SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN <br />
VÀ GIỚI THIỆU SÁCH MỚI<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề.<br />
Sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như <br />
V.I.Lênin nói “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không <br />
có chủ nghĩa cộng sản”. Vì thế mà trong mọi thời đại, thư viện được coi là <br />
tòa lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá <br />
của loài người.<br />
Thư viện trường tiểu học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là <br />
trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường, là môi trường hỗ trợ <br />
đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy của giáo viên và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.<br />
Chính vì vậy cán bộ thư viện trường học phải có biện pháp cải tiến trong <br />
các khâu nghiệp vụ thư viện. Đã tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và hướng <br />
dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện bằng cách kết hợp với chuyên môn, <br />
Đoàn đội tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, điểm sách, trưng bày <br />
sách, giới thiệu sách vào các ngày lễ lớn, các buổi họp giao ban, những buổi <br />
sinh hoạt chào cờ đầu tuần…nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất cơ sở vật <br />
chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hoá của nhà trường, đây là lý do tôi <br />
chọn đề tài “Tuyên truyền và giới thiệu sách”<br />
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc giới thiệu sách mới.<br />
Truyền tải đến giáo viên và học sinh những tài liệu cần thiết phục vụ <br />
cho việc giảng dạy, học tập nhằm lôi cuốn nhiều hơn nữa bạn đọc đến với <br />
thư viện. Kích thích sự ham mê đọc sách, báo, xem sách là người bạn đồng <br />
hành không thể thiếu được trong việc giảng dạy và học tập của mình.<br />
Giới thiệu sách là cung cấp thông tin cơ bản về nội dung và hình thức <br />
cuốn sách nhằm lôi cuốn bạn đọc tìm đọc tài liệu. Mục đích cao nhất của <br />
việc giới thiệu sách là làm cho người nghe thấy được cuốn sách cần thiết <br />
cho họ, gây hứng thú, nhu cầu tìm đọc sách.<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
Trong trường học, việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên <br />
và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện, nó được đặt lên <br />
hàng đầu, đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới <br />
thiệu những cuốn sách hay đến với bạn đọc. Chính vì vậy theo tôi để phát <br />
huy tối đa của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc người. <br />
PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận.<br />
Với tôi, mặc dù làm công tác thư viện chưa lâu nhưng qua quá trình công <br />
tác tôi nhận thấy. Đối với thư viện trường học để phát huy một cách tốt nhất <br />
cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường thì <br />
việc tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư <br />
viện là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong công tác thư viện. Làm <br />
tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn vào <br />
việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh <br />
trong nhà trường. Tạo một môi trường giáo dục thuận lợi, là sân chơi bổ ích, <br />
lý thú cho các em mà khi tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những <br />
trang sách, báo. Chính vì vậy mà tôi chọn việc tuyên truyền, hướng dẫn và <br />
giới thiệu bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện là đề tài sáng kiến kinh <br />
nghiệm của mình.<br />
* Vốn tài liệu:<br />
Nội dung tài liệu là yếu tố quan trong để thu hút bạn đọc đến với thư <br />
viện. Vốn tài liệu ở trường TH Hà Huy Tập tương đối đáp ứng được phần <br />
nào nhu cầu dùng tin của bạn đọc. Bạn đọc không chỉ quan tâm đến nội dung <br />
của tài liệu mà còn yêu cầu vào loại hình tài liệu để phù hợp với công tác <br />
giảng dạy và học tập của<br />
* Lựa chọn sách, báo phù hợp:<br />
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho việc tuyên truyền, giới <br />
thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư <br />
viện phải nắm bắt nhu cầu, nội dung và các sự kiện liên quan đến vấn đề <br />
học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Có như vậy chúng ta mới <br />
kích thích được bạn đọc đến thư viện tìm tài liệu để thỏa mãn nhu cầu của <br />
mình.<br />
<br />
2<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
Ví dụ: Đối với học sinh trung bình: Ngoài sách giáo khoa cán bộ thư viện <br />
giới thiệu cho các em các loại sách bài tập, sách tham khảo cho các em nhằm <br />
bổ sung và cũng cố kiến thức của mình.<br />
Đối với học sinh khá, giỏi: Thì cán bộ thư viện giới thiệu những loại <br />
sách nâng cao để mở rộng kiến thức.<br />
Đối với cán bộ giáo viên: Ngoài sách giáo khoa, giáo viên thì cán bộ thư <br />
viện giới thiệu cho giáo viên những cuốn sách tham khảo hay, chuyên đề bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi….<br />
* Điều kiện hướng dẫn bạn đọc sách, báo thư viện.<br />
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kỷ <br />
năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện <br />
cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm thậm chí đối <br />
với từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư <br />
viện phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây:<br />
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì?<br />
Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, <br />
người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo <br />
phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách <br />
tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ… sát với chương trình học tập <br />
của nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức gớp phần đẩy <br />
mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách pháp <br />
luật, rèn luyện tư tưởng đạo đức… tình cảm lành mạnh của học sinh.<br />
Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc. Phù hợp <br />
với từng lứa tuổi, từng đối tượng, cấp học để cán bộ thư viện mới nắm bắt <br />
được nhu cầu thì mới hướng dẫn bạn đọc dùng sách phù hợp đáp ứng với <br />
nhu cầu.<br />
Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu <br />
cầu và kế hoạch phục vụ liên tục, giúp các em biết sử dụng thư viện, sử <br />
dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy <br />
thứ hai của mình.<br />
* Mối quan hệ giữa việc tuyên truyền và giới thiệu sách.<br />
<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
Trong quá trình làm công tác thư viện trường học, bản thân đã được đi <br />
<br />
tập huấn nhiều lần, được tham quan ở một số trường có thư viện hoạt động <br />
tốt, được học tập và hiểu thêm về hoạt động thư viện, biết cách tuyên <br />
truyền và giới thiệu sách, biết đọc sách là cần thiết đối với mỗi người. Từ <br />
đó, bản thân rút ra kết luận cơ bản : Trong hoạt động thư viện nếu chỉ có <br />
sách mà không có người đọc thì sách không những vô nghĩa mà còn lãng phí <br />
tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt <br />
động giới thiệu sách theo đúng đối tượng học sinh là việc làm cần thiết của <br />
người cán bộ thư viện và là giải pháp mới trong công tác nghiệp vụ của Thư <br />
viện.<br />
Việc giới thiệu sách theo đúng đối tượng học sinh cần phải thông qua <br />
<br />
hệ thống mạng lưới cộng tác viên thư viện; các bài giới thiệu sách và các <br />
hình thức giới thiệu sách phải phù hợp với học sinh các khối lớp.<br />
* Xây dựng mạng lưới cộng tác viên thư viện:<br />
Hàng năm, thư viện có tổ cộng tác là thư viện, tuy nhiên mạng lưới <br />
được thành lập chỉ có các thành viên là giáo viên nên việc giới thiệu sách đến <br />
học sinh còn ít. Vì vậy, để thư viện hoạt động tốt, nhiều bạn đọc đến với <br />
thư viện, ngay từ đầu năm học tôi tham mưu cùng với Hiệu trưởng thành lập <br />
tổ mạng lưới thư viện. Tổ mạng lưới bao gồm đại diện học sinh của các <br />
khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm.Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ <br />
thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là trong công tác <br />
tuyên truyền, giới thiệu sách .<br />
II. Thực trạng.<br />
1 Thuận lợi.<br />
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường.<br />
Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên, ĐTN, ĐTN trong nhà <br />
trường trong các hoạt động thư viện. Thư viện có kế hoạch tuyên truyền, <br />
giới thiệu tài liệu nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện. Cán bộ thư <br />
viện được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần yêu nghề, luôn <br />
<br />
4<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
năng động trong công việc. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn bồi <br />
dưỡng nghiệp vụ do phòng tổ chức. Bên cạnh đó, cán bộ thư viện đang tham <br />
gia lớp Đại học thư viện để nâng cao trình độ.<br />
Thư viện trường Tiểu học Hà Huy Tập được sự quan tâm đầu tư của <br />
ngành cấp trên, của Nhà trường, cung cấp số lượng sách phục vụ cho việc <br />
đọc và học của học sinh tương đối đầy đủ .<br />
Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng có một số ít cuốn sách rất <br />
hay và thu hút được nhiều bạn đọc. Đặc biệt học sinh của trường đa phần <br />
đều ham mê đọc sách và hơn thế nữa Ban giám hiệu là những thầy cô thực <br />
sự yêu thích đọc sách, rất quan tâm đến hoạt động thư viện.<br />
Qua một thời gian tuyên truyền, hướng dẫn và giới thiệu bạn đọc sử <br />
dụng sách, báo thư viện. Tôi nhận thấy thư viện là sân chơi bổ ích, lý thú cho <br />
các em mà khi tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, <br />
báo.<br />
2. Khó khăn.<br />
Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên việc bổ sung tài liệu chưa thường <br />
xuyên, kịp thời.<br />
Vai trò của thư viện trong việc hướng dẫn học sinh ham mê đọc sách <br />
còn quá ít so với yêu cầu. Đa số chưa biết sử dụng thư viện, chưa biết khai <br />
thác sách báo, chưa biết tự học, tự bồi dưỡng bằng sách báo.<br />
Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh chưa quan <br />
tâm đầy đủ đến việc đọc sách , chưa hướng dẫn đọc sách đến nơi đến chốn. <br />
Bên cạnh đó đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu đọc sách báo của các lứa <br />
tuổi học sinh cũng khác nhau.<br />
Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin đã tác động <br />
rất lớn đến nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh.<br />
Vi dụ: Thay vì đến thư viện các em học sinh có thể ở nhà mở Internet mở <br />
truyện ra có người kể không phải đọc. Hoặc chỉ cần nhấc máy điện thoại <br />
gọi điện đến 1080 để nghe kể chuyện…<br />
<br />
<br />
5<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
Trình độ văn hóa: là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến <br />
nhu cầu đọc, trình độ của con người càng cao thì nhu cầu đọc sẽ phát triển <br />
và ngược lại.<br />
Trong quá trình thực hiện tôi có thực hiện bảng khảo sát tỉ lệ bạn đọc đến <br />
thư viện cụ thể như sau:<br />
Bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc <br />
đến thư viện đến thư viện <br />
Năm học 2017 2018 Đầu năm học: 2018 <br />
2019<br />
CB, GV, NV 85% 85%<br />
HS 75% 75%<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
* Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền đầu sách mới đến từng học sinh: <br />
Biện pháp 1: Giới thiệu sách qua các kênh măng non, các buổi sinh hoạt <br />
chào cờ đầu tuần.<br />
Ta áp dụng việc giới thiệu mỗi ngày một cuốn sách cho các em vào 15 phút <br />
đầu giờ thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường hoặc các buổi <br />
chào cờ đầu tuần. Đồng thời cán bộ thư viện kết hợp với Đoàn đội, giáo viên <br />
chủ nhiệm tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách...vào các ngày lễ lớn. <br />
Ví dụ: Nhân dịp buổi chào cờ đầu tuần tôi xin giới thiệu đến quý thầy <br />
giáo, cô giáo và các em học sinh một cuốn sách vừa được nhập về trường <br />
chúng ta từ tuần trước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thưa các thầy cô giáo! Cùng các em học sinh thân mến!<br />
Nàng tiên núi kết duyên với Thần Nước rồi hạ sinh ba cô con gái. <br />
<br />
Ba chị em thương nhau lắm, đi đâu, làm gì cũng có nhau. Họ còn mài ba chiếc <br />
vòng đá giống y hệt nhau để mỗi người đeo một cái. Nhưng rồi một ngày <br />
kia, thời tiết khắc nghiệt, ba chị em đành phải chia tay nhau đi kiếm cái ăn… <br />
Mỗi người một ngả. Cuộc sống của mỗi cô con gái nàng tiên núi sẽ ra sao? <br />
Câu chuyện diễn ra thế nào mời các bạn tìm đọc tại thư viện nhé!<br />
Xin cảm ơn! Xin chào và hẹn gặp lại các em trong buổi giới thiệu <br />
lần sau.<br />
Biện pháp 2: Kết hợp với TPT Đội và giáo viên chủ nhiệm.<br />
Kết hợp tổng phụ trách tổ chức ngày hhội đọc sách: Nâng cao văn <br />
hóa đọc, rèn luyện thói quen đọc, tạo cơ hội gặp gỡ để giao lưu học <br />
hỏi và chia sẻ những giá trị của sách, về niềm đam mê đọc sách cho <br />
CBGVCNV và học sinh trong nhà trường.<br />
+ Tổ chức cho học sinh thi Cảm nhận về cuốn sách mà mình đọc thông qua <br />
Hội thi: “Nói về cuốn sách mà mình yêu thích.” Có giải thưởng động viên khuyến <br />
khích<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông <br />
<br />
đảo giáo viên, HS tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách <br />
cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo quản sách.<br />
Ví dụ: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:<br />
<br />
8<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:<br />
Nâng cao văn hóa đọc, rèn luyện thói quen đọc, tạo cơ hội gặp gỡ để <br />
giao lưu học hỏi và chia sẻ những giá trị của sách, về niềm đam mê đọc sách <br />
cho CB GVCNV và học sinh trong nhà trường.<br />
Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông <br />
đảo giáo viên, HS tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách <br />
cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo quản sách.<br />
Hưởng ứng Ngày hội đọc sách của Việt Nam và thế giới năm 2019 <br />
(21/4).<br />
Hoạt động cần được tổ chức tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.<br />
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM<br />
1. Thời gian:<br />
Chuẩn bị: Từ ngày 20/2 4/3/2019<br />
Khai mạc ngày hội lúc 7h30’ ngày 4/3/2019.<br />
2. Địa điểm: Tại thư viện tường tiểu học Hà Huy Tập<br />
III.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:<br />
1. Tổ chức khai mạc Ngày hội đọc sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Tổ chức các hoạt động trong ngày hội:<br />
2.1Ban giám khảo.<br />
1. Cô: Huỳnh Thị Biên Giám khảo 1 (Hiệu trưởng)<br />
2. Cô: Dương Thị Hà Giám khảo 2 (P. Hiệu trưởng)<br />
3. Cô: Nguyễn Thị Hà Anh Giám khảo 3 (Bí thư đoàn)<br />
2.2. Trưng bày sách:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG VÀ GIÁM KHẢO<br />
1. Cơ cấu giải thưởng.<br />
+ 01 giải nhất, trị giá 100.000/ giải<br />
+ 01 giải nhì, trị giá 80.000/ giải<br />
+ 01 giải ba, trị giá 50.000/ giải<br />
+ Quà học sinh: 100.000đ<br />
<br />
11<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên đây là kế hoạch phối hợp về việc tổ chức Ngày hội văn hóa đọc sách <br />
của trường tiểu học Hà Huy Tập.<br />
2. Giải pháp thứ hai: Tuyên truyền sách mới đến với giáo viên<br />
Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.<br />
Ngoài những buổi giới thiệu sách tại thư viện thì thông qua các buổi sinh <br />
hoạt chuyên môn, các cuộc họp…cán bộ thư viện kết hợp giới thiệu sách <br />
hay, sách mới.<br />
+ Kết hợp với việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo cán bộ thư viện trưng <br />
bày các sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện để bạn đọc <br />
tiện theo giỏi.<br />
+ Ngoài cán bộ thư viện là người nòng cốt trong việc giới thiệu sách thì tổ <br />
cộng tác viên của thư viện gồm: giáo viên và học sinh là mạng lưới tuyên <br />
truyền, giới thiệu sách báo hiệu quả là những người cùng cán bộ thư viện <br />
truyền tải thông tin bạn đọc một cách nhân nhất.<br />
IV. Tính mới của giảp pháp:<br />
<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
Việc tuyên truyền và giới thiệu sách phải phù hợp với thực tế nhà <br />
trường, nội dung tuyên truyền cần gắn với từng đối tượng học sinh.<br />
Hình thức tuyên truyền, giới thiệu đa dạng phong phú để những quyển <br />
sách hay, sách cần kịp thời đến tay học sinh.<br />
Với những năm học trước, tôi thường giới thiệu sách tràn lan thường là <br />
theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng của Nhà trường, của Liên đội nên không <br />
hiệu quả. Vì thế, năm học 2018 – 2019 tôi chọn cách giới thiệu sách theo đối <br />
tượng học sinh, từng chủ điểm nên hiệu quả tiến bộ rõ rệt.<br />
V. Kết quả sau khi tổ chức giới thiệu, tuyên truyền sách thì tỉ lệ bạn <br />
đọc đến thư viện nhiều hơn.<br />
Bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc <br />
đến thư viện <br />
Cuối tháng 3 năm học: 2018 2019<br />
CB, GV, NV 100%<br />
HS 90%<br />
<br />
Qua một năm tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng <br />
sách, báo cáo thư viện kết quả là.<br />
Đến nay có đến 90% học sinh và 100% giáo viên toàn trường sử dụng <br />
sách, báo thư viện. Số lượng học sinh thích đọc sách, báo thư viện ngày một <br />
nhiều, học lực của học sinh toàn trường tăng lên, học sinh giỏi ngày một <br />
nhiều hơn, học sinh yếu giảm.<br />
Tinh thần tự học tự rèn luyện thể hiện rõ rệt ở từng học sinh trong toàn <br />
trường. Đội ngũ giáo viên ở trường đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện càng <br />
nhiều hơn. <br />
PHẦN THỨ3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận.<br />
Thư viện là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao chiều sâu <br />
của dân tộc, vừa định hướng, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự <br />
phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu hoạt động của thư viện là đáp ứng yêu <br />
cầu nâng cao trí tuệ, yêu cầu nghiên cứu khoa học và văn hóa của nhân dân.<br />
<br />
13<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
Những năm gần đây ngành giáo dục rất quan tâm đến thư viện. Nó không <br />
chỉ thực hiện chức năng giáo dục, thông tin mà còn thực hiện chức năng giải <br />
trí thẩm mỹ. Nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức của con <br />
người nói chung và chất lượng giáo dục nói riêng .<br />
V.I.Lênin đã từng nói: “Đánh giá một thư viện tốt hay xấu, không phải <br />
thư viện đó có bao nhiêu sách quý hiếm mà ở chỗ Thư viện đó đã phục vụ và <br />
lôi cuốn bao nhiêu người đọc đến với Thư viện”.<br />
Qua quá trình học tập và công tác tại trường TH Hà Huy Tập. Được tiếp <br />
xúc với tài liệu, bạn đọc đến tra tìm, mượn trả tài liệu, nắm được tâm lý bạn <br />
đọc nên tôi nghĩ rằng việc tuyên tuyền và giới thiệu sách chiếm vị trí rất <br />
quan trọng trong công tác phục vụ và quản lý bạn đọc. Đây là một trong <br />
những nhiệm vụ quan trọng của thư viện, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi <br />
mới giáo dục, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt của toàn bộ giáo <br />
viên, học sinh trong toàn trường. Đó chính là con đường ngắn nhất để thúc <br />
đẩy thư viện phát triển ngày càng cao hơn, góp phần vào việc thúc đẩy sự <br />
nghiệp giáo dục – đào tạo tại trường tiểu học Hà Huy Tập đi lên. <br />
Do điều kiện và khả năng còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những <br />
thiếu sót. Kính mong quý thầy cô tham gia ý kiến đóng góp để đề tài được <br />
hoàn thiện hơn.<br />
2. Ý kiến đề xuất.<br />
Thư viện, trang thiết bị trường học là vấn đề được chú trọng hàng đầu. <br />
Quy quá trình làm việc thực tế bản thân tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến <br />
như sau:<br />
+ Cần bổ sung thêm giá đựng sách báo, tạp chí và giá đựng cặp mũ nón <br />
của bạn đọc khi đến thư viện.<br />
+ Mua thêm sách tham khảo, sách nghiệp vụ và một số loại sách khác phục <br />
vụ học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.<br />
+ Bổ sung thêm hai đến ba loại báo để thư viện có báo phục vụ bạn đọc.<br />
Xin chân thành cám ơn./.<br />
Dray Sáp, ngày 04 tháng 03 năm2019<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
14<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
* Sách:<br />
1. Đoàn phan Tân (2001), Cơ sở thông tin học, Đại học quốc gia, Hà Nội, <br />
2001, 294 tr.<br />
2. Vũ Dương Thúy Ngà (2004), Phân loại tài liệu, Đại học văn hóa, Hà Nội, <br />
2004, 322tr.<br />
3. Vũ Bá Hòa (2001), Hội thi giáo viên thư viện với công tác thư viện <br />
trường học, Giáo dục, TPHCM, 2001, 146tr.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
PHIẾU ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG ĐỌC <br />
CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG<br />
<br />
Để Thư viện phục vụ việc đọc của các em ngày càng tốt hơn, rất mong <br />
các em trả lời một số câu hỏi trong phiếu điều tra dưới đây.<br />
Các em đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời mà mình chọn. Không có <br />
gợi ý, các em tùy ý viết theo suy nghĩ của mình.<br />
Em hãy cho biết một số thông tin về mình.<br />
Giới tính:…………………………………….<br />
Tuổi:…………………………………………<br />
Học lực:……………………………………..<br />
1. Ngoài giờ học ở trường, các em thường dùng thời gian rỗi làm gì?<br />
Học bài Chơi game, xem ti vi Đi học thêm<br />
Giúp bố mẹ làm việc nhà Làm việc <br />
khác<br />
2. Lý do em chọn sách đọc?<br />
Khi nghe giới thiệu sách Nghe lời thầy cô khuyên<br />
Theo phong trào Lý do khác:………………………<br />
3. Mỗi tuần em đến thư viện mấy lần?<br />
1 2 lần 3 4 lần trên 4 lần Không<br />
4. Các em đọc sách có ghi chép lại không?<br />
Thường xuyên Không<br />
Thỉnh thoảng Ý kiến khác:………………………..<br />
5. Các hoạt động nào của thư viện mà em thích nhất?<br />
17<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
Thi kể chuyện theo sách Giới thiệu sách<br />
Trưng bày sách Hoạt động khác<br />
6. Các em thích đọc sách theo chủ đề nào?<br />
Sách tham khảo Truyện thiếu nhi<br />
Báo nhi đồng Chủ đề khác:…………………………….<br />
7. Dịch vụ nào của thư viện mà em thích nhất?<br />
Đọc tại chổ Mượn về nhà <br />
Dịch vụ khác<br />
8. Các em đến thư viện vì mục đích gì?<br />
Giải trí hỗ trợ học tập<br />
Nâng cao sự hiểu biết Theo phong trào<br />
9. Em có nhận xét gì về kho sách của thư viện?<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………….<br />
10. Em có mong muốn gì về công tác phục vụ của thư viện?<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………….<br />
Cảm ơn vì sự hợp tác của các em!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐỌC CỦA GIÁO VIÊN<br />
Nhằm nâng cao khả năng và đáp ứng nhu cầu đọc, phục vụ công tác giảng <br />
dạy và học tập trong nhà trường. Thư viện trường TH Hà huy Tập tiến hành <br />
khảo sát nhu cầu đọc của giáo viên, học sinh trong nhà trường qua đó có <br />
những định hướng nhằm phát huy tốt vai trò của mình. Rất mong thầy cô hợp <br />
tác đánh dấu vào những ô thích hợp đưới đây.<br />
1. Thầy/ cô vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân?<br />
Độ tuổi: dưới 30 30 – 40 40 – 50 trên 50<br />
Trình độ: Trung cấp Đại học Trên đại <br />
học<br />
2. Thầy/ cô có thường xuyên đến thư viện?<br />
12 lần/ tuần 34 lần/ tuần Trên 4 lần/ tuần<br />
3. Mục đích sử dụng thư viện của thầy cô?<br />
Học tập Nghiên cứu Giải trí<br />
4. Thầy/ cô thích sử dụng tài liệu dưới hình thức nào?<br />
Sách Báo, tạp chí Tài liệu điện tử<br />
5. Trong các dịch vụ hiện có tại thư viện thầy/cô thường sử dụng?<br />
Đọc tại chổ Mượn về nhà Tư vấn, sao chụp tài <br />
liệu<br />
19<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
6. Ý kiến của thầy/cô về thời gian và thái độ phục vụ của cán bộ thư <br />
viện?<br />
Nhanh chóng, nhiệt tình Bình thường<br />
Chậm, chưa nhiệt tình Ý kiến khác:………………<br />
7. Theo thầy/cô thư viện cần chú trọng bổ sung những tài liệu nào?<br />
Sách nghiệp vụ sách tham khảo <br />
sách pháp luật Sách khác<br />
8. Thầy/ cô thường sử dụng hình thức nào để tra cứu tài liệu?<br />
Chọn trực tiếp trên giá kệ Tra tìm theo danh mục tài liệu<br />
Tìm theo tủ mục lục Hỏi trực tiếp nhân viên thư viện<br />
9. Thầy/ cô đánh giá sao về CSVC – trang thiết bị hiện có tại thư viện?<br />
Tốt Chưa tốt lắm Kém Ý kiến khác<br />
10. Thầy/cô có đề xuất gì để nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện?<br />
………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………….<br />
Cảm ợn sự hợp tác của quý thầy cô<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
TT TÊN ĐỀ TÀI TRANG<br />
Tên đề tài<br />
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1<br />
I Đặt vấn đề 1<br />
II Mục tiêu, nhiệm vụ của việc giới thiệu sách 1<br />
PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2<br />
I Cơ sở lý luận 2<br />
II Thực trạng 2<br />
1 Thuận lợi 4<br />
2 Khó khăn 5<br />
III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 5<br />
IV. Tính mới của giải pháp 10<br />
V. Kết quả sau khi tổ chức giới thiệu, tuyên truyền sách thì tỉ 11<br />
lệ bạn đọc đến thư viện nhiều hơn.<br />
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 11<br />
1 Kiến nghị 11<br />
20<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách<br />
<br />
2 Ý kiến đề xuất 12<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14<br />
PHỤ LỤC 16<br />
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐỌC CỦA GIÁO VIÊN 17<br />
MỤC LỤC 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương<br />