SKKN: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt về hạnh kiểm
lượt xem 146
download
SKKN: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt về hạnh kiểm đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc cảm hóa, giáo dục những học sinh cá biệt về hạnh kiểm (Sau đây gọi tắt là “học sinh cá biệt”) mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong thời gian vừa qua. Những kinh nghiệm này đã hạn chế tối đa hiện tượng học sinh cá biệt trong các đơn vị mà tôi đã công tác, tạo tiền đề cho việc tự rèn luyện, tu dưỡng nhân cách đạo đức của các em sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt về hạnh kiểm
- Ñeà taøi SKKN : 1 Bie ä n ph a ù p gi a ù o duï c hoïc sinh caù bi e ä t v e à haï n h ki e å m . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VỀ HẠNH KIỂM I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Dù trong bất cứ giai đoạn lịch sử xã hội nào, đối với ngành giáo d ục, v ấn đề giáo dục hạnh kiểm cho học sinh luôn được coi trọng và được tiến hành song song với việc cung cấp các kiến thức cho các em. Đặc biệt, trong giai đoạn xã hội hiện nay, khi mà hiện tượng thanh thiếu niên hư hỏng và ph ạm pháp đang diễn ra ngày một nhiều thì công tác giáo dục hạnh kiểm cho h ọc sinh, nh ất là những học sinh cá biệt về mặt này, càng phải được chúng ta quan tâm hơn nữa.Những biểu hiện cá biệt của các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường nếu không bị “triệt tiêu” thì sẽ trở thành mầm mống cho những hành đ ộng ph ạm pháp của các em khi tham gia vào cuộc sống xã hội sau này. Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài này, tôi xin đưa ra một số kinh nghi ệm của bản thân trong việc cảm hóa, giáo dục những học sinh cá biệt về hạnh kiểm (Sau đây gọi tắt là “học sinh cá biệt” ) mà tôi đã áp d ụng có hi ệu qu ả trong th ời gian vừa qua. Những kinh nghiệm này đã hạn ch ế tối đa hi ện tượng h ọc sinh cá biệt trong các đơn vị mà tôi đã công tác, tạo tiền đề cho việc t ự rèn luy ện, tu dưỡng nhân cách đạo đức của các em sau này. II- THỰC TRẠNG: -Hiện nay tình trạng học sinh thường xuyên vi ph ạm nội quy, kỷ lu ật c ủa nhà trường đang xảy ra ngày một nhiều ở nhiều trường học, bậc học, trong đó không loại trừ cả bậc tiểu học (dù ở bậc học này học sinh còn nhỏ và còn dễ “uốn”). -Mức độ vi phạm kỷ luật của học sinh ngày càng nghiêm trọng h ơn. Đặc biệt cá biệt, có những em đã đem theo cả một số hung khí nguy hiểm đến trường như : côn, dao… nhằm mục đích giải quyết các mâu thuẫn cá nhân. -Ngoài những học sinh cá biệt về hạnh kiểm mang tính chất cá nhân thì còn có một số nhóm cá biệt ( hình thức tụ tập “băng nhóm” ). Những “băng nhóm” này chỉ xuất hiện khi có mâu thuẫn tập thể giữa nhóm này với nhóm khác. Chính vì vậy, một “băng nhóm” thường là nh ững em h ọc cùng một l ớp và ở cùng một địa bàn dân cư. -Một thực trạng bất lợi khác là một số giáo viên còn lúng túng ho ặc “ngại” khi phải xử lý những học sinh cá biệt. III- NGUYÊN NHÂN: -Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường du nhập theo nh ững s ản ph ẩm văn hóa không lành mạnh như : phim ảnh bạo lực -xã hội đen, trò ch ơi và đ ồ chơi mang tính chất bạo lực … Trong khi đó , đối với học sinh tiểu h ọc thì h ệ thống tín hiệu thứ nhất của xúc cảm, tình cảm (Sự vật, hi ện t ượng và nh ững Ngöôøi vieát : Nguyeãn Xuaân Laâm – Tieåu Hoïc Buø Nho – Phöôùc Long – Bình Phöôùc.
- Ñeà taøi SKKN : Bie ä n ph a ù p gia ù o duï c hoï c sin h caù bi e ä t 2 v e à haï n h ki e å m . thuộc tính của nó) vẫn còn chiếm ưu thế nên các em dễ bị kích thích, d ễ b ắt chước và vô tình đã trở thành nạn nhân của nh ững sản ph ẩm văn hóa không lành mạnh. - Do sự buông lỏng, thiếu quan tâm của một số phụ huynh h ọc sinh v ề vấn đề hạnh kiểm của con em mình. Ởû một số phụ huynh khác thì lại nuông chiều con em mình một cách không đúng, thậm chí có thể nói là “thái quá”. - Do quan niệm sai lầm của một số gia đình cho rằng “ Cha sinh con, Tr ời sinh tính” nên đã dễ dàng “thông cảm” với những hành vi đạo đức không đúng chuẩn mực của con em mình thay vì phải uốn nắn sửa chữa ngay từ đầu. - Một nguyên nhân khác được hình thành khá phổ biến là sự ngộ nhận , thậm chí lợi dụng của một số phụ huynh học sinh và không ít học sinh đ ối v ới các văn bản về quyền trẻ em như : “Công ước về quyền trẻ em” do chính phủ ta cam kết thực hiện với thế giới, “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo d ục tr ẻ em” c ủa Quốc Hội nước ta ký ngày 12 /8 /1991 … - Ngoài những nguyên nhân từ xã hội và gia đình thì cũng có nguyên nhân từ phía nhà trường. Chẳng hạn như : + Giáo viên áp dụng các biện pháp sai nguyên tắc sư ph ạm trong quá trình giáo dục học sinh. + Ở một số đồng chí khác lại cho rằng học sinh ti ểu h ọc còn nh ỏ, ch ưa biết gì , đối xử thế nào cũng được nên không ít người đã có những hành đ ộng đối xử không đúng với học sinh như : ánh mắt lạnh lùng, lời nói thô b ạo, hành vi mang tính áp đặt … Từ đó đã gây ra ở các em những phản ứng tiêu c ực r ồi d ần dần trở thành cá biệt. Từ thực trạng tình hình và những nguyên nhân đã nêu trên, t ừ th ực t ế kinh nghiệm của mình trong quá trình làm công tác dạy học, tôi đã tự đề ra một số yêu cầu và biện pháp để giáo dục, cảm hóa những học sinh cá biệt. IV- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Các yêu cầu cần đặt ra: Trước hết, người giáo viên phải tự rèn luyện mình, ph ải làm cho b ản thân mình hoàn thiện về đạo đức và nhân cách nhà giáo. Thực tế cho thấy, nếu một người thầy có đạo đức chưa tốt (hay nói tục, chửi thề, vi phạm các t ệ nạn xã hội …) thì chắc chắn những học trò của người th ầy đó s ẽ không th ể nào ngoan ngoãn được. Song song với việc tự rèn luyện về phẩm chất đạo đức, người giáo viên cũng cần phải tự tìm hiểu để trang bị cho mình những ki ến th ức v ề các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ c ủa trẻ em, nh ững hi ểu bi ết sâu sắc về tâm sinh lý học sinh ở cấp học mình đang giảng dạy. Muốn giáo dục được những học sinh cá biệt, người giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em. Yêu cầu này đ ặt ra đòi h ỏi ng ười giáo viên phải nắm được nhu cầu, thị hiếu, nguyện vọng, ước mơ cũng như hoàn cảnh riêng của các em. Qua thực tế giáo giục học sinh cá biệt, tôi nh ận thấy nếu Ngöôøi vieát : Nguyeãn Xuaân Laâm – Tieåu Hoïc Buø Nho – Phöôùc Long – Bình Phöôùc.
- Ñeà taøi SKKN : Bie ä n ph a ù p gi a ù o duï c hoïc sinh caù bi e ä t 3 v e à haïn ki e å m . chúng ta biết tìm cách tác động đến tình cảm tích c ực c ủa các em thì t ỉ l ệ thành công sẽ rất cao. Tuy nhiên, tác động chỉ có hiệu quả khi các em đang ở trạng thái tâm lý thuận lợi. Chẳng hạn các em đang vui, đang buồn, đang ân h ận là m ỗi trạng thái khác nhau. Giáo viên phải hiểu được học sinh đang ở trạng thái nào để áp dụng biện pháp cho phù hợp. Ví dụ: Khi các em đang vui thì ta nên t ổ ch ức và khuyến khích cho các em tham gia vào các trò chơi tập thể mang tính giáo d ục (cho các em nêu ý nghĩa trò chơi sau khi tham gia). N ếu h ọc sinh đang ân h ận thì chúng ta nên tranh thủ phân tích cho các em thấy nh ững hành vi ứng x ử đ ạo đ ức đúng và sai để các em biết cách ứng xử cho phù hợp. Một điểm cần lưu ý khi tác động đến tình cảm của học sinh là giáo viên phải tế nhị, nhẹ nhàng, th ể hiện sự ân cần, cởi mở và phải có tấm lòng tâm phúc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tỏ thái độ “ vừa thương vừa nghiêm”. Vì nếu chỉ thương mà không nghiêm thì các em sẽ coi thường những yêu cầu của giáo viên ; trái lại, nếu chỉ nghiêm thì các em sẽ sợ sệt, xa lánh và như vậy chúng ta sẽ không thể tiếp cận để giáo dục các em được. Đối với những học sinh cá biệt, chúng ta tuyệt đối không nên phân bi ệt đối xử với các em. Chính việc bị phân biệt đối xử s ẽ làm cho các em ngày càng xa lánh tập thể ( môi trường rất thuận lợi để cảm hoá, giáo dục các em) , xa lánh giáo viên. Từ đó, các em sẽ ngày càng trở nêncá biệt hơn. 2. Cách tiến hành: Sau khi đã thực hiện được những yêu cầu trên, tôi ti ến hành quá trình c ảm hoá,giáo dục học sinh bằng các biện pháp cụ thể như sau: Trước hết, tôi sắp xếp thời gian thích hợp để tiếp xúc riêng với các em. Trong quá trình tiếp xúc, tôi luôn tỏ thái độ gần gũi, tôn trọng và lắng nghe các em. Trên cơ sở đó, tôi “tranh thủ” cung cấp cho các em những tri thức đạo đức, làm cho các em hiểu biết về đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm phải làm, thái độ phải có đối với mọi người. Theo tôi, việc làm này có tác dụng làm cho đạo đức của học sinh được xây dựng trên cơ sở lý trí; từ đó các em có th ể nhìn ra và đánh giá được cái tốt, cái xấu, cái sai trái của bản thân mình. L ẽ đương nhiên, khi đã nhìn nhận được khuyết điểm thì ch ắc chắn các em s ẽ s ửa ch ữa được dưới tác động và sự giúp đỡ của giáo viên. Trong các giờ giải lao, các buổi sinh hoạt tập th ể, tôi th ường xuyên t ổ chức các hoạt động tập thể và tạo điều kiện cho các em cá biệt tham gia tích cực vào các hoạt động này để các em dần dần tự hoà mình vào tập thể, quên đi các mặc cảm, ti tiện, sống chan hoà với các bạn. Bên cạnh việc tổ chức các ho ạt động tập thể ở trường,ở lớp, tôi còn động viên khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội như làm vệ sinh các khu công c ộng, giúp đ ỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng… Chính nh ững ho ạt động này sẽ góp phần không nhỏ vào việc cảm hoá, giáo dục các em. Ch ẳng hạn, một câu chuyện kể của một người thương binh, một lời khuyên của bà m ẹ Ngöôøi vieát : Nguyeãn Xuaân Laâm – Tieåu Hoïc Buø Nho – Phöôùc Long – Bình Phöôùc.
- Ñeà taøi SKKN : Bie ä n ph a ù p gia ù o duï c hoï c sin h caù bi e ä t 4 v e à haï n h ki e å m . Việt Nam anh hùng trong khi các em đang giúp đỡ họ (mục đích và nội dung do tôi sắp xếp, trao đổi trước với họ) sẽ dễ gây cho các em sự xúc đ ộng, kh ơi d ậy trong các em những tình cảm và hành vi đạo đức tốt. Như chúng ta đã biết, đối với học sinh cá biệt ở bậc tiểu học thì biểu hiện cá biệt của các em mới chỉ kà những hành vi mang tính bộc phát ch ứ chưa trở thành bản chất. Các em cá biệt đơn thuần ch ỉ do các em mu ốn b ắt ch ước, mu ốn mình trở nên “nổi trội”. Chính vì vậy, trong quá trình giáo d ục c ảm hoá các em, giáo viên nên lợi dụng đặc điểm này để áp dụng phương pháp “ L ấy đ ộc tr ị độc”. Tôi đã khá thành công khi áp dụng phương pháp này đ ể giáo d ục h ọc sinh cá biệt. Từ khi còn trực tiếp làm công tác giảng dạy rồi sau đó đ ảm nh ận nhi ệm vụ Phụ Trách Đội và đếùn những năm gần đây là cán bộ quản lý, tôi th ường xuyên thành lập các “đội đặc biệt” trong lớp, trong trường với những cái tên nh ư : “Đội xung kích”, “Đội trật tự”… Thành viên của các đội này chính là những em “quậy” ở các lớp. Nhiệm vụ của các đội này là theo dõi, giám sát, phát hi ện những hành vi vi phạm nội quy, kỷ luật của nhà trường, của lớp. Nh ư vậy, xét về mặt công việc thì chính lực lượng này sẽ h ỗ trợ rất tích c ực cho đ ội Sao Đ ỏ và Ban Chỉ Huy liên đội cũng như Ban Chỉ Huy Các chi đội, mặc dù các em hoạt động độc lập chỉ chịu sự chỉ huy (các hoạt động được giao) c ủa m ột người ph ụ trách (tôi ở nhiều cương vị khác nhau) và điều đương nhiên là chẳng có một biên chế nào cả.Nếu chúng ta khéo léo làm cho các em tham gia tích c ực vào công tác này thì không những đồng nghĩa với việc các em đã tự cảm hoá b ản thân mà còn làm “một công đôi việc” là giảm bớt sức ép công việc cho đội Sao Đ ỏ. Vì mu ốn nhắc nhở phê bình người khác khi vi phạm nội quy thì buộc b ản thân các em phải không vi phạm, thậm chí phải gương mẫu thực hiện tốt hơn. Như tôi đã nêu, ngoài hiện tượng học sinh cá biệt cá nhân thì còn có những trường hợp cá biệt theo nhóm. Để “tiêu diệt” hiện tượng này, tôi đã áp d ụng cách làm như sau: + Đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường (khi chưa là cán bộ qu ản lý) xé l ẻ những học sinh cá biệt trong cùng một nhóm ra rồi biên ch ế vào các lớp khác nhau. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao mang tính chất thi đua. Lúc này, tất cả những h ọc sinh trong cùng m ột nhóm cá bi ệt đã bị trộn đều trong các đội tham gia trò chơi hoặc đội thể thao … (tuỳ theo sở thích mà chúng ta cho các em tham gia các hoạt động thích h ợp). Khi các em đã tham gia tích cực vào các hoạt động này thì chính tinh th ần đ ồng đ ội và s ự h ưng ph ấn sẽ xoá đi hàng rào ngăn cách giữa các nhóm. Các em sẽ xích lại gần nhau h ơn, thậm chí có những em trước đây ở hai “băng” thù nghịch nhau thì sau đó lại trở thành bạn thân của nhau. Sở dĩ như vậy vì chúng ta đ ều hi ểu r ằng h ọc sinh ti ểu học rất dễ thay đổi đối tượng mà mình ghét hoặc yêu thích. Ngöôøi vieát : Nguyeãn Xuaân Laâm – Tieåu Hoïc Buø Nho – Phöôùc Long – Bình Phöôùc.
- Ñeà taøi SKKN : Bie ä n ph a ù p gi a ù o duï c hoïc sinh caù bi e ä t 5 v e à haïn ki e å m . Song song với các biện pháp tôi đã đề cập, một biện pháp không th ể không tiến hành, đó là việc phối kết hợp với Đoàn thanh niên, Đ ội thi ếu niên trong nhà trường và ở địa phương để cùng cảm hoá, giáo dục học sinh cá biệt. Như chúng ta đều biết, Đoàn và Đội là hai tổ ch ức được thành lập đ ể rèn luy ện, giáo dục thanh thiếu niên nên họ sẽ có những biện pháp không kém phần hiệu quả để giáo dục cảm hoá các em. Hơn nữa,về kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho thiếu nhi thì h ọ đ ược trang b ị k ỹ h ơn giáo viên chúng ta rất nhiều. Do đó các em không b ị nhàm chán khi tham gia vào các hoạt động tâïp thể . Thêm vào đó, chính những sân chơi lành mạnh, bổ ích do họ thiết kế, tổ chức đã tạo điều kiện thuận l ợi cho tôi trong vi ệc cách ly các em với những sản phẩm văn hoá không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi. Để có thể thành công trong công tác cảm hoá, giáo dục học sinh cá biệt, chúng ta cũng không thể bỏ quên vai trò của phụ huynh học sinh. N ếu không có sự hỗ trợ của họ thì mọi cố gắng, nỗ lực của người giáo viên đều không thể đạt hiệu quả cao. Trong suốt quá trình dạy học của mình, tôi đã từng phải “nếm mùi thất bại” trong công tác giáo dục học sinh cá biệt mà ở đó hoặc do khách quan, hoặc do chủ quan , vai trò của phụ huynh học sinh bị mờ nhạt hoặc không có. Sở dĩ tôi đềø cao vai trò của phụ huynh khi thực hiện đề tài này vì vi ệc c ảm hoá, giáo dục các em là do giáo viên tổ chức, thực hiện nh ưng vi ệc theo dõi, giám sát những biểu hiện tốt hay xấu của các em thì người giáo viên không th ể quán xuyến hết được mà buộc phải có sự hỗ trợ, tác động của phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, việc thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với ph ụ huynh h ọc sinh s ẽ giúp người giáo viên nắm rõ thêm về hoàn cảnh, điều kiện và những đặc điểm về tính cách của từng em để từ đó chọn biện pháp giáo dục thích h ợp; đ ồng th ời đó cũng chính là những dịp để chúng ta tranh thủ tuyên truy ền nh ững văn b ản, pháp lệnh của nhà nước ta về quyền và nghĩa vụ của trẻ em nh ằm h ạn ch ế t ối đa sự ngộ nhận của một số phụ huynh học sinh và học sinh đối với nh ững văn bản này. V- HIỆU QUẢ: - Tính đến nay, trải qua 16 năm trong nghề thì 8 năm liên tục trở l ại đây, tôi đã áp dụng các biện pháp đã được trình bày ở phần trên để diáo dục, cảm hoá học sinh cá biệt. Tính hiệu quả của các biện pháp này là rất khả quan. Những học sinh cá biệt sau một thời gian không lâu được tôi tác động đã tr ở nên ngoan ngoãn, thậm chí có nhiều em sau này còn trở thành những thành viên trong các nhóm nòng cốt được biên chế chính thức của Liên đội nhà trường. - Đặc biệt trong những năm từ 2000 đến 2004, tôi công tác ở trường tiểu học Long Hà B với cương vị là Phó Hiệu Trưởng, nhờ áp dụng những kinh nghiệm của bản thân và sự hỗ trợ của đồng chí Hiệu Trưởng, của Hội phụ huynh học sinh … mà tôi đã cảm hoá được khá nhiều học sinh cá bi ệt k ể c ả cá biệt cá nhân và cá biệt nhóm. Sau hai năm học (2000 –2001 đến 2001 –2002 ), s ố Ngöôøi vieát : Nguyeãn Xuaân Laâm – Tieåu Hoïc Buø Nho – Phöôùc Long – Bình Phöôùc.
- Ñeà taøi SKKN : Bie ä n ph a ù p gia ù o duï c hoï c sin h caù bi e ä t 6 v e à haï n h ki e å m . lượng học sinh cá biệt trong nhà trường đã giảm đáng kể ( Từ trên 20 em xu ống chỉ còn 3 em). Tiếp tục trong vòng nửa năm học sau (2002 –2003 ), về cơ bản, trong nhà trường đã không còn học sinh cá biệt về hạnh kiểm nữa. - Năm học 2004 – 2005, trở lại công tác ở đơn vị Tiểu h ọc Bù Nho, tôi l ại tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm của mình để cảm hoá, giáo d ục h ọc sinh cá biệt. Kết quả đạt được cụ thể như sau : + Đầu năm học : có 12 em học sinh cá biệt cá nhân và 2 nhóm học sinh cá biệt ở 2 lớp 5 ( học sinh ở hai địa bàn dân cư tập hợp lại). + Cuối học kỳ I: còn lại 5 học sinh cá biệt cá nhân, không còn nhóm cá biệt. + Giữa tháng 4/ 2005 : còn 3 học sinh cá biệt. + Giữa tháng 5/ 2005 : không cỡnguất hiện hiện tượng học sinh cá biệt trong nhà trường. - Ở cả hai đơn vị đã công tác, nhờ áp dụng nh ững kinh nghi ệm c ủa mình, tôi đã thành công trong việc “xoá sổ” nhanh hiện tượng “cá biệt nhóm” trong học sinh. VI – BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giáo dục hạnh kiểm cho học sinh, nhất là đối với những em h ọc sinh cá biệt là một nhiệm vụ mà mỗi giáo viên đều phải thực hiện một cách th ật t ốt bằng những phương pháp đã học được từ trường sư phạm cộng thêm với những kinh nghiệm đúc kết được trong thực tế đời sống và trong quá trình công tác của mình. Bằng vào những kiến thức và những kinh nghiệm đã có, cộng thêm v ới tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người, tôi tin chắc rằng hi ện t ượng h ọc sinh cá biệt trong nhà trường sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa, góp ph ần làm cho xã hội bình yên. Tuy nhiên, trong hiện tại, qua quá trình áp dụng những kinh nghiệm của bản thân trong công tác cảm hoá, giáo dục học sinh cá biệt, tôi nh ận th ấy m ột s ố vấn đề chúng ta cần lưu ý như sau: - Không nên biên chế lớp học cho học sinh theo địa bàn dân cư. - Để cảm hoá, giáo dục được học sinh cá biệt nói chung và h ọc sinh cá biệt về hạnh kiểm nói riêng, người giáo viên cần phải có tính kiên nhẫn, lòng nhiệt tình thương yêu trẻ và đặc biệt phải có lòng vị tha. - Giáo viên không nên áp đặt trong quá trình giáo dục các em mà c ần ph ải nắm rõ tâm tư, tình cảm để áp dụng biện pháp thích hợp cho mỗi em. - Ngoài việc giáo dục, cảm hoá các em ở trong nhà trường, giáo viên cần “để mắt” theo dõi, giám sát các em cả ở ngoài xã h ội mỗi khi có đi ều ki ện. Đ ặc biệt, chúng ta cần chú ý khi các em tham gia vui chơi, giải trí ở các t ụ đi ểm t ư nhân. Ngöôøi vieát : Nguyeãn Xuaân Laâm – Tieåu Hoïc Buø Nho – Phöôùc Long – Bình Phöôùc.
- Ñeà taøi SKKN : Bie ä n ph a ù p gi a ù o duï c hoïc sinh caù bi e ä t 7 v e à haïn ki e å m . Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác c ảm hoá, giáo dục học sinh cá biệt về hạnh kiểm. Những kinh nghiệm này đã đ ược tôi áp dụng trong thời gian vừa qua và đã đem lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên , những kinh nghiệm này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, tôi kính mong các cấp lãnh đạo và các đồng chí, đồng nghi ệp đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí và hy vọng rằng t ất c ả mỗi chúng ta đều cống hiến những sáng kiến hay của bản thân trong công tác giáo dục để góp phần ngày một nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng kịp th ời nhu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước. Bù Nho, ngày 15 tháng 5 năm 2005 Người viết Nguyễn Xuân Lâm Ngöôøi vieát : Nguyeãn Xuaân Laâm – Tieåu Hoïc Buø Nho – Phöôùc Long – Bình Phöôùc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
12 p | 2092 | 197
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cây Gáo A
10 p | 1295 | 127
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Tân
18 p | 714 | 117
-
SKKN: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong quá trình chủ nhiệm lớp
16 p | 597 | 95
-
Một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam
17 p | 906 | 89
-
SKKN: Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
19 p | 1220 | 82
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na
30 p | 2554 | 76
-
SKKN: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THCS Mai Thủy
26 p | 489 | 65
-
SKKN: Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì
24 p | 770 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Họa Mi
32 p | 688 | 29
-
SKKN: Biện pháp giáo dục học sinh trung học phổ thông khắc phục bỏ học ở các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang
60 p | 131 | 20
-
SKKN: Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh
10 p | 126 | 18
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Trưng Vương
32 p | 192 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm
43 p | 58 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học
30 p | 93 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức
19 p | 83 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS (Trường THCS Lý Tự Trọng)
22 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn