đề  tài là chủ  đề  phương trình nghiệm nguyên  hai ẩn số trong chương trình môn Toán THCS. Trong đề tài này tôi chỉ nghiên  cứu các phương trình nghiệm nguyên với hai ẩn số. Đối tượng áp dụng của đề  tài là học sinh khá, giỏi môn Toán lớp 9  ở  các đơn vị ( học sinh tham gia bồi dưỡng giải toán qua mạng ) II­ PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Thực tế, qua nhiều năm giảng dạy tại đơn vị, trong quá trình bồi dưỡng   học sinh giỏi, tôi nhận thấy học sinh thường ngại giải phương trình nghiệm  nguyên, đặc biệt những phương trình không  ở  dạng mẫu mực, phương trình   nhiều  ẩn, những phương trình không giải được bằng những phương pháp  giải cơ bản đã được giáo viên hướng dẫn. Học sinh thường lúng túng khi gặp   những phương trình có dạng lạ hoặc thoáng nhìn thấy có vẻ phức tạp, những  bài toán kiểu như vậy làm giảm hứng thú và tính kiên nhẫn của trò trong quá  trình học toán.  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh gặp khó khăn khi giải các bài  toán về  phương trình nghiệm nguyên, trong đó phải nhắc đến những nguyên  
  3. nhân cơ bản, đó là: học sinh không hiểu thế nào là giải phương trình nghiệm   nguyên, không nắm được cách biểu diễn nghiệm của phương trình nhiều ẩn,   không nắm chắc hoặc nắm không đầy đủ các phương pháp giải phương trình  nghiệm nguyên; không phân loại được các phương trình nghiệm nguyên, học  sinh thường mắc một số sai lầm khi giải phương trình nghiệm nguyên. Khi áp dụng đề tài này tại đơn vị, tôi đã tiến hành khảo sát đối với đội  tuyển bồi dưỡng giải toán qua mạng lớp 9 về  chủ  đề  phương trình nghiệm   nguyên hai ẩn, số liệu thu được như sau: Không biết   Loại  Dưới 5,0 5 – 6, 5 6,5 ­ 8 8 ­ 10 cách làm điểm SL % SL % SL % SL % SL % SS : 06 02 33,3 03 50,0 01 16,7 0 0 0 0 Trước thực tế đó, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “Hướng dẫn học   sinh khá giỏi lớp 9 giải phương trình nghiệm nguyên hai  ẩn” với  mong  muốn có thể  giúp được học trò cảm thấy hứng thú hơn, tự  tin hơn và giải  quyết tốt hơn khi gặp các bài toán về  phương trình nghiệm nguyên trong  phương trình hai ẩn số. 2. Các giải pháp: 2.1 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững các khái niệm,  những thuật ngữ về phương trình nghiệm nguyên Khi đọc đề  toán về  phương trình nghiệm nguyên, có nhiều học sinh  không hiểu vấn đề  là gì, tìm nghiệm nguyên là như  thế  nào; một số  không  nắm được cách biểu diễn nghiệm của phương trình nhiều ẩn số ... Để giải quyết vấn đề trên, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thông hiểu   những khái niệm, thuật ngữ  cơ  bản, biết được cách biểu diễn nghiệm của   phương trình một ẩn, phương trình hai ẩn. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản, đó là:
  4. Phương trình hai ẩn là phương trình có dạng f(x;y) = 0 Nghiệm của phương trình hai  ẩn f(x;y) = 0 là các bộ  số  (x; y) thỏa   mãn phương trình đó. Nghiệm nguyên của phương trình hai ẩn f(x;y) = 0 là các bộ số nguyên  (x;y ) thỏa mãn phương trình đã cho. Giải phương trình nghiệm nguyên hai  ẩn f(x;y) = 0 là tìm tất cả  các  bộ số nguyên (x,y) thoả mãn phương trình đó. 2.2. Giải pháp 2: Phân loại các dạng phương trình nghiệm nguyên. Dạng 1: Phương trình bậc nhất 2 ẩn Ví dụ: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:   12x – 7y = 45   (1) Giải Ta thấy: 45   3; 12x   3 nên 7y   3   y   3 Đặt y = 3k        (k   Z) Thay vào (1) ta có:     12x – 7 . 3k = 45  4x – 7k = 15 15 7k k 1  x =  2k 4 4 4 k 1 Đặt  t =   (t   Z)   k = 4t – 1 4 Do đó x = 2(4t – 1) + 4 – t = 7t + 2 y = 3k             = 3(4t ­ 1) = 12t – 3 Vậy nghiệm nguyên  của phương trình được biểu thị bởi công thức:   x = 7t + 2 t Z   y = 12t – 3  Dạng 2: Phương trình bậc 2 hai ẩn Ví dụ 1: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình: xy – 2y – 3 = 3x – x2
  5. Giải Cách 1: Biểu thị một ẩn qua ẩn kia: y(x ­ 2) = 3x – x2 +3 Dễ thấy:  x = 2 không thoả mãn phương trình 2 3x 3 x x ( x 2) x 2 5 Vậy x   2   y =  x 2 x 2 5       = ­ x + 1 +  x 2 Để y   Z ta phải có: 5   x – 2 x ­ 2 ­ 1 1 ­ 5 5 y 1  3 ­ 3 7 Vậy  x ­ 5 3 3 ­ 5 nghiệm nguyên của phương trình là: (1; ­ 5); (3; 3); (­ 3; 3); (7; ­ 5) Cách 2: Đưa về phương trình ước số:     xy – 2y – 3 = 3x – x2     y(x ­ 2) + x2 – 2x – x + 2 = 5  y(x ­ 2) + x(x ­ 2) – (x ­ 2) = 5  (x – 2) (y + x ­ 1) = 5 Ta có: x ­ 2 ­ 1 1 ­ 5 5 x + y ­ 1 ­ 5 5 ­ 1 1 x 1 3 ­ 3 7 y ­ 5 3 3 ­ 5   Vậy nghiệm nguyên của phương trình là: (1; ­ 5); (3; 3); ( ­ 3; 3); (7; ­ 5) Ví dụ 2: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình:
  6. x2 – 2x – 11 = y2    (1) Giải      x2 – 2x – 11 = y2      x2 – 2x + 1 – 12 = y2  (x ­ 1)2 – y2 = 12  (x – 1 + y) (x – 1 ­ y) = 12 * Vì phương trình (1) chứa y với số mũ chẵn nên có thể giả thiết rằng  y   0.  Thế thì: x – 1 + y   x – 1 – y * Do (x – 1 + y) – (x – 1 ­ y) = 2y nên x – 1 + y và x – 1 – y cùng tính  chẵn lẻ. Tích của chúng bằng 12 nên chúng cùng chẵn. Từ đó ta có: x – 1 + y 6 ­ 2 x – 1 ­ y 2 ­ 6 Suy ra: x – 1 4 ­ 4 x 5 ­ 3 y 2 2 Vậy nghiệm của phương trình là: (5; 2); (5; ­ 2); (­ 3; 2); (­ 3; ­ 2) Dạng 3: Phương trình dạng phân thức Ví dụ 1: Tìm các nghiệm nguyên dương của phương trình: 1 1 1 1 (1) x y 6 xy 6 Giải Nhân hai vế của phương trình với 6xy, ta có: 6y + 6x + 1 = xy Đưa về phương trình ước số ta có: x(y ­ 6) – 6(y – 6) = 37
  7.         (x ­ 6) (y ­ 6) = 37 Do vai trò bình đẳng của x và y, giả sử x    y   1,  Thế thì x – 6    y – 6   ­5 Chỉ có một trường hợp xảy ra: x – 6 = 37        x = 43   y – 6 = 1                y = 7 Vậy nghiệm nguyên dương của phương trình là:  (43; 7); (7; 43) Dạng 4: Phương trình dạng mũ Ví dụ: Tìm các số tự nhiên x và y sao cho: 2x + 3 = y2 Giải Ta lần lượt xét các giá trị tự nhiên của x * Nếu x = 0 thì y2 = 4 suy ra y =   2 * Nếu x = 1 thì y2 = 5: Phương trình không có nghiệm nguyên. * Nếu x   2 ta có: 2x   4  Suy ra vế  trái chia cho 4 dư  3; vế  phải chia cho 4 dư 0 hoặc 1 ( mâu   thuẫn). Vậy,  phương trình có nghiệm là: (0; 2); (0; ­2) 2.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn các phương pháp thường dùng để  giải phương trình với nghiệm nguyên. Khi giải phương trình với nghiệm nguyên do phải lợi dụng các tính  chất của tập hợp Z nên ngoài các biến đổi tương đương ta còn dùng đến các  biến đổi mà các giá trị của ẩn mới chỉ thoả mãn điều cần chứ chưa phải điều   kiện cần và đủ của nghiệm. Trong trường hợp này ta cần kiểm tra các giá trị  đó bằng cách thử vào phương trình đã cho. Vì vậy, việc giải phương trình với  nghiệm nguyên thường gồm 2 bước:
  8. Bước 1: Giả sử phương trình có nghiệm nguyên (x0, y0, z0…) ta suy ra  các ẩn phải nhận các giá trị nào đó. Bước 2: Thử  lại các giá trị  đó của  ẩn để  khẳng định tập hợp nghiệm   của phương trình Tuy nhiên để  đơn giản khi trình bày không tách riêng hẳn 2 bước. Với   các bài toán mà các biến đổi đều tương đương ta không cần bước 2. Một phương trình với nghiệm nguyên có thể  vô nghiệm, có hữu hạn  nghiệm, có vô số  nghiệm. Trong trường hợp phương trình có vô số  nghiệm,  các nghiệm nguyên của phương trình thường được biểu thị bởi một công thức  có chứa tham số là một số nguyên. Để  giải các phương trình nghiệm nguyên trong chương trình THCS ta  thường dùng các phương pháp sau đây:  2.3. 1. Nhóm ph   ương pháp dùng tính chia hết  Phương pháp 1: Phát hiện tính chia hết của một ẩn Ví dụ 1: Giải phương trình với nghiệm nguyên     2x + 13y = 156 (1) Giải:   Giả sử x, y là các số nguyên thoả mãn phương trình (1) Ta thấy  156   13 và 13y   13 suy ra 2x   13                                Mà 2    13   x   13 Đặt x = 13t (t   Z) thay vào (1) ta được: 2. 13t + 13y = 156 2t + y = 12        y = 12 – 2t Vậy nghiệm nguyên của phương trình được biểu thị bởi công thức: x = 13t (t Z) y = 12 – 2t
  9.              Ví dụ  2: Số  nghiệm nguyên của phương trình 6x – 3y = 5 là …… ?  ( Đề thi Violympic Toán 9 vòng 13 năm 2013 ) Giải Ta thấy : vì x nguyên, y nguyên nên  6x   3 và 3y   3  => 6x – 3y   13            Mà 6x – 3y = 5 => 5    3    Điều này là vô lí Vậy, số nghiệm nguyên của phương trình trên là 0.  Phương pháp2 : Đưa về phương trình đưa về ước số: Ví dụ 1: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình: 3xy + x – y = 1 Giải: Từ: 3xy + x – y = 1 3(3xy + x – y) = 3 9xy + 3x – 3y – 1 = 2 3x(3y + 1) – (3y + 1) = 2 (3y + 1) ( 3x – 1) = 2 (phương trình ước số) Vì x và y là các số  nguyên nên 3x – 1 và 3y + 1 là các số  nguyên và là  ước của 2. Ta có bảng sau: 3x – 1 ­ 1 1 ­ 2 2 3y + 1 ­ 2 2 ­ 1 1 x 0 1 y ­ 1 0 Vậy nghiệm của phương trình là: (0; ­ 1); (1; 0) Ví dụ 2: Phương trình x + xy +y = 9 có số nghiệm nguyên là ……? ( Đề  thi Violympic Toán 9 vòng 14 năm 2014 )
  10. Giải: Từ: x + xy +y = 9 x(1+y) + y = 9 x ( 1 + y ) +(1 + y) = 10 ( x + 1) ( 1 + y ) = 10    ( phương trình ước số ) Vì x, y là các số nguyên nên x + 1 và 1 + y là các số nguyên và là ước của 10. Ta có bảng sau : x + 1 1 10 ­1 ­10 2 5 ­2 ­5 y + 1 10 1 ­10 ­1 5 2 ­5 ­2 x 0 9 ­2 ­11 1 4 ­3 ­6 y 9 0 ­11 ­2 4 1 ­6 ­3 Vậy, số nghiệm nguyên của phương trình là 8.  Phương pháp 3:  Tách ra các giá trị nguyên Ví dụ: Giải phương trình với nghiệm nguyên xy – x – y = 2 Giải Biến đổi phương trình đã cho ta có x(y – 1) = y + 2 * Nếu y = 1 thì ta có 0x = 3 => phương trình vô nghiệm Do đó y   1  y+2 3  x =  y − 1  = 1 +  y 1 3 Do x   Z nên  y 1    Z   y – 1   Ư(3) Ta có bảng sau: y ­ 1 ­ 1 1 ­ 3 3 y 0  2 ­ 2 4 x ­ 2 4 0 2
  11. Vậy nghiệm nguyên của phương trình là: (­ 2; 0); (4; 2); (0; ­ 2); (2; 4) 2.3.2. Nhóm phương pháp xét số dư từng vế Ví dụ 1: Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên x2 + y2 = 1999 Giải Vì x2, y2 là các số  chính phương nên khi chia cho 4 chỉ có số  dư  là 0; 1  còn vế phải 1999 chia cho 4 dư 3. Vậy phương trình không có nghiệm nguyên Ví dụ 2: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình  9x – y2 – y + 2 = 0 Giải Biến đổi phương trình ta có: 9x + 2 =  y(y + 1) Ta thấy vế trái chia cho 3 dư  2 nên y(y + 1) chia cho 3 dư 2 Do đó chỉ có thể: y = 3k + 1; y +1 = 3k + 2       (k   Z) Khi đó     9x + 2 = (3k + 1) (3k + 2)   9x = 9k(k + 1)   x = k(k + 1) Thử lại:  x = k(k + 1), y = 3k + 1 thoả mãn phương trình đã cho Vậy phương trình có nghiệm nguyên là                                   x = k(k + 1) (k Z) y = 3k + 1   2.3 .  3. Nhóm phương pháp dùng bất đẳng thức:  Phương pháp 1: Sắp thứ tự các ẩn  Ví dụ    : Tìm 3 số  nguyên dương sao cho tích của chúng gấp đôi tổng   của chúng
  12. Giải Gọi 3 số nguyên dương phải tìm là a, b, c. Ta có: abc = 2(a + b + c)     (1) Chú ý rằng các ẩn a, b,c có vai trò bình đẳng trong phương trình nên ta  có thể sắp xếp thứ tự giá trị của các ẩn. Chẳng hạn: a   b    c. Ta có:   abc = 2(a + b + c)    2. 3c = 6c  ab   6 * Với ab = 1   a = 1, b = 1 thay vào (1) ta có:    c = ­ 4 (loại) * Với ab = 2   a = 1, b = 2 thay vào (1) loại * Với ab = 3   a = 1, b = 3 thay vào (1)  ta có:    c = 8 * Với ab = 4   a = 1, b = 4 thay vào (1) ta có:      c = 5    a = 2, b = 2 thay vào (1) ta có: c = 4 * Với ab = 5   a = 1, b = 5 thay vào (1)  ta có: c = 4 loại vì a   b   c * Với ab = 6   a = 1, b = 6 thay vào (1) loại    a = 2, b = 3 thay vào (1) loại Vậy bộ 3 số phải tìm là: 1; 3; 8 hoặc 1; 4; 5 hoặc 2; 2; 4 Phương pháp 2: Xét từng khoảng giá trị của ẩn 1 1 1 Ví  dụ:   Số  các   nghiệm  nguyên  dương  của  phương  trình         x y 4 là ...... ( Đề thi vòng 15 Violympic Toán 9 năm 2014 ) Giải Do vai trò bình đẳng của x, y. Giả sử 1   x   y 1 1 Ta có:      4   (1) x 4 Do 1   x   y  1 1 Nên    y x
  13. 1 1 1 1 1 2 Do đó  4 x y    +  y  =  x x  x   8  (2) Từ (1) và (2) ta có x 5 6 7 8 y 20 12 Loại 8 Vì vai trò của x và y bình đẳng nên các nghiệm nguyên của phương trình  là (5; 20); (20; 5); (6; 12); (12; 6); (8; 8) Vậy, số nghiệm nguyên của phương trình là 5 Phương pháp 3: Chỉ ra nghiệm nguyên rồi nhận xét. Ví dụ: Tìm các số tự nhiên x sao cho 2x + 3x = 35 * Với x = 0 thì vế  trái bằng 2  => x = 0 không phải là nghiệm nguyên  của phương trình. * Với x = 1 vế trái bằng 5 => x = 1 không phải là nghiệm nguyên của   phương trình. * Với x = 3 ta có 23 + 33 = 35 thoả mãn phương trình.   * Với x > 3 ta có 2x + 3x > 23 + 33 = 35  => 2x + 3x > 35 Vậy, số tự nhiên x duy nhất thỏa mãn phương trình là x = 3 Phương pháp 4 : Sử dụng điều kiện      0 để phương trình bậc 2   có nghiệm. Ví dụ: Số nghiệm nguyên của phương trình   x + y + xy = x 2 + y2     (1)  là …. ?  ( Đề thi vòng 16 – Violympic Toán 9 năm 2014 ) Giải Viết (1) thành phương trình bậc 2 đối với x x2 – (y + 1)x + (y2 – y) = 0   (2) Điều kiện để cần phương trình bậc 2 có nghiệm là     0 
  14.  = (x + 1)2 – 4(y2 ­ y) = y2 + 2y + 1 – 4y2 + 4y      = ­ 3y2 + 6y + 1 = ­ (3y2 – 6y ­ 1)    0   3x2 – 6y – 1   0    3y2 – 6y +3 – 4   0    3(y ­ 1)2   4    (y – 1)2   1 Vì y nguyên nên y – 1 nguyên, Vậy ta có bảng sau :  y – 1 ­ 1 0 1 y 0 1 2 * Với y = 0 thay vào (2) ta có:    x2 – x = 0   x1 = 0; x2 = 1 * Với y = 1 thay vào (2) ta có:    x2 – 2x = 0   x3 = 0; x4 = 2 * Với y = 2 thay vào (2) ta có:    x2 – 3x + 2 = 0   x5 = 1; x6 = 2 Thử lại các giá trị trên nghiệm đúng (1) Do đó, nghiệm nguyên của phương trình là: (0;0); (1; 0); (0; 1); (2; 1); (1; 2);  (2;2) Vậy, phương trình (1) có 6 nghiệm nguyên 2.3.4. Nhóm phương pháp dùng tính chất về chia hết của một số  chính phương     Phương pháp 1:  Sử  dụng tính chất về  chia hết của một số  chính   phương * Các tính chất thường dùng ­ Các số chính phương không có tận cùng là 2; 3; 7; 8 ­ Số chính phương chia hết cho số nguyên tố p thì chia hết cho p2. ­ Số chính phương chia cho 3 có số dư là 0; 1. ­ Số chính phương chia cho 4 có số dư là 0; 1. ­ Số chính phương chia cho 8 có số dư là 0; 1; 4. Ví dụ: Tìm các số nguyên x để 9x + 5 là tích của 2 số nguyên liên tiếp
  15. Giải Giả sử  9x + 5 = n(n + 1)    với n   Z   n2 + n – (9x + 5) = 0 Để  phương trình bậc 2 đối với n có nghiệm nguyên, điều kiện cần là    là số chính phương. Nhưng  = 1 + 4(9x + 5) = 36x + 21   3 nhưng không  chia hết cho 32. Vậy 36x + 21 không phải là số chính phương Do đó không tồn tại số nguyên n nào để 9n + 5 = n(n + 1) tức là không   tồn tại số nguyên x để 9x + 5 là tích của 2 số nguyên liên tiếp.  Phương pháp 2: Tạo ra bình phương đúng Ví dụ: Phương trình sau có bao nhiêu nghiệm nguyên ?  3x2 + 4y2 = 6x + 13    (1) ( Đề thi vòng 17 – Violympic Toán 9 năm 2013 ) Giải Biến đổi:     3x2 + 4y2 = 6x + 13         3x2 – 6x + 3 = 16 – 4y2         3(x – 1)2 = 4(4 – y2)         (2) Từ (2) ta thấy: 4 – y2   0 hay y2   4  và 4 – y2   3  nên y2 = 1 hoặc y2 = 4 * Với y2 = 1 khi đó (2) có dạng 3(x – 1)2 = 12  (x ­ 1)2 = 4  x – 1 =   2  x = 3 hoặc x = ­ 1 * Với y2 = 4 khi đó (2) có dạng 3(x ­ 1)2 = 0   x = 1 Các cặp số: (3;1); (­ 1; 1); (3; ­ 1); (1; ­ 1); (1; ­ 2) tho ả mãn (2) nên là   nghiệm của phương trình đã cho.
  16. Vậy, phương trình (1) có 5 nghiệm nguyên    Phương pháp 3 : Xét các số chính phương liên tiếp Hiển nhiên giữa 2 số chính phương liên tiếp không có số chính phương  nào. Do đó với mọi số nguyên a, x ta có: ­ Không tồn tại x để a2 
  17. p+q p−q Suy ra :  x = ;  y = 2 2 p+q p−q Thế  x = ;y=  vào (1) ta có :  28 p = 3( p 2 + 3q 2 )   (2) 2 2 Dễ thấy :   p 0  và  3( p 2 + 3q 2 )M3   Suy ra p=3k  (với  k 0; k Z ) Thay vào  (2) ta có :  28k = 3(3k 2 + q 2 )      (3) Vậy  k M3  suy ra k=3m (với  m 0; m Z ) Thay k=3m vào (3) ta có : 28m = 27m 2 + q 2   Vì  m(28 − 27m) = q 2 m=0                     mà  q 2 0     Suy ra  m(28 − 27m) 0 m =1 +Với m = 0 thì k = 0, suy ra p = q = 0                                           và x = y = 0 Giá trị x = y = 0 không thoả mãn phương trình (I). +Với m = 1 thì k = 3, suy ra p = 9, q =  1 Vậy x = 5, y = 4 hoặc x = 4, y = 5 Do đó , nghiệm của phương trình (I) là (4;5) và (5;4)         Ví dụ 2:  Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau : 19 x 2 + 28 y 2 = 729                                                         Giải : Ta có : 19 x 2 + 28 y 2 = 729 � 18 x 2 + 27 y 2 + x 2 + y 2 = 3.243                                        � x 2 + y 2 M3 � x M3  và yM3 Đặt x = 3u, y = 3v  ( u, v  Z  ) . Khi đó ta có : 19(3u ) 2 + 28(3v) 2 = 729 � 19u 2 + 28v 2 = 81 Tương tự , ta đặt : u = 3t , v = 3k ( t , k  Z ) và ta có :  19t 2 + 28k 2 = 9 , điều này  vô lý. Vậy phương trình đã cho không có nghiệm nguyên.
  18. Ví dụ 3: Giải phương trình nghiệm nguyên:   7 x 2 + 13 y 2 = 1820                                                              Giải:  Ta có 1820=7.13.20. Từ  7 x 2 + 13 y 2 = 1820 x M13  và yM7 Đặt x = 13u , y = 7v  ( u, v  Z  ) .  Phương trình đã cho trở thành : 13u 2 + 7v 2 = 20   (1) 20 20 Suy ra  u 2  và  v 2  . Vì u, v  Z  nên  u 1  và  v 1. 13 7 Thử lại chỉ có  u = v = 1  thoả mãn  (1).  Vậy (1) có 4 nghiệm (u,v) là (1;1) , (1,­1) , (­1;1) và (­1;­1). Từ đó suy ra , phương trình đã cho có 4 nghiệm nguyên (x, y) là (13;7) , (­13;   7) , (13;­7) và (­13;­7).    b)   Đặt    ẩn phụ  kết hợp với phương pháp đưa về  phương trình   tích: Ví   dụ   4:  Tìm   nghiệm   nguyên   của   phương   trình   sau:  y 2 = x ( x + 1)( x + 7)( x + 8)                                                            Giải :  Phương trình đã cho tương đương với :  y 2 = x( x 2 + 8 x)( x 2 + 8 x + 7) Đặt : z 2 = x 2 + 8 x  , ta có : y 2 = z 2 + 7 z  hay  4 y 2 = (2 z + 7) 2 − 49 Hay  (2 z − 2 y + 7)(2 z + 2 y + 7) = 49 Chỉ có thể xảy ra các trường hợp sau : �2z − 2 y + 7 = 1 �y = 12 Trưòng hợp 1:  � � �2 z + 2 y + 7 = 49 �z = 9 �2 z − 2 y + 7 = 49 �y = −12 Trường hợp 2:  � � �2 z + 2 y + 7 = 1 �z = 9 x =1 Trong cả hai trường hợp trên ta có :    z = 9 � x 2 + 8 x = 9 � x = −9 �2 z − 2 y + 7 = −1 �y = −12 Trưòng hợp 3:  � � �2 z + 2 y + 7 = −49 �z = −16
  19. Trong   cả   hai   trường   hợp   trên   ta   có   :  z = −16 � x 2 + 8 x = −16 � ( x + 4) 2 = 0 � x = −4 Trường hợp 5:  2 z − 2 y + 7 = 2 z + 2 y + 7 = 7 � y = z = 0 Khi đó ta có  x 2 + 8 x = 0 � x = 0  hoặc  x = −8 Trường hợp 6:  2 z − 2 y + 7 = 2 z + 2 y + 7 = −7 � y = 0  và z = −7 Khi đó ta có  x 2 + 8 x = −7 � ( x + 1)( x + 7) = 0 � x = −1  hoặc  x = −7 Vậy phương trình đã cho có các nghiệm nguyên (x, y) như sau : (1;12), (­9;12),  (1;­12), (­9;­12), (0;0) , (­8;0) , (­1;0) , (­7;0) , (­4;12) , (­4;­12).      c)  Đặt ẩn phụ kết hợp với tạo ra bình phương đủ: Ví dụ 5: Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình:                                          y 2 − x( x + 1)( x + 2)( x + 3) = 1                                                         Giải :  Phương trình đã cho được biến đổi về dạng: y 2  = x(x+1)(x+2)(x+3) + 1 = (x2 + 3x)(x2 + 3x + 2) + 1 Đặt  x 2 + 3 x = m  (m nguyên dương), ta có : y 2 = m(m + 2) + 1 = (m + 1) 2 Vậy  y 2 = ( x 2 + 3 x + 1) 2 Vì x, y là các số  nguyên dương nên phương trình đã cho có vô số  nghiệm   y = x 2 + 3x + 1 nguyên dương dạng:    +  (x nguyên dương tuỳ ý) x ᄁ d) Đặt ẩn phụ kết hợp với xét các số chính phương liên tiếp: Ví dụ 6: Tìm ngiệm nguyên của phương trình:                             x 2 = y ( y + 1)( y + 2)( y + 3)                                                            Giải:  Đặt  y 2 + 3 y = a (a ᄁ )  thì  x 2 = a 2 + 2a Nếu a > 0 thì   a 2 < x 2 = a 2 + 2a < (a + 1)2  , nên  x 2 không là số chính phương. Vậy  a 0  hay  y 2 + 3 y �� 0 −3 �� y 0
  20. Từ đó suy ra , phương trình có các nghiệm nguyên (x;y) là: (0;0) , (0;­1) , (0;­2)  ,  (0;­3) III­ PHẦN KẾT LUẬN : 1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp : Bài toán phương trình với nghiệm nguyên là một dạng toán khó đối với   học sinh. Để  giải loại toán này cần phải biết vận dụng nhiều phương pháp  khác nhau một cách linh hoạt. Trên đây là một số  giải pháp cơ  bản mà trong  quá trình giảng dạy thực tế hay được sử  dụng để  hướng dẫn học sinh. Tóm  lại, để hướng dẫn học sinh khá giỏi lớp 9 giải phương trình nghiệm nguyên  hai ẩn, tôi thực hiện ba nhóm giải pháp chủ yếu đó là :  Nhóm giải pháp 1 :   Hướng dẫn học sinh nắm vững các khái niệm,   những thuật ngữ về phương trình nghiệm nguyên ; Nhóm giải pháp 2 :  Phân loại các dạng phương trình nghiệm nguyên  hai ẩn ;  Nhóm giải pháp 3 :  Hướng dẫn các phương pháp cơ bản thường dùng  để giải phương trình nghiệm nguyên hai ẩn. Qua quá trình hướng dẫn một cách cụ thể như vậy tại đơn vị, tôi nhận   thấy học sinh đã biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp vào giải  các bài tập cụ thể từ đơn giản đến phức tạp. Đối với học sinh giỏi các em đã  biết sử dụng, kết hợp các phương pháp để giải được các bài toán ở dạng khó  hơn. Qua đó giúp học sinh hứng thú khi gặp dạng toán này nói riêng và học  môn Toán nói chung. Kết quả :  Sau khi khảo sát đối với đội tuyển giải toán qua mạng lớp 9 năm 2014   với số  lượng 06 em về chủ đề  phương trình nghiệm nguyên hai ẩn, kết quả  thu được như sau : Loại  Dưới 5,0 5 – 6, 5 6,5 ­ 8 8 ­ 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1