Sáng kiến<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP TÌM NHIỀU CÁCH GIẢI<br />
CỦA MỘT BÀI TOÁN<br />
<br />
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
<br />
Trong quá trình dạy toán nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói <br />
riêng, mỗi giáo viên phải luôn cố gắng phấn đấu không ngừng tìm tòi nghiên <br />
cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy mới nhất, hiệu quả nhất. Hướng <br />
dẫn giảng dạy như thế nào để phát huy được tư duy sáng tạo một cách tích <br />
cực và linh hoạt của học sinh, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng <br />
đã có vào các tình huống khác nhau, không chỉ dừng lại một cách giải ở một <br />
bài toán mà phải có nhiều cách giải và có càng nhiều thì càng khắc sâu được <br />
kiến thức cho các em, giúp các em hiểu được mình đã tự làm chủ kiến thức <br />
toán học, biến những kiến thức thầy cô dạy thành những kiến thức của mình.<br />
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:<br />
- Thường trong hướng dẫn giải các bài toán giáo viên mới chỉ <br />
dừng lại ở 1 hay 2 cách giải và chưa khuyến khích học sinh gợi <br />
ra cách giảI hay.<br />
- Mặt khác học sinh không tích cực tư duy sáng tạo để tìm nhiều <br />
cách giải khác nhau, từ đó tìm ra con đừơng ngắn nhất, cách <br />
giải hay nhất.<br />
- Khi trình bày bài giải, học sinh hay dập khuôn máy móc. Chính <br />
vì vậy khi gặp dạng toán khác học sinh có thể không giảI được.<br />
Với những suy nghĩ đó cùng với thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng : <br />
Phương pháp tìm nhiều cách giải của một bài toán là việc làm hết sức <br />
quan trọng giúp nâng cao chất lượng của học sinh.<br />
<br />
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
<br />
<br />
Đứng trước một bài toán học sinh có thể chỉ tìm ra một cách giải theo <br />
mẫu nội dung của ngày học hôm đó. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh <br />
nhiều cách tư duy đối với một bài toán, dạng toán giúp các em biết vận dụng <br />
linh hoạt những kiến thức đã học, biết phân tích, tổng hợp sáng tạo một vấn <br />
đề theo chiều hướng khác nhau. Từ đó các em sẽ thấy hứng thú học toán hơn <br />
và thấy rằng học toán thật không khô khan chút nào.<br />
Ví dụ 1: Cho bài toán:<br />
Năm người, mỗi người mua 4 thếp giấy, phải trả số tiền là 18000 <br />
đồng. Nếu 10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy thì số tiền phảI trả là bao <br />
nhiêu?<br />
Trước hết yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và xác định dạng toán và <br />
phương pháp giải như thế nào. Bước mấu chốt để giải bài toán này là gì? Đó <br />
chính là bước rút về đơn vị( tìm giá tiền mua một thếp giấy). Nếu xác định <br />
được rõ thì các bước còn lại sẽ thật đơn giản.<br />
Phương pháp tìm nhiều cách giải của bài toán trên được thực hiện qua <br />
các bước sau:<br />
1. Trước tiên tìm một cách giải( gọi là cách 1)<br />
Lời giải của cách 1:<br />
Tổng số thếp giấy của 5 người mua là:<br />
4 X 5 = 20 (thếp)<br />
Giá tiền mỗi thếp giấy là:<br />
18000 : 20 = 900 (đồng)<br />
Tổng số thếp giấy 10 người mua là:<br />
12 x 10 = 120 (thếp)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
900 x 120 = 108000 (đồng)<br />
Đáp số: 108000 đồng<br />
<br />
2/ Hướng dẫn phát triển tư duy các cách giảI khác nhau bằng cách lập <br />
biểu thức và biến đổi biểu thức từ cách giảI 1: <br />
Bước 1: Lập biểu thức:<br />
Từ kết quả cuối cùng của bài toán đã được giảI ở cách 1, tôI hướng <br />
dẫn học sinh lập biểu thức chứa các giá trị đã cho. Biểu thức này được lập <br />
bằng cách thay các giá trị trong biểu thức cuối cùng của đáp số bởi biểu thức <br />
đã có trước đó ở trong lời giải của cách 1.<br />
Cụ thể:<br />
Trong lời giải cách 1, biểu thức cuối cùng của đáp số là: 900 x 120<br />
+, Giá trị 900 ta thay bởi biểu thức: 18000 : 20<br />
+, Giá trị 120 ta thay bởi biểu thức 12 x 10<br />
+, Ta lại thay giá trị 20 trong biểu thức 18000 : 20 bởi biểu thức 4 x 5.<br />
Sau khi thay ta có biểu thức chứa các giá trị đã cho ở bài toán của đáp số <br />
(gọi là biểu thức đáp số) là : 18000 : (4 x 5) x (12 x 10).(*)<br />
Các giá trị trong biểu thức này chứa và chỉ chứa các giá trị đã cho trong <br />
bài toán.<br />
Như vậy, tôI đã giúp học sinh tư duy và tìm ra một biểu thức mới bao <br />
gồm bốn phép tính của cách giảI 1. TôI tiếp tục giúp học sinh tư duy các cách <br />
giảI tiếp theo bằng cách biến đổi biểu thức này.<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 2: Biến đổi biểu thức đáp số.<br />
Tôi gợi ý cho học sinh bằng câu hỏi: Em nên thêm dấu ngoặc nào vào vị trí <br />
nào trong biểu thức (*) để chúng ta thực hiện được cách thực hiện <br />
khác. Học sinh có thể nêu cách làm như sau:<br />
<br />
Kết quả 2: 18000 : (4 x 5) x 12 x 10<br />
Từ kết quả này, tôI yêu cầu học sinh nêu cách thực hịên từng phép tính theo <br />
thứ tự.<br />
Bước 3: Đặt câu hỏi cho từng phép tính (hoặc từng cặp phép tính gộp) <br />
của mỗi kết quả ở bước 2 ta được lời giải tương ứng.<br />
Căn cứ vào yêu cầu bài toán và thứ tự thực hiện phép tính, tôI yêu cầu học <br />
sinh đặt lời giảI cho từng phép tính hoặc từng cặp phép tính ở bước 2<br />
Cụ thể:<br />
Đối với kết quả 2: 18000 : (4 x 5) x 12 x 10<br />
Tổng số thếp giấy 5 người mua là:<br />
4 x 5 = 20 (thếp)<br />
Giá tiền mua mỗi thếp giẩy là:<br />
18000 : 20 = 900 (đồng)<br />
Số tiền mua 12 thếp giấy là:<br />
900 x 12 = 10800 (đồng)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
10800 x 10 = 108000 (đồng)<br />
Sau đó tôI cho học sinh kết quả với cách 1 và rút ra kết luận:<br />
Đó chính là cách giải thứ 2 của bài toán này.<br />
Hướng dẫn tương tự tôi giúp học sinh tìm được cách giải thứ ba, tư, <br />
năm, sáu, bảy, tám. Cụ thể:<br />
Cách 3: Đối với kết quả 3: (18000 : 5) : 4 x 12 x 10<br />
Số tiền mua 4 thếp giấy là:<br />
18000 : 5 = 3600 (đồng)<br />
Số tiền mua mỗi thếp giấy là:<br />
3600 : 4 = 900 (đồng)<br />
Số tiền mua 12 thếp giấy là:<br />
900 x 12 = 10800 (đồng)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
10800 x 10 = 108000 (đồng)<br />
Cách 4: Đối với kết quả 4: : (18000 : 5) x (12 : 4) x 10<br />
Mỗi người mua 4 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
18000 : 5 = 3600 (đồng)<br />
Mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
3600 x (12 : 4) = 10800 (đồng)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
10800 x 10 = 108000 (đồng)<br />
Cách 5: Đối với kết quả 5: (18000 : 4 ) x 12 : 5 x 10<br />
5 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
(18000 : 4) x 12 = 54000 (đồng)<br />
Mỗi người trong 5 người phảI trả số tiền là:<br />
54000 : 5 = 10800 (đồng)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
10800 x 10 = 108000 (đồng)<br />
Cách 6: Đối với kết quả 6: : (18000 : 4) x (10 : 5) x 12<br />
5 người mỗi người muamột thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
18000 : 4 = 4500 (đồng)<br />
10 người mỗi người mua 1 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
4500 x (10 : 5) = 9000 (đồng)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
9000 x 12 = 108000 (đồng)<br />
Cách 7: Đối với kq 7: (18000 : 5) x 10 x (12 : 4)<br />
10 người, mỗi người mua 4 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
(18000 : 5) x 10 = 36000 (đồng)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là<br />
36000 x ( 12 : 4) = 108000 (đồng)<br />
Cách 8: Đối với kq 8: 18000 x (12 : 4) x (10 : 5) <br />
5 người, mỗi người mua12 thếp giấy phải trả số tiền:<br />
18000 x (12 : 4) = 54000 (đồng)<br />
10 người, mỗi người mua 12 thếp giấy phải trả số tiền là:<br />
54000 x (10 : 5 ) = 108000 (đồng)<br />
<br />
*Nhận xét:<br />
<br />
Trên đây tôi giới thiệu 8 dạng biến đổi của biểu thức đáp số và tìm <br />
ra tám cách giảI của bài toán. Sau đó tôI hướng dẫn các em chọn cách giảI <br />
dễ hiểu nhất.<br />
Bài toán còn có thể tìm thêm một số dạng nữa để có thêm một số <br />
cách giải khác. Ở bài toán này biểu thức chứa giá trị đã cho của đáp số chỉ có <br />
2 phép tính nhân, chia nên trong biến đổi ta cũng nhận được những biểu thức <br />
có 2 loại phép tính đó. Đặc biệt số lần thực hiện phép tính là không đổi <br />
(luôn là 4) trong các dạng biến đổi đáp số của bài toán đã nêu (ta có nhận xét <br />
tương tự với 2 loại phép tính cộng, trừ). Do vậy mỗi cách 1, 2, 3 có 4 câu <br />
giải, các cách còn lại có 3 hoặc 2 câu giải là do ta đặt câu giải cho một hoặc <br />
hai phép tính gộp. Nếu để ý sẽ thấy: trong tất cả các cách giải, câu giải cuối <br />
cùng là như nhau.<br />
Không phải mỗi dạng biến đổi (trung gian) của biểu thức đáp số ta <br />
đều có lời giải (tức là đặt được câu giải cho từng phép tính hoặc từng cặp <br />
phép tính gộp), có những bài toán không phải dễ.<br />
Để học sinh thấy được tác dụng và làm quen với phương pháp này, tôi <br />
đưa ra tiếp ví dụ:<br />
<br />
Ví dụ 2:<br />
Có 64 chai loại 0,75 lít, mỗi chai chứa 0,75 lít dầu hoả. Mỗi lít nặng <br />
0,76 kg, mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg. Hỏi 64 chai dầu hoả cân nặng bao nhiêu?<br />
<br />
1, Lời giải cách 1:<br />
Khối lượng dầu hoả trong mỗi chai là:<br />
0,76 x 0,75 = 0,57 (kg)<br />
Khối lượng của mỗi chai dầu hoả:<br />
0,57 + 0,25 = 0,82 (kg)<br />
Khối lượng của 64 chai dầu hoả:<br />
0,82 x 64 = 52,48 (kg)<br />
2, Biểu thức của đáp số:<br />
( 0,76 x 0,75 + 0,25 ) x 64 (Kết quả 1)<br />
= 0,76 x 0,75 x 64 + 0,25 x 64 ( KQ 2)<br />
= 0,76 x (64 x 0,75) + 0,25 x 64 ( KQ 3)<br />
<br />
3, Các cách giải khác:<br />
Cách 2: Đối với kết quả 2: 0,76 x 0,75 x 64 + 0,25 x 64 <br />
Khối lượng dầu hoả trong 64 chai là:<br />
0,76 x0,75 = 36,48 (kg)<br />
Khối lượng của 64 vỏ chai là:<br />
0,25 x 64 = 16 (kg)<br />
Khối lượng của 64 chai dầu hoả là:<br />
36,48 + 16 = 52,48 (kg)<br />
<br />
Cách 3: Đối với kết quả 3: 0,76 x (64 x 0,75) + 0,25 x 64 <br />
Số dầu có trong 64 chai là:<br />
0,75 x 64 = 48 (lít)<br />
Khối lượng dầu hoả trong 64 chai là<br />
0,76 x48 = 36,48 (kg)<br />
Khối lượng của 64 vỏ chai là:<br />
0,25 x 64 = 16 (kg)<br />
Khối lượng của 64 chai dầu hoả là:<br />
36,48 + 16 = 52,48 (kg)<br />
<br />
Ngoài 2 ví dụ trên còn có rất nhiều bài toán áp dụng được phương pháp giải <br />
này.<br />
<br />
III/ KẾT LUẬN.<br />
Trên đây là “Phương pháp tìm nhiều cách giải của một bài toán” <br />
tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy và kết quả đạt được cũng tương <br />
đối khả quan, giúp học sinh say mê, hứng thú, chịu khó nghiên cứu tìm tòi <br />
nhiều cách giải hay của một bài toán. Trong giảng dạy, tôi luôn coi học sinh <br />
là trung tâm, tổ chức và hướng dẫn học sinh trong khi tóm tắt bài toán, <br />
hướng dẫn học sinh phân tích bài toán để tìm ra cách giải, giúp học sinh có <br />
suy nghĩ độc lập, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có lòng tự tin, tự tạo trong <br />
làm bài.<br />
Đây là một chút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy mà tôi tích luỹ, <br />
học hỏi được. Tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các đồng chí lãnh <br />
đạo và bạn bè đồng nghiệp.<br />
Tôi xin chân thành cám ơn!<br />
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Điệp Nông, ngày 20 tháng 5 năm <br />
2009<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thanh Kiềm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />