SKKN: Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là nhằm giúp các em vừa học vừa chơi đã cởi bỏ khá nhiều sự căng thẳng trong học tập, tạo tâm thế học tập tốt hơn, hứng thú hơn. Từ đó mà kết quả học tập của các em được nâng lên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GỢI HỨNG THÚ CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH LỚP 11 Lĩnh vực / Môn: Ngữ văn Cấp học: THPT Tên tác giả: Nguyễn Văn Huyên Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG Chức vụ: NĂM HỌC 2019 – 2020
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội MỤC LỤC PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................................ 1 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ...................................................................................................................................................... 1 a. Khảo sát thực trạng. .............................................................................................................................................................. 1 b. Đi tìm nguyên nhân............................................................................................................................................................... 2 2.THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................................................. 2 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. .................................................................................................................................... 3 PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................. 3 I.KHÁI NIỆM “HỨNG THÚ”, HỨNG THÚ HỌC TẬP. ............................................................................... 3 II. VAI TRÒ CỦA VIỆC KHƠI GỢI HỨNG CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH: ..................... 4 III. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH HỌC THƠ CỦA HỌC SINH: ...................... 4 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI GỢI HỨNG THÚ CHO HỌC SINH CẢM THỤ THƠ. ......... 5 1.BƯỚC 1: CHUẨN BỊ, THIẾT KẾ GIÁO ÁN:............................................................................................. 5 a. Xác định mức độ kiến thức phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. ............................................................ 5 2. BƯỚC 2: HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: ............................................................................................................... 9 a. Lồng ghép những mẩu chuyện ngắn liên quan đến tác giả hoặc tác phẩm để dẫn dắt vào nội dung bài học......................................................................................................................................................................... 9 b. Gợi hứng thú từ bản chất môn Ngữ văn........................................................................................................ 10 c.Tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm trong tiết học. ....................................................................................... 11 d.Tổ chức những cuộc thi dịch những bài thơ chữ Hán trong sách giáo khoa. .............................. 12 e.Giảng bài theo cách hài hước............................................................................................................................... 13 f. Dạy học tích hợp (liên môn, tích hợp dọc, tích hợp ngang). ................................................................. 13 g.Hoạt độn củng cố mỗi phần, củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy. ....................................................... 13 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 14 1.KẾT LUẬN........................................................................................................................................................................ 14 a.Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài. ...................................................................................................... 14 b.So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài ta thấy: ........................................................................ 14 2.KHUYẾN NGHỊ: ........................................................................................................................................................... 15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. a. Khảo sát thực trạng. - Trước khi thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh 2 lớp 11: 11A1, 11A5 (xin xem mẫu phiếu ở phần phụ lục) với các câu hỏi như sau: Phiếu số 1: 1.Em có hứng thú học môn Ngữ văn không? Lí do? 2.Trong bộ môn Ngữ văn em thích học phần nào hơn các phần còn lại? a) Thơ ca. b) Tiểu thuyết, truyện ngắn. c) Tiếng Việt. d) Ý kiến khác. Phiếu số 2: Cho ngữ liệu sau . “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò” (Trần Tế Xương- Sông Lấp) a.Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất là gì? b. Từ, cụm nào quan trọng nhất để xác định được biện pháp đó? Kết quả: về số liệu phiếu số 1. KẾT QUẢ CÂU SỐ 1 KẾT QUẢ CÂU SỐ 2 Có hứng không Bình Thơ ca Tiểu ý kiến khác thú hứng thú thường thuyết,TN 11A1 15/39 hs 8/39 hs 16/39 hs 15/39 hs 5/39hs 19/39hs 11A5 5/32 hs 24/32 hs 3/32 hs 5/32 hs 10/32hs 17/32hs Câu số 1: Lí do: Trong 32 em không hứng thú có đến 20 nêu lí do là học Văn khó chọn trường thi Đại học, sau này khó kiếm việc làm. 11 em trả lời: vì em thích học môn Toán hơn. 01 em trả lời không hứng thú vì học không hiểu bài. Câu số 2-Lí do: Trong 36 em ý kiến khác đa số đều nêu rằng mình thích học các tiết như: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Luyện tập phỏng vấn và Trả lời PV và các tiết học mang tính hoạt động cao, lượng kiến thức ít. + Trong 15 hs thích tiểu thuyết, truyện ngắn thì 7 em nêu lí do đại ý cho rằng thơ ca “sến”, “ủy mị”. Một số còn lại cho rằng thơ khó hiểu, khó học. Nhất là thơ chữ Hán. Trang 1/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Kết quả khảo sát phiếu số 2 được tổng hợp như sau: Lớp 11A1 (39 HS) 11A5 (32 HS) Kết quả Thực nghiệm Đối chứng Nêu đúng biện pháp nghệ thuật 15 7 Nêu đúng từ, cụm từ 5 7 Đúng biện pháp NT nhưng sai từ 4 6 Nêu từ, cụm từ đúng nhưng sai BPNT. 14 11 Không nêu được gì 1 1 KẾT LUẬN: Qua khảo sát cho thấy rất nhiều học sinh không mặn mà, hứng thú với việc học tập bộ môn Ngữ văn nói chung và thơ ca nói riêng. Khả năng cảm thụ từ ngữ chưa tốt, chưa nắm vững các biện pháp nghệ thuật. b. Đi tìm nguyên nhân. Nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng trên. Theo tôi thì có một số nguyên nhân, nhưng ở đây chỉ xin đề cập đến mấy nguyên nhân mà theo tôi là chủ yếu: + Thứ nhất: Đa phần các em chưa hiểu đúng bản chất của môn Ngữ văn. Các em mới chỉ nhìn môn Văn dưới góc độ xã hội, kinh tế như học môn gì để có cơ hội tìm việc làm. Điều này đúng, nhưng thế là chưa nhận thức đầy đủ. Vì muốn làm gì thì làm, trước hết các em phải LÀM NGƯỜI đã. Đó là mong muốn lớn nhất của bố mẹ và của xã hội. Mà đặc điểm lớn nhất để phân biệt con người với muôn loài là TÂM HỒN, TÌNH CẢM và những RUNG ĐỘNG THẨM MỸ. Đây chính là mục đích bồi dưỡng của môn Ngữ văn. +Thứ hai: có cả nguyên nhân từ phía giáo viên truyền thụ kiến thức, một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh. Với những giờ học như thế, yếu tố hứng thú của học sinh chưa được kích thích để trỗi dậy. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học… +Thứ ba: Thói quen học tập thụ động của học sinh. Hoặc bắt nguồn từ nhiều vấn đề xã hội khác như nhịp sống thời hiện đại thời 4.0 với nhiều cám dỗ tuổi trẻ như game, facebook….thu hút sự chú ý của các em. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. 2.THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. a. Thời gian. - Thời gian nghiên cứu lý thuyết, sưu tầm tài liệu từ tháng 9/2018-2/2020. - Thời gian thực nghiệm đối chứng: 8/2019-2/2020. Trang 2/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội b. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh các lớp 11A1, 11A5 trường tôi công tác. c. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi giảng dạy, hướng dẫn học sinh cảm thụ các tác phẩm thơ ca lớp 11. Chứ không bàn sang các lĩnh văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn…. 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. Chúng tôi thực hiện các phương pháp sau: + Phương pháp thức nghiệm, đối chứng. + Phân tích văn bản, so sánh văn bản, nghiên cứu lý thuyết. PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.KHÁI NIỆM “HỨNG THÚ”, HỨNG THÚ HỌC TẬP. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn thì: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [ Dẫn theo Nguyễn Quang Uẩn- Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP 2007 tr 204). Nói như vậy có nghĩa là: ❖ Về bản chất tâm lí thì hứng thú là khả năng đem lại khoái cảm cho con người, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. ❖ Về bản chất xã hội thì hứng thú gắn với hoạt động của cá nhân. Điều này có nghĩa là hứng thú phải gắn với hoạt động học tập của cá nhân từng học sinh, tức là không phải sự thụ động mà có thể có hứng thú được. Bản chất của vấn đề là phải tổ chức hoạt động học tập và lôi cuốn các em vào những hoạt động đó. NHƯ VẬY: Trên cơ sở khái niệm “hứng thú” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn (Giáo trình Tâm lý học đại cương- đã dẫn ở trên) thì “hứng thú cảm thụ tác phẩm thơ” được hiểu như sau: Hứng thú cảm thụ tác phẩm thơ là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với tác phẩm thơ ca, nó có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình khám phá vẻ đẹp thẩm mỹ, giá trị nhân văn…. của bài thơ hoặc đoạn thơ. Theo quan niệm này, khi con người có hứng thú với hoạt động cảm thụ tác phẩm thơ thì họ sẽ có cảm giác thoải mái, say mê khi tiến hành khám phá đối tượng nghiên cứu, làm cho đối tượng sớm bộc lộ bản chất, đem lại kết quả cao trong học tập. Ngược lại, nếu không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học tập, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Trang 3/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội II. VAI TRÒ CỦA VIỆC KHƠI GỢI HỨNG CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH: Trước hết phải khẳng định rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người nói chung và trong học tập nói riêng. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập bộ môn Ngữ văn nói chung, cảm thụ thơ ca nói riêng đạt kết quả cao, có khả năng tìm tòi, sáng tạo. Vì vậy, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong học tập bộ môn Ngữ văn nói chung, cảm thụ thơ ca nói riêng có ý nghĩa trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ: - Về mặt kiến thức: tạo hứng thú học tập trong bộ môn Ngữ văn nói chung, cảm thụ thơ ca nói riêng giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức Ngữ văn và thơ ca cho học sinh. Khi có hứng thú, học sinh sẽ học tập tự giác, tích cực, chủ động, do đó, những kiến thức được lĩnh hội các em sẽ nhớ lâu; những vẻ đẹp nhân văn, giá trị thẩm mỹ các em sẽ “biết”, “hiểu” và “vận dụng” linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Góp phần hình thành nhân cách học sinh. - Về mặt kĩ năng: tạo hứng thú học tập học tập bộ môn Ngữ văn nói chung, cảm thụ thơ ca nói riêng cho học sinh là một trong những cơ sở giúp học sinh phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, tích cực, ..., năng lực vận dụng kiến thức để hiểu biết, giải quyết các tình huống trong cuộc sống. - Về mặt thái độ: tạo hứng thú học tập học tập bộ môn Ngữ văn nói chung, cảm thụ thơ ca nói riêng góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh, hướng các em đến các giá trị chân, thiện, mĩ của cuộc sống. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và phương tiện dạy học tác động đến xúc cảm của học sinh, khiến các em muốn tiếp tục khám phá thêm những điều chưa biết. NHƯ VẬY: Việc tạo hứng thú học tập có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung, cảm thụ thơ ca nói riêng . Nó góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh, nâng cao hiệu quả bài học bộ môn Ngữ văn ở trong nhà trường phổ thông hiện nay. III. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH HỌC THƠ CỦA HỌC SINH: Sau khi tìm hiểu, chúng ta thường thấy trong quá trình học thơ, học sinh thường gặp phải những khó khăn, vướng mắc sau đây : 1. Đối với thơ luật – thơ trung đại : -Một là: các em không nắm vững luật thơ, không hiểu rõ các biện pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ cổ điển, không nắm được các điển tích, điển cố. Vì vậy khi ghi chép và kiềm tra, các em chỉ tái hiện máy móc lời giảng của các thầy cô, gần như các em không có rung động cảm xúc thực sự của riêng cá nhân mình. Trang 4/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội -Hai là: những trường hợp học thơ có phần dịch nghĩa từ nguyên văn chữ Hán , các em thiếu sự đối chiếu giữa phần dịch nghĩa với bản dịch thơ, vì thế cho nên có khi cách hiểu của học sinh thoát ly khá xa ý trong văn bản gốc. Phần lớn mới chỉ cảm thụ vào nội dung, ít khai thác nghệ thuật. Từ đó, một số em nhớ chữ này thành chữ khác, hiểu bài thơ không đúng, thậm chí rất buồn cười. Chẳng hạn, khi được kiểm tra bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, nhiều em đọc và viết câu “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” (Thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu) thành “Tu thích nhân gian thuyết Vũ hầu” hay “… thiết Vũ hầu”. 2. Thơ hiện đại : Xét về mặt đại thể thì đa phần các em cảm thụ phần thơ hiện đại dễ hơn thơ trung đại vì ngôn ngữ thơ gần gũi, dễ hiểu. Tuy nhiên không phải là không có vướng mắc. Có một loại bệnh hay gặp trong cảm thụ thơ của học sinh là cảm nhận chủ quan tùy tiện, “tán” một cách vô căn cứ. Xuất hiện những bài viết của học sinh hiểu sai chi tiết trong văn bản thơ ca rồi trên cơ sở hiểu sai lại bình giảng say sưa không phải là ít. Thậm chí hiện tượng chính trị hóa, dung tục hóa, có cách hiểu khiên cưỡng về một chi tiết, một ý thơ, câu thơ hay bài thơ cũng thường gặp ở một bộ phận học sinh. Ở một mặt khác thì việc sử dụng sách tham khảo, sách làm văn mẫu cũng tạo cho các em thói quen ỷ lại, chép sách, không chú trọng tìm hiểu nội dung nghệ thuật của tác phẩm, hiện tượng này cũng khá nhiều. Một số em có năng lực diễn đạt thì tình trạng hiểu nghĩa bề mặt, không đầu tư tìm hiểu những lớp nghĩa ẩn dụ, tượng trưng trong tác phẩm vẫn còn tồn tại. Chẳng hạn, bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, một số em mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ Hoàng Cúc – Hàn Mạc Tử mà không đi sâu khai thác vẻ đẹp không gian Vỹ Dạ, tâm sự Hàn Mạc Tử gửi gắm trong từng khổ thơ... IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI GỢI HỨNG THÚ CHO HỌC SINH CẢM THỤ THƠ. 1.BƯỚC 1: CHUẨN BỊ, THIẾT KẾ GIÁO ÁN: a. Xác định mức độ kiến thức phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục như sau: Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, đánh giá kết quả học tập của người học. Khi chuẩn bị kế hoạch giảng dạy nhất thiết cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng. a1) Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để lựa chọn những kiến thức cơ bản, vừa sức học sinh. Trong hoạt động dạy học , việc lựa chọn nội dung dạy học có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Một bài học đảm bảo được tất cả các yếu tố như tính khoa học, tính giáo dục, tính lí luận… nhưng không phù hợp với nhận thức của học sinh thì học sinh không tiếp thu được (nếu khó quá) Trang 5/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội hoặc sinh tư tưởng nhàm chán (nếu quá dễ). Việc giáo viên xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh chính là làm thế nào để trong cùng một lớp học, với việc tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên, tất cả học sinh đều thu lượm được kiến thức cần thiết cho bản thân mình. Người giáo viên phải biết lựa chọn những kiến thức không được quá khó nhưng cũng không được đơn giản hóa kiến thức, bởi lẽ kiến thức vượt quá tầm nhận thức của học sinh sẽ khiến các em nản chí nhưng nếu dễ quá sẽ khiến các em nhàm chán, thậm chí nảy sinh tư tưởng coi thường, chủ quan. Trong quá trình dạy học cần tránh sự quá tải đối với lĩnh hội kiến thức của các em. Tuy là bộ môn Ngữ văn nhưng bài giảng cần trình bày nội dung ngắn gọn, súc tích, cụ thể, dễ hiểu, không rườm rà; không đưa những khái niệm, thuật ngữ, tên gọi khó, phải mất thời gian giải thích và làm cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh gặp khó khăn. Khi soạn bài phải lựa chọn trong sách giáo khoa đâu là kiến thức phù hợp với học sinh của mình, biết họ đã có cái gì và đang cần cái gì để có sự lựa chọn nội dung dạy học phù hợp; để việc học tập đối với các em là niềm thích thú, sự say mê chứ không phải là sự bắt buộc, gò ép hay gánh nặng quá sức. Ví dụ Khi dạy bài “Vội vàng”, tôi căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, xác định kết quả cần đạt của tiết học. về mặt kiến thức. ❖ Kiến thức: - Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình với quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua tác phẩm. - Thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc, mạch luận lí chặt chẽ cùng những sáng tạo mới lạ trong hình thức nghệ thuật thể hiện của tác phẩm. Sự khẳng định, đề cao cái tôi cá nhân. Ở đây khái niệm “Cái tôi cá nhân” là gì đã được dạy và kiểm tra ở những bài học trước đó, tức là cái các em đã có. Vì vậy tôi không dạy lại ở bài này mà đi vào chứng minh biểu hiện “Cái tôi cá nhân” của Xuân Diệu ở bài này. a2) Nắm chắc trình độ nhận thức và điểm mạnh, điểm yếu trong tư duy của từng học sinh trong lớp giảng dạy. Ở những vùng miền khác nhau, Học sinh có phông nền về văn hóa, kiến thức, mức độ nhận thức không giống nhau. chẳng hạn như học sinh ở thành thị sẽ được tiếp cận nhiều nguồn thông tin thì quá trình lĩnh hội tri thức sẽ nhanh và thuận lợi hơn các em ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Mặt khác, mỗi học sinh là một cá thể có sở trường, sở đoản khác nhau, ham mê hứng thú từng môn học, từng bài học khác nhau. Lý luận dạy học hiện đại chú trọng vào dạy học phát triển năng lực học sinh. Mà dạy học phân hóa lại là một khâu vô cùng thiết yếu, quan trọng trong dạy học phát triển năng lực học sinh. Để làm tốt việc này người giáo viên cần hiểu rõ về dạy học phân hóa; nâng cao năng lực hiểu đối tượng giáo dục (cần hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh). Giáo viên phải rèn luyện năng lực thiết kế công cụ dạy học (hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, bài kiểm tra .. Trang 6/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội phù hợp với từng đối tượng học sinh và thể hiện được sự phân hóa), đặc biệt giúp học sinh được rèn luyện năng lực sáng tạo (sáng tạo trong cách học, sáng tạo trong lựa chọn phương pháp, công cụ, trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức…) Bởi vậy, trong hoạt động dạy học, Việc giáo viên hiểu rõ đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp là bước vô cùng quan trọng, quyết định thành bại của hoạt động dạy học. a3) Cung cấp những câu hỏi trước để học sinh tìm hiểu ở nhà. Với bài thơ Vội vàng tôi cung cấp các câu hỏi sau: *)Với phần tiểu dẫn: Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu những nét chính về Xuân Diệu là người như Bài thơ giúp em hiểu tác giả Xuân Diệu. thế nào? thêm gì về tác giả? Nêu xuất xứ của bài thơ. – Trình bày những hiểu Tập thơ đó có vị trí như biết của em về tập thơ? thế nào trong đời thơ Xuân Diệu. Nhan đề của bài thơ là Giải thích ý nghĩa của Lý giải tại sao nhà thơ gì? nhan đề đó lại đặt nhan đề là “Vội vàng” Đọc và xác định thể thơ? Em hiểu thế nào về thể Hãy kể tên một số bài thơ tự do. thơ cùng loại. Nhân vật trữ tình trong -Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về tâm bài thơ là ai? bài thơ giúp em xác định trạng của nhân vật trữ được nhân vật trữ tình. tình trong bài thơ? – Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? 1. Tình yêu cuộc sống tha thiết: – Mở đầu bài thơ, tác – Vậy bức tranh mùa Có gì mới trong cách sử giả thể hiện một khát xuân hiện ra như thế dụng nghệ thuật của tác vọng kì là đên ngông nào? Chi tiết nào thể giả? cuồng. Đó là khát vọng hiện điều này? – Hãy cho biết tâm gì? Từ ngữ nào thể hiện Nghệ thuật đó có tác trạng của tác giả qua điều này? dụng gì? đoạn thơ trên? Trang 7/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người: Chi tiết nào thể hiện – Từ quan niệm thời gian – Quan niệm về thời gian được điều đó? là tuyến tính, nhà thơ đã của người xưa và Xuân cảm nhận được điều gì? Diệu có gì khác? – Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó? 3.Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình – Đọc đoạn thơ 3 – Cảm nhận được sự trôi –Giáo dục KNS: Trình chảy của thời gian, Xuân bày những ấn tượng sâu Diệu đã làm gì để níu đậm của cá nhân về hồn giữ thời gian? thơ Xuân Diệu ? – Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới? –Giáo dục KNS: Bài thơ thể hiện quan niệm sống đẹp của một tâm hồn khao khát sống hay chỉ là lối sống tiêu cực gấp gấp. Tổng kết – Hãy nêu đặc sắc nghệ – Hãy rút ra ý nghĩa của thuật của bài thơ? văn bản ? Trang 8/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 2. BƯỚC 2: HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: a. Lồng ghép những mẩu chuyện ngắn liên quan đến tác giả hoặc tác phẩm để dẫn dắt vào nội dung bài học Hoạt động này nhằm mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Đây cũng là một phương pháp rất hiệu quả để thay đổi “khẩu vị” bài giảng, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Tại sao học sinh thường rất thích nghe kể chuyện? Đơn giản vì điều đó làm giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập. Khi đó học sinh được tưởng tượng theo những gì giáo viên kể thay vì nhìn chằm chằm vào sách, vào vở hay chiếc bảng đen, những thứ đôi khi dễ khiến chúng nhàm chán. Tuy nhiên vấn đề là phải kể gì và phải kể như thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách linh hoạt của mỗi giáo viên khi lồng ghép chuyện kể vào bài giảng của mình. Nội dung mẩu chuyện và ngữ điệu trầm bổng trong lời kể sẽ kích thích trí tưởng tượng, sự háo hức chờ mong của học trò. Trong thực tế chúng ta thấy học sinh rất thích nghe kể chuyện mặc dù các em đã đọc sách và có rất nhiều câu chuyện để đọc. Điều này thể hiện rõ khi các em chăm chú nghe từng lời kể, quan sát cử chỉ hành động của giáo viên. Cách giới thiệu bằng chính lời kể của giáo viên về một tác phẩm chuẩn bị học để tăng sự tập trung, ngạc nhiên như một khúc dạo đầu đầy cảm hứng, như một chiếc đà lăn cho một quãng đường dài, đây là cách giới thiệu sáng tạo bằng chính nội dung cơ bản của tác phẩm dưới lời kể sáng tạo của giáo viên. Trước khi vào nội dung chính của bài học, tôi thường dùng mẩu chuyện ngắn để giới thiệu về nội dung bài học mới để dẫn dắt, tạo tâm thế tiếp nhận bài học và kích thích sự hứng khởi của học sinh. Chẳng hạn khi dạy bài “Vội vàng” tôi dẫn dắt vào bài bằng mẩu chuyện về nhà thơ Xuân Diệu của tác giả Phạm Khải (có đăng trên báo CAND) Không tiếc thuốc lá, chỉ tiếc thời gian Những lần đến thăm Xuân Diệu, nhà thơ Trần Ninh Hồ thường để ý thấy ông hay rút từ một bao thuốc lá nguyên khi thì một điếu, lúc thì hai điếu, đặt lên chiếc đĩa trước mặt khách (mà ít khi là cả bao). Dường như đoán được ý nghĩ của nhà thơ trẻ (không ngờ một nhà thơ lớn mà lại ki đến vậy), khi tiễn Trần Ninh Hồ ra cổng, Xuân Diệu ấn bao thuốc vào túi anh, nói nhỏ: - Anh cho em bao thuốc về mà hút. Rồi ông phân giải: - Anh là người rất quý thời giờ. Thời giờ nó cũng như tấm vải vậy. Để nguyên mấy mét thì may được sơ mi, áo dài, mà cũng ngần ấy vải, đem cắt nhỏ ra thì chỉ may được mùi soa. Sở dĩ anh không đặt cả bao thuốc ra đấy vì đó là chủ ý của anh. Một điếu có nghĩa là khách chỉ nên ngồi 5 phút thôi. Mà hai điếu thì có nghĩa là 10 phút. Anh đặt cả bao ra đấy, nhỡ có người sẵn thuốc ngồi dai thì sao. Thuốc thì anh không thiếu, nhưng anh thiếu thời gian. Bây giờ anh đã sắp đến cái tuổi "cổ lai hy" rồi còn gì. Trang 9/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Lời dẫn: Ở trong thơ Xuân Diệu ta thường gặp những lời “giục giã”, “vội vàng”, “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ…” “mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm..” Trong thi phẩm “Vội vàng” các em sẽ gặp lại một tâm trạng tiếc nuối thời gian của một người yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt nhưng lại nhận ra thời gian luôn chảy trôi, thời gian không đợi ai bao giờ…. b. Gợi hứng thú từ bản chất môn Ngữ văn. Muốn nói gì thì nói, điều quan trọng nhất để khơi gợi hứng thú học bộ môn Ngữ văn cho học sinh thì điều quan trọng nhất là phải bắt nguồn từ bản chất của môn Ngữ văn. Muốn học sinh hứng thú học, giáo viên Ngữ văn trước hết phải có năng lực đọc hiểu ngôn từ, phát hiện và lí giải tín hiệu thẩm mĩ, phân tích hình tượng nghệ thuật trong văn bản tác phẩm cần dạy; Bản thân người dạy phải thường xuyên rèn luyện, phát triển, nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm thành kĩ năng cảm thụ văn chương. Nếu kĩ năng cảm thụ văn học tốt sẽ giúp người dạy khai thác và truyền tải được đầy đủ nội dung bài học, tổ chức hiệu quả cho học sinh chiếm lĩnh nội dung và nghệ thuật của văn bản, đánh thức cảm xúc của học sinh về những tâm trạng, trạng thái cảm xúc, về cuộc sống, về số phận con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi không chỉ có năng lực sư phạm, kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi người giáo viên phải tự nâng cao năng lực cảm thụ, bình giá tác phẩm. Trong các kỹ năng phân tích, bình giảng luôn đòi hỏi phải phát hiện cái hay, cái đẹp. gây hứng thú cho học sinh, giúp các em yêu thích môn Văn hơn. Bản thân tên bộ môn: Ngữ văn đã cho thấy sự bao hàm: -Phần Ngữ: là phần ngôn ngữ, học văn tức là “học ăn học nói, học gói học mở”. Chính vì vậy giáo viên phải giúp học sinh thấy được nét hay, đẹp, hấp dẫn về mặt ngôn ngữ của tác Phẩm văn học, qua đó trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Học sinh phải hiểu được tại sao tác giả sử dụng từ này mà không sử dụng từ kia. Sự khác nhau giữa các từ là gì mặc dù nét khác biệt thường rất tinh tế. Ví dụ tại sao đầu bài “Vội vàng” tác giả dùng từ: “Tôi” (Tối muốn tắt nắng đi) nhưng cuối bài thơ đó lại dùng từ “Ta” (Ta muốn ôm..). -Phần Văn: tức là Văn học, Làm văn. Tiết học Ngữ văn phải cho các em thấy được học văn là học làm người. Văn học và Sinh học cùng là những bộ môn khoa học nghiên cứu về con người, nhưng Điểm khác nhau giữa chúng là nếu môn Sinh học nghiên cứu về con người ở phương diện thể xác, giải phẫu sinh lý cơ thể con người thì Văn học lại nghiên cứu con người ở phần tâm hồn tính cách. Mỗi bài thơ là một mảnh ghép tâm trạng khác nhau của con người. vì thế khi học về thơ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn tâm trạng của những người xung quanh để biết yêu thương đồng cảm biết sẻ chia, biết quan tâm đúng cách. Biết cảm thụ, trận trọng cái đẹp (thẩm mĩ). b1. Gợi hứng thú từ lời giảng bình của giáo viên. Người giáo viên với lời giảng, bình của mình chính là cầu nối giữa học sinh và bài thơ. Nghệ thuật bình thơ là nghệ thuật gợi mở khéo léo mà sâu xa. phải có ý Trang 10/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội thức đúc lời, dồn văn, kiệm chữ. Người bình thơ như người đánh đàn đệm cho người hát, lên dây chùng hay căng một tí cũng đều lạc điệu. Bình thơ mà nói chưa đến là không đạt; nói quá là tán. Nói nhiều cũng không nên! Phải biết dừng đúng lúc, đúng chỗ để người đọc nghĩ suy, liên tưởng, mở rộng. Cũng có khi không nên nói gì cả, để người đọc tiếp xúc thẳng với câu thơ không môi giới. (ý kiến của Giáo sư Trương Chính). Người bình thơ chính là người môi giới, dẫn dắt, một kiểu MC đặc biệt, thường là không cần lên sân khấu. Bởi thế lời dắt dẫn, lời bình càng cần sự khéo léo, biến hóa tài tình để rút ngắn chặng đường tiếp nhận, đưa lời thơ nhanh chóng đến với học sinh. b2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ từ ngữ của học sinh. Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi tự sự. Trong khi ngôn ngữ tự sự là ngôn ngữ của đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ, thậm chí cả những cái xô bồ đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có của nó. Ngôn ngữ thơ lại mang nặng tính "đặc tuyển". Là thể loại có một dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, nhưng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói như Ôgiêrốp: "Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất". Chính sự hạn định số tiếng trong câu thơ, bài thơ buộc người nghệ sỹ phải phát huy sự tư duy ngôn ngữ để lựa chọn từ ngữ cho tác phẩm. Chính vì vậy giờ học thơ phải làm cho học sinh thấy được nét mặn đằm của câu chữ mà nhà thơ ký thác vào trong đó. Chẳng hạn chỉ một chữ “dồn” trong câu “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. (Tự tình II-HXH) ẩn gói biết bao tâm sự của nhân vật trữ tình. Tiếng trống canh “dồn dập” gợi lên sự gấp gáp, sự chảy trôi không ngừng của thời gian. Mà nhân vật trữ tình lại là nữ giới. “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Đêm khuya thanh vắng, một mình đối diện với nỗi cô đơn, nhìn tuổi thanh xuân mai một dần theo tiếng trống canh…thật buồn tủi, xót xa. Hay như ở Truyện Kiều: Sau khi bị Sở Khanh lừa gạt bị Tú Bà bắt, đánh đập, Kiều thốt lên “Thân lươn bao quản lấm đầu- Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. “Xin chừa” là lời hứa từ bỏ thói hư tật xấu, nhưng ở đây lại là chừa tấm lòng trinh bạch….Thì ra xã hội ấy không có chỗ cho sự giữ gìn phẩm giá, không có chỗ cho cái tốt tồn tại...xót xa làm sao. Chỉ một từ đó còn có giá trị lên án tố cáo xã hội mãnh liệt. Với bài thơ “Vội vàng”, Ngoài việc định hướng về cấu tứ bài thơ trong bài giảng, Tôi hướng học sinh chú ý đến những điểm sáng thẩm mỹ về ngôn từ khi sử dụng phương pháp vấn đáp học sinh sau đó tôi sẽ giảng bình những điểm sáng như: - Tại sao mở đầu bài thơ tác giả xưng là “tôi” ( “TÔI muốn tắt nắng đi”). Nhứng cuối bài thơ lại đổi xưng hô là “ta” (Ta muốn ôm.) - Anh chị suy nghĩ gì về quan niệm thẩm mỹ qua câu thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. - Những giác quan nào được huy động trong câu thơ: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”...................... c.Tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm trong tiết học. (Xin xem minh chứng phần phụ lục) Trang 11/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Như chúng ta biết J. Pascual và M.A. Lindberg (1989) đã chứng minh rằng sức chứa của “trí nhớ làm việc” sẽ tăng lên theo sự tích cực làm việc của con người, Trong bài giảng “Trò chơi và vai trò của nó trong sự phát triển tâm lí của trẻ”(1933), L.X.Vưgotxki cho rằng: Hoạt động của trẻ quyết định sự phát triển trí tuệ của nó, cụ thể là hoạt động bên ngoài (tức là trò chơi) quyết định sự phát triển tâm lí trẻ (tạo ra “Vùng phát triển gần nhất”). Trong các tiết học, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi “truyền điện”, “Giải ô chữ”, “Đường lên đỉnh olympia”…..để tạo hứng thú, giúp các em hào hứng hơn với tiết học. Đôi khi trò chơi mà có sự cạnh tranh giữa các tổ nhóm sẽ tạo lên sự kích thích, tâm lý hồi hộp phấn chấn cho tiết học. d.Tổ chức những cuộc thi dịch những bài thơ chữ Hán trong sách giáo khoa. Mặc dù trong sách giáo khoa đã có những bản dịch thơ. Tuy nhiên sau khi day xong tôi thường phát động những cuộc thi dịch thơ làm ở nhà cho các em nhằm mục đích phát huy khả năng cảm thụ từ, khả năng sàng lọc, lựa chọn từ ngữ. Từ đó giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Tuy nhiên không phải bản dịch của các em đều hay, đều tốt, nhưng đây là cơ hội để các em nắm vững luật thơ, rnf kĩ năng sử dụng từ sau khi được thầy cô và bạn bè góp ý. Đây là bản dịch của một học sinh 11A1 bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh: Dịch nghĩa. Bản dịch của Nam Trân. Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không; không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Thiếu nữ xóm núi xay ngô, Xay hết, lò than đã rực hồng. Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ. Bản dịch của em Đào Thùy Dung lớp 11A1. Đàn chim mỏi cánh, về rừng Làn mây cô lẻ tầng không lững lờ Thiếu nữ xóm núi xay ngô Xay xong, lửa đã rực lò, hồng lên. *)Trong cuộc trình bày phản biện trước lớp em Dung đã nêu mấy điểm sau: + Câu thứ hai em giữ được ý thơ của tác giả qua từ “cô lẻ” mà bản của Nam Trân làm mất. + Câu ba em cho rằng bản dịch của Nam Trân đã thừa chữ “tối” so với nguyên tác, làm lộ ý thơ nên bản dịch của em đã bỏ đi cho gần nguyên tác. Từ “cô em” trong bản của Nam Trân đã đánh mất từ “thiếu nữ” trân trọng, lịch sự của tác giả nên em giữ lại từ “thiếu nữ” như nguyên tác. *) Ý kiến phản bác: Em Kiều Linh thì đồng ý những ý kiến trên nhưng cho rằng bản dịch của em Dung ở câu 1 bị thừa chữ “Đàn” (Đàn chim mỏi cánh về rừng) làm mất đi ý lẻ loi của cánh chim trong nguyên tác. *) Như vậy cho các em tập dịch thơ cũng đã góp phần giúp các em có ý thức chọn từ, cảm thụ từ ngữ, cân nhắc ý thơ, giúp các em hiểu sâu sắc bài học hơn. Trang 12/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội e.Giảng bài theo cách hài hước. Ở mỗi tiết học, tùy theo từng nội dung, từng phần phù hợp mà trong lời dẫn dắt hoặc lời giảng tôi thi thoảng chen vào đôi câu diễn đạt hóm hỉnh, hài hước để tạo không khí thoải mái, giảm bớt căng thẳng cho giờ học. Có thể nói khiếu hài hước chính là “phương tiện” giúp giáo viên hoà đồng, gần gũi với học sinh hơn, vừa giúp cho giờ dạy bớt căng thẳng, tạo được không khí lớp học thoải mái hơn. Những cách điễn đạt dí dỏm hài hước bao giờ cũng tạo được thiện cảm và để lại ấn tượng đối với học sinh, được học sinh yêu mến. Thái độ quá nghiêm túc khi giảng bài cũng chưa hẳn mang lại hiệu quả cao. Và một thực tế đã cho thấy rằng, trong những tiết học những câu nói hóm hỉnh đúng lúc sẽ làm buổi học thú vị không nhàm chán. Việc này giúp những bài giảng hiệu quả và thu hút được sự chú ý từ học sinh. f. Dạy học tích hợp (liên môn, tích hợp dọc, tích hợp ngang). Về cơ sở khoa học, ta thấy: “Để nhận thức và cải tạo thế giới, đòi hỏi con người không chỉ nhận thức cái hiện tại mà còn phải nhận thức cả những cái diễn ra trong quá khứ và những cái sẽ diễn ra trong tương lai, không chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài mà quan trọng hơn phải phản ánh được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật của hiện tượng, đó chính là quá trình nhận thức của con người mà đặc trưng là quá trình tư duy” ( Trang 118, Tâm lí học đại cương – Nhà xuất bản Đại học sư phạm - 2007). Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT.Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” (tr. 27)“Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.” (tr. 40). Chẳng hạn khi giảng dạy bài “Vội vàng” (Xuân Diệu) ➢ Tích hợp dọc: trong tiết học tôi giúp học sinh có cái nhìn liên tưởng đến hệ quy chiếu của những bài thơ mới cùng thời đại như “Tràng giang”, “Tương tư”....để học sinh nắm được “tinh thần thơ mới”. ➢ Tích hợp Giáo dục kỹ năng sống: qua những câu hỏi như: Bài thơ thể hiện quan niệm sống đẹp của một tâm hồn khao khát sống hay chỉ là lối sống tiêu cực gấp gấp. Với bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh): ➢ Tích hợp dọc với những bài thơ đã học như “Thuật Hoài” để củng cố, nắm chắc đặc điểm thơ tứ tuyệt, thơ chữ Hán. ➢ Tích hợp liên môn: Về lịch sử thế giới (Thế chiến thứ II), lịch sử Việt Nam những năm đầu TK XX để hiểu hoàn cảnh ra đời tác phẩm. g.Hoạt độn củng cố mỗi phần, củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy. (Xin xem minh chứng phần phụ lục) Trang 13/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Sơ đồ tư duy là một phương pháp, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng Từ khoá, Hình Ảnh chủ đạo. Mỗi từ khoá hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghỉ, ý tưởng mới. Sơ đồ tư duy là bản đồ thông tin cho bộ não của bạn, giúp nó hoặc động nhẹ nhàng, lưu trữ nhiều và nhớ thông tin được lâu hơn. Học sinh hay than thở về môn Văn là học trước quên sau, học được phần này thì quên phần trước đó, học được tác giả này, văn bản này thì quên tác giả văn bản kia. Hay có một số em nhớ được một thời gian thì quên mất. Nhưng khi tự mình thiết kế được bản đồ tư duy với các hình ảnh và chi tiết có liên quan tới từ khóa trung tâm các em sẽ tự mình chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh nhất, khắc phục học tập thụ động, tạo hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó khi giáo viên trình bày các tiểu kết từng phần hay tổng kết toàn bài bằng bản đồ tư duy với các đơn vị kiến thức rõ ràng, sinh động, các em cũng dễ dàng nhìn, dễ hiểu, dễ thấy hơn, nhớ lâu hơn. Chẳng hạn như với phần tiểu dẫn của bài thơ, sau khi hướng dẫn các em tìm hiểu tiểu dẫn tôi chốt lại trên màn hình máy chiếu với sơ đồ. (xin xem hình ảnh ở phụ lục) TÓM LẠI: Gợi hứng thú của người học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành bại của tiết học. PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN. a.Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài. (Mẫu phiếu xin xem phần phụ lục) Kết quả xếp loại điểm bài kiểm tra khảo sát. Điểm Trung Lớp Giỏi Khá Yếu Kém bình 11A1 (Thực nghiệm-39HS) 18 10 11 0 0 11A5 (Đối chứng-32HS) 7 9 15 1 0 Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến Lớp 11A1 (39 HS) 11A5 (32 HS) Mức độ hứng Thực nghiệm Đối chứng thú học tập thơ ca Rất hứng thú 5 1 Có hứng thú 20 5 Bình thường 14 20 Không hứng thú 0 6 b.So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài ta thấy: +) Đối với lớp 11A1 được thực nghiệm những biện pháp cụ thể, thường xuyên (trong đó tiết nào cũng có áp dụng những trò chơi trên máy chiếu) nhằm gợi hứng thú học tập kết quả cho thấy các em rất hào hứng học tập, tiết học rất sôi nổi. Vì hào hứng nên các em chủ động tìm hiểu bài ở nhà hơn, lập nhóm facebook để trao đổi bài, chủ động lĩnh hội kiến thức dẫn đến kết quả học tập Trang 14/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội tiến bộ rất khả quan. +) Lớp 11A5 là lớp đối chứng, vẫn dạy theo cách cũ, kết quả về sự hứng thú học tập thơ ca nói riêng và bộ môn Văn của học sinh không có thay đổi nhiều so với trước khi thực hiện đề tài. +) Kết quả bài kiểm tra của lớp 11A1 cao hơn của lớp 11A5 cụ thể: Số lượng học sinh đạt điểm Khá giỏi cao hơn và số học sinh đạt điểm yếu ít hơn. Kỹ năng cảm thụ từ ngữ, phân tích biện pháp nghệ thuật của học sinh lớp 11A1 tốt hơn, điều này là do các em 11A1 thấy hứng thú hơn trong học tập nên có phần chủ động tìm hiểu kiến thức, chủ động lĩnh hội kiến thức hơn. Như vậy việc dạy học có áp dụng nhựng biện pháp cụ thể, những trò chơi phù hợp nhằm giúp các em vừa học vừa chơi đã cởi bỏ khá nhiều sự căng thẳng trong học tập, tạo tâm thế học tập tốt hơn, hứng thú hơn. Từ đó mà kết quả học tập của các em được nâng lên. 2.KHUYẾN NGHỊ: Sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy có một số điều muốn kiến nghị các cấp quản lý như sau. - Đề nghị tăng cường công tác hội thảo từ cấp tổ, trường trở lên để giáo viên có dịp trao đổi cùng nhau về phương pháp mới. - Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp, đổi mới phương pháp cho giáo viên nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. - Nhà trường nên tổ chức những câu lạc bộ văn học, Câu lạc bộ thơ để tạo sân chơi cho học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28/02/2020 XÁC NHẬN CỦA Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình, THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác Người viết Nguyễn Văn Huyên Trang 15/15
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội PHỤ LỤC Sáng kiến kinh nghiệm PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 - 2020 Tên đề tài: “Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11” Lĩnh vực/Môn: Ngữ Văn Cấp học: THPT Tên tác giả: Nguyễn Văn Huyên Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ: Giáo viên Tôi cho học sinh lớp 11A1, 11A5 làm hai phiếu khảo sát như sau: +) Phiếu số 1: Câu 1: Em có hứng thú học môn Ngữ văn không? Có hứng thú không hứng thú Bình thường Lí do: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .......................................................................................................................... Câu 2: Trong bộ môn Ngữ văn em thích học phần nào hơn các phần còn lại? Thơ ca Tiểu thuyết, truyện ngắn Ý kiến khác Lí do: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .......................................................................................................................... Cho 2 câu thơ sau (Trần Tế Xương- Sông Lấp). +) Phiếu số 2: Cho Ngữ liệu sau: “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò” a.Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất là gì? b. Từ, cụm nào quan trọng nhất để xác định được biện pháp đó? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..........................................................................................................................
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội +) Số liệu thu được sau khảo sát I.Kết quả khảo sát phiếu số 1 được tổng hợp như sau: Kết quả: về số liệu. KẾT QUẢ CÂU SỐ 1 KẾT QUẢ CÂU SỐ 2 Có hứng không Bình Thơ ca Tiểu ý kiến khác thú hứng thú thường thuyết,TN 11A1 15/39 hs 8/39 hs 16/39 hs 15/39 hs 5/39hs 19/39hs 11A5 5/32 hs 24/32 hs 3/32 hs 5/32 hs 10/32hs 17/32hs Câu số 1: Lí do: Trong 32 em không hứng thú có đến 20 nêu lí do là học Văn khó chọn trường thi Đại học, sau này khó kiếm việc làm. 11 em trả lời: vì em thích học môn Toán hơn. 01 em trả lời không hứng thú vì học không hiểu bài. Câu số 2-Lí do: Trong 36 em ý kiến khác đa số đều nêu rằng mình thích học các tiết như: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Luyện tập phỏng vấn và Trả lời PV và các tiết học mang tính hoạt động cao, lượng kiến thức ít. + Trong 15 hs thích tiểu thuyết, truyện ngắn, Tiếng Việt thì 5 em nêu lí do đại ý cho rằng thơ ca “sến”, “ủy mị”. Một số còn lại cho rằng thơ khó hiểu, khó học. Nhất là thơ chữ Hán. II.Kết quả khảo sát phiếu số 2 được tổng hợp như sau: Lớp 11A1 (39 HS) 11A5 (32 HS) Kết quả Thực nghiệm Đối chứng Nêu đúng biện pháp nghệ thuật 15 7 Nêu đúng tư, cụm từ 5 7 Đúng biện pháp NT sai từ 4 6 Nêu từ, cụm từ đúng nhưng sai BPNT. 14 11 Không nêu được gì 1 1 KẾT LUẬN: Qua khảo sát cho thấy rất nhiều học sinh không mặn mà, hứng thú với việc học tập bộ môn Ngữ văn nói chung và thơ ca nói riêng. Khả năng cảm thụ từ ngữ chưa tốt, chưa nắm vững các biện pháp nghệ thuật. Giáo viên Nguyễn Văn Huyên
- Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 - 2020 Tên đề tài: “Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11” Lĩnh vực/Môn: Ngữ Văn Cấp học: THPT Tên tác giả: Nguyễn Văn Huyên Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ: Giáo viên Tôi cho học sinh lớp 11A1, 11A5 làm hai phiếu khảo sát như sau: +) Phiếu số 1: Đề kiểm tra thử nghiệm Câu 1 (5 điểm) Cho hai câu thơ sau: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” 1) Phân tích tác dụng biện pháp tương phản và biện pháp lấy động tả tĩnh ở ngữ liệu trên. 2) Suy nghĩ về tác dụng, ý nghĩa cách sử dụng từ ngữ qua 2 từ: “dồn”, “trơ”. Câu 2 (5 điểm): Hai câu cuối trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Dịch nghĩa: Thiếu nữ xóm núi xay ngô, Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ Bản dịch thơ của Nam Trân. Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. 1) Chữ “tối” có trong bản dịch thơ nhưng không có trong bản dịch nghĩa. Theo em việc xuất hiện chữ “tối” có làm ý thơ hay hơn hay không? Vì sao? 2) So sánh sự khác nhau giữa: “thiếu nữ” (bản dịch ngĩa) và “cô em” (dịch thơ). +) Phiếu số 2: Câu 1: Em hãy cho biết mức độ hứng thú học tập thơ ca của em Rất hứng thú Có hứng thú Bình thường Không hứng thú +) Kết quả sau khảo sát +Phiếu số 1. Kết quả xếp loại điểm bài kiểm tra khảo sát. Điểm Trung Lớp Giỏi Khá Yếu Kém bình 11A1 (Thực nghiệm-39HS) 18 10 11 0 0 11A5 (Đối chứng-32HS) 7 9 15 1 0 + Phiếu số 2 được tổng hợp như sau: Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến Lớp 11A1 (39 HS) 11A5 (32 HS) Mức độ hứng Thực nghiệm Đối chứng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt về hạnh kiểm
7 p | 704 | 146
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ ( Âm nhạc) cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát
17 p | 1030 | 81
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
30 p | 455 | 77
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong
15 p | 274 | 46
-
SKKN: Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học trong trường Mầm non
22 p | 182 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình
27 p | 52 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
25 p | 114 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp chồi 2, trường Mầm non Họa Mi
17 p | 72 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng phong trào
13 p | 93 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi trường mầm non nâng cao khả năng cảm thụ văn học
19 p | 85 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn