intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Văn học

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

177
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Văn học” giúp các em tích cực, chủ động khám phá ra các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương, từ đó nhận thấy văn học rất gần gũi, gắn liền với đời sống và nhận thức được giá trị giaó dục của văn học, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Văn học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
  2. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Lữ Thị Nhung 2. Ngày tháng năm sinh : 03/05/1978 3. Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : 135/5 kp2, P.Tân Biên, TP. Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại : 0618 913181 (CQ) , 0613 888350 (NR) 6. Fax: E-mail: lunhung78 @yahoo.com 7. Chức vụ : Giáo viên giảng dạy 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân khoa học. - Năm nhận bằng : 2000 - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn - Số năm có kinh nghiệm: 12 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm có trong 5 năm gần đây : Cách thức giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp cận tác phẩm văn chương.
  3. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Lí do chọn đề tài : Việc đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập ngày nay đang được áp dụng và triển khai rầm rộ. Trong đó, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Có thể nói đó là vấn đề thiết thực, tiến bộ, phù hợp với thời đại. Qua một vài năm nay, cá nhân tôi nhận thấy học sinh đã thực sự trở thành những chủ thể tích cực và sáng tạo, hiệu quả giáo dục đã được cải thiện và khởi sắc. Ngành giáo dục đã cho ra đời những con người tài giỏi, năng nổ, thúc đẩy và đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức của con người : sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụ , … Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề cần phải suy nghĩ, trăn trở … Có thể nói qúa trình giáo dục nhân cách học sinh gồm có nhiều yếu tố. Trong đó các môn học xã hội đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên là điều đáng nói là trong những năm gần đây, hiện tượng học lệch ngày nay ở phần lớn học sinh đã dẫn đến việc các em coi thường, học lệch, học qua loa đối phó, … đối với phần lớn các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Mặc dù đây là bộ môn khoa học có những giá trị lớn lao về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Là một giáo viên giáo viên dạy văn, tôi tâm niệm, dạy văn trước hết là dạy làm người, học văn trước hết là học làm người, tôi rất quan tâm và trăn trở về vấn đề nhân cách học sinh. Vì vậy trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc giáo dục nhân cách học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn bằng cách thức giúp các em tích cực, chủ động khám phá ra các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương, từ đó nhận thấy văn học rất gần gũi, gắn liền với đời sống và nhận thức được giá trị giaó dục của văn học, hình thành,
  4. phát triển và hoàn thiện nhân cách. Ở đây, tôi không lấn sân sang bộ môn Gíao dục công dân, chỉ xin phát huy giá trị giáo dục lớn lao của văn học nên chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài : PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. II. Nội dung : 1. Cơ sở lí luận: Văn học là một bộ môn nghệ thuật. Tác phẩm văn học có nhiều giá trị. Trước hết tác phẩm văn học là một tấm gương phản chiếu cuộc sống. Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải cuộc sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Ở đó qua lăng kính nghệ thuật nhà văn trực tiếp hay gián tiếp chuyển tải những vấn đề xã hội vào trong tác phẩm văn chương. Cho nên văn học là cuộc sống, gần gũi và gắn bó với mỗi người. Vì vậy đọc văn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Nó giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và thậm chí chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống hiệu quả hơn. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung ( chẳng hạn như đâu là mục đích tồn tại của con người ? Đâu là tư tưởng, tình cảm, khát vọng và sức mạnh của con người ? v.v …) Đồng thời chính từ cuộc đời người khác, mỗi người đọc có thể liện hệ, tự so sánh, đối chiếu để hiểu bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Trong khi đó, nhà văn khi phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tác phẩm văn học, dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ cũng bộc lộ một thái độ tư tưởng, tình cảm, một sự nhận xét, đánh giá của mình, … như vậy, tất cả đều sẽ tác động đến người đọc. Bởi con người ta nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát một cuộc sống tốt lành. Chính vì vậy văn học có khả năng đem đến cho người đọc những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.Về tư tưởng, văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho học có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Về tình cảm, văn học giúp con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Về đạo đức, văn học nâng đỡ cho nhân cách của con người phát triển, giúp cho học biết phân biệt phải – trái, tốt - xấu, đúng - sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người. Tóm lại là văn học có giá trị giáo dục lớn
  5. lao, nó có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tác áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiết trong những bài giảng về đạo đức.,bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học những đề nghị về cách sống. Với những khả năng ấy, văn học không những góp phần hoàn thiện nhân cách con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Mặt khác văn học còn có khả năng giúp con người biết cảm nhận và rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng họ đến chân, thiện , mĩ. Dựa vào những cơ sở những giá trị của văn học, đặc biệt là giá trị giáo dục, chúng tôi đề xuất cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, nhất là hiệu quả giáo dục nhân cách học sinh thông qua những tác phẩm văn học. 2. Hiệu quả của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học Bản chất của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện ra vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là việc vận dụng nhiều phương pháp trong quá trình dạy và học, đạt được nhiều hiệu quả : - Trước hết để thực hiện phương pháp này học sinh sẽ phải chủ động tích cực chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu kĩ về tác phẩm, phát hiện những vấn đề xã hội và những thông điệp của tác giả, từ đó các em có tâm thế và hứng thú trong tiết học trên lớp. - Thứ hai trong tiết học, giáo viên còn tổ chức tiết học bằng việc vận dụng phương pháp dạy học như phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng, … . Điều này sẽ giúp không khí học tập sinh động, học sinh được tự do, mạnh dạn bày tỏ ý kiến quan điểm của mình về một vấn đề, cũng là phương thức đối thoại
  6. giữa học sinh với nhà văn, giữa học sinh với giáo viên, và giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, tranh luận … Do vậy việc tiếp nhận tác phẩm văn học không còn mang tính thụ động, áp đặt. Đồng thời qua đó giáo viên có thể đánh giá được thái độ học tập của học sinh, nắm bắt mức độ tiếp nhận tác phẩm văn học, mức độ hiểu biết của các em về các vấn đề xã hội ,… nhằm có sự khích lệ hoặc có định hướng tích cực, kịp thời. - Thứ ba, việc tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chủ động, tích cực còn sẽ giúp học sinh thấy tác phẩm văn học không phải là cái gì xa lạ, tách rời cuộc sống mà rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Văn học là cuộc sống. Tiếp nhận một tác phẩm văn chương một cách tích cực, học sinh sẽ có sự thấu hiểu và đồng cảm, học hỏi được những giá trị tinh thần quý báu của nhà văn, từ đó tự điều chỉnh đời sống cá nhân theo hướng tích cực, hướng đến chân, thiện , mĩ một cách tự nhiên nhất . - Thứ tư, việc tích cực, chủ động phát hiện, tìm hiểu về các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học còn giúp học sinh phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội . 3. Công tác chuẩn bị 3.1 Đối với giáo viên: - Hướng dẫn học sinh cách thức làm việc. - Xác định những vấn đề xã hội trọng tâm được phán ánh trong từng tác phẩm, hệ thống câu hỏi, dự kiến nội dung trả lời của học sinh để có thể chủ động xử lí tình huống. - Dự kiến thời gian thực hiện. - Cách thức cho điểm, khen ngợi, khích lệ, động viên học sinh tham gia phát biểu, thảo luận. 3.2 Đối với học sinh: - Nắm vững cách thức thực hiện. - Tiếp nhận tác phẩm văn học ( Đọc kĩ văn bản, nắm được về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm,… )
  7. - Phát hiện những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học. - Bày tỏ ý kiến cá nhân về những vấn đề đó dưới dạng đề cương. - Chuẩn bị phát biểu tranh luận trước lớp. 4. Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học : 4.1 Đối với chương trình Ngữ văn 10 : Gíao viên có thể tổ chức cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội trọng tâm trong các tác phẩm văn học như : - Truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu- Trọng Thủy: Tinh thần cảnh giác - Truyện cổ tích Tấm Cám: Tinh thần tự đấu tranh bảo vệ quyền sống và hạnh phúc của cá nhân. - Văn bản Rama buộc tội: Sự ghen tuông mù quáng - Văn bản Uy-lix-xơ trở về : Lòng chung thủy - Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên : Tinh thần đấu tranh quyết liệt đến cùng với những tiêu cực của xã hội. - Hồi trống Cổ Thành : Công tư phân minh - Văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Khát vọng hạnh phúc lứa đôi - Văn bản Chí khí anh hùng : Tình yêu và chí khí về sự nhgiệp của người trai. - … 4.2 Đối với chương trình Ngữ văn lớp 11 Gíao viên có thể tổ chức cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội trọng tâm trong các tác phẩm văn học như : - Văn bản Vào phủ Chúa Trịnh : Cuộc sống xa hoa, đàng điếm. - Bài thơ Tự tình II : Thân phận lẻ mọn - Thương vợ : Sự hi sinh của người phụ nữ và vai trò, trách nhiệm của ngưòi đàn ông trong gia đình. - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : Lòng yêu nước. - Truyện ngắn Hai đứa trẻ : Lòng thương người - Văn bản Hạnh phúc của một tang gia : Lối sống thực dụng và sự suy đồi đạo đức. - Văn bản Chí Phèo : Niềm tin vào con người. - Văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài : Lòng dân - Văn bản Tình yêu và thù hận : Sức mạnh của tình yêu - Bài thơ Tôi yêu em : Ứng xử trong tình yêu đơn phương.
  8. - Bài thơ Từ ấy : Lí tưởng sống và mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. - Bài thơ Chiều tối : Nghị lực và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống. - Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta : Sự vô cảm , vô trách nhiệm. - … 4.3 Đối với chương trình Ngữ văn lớp 12 : Giaó viên có thể tổ chức cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội trọng tâm trong các tác phẩm văn học như : - Việt Bắc : Tình quân dân - Tây Tiến : Trách nhiệm và lí tưởng của người trai với đất nước. - Văn bản Vợ chồng APhủ: Tinh thần tự đấu tranh giải phóng - Văn bản Vợ nhặt : Khát vọng sống và lòng nhân ái. - Văn bản Rừng xà nu : Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc giữ nước. - Văn bản Những đứa con trong gia đình : Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội - Văn bản Chiếc trhuyền ngoài xa: Bạo lực gia đình và trách nhiệm của cha mẹ với con cái. - Văn bản Số phận con người: Nghị lực sống và lòng nhân ái. - Văn bản Ông già và biển cả : Yếu tố làm nên sự thành công. - Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt : Cuộc đấu tranh với chính mình. - … 5. Cách thức tiến hành - Bước một: Gíao viên cho học sinh nêu vấn đề xã hội mà các em đã phát hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà và tìm hiểu tác phẩm trên lớp. Nếu học sinh chưa nêu được những vấn đề xã hội trọng tâm theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở vấn đề. - Bước hai: Sau khi học sinh đã nêu ra được những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó trước lớp. - Bước ba: Giaó viên nhận xét, đánh giá, cho điểm phần trình bày của học sinh. 6. Ứng dụng trong một số bài học cụ thể
  9. Dưới đây, người viết xin chia sẻ với quý thầy cô đồng nghiệp cách thức giúp học sinh chủ động tích cực phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học qua một số tiết học cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12. 6.1 Truyện cổ tích Tấm Cám : Bước 1: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản trên lớp, giáo viên dành 10 phút cuối tiết học yêu cầu học sinh nêu vấn đề xã hội của tác phẩm mà các em đã phát hiện ra. Gíao viên cũng có thể định hướng bằng một số câu hỏi : - Ban đầu mỗi khi bị mẹ con Cám ức hiếp, Tấm đã làm gì ? Tại sao Tấm lại được Bụt giúp đỡ ? - Tại sao từ khi Tấm trở thành hoàng hậu thì Tấm không được Bụt cứu giúp nữa ? Từ đó, sau mỗi lần bị hại, Tấm đã làm gì ? Kết quả ? - Theo em, tác giả dân gian để Tấm giết chết Cám là nhằm muốn nói lên điều gì ? Em có đồng tình với tình tiết này không, tại sao ? Bước hai : Sau khi học sinh phát hiện ra vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm : Tinh thần tự đấu tranh quyết liệt với cái xấu, cái ác. GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhanh và phát biểu vấn đề trên . Bước ba: Giáo viên nhận xét đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh. Và có thể nhấn mạnh một số ý : Cái thiện và cái xấu, cái ác luôn tồn tại trong mỗi con người, mỗi gia đình và xã hội. Khi một người bị đè nén, áp bức, bị hãm hại, họ thường khóc lóc, kêu cầu. Người khác có thể động lòng thương mà cứu giúp, nhưng chẳng ai có thể cứu giúp đỡ mãi được. Bản thân người bị hại phải tự đấu tranh chống lại kẻ xấu để giành quyền sống và hạnh phúc cho mình theo quy luật “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tuy nhiên, có những cái xấu, người xấu có thể cảm hóa hướng thiện được, nhưng cũng có những người xấu đã thành bản chất, khó có thể thay đổi được. Họ quá độc ác, tàn bạo, không thể dung thứ; họ còn tồn tại là còn gieo rắc tội ác, thảm họa cho người khác. Như mẹ con nhà Cám vậy, nếu không bị trừng phạt thì chắc chắn họ còn sát hại Tấm đến cùng. Vậy thì chỉ có tinh thần tự đấu tranh, quyết liệt tiêu diệt những kẻ phi nhân tính như mẹ Cám thì những người ăn ở hiền lành lương thiện như Tấm mới được sống yên ổn, hạnh phúc. Sống là đấu tranh ! 6.2 Bài Rama buộc tội :
  10. Bước1: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản trên lớp, giáo viên dành 10 phút cuối tiết học yêu cầu học sinh nêu vấn đề xã hội của tác phẩm mà các em đã phát hiện ra. Gíao viên cũng có thể định hướng bằng hệ thống câu hỏi : - Qua phần tóm tắt văn bản, em thấy tình yêu Rama dành cho Xita như thế nào ? - Tại sao một người có tình yêu vợ tha thiết, dám quên mình xả thân cứu vợ khỏi tay quỷ vương ranh ma tàn bạo như Rama lại có thể đối xử với vợ lạnh nhạt, trịch thượng, đầy những lời lẽ xúc phạm nhục mạ khiến nàng phải đau khổ đến mức tìm đến cái chết ? Bước hai : Sau khi học sinh phát hiện ra vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm : Sự ghen tuông mù quáng. GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhanh và phát biểu vấn đề trên . Bước ba : Giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh. Và có thể nhấn mạnh một số ý : Gia vị của tình yêu đó chính là sự ghen tuông. Sự ghen tuông là một trong những yếu tố chứng minh cho một tình yêu sâu đậm, không chấp nhận sẻ chia. Thế nhưng sự ghen tuông thái quá sẽ khiến cho người ta dễ trở nên mù quáng, mất lí trí, xử sự thô bạo và tàn nhẫn. Khi ấy sự ghen tuông sẽ trở thành liều thuốc độc giết chết tình yêu và đầy người trong cuộc vào bi kịch. Ở đây sự ghen tuông mù quáng đã khiến Rama nhẫn tâm nhục mạ và đẩy vợ đến chỗ chết, khiến nàng Xita xinh đẹp, một mực thủy chung với chồng đã phải đau khổ tự thiêu. Trong văn học Việt Nam thì nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng bị chồng ghen bóng ghen gió mà tàn nhẫn xúc phạm, xua đuổi khiến nàng uất ức, cùng đường gieo mình xuống sông tự vẫn. Đừng ghen tuông mù quáng. Tình yêu và hạnh phúc gia đình chỉ có thể đậm sâu khi mỗi người biết bao dung, tin tưởng, tôn trọng và yêu thương nhau. 6.3 Bài Trao duyên : Bước 1: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản trên lớp, giáo viên dành 5 phút cuối tiết học yêu cầu học sinh nêu vấn đề xã hội của đoạn trích mà các em đã phát hiện ra. Gíao viên cũng có thể định hướng bằng mộ số câu hỏi :
  11. - Đoạn trích Trao duyên thể hiện những phẩm chất nào của Thúy Kiều ? - Nếu là Thúy Kiều, em sẽ xử sự như thế nào khi gia đình gặp tai biến như thế ? Bước hai : Sau khi học sinh phát hiện ra những vấn đề xã hội được phản ánh trong đoạn trích : Lòng thiếu thảo, sự chung tình, …. GV tổ chức cho học sinh xác định một số vấn đề xã hội trọng tâm , thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến về vấn đề đó trước lớp . Bước ba : Giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh. Và có thể nhấn mạnh một số ý: Đoạn trích tập trung thể hiện nỗi đau đớn tột bậc của Kiều khi phải trao duyên cho em, qua đó làm khắc họa được tình yêu sâu đậm của nàng dành cho Kim Trọng. Nhưng chủ yếu từ đó làm nổi bật được tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ, gia đình. Vì gia đình, Kiều sẵn sàng hi sinh mối tình đẹp đẽ tha thiết với chàng Kim, chấp nhận bi kịch tình thần tình yêu tan vỡ và một tương lai mịt mờ, vô định, đầy sóng gió. Phải nói đó là một sự hi sinh rất lớn, sự hi sinh cao đẹp. Trong lúc xã hội ngày càng xuất hiện những con người có lối sống ích kỉ, thực dụng thì cách xử sự của Kiều thực sự là một tấm gương sáng, một bài học quý giá của một con người có trách nhiệm với gia đình, biết hi sinh hạnh phúc cá nhân để làm những điều tốt đẹp cho những người mình yêu thương. Điều đó càng làm tôn thêm phẩm giá đáng quý của người con gái cao đẹp ấy. 6.4 Bài thơ Thương vợ : Bước 1: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản trên lớp, giáo viên dành 5 phút cuối tiết học yêu cầu học sinh nêu vấn đề xã hội của bài thơ mà các em đã phát hiện ra. Gíao viên cũng có thể định hướng bằng hệ thống câu hỏi : - Bài thơ Thương vợ khắc họa hình ảnh bà Tú như thế nào ? Tại sao ông Tú lại không giúp đỡ được gì cho vợ trong trong việc mưu sinh ? - Suy nghĩ của em về người đàn ông trong gia đình hiện đại ? Bước hai : Sau khi học sinh phát hiện ra vấn đề xã hội rút ra từ bài thơ Thương vợ : Vai trò và trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình hiện đại , GV tổ chức học sinh thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến về vấn đề đó trước lớp .
  12. Bước ba : Giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh. Và có thể nhấn mạnh một số ý: Trong gia đình phụ hệ, người đàn ông, người chồng, người cha đóng vai trò trụ cột gia đình, họ là người chủ yếu gánh vác việc mưu sinh và giải quyết những việc lớn trong gia đình và ngoài xã hội. Họ là người được nể trọng. Thế nhưng vẫn có những người đàn ông có lối sống gia trưởng, độc đoán, thẳng việc, lười biếng, ỉ lại … gây khổ cho vợ con, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình.Ở đây, ông Tú vì lo việc học, vì định kiến xã hội mà không thể giúp đỡ vợ gánh vách gia đình. Chỉ biết thương vợ suông. Vậy nên người đàn ông hiện đại, không chỉ là trụ cột gia đình, gánh vác trách nhiệm với gia đình và xã hội mà còn phải là người chồng, người cha biết quan tâm, chia sẻ việc gia đình, chung tay nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già… Người đàn ông biết quan tâm và chia sẻ bằng cả tình cảm và hành động sẽ là người đàn ông dễ có được sự thành đạt và hạnh phúc ! 6.5 Bài Vợ chồng APhủ: Sau khi hướng dẫn HS khám phá ra những vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học như : Tinh thần tự đấu tranh giải thoát bản thân, tinh thần đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, … giáo viên tổ chức học sinh thảo luận về các vấn đề trên. Sau cùng giáo viên nhận xét, đánh giá phần phát biểu của học sinh và có thể nhấn mạnh những ý cơ bản : - Khi kẻ bị ức hiếp, áp bức, bóc lột, đè nén, … phản ứng của con người thường là bất bình, phẫn uất, và phản kháng. Tuy nhiên, sự phản ứng thường là tiêu cực. Chẳng hạn như nhân vật Mị vậy. Khi mới bị bắt cóc ép phải làm dâu gạt nợ, phải sống cuộc sống đầy cơ cực, tủi nhục, ban đầu, đêm nào Mị cũng khóc, rồi Mị định tự tử. Khi ý định tự tử không thành, Mị cam chịu an phận. Sự cam chịu an phận ấy không phải do sự thiếu hiểu biết về quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc của bản thân mà chính là do sự khiếp nhược của Mị cũng như của nhiều người đàn bà khác trong nhà thống lí Pátra. Sự khiếp nhược khiến cho họ tê liệt tinh thần phản kháng đấu tranh và kết cục là nhiều người đàn bà đã chết thảm trong tay chúng, những người còn lại thì phải sống cuộc đời tủi nhục, đắng cay. Nhưng cuối cùng, Mị đã tự do. Sự tự do ấy có được là bởi chính Mị biết dũng cảm vượt lên trên cái chết để dành lại. Như vậy, sống là phải biết mạnh mẽ vùng lên đấu tranh, đấu tranh với sự khiếp nhược của bản thân và đấu tranh với cái xấu, cái ác.
  13. 6.6 Bài Vợ nhặt , Số phận con người : Gíao viên cũng hướng dẫn HS thực hiện quá trình khám khá và tìm hiểu vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học như những bài trên. Sau đó xác định những vấn đề xã hội trọng tâm : Đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, là tấm lòng nhân hậu và tinh thần lạc quan của người nông dân Việt Nam qua nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ ; và nghị lực vượt qua nghịch cảnh cùng tấm lòng nhân hậu thông qua số phận và con người của nhân vật Xô-cô-lốp. Từ đó giúp các em nhận ra những bài học quý giá về sự sống khi phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã, cách cư xử nhân ái với đồng bào, đồng loại mà mỗi người đều cần phải có. 6.7 Bài Những đứa con trong gia đình : Tiến hành các bước tương tự những bài trên, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận ra : Vai trò và sự tác động lớn lao của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách, các tố chất của các thành viên. Lối sống của ông bà, cha mẹ, chú bác, anh chị, … sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con cháu họ. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, hình ảnh người ông, người cha, người mẹ, người chú, … yêu nước, gan góc, dũng cảm, bản lĩnh, kiên cường bất khuất tham gia hoạt động cách mạng cứu nước và giàu lòng nhân hậu đã thấm sâu vào tâm trí, tư tưởng chị em Việt và Chiến, tác động lớn đến nhân cách, lí tưởng sống của họ, khiến hai chị em trở thành những người con tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước. Vì vậy mỗi người chúng ta phải có ý thức giữ gìn truyền thống gia đình, là tấm gương sáng cho con cháu mình. Mỗi gia đình là phần tử của xã hội, xã hội làm nên bộ mặt của đất nước. 6.8 Bài Chiếc thuyền ngoài xa : Tiến hành các bước như trên, giáo viên sẽ giúp họ sinh chủ động phát hiện vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm : Đó là hiện tượng bạo hành gia đình và vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, sự quan tâm đến người khác v.v . Tham gia thảo luận trên lớp sẽ giúp học sinh nhận thức được: Bạo hành gia đình là hiện tượng tiêu cực để lại nhiều hậu quả nặng nề , làm tổn thương đến người bị bạo hành, gây nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến qúa trình hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ, v.v và trách
  14. nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ sinh ra con cái phải có trách nhiệm đối với chúng – cho chúng một không khí gia đình hòa thuận hạnh phúc, nuôi dạy chúng nên người, không vì hạnh phúc, sự ích kỉ cá nhân mà làm gia đình tan vỡ, làm tổn hại tâm hồn và tương lai của con trẻ. Gíao viên cũng có thể đặt ra các tình huống cho học sinh thảo luận, tìm hướng giải quyết, chẳng hạn như : - Nếu em là nhân vật Phùng, khi chứng kiến cảnh người chồng hàng chài đánh vợ tàn bạo, em sẽ làm gì ? - Nếu em là nhân vật thằng bé Phác, em sẽ xử sự như thế nào khi thấy cha mình bất hòa, bạo hành mẹ ? Qua việc thảo luận, học sinh sẽ nhận thức được những nhiều bài học về nhân cách sống như phải biết cách xử sự phù hợp khi các thành viên trong gia đình bất hòa dẫn đến xô xát, bạo hành đồng thời phải biết đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ kẻ yếu, phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết giải gỡ vấn đề một cách hiệu quả, nhất là biết nhìn nhận đánh giá con người một cách toàn diện, nhân hậu, bao dung v.v. 6.9 Bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt Tiến hành theo cách thức trên, GV cũng có thể đặt ra những tình huống cho học sinh giải quyết, phát hiện vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó : - Tâm trạng của hồn Trương Ba như thế nào khi nhận ra bi kịch mình bị thân xác hàng thịt điều khiển, biến thành kẻ tha hóa, sa đọa ? - Hãy tưởng tượng cuộc sống của Hồn Trương Ba khi ông nhập hồn vào thân xác cu Tị. - Nếu em là Trương Ba, trong màn đối thoại với Đế Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của bản thân như thế nào ? Tại sao ? Qua đối thoại, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức được bài học quý giá về tinh thần tự đấu tranh với bản thân. Trong văn bản, nhân vật hồn Trương Ba đã rơi vào bị kịch tha hóa, bi kịch tinh thần. Sau một quá trình nhận thức ông đã quyết liệt đấu tranh với bản thân, với cả cái chết để hướng đến một cuộc sống trong sạch và toàn vẹn . Như vậy cuộc đấu tranh với bản thân là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, nhưng hết sức cần thiết để gìn giữ phần Người trong mỗi con người … Cuộc
  15. đấu tranh đó đòi hỏi con người phải có lòng dũng cảm, bản lĩnh và cả sự hi sinh. 7. Những điều lưu ý : Để có thể tổ chức hiệu quả những tiết dạy học tác phẩm văn chương theo cách thức giúp học sinh chủ động, tích cực phát hiện những vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau : - Mỗi tác phẩm văn chương nghệ thuật chứa đựng những hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, phản ánh nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Vì vậy trước hành động tích cực tiếp nhận của người đọc, nó hiện lên như một cấu trúc vừa ổn định vừa biến đổi của những hình ảnh mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nội dung ý nghĩa của tác phẩm là một hệ thống mở đối với những cách lí giải khác nhau. Cho nên mỗi sự phát hiện, cắt nghĩa, lí giải đúng đắn, hợp lí về ý nghĩa tác phẩm đều có khả năng mang lại cho học sinh những tác động ảnh hưởng nhất định, tạo nên hệ quả đa chiều. Vì vậy trong giờ đọc văn, giáo viên cần tránh giới hạn, gò ép vào một kết quả diễn giảng duy nhất, vào quan điểm, ý đồ của nhà văn mà cần gợi ra cho học sinh nhiều chiều hướng lí giải khác nhau về ý nghĩa tác phẩm. Đặc biệt cần tránh tình trạng chỉ chú trọng khai thác khía cạnh xã hội mà không có sự đầu tư thỏa đáng cho việc tiếp nhận những giá trị khác của tác phẩm văn học. - Ngoài ra, việc tiếp nhận văn học của học sinh bao giờ cũng vừa mang tính cá nhân gắn liền với cảm xúc, vốn sống, thị hiếu, trình độ, tâm lí riêng của từng cá thể lại vừa mang tính tập thể xã hội, thể hiện sự gặp gỡ, quan điểm chung, tiếng nói hòa đồng của tập thể lớp. Cho nên giáo viên cần phải tác động và xử lí thông qua các định hướng sư phạm thích hợp, tinh tế nhằm cân bằng ở chừng mực nhất định, tạo ra được sự nhất trí thỏa đáng trên tinh thần chung của lớp học, đồng thời nhấn mạnh và phát huy tính tích cực sáng tạo, năng động chủ quan của học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần có những định hướng cho từng đối tượng học sinh, phải nhạy bén nắm bắt, kích thích và phát huy tính sáng tạo của các em, khơi gợi các hoạt động bên trong của mỗi học sinh để các em tiếp nhận tác phẩm, tự tin và hào hứng phát biểu ý kiến, bộc lộ cái riêng của mình. - Trong quá trình dạy học, gíao viên cần vận dụng nhiều phương pháp, nhất là phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm, … tạo không khí học tập nhẹ nhàng, linh hoạt, thân thiện nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả sư phạm, phát huy được tối đa tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
  16. - Mặt khác, việc giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh cũng hết sức quan trọng. Nó là một trong những yếu tố tạo hứng thú học tập cho học sinh, tác động trực tiếp đến hiệu quả giáo dục. Vì vậy giáo viên cần nắm vững kĩ năng sư phạm, nhạy bén, xử lí tình huống hợp lí, có sự định hướng, nhận xét và đánh giá thỏa đáng, điều chỉnh, uốn nắn những quan niệm, cách nghĩ, cách hiểu lệch lạc, sai quỹ đạo chung, đồng thời, động viên khen ngợi, thưởng điểm cho những học sinh đúng lúc sẽ giúp các em hứng thú, chủ động, tích cực hơn trong việc học văn. IV. LỜI KẾT : Văn học là nhân học. Vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật có thể nói rằng đã được hầu hết giáo viên thực hiện trong các tiết học. Tuy nhiên để thực hiện việc giáo dục nhân cách học sinh thông qua một phương pháp cụ thể như trên thì không phải ai cũng làm. Trong quá trình dạy học, người viết đã thực nghiệm nhiều năm qua và nhận thấy phương pháp này đã đạt được những hiệu quả nhất định. Bởi vậy xin được mạo muội chia sẻ cùng quý thầy cô về cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện những vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài viết mang tính khả thi hơn nhằm đạt hiệu quả hơn trong sự nghiệp giáo dục,“trồng người”. Người viết tin rằng, với cái tài, cái tâm và trách nhiệm của một giáo viên dạy văn, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đào tạo nên những thế hệ con người tài đức vẹn toàn, góp phần phát triển đất nước và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Biên Hòa , ngày 25 tháng 5 năm 2012 Lữ Thị Nhung
  17. MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài ……………………………………………… Trang 02 II. Nội dung đề tài ..…………..………………………………… Trang 04 1. Cơ sở lí luận …………………………………………………… Trang 04 2. Hiệu quả của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện ra vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học … Trang 04 3. Công tác chuẩn bị ………………………………………… Trang 06 4. Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học :……… Trang 07 5. Cách thức tiến hành …………………………………………… Trang 08 6. Ứ ng dụng trong một số bài học cụ thể …………… ………… Trang 08 7. Những điều lưu ý …………………………………………… Trang 15 III. Lời kết ………………....……………………………………… Trang 17
  18. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị : THPT Trấn Biên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 20 tháng 05 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2011 - 2012 Tên SKKN: Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Họ và tên tác giả : Löõ Thò Nhung Tổ : Văn Lĩnh vực : Quản lí giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn : Văn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác :  1. Tính mới : - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả : - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.  3. Khả năng áp dụng : - Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách : Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn , dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt  Khá  Đạt  THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Kí và ghi rõ họ tên)
  19. Sở GD và ĐT Đồng Nai Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THPT Trấn Biên Độc lập - Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO THÀNH TÍCH BÀ LỮ THỊ NHUNG ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ I. Sơ yếu lí lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao : 1. Sơ yếu lí lịch : - Họ và tên : LỮ THỊ NHUNG - Sinh năm: 1978, tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. - Chức danh và thời gian giữ chức vụ : Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn từ năm 2000 đến nay. 2. Chức năng, nhiệm vụ được giao : - Là giáo viên dạy môn Ngữ Văn, giảng dạy các lớp : 11A7, 11A10, 12A1, 12A2, 12A4. - Chủ nhiệm lớp 11A10. II. Thành tích đạt được trong năm qua : 1. Công tác chuyên môn : - Tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn. - Công tác giảng dạy : + HS đạt điểm giỏi: lớp 11A7 – 7 HS, 11A10 – 9 HS, 12A1 – 6 HS, 12A2- 10 HS, 12A4 – 8 HS + HS đạt điểm trên 5:11A7 – 43/44 HS, 11A10 - 42/43 HS, 12A1- 40/41 HS, 12A2 - 45/45 HS, 12A4 - Có đổi mới trong phương pháp giáo dục: Viết và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm: Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. + Nội dung: Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho HS phát hiện và bàn luận về vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm văn chương từ đó thấy văn học gần gũi, gắn liền với đời sống, nhận ra những giá trị giáo dục lớn lao của văn học, thêm yêu mến môn văn và có tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách bản thân. + Phạm vi áp dụng : Học sinh mọi lớp thuộc các khối học 10, 11, 12. + Sáng kiến trên được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá loại : Giỏi. 2. Công tác chủ nhiệm: Lớp chủ nhiệm 11A10 có tiến bộ nhiều so với năm học trước: + Về học tập : có 1 HS đạt danh hiệu Học sinh Giỏi cấp trường ( 1 giải khuyến khích môn Hóa học); 1 HS Giỏi toàn diện, 30 HS tiên tiến, 11 HS xếp
  20. loại học lực trung bình và không có HS xếp loại học lực yếu, kém. + Về thi đua, hoạt động phong trào : Lớp tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động, cuộc thi do đoàn trường tổ chức: đạt giải Khuyến khích cuộc thi Tiếng hát dưới mái trường Trấn Biên; tham gia các hoạt động chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; tham gia cuộc thi nấu ăn và cắm hoa chào mừng Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 ; giới thiệu và kết nạp 30 đoàn viên mới ; là tập thể năng động , đoàn kết; có Chi hội Cha mẹ học sinh tích cực, vững mạnh với nhiều hoạt động khuyến học , … + Về xếp loại hạnh kiểm : Duy trì sĩ số lớp từ đầu năm học đến kết thúc năm học 42/42 HS. Học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt 38 em, HS xếp loại hạnh kiểm khá 4 em, không có HS xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu, kém. 3. Tích cực tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. 4. Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 5. Được tập thể sư phạm bình chọn, đánh giá là giáo viên xuất sắc. III. Kết quả khen thưởng : - Đạt danh hiệu Lao động tiến tiến trong bốn năm liên tục. - Được Giấy khen của Sở GD– ĐT Đồng Nai số 519/QĐKT năm học 2009 - 2010. - Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2010 – 2011. Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2012 Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét và xác nhận. Lữ Thị Nhung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2