Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là <br />
xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. <br />
Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành <br />
giáo dục đó là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng <br />
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập <br />
hiện nay để đáp ứng lòng mong muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đàng <br />
hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu.<br />
<br />
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn <br />
kiện của nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải <br />
đổi mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là <br />
thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến <br />
thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy <br />
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, <br />
tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập. Chuyển từ hình dạy học <br />
lấy hoạt động của người thầy là trung tâm sang tổ chức dạy học theo các hình thức <br />
tương tác: Học cá nhân, học theo nhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận <br />
dụng sáng tạo kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được <br />
bản chất vấn đề.<br />
<br />
Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học liên môn trong dạy học Sinh học ở <br />
trường THCS có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học khác, <br />
giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực <br />
hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay.<br />
<br />
Đối với môn Sinh học là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả <br />
tự nhiên và sự sống nên trong quá trình học tập chúng ta cần phải vận dụng kiến <br />
thức của nhiều môn học khác nhau như Toán, Hóa, Lý, Văn, GDCD… để giải quyết <br />
một vấn đề nào đó. <br />
<br />
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy: Về phía học sinh đa số các em còn học bài <br />
theo kiểu “học vẹt”, không nắm bắt được kiến thức trọng tâm, khả năng vận dụng, <br />
tổng hợp kiến thức còn hạn chế, khi vận dụng kiến thức vào thực tế thì chưa làm <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 1 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
được. Còn ở một số giáo viên khi giảng dạy chưa vận dụng kiến thức thực tế, liên <br />
môn vào bài dạy mà chỉ giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK ... nên chưa <br />
tạo được hứng thú học tập cho học sinh<br />
<br />
Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm có được của bản thân qua <br />
nhiều năm trực tiếp giảng dạy trên lớp nên tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Một vài <br />
kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
a. Mục tiêu<br />
<br />
+ Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp <br />
được việc học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với <br />
hành”.<br />
<br />
+ Giúp học sinh nắm nững được nội dung chương trình, kiến thức của môn <br />
Sinh học một cách khoa học nhất đồng thời tạo hứng thú đối với môn học trong <br />
một số tiết học.<br />
<br />
+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải <br />
quyết một vấn đề nào đó trong bài học, hay để dễ dàng ghi nhớ nội dung kiến thức <br />
nào đó hoặc để củng cố phần kiến thức nào đó,... góp phần nâng cao kiến thức, tạo <br />
ra nhiều phương pháp để học sinh say mê môn học hơn, tạo được kết quả cao trong <br />
học tập.<br />
<br />
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, <br />
có sáng tạo trong học tập bộ môn.<br />
<br />
+ Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong học tập sẽ giúp các em tư <br />
duy tốt hơn, khả năng học tập linh hoạt hơn, hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa <br />
một số môn học từ đó các em sẽ học tốt hơn môn Sinh học và các môn học khác. <br />
<br />
b. Nhiệm vụ<br />
<br />
Giáo viên và học sinh có kĩ năng làm việc nhóm, biết chọn lọc sưu tầm tài <br />
liệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 2 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Giáo viên có hiểu biết cơ bản về những môn định tích hợp, không chỉ nắm <br />
vững kiến thức của môn Sinh học mà còn nắm được nội dung chương trình một số <br />
môn học liên quan như lịch sử Địa lí, Lịch Sử, Ngữ văn, Toán, Vật lí,...<br />
<br />
Giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn nhưng phải linh hoạt phù hợp với <br />
mức độ nhận thức của học sinh tránh gom quá nhiều kiến thức vào bài dạy.<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên <br />
tắc liên môn, các em cần sưu tầm tài liệu có những kiến thức toàn diện đa chiều về <br />
một đối tượng.<br />
<br />
Giáo viên vận dụng kiến thức môn học này áp dụng vào những dạng bài ở <br />
môn học khác để kiến thức được nghiên cứu để có hiệu quả trong thực tế giảng <br />
dạy.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Kiến thức các môn học liên quan.<br />
<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học <br />
khối 8,9 cấp THCS.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Chương trình sách giáo khoa Sinh học 8,9.<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp, học sinh khối 8,9. Khảo sát trong năm học 2015 <br />
–2016: 2016 – 2017.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo<br />
<br />
Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn<br />
<br />
Phương pháp so sánh, đối chiếu<br />
<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế <br />
<br />
Phương pháp thuyết trình, vấn đáp<br />
<br />
Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh, bổ sung<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 3 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần <br />
các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 3535/BGDĐT 5 GDTrH ngày 27 <br />
tháng 5 năm 2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay <br />
nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT<br />
GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về <br />
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt <br />
động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; <br />
các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm; Căn cứ <br />
Công văn số 5111/BGDĐTGDTrH ngày 23/7/2013 của Bộ GD&ĐT về việc tổ <br />
chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn <br />
dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo <br />
viên trung học năm học 2013 – 2014. Theo đó, việc vận dụng dạy học liên môn sẽ <br />
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế <br />
của nhà trường. Trong những năm học tiếp theo, trên cơ sở các chủ đề tích hợp liên <br />
môn đã được xây dựng và thực hiện, nhà trường tiếp tục mở rộng xây dựng các chủ <br />
đề tích hợp liên môn trong toàn bộ kế hoạch giáo dục nhà trường.<br />
<br />
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học <br />
nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học <br />
hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng <br />
giáo dục. Dạy học liên môn giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các <br />
lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.<br />
<br />
Theo PGS.TS Mai Văn Hưng Chủ nhiệm bộ môn Khoa học tự nhiên, <br />
Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Để dạy học liên môn có hiệu quả <br />
cần hiểu rõ bản chất của liên môn; những điều kiện cần và đủ, những yếu tố liên <br />
quan đến quá trình tương tác giữa các môn học cũng như tính độc lập tương đối <br />
của chúng trong một chỉnh thể thống nhất.<br />
<br />
Khẳng định dạy học tích hợp liên môn là tất yếu, PGS.TS Mai Văn Hưng lý <br />
giải: Trong quá trình phát triển loài người, con người nguyên thủy cũng như muôn <br />
loài động vật bậc cao đã khám phá tự nhiên một cách bản năng và khám phá xã hội <br />
qua giao tiếp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 4 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Khi đó không có môn học, nhưng thực chất là các hoạt động khám phá ấy <br />
vốn bao gồm tất cả các môn như hiện nay. Do vậy, ngày nay, để khám phá tiếp thế <br />
giới, chúng ra cũng không nằm ngoài con đường của tổ tiên xưa.<br />
<br />
Ngoài ra, dạy học liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát <br />
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến <br />
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Thay vì chỉ đề cao mục tiêu kiến thức <br />
như trước đây, mỗi giáo viên sẽ coi trọng hơn nữa mục tiêu về kĩ năng và thái độ <br />
với mục đích giúp người học sau khi học xong bài học phải giải quyết được các <br />
vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, thông qua việc vận dụng <br />
kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế, dạy học cần phải tăng <br />
cường theo hướng liên môn.<br />
<br />
Phương pháp dạy học liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng <br />
hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua <br />
thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào <br />
trong dạy học nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong một môn học là việc <br />
làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ tự và nâng <br />
cao kiến thức, nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến <br />
thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, <br />
các vấn đề đặt ra để áp dụng vào trong từng tiết dạy với các mục đích khác nhau <br />
trong môn học một cách logic, nhanh nhất, hiệu quả nhất.<br />
<br />
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì <br />
không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình <br />
tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. <br />
Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, <br />
tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức <br />
vấn đề một cách thấu đáo.<br />
<br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay có những nét chính sau: <br />
<br />
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng <br />
quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu <br />
quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng <br />
quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn <br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 5 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày <br />
theo hướng “mở”. Tuy nhiên, việc vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải <br />
những khó khăn nhất định như:<br />
<br />
Đối với giáo viên:<br />
<br />
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.<br />
<br />
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy <br />
theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát <br />
nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin <br />
cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung <br />
của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội <br />
dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học <br />
sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.<br />
<br />
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho <br />
việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.<br />
<br />
Đối với học sinh:<br />
<br />
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen <br />
với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.<br />
<br />
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc <br />
quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh <br />
kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).<br />
<br />
Nhưng trong những khó khăn ở trên thì dạy học liên môn vẫn mang lại rất <br />
nhiều thuận lợi trong dạy học đối với cả giáo viên và học sinh cụ thể như:<br />
<br />
Đối với giáo viên:<br />
<br />
+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên <br />
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am <br />
hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta <br />
đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm <br />
tên gọi cụ thể.<br />
<br />
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên <br />
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 6 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ <br />
môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong <br />
dạy học.<br />
<br />
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức <br />
mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn <br />
bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..<br />
<br />
+ "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích <br />
hợp, liên môn.<br />
<br />
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một <br />
phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.<br />
<br />
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường <br />
là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.<br />
<br />
Đối với học sinh:<br />
<br />
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự <br />
nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”nên <br />
cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư <br />
duy sáng tạo.<br />
<br />
Mặc dù, dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy môn Sinh học, <br />
song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ <br />
không coi trọng một số bộ môn nào đó và chưa phát huy được tính tích cực, tự giác <br />
trong học tập.<br />
<br />
Vì vậy với một số kinh nghiệm này tôi không tham vọng gì nhiều, tôi chỉ <br />
muốn đưa ra một số nội dung cơ bản trong việc vận dụng kiến thức của một số bài <br />
cụ thể trong bộ môn để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học. <br />
<br />
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ vậy <br />
mà giáo viên và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu <br />
học tập nói chung và môn Sinh học nói riêng. Môn Sinh học là môn KHTN nghiên <br />
cứu về sự sống. Đối tượng của Sinh học là giới tự nhiên hữu cơ. Nhiệm vụ của <br />
môn Sinh học là tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế <br />
giới sống, khám phá những quy luật của giới hữu cơ, làm cơ sở cho loài người <br />
nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của Sinh vật và các thông tin kiến <br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 7 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
thức về mặt di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ sinh học,... vào việc chữa <br />
bệnh, cải tạo môi trường,...thay đổi liên tục vì thế vấn đề cập nhật kiến thức qua <br />
mạng, qua các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng quan trọng. Các kiến <br />
thức, số liệu luôn thay đổi nên HS càng hứng thú hơn, quan tâm nhiều hơn đến <br />
môn học <br />
<br />
Mặt khác nhiều em học sinh có hứng thú và đam mê môn Sinh học vì vậy <br />
trong các tiết học các em rất hứng thú và say mê học tập.<br />
<br />
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với <br />
công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học ngày <br />
càng phong phú hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp, nhưng ở <br />
không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu <br />
cho dạy và học của giáo viên và học sinh.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ <br />
môn Sinh học nói riêng<br />
Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, <br />
có sáng tạo trong học tập bộ môn<br />
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mỗi học sinh, rèn <br />
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui trong học tập.<br />
Việc vận dụng tốt kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một tình <br />
huống nào đó góp phần bổ sung cho các em kiến thức các môn học khác, giúp học <br />
sinh nắm được mối quan hệ giữa các môn học từ đó học sinh hứng thú, say mê học <br />
tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học nói riêng và môn học nói chung<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Vận dụng kiến thức liên môn vào trong quá trình dạy học là rất quan trọng <br />
đối với môn Sinh học vì Sinh học là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên, giới <br />
sinh vật (động vật, thực vật,...) và con người. Nhờ vận dụng kiến thức của các môn <br />
học khác nhau nên chúng ta có thể tự giải quyết được một số kiến thức trong môn <br />
học. Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, <br />
kết hợp được “học đi đôi với hành”.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 8 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Để thực hiện thành công một tiết dạy thì sự chuẩn bị của giáo viên là rất cần <br />
thiết. Giáo viên ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên <br />
quan…thì việc chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng: Giáo án giờ học vận dụng <br />
kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp <br />
giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, <br />
thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, <br />
phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. <br />
Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình <br />
huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính <br />
chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao <br />
tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm <br />
hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và <br />
sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào <br />
những kiến thức các bộ môn có liên quan. Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên <br />
môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn <br />
mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các <br />
phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu <br />
chung của giờ học.<br />
<br />
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn <br />
phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các quan điểm <br />
tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt <br />
động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân <br />
môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri <br />
thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển <br />
năng lực tích hợp.<br />
<br />
Để vận dụng các môn học vào tiết dạy đạt hiệu quả cũng cần có sự phối <br />
hợp của học sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu <br />
trước bài học, chuẩn bị một số dụng cụ, mẫu vật liên quan ...<br />
<br />
Đối với các bài có liên quan đến nhiều môn học thì giáo viên phải xác định <br />
nội dung liên môn cho phù hợp, cách liên môn như thế nào? Sinh học là môn học <br />
nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên, giới sinh vật (động vật, thực vật,...) và con <br />
người. Giáo viên phải biết chọn lọc môn học, kiến thức của các môn học khác để <br />
thực hiện liên môn nhằm giúp cho các em nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức môn <br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 9 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
học Sinh học và các môn học liên quan. Có nhiều nội dung giáo viên phải tìm hiểu <br />
thông tin hay nhờ sự hỗ trợ của các GVBM khác.<br />
<br />
* Về kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học<br />
Về sử dụng kiến thức của các môn như Ngữ văn, Toán, Hóa học, Địa lí, Vật <br />
lý,... tôi thường sử dụng để:<br />
Dẫn vào phần mục học mới hoặc bài mới <br />
Hình thành kiến thức mới.<br />
Củng cố kiến thức của phần mục hoặc bài học.<br />
<br />
b.1. Vận dụng kiến thức của các môn học khác để dẫn vào bài mới hoặc <br />
phần học mới.<br />
<br />
Giáo viên đưa ra câu thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ hoặc kiến thức của môn <br />
học khác có vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung bài học hoặc phần học nhằm <br />
mục đích gây kích thích học sinh muốn tìm hiểu kiến thức mới để hiểu rõ câu thơ <br />
hay sự kiện,... của các môn đó. <br />
<br />
Chú ý kiến thức của các môn khác cần để liên kết vào bài phải dễ hiểu, cụ <br />
thể và nội dung trả lời có liên quan, có sự logic tới bài học mới hoặc phần học mới.<br />
<br />
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 (Sinh học 9) “Men đen và di truyền học’’ để dẫn dắt <br />
học sinh vào tìm hiểu mục I Di truyền học, giáo viên có thể đưa hai câu thơ “Giỏ <br />
nhà ai quai nhà ấy’’ Hoặc “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh’’. Sau <br />
đó giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? Học sinh có thể <br />
trả lời được: Con cái nhà ai thì mang đặc điểm của nhà đó hay đã là cha con thì kiểu <br />
gì cũng có những điểm giống nhau. Điều này thể hiện đặc điểm di truyền. Sau đó <br />
giáo viên dẫn dắt vào tìm hiểu mục I trong bài. <br />
<br />
Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 (Sinh học 9) “Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các <br />
mặt của đồng kim loại’’. Giáo viên có thể dùng kiến thức của môn toán học để dẫn <br />
dắt vào bài: Quy tắc xác suất: <br />
<br />
Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hay còn gọi là hai sự kiện xung <br />
khắc), nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ xuất hiện của sự kiện kia.<br />
<br />
P(A) = P(B) = ½ hay 1A: 1B<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 10 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Khi hai sự kiện độc lập nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này phụ thuộc <br />
vào sự xuất hiện của sự kiện kia, nói cách khác là tổ hợp của hai sự kiện độc lập <br />
có xác suất bằng tích các xác suất của từng sự kiện đó. P(A và B) = P(A). P (B).<br />
<br />
Giáo viện liện hệ với nội dung kiến thức cần đạt được trong bài đó là thực <br />
hành gieo một đồng kim loại để liên hệ với tỉ lệ của các giao tử sinh ra từ con lai F 1 <br />
có kiểu gen Aa là 1A: 1a.<br />
<br />
Đồng thời gieo hai đồng kim loại để liên hệ với các tổ hợp kiểu gen ở F 2 <br />
(1AA: 2Aa: 1aa) trong lai một cặp tính trạng, giải thích sự tương đồng đó.<br />
<br />
Như vậy đối với bài học này theo kinh nghiệm của bản thân tôi khi tôi vận <br />
dụng kiến thức về môn Toán học vào bài dạy tôi thấy học sinh thấy rất dễ hiểu và <br />
nhanh chóng tiếp thực hiện được các mục tiêu của bài đồng thời làm cho tiết học <br />
trở lên sinh động và thể hiện được sự liên quan giữa các môn học với nhau.<br />
<br />
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Bệnh và tật di truyền ở người’’ (Sinh học 9). Để dẫn <br />
dắt vào bài mỗi giáo viên có nhiều cách khác nhau nhưng bản thân tôi đã sử dụng <br />
môn Âm nhạc qua bài hát: Nước mắt da cam của tác giả Vũ Hoàng.<br />
Chiến tranh đã chìm trong kí ức.<br />
Trời vẫn xanh, trái đất vẫn quay.<br />
Nhưng xót xa đớn đau thao thức.<br />
Chất độc da cam nhức nhối còn đây.<br />
<br />
<br />
Sớt chia tấm lòng đòi không nín.<br />
Cùng xiết tay thắp sáng lương tri.<br />
Trước nỗi đau nhân loại tranh đấu.<br />
Chất độc da cam năm tháng còn ghi.<br />
<br />
<br />
Em có mắt nhưng em không thể ngắm nhìn.<br />
Đôi môi xinh nhưng em không thể cười nói.<br />
Em có đôi tay nhưng em không thể nâng niu.<br />
Em có đôi chân nhưng em không thể bước.<br />
Em có đôi tay nhưng đôi tay không thể ôm ấm.<br />
Em có trái tim nhưng tim em còn đang thoi thóp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 11 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Em có cuộc đời nhưng ai đã cướp.<br />
Nước mắt em rơi hay nước mắt màu da cam.<br />
<br />
Khi cho học sinh nghe xong bài hát tôi yêu cầu học trả lời câu hỏi: Em có <br />
những cảm nhận gì qua bài hát trên? Học có thể trả lời được bằng những cảm <br />
nhận riêng của mình. Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên có thể dựa vào một vài <br />
câu hát trong bài hát như: “Em có mắt nhưng em không thể ngắm nhìn. Đôi môi xinh <br />
nhưng em không hề cười nói, em có đôi tai nhưng em không thể lắng nghe, em có <br />
đôi chân nhưng em không thể bước. Em có đôi tay nhưng đôi tay không thể ôm ấp, <br />
em có trái tim nhưng tim em còn đang thoi thóp,...’’ sau đó giáo viên kết nối vào bài <br />
học.<br />
<br />
Giáo viên vận dụng kiến thức các môn học để dẫn dắt vào bài mới nhằm đạt <br />
được mục tiêu là: Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở <br />
nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng <br />
tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh <br />
đồng thời cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho <br />
học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải <br />
đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách <br />
thấu đáo.<br />
<br />
b.2. Vận dụng kiến thức liên môn để hình thành kiến thức mới <br />
<br />
Giáo viên đưa ra các kiến thức của các môn học khác có vấn đề cụ thể và có <br />
liên quan đến nội dung phần học để khi chốt lại kiến thức thì nổi lên được trọng <br />
tâm bài.<br />
<br />
Chú ý kiến thức của các môn học phải dễ hiểu, cụ thể, quen thuộc và nội <br />
dung trả lời dễ hiểu để làm rõ được trọng tâm bài hay của phần mục đó.<br />
<br />
`Ví dụ 4: Khi dạy bài 58 (Sinh học 9) bài “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên <br />
nhiên’’ ở trong mục II. Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về các thông tin <br />
trong sách giáo khoa và để học sinh rút ra được kết luận thì giáo viên có thể đưa ra <br />
câu tục ngữ trong môn Ngữ văn và tiến hành như sau:<br />
<br />
GV: Tạo sao người ta lại nói “Tấc đất tấc vàng’’ ?<br />
<br />
Học sinh có thể trả lời được: Một tấc đât là một tấc vàng nhưng với ông cha <br />
ta đó là những công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 12 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Giáo viên có thể bổ sung thêm: “Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách <br />
tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích <br />
chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng <br />
và giá trị “tấc vàng”.<br />
<br />
Học sinh ghi nhớ kiến thức.<br />
<br />
GV: Tại sao nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”? Câu tục ngữ <br />
còn mang một hàm nghĩa gì nữa? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận bằng câu <br />
hỏi. Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất?<br />
<br />
HS: Lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một <br />
chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt.<br />
<br />
Khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để <br />
sản xuất.<br />
<br />
Đất rất quan trọng trong đời sống con người. Nó là môi trường sản xuất <br />
lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy chúng ta phải biết quý đất, sử <br />
dụng hợp lí tài nguyên đất.<br />
<br />
GV: Qua môn giáo dục công dân các em đã được học vậy các em là học sinh <br />
thì phải có ý thức bảo vệ các tài nguyên, môi trường nói chung và tài nguyên đất nói <br />
riêng như thế nào?<br />
<br />
HS: Sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất. Luôn <br />
có ý thức bảo vệ môi trường dể nâng cáo chất lượng môi trường,...<br />
<br />
Ví dụ 5: Khi dạy bài 10 (Sinh học 8) “ Hoạt động của cơ’’ ở mục I – Công <br />
cơ: Theo kinh nghiệm của bản thân để giúp học sinh hiểu và rút ra kết luận: Công <br />
của cơ chịu ảnh hưởng của các yế tố nào? Thì giáo viên có thể liên hệ kiến thức <br />
với một số môn như sau: <br />
<br />
Giáo viên sử dụng kiến thức môn Lịch sử ở một ví dụ cụ thể: Nữ anh hùng <br />
Ngô Thị Tuyển với lòng căm thù giặc sâu sắc người nữ dân quân này với thân hình <br />
mảnh mai nhưng đã vác hòm đạn với trọng lượng gấp đôi cơ thể tiếp sức cho các <br />
xạ thủ để bắn rơi máy bay Mĩ.<br />
<br />
Sử dụng kiến thức của môn Thể dục ở ví dụ cụ thể: Khi ta chạy nhanh và <br />
chạy bền thì trường hợp nào sẽ nhanh mệt hơn? Học sinh có thể trả lời được đó là <br />
chạy nhanh.<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 13 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Sử dụng kiến thức của môn Vật lý và môn Toán: Khi ta vác 1 bao gạo nặng <br />
30 Kg, đi được quãng đường là 50m và vác một bao nặng 60 Kg, đi được quãng <br />
đường là 5m thì công sinh trong trường hợp nào sẽ lớn? (Học sinh có thể đổi khối <br />
lượng 1kg = 10 Niutơn => 30kg = 300 Niutơn. Sau đó học sinh vận dụng công thức <br />
A = F.s = 300 . 50 = 15000 Nm = 1500J. Tương tự trong trường h ợ 60 kg thì công <br />
sinh ra sẽ là: <br />
<br />
A = 600 . 5 = 3000Nm = 300J). Học sinh có thể trả lời được là với khối lượng là 30 <br />
Kg thì công sinh ra sẽ lớn. <br />
<br />
Từ các ví dụ trên thì công sinh ra phụ thuộc vào các yếu tố nào? Học sinh có <br />
thể rút ra được: Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh, nhịp <br />
độ lao động và khối lượng của vật phải vận chuyển.<br />
<br />
Ví dụ 6: Khi dạy bài 8 (Sinh học 8) “Cấu tạo và tính chất của xương’’ ở <br />
mục III – Thành phần hóa học và tính chất của xương: <br />
<br />
Bước 1: Giáo viên cho học sinh hành thí nghiệm như lệnh trong sách giáo khoa: <br />
<br />
Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit <br />
clohiđric 10% (hình 8 6). Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay <br />
mềm? <br />
<br />
Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa <br />
đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ <br />
phần xương đã đốt. Có nhận xét gì? (hình 8 7). <br />
<br />
Từ các thí nghiệm trên có thể giải thích và rút ra kết luận gì vể thành phần <br />
và tính chất của xương? Học sinh có thể vận dụng kiến thức môn Hóa học để trả <br />
lời và giải thích cho các thí nghiệm trên.<br />
<br />
Thí nghiệm 1: Thả 1 xương đùi ếch vào cốc đựng HCl 10%. Quan sát xem <br />
thấy hiện tượng đặc biệt xảy ra đó là có bọt khí nổi lên và đó là khí cacbônic, điều <br />
đó chứng tỏ trong thành phần của xương có muối cacbônat, khi tác dụng với axít sẽ <br />
giải phóng khí cacbônic.<br />
<br />
Muối cacbonat + dung dịch axit clohidric →Muối clorua + khí cacbonic+ nước<br />
<br />
VD: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 14 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Sau đó có thể dùng kẹp gắp xương đã ngâm axít lúc đầu giờ, rửa trong cốc <br />
nước lã để kiểm tra độ mềm dẻo của xương. <br />
<br />
Thí nghiệm 2: Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) <br />
trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay <br />
lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy tro, đó chính là thành phần chất khoáng. <br />
<br />
Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận về thành phần và tính chất của <br />
xương: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi.<br />
<br />
Ví dụ 7: Khi dạy bài 41 (Sinh học 9) ở mục II – Các nhân tố sinh thái của <br />
môi trường. Theo như sách giáo khoa để thực hiện được lệnh thứ hai ở mục này là <br />
trả lời các câu hỏi như: <br />
<br />
Trong một ngày (từ sáng đến tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay <br />
đổi như thế nào?<br />
<br />
Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?<br />
<br />
Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?<br />
<br />
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: các nhân tố sinh thái thay <br />
đổi phụ thuộc vào các yếu tố nào? Học sinh có thể rút ra kết luận: Các nhân tố sinh <br />
thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.<br />
<br />
Theo kinh nghiệm của bản thân việc sử dụng các câu hỏi trên để hướng học <br />
sinh rút ra kết luận thì nội dung trong này chưa thật sinh động và để thu hút hay kích <br />
thích học sinh tìm tòi. Qua đó thay vì chỉ sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa thì <br />
tôi sẽ kết hợp với một số kiến thức ở bộ Ngữ văn qua câu ca dao:<br />
<br />
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng<br />
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”<br />
Đồng thời vận dụng kiến thức môn Địa lí qua sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 15 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Yêu cầu học sinh em hãy giải thích cho câu ca dao trên. Học sinh có thể giải <br />
thích được: “Đêm thang năm ch<br />
́ ưa năm đa sang”<br />
̀ ̃ ́<br />
<br />
̣ ̣ ̣ ̉<br />
Viêt Nam năm trong vung nôi chi tuyên ban câu băc. Tháng 5 âm lich cua Vi<br />
̀ ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ ệt <br />
Nam tương ưng la thang 6 d<br />
́ ̀ ́ ương lich. Thang 6 d<br />
̣ ́ ương lich BCB la mua he.<br />
̣ ̀ ̀ ̀<br />
<br />
Ngay 22/6 hàng năm, tia b<br />
̀ ức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề <br />
mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc <br />
(Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm cang ngăn, nên co hi<br />
̀ ́ ́ ện <br />
tượng ngày dài, đêm ngắn.<br />
<br />
“Ngay thang m<br />
̀ ́ ươi ch<br />
̀ ưa cươi đa tôi”<br />
̀ ̃ ́<br />
<br />
̣<br />
Vào ngày 22/12 (thang 10 âm lich), M<br />
́ ặt trời chuyển động biểu kiến về chí <br />
tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 o27’N (Chí tuyến Nam) thì <br />
ở BCN luc nay ngay dai đêm ngăn va <br />
́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn <br />
đêm dài nên.<br />
<br />
Khi ta phối hợp kiến thức đặc trưng của bộ môn với kiến thức của môn Ngữ <br />
văn và địa lí trong phần này thì tôi thấy học sinh rất hứng thú và kích thích được sự <br />
đam mê tìm tòi đồng thời học sinh cũng dễ dàng để rút ra kết luận và khắc sâu <br />
được kiến thức đồng thời góp phần cho tiết học đỡ khô khan hơn.<br />
<br />
Ví dụ 8. Khi dạy bài 58 (Sinh học 9) “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên” ở <br />
mục II – Sử dụng hợp lí tài nguyên nước. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò <br />
của nước ngoài thông tin có trong sách giáo khoa ở mục này giáo viên có thể sử <br />
dụng kiến thức của môn Hóa học 8 qua câu hỏi: Nước do những nguyên tố hóa học <br />
nào tạo nên? Công thức hóa học của nước được viết như thế nào? Học sinh dễ <br />
dàng nêu được: Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là H và O chúng đã hòa hợp <br />
với nhau. Công thức hóa học: H20.<br />
<br />
Sử dụng kiến thức môn Địa lí qua câu hỏi: <br />
<br />
1. Nước có ở những đâu trên trái đất? <br />
<br />
2. Chu trình nước trên trái đất được diễn ra như thế nào? <br />
<br />
3. Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây và <br />
mưa? <br />
<br />
4. Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Sen 16 Năm học: : 20172018<br />
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS <br />
<br />
Học sinh có thể trả lời:<br />
<br />
1. Lượng nước trên trái đất là rất lớn, với ¾ diện tích trên trái đất là đại <br />
dương biển, hồ, sông, ngòi có nhiều mỏ nước trong lòng đất. Nhưng sự phân bố <br />
nước trên trái đất không đồng đều và có nhiều vùng đất hiếm nước, đất đai biến <br />
thành sa mạc. Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên trái đất. <br />
<br />
2. Nhờ năng lượng Mặt trời, nước ở bề mặt đất, đại dương bốc hơi. Khi lên <br />
cao, nhiệt độ tầng đối lưu giảm, nước tạo thành mây và ngưng tụ thành mưa, th