intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục trường THCS

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

1.976
lượt xem
279
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục trường THCS” để giáo dục các em có tính sáng tạo, chủ động, tự giác và ý chí luôn rèn luyện thân thể khỏe mạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục trường THCS

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC TRƯỜNG THCS
  2. A. Phần mở đầu Trong thời đại ngày nay khoa học phát triển như vũ bảo, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiển, dùng làm cái chìa khoá để mở cánh cữa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu cấp bách. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII – IX, Nghị quyết TW2 của Đảng về giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ đã khẵng định: “Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành lang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI…”. Dạy học là hoạt động nổi bật, đặc trưng cho hoạt động ở nhà trường, nó phân biệt được hoạt đọng của nhà trường với các hoạt động khác. Dạy học trong nhà trường luôn luôn tồn tai dưới dạng là một hệ thống các hoạt động, trong đố quá trình dạy và học song song với nhau để cùng vận động, cùng phát triển theo nhiệm vụ, mục đích và nội dung chương trình đã quy định. Bậc THCS được xác định về các tố chất phát triển thể lực , sức khoẻ tạo cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển con người toàn diện đó là: Đức – Trí – Thể – Mỹ - Lao động và năng lực sáng tạo. Giáo dục thể chất trong trường học đó là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung điều khiển quá trình giáo dục thể chất cho học sinh. * Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng, là yêu cầu cấp thiết phù hợp với xu thế phát triển của xã hội góp phần tạo ra những tố chất mới cho nguồn lao đọng trẻ thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Luật giáo dục ghi rõ về đổi mới phương pháp dạy học “Là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.” Thật vậy: Phương pháp dạy học là cách thức của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức điều hành lớp học gíp học sinh chiếm lĩnh tri thức đạt mục tiêu dạy học. Vì thế vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là yêu cầu cấp thiết là việc làm thường nhật dẫu trong điều kiện dạy học còn khó khăn. Phải nhận thức đúng đắn và quan tâm đúng mức, tiếp cận và thực thi phù hợp với đặc trưng của bộ môn, để trả lời câu hỏi đổi mới như thế nào trong dạy học theo các trọng tâm chỉ đạo của cấp học. Trong những năm qua đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng ở THCS có nhiều bài học quý giá, riêng bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Thể dục cũng được lớn lên rất nhiều về phương pháp dạy học.
  3. Nhưnh nghiêm túc nhìn nhận đó là bước đi ban đầu có tính quy trình, có tính đích thực. Vấn đề này còn được bàn luận, hội thảo và có sự tiếp sức của các cấp quản lý, sự nổ lực của bản thân giáo viên và của cả học sinh mới đạt được mục tiêu dạy học. Bộ môn Thể dục mang tính đặc thù riêng, việc dạy học diễn ra ở ngoài sân là chủ yếu, có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. đặc điểm tâm lý của học sinh luôn hiếu động, muốn thể hiện năng lực của bản thân, các em ưa thích hoạt động, luyện tập. Những nét riêng này tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn đáng kể cho việc đổi mới phương pháp dạy học Thể dục ở trường THCS. Thực tế giảng dạy những năm qua ở trường THCS Lệ Ninh bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đích: Tích cực hoá hoạt động học tập, luyện tập của học sinh, hình thành phương pháp tự học, tích cực tự giác, chủ động của học sinh trên con đường nhận thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Tuy vậy trước yêu cầu đổi mới của Giáo dục - Đào tạo, với lương tâm và trách nhiệm thúc bách cho bản thân tôi nhiều hơn trong việc thực hiện dổi mới phương pháp dạy học bộ môn, với lý do đó tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục trường THCS.” B. Phần nội dung 1. Cơ sở khoa học Để thực hiện tốt các tiết dạy thực hành đòi hỏi người giá viên dạy bộ môn Thể dục phải nắm chắch những kiến thức cơ bản về khoa học nói chung và bộ môn nói riêng, phải có các kỹ năng, kỹ xão vận động để giảng dạy và biết cách vận dụng chúng vào quá trình giảng dạy Thể dục cho học sinh. Muốn chăm sóc giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ thì đội ngũ giáo viên Thể dục trực tiếp giảng dạy ở các tiết chính khoá và các tiết luyện tập bồi dưỡng trong huấn luyện hàng tuần và phải nắm vững vàng các kiến thức, có khả năng vận động nhất định để thực hiện tốt nhiệm vụ môn học, tiết học, lý thuyết, học mới, luyện tập. Xuất phát từ nhận thức trên mà thời gian qua giáo viên Thể dục trong tổ, nhà trường không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn, nghiên cứu sâu đối tượng học tập trong từng tiết học ở từng khối: 6, 7, 8, 9 để tìm ra giải pháp mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Mỗi học sinh có thể chất tốt, năng khiếu tốt trong độ tuổi từ 11 – 15 tuổi tạo nguồn vận động viên cho nhà trường, cho huyện thị. Chủ yếu là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Thể dục ở nhà trường, tôi nhận thức sâu sắc rằng: + Nhiệt tình, trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, có sức khoẻ tốt.
  4. + Có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn cho phù hợp với điều kiện của trường, đối tượng học sinh. + Khi học sinh thực hiện các kỹ thuật động tác, các giai đoạn của một kỹ thuật hoàn chỉnh, giáo viên phải quan sát học sinh ngay từ khi công việc chuẩn bị đến thực hiện động tác và kết thúc động tác. + Trong quá trình giảng dạy bộ môn phải làm cho học sinh nắm vững những kiến thức đã học ở lớp trược. + Học sinh phải có kỹ năng, chịu khó thực hành các bài tập bổ trợ cho từng nội dung bài học. + Nâng cao kỹ năng, kỹ xão vận động bộ môn trong giờ học chính khoá. + Giáo dục cho các em ý thức luyện tập sức khoẻ ở mọi lúc, mọi nơi, áp dụng vào luyện tập thể dục buổi sáng. Trong thực tế đổi mới mục tiêu, chương trình giảng dạy bộ môn Thể dục cho mọi cấp học đang diễn ra trên quy mô lớn và đi dần vào chiều sâu của từng vấn đề, từ đó có một đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các nội dung, trong đó phần vận động cơ bản cho học sinh THCS hiểu và làm tốt trong một tiết thực hành Thể dục. Trong giảng dạy coi đó là nét đặc trưng “Lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hóa người học”. Người thầy chỉ giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, chỉ đạo giúp người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng, kĩ xão nghề nghiệp bằng nỗ lực của chính mìnhnhư: Đọc thêm tài liệu, đúc rút kinh nghiệm, tiếp cận tri thức mới hiện đại, tự bố trí thời gian học tập, rèn luyện và suy nghĩ tìm ra phương pháp mới, hình thành luyện tập để nâng cao chất lượng, quá trình tự đào tạo của bản thân. II. Cở sở thực tiễn: Trường THCS Lệ Ninh nằm ở phía Tây của huyện Lệ Thủy. Những năm gần đây, trường đã có nhiều hoạt động trên các mặt giáo dục, đạo đức, chất lượng văn hóa, hoạt động Đội và hoạt động TDTT. Trường nhiều năm liên tục đạt Trường tiến xuất sắc cấp Tỉnh, đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 vào thời điểm tháng 11- 2004. Có được những thành tích đó là nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu, các thầy cô giaops trong nhà trường, sự nỗ lực và rèn luyện phấn đấu không ngừng của học sinh, đặc biệt là sự quan tâm của địa phương, phụ huynh, xây dựng xã hội hóa giáo dục ngày càng cao. Đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Phòng, Sở Giáo dục - Đào tạo. Quá trình giảng dạy Thể dục ở trường THCS Lệ Ninh có những thuận lợi đó là: Trường có 12 lớp, trên 450 học sinh, với 2 giáo viên chuyên trách, có sân
  5. Thể dục – Thể thao thuận tiện cho học sinh tập luyện Thể dục nội khóa và hoạt động ngoại khóa, trường học hai ca, có khá đủ dụng cụ tập luyện cho bộ môn như: Hố nhảy, cột xà,… Cũng như các dụng cụ nội khóa – ngoại khóa khác. Song việc giảng dạy Thể dục còn gặp một số khó khăn là: Học sinh chưa có áo quần đồng phục, chưa có nệm nhảy… Một thực tế hiện nay ở nhiều trường chưa có đủ giáo viên Thể dục, cho nên chưa được tập huấn về bộ môn, chưa được dự giờ, thao giảng của giáo viên chuyên ngành Thể dục mà từ đó tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học, chưa phát huy được tính sáng tạo của học sinh, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, nên các giờ học thể dục còn sao nhãng, học sinh chơi nhiều, nhiều em chưa thực hiện được động tác cơ bản, khi hỏi hay nhận lớp giáo viên Thể dục gặp nhiều khó khăn để truyền đạt lại kiến thức cho học sinh về môn học. *. Qua khảo sát năm học 2005 – 2006 kết quả đánh giá học sinh khối 9 ở trường THCS Lệ Ninh đạt chất lượng sau: Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp số SL % SL % SL % SL % 9A 36 05 14.1 11 30.6 13 36.1 07 19.4 9B 37 05 13.5 14 37.8 17 45.9 01 0.3 9C 35 06 17.1 13 37.1 12 34.3 04 11.4 Từ tình hình trên bản thân tôi đã trăn trở, suy nghĩ và có những biện pháp đổi mới phương pháp dạy Thể dục trong trường THCS và đã tiến hành có kết quả cao: Từ tiết học đầu tiên của năm học cho học sinh học lý thuyết “Nhập môn” để các em có ý thức, động cơ đúng đắn, có ý chí và tinh thần học như các môn văn hóa khác, đồng thời cho các em bàn bạc về nội dung, trang phục trong giờ học Thể dục. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải gắn với nâng cấp dần cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo phương hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho việc ứng dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn; tạo một bước chuyển biến quan trọng, trươncs hết trong việc chống dạy chay và đảm bảo các hoạt động giáo dục toàn diện. Đặc trưng của bộ môn là vận động ngoài trời, nên đòi hỏi có biện pháp tổ chức khoa học mới đạt hiệu quả cao. Sân bãi, dụng cụ, đồ dùng dạy học phải
  6. chuẩn bị trước và đầy đủ, đảm bảo vệ sinh, an toàn, phù hợp với nội dung và nhiệm vụ tiết học. Là môn thực hành ở ngoài trời, do đó giáo viên và học sinh phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ về thời tiết, khí hậu và môi trường học sinh học tập thường bị phân tán, thiếu chú ý nghe giảng và khi nghe giáo viên giải kỷ thuật, truyền thụ kiến thức, học sinh nghe và ghi nhớ là chủ yếu. Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng tích cực, sức khỏe học sinh được tăng cường, đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc hạn chế các bệnh học đường trong lứa tuổi học sinh THCS, điều mà bấy lâu nay chúng ta cần quan tâm, và cái đích cuối cùng là phát triển thể chất cân đối theo lứa tuổi. Đây là một số thành công đáng khích lệ trong việc nhận thức, một nếp nghĩ, chuyển đổi từ cách dạy tẻ nhạt, thiếu năng động, tích cực (Học sinh học ít, chơi nhiều Thầy giáo lên lớp nặng về phân tích giảng giải) để tiến tới thực hiện hoàn hảo những giờ dạy thực sự đổi mới theo hướng tích cực, đó là những giờ lên lớp có nội dung phong phú, sinh động, thực hiện phương pháp phân nhóm, quay vòng, sắp xếp nội dung, thời gian hợp lý, học sinh luyện tập nhiều hơn, giáo viên đã biết giảng giải, phân tích kỹ thuật ngắn gọn để dành nhiều thời gian cho học sinh tập luyện. III. Nguyên nhân cơ bản: 1. Đối với giáo viên: - Phải nhận thức được rằng: Chỉ có thể giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao, học sinh mới có ý thức tự chủ, chủ động, tự giác, tích cực tập luyện thì mới đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chất lượng đào tạo cụ thể cho từng học sinh. - Phải làm mẩu chuẩn xác, kết hợp phân tích động tác một cách ngắn gọn, cô động rõ ràng, trọng tâm nêu bật được then chất kỹ thuật động tác. - Với quỹ thời gian từng tiết học nếu không biết bố trí, sắp xếp giáo viên chỉ nặng truyền thụ kiến thức, học sinh ít được rèn luyện nâng cao thể lực và thành tích. - Việc giảng dạy lồng ghép, tích hợp nhiều nội dung vào một tiết học nếu giáo viên không chịu khó, thiếu năng động để tổ chức, điều khiển cho các nhóm thì khối lượng vận động, kĩ năng học sinh rèn luyện sẽ bị hạn chế. - Thiết bị dùng cho việc giảng dạy và việc bố trí thời khóa biểu có liên quan với nhau, cần có sự đan xen chương trình để vận dụng các thiết bị đang có vừa đủ cho giảng dạy giữa các khối lớp. - Việc vận dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên còn thiếu linh hoạt giữa các khâu, vì vậy phải có biện pháp hữu hiệu, thây đổi hình thức tổ
  7. chức giữa các nội dung ( Trò chơi – thi đấu) gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện. 2. Đối với học sinh: Học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của môn học Thể dục làm góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, chưa thấy được mối quan hệ mật thiết giữa rèn luyện thể dục để có sức khỏe tốt, góp phần học tốt các môn học khác và thực hiện mục tiêu chung. Với những thực trạng đã nêu trên để nâng cao chất lượng thực sự về bộ môn mình đang trực tiếp giảng dạy bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp ở mục B. IV. các giải pháp: 1. Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học: + Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập thông tin, xữ lý thông tin vêg trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh. Nhằm tạo cơ sở cho những quá trình sư phạm của giáo viên và cho bản thân học sinh để ngày một tiến bộ hơn. + Đổi mới phương pháp mục tiêu chương trình môn Thể dục THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu, nội dung, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kiểm tra, đánh giá, trong đó kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức cảu đánh giá. + Công tác điều hành, tổ chức giảng dạy và học phải thực sự khoa học tránh lãng phí thời gian. Mọi hoạt động của thầy và trò ở trên lớp phải thực sự khoa học phải có 2-3 nội dung trong một tiết dạy, phải áp dụng các phương pháp tổ chức lên lớp như chia nhóm để tập luyện, chia nhóm và quay vòng, tập theo hình thức dòng chảy. Sử dụng và phát huy vai trò cán sự của lớp để duy trì tổ chức học tập và an toàn trong khi tập luyện. + Đối với bài dạy mới, giáo viên cần giảng dạy ngắn gọn, cơ bản. Với những bài dạy ôn tập không giảng giải lại kỹ thuật động tác mà chỉ cung cấp thêm những kiến thức có liên quan. + Tăng cường lượng vận động cho học sinh, chỉ có tăng lượng vậ động thì học sinh mới có cơ hội rèn luyện kỹ năng về thể lực. Do vây, khi dạy học giáo viên cần nói ngắn gọn để học sinh dể hiểu, dể nhớ. 2. Nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục bộ môn thể dục trong phụ huynh và học sinh. - Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, vị trí của môn Thể dục trong giảng dạy chính khóa và ngoại khóa cho phụ huynh, và học sinh ( Thông qua các buổi họp phụ huynh lớp, đại hội đại biểu phụ huynh của trường).
  8. - làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo nhà trường để việc bố trí tạo điều kiện CSVC cho việc giảng dạy bộ môn Thể dục được chú trọng thuận lợi cho việc giảng dạy. - Làm tốt một số mô hình câu lạc bộ, tạo sân chơi cho giáo viên, học sinh như: Sân bóng chuyền, bóng đá mi ni, cầu lông, bóng bàn v.v - Các hội thi ở trường cần được tổ chức tốt, có tác dụng sâu sắc, lôi cuốn mọi người vào cuộc với phương châm: “Muốn học tập tốt thì cần phải có sức khỏe tốt”. - Việc đánh giá chất lượng môn học Thể dục dựa vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để tạo được niềm vui vì mục tiêu học tập phấn đấu cho học sinh. Tuy nhiên một số học sinh bị bệnh tật thì cần được nghỉ ngơi hợp lí theo chỉ dẫn của cơ quan y tế. - Học sinh có trang phục riêng cho tập luyện. Với trang phụ Thể dục thể thao, giày vải sẽ giúp cho học sinh tập luyện tích cực hơn, mạnh dạn hơn. 3. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi tập luyện hoặc sau khi phân nhóm tập luyện. Giáo viên đặt yêu cầu cho phù hợp, đánh giá kết quả học tập đúng thực chất, có biện pháp xữ lý chính đáng với những học sinh không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để học sinh có ý thức luyện tập ở tiết học. Một giờ thể dục có chất lượng cao có nghĩa là phải đảm bảo khối lượng vận động trong một tiết học phải đặc biệt coi trọng phương pháp tổ chức, phương pháp dạy học động tác, đặc biệt là khi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm, giáo viên chỉ rõ nội dung cần tập trong tiết học theo hình thức phân nhóm quay vòng thật cụ thể, chi tiết. Ví dụ: Nhóm A ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung với cờ (lớp7) và học mới các động tác phối hợp, thăng bằng trong thời gian 9 – 10 phút, trong khi đó nhóm B học một số động tác bổ trợ chạy nhanh, sau đó kỹ thuật xuất phát thấp chạy lao trong thời gian 9 – 10 phút. Sau 9 – 10 phút giáo viên cho 2 nhóm đổi nội dung và địa điểm tập luyện. Ngoài ra, giáo viên cần sắp xếp nội dung ôn tập và học mới của hai nhóm đan xen nhau để khi bắt đầu cho học sinh tập luyện thì một trong 2 nhóm sẽ ôn tập nội dung đã học ở phần đầu do cán sự lớp điều khiển; (Ví dụ nhóm B ôn một số động tác bổ trợ chạy nhanh) trong khi đó giáo viên hướng dẫn nội dung học mới ở nhóm kia. (Ví dụ nhóm A học mới 2 động tác phối hợp và thăng bằng của bài thể dục phát triển chung với cờ). Khi nhóm A chuyển sang phần ôn tập 7 động tác Thể dục đã học do cán sự lớp điều khiển thì giáo viên sang nhóm B phổ biến kỹ thuật xuất phát thấp chạy lao. Khi 2 nhóm chuyển sang ôn tập những bài tập đã học, thì giáo viên quan sát và giúp đỡ cả hai nhóm ôn tập.
  9. Như vậy vai trò của cán sự bộ môn và khả năng tự chủ, tự quản của học sinh rất cao, đó chính là tạo tình huống cho học sinh tự quản và tich sực hoá người học. Có thể nói mổi cán sự là một tiểu giáo viên giúp giáo viên không chỉ biết làm mẫu hướng dẫn các bài ôn tập, mà còn phải biết cách tổ chức, điều khiển nhóm tập luyện theo nhiệm vụ giáo viên đã giao cho, và chỉnh sữa động tác sai cho những trường hợp cá biệt. Chính vì vậy, giáo viên tổ chức những đợt bồi dưỡng cán sự về chuyên môn và cách tổ chức, đièu hàng nhóm tập tuyện. 4. Hướng dẫn tập luyện theo phương pháp trò chơi và thi đấu. Từ lâu con người đã biết sữ dụng trò chơi như là một trong những phương tiện, phương pháp giáo dục thể chất. Trong giáo dục thể chất, phương pháp trò chơi là sữ dụng các trò chơi vận động hoặc những bài tập được soạn dưới dạng trò chơi để dạy cho học sinh. Luật lệ chơi, nhiều tình tiết của trò chơi được các em rất ưa thích. Ví dụ trò chơi “ Mèo đuổi chuột” thực chất là một bài tập về chạy được soạn dưới dạng hai con vật chạy đuổi nhau, hay trò chơi “Chạy tiếp sức” cũng là những bài tập về chạy nhưng được soạn dưới hình thức trò chơi có luật lệ. Nếu chỉ tập chạy không, học sinh sẽ không có sự cố gắng cao nhưng khi được học dưới hình thức trò chơi thì em nào cũng tích cực, năng động lên nhiều. Ngoài ra khi tham gia học sinh thường bộc lộ những ưu và nhược điểm cũng như khả năng của mổi cá nhân về mức độ tính thật thà, tính trung thực, tính kỹ luật, tính đồng đội, khả năng sự tháo vát nhanh nhẹn, sự sáng tạo…. Đó là những điều rất cần thiết đối với các thầy cô giáo trong giáo dục nói chung và giáo viên Thể dục nói riêng. Thi đấu là một trong những hiện tượng của xã hội, nét nổi bật của phương pháp thi đấu là sự so đo về sức lực và tài trí của những người tham gia để đạt thành tích hoặc dành vị trí cao. Cũng như phương pháp trò chơi, phương pháp thi đáu khai thác được tính tích cực, sự sáng tạo, mức độ tự giác tham gia vào công việc của mỗi thành viên rất cao, do đó dạy và học rất có hiệu quả. 5. Phương pháp dạy học bộ môn xây dựng hứng thú bền vững và dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”. Mục tiêu cơ bản của bộ môn Thể dục chính là tăng cường sức khoẻ cho học sinh, thúc đẩy để cơ thể học sinh phát triển toàn diện. Do vậy giờ học Thể dục phải đảm bảo được một lượng vận động cần thiết, nội dung học phải phong phú, tiết học phải sinh động, gây hứng thú kích thích và có sự cuốn hút học sinh tham gia tập luyện tích cực. Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách cho học sinh. Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học
  10. tập, ngược lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo ảnh hưỡng đến sự phát triển hứng thú và tự giác. Để xây dựng được hứng thú bền vững cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của các em như: - Tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược. - Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất với trình độ phát triển của học sinh, một nội dung quá dể hoặc quá khó đều không gây được hứng thú, cần biết dẫn dắt học sinh để luôn luôn tìm thấy cái mới, có thể giành lấy kiến thức hình thành và phát triển kỹ năng. - Tạo được sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và trò làm cho học sinh gắn bóa với lớp, hợp tác tích cực. - Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tư duy sáng tạo trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập. - Học sinh được chia thành tổ, nhóm thảo luận, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau đồng thời tạo không khí thi đua giữa các tổ nhóm. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, không chỉ là thách thức với học sinh mà cả với giáo viên; “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là hoạt động dạy hướng vào người học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, giáo viên là chủ thể hoạt động dạy, hai chủ thể phải hợp tác với nhau trong quá trình dạy học. Đó là một tư tưởng, một quan điểm giáo dục chi phối tất cả các thành tố của quá trình dạy học từ mục tiêu nội dung, phương pháp, đến các phương tiện tổ chức đánh giá đều tập trung vào người học. Thực ra qúa trình dạy học gômg hai mặt gắn bó khăng khít là hoạt động dạy và hoạt động học, khi nhấn mạnh mặt này thì không có nghĩa là gạt bỏ mặt kia, do đó trong quá trình dạy học không thể thiếu một trong hai mặt kia. Giáo dục của nhà trường là quá trình có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Nếu giáo viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ càng nâng cao được chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học. 6. Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả học tập. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Đặc điểm nổi bật của môn Thể dục là thực hành, luyện tập là chủ yếu, tập luyện để rèn luyện kỹ năng, cũng cố kiến thức và rèn luyện thể lực. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá qúa trình học tập của học sinh chủ yếu bằng thực hành, kiểm tra thực hành trong mỗi tiết học (kiểm tra thường xuyên), kiểm tra thực hành định kỳ theo các nội dung có trong PPCT. Qua kiểm tra thực hành, giáo viên có thể đánh giá được năng lực về kiến thức tiếp thu của học
  11. sinh, về năng lực thực hiện các kỹ năng của động tác, đánh giá được sự tăng tiến về thể lực (thành tích đối chiếu với bảng tiêu chuẩn RLTT). Ngoài ra giáo viên có thể kiểm tra miệng trong các tiết học vào thời gian (đầu, giữa, cuối tiết học) nhằm đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh ở mổi động tác, bài tập cụ thể để giáo viên rút kinh nghiệm tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, làm cho học sinh hiểu và nắm được kiến thức, kỹ năng nhanh hơn. Là môn học mà học sinh không có sách giáo khoa, học chủ yếu bằng phương pháp nghe và ghi nhớ những điểm cơ bản của kỹ thuật động tác, học sinh sẽ phải tái hiện kiến thức khi tập luyện ở nhà, khi kiểm tra, thường học sinh diển đạt theo cách hiểu riêng của mổi người. Cho nên khi tiến hành ra câu hỏi kiểm tra và kiểm tra đánh giá phải lưu ý tới đặc điểm này để đánh giá đúng và khách quan năng lực tiếp thu của học sinh. Là môn học có mục tiêu về rèn luyện thể lực (sức khoẻ) cho nên ở những nội dung thực hành như chạy ngắn, chạy dài, nhảy xa, nhảy cao, ném bóng…. Là những môn khi kiểm tra, đánh giá kết quả đo độ dài (m, cm) hoặc đơn vị đo thời gian (phút, giây). Học sinh được học, được tập luyện những nội dunốcc trong một số tiết học, giáo viên có thể biết được khã năng tăng tiến về thể lực của mổi học sinh . Muốn kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh, giáo viên cần biết và hiểu những vấn đề sau: * Xác định rõ mục đích yêu cầu kiểm tra. - Đánh giá sự phát triển diển ra vào những thời điểm nhất định như học kỳ, cuối năm ( kiểm tra định kỳ) - Xác định mục tiêu kiểm tra. - Cần xác định rõ đối tượng kiểm tra nam, nữ, học sinh loại khoẻ, trung bình - Về phạm vi lĩnh vực kiểm tra, như kiểm tra kiến thức hay kỹ năng hoặc cả kiến thức và kỹ năng, hoặc vừa kiến thức, kỹ năng và thành tích. - Thiết kế câu hỏi (viết hay vấn đáp), nội dung kiểm tra thực hành. - Xây dựng đáp án, biểu điểm. * Việc đánh giá học sinh đã thực sự được đổi mới cụ thể là: - Qua học và hành ngoiaf việc chú trọng đến kiểm tra động tác, cần phải lấy tiêu chuẩn RLTT làm chổ dựa để kiểm tra, đánh giá. - Việc đổi mới còn mỡ rộng dân chủ trong đánh giá bằng cách cho học sinh tham gia nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện động tác hay trả lời câu hỏi của bạn bè trước khi giáo viên đưa ra kết luận.
  12. Trên đây là dấu hiệu cơ bản trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh mà bản thân tôi đã áp dụng rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy ở trường. 7. Những kết quả bước đầu: Kết quả khảo sát học kỳ I năm học 2006 – 2007 Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Tổng số SL % SL % SL % SL % 9A 30 06 20 19 63.3 04 13.3 01 0.3 9B 29 09 31 16 55.1 04 14 0 0 9C 31 13 42 12 39 06 19.3 0 0 So sánh kết quả trên với năm học trước tôi nhận thấy rằng: Khi vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng dạy học môn Thể dục ở trường THCS Lệ Ninh được nâng cao, học sinh đam mê, có hứng thú học môn hơn. Thực sự là môn học phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Qua quá trình dạy Thể dục ở trường THCS Lệ Ninh, tôi đã trao đổi và thảo luận với giáo viên trong nhóm bộ môn, giáo viên trong nhà trường và đã đi đến thống nhất phương pháp đổi mới trong giờ học Thể dục, đồng thời bản thân tôi áp dụng giảng dạy có hiệu quả. C. kết luận Qua giảng dạy bộ môn và đi sâu nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy môn Thể dục ở trường THCS tôi được phép nêu lên những kinh nghiệm sau: + Muốn hoạt động nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy Thể dục cơ bản cho học sinh THCS nói riêng ở các nội dung khác nhau và các đối tượng khác nói chung, giáo viên phải không ngừng đầu tư trí tuệ, công sức vào việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong tự học, tự tìm tòi. + Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, đối tượng giảng dạy, phương pháp bộ môn. + Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Cần dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài mẫu để rút kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ sư phạm. + Thường xuyên làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
  13. + Thực sự yêu thích bộ môn dạy học của mình, nghiêm túc và gần gủi với học sinh. + Để đạt được kết quả cao trong bộ môn Thể dục người giáo viên cần và đủ kỹ năng rèn luyện từng động tác cơ bản cho học sinh, từ đó giúp cho các em hình thành được kỹ năng kỹ xão của kỹ thuật động tác. + Cần phát huy tác dụng của các “hạt nhân” trong mỗi lớp học, giúp cho các em có thói quen luyện tập theo nhóm. + Tạo ra không khí vui tươi trong giờ học, làm thay đổi trạng thái lao dộng, đồng thời giáo dục cho các em tính tổ chức kỹ luật cao, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, tinh thần tập thể. Từ đó giúp các em yêu trường, ham học, lôi cuốn các em hăng say nỗ lực hơn trong các môn học tập văn hóa khác và phát triển toàn diện tố chất thể lực. + Tham mưu tốt với hiệu trưởng, để tạo cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho việc dạy học môn Thể dục. *. Thể dục là một bộ môn văn hóa, vừa rèn luyện thể lực tăng cường sức khỏe vừa trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhằm tạo những lớp người mới phụ hợp với sự phát triển của xã hội. Vì thế trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục. Qua đó gióa dục các em có tính sáng tạo, chủ động, tự giác và ý chí luôn rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Trong giảng dayh người thầy, người cô phải là người yêu nghề, mếm trẻ. Phải có năng lực sáng tạo luôn có ý thức đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, tạo một giờ học hứng thú, thuậ lợi có lượng vận động thích hợp, hiệu quả. Đối với nhà trường cần tạo mọi điều kiện để đảm bảo trang thiết bị, sân bãi, môi trường, bóng mát. Đây cũng là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện thể chất học sinh trong nhà trường. *. Đổi mới phương pháp dạy học là cả một quá trình lâu dài phải được thực hiện đồng bộ về cả nội dung, phương pháp, phương tiện – thiết bị dạy học, cách đánh giá, kiểm tra. Song ở môic tiết học việc đổi mới phương pháp dạy học là hiện diện rỏ nhất, trong đó vai trò điều hành của giáo viên góp phần quan trọng giúp học sinh tích cực chủ động chiễm lĩnh nội dung bài học. Những suy nghĩ trên đây của bản thân tôi chỉ là một khía cạnh và ở mức độ nhất định với mong muốn đóng góp thêm tiếng nói của mình vào đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo dục - đào tạo hiện hành. Kính mong các đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục tham khảo, góp ý để cùng nhau xây dựng phong trào đổi mới Giáo Dục nói chung, bộ môn Thể dục nói riêng đạt được kết quả ngày càng tốt hơn.
  14. Xin chân thành cảm ơn ! Lệ Ninh, ngày 25 tháng 05 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Mỹ Lợi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2