UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên đề tài:<br />
<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi <br />
tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình<br />
<br />
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ<br />
Họ và tên tác giả: H Dinh Byă<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca<br />
Dray Sáp, tháng 03 năm 2019<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
3<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU <br />
<br />
....................................................................................<br />
<br />
1<br />
I. Đặt vấn đề <br />
........................................................................................................<br />
<br />
1<br />
II. Mục đích nghiên cứu: <br />
<br />
......................................................................................<br />
<br />
2<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
<br />
.................................................................<br />
<br />
2<br />
I. Cơ sở lí luận <br />
<br />
......................................................................................................<br />
<br />
2<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
<br />
...........................................................................................<br />
<br />
4<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề <br />
<br />
........................................<br />
<br />
7<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
<br />
................................................................................<br />
<br />
17<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
.................................................................<br />
<br />
18<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
<br />
............................................................<br />
<br />
20<br />
I. Kết luận: <br />
<br />
.........................................................................................................<br />
<br />
20<br />
II. Kiến nghị <br />
<br />
........................................................................................................<br />
<br />
21<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề.<br />
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của <br />
mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo <br />
dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Trẻ <br />
em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng <br />
biệt vầ cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc <br />
thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trang giấy trắng và ai muốn vẽ <br />
gì vào đó thì vẽ. Đó chính là một quan điểm thật sai lầm, vì thực tế khoa học đã <br />
chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng <br />
đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới <br />
phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ mẫu giáo “chơi mà học, học bằng chơi”. <br />
Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. <br />
Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri <br />
thức tiền khoa học. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ <br />
ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan <br />
trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, <br />
thể lực và lao động. hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính <br />
nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới <br />
thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính <br />
nghệ thuật.<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nằm trong chương trình chăm sóc <br />
giáo dục mầm non, nhằm cung cấp kiến thức sơ đẳng về tạo hình cho trẻ <br />
thông qua đó phát triển khả năng quan sát tri giác, phân biệt, khả năng phân <br />
tích tổng hợp các thao tác tư duy trực quan. Góp phần giáo dục toàn diện về <br />
các mặt cho trẻ như: “Đức – Trí – Lao – Thể Mỹ”.<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, ở <br />
đó trẻ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của nó: màu sắc, hình khối, đường <br />
nét, bố cục để phản ánh, miêu tả, từ đó giúp trẻ nhận thức thế giới xung <br />
quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật. Nó giúp trẻ <br />
tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy <br />
trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho <br />
chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là <br />
một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên <br />
mọi mặt phát triển của trẻ em và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu <br />
của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.<br />
Từ những lí do trên và hiểu được tầm quan trọng đó, là một giáo viên <br />
mầm non tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ <br />
hoạt động tích cực trong lĩnh vực này. Tôi tìm tòi, học hỏi từ những chị em <br />
đồng nghiệp đi trước, qua sách báo, qua mạng tôi đã chọn đề tài nhằm giúp <br />
1<br />
trẻ phát triển thẩm mỹ một cách tốt nhất và làm đề tài nghiên cứu cho mình.<br />
Chính vì vậy tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động tạo <br />
hình.<br />
Phạm vi nghiên cứu <br />
Tại lớp lá 1. Trường MN Sơn Ca. Năm học 2018 2019<br />
II. Mục đích nghiên cứu:<br />
Giúp trẻ học tốt và tham gia tích cực vào hoạt động tạo hình ở trường <br />
mầm non, giúp trẻ làm được các kỹ năng: vẽ, tô màu, xé dán, cắt dán, nặn... <br />
Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để tạo ra những sản <br />
phẩm mà trẻ thích. Và đặc biệt hơn nữa trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp <br />
qua sản phẩm của mình từ đó giúp trẻ biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra <br />
cái đẹp. Mỗi sản phẩm của trẻ tạo ra mang một nội dung và tên gọi khác <br />
nhau, trẻ nói lên được nội dung và ý nghĩa bức tranh mình tạo ra qua đó giúp <br />
trẻ phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp.<br />
Sau khi áp dụng đề tài tôi nắm vững phương pháp giảng dạy, biết <br />
lồng ghép, tích hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động khác một cách linh <br />
hoạt, sáng tạo, biết rèn các kỹ năng tạo hình cho trẻ. Ngoài ra tôi còn học hỏi <br />
thêm những đồng nghiệp đi trước, qua sách báo để nâng cao kiến thức và dạy <br />
trẻ đạt kết quả cao hơn.<br />
Nhằm giúp các bậc phụ huynh nhận thức đượ c tầm quan trọng của <br />
môn học tạo hình, thống nhất phương pháp dạy trẻ và ủng hộ nguyên vật <br />
liệu để phục vụ cho môn tạo hình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
trẻ một cách tốt nhất.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân, là nấc thang đầu tiên của chặng đường giáo dục nhân cách con người. <br />
Chính vì giáo dục mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng, người giáo viên <br />
mầm non có vai trò trọng trách vô cùng lớn lao trong việc đào tạo giáo dục <br />
những chủ nhân tương lai của đất nước.<br />
Giáo viên mầm non chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 6 <br />
tuổi. đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con <br />
người. nếu không làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm này <br />
thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn và phức tạp. Vì vậy Nghị quyết TW <br />
2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định “Định hướ ng chiến <br />
lượ c giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đề <br />
<br />
2<br />
ra mục tiêu giáo dục mầm non phải trang b ị cho tr ẻ nh ững gì tốt nhất cả <br />
về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện”.<br />
Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng <br />
những biểu hiện như: hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu <br />
sắc lòe loẹt nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh, những <br />
hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết, phát <br />
hiện ra cái đẹp của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng, trẻ luôn có <br />
những xúc cảm rất đặc biệt với những sự vật hình tượng xung quanh, nó <br />
mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ thôi thúc trẻ muốn khám phá <br />
và muốn sáng tạo ra cái đẹp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả <br />
năng chú ý của chúng chưa được tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và <br />
không hào hứng với công việc được giao trong một thời gian ngắn, và chính <br />
người lớn chúng ta cũng không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ <br />
được, xuất phát từ những đặc điểm đó để hướng dẫn trẻ đi vào một hoạt <br />
động tạo hình, tôi không yêu cầu trẻ thực hiện ngay. Vì như thế sẽ làm cho <br />
một giờ hoạt động khô khan và không đạt ở trẻ sự hứng thú tích cực, mà đặc <br />
biệt với sự áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới nó đòi hỏi một giờ <br />
hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn trong đó người <br />
giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ.<br />
Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp <br />
giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ <br />
xảo, sử dụng dụng cụ và các phươ ng tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưở ng tượ ng <br />
sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón <br />
tay từ vụng về đến linh hoạt.<br />
Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật có tầm quan trọng trong <br />
việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá thiên <br />
nhiên cuộc sống con người, cảnh vật... biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái <br />
xấu...vì vậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ, giáo viên cần bồi <br />
dưỡng khả năng của trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, <br />
khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khă năng tư duy <br />
sáng tạo cho trẻ, để tạo được thẩm mỹ trong các hoạt động tạo hình, giáo <br />
viên cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính nghệ thuật, hình <br />
thành các kỹ sảo tạo đường nét liên tục, uyển chuyển, tập cho trẻ biết tự <br />
điều chỉnh hình dạng, cách tô màu, tạo vẻ sinh động, đa dạng về hình ảnh, <br />
màu sắc của các hoạt động tạo hình. <br />
Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong <br />
mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên <br />
mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó <br />
những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ <br />
việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt <br />
<br />
3<br />
chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua “học mà chơi, chơi bằng học”. Chính vì <br />
vậy để giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng <br />
thủ thuật vào bài một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần <br />
được tiến hành đồng thời vào việc tích lũy có hệ thống những biểu tượng tạo <br />
hình. Những biểu tượng tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp và <br />
phong phú phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Cô giáo <br />
cần đưa các nội dung tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một <br />
cách lô gíc sinh động, có như vậy giờ học tạo hình mới có chất lượng và trẻ <br />
mới nắm được các kỹ năng kiến thức của hoạt động tạo hình, trong khi trẻ <br />
thực hiện giáo viên cần phải luôn động viên, khuyến khích trẻ. Ngoài ra giáo <br />
viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sống động xung quanh, <br />
đó là cách thức làm giàu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và hấp dẫn. Cô nên tạo <br />
cho trẻ có thói quen quan sát thiên nhiên xung quanh, con người và những hiện <br />
tượng gần gũi, thông qua môn làm quen với môi trường xung quanh trẻ được <br />
tri giác ảnh như: xem các tranh ảnh về phong cảnh đất nước, rừng và biển, <br />
cảnh sinh hoạt của con người..., các tác phẩm nghệ thuật, quan sát ngắm nhìn <br />
các loại cây, hoa, được sờ nếm các loại quả, vuốt ve âu yếm các con vật, so <br />
sánh tìm tòi những đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây, hoa, quả...<br />
Hoạt động tạo hình phải đượ c tổ chức bằng cách kết hợp linh hoạt <br />
nhuần nhuyễn giữa trực quan đàm thoại, trò chơi, giáo viên sử dụng lời nói <br />
ân cần, nhẹ nhàng tươ i vui, ngắn gọn, dễ hiểu, d ễ h ướng d ẫn tr ẻ ho ạt <br />
động tạo hình, tuyên truyền trao đổi nội dung hoạt động tạo hình cho các <br />
bậc phụ huynh để kết hợp giữa các gia đình và nhà trườ ng để bồi dưỡng <br />
kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ.<br />
Như vậy khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển <br />
khả năng tri giác màu sắc, phát triển trí tưởng tượ ng, sáng tạo, phát triển <br />
khả năng vận động, sự khéo léo, linh hoạt của các ngón tay, bàn tay, kỹ <br />
thuật tạo hình khiến cho trẻ thích thú. Khi hoàn thành những tác phẩm, sản <br />
phẩm tạo hình trẻ tiếp thu được những tri thức mới khiến cho tr ẻ có khả <br />
năng lĩnh hội tích cực hơn những tri th ức v ề màu sắc, hình dạng, đườ ng <br />
nét, bố cục, tỷ lệ, không gian...nhằm tạo cho tr ẻ có nhiều biểu tượng đa <br />
dạng, phong phú về thế giới xung quanh.<br />
Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé <br />
của mình vào việc “Giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động tạo <br />
hình” <br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và Phòng giáo dục, tạo điều <br />
kiện tối đa về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng học tập của các cháu.<br />
Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, cảnh quan nhà trường thoáng mát. <br />
<br />
4<br />
Lớp có đầy đủ bàn ghế cho các cháu, đồ dùng dụng cụ phục vụ cho <br />
môn học đầy đủ. Lớp rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.<br />
Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn, nắm vững kỹ năng dạy tạo <br />
hình. Bản thân tôi được giao nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp. Tôi <br />
thường xuyên học hỏi, trao đổi với chị em đồng nghiệp để trao dồi thêm kiến <br />
thức để áp dụng vào giờ dạy của mình được tốt hơn.<br />
83% các cháu trong lớp làm được các kỹ năng tạo hình. Các cháu nhanh <br />
nhẹn thích tham gia các hoạt động tạo hình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận <br />
lợi cũng còn những khó khăn<br />
Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ riêng cho hoạt động tạo hình <br />
còn hạn chế, như các tác phẩm nghệ thuật đẹp còn chưa có. Chính vì vậy các <br />
cháu không được làm quen tiếp xúc nên rất hạn chế đến quá trình nhận thức <br />
của trẻ.<br />
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ<br />
Giáo viên một số kỹ năng tạo hình còn hạn chế, một số tranh mẫu chưa <br />
lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. Tiết dạy còn cứng nhắc ít sáng tạo, lồng ghép với các <br />
hoạt động khác, dẫn đến kết quả đạt chưa cao.<br />
Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, nhiều cháu còn <br />
nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình.<br />
64% số trẻ yếu về kỹ năng vẽ, nhiều bài vẽ chưa đạt yêu cầu, sự sáng <br />
tạo và thể hiện bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, <br />
khả năng nhận xét tranh của trẻ kém.<br />
Một số trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học <br />
vẽ.<br />
Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tạo hình của trẻ, <br />
chưa tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng sáng tạo cá nhân. Còn cho <br />
rằng việc đến trường chỉ là chơi chứ chưa cần học<br />
Hoạt động tạo hình là hoạt động luôn hướng trẻ tới cái đẹp, trẻ luôn <br />
hứng thú tham gia các hoạt động tạo hình. Do đó tôi đã sưu tầm nhiều tác <br />
phẩm nghệ thuật đẹp, sáng tạo cho trẻ quan sát trên màn hình và trẻ có thể <br />
thực hiện mọi lúc mọi nơi: hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... Trẻ có thể <br />
sáng tạo theo ý thích của mình để trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi đứng lên <br />
thuyết trình về bức tranh của mình.<br />
Qua việc khảo sát ban đầu tôi khảo sát được thì đa số các cháu còn yếu <br />
về kỹ năng tạo hình, các cháu chưa chú ý và chưa phát huy hết khả năng của <br />
mình, chỉ có một số ít các cháu là có thể thể hiện được bức tranh của mình. <br />
Chính vì vậy tôi muốn tìm ra biện pháp nào đó để có thể nâng cao chất lượng <br />
hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn<br />
5<br />
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chưa tạo ra được sản phẩm:<br />
Trẻ đang còn ham chơi chưa chú tâm vào học, chưa hứng thú tham gia <br />
vào hoạt động.<br />
Còn nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con cái, ít trao đổi về <br />
tình hình học tập của con cái mình với giáo viên chủ nhiệm vì họ nghĩ tuổi <br />
này còn nhỏ chưa cần phải học. Phụ huynh chưa phối hợp chặt ch ẽ với giáo <br />
viên chủ nhiệm. Một số gia đình không cho con đi học lớp mầm, lớp chồi dẫn <br />
đến cháu còn nhút nhát, chưa hòa đồng với cô, với bạn, chưa biết làm kỹ năng <br />
tạo hình.<br />
Ở trên trường thời gian học rất ngắn cô không thể hướng dẫn, quan <br />
tâm nhiều đến những cháu học yếu, dẫn đến kết quả đạt chưa cao.<br />
Kết quả tham gia các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn <br />
chế, chưa hứng thú vào môi trường trong lớp. Cụ thể thực trạng khi chưa vận <br />
dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng khảo sát sau:<br />
<br />
Những kỹ năng hình thành Trước khi chưa có <br />
biện pháp thực Tỷ lệ<br />
trên trẻ hiện<br />
<br />
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo 15/36 42%<br />
hình<br />
<br />
Trẻ tạo được sản phẩm theo yêu cầu 12/36 33%<br />
của cô<br />
<br />
Trẻ có kỹ năng khi tham gia hoạt 13/36 36%<br />
động tạo hình.<br />
<br />
14/36 39%<br />
Trẻ đặt tên được sản phẩm của mình<br />
<br />
Bảng 1: Những kỹ năng hình thành trên trẻ<br />
<br />
<br />
Trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động tạo hình<br />
Trẻ vẽ chưa đúng theo yêu cầu của cô, trẻ tô màu còn lem ra ngoài, <br />
chưa biết phối hợp màu sắc...<br />
Trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa thể hiện hết khả năng của mình, chưa <br />
biết đặt tên cho sản phẩm của mình.<br />
Về giáo viên chưa gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào hoạt động tạo hình.<br />
<br />
6<br />
Chưa chú trọng đến sự sáng tạo của trẻ, còn gò ép trẻ, bắt trẻ phải <br />
làm theo yêu cầu của cô<br />
Các bức tranh mẫu cho các cháu quan sát, đàm thoại chưa thật sự đẹp <br />
và hấp dẫn trẻ<br />
Đứng trước thực trạng đó tôi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng. Một <br />
số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình ở trường <br />
mầm non Sơn Ca, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động <br />
cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong <br />
phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ để góp phần nhỏ bé vào sự phát <br />
triển toàn diện nhân cách của trẻ.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp, giáo viên cần có sự cố gắng <br />
và nỗ lực trong chuyên môn. Luôn dành thời gian cho trẻ và khuyến khích trẻ <br />
hoạt động tốt hơn đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự <br />
tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học.<br />
Tạo hình là một phương tiện hiệu quả, nó ảnh hưởng to lớn đến sự <br />
phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và thẩm mỹ của trẻ, từ những hình tượng liên <br />
tưởng trong bài vẽ, nặn, cắt, xé dán trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính <br />
xác và phong phú của từng sản phẩm. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống <br />
và trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện trong tạo hình sẽ giáo dục trẻ tình yêu <br />
Tổ quốc, yêu con người, hành vi, thái độ của trẻ đối với các hiện tượng, đời <br />
sống xung quanh… <br />
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp. <br />
Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không <br />
đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt <br />
cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ <br />
học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật.<br />
Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với <br />
cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ “tổ hoa sen, hoa <br />
cúc, hoa hướng dương” và bầu ra tổ trưởng để tổ trưởng giúp cô quán xuyến, <br />
nhắc nhở thành viên của mình. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn <br />
tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói <br />
leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu,…Với những biện <br />
pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập.<br />
Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi và sử dụng nguyên <br />
vật liệu tạo hình để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ. <br />
Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung <br />
quanh để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ <br />
<br />
7<br />
tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình <br />
tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật.<br />
Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc <br />
và miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.<br />
Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày (giờ đón trẻ, giờ trả trẻ) <br />
cho trẻ tiếp xúc như: chơi với các đồ vật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật.<br />
Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên <br />
tôi tận dụng luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo <br />
hình để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng <br />
về tạo hình cho trẻ.<br />
Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho <br />
trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú gần gũi trẻ. <br />
Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, <br />
chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương <br />
thức thể hiện trong những tình huống khác nhau.<br />
Ví dụ: Vẽ “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông <br />
cánh nhọn, bông màu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa <br />
trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét <br />
cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ vườn hoa <br />
sinh động và đẹp hơn.<br />
Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ <br />
đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, <br />
thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và <br />
có tên thật gần gũi với trẻ.<br />
Ví dụ: Mảng chủ đề thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội <br />
dung của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như chủ <br />
đề trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô <br />
giáo cùng bé đi dạo…<br />
Các góc hoạt động như: Góc gia đình tôi đặt tên là “ Gia đình của bé” <br />
trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế <br />
biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên “Kỹ sư xây dựng” có hình ảnh các bé đang <br />
chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh <br />
ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường dán các <br />
túi mở làm bằng nhựa trong để trẻ trưng bày sản phẩm do chính tay trẻ làm <br />
gài vào làm tranh trang trí cho góc đó.<br />
Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề <br />
tiến hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật <br />
liệu phù hợp và phong phú về chủng loại. Ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo <br />
tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, rơm rạ, lá cây, cỏ hạt <br />
8<br />
dưa, vỏ trứng… Ở đây nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở <br />
giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. <br />
Nơi trưng bày sản phẩm của trẻ, tôi bố trí mỗi trẻ có một ô để trẻ <br />
được trẻ tự tay cầm sản phẩm cài vào ô của mình. Ở đây trẻ được quan sát <br />
toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn, trẻ có thể tự so sánh, nhận xét và <br />
học thêm được ý tưởng của những bạn có sản phẩm đẹp, sáng tạo. Từ kết <br />
quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ.<br />
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu <br />
được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu <br />
tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng <br />
cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng <br />
catong, quần áo cũ, bông, vải vụn… Chúng có thể được sản xuất như: giấy, <br />
hồ dán, kéo, …<br />
Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả <br />
năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua màu sắc như: tô, <br />
cắt, dán, vẽ, nặn, …<br />
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc <br />
những điểm sau:<br />
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,…)<br />
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu mua ở địa phương)<br />
+ Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, sò, hạt na, bưởi, len, …)<br />
+ Dễ bảo quản hay cất giữ<br />
+ Dễ cầm: (phù hợp với tầm tay của trẻ)<br />
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan.<br />
+ Dễ sửa chữa<br />
Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu<br />
Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạt<br />
Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế tôi luôn huy động trẻ tìm <br />
kiếm nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở địa phương. Ví dụ: Bằng những hạt <br />
gạo, hạt đỗ, lá cây, vỏ hến, giấy vụn, … tôi có thể tạo ra nhiều con vật nghộ <br />
nghĩnh, sinh động, những bức vẽ, các đề tài khác nhau.<br />
Biện pháp 3: Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung <br />
tâm. <br />
Trong mọi giờ học nói chung cũng như trong giờ học tạo hình nói <br />
riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ <br />
sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và <br />
<br />
9<br />
những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn.<br />
+ Cái trẻ muốn làm (nội dung)<br />
+ Làm thế nào để đạt được (quá trình)<br />
+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm)<br />
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo <br />
hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo <br />
đặc tính riêng của mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “vườn hoa trong <br />
trường” một nhóm trẻ được khuyến khích hoạt động tạo hình, một trẻ vẽ <br />
trường vườn hoa, 5 trẻ khác nặn những bông hoa, trẻ thì xé dán hoa... Mỗi trẻ <br />
tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằng xé dán, vẽ, nặn và các hình thức <br />
khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ.<br />
Cô nên hỏi các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh <br />
nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, <br />
thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì <br />
trẻ biết và có thể làm. Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Vì sao con lại biết”, <br />
“con có suy nghĩ gì”, “con làm như thế nào”, “ Hay có cách nào khác để”,…<br />
Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và <br />
càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể <br />
hiện. Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm giảm tính tích cực hoạt <br />
động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu <br />
đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt chước. Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, <br />
phải gợi ý chứ đừng nên làm ngay. Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé như thế <br />
nào,… Tạo tình huống để trẻ làm giúp. Ví dụ: “Để đất mềm ra chúng ta làm <br />
như thế nào?”. Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm <br />
cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về nhiệm vụ. Động <br />
viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện.<br />
Giải pháp 4: Cách thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. <br />
Thiết lập tiết học một cách nhẹ nhàng, linh hoạt<br />
+ Với trẻ, học mà chơi, chơi bằng học sẽ tạo cho các em sự thích thú <br />
trong học tập, do đó, thiết lập được tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt sẽ góp <br />
phần không nhỏ trong sự thành công.<br />
+ Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng <br />
không thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi dưỡng <br />
ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về <br />
hình thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mỹ và nét độc đáo của các sự vật, <br />
hiện tượng xung quanh. Vì vậy việc làm của cô phải chính xác, hình mẫu <br />
phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của <br />
hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác. <br />
<br />
10<br />
Tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ gây sự nhàm chán, làm mất hứng ở <br />
trẻ. <br />
Ví dụ: Trong đề tài “Vẽ con gà trống”. Cô treo 2 3 tranh lên cho trẻ <br />
xem con gà trống có các tư thế khác nhau. Sau đó cô cất tranh để lại một <br />
tranh làm mẫu. Cô mời một trẻ thực hiện vẽ mẫu, vừa vẽ cô vừa phân tích <br />
đầu gà là hình tròn, đuôi là nét cong,… Sau đó cô tiến hành cho trẻ vẽ và cô <br />
vẫn để mẫu cho trẻ quan sát cho đến hết tiết học<br />
+ Đối với tiết đề tài: Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ <br />
thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp <br />
trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện <br />
phù hợp với đề tài đã cho để tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ; củng cố <br />
những kiến thức kĩ năng đã học. Dạy trẻ những phương thức tạo hình riêng <br />
biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. Thông qua đó nó sẽ <br />
phát trển về năng lực thể hiện màu sắc đường nét. Hình thức này thể hiện ở <br />
ý tưởng của trẻ là chủ yếu, vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho <br />
trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính.<br />
Ví dụ: Với đề tài “Vẽ hoa mùa xuân”. Cô sẽ lần lượt đưa từng tranh <br />
cho trẻ quan sát, phân tích, đàm thoại (tên gọi, màu sắc, đường nét,..). Sau đó <br />
cất hết tranh và hỏi ý tưởng gợi ý trẻ vẽ sáng tạo.<br />
+ Đối với tiết ý thích: Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ <br />
động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà <br />
mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Đối với trẻ nhỏ, đôi lúc sự định <br />
hình chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những <br />
hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài <br />
tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ <br />
đã được trải nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một <br />
cách tự nhiên.<br />
Ví dụ: Với đề tài “Xé dán đàn cá” Tôi chỉ khơi gợi những ý tưở ng <br />
của trẻ như cách xé dán đàn cá, cách chọn giấy làm màu nướ c cho cá bơi. <br />
Sau đó trẻ xé dán. <br />
+ Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần <br />
phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng <br />
ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. <br />
Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn <br />
ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dõm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú <br />
ý của trẻ vào hoạt động. Đặc biệt, người giáo viên cũng phải có khả năng tạo <br />
hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắt chước là <br />
chủ yếu, vì thế đòi hỏi người giáo viên cũng phải đưa ra những hình mẫu đẹp <br />
mắt và mang tính nghệ thuật cao. Trong một tiết hoạt động tạo hình tôi cũng <br />
có thể tích hợp lồng ghép các bài hát hay những bài thơ, câu đố hoặc trò <br />
11<br />
chuyện cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn.<br />
Đổi mới hình thức, phương pháp cho trẻ hoạt động tạo hình <br />
+ Để tổ chức giờ hoạt động chung về bộ môn tạo hình đạt hiệu quả <br />
cao, người giáo viên cần phải có được các thủ thuật vào bài khác nhau, phù <br />
hợp với từng tiết dạy để gây được hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào <br />
giờ học. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình trong <br />
giờ hoạt động chung, giáo viên phải có được hình thức tổ chức tiết học sao <br />
cho thật thoải mái, không gò ép, mọi phương pháp đưa ra phải phù hợp với <br />
khả năng, với nhận thức của trẻ và phải có tác dụng phát huy tính tích cực <br />
chủ động ở trẻ <br />
Ví dụ: Trong giờ dạy trẻ xé dán thuyền trên biển. Khi vào giới thiệu <br />
bài, giáo viên cho trẻ xem một số hình ảnh các loại tàu, thuyền đang lưu thông <br />
trên biển qua màn hình ti vi, sau đó thông báo sắp tới có một chương trình thi <br />
làm tranh về biển, ban tổ chức chương trình có giấy mời lớp tham dự (Giáo <br />
viên đọc nội dung giấy mời cho trẻ nghe) để tạo hứng thú cho trẻ. Tiếp đó <br />
giáo viên đặt các câu hỏi để trẻ nói lên lời nhận xét của mình về các hình ảnh <br />
mà trẻ vừa được quan sát trên màn hình như: Các con thấy biển như thế nào? <br />
Trên biển có phương tiện giao thông nào ? Để xé dán được thuyền trên biển <br />
thì làm những gì? Sau khi gợi ý để trẻ nói lên nhận xét của mình, giáo viên <br />
cho trẻ quan sát một số bức tranh xé dán thuyền trên biển do giáo viên chuẩn <br />
bị rồi mới tiến hành cho trẻ thực hiện các hoạt động tiếp theo<br />
+ Khi thực hiện đề tài với các phương pháp giáo dục không được áp <br />
đặt, gò bó, mà cần phải tạo điều kiện cho trẻ để có nhiều sáng tạo khi tiếp <br />
nhận bài mới. Giáo viên cần có nhiều hoạt động gợi mở linh hoạt để trẻ cảm <br />
nhận nhẹ nhàng. Vì vậy hoạt động tạo hình ở các hoạt động chung phải thật <br />
sự là nguồn cảm hứng của trẻ.<br />
Ví dụ: Với đề tài “Vẽ vườn cây” Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài <br />
trời ngắm cây xung quanh sân trườ ng để trẻ có cảm hứng thể hiện sản <br />
phẩm của mình.<br />
+ Vào những ngày có lễ hội, tôi luôn lồng ghép vào trong các tiết dạy. <br />
Như vậy giúp trẻ ấn tượng về những ngày lễ đó.<br />
Tích hợp dạy tạo hình thông qua hoạt động góc<br />
+ Bên cạnh việc tích hợp dạy tạo hình qua môn học khác, giáo viên có <br />
thể rèn kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua giờ hoạt động góc. Qua hoạt <br />
động góc giúp trẻ đượ c củng cố và làm quen kiến thức mới làm tăng thêm <br />
vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung. Ví dụ: Với chủ đề: <br />
“Thế giới động vật” ở góc tạo hình trẻ nặn một số con vật (gà, mèo, trâu, <br />
voi…) bày ở giá hoặc tranh một số con v ật b ằng các thể loại như vẽ, xé <br />
dán, tô màu…để cung cấp kiến thức cho tr ẻ. Khi tr ẻ vào góc chơi lôi cuốn <br />
12<br />
sự thu hút hứng thú tạo ra những sản phẩm đó:<br />
Ví dụ: Đây là con gì? Con nặn như thế nào?<br />
Đây là bức tranh gì? Tranh làm bằng gì?<br />
+ Khi thực hiện các đề tài “ Nặn con vật, vẽ con gà…” trẻ đã có vốn <br />
kiến thức hiểu biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt <br />
hơn.<br />
Hoặc ví dụ: Với chủ đề: “Thế giới thực vật” đề tài “Các loài hoa” tôi chuẩn <br />
bị một số tranh vẽ, xé, chấm màu về các loại hoa làm tranh cung cấp kiến <br />
thức cùng với các nguyên vật liệu phù hợp với tranh tôi cung cấp cho trẻ… <br />
Khi trẻ vào góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằng cách:<br />
+ Đố trẻ cô có bức tranh gì?<br />
+ Các bông hoa được làm như thế nào?<br />
Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về một số đặc <br />
điểm chung cơ bản của một số loại hoa đó và chất liệu cô đã sử dụng để <br />
làm.<br />
Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ một cách tỉ <br />
mỉ hơn về cách (Vẽ, xé, chấm màu…) hoặc cô kết hợp làm chung với trẻ về <br />
bức tranh đó kết hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn.<br />
Như vậy với đề tài về “Hoa” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện <br />
theo nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không gò <br />
bó, chán nản giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối <br />
tượng cô định cung cấp hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành <br />
trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo <br />
hình. Không những chỉ có góc tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của <br />
trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo <br />
hình cho trẻ. Cụ thể:<br />
+ Góc học tập:<br />
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán <br />
và môi trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa <br />
chọn các trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó giáo viên có <br />
thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.<br />
Ví dụ: Với nội dung toán: “Tô màu theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kết hợp <br />
rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu.<br />
Ví dụ: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh <br />
ảnh, đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng <br />
cầm kéo, cắt và phết hồ cho trẻ.<br />
+ Góc xem sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc xem sách trẻ <br />
13<br />
được xem các loại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô <br />
kể về các đồ dùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng <br />
có thể nhẹ nhàng đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ.<br />
Ví dụ: Cô hướng dẫn trẻ tô tranh truyện, hướng dẫn cách tô màu cho bức <br />
tranh thêm đẹp, vẽ tranh về các nhân vật trong câu truyện…<br />
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc <br />
một cá nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên <br />
muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ <br />
phát triển hơn về khả năng tạo hình.<br />
Tích hợp dạy tạo hình thông qua các môn học khác và dạy trẻ mọi lúc <br />
mọi nơi<br />
Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và <br />
khéo léo khi vận dụng, qua tích hợp kiến thức tạo hình đến với trẻ rất nhẹ <br />
nhàng không gò ép mà lại hiệu quả. Song quá trình vận dụng tích hợp, cần <br />
lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở nên rời rạc, <br />
chắp vá.<br />
+ Môn làm quen với toán: tôi tận dụng vở bé làm quen với biểu tượng <br />
toán để rèn trẻ kĩ năng tạo hình. Ví dụ: Cho trẻ trang trí hình vuông và hình <br />
chữ nhật trong vở bé làm quen với các biểu tượng toán,…<br />
+ Môn văn học: Ví dụ sau khi học xong bài thơ “cây dừa” cho trẻ vẽ <br />
cây dừa.<br />
+ Môn làm quen với môi trường xung quanh: Ví dụ cho trẻ vẽ các con <br />
vật, các loại quả hay các phương tiện giao thông, và người thân trong gia <br />
đình,….<br />
Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ <br />
được ngắm nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô <br />
có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền.<br />
Ví dụ: trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà <br />
trẻ thích.<br />
Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành khô để làm <br />
vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình.<br />
+ Giờ sinh hoạt chiều: Ví dụ: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ <br />
thích và cho trẻ vẽ những con vật đó.<br />
+ Ở các hoạt động góc: Góc học tập trẻ có thể chơi dạy vẽ, nặn, xé, <br />
dán.<br />
+ Góc nghệ thuật: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh <br />
xé dán “ Ngôi nhà của bé”.<br />
<br />
14<br />
Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà <br />
bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng <br />
dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo <br />
mẫu, vẽ theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ <br />
đã được làm quen ở lớp.<br />
Biện pháp 5: Dạy tạo hình qua hướng dẫn trẻ làm đồ chơi<br />
Như chúng ta đã biết hoạt động làm đồ dùng đồ chơi với trẻ là dạng <br />
hoạt động tạo hình đặc biệt. Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm <br />
hứng, ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra. Vì vậy tôi <br />
đã tận dụng các học liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi.<br />
Ví dụ: Dạy trẻ làm đồ chơi bằng các loại lá cây.<br />
Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân <br />
trường, cô chuẩn bị một ít lá xanh các loại để vào giờ hoạt động tạo hình <br />
hoặc hoạt động góc hướng cho trẻ làm.<br />
Ví dụ: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang phục <br />
ngộ nghĩnh bằng lá cây (chủ yếu là lá vàng và lá khô). Dạy trẻ tự xé hoặc sắp <br />
xếp những chiếc lá thành bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ.<br />
Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm nh