SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã rất <br />
phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh <br />
dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành giáo dục đào tạo CNTT có <br />
tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, <br />
ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân <br />
lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã <br />
hội học tập”. Bởi vậy, trong những năm học gần đây, ngành giáo dục đã xác định <br />
phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng <br />
dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp <br />
theo. <br />
Hiện nay các trường phổ thông hầu hết điều trang bị phòng máy, phòng đa <br />
năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính tạo cơ sở hạ tầng CNTT <br />
cho giáo viên, học sinh sử dụng vào quá trình dạy và học của mình. Công nghệ <br />
thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức <br />
dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp <br />
dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều <br />
kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo <br />
nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và <br />
truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học <br />
sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học <br />
sinh các phương pháp học chủ động, sáng tạo. <br />
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục <br />
tiện ích ChemWin, LessonEditor/VioLet… Do sự phát triển của công nghệ thông tin <br />
và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình <br />
dạy học. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh có thể hoạt động <br />
tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối <br />
dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nội <br />
dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý <br />
và tạo hứng thú nơi học sinh tích cực tự học ở nhà. Những khả năng mới mẻ và ưu <br />
việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách <br />
sống, cách làm việc, cách học tập.<br />
Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay trong các cấp học mà đặc <br />
biệt là bậc Tiểu học nói chung và trường tiểu học Dray Sáp nói riêng trình độ ứng <br />
dụng CNTT trong soạn giảng, dạy học, hướng dẫn học sinh kĩ năng tự học còn <br />
nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên còn ngại khó, ngại thay đổi cái cũ, tiếp thu cái mới. <br />
Bên cạnh đó, trường có 57,1% là học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số; một số <br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 1<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
không ít học sinh là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ở phân hiệu Buôn <br />
Kuốp chưa được trang bị được phòng máy, nối mạng nên các em chưa được học <br />
môn Tin học. Đây là một thiệt thòi lớn cho các em. Học sinh ở điểm trường chính <br />
thì có nhiều ưu thế hơn vì nhà trường đã trang bị phòng máy nối mạng, các em đã <br />
được học môn Tin học nhưng phần lớn các em chỉ sử dụng máy tính nối mạng <br />
trong các tiết học tin học. Một số ít tham gia thi các cuộc thi giải toán qua mạng <br />
Violympic, Tiếng Anh qua mạng Ioe mà chưa thực sự thấy được vai trò to lớn của <br />
CNTT trong việc học tập mà đặc biệt là ứng dụng tích cực trong việc tự học.<br />
Qua thực tế dạy các môn học ở lớp 4,5 tôi nhận thấy các em hầu như chưa <br />
tích cực tìm tòi, học hỏi thêm nhất là việc tự học ở nhà thông qua mạng internet lại <br />
càng không. Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn kiến thức của các em về <br />
cách sử dụng mạng internet còn vô cùng hạn hẹp cần được giáo viên hướng dẫn, <br />
giúp đỡ tận tình. Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế nào để <br />
giúp các em yêu thích và sử dụng được một số ứng dụng đơn giản nhất, cơ bản <br />
nhất để có thể tìm kiếm thông tin, kiến thức liên quan đến bài học, môn học mà các <br />
em muốn tìm hiểu thêm thông qua mạng internet? <br />
Trả lời câu hỏi này, ngay từ khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A trường <br />
tiểu học Đray Sáp năm học 2014 2015. Tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh <br />
nghiệm của mình để khơi dậy tinh thần ham học hỏi trong mỗi học sinh nhằm <br />
từng bước nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo <br />
dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ <br />
động, tự học, tự tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện <br />
bản thân mình. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh <br />
nghiệm “Hướng dẫn học sinh lớp 4,5 tự học thông qua mạng Internet”.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu của SKKN này là hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức <br />
thông qua mạng Internet nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, làm <br />
cho các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi trong học tập nhằm đáp ứng <br />
yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện nay. <br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng <br />
Internet.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Đội ngũ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Dây Sáp, huyện Krông Ana, <br />
tỉnh Đăk Lăk năm học 2014 2015<br />
Nghiên cứu một số ứng dụng của công nghệ thông tin hữu ích trong việc tự <br />
học ở nhà của học sinh lớp 4,5.<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 2<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng hướng dẫn kỹ năng tự học ở nhà cho học sinh của <br />
giáo viên, thực trạng tự học ở nhà của học sinh trường Tiểu học Drây Sáp.<br />
Nghiên cứu để tìm ra hình thức tự học phù hợp với học sinh lớp 4,5 ở tất <br />
các môn học như: Tiếng Việt, Toán học, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh…<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các giải pháp của đề tài để kiểm <br />
chứng kết quả. <br />
Phương pháp phân tích xử lý số liệu.<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
Việc sử dụng CNTT ở nước ta đã trở nên phổ biến và mang tính thường <br />
nhật. Trong học tập, Mạng internet có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương <br />
pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh <br />
tiếp thu bài tốt hơn. <br />
Nâng cao quá trình tự học tự tìm hiểu kiến thức hướng đến sự học tập suốt <br />
đời.<br />
Chương trình ở bậc tiểu học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống <br />
kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành ở <br />
học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục <br />
đã đề ra. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục như nghị <br />
quyết trung ương Đảng đề ra. Ứng dụng CNTT có thể đưa vào tất cả các môn học, <br />
đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng. Trong 5 năm gần đây <br />
tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học ở lớp 4, 5. Tôi đã thiết kế được <br />
nhiều giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy.<br />
Là giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh tham gia <br />
các hội thi ở trường tiểu học Đray Sáp. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và <br />
quá trình học tập các môn học của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu các <br />
môn học chưa đồng đều, chậm.. Vì thế mà bản thân tôi không thể thờ ơ với mức <br />
độ nhận thức của các em. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt <br />
của học sinh đối với các môn học về những năm học sau. Đổi mới phương pháp <br />
giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều <br />
này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp <br />
học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần <br />
mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng và các cách tìm hiểu thông tin, kiến thức nhằm <br />
nâng cao kiến thức. Đồng thời phải hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 3<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
thông qua mạng Internet. Giúp các em tăng khả năng tư duy, khả năng tự học thông <br />
qua đó tự hoàn thiện cách học hình thành nhân cách theo hướng học tập suốt đời. <br />
Cùng với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ thông tin, việc tạo điều kiện <br />
thuận lợi từ BGH nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử <br />
dụng các phần mềm tiếp cận với kho tri thức của nhân loại và đưa vào thực <br />
nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết qủa khả quan. Trong bài viết này <br />
tôi không đi sâu vào trình bày các phần mềm mà chỉ giới thiệu khả năng ứng dụng <br />
của việc học tập qua mạng như cách tìm kiếm thông tin, tư liệu, video, hình ảnh <br />
các bài tập và các vấn đề liên quan trong các môn học lớp 4,5. Nhằm giúp các em <br />
tăng khả năng chủ động trong việc tiếp thu kiến thức cũng như ứng dụng chúng vào <br />
thực tiễn. Vì vậy tôi chọn SKKN: “Hướng dẫn học sinh lớp 4,5 tự học thông qua <br />
mạng Internet”<br />
II.2. Thực trạng <br />
a. Thuận lợi – khó khăn<br />
* Thuận lợi <br />
Internet là một kho tư liệu khổng lồ với rất nhiều thông tin đa chiều (hình <br />
ảnh, thí nghiệm, tư liệu liên quan, bài tập) ở hầu hết mọi lĩnh vực. Với học sinh có <br />
tư liệu ở hầu hết mọi môn học từ các môn khoa học tự nhiên đến các môn khoa học <br />
xã hội.<br />
Người học dễ hiểu bài, dễ nhớ và dễ làm bài tập hơn, cả trong kiểm tra tự <br />
luận cũng như kiểm tra trắc nghiệm; bên cạnh đó giúp học sinh dễ phát hiện ra <br />
những vấn đề, những quy luật mang tính trừu tượng cao, từ đó tạo nên sự hứng thú, <br />
say mê, yêu thích hơn trong môn học.<br />
Giải quyết nhiều nội dung trong một bài học, cung cấp kiến thức; tích lũy <br />
được nhiều kinh nghiệm, tiện lợi trong việc tự học.<br />
Nhiều gia đình học sinh đã có máy tính, điện thoại kết nối mạng Internet. <br />
* Khó khăn<br />
- Một số giáo viên chỉ quan tâm đến cách dạy mà “quên” đi cách học, phương <br />
pháp tự học của học sinh, chưa chú trọng việc hình thành năng lực tự học cho học <br />
sinh thì không thể giúp học sinh tự học, tự “làm giàu” kiến thức, có thêm ý thức học <br />
tập thường xuyên và cả đời dẫn đến ý thức, thói quen và phương pháp tự học của <br />
học sinh còn rất hạn chế.<br />
Nhiều giáo viên, học sinh chưa biết cách sử dụng máy tính, mạng internet <br />
hiệu quả cho việc dạy và học.<br />
Phải có máy vi tính hoặc điện thoại được kết nối mạng<br />
Trên mạng có rất nhiều thông tin nếu không được sự kiểm chứng sẽ gây <br />
nhiễu, không chính xác.<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 4<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
Gây mất tập trung dễ tham gia vào các trò chơi, các trang mạng có hại…<br />
b. Thành công hạn chế<br />
* Thành công: <br />
Nhiều giáo viên bước đầu đã tích cực học tập nâng cao trình độ tin học để <br />
vận dụng không chỉ vào soạn giảng mà còn áp dụng vào dạy học.<br />
Giáo viên đã chú trọng hơn đến công tác rèn kỹ năng tự học cho học sinh ở <br />
nhà.<br />
Học sinh biết sử dụng tương đối thành thạo máy tính để vào mạng tìm <br />
kiếm thức thông qua các trang website đã được hướng dẫn .<br />
Kỹ năng tự học ở nhà thông qua máy tính, mạng internet được nâng lên. <br />
Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi <br />
nhọn của nhà trường.<br />
* Hạn chế:<br />
Một số giáo viên chưa tích cực học tập để sử hiệu quả máy tính, mạng <br />
internet để tự học và áp dụng vào dạy và học.<br />
Nhiều gia đình còn khó khăn chưa trang bị được máy tính, mạng internet để <br />
phục vụ việc học cho con em.<br />
Một số học sinh chưa tích cực rèn luyện kỹ năng tự học.<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu<br />
* Mặt mạnh: <br />
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh sử <br />
dụng tối đa phòng máy trong việc dạy và học.<br />
Nhiều phụ huynh đã quan tâm tới việc tự học của con em ở nhà hơn.<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ tin học, tích cực tìm tòi học hỏi, nhiệt tình <br />
hướng dẫn học sinh.<br />
Nhiều học sinh có ý thức tự giác học tập tốt.<br />
* Mặt yếu: <br />
Ý thức trách nhiệm của một số giáo viên chưa cao. Chưa ý thức được việc <br />
tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề. Trình độ chuyên môn không đồng đều; <br />
trình độ tin học còn rất hạn chế ở một số giáo viên đã lớn tuổi.<br />
Trình độ dân trí thấp, không quan tâm đến con cái, còn khoán trắng cho nhà <br />
trường.<br />
Kỹ năng sống, tự học và việc tiếp thu kiến thức hạn chế.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Tự học là hoạt động phức tạp đối với học sinh tiểu học, cần sự hỗ trợ, <br />
hướng dẫn tận tình từ giáo viên, giám sát của phụ huynh. Hiệu quả của tự học <br />
trước hết là do tính tích cực tự học của học sinh quyết định. Tính tích cực tự học <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 5<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
của học sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố từ chính <br />
bản thân học sinh đến các yếu tố tác động bên ngoài.<br />
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học của học sinh ở nhà.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Trường TH Dray Sáp nằm trên địa bàn xã Dray Sáp, có hai điểm trường, <br />
điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại Buôn Kuôp cách trường chính hơn 8 <br />
cây số, nằm trên địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Điểm lẻ đặt tại Buôn Kuôp <br />
nhà trường chưa trang bị được phòng máy, học sinh chưa được học môn tin học, <br />
chưa tiếp cận được với CNTT.<br />
Trình độ dân trí thấp, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Nhiều bậc cha, mẹ <br />
chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu sự <br />
quan tâm đến con em trong việc học ở trường cũng như ở nhà, còn khoán trắng cho <br />
nhà trường.<br />
Qua điều tra trình độ tin học của nhiều giáo viên còn rất hạn chế.<br />
Kỹ năng sử dụng máy tính, mạng internet của học sinh để học tập vô cùng <br />
hạn hẹp.<br />
Qua khảo sát học sinh lớp 4, 5 về việc sử dụng máy tính, điện thoại kết nối <br />
mạng internet ở nhà của trường tiểu học Dray Sáp đầu năm học 20142015 Kết quả <br />
thu được như sau:<br />
STT Lớp Tổng số Học tập Chơi game Hoạt Không sử <br />
học sinh động dụng<br />
khác<br />
1 4A 32 15,6% 43,8% 12,5% 28,1%<br />
<br />
2 5A 32 18,7% 40,7% 15,6% 25%<br />
<br />
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy đại đa số các em học sinh khi vào <br />
mạng internet chỉ thích chơi game, xem phim, ca nhạc…<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Nhìn rõ được thực trạng về kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học của giáo <br />
viên, khả năng tự học thông qua mạng internet ở nhà của học sinh để phát huy <br />
những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu. Đồng thời đưa ra được <br />
những giải pháp phù hợp để nâng cao kỹ năng tự học ở nhà thông qua mang internet <br />
cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy học và các phong trào mũi nhọn.<br />
Học sinh hiểu được vai trò của việc tự học, có ý thức rèn luyện kỹ năng tự <br />
học.<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 6<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
* Những điểm cần lưu ý trong việc tự học của học sinh tiểu học<br />
Khác với việc tự học của học sinh cấp II, III, đại học.. việc tự học của học <br />
sinh tiểu học bao giờ cũng phải có sự hướng dẫn của thầy cô giáo, có thể kết hợp <br />
với sự hỗ trợ của cha mẹ các em. Bởi các em đang ở lứa tuổi ham chơi hơn ham <br />
học, ý thức học tập ở các em chưa cao. Hướng dẫn học sinh tiểu học tự học cần <br />
lưu ý đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em, không được thoát ly trình độ hiểu biết, <br />
sự suy nghĩ của các em. Thường xuyên động viên khuyến khích học sinh tự giác học <br />
tập, không áp đặt gò ép trẻ. Kết hợp với gia đình yêu cầu bố trí giờ tự học cho học <br />
sinh học ở nhà, góc học tập của trẻ cần cách biệt với không gian sinh hoạt ồn ào <br />
của gia đình. Các ngày nghỉ như chủ nhật, ngày lễ không buộc trẻ phải tự học, kết <br />
hợp cho trẻ vui chơi. Quản lý thời gian tự học trên mạng của trẻ tránh tình trạng trẻ <br />
vào những trang mạng có hại, vừa học vừa chơi trò chơi…Khơi gợi giúp học sinh <br />
tự tìm nguồn động viên cho mình như: Hãy nghĩ đến thành quả. Nguồn động viên <br />
chủ yếu đối với học sinh chính là sự công nhận từ thầy cô, bạn bè và gia đình trước <br />
sự tiến bộ hàng ngày của các em qua lời nhận xét khen ngợi, tuyên dương, hay <br />
điểm số cuối mỗi kì thi. Mỗi cá nhân có thể tìm thấy cho mình những nguồn động <br />
viên khác nhau.<br />
* Tìm kiếm kiến thức trên mạng<br />
<br />
Trong các môn học lớp 4,5 trên mạng có rất nhiều thông tin kiến thức, tư <br />
liệu, bài tập vô cùng hữu ích cho giáo viên, học sinh có thể sử dụng. Đối với giáo <br />
viên để nâng cao kiến thức, trong quá trình tự học, tự tìm hiểu. Đối với học sinh <br />
nâng cao quá trình tự học, tự tìm hiểu để có những kĩ năng cơ bản nhất phục vụ <br />
quá trình tự học suốt đời. Tuy nhiên để có được kĩ năng cơ bản đó cần có sự hướng <br />
dẫn của giáo viên trước vô số thông tin mà không hề có sự kiểm định. <br />
* Các trang web phục vụ tốt cho việc học tập các môn học lớp 4, 5<br />
http//google.com. Trang web giúp các em học sinh tìm bài tập, tư liệu<br />
Youtube.com. Trang web giúp các em học sinh tìm các video …<br />
Violet.vn. Nhiều tư liệu, đề kiểm tra thường xuyên, học kì, bài tập nâng <br />
cao, đề thi học sinh giỏi …<br />
* Cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet: <br />
Các mẹo cơ bản để tìm kiếm hiệu quả trên Google<br />
Qua kết quả khảo sát các em hoc sinh khối 4,5 trường TH Dray Sáp ở trên có <br />
thể thấy rằng: Số lượng học sinh sử dụng Internet tương đối đông trên 70% qua <br />
điện thoại, qua máy tính… tuy nhiên phần lớn các em lại tập trung vào việc chơi <br />
game, xem phim… Còn số em tìm hiểu thông tin cho các môn học thì tương đối ít. <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 7<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
Mặt khác trong các em sử dụng cho học tập thì kĩ năng tìm kiếm thông tin sử dụng <br />
cũng chưa tốt<br />
Vì vậy trước tiên cần cho các em biết cách sử dụng một số thao tác cơ bản <br />
nhất về công cụ tìm kiếm google: "Dân ta phải biết sử ta. Nếu mà không biết thì tra <br />
Google" là câu thơ đã khá quen thuộc với nhiều người sử dụng Internet ở Việt Nam, <br />
tuy nhiên, không ít người vẫn chỉ tra cứu với các câu lệnh đơn giản mà chưa khai <br />
thác hiệu quả công cụ này. Chuyên viên Joyce Hau của Google châu Á Thái Bình <br />
Dương cho hay chỉ cần thêm một số ký tự hoặc từ khóa đơn giản, người sử dụng <br />
có thể nhanh chóng có được thông tin họ cần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi không dùng dấu kép sẽ có rất nhiều kết quả không chính xác<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dùng dấu ngoặc kép "..." để có được kết quả chính xác với cụm từ cần tìm.<br />
Để các em có thể sử dụng một số trang web vào việc tự học một cách hiệu <br />
quả tôi đưa ra một số ví dụ cụ thể sau: Để chuẩn bị tốt cho việc học bài mới mà giáo <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 8<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
viên giao nhiệm vụ tìm hiểu như môn Lịch sử lớp 4, tuần 12, bài: Chùa thời Lý các em <br />
chỉ cần về nhà thao tác trên máy tính, điện thoại có kết nối mạng vào google nhấp <br />
chuột vào ô tìm kiếm ngay lập tức màn hình sẽ xuất hiện những hình ảnh về chùa <br />
thời Lý và những dữ kiện Lịch sử có liên quan. Khi nắm được những kiến thức do <br />
chính bản thân các em tìm hiểu được thì chắc chắn trong tiết học trên lớp các em sẽ <br />
rất tự tin, hào hứng tham gia thảo luân đóng góp ý kiến, nhận được sự tuyên dương <br />
khích lệ của thầy cô sẽ làm các em có nhiều hứng thú hơn với việc học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để tham khảo thêm một số bài văn hay các em cũng vào google để tìm kiếm ví dụ: Những <br />
bài văn tả cảnh hay lớp 5 ngay lập tức trên màn hình sẽ hiển thị hàng loạt những chuyên mục <br />
để <br />
các em lựa chọn tham khảo để tích luỹ thêm kiến thức cho mình rất bổ ích.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hay để nâng cao chất lượng đại trà, mũi nhọn đối với môn toán lớp 4, 5 thì giáo viên<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 9<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
phát động phong trào thi giải toán qua mạng violympic sâu rộng để các em tham gia. Để các<br />
em tự tin tham gia cần hướng dẫn các em một số thao tác căn bản như: Vào youtube nhập <br />
“hướng dẫn đăng ký thành viên violympic” vào ô tìm kiếm, trên màn hình sẽ hiển thị hướng <br />
dẫn cập nhật thông tin rất cụ thể đầy đủ bằng video để các em đăng ký tham gia giải toán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để rèn luyện kỹ năng giải, cách giải các dạng toán violympic vào yuotube nhập “ <br />
Hướng dẫn giải toán violympic toán 4 vòng 2 năm 2014” rồi vào các video để giải rồi <br />
xem cách giải so sánh với kết quả mình vừa giải. Từ đó các em sẽ trau dồi kỹ năng giải <br />
toán của mình rất hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 10<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bên cạnh đó để học được, học tốt môn toán lớp 4,5 không phải dễ vì vậy ngoài việc học <br />
trên lớp các em có thể tự tìm hiểu thêm trên mạng để củng cố kiến thức đã học cũng như tích <br />
luỹ thêm kiến thức cho bản thân bằng việc tham gia trực tiếp giải toán qua các video hướng <br />
dẫn rất cụ thể uy tín có nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh đang theo dõi như: website <br />
360do.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để truy cập website 360do chỉ cần truy cập vào youtube nhập vào ô tìm kiếm “ Hướng <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 11<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
dẫn giải toán 4. 360do.vn”. Ở trang này các em có thể tìm kiếm các bài giảng hay về thủ thuật <br />
giải toán hay như: Thủ thuật xác định thương số phép chia cho số có hai chữ số ở lớp 4 qua <br />
video hướng dẫn rất cụ thể. Hay ở môn toán lớp 5 thủ thật chuyển đổi đo chiều dài hoặc khối <br />
lượng sẽ giúp ích không nhỏ trong việc làm bài tập dạng quy đổi đơn vị đo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các em có thể tìm kiếm bất kì môn học nào mình cảm thấy cần thiết chỉ cần nhấp <br />
chuột vào trang Tiểu học rồi chọn lớp, chọn môn, bài học để tham gia tương tác học <br />
tập.Ví dụ các em muốn học bài “Động từ” Phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Các em <br />
chỉ cần chọn lớp 4 luyện từ và câu, bài: Động từ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để tham gia tự học thông qua bài giảng Elearning các em chỉ cần vào trang Violet và <br />
chọn mục Bài giảng điện tử Elearning hiển thị như trên màn hình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhưng để tham gia học tập các em cần đăng kí làm thành viên, chỉ cần nhấp <br />
chuột vào ô dăng ký thành viên ngay dưới ô đăng nhập rồi điền đầy đủ thông tin <br />
trong bảng hướng dẫn thì các em sẽ ngay lập tức được trở thành viên tham gia <br />
học tập tương tác để lĩnh hội kiến thức.<br />
<br />
Tra cứu thời tiết bất cứ đâu theo thời gian thực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 12<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
Để tìm định nghĩa một từ hay cụm từ, gõ lệnh define: và từ cần tìm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để tra cứu thông tin trong một giai đoạn cụ thể, bạn gõ lệnh "thời gian..thời gian", <br />
ví dụ World Cup 1960..1980 để tìm các đường link chứa dữ liệu về World Cup từ năm <br />
1960 đến 1980.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Tìm kiếm đề thi<br />
Khi trải qua một giai đoạn học tập các em cần tự ôn tập và kiểm tra khối <br />
lượng Kiến thức đã học cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng bằng cánh tự làm các <br />
bài kiểm tra để kiểm chứng xem mình đã nắm chắc kiến thức đã học hay còn hạn <br />
chế ở chỗ nào để kịp thời ôn tập bổ sung kiến thức cho mình bằng cách vào trang <br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 13<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
Violet, chọn mục “Thư viện đề thi” chọn Tiểu học, môn để tải về làm bài thi. Cách <br />
thức tải đề thi như tải bài giảng Elearning.<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn kỹ năng <br />
tự học cho học sinh. Tạo điều kiện, khuyến khích học sinh tự học.<br />
Cách tìm kiếm thông tin trên mạng tương đối đơn giản dễ thực hiện dễ thao <br />
tác, chỉ cần học sinh chịu khó tập trung vào vấn đề cần giải quyết<br />
Các trang Web được giới thiệu có độ chuẩn xác cao đã được nhiều giáo viên <br />
và học sinh kiểm chứng… <br />
Các phần mềm giới thiệu trong đề tài đơn giản, dễ thao tác độ chính xác đã <br />
được kiểm chứng. không cần máy tính có cấu hình mạnh.<br />
Hình thức tự học có thể dùng cho cả các môn học khác như: Toán , Tiếng <br />
Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh <br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp nêu trên có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau điều đó <br />
được thể hiện trong quá trình hướng dẫn kỹ năng tự học ban đầu, cơ bản cho học <br />
sinh. Thực tế cho thấy giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp khác, thành công của việc <br />
làm này góp phần dẫn đến thành công của việc làm khác. Vì vậy học sinh cần nắm <br />
chắc kỹ năng cơ bản để tự học qua mạng, tự tích lũy, đào sâu kiến thức..<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Qua quá trình hướng dẫn các em học sinh cách sử dụng máy tính kết nối <br />
mạng internet vào quá trình tự học như trên kết quả khảo sát của các em học sinh <br />
lớp 4, 5 cuối năm học 2014 2015 như sau:<br />
STT Lớp Tổng số học Học tập Chơi game Hoạt động <br />
sinh khác<br />
1 4A 32 53% 21% 26%<br />
2 5A 32 56% 18% 26%<br />
Các em đã dành nhiều thời gian lên mạng để tìm hiểu thông tin cho việc <br />
học nhiều hơn<br />
Hầu hết các em học sinh dễ hiểu bài và hứng thú trong học tập (đây là yếu <br />
tố quan trọng tạo sự thành công của tiết dạy) <br />
Giải quyết tốt khối lượng kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập cũng <br />
như giải quyết nhiều thắc mắc của học sinh. <br />
Bên cạnh sự nhiệt tình của các thầy giáo cô giáo trực tiếp giảng dạy, cũng <br />
như thầy cô ôn luyện các hội thi thì chính bản thân các em đã không ngừng rèn <br />
luyện, tích cực học tập ở trên lớp cũng như tự học ở nhà đã góp phần vào việc nâng <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 14<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
cao chất lượng đại trà của nhà trường và chất lượng các phong trào mũi nhọn trong <br />
năm học 2014 – 2015. <br />
Cụ thể lớp 4A, lớp 5A năm học 2014 – 2015 các em đều hoàn thành <br />
chương trình, không có học sinh lưu ban.<br />
Kết quả các phong trào mũi nhọn cũng rất đáng được biểu dương: <br />
+ Giao lưu phát hiện học sinh năng khiếu lớp 4,5 cấp huyện: Đạt giải <br />
khuyến khích toàn đoàn.Trong đó môn toán lớp 4A đạt 1 công nhận, 1 khuyến khích. <br />
Môn toán lớp 5A đạt 1 công nhận, 1 giải 3. Môn Tiếng Việt lớp 4A đạt 1 giải nhất, <br />
1 giải 3, 1 công nhận. Môn Tiếng Việt lớp 5A đạt 1 khuyến khích, 1 công nhận. <br />
Môn Tiếng Anh lớp 4A đạt 2 em công nhận.<br />
+ Thi giải toán qua mạng cấp huyện: Môn toán lớp 4A đạt 5 em công nhận. <br />
Môn toán lớp 5A đạt em 5 công nhận, 1em tham gia thi cấp tỉnh.<br />
+ Thi Tiếng Anh qua mạng lớp 4A đạt 2 em công nhận.<br />
Như vậy cũng có thể nói rằng việc tự học thông qua mạng Internet cũng giúp <br />
học sinh phát huy được tính tích cực sáng tạo, mở rộng kiến thức, tăng khả năng <br />
tìm tòi, tự lĩnh hội kiến thức, khả năng tự học. <br />
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu.<br />
Qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân nhận thấy có hai vấn đề: <br />
Muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của <br />
học sinh, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp và vốn kĩ <br />
năng tin học cơ bản bởi đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, <br />
sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng. Ngoài các tiết dạy <br />
trên lớp giáo viên cần hướng dẫn các kĩ năng, tài liệu để học sinh tự học ở nhà <br />
Tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ <br />
trợ của các cấp, các ngành, gia đình và nhà trường thì giáo viên ngoài các giờ học <br />
trên lớp còn có thể hướng dẫn các em học sinh tự tìm hiểu thông tin, tự học qua <br />
mạng là điều hoàn toàn có thể làm được. Qua đó sẽ nâng cao năng lực của học sinh <br />
giúp các em hoàn thiện kĩ năng tự học phục vụ việc học tập suốt đời là vô cùng khả <br />
thi<br />
III. Kết luận, kiến nghị<br />
III. 1. Kết luận:<br />
Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực. <br />
Nhằm mục đích cuối cùng là học sinh nắm vững kiến thức cũng như các kĩ năng <br />
trong các môn. Do vậy, tôi đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng mọi hình thức nhằm <br />
giúp việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên cần tìm cách <br />
khơi gợi, kích thích và tổ chức cho các em chú ý, tham gia vào bài học. Làm được <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 15<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
như thế chúng ta góp được một phần nhỏ thực hiện thành công việc đổi mới <br />
phương pháp giảng dạy và học tập.<br />
Trên tinh thần trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Tôi rất mong được sự đóng góp <br />
của các vị lãnh đạo, các đồng nghiệp để có được những kinh nghiệm và cách thức <br />
học tập, giảng dạy phong phú, và kích thích hứng thú học tập của học sinh. <br />
III.2. Kiến nghị:<br />
Đề nghị cung cấp phòng máy, máy tính có nối mạng ở phân hiệu Buôn <br />
Kuôp để giáo viên, học sinh được dạy học tiếp cận với CNTT dần dần ứng dụng <br />
vào việc tự học có thể phát huy tối đa hiệu quả dạy và học cho học sinh.<br />
Đi đôi với việc đổi mới SGK, cần phải có ngân hàng tranh ảnh, phim, tư <br />
liệu, liên quan từng bài để sử dụng “Giáo án điện tử”, “ Bài giảng Elearning”.<br />
Cần có tài liệu hướng dẫn và những buổi tập huấn hướng dẫn học sinh tự <br />
học, và sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng mạng Internet và <br />
các phần mềm hữu ích giúp học sinh tự học các môn học lớp 4,5. Tôi rất mong <br />
được sự nhận xét, đóng góp, của các vị lãnh đạo và đồng nghiệp.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Dray Sáp, ngày 17 tháng 03 năm 2016 <br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 16<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IV. Tài liệu tham khảo<br />
1. Website: Violet.vn, youtube, 360do<br />
2. Các diễn đàn: hocmai.com.vn, hocmoon.com<br />
3. Các bài viết của báo dantri.com.vn; sohoa.com.vn; Giaoducvietnam.vn<br />
4. Sách giáo khoa <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 17<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu <br />
<br />
.................................................................................................. <br />
1<br />
I.1. Lý do chọn đề tài <br />
<br />
.................................................................................... <br />
1<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
................................................................<br />
<br />
2<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
.............................................................................<br />
<br />
2<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. <br />
<br />
.................................................................<br />
<br />
2<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
......................................................................... <br />
3<br />
II. Phần nội dung <br />
<br />
................................................................................................ <br />
3<br />
II.1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
.......................................................................................... <br />
3<br />
II.2. Thực trạng <br />
<br />
............................................................................................. <br />
4<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp <br />
<br />
.............................................................................. <br />
6<br />
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu. <br />
<br />
.............................................................................................................. <br />
15<br />
III. Kết luận, kiến nghị <br />
<br />
.................................................................................... <br />
15<br />
III. 1. Kết luận: <br />
<br />
............................................................................................ <br />
15<br />
III.2. Kiến nghị: <br />
<br />
............................................................................................ <br />
16<br />
IV. Tài liệu tham khảo <br />
<br />
..................................................................................... <br />
17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 18<br />
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 19<br />